Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp giáo dục văn hóa học tập cho học sinh trường thpt việt lâm – tỉnh hà g...

Tài liệu Biện pháp giáo dục văn hóa học tập cho học sinh trường thpt việt lâm – tỉnh hà giang

.PDF
101
148
50

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN QUANG NGỌC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT VIỆT LÂM TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thái Nguyên – Năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN QUANG NGỌC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT VIỆT LÂM TỈNH HÀ GIANG Chuyên ngành: Giáo dục học Mã số: 60.14.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nông Khánh Bằng Thái Nguyên – Năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của thày T.S. Nông Khánh Bằng, người trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu để em hoàn thành luận văn này. Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới các thày cô giáo khoa Tâm lý giáo dục, các thày cô giáo đã trực tiếp, tận tình giảng dạy, hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thày cô giáo và các em học sinh trường THPT Việt Lâm - Tỉnh Hà Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, thu thập số liệu của mình. Xin gửi lời cảm ơn tới các bạn bè luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành luận văn này. Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn này chắc chắn còn nhiều điều thiếu xót tác giả kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thày cô giáo, các chuyên gia, các bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn. Thái nguyên, ngày 08 tháng 08 năm 2011 Tác giả Nguyễn Quang Ngọc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................1 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ..................................8 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề. .......................................................8 1.2. Một số khái niệm cơ bản.........................................................................10 1.2.1.Khái niệm văn hóa.............................................................................10 1.2.2. Văn hóa nhà trƣờng ..........................................................................13 1.2.3. Khái niệm văn hoá học tập ...............................................................17 1.2.4. Biện pháp giáo dục văn hóa học tập.................................................21 1.3. Một số vấn đề về giáo dục văn hóa học tập cho học sinh THPT hiện nay ....22 1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT .......................................22 1.3.2. Hoạt động học tập của học sinh THPT ............................................25 1.3.3. Giáo dục và văn hóa .........................................................................26 1.3.4. Vai trò của VHHT nói chung và VHNN nói riêng đối với việc nâng cao chất lƣợng giáo dục THPT ..........................................................28 1.3.5. Nội dung giáo dục VHHT cho học sinh THPT ................................29 1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới VHHT, VHNN và quá trình giáo dục VHHT, VHNN cho học sinh THPT ..............................................................29 TIỂU KẾT CHƢƠNG I ....................................................................................32 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VĂN HOÁ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT VIỆT LÂM - TỈNH HÀ GIANG .....34 2.1. Khái quát về trƣờng THPT Việt Lâm – tỉnh Hà Giang ..........................34 2.1.2. Mục tiêu, nội dung khảo sát .............................................................38 2.1.3. Phƣơng pháp khảo sát và cách xử lý số liệu ....................................38 2.2. Thực trạng nhận thức về giáo dục văn hóa học tập nói chung và văn hóa nề nếp nói riêng cho học sinh trƣờng THPT Việt Lâm tỉnh Hà Giang ..39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.3. Thực trạng giáo dục văn hóa học tập nói chung và văn hóa nề nếp nói riêng cho học sinh trƣờng THPT Việt Lâm tỉnh Hà Giang .....................48 2.3.1. Thực trạng các biểu hiện đặc trƣng về văn hóa nề nếp của học sinh ở trƣờng THPT Việt Lâm tỉnh Hà Giang ...........................................48 2.3.2. Thực trạng các biện pháp và hình thức giáo dục VHHT, VHNN cho học sinh THPT Việt Lâm tỉnh Hà Giang .............................................53 2.3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc giáo dục VHHT, VHNN cho học sinh trƣờng THPT Việt Lâm tỉnh Hà Giang ..............................................60 TIỂU KẾT CHƢƠNG II ...................................................................................64 CHƢƠNG III: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC VĂN HOÁ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT VIỆT LÂM TỈNH HÀ GIANG ..................65 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp. .........................................................65 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu của quá trình giáo dục ..............65 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm .................65 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống giá trị đƣợc gìn giữ và phát triển ở đối tƣợng giáo dục ..........................................................................66 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo xây dựng và phát triển phải đi đôi với xoá bỏ ngăn chặn các tiêu cực ảnh hƣởng đến nhà trƣờng ...............................67 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo phát huy vai trò của giáo viên và của học sinh .......67 3.2. Một số biện pháp giáo dục VHHT cho học sinh trƣờng THPT Việt Lâm tỉnh Hà Giang ........................................................................................68 3.2.1. Xây dựng cảnh quan môi trƣờng lớp học, trƣờng học sạch đẹp kết hợp với xây dựng cơ sở vật chất của nhà trƣờng .................................68 3.2.2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và học sinh về công tác giáo dục VHHT cho học sinh. .........................................70 3.2.3. Bồi dƣỡng năng lực cho giáo viên trong công tác giáo dục VHHT cho học sinh....................................................................................70 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.2.4. Đổi mới phƣơng thức, hình thức tổ chức giáo dục VHHT cho học sinh ......................................................................................................71 3.2.5. Đẩy mạnh vai trò của đoàn thanh niên và các tổ chức trong các hoạt động giáo dục VHHT cho học sinh ....................................................73 3.2.6. Thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá quá trình giáo dục VHHT cho học sinh.......................................................................................................74 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................75 3.4. Khảo nghiệm các biện pháp sƣ phạm đƣợc đề xuất ...............................76 3.4.1.Mục đích khảo nghiệm ......................................................................76 3.4.2.Khách thể khảo nghiệm .....................................................................76 3.4.3. Nội dung khảo nghiệm .....................................................................77 3.4.4. Phƣơng pháp khảo nghiệm ...............................................................77 3.4.5. Kết quả khảo nghiệm.......................................................................77 TIỂU KẾT CHƢƠNG III..................................................................................78 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................79 1. Kết luận chung ...........................................................................................79 2. Khuyến nghị ...............................................................................................80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................82 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Con ngƣời vừa là mục tiêu, vừa là nguồn lực đối với sự phát triển của xã hội. Đảng và nhà nƣớc ta luôn coi trọng vấn đề phát triển con ngƣời, coi con ngƣời là nguồn lực hàng đầu của đất nƣớc, lịch sử phát triển của loài ngƣời đã gắn liền với giáo dục và đào tạo là một nhu cầu không thể thiếu đƣợc của xã hội loài ngƣời. Ngày nay tất cả các nƣớc trên thế thới đều nhận thức rằng giáo dục là điều kiện tiên quyết để xây dựng và phát triển đất nƣớc, để thực hiện công bằng, bình đẳng, dân chủ, văn minh, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc giáo dục là chìa khóa dẫn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Con ngƣời đƣợc giáo dục và phát triển toàn diện vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển bền vững của xã hội. Giáo dục và đào tạo phải có một bƣớc chuyển mình nhanh chóng cả về chất lƣợng và hiệu quả đào tạo, về số lƣợng và quy mô đào tạo nhất là chất lƣợng dạy học trong các nhà trƣờng đáp ứng đƣợc yêu cầu mới của đất nƣớc, để thực hiện nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc. Bƣớc vào thế kỷ XXI loài ngƣời đã và đang chuyển sang một giai đoạn phát triển mới với sự phát triển vƣợt bậc của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã giúp cho loài ngƣời sáng tạo ra một lƣợng của cải vật chất đạt đƣợc gấp hàng trăm lần so với trƣớc đây, bên cạnh đó nền kinh tế tri thức hình thành, phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ nhƣ vũ bão sẽ đặt ra những thách thức lớn lao đối với mỗi dân tộc và mỗi quốc gia. Chính vì vậy, nghị quyết lần thứ 02 của Ban chấp hành trung ƣơng Đảng khóa VIII cũng đã nhấn mạnh “ Muốn tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc thắng lợi phải phát huy nguồn nhân lực con ngƣời, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Để sống và tồn tại cùng với thế giới hiện đại, sánh vai với các nƣớc phát triển, các quốc gia đều phải xây dựng cho mình một kho tàng về trí tuệ đồ sộ, phong phú, phải có nguồn nhân lực chất lƣợng cao, phải có đội ngũ lao động trí thức thích ứng cao với thế giới công nghệ hiện đại. Muốn vậy mỗi cá nhân trong xã hội phải lấy sự học làm lẽ sống của mình. Phải đƣợc giáo dục thƣờng xuyên, đào tạo liên tục, học tập suốt đời. Chất lƣợng giáo dục, đặc biệt là chất lƣợng dạy và học luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình giáo dục và đào tạo ở các nhà trƣờng trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục và dạy học, đó là nhiệm vụ cơ bản và là nhiệm vụ đầu tiên của các nhà trƣờng. Đây là điều kiện hết sức quan trọng để giúp cho các nhà trƣờng tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, hiện nay chất lƣợng giáo dục và hiệu quả giáo dục ở các trƣờng trung học phổ thông (THPT) ở Việt Nam vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội. Đứng trƣớc thực trạng đó Đảng và Nhà nƣớc ta đã đổi mới tƣ duy, đổi mới về cách nghĩ, đổi mới về cách làm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo mà trƣớc tiên là chất lƣợng học tập của các nhà trƣờng THPT. Văn hóa học tập (VHHT) trong những năm gần đây đƣợc đề cập tới nhiều. Đặc biệt là ở thời kì đổi mới, VHHT ở nhà trƣờng đã đƣợc các nhà nghiên cứu giáo dục coi là một yếu tố cơ bản của cơ chế phát triển đối với từng nhà trƣờng. Nó là nền tảng và định hƣớng cho sự phát triển của nhà trƣờng, là động lực quan trọng để thực hiện đổi mới giáo dục ở từng nhà trƣờng. VHHT nó đƣợc thể hiện ở mọi góc độ của nhà trƣờng bao gồm phong cách học tập của giáo viên, của học sinh, môi trƣờng sƣ phạm, truyền thống…v.v. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Vấn đề xây dựng và giáo dục VHHT cho ngƣời học đang trở thành nhiệm vụ cấp bách. VHHT đang trở thành hành động thực tiễn trong quá trình phát triển ở tất cả các mặt, các phƣơng diện của đời sống xã hội. Văn hóa học tập trong các nhà trƣờng đặc biệt là ở nhà trƣờng phổ thông sẽ tạo động lực cho hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh hình thành và phát triển nhân cách nhằm đáp ứng đƣợc những yêu cầu của xã hội. VHHT trong nhà trƣờng có ảnh hƣởng vô cùng to lớn tới chất lƣợng học tập và giáo dục của nhà trƣờng. Tuy nhiên, từ trƣớc tới nay chƣa có nhiều công trình nghiên cứu một cách đầy đủ và khoa học về VHHT, đặc biệt là VHHT của học sinh ở các trƣờng THPT. Trƣờng THPT Việt Lâm tỉnh Hà Giang đƣợc thành lập từ năm 2000. Là một trƣờng miền núi nên công tác dạy học và giáo dục, trƣờng Việt Lâm có những khó khăn đặc thù riêng. Học sinh đa số là ngƣời dân tộc ở vùng sâu, vùng xa phải trọ học, các em còn non nớt đã phải sống xa gia đình, cha mẹ, tự chăm sóc bản thân mình nên không tránh khỏi những cám dỗ của đời sống xã hội, nhiều em đã vấp ngã nhƣ mải chơi, bỏ bê việc học tập, nghiện ma túy, cờ bạc…, còn nhiều biểu hiện thiếu nề nếp văn hoá trong học tập nhƣ: Nghỉ học nhiều, đi muộn về sớm, kết quả học tập kém, không mặc đồng phục, xả rác bừa bãi ra khuân viên nhà trƣờng, lớp học....Từ những biểu hiện trên chúng ta cần phải hình thành văn hoá nề nếp cho học sinh. Đi đôi với chất lƣợng và hiệu quả học tập, công tác xây dựng nề nếp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của giáo viên. Thực tế, nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáo dục và dạy học trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên việc hình thành cho các em nề nếp tốt là một điều khó thực hiện đối với giáo viên. Với tình hình xã hội hiện nay, một số giáo viên đến trƣờng chỉ quan tâm đến việc dạy, chƣa thực sự quan tâm đến việc hình thành văn hóa nề nếp cho học sinh. Vậy để hình thành văn hóa nề nếp cho học sinh trƣớc tiên ngƣời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 giáo viên phải là tấm gƣơng sáng cho học sinh noi theo, thày cô giáo không chỉ dạy chữ mà còn dạy ngƣời sao cho các em trở thành những ngƣời có ích cho xã hội, có nếp sống văn minh, hiện đại. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Biện pháp giáo dục văn hóa học tập cho học sinh trƣờng THPT Việt Lâm – Tỉnh Hà Giang ” 2. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, thực trạng văn hóa học tập của học sinh trƣờng THPT Việt Lâm – Tỉnh Hà Giang chúng tôi đề xuất một số biện pháp giáo dục văn hoá học tập cho học sinh THPT có tính khả thi, phù hợp với thực tế nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Qúa trình giáo dục văn hóa học tập ở trƣờng trung học phổ thông 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Biện pháp giáo dục văn hóa học tập cho học sinh trƣờng THPT Việt Lâm Tỉnh Hà Giang 4. Giả thuyết khoa học Giáo dục văn hóa học tập cho học sinh THPT có ý nghĩa vô cùng quan trọng song trên thực tế công tác này vẫn còn nhiều bất cập. Nếu nghiên cứu và xây dựng đƣợc những biện pháp giáo dục văn hóa học tập phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh, với mục tiêu giáo dục và điều kiện thực tế của nhà trƣờng THPT sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu lý luận về giáo dục văn hóa học tập cho học sinh ở trƣờng THPT 5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng giáo dục văn hóa học tập cho học sinh trƣờng THPT Việt Lâm – Tỉnh Hà Giang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 5.3. Đề xuất một số biện pháp giáo dục văn hóa học tập cho học sinh trƣờng THPT Việt Lâm – Tỉnh Hà Giang 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu biện pháp giáo dục văn hóa học tập cho học sinh THPT, trong đó chú trọng nghiên cứu văn hóa nề nếp của học sinh trƣờng THPT Việt Lâm tỉnh Hà Giang. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phƣơng pháp luận Tiếp cận vấn đề nghiên cứu dựa trên quan điểm lý luận văn hóa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và từ những chủ trƣơng chính sách phát triển văn hóa giáo dục của Đảng, Nhà nƣớc. Nghiên cứu thực tế hoạt động xây dựng, giáo dục văn hóa học tập cho học sinh trƣờng THPT Việt Lâm trên quan điểm hệ thống, quan điểm phát triển, quan điểm tâm lý học hoạt động – nhân cách, quan điểm thực tiễn. 7.2. Các phƣơng pháp cụ thể 7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu (phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa), các văn bản, tài liệu thể hiện quan điểm, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, những công trình khoa học về văn hóa học tập trong và ngoài nƣớc để hình thành cơ sở lý luận của đề tài. 7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp quan sát Tiếp cận, quan sát tổng thể, theo dõi những biểu hiện trong quá trình giáo dục văn hóa học tập cho học sinh, phát hiện yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình đó. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 7.2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Tìm hiểu thực trạng về giáo dục văn hóa học tập cho học sinh trƣờng THPT Việt Lâm và các yếu tố có liên quan, thu thập thông tin về tính khả thi của các biện pháp đƣợc đề xuất nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo. 7.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu và sản phẩm hoạt động Thông qua các tài liệu lƣu trữ, báo cáo tổng kết của trƣờng THPT Việt Lâm, sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Hà Giang, đi sâu tìm hiểu quá trình tổ chức hoạt động giáo dục văn hóa học tập cho học sinh nhằm tổng kết kinh nghiệm để rút ra các nhận định khoa học. 7.2.2.4. Phương pháp đàm thoại Tiến hành trò chuyện, trao đổi trực tiếp với một số khách thể có uy tín và kinh nghiệm trong công tác quản lý nhằm thu thập thêm thông tin cho việc nghiên cứu. 7.2.2.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Lấy ý kiến của chuyên gia về công tác quản lý giáo dục đào tạo nói chung và các biện pháp giáo dục văn hóa học tập cho học sinh THPT nói riêng. 7.2.2.6. Phương pháp thống kê toán học Xử lý và phân tích các số liệu, kết quả điều tra, đồng thời để xác định mức độ tin cậy của việc điều tra và kết quả nghiên cứu. 8. Những đóng góp của luận văn Luận văn có những đóng góp cơ bản sau: - Hệ thống hóa những lý luận và phƣơng pháp làm sáng tỏ về văn hóa học tập, văn hóa nề nếp và những biểu hiện cơ bản của nó. - Đề xuất một số biện pháp giáo dục mang tính khả thi để giáo dục văn hóa học tập, văn hóa nề nếp để áp dụng trong các nhà trƣờng phổ thông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 - Xác định đƣợc các công cụ để đo lƣờng, đánh giá thực trạng giáo dục văn hóa học tập cho học sinh. 9. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm 3 phần - Phần mở đầu. - Phần nội dung: Gồm 3 chƣơng Chƣơng I: Cơ sở lý luận của giáo dục văn hóa học tập cho học sinh THPT. Chƣơng II: Thực trạng giáo dục văn hóa học tập cho học sinh trƣờng THPT Việt Lâm tỉnh Hà Giang. Chƣơng III: Biện pháp giáo dục văn hóa học tập cho học sinh trƣờng THPT Việt Lâm tỉnh Hà Giang. - Phần kết luận và kiến nghị - Danh mục và tài liệu tham khảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề. Nghiên cứu về văn hóa nhà trƣờng nói chung và nghiên cứu về VHHT nói riêng đây không phải là một vấn đề mới mà vấn đề này đã đƣợc nhiều nhà khoa học giáo dục quan tâm tới. Ở nƣớc ngoài ngƣời ta quan tâm nhiều tới lĩnh vực văn hóa, văn hóa tổ chức, văn hóa nhà trƣờng … Trong đó có những công trình nghiên cứu tiêu biểu của một số tác giả: Michel, A. Drancis, Joseph, Kentd, Pesterson…v.v. Theo Ferrando, văn hoá là mọi thứ mà ngƣời ta có, nghĩ và làm với tƣ cách là một thành viên của một xã hội. Các tác giả theo xu hƣớng này đa phần là những nhà nghiên cứu văn hoá hành vi thuộc các chuyên ngành khác nhau nhƣ giao tiếp, dụng học, dân tộc học, nhân học... Họ nhấn mạnh vào tính động của văn hoá, vào cách thức, kĩ năng, cơ chế..., hành xử của con ngƣời. Williams lại khẳng định: Văn hoá là đời thƣờng, ông đã làm rõ hơn nhận định này khi cho rằng: Văn hoá là toàn bộ cách thức sống của một dân tộc nhất định. Riddell (1989) cho rằng văn hoá bao gồm tất cả các khía cạnh của đời sống con ngƣời đƣợc các thành viên của một xã hội thụ đắc và chia sẻ. Tuy nhiên, cũng với việc nhấn mạnh vào tính bản sắc của văn hoá, UNESCO đã đƣa ra đƣợc các định nghĩa thỏa đáng xét theo cả các yếu tố cấu thành: Văn hoá là tổng thể phức hợp của những đặc tính tinh thần, vật chất, trí tuệ và tình cảm nổi trội giúp xác định một xã hội hoặc nhóm xã hội. Nó không chỉ bao gồm nghệ thuật và văn chƣơng, mà còn cả cách thức sống, các quyền cơ bản của con ngƣời, các hệ thống giá trị, các truyền thống và đức tin. Văn hoá là một bộ các hệ thống tƣợng trƣng điều chỉnh hành vi và tạo khả năng cho việc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 giao tiếp qua lại của một số lớn ngƣời, cố kết họ thành một cộng đồng đặc thù và nổi bật. Vào khoảng thập niên 1960, thuật ngữ “Văn hóa tổ chức” lần đầu tiên đƣợc xuất hiện trên báo chí Mỹ, sau đó xuất hiện khái niệm “Văn hóa công ty” và khái niệm này trở nên hết sức phổ biến khi tác phẩm văn hóa công ty của Terrence Deal và Atlan Kennedy đƣợc xuất bản tại Mỹ năm 1982. Trong giáo dục, khái niệm văn hóa học đƣờng đƣợc nhiều tác giả đề cập nhƣ Kent D.Peterson: “Văn hóa học đƣờng là tập hợp các chuẩn mực, giá trị và niềm tin, các nghi lễ và nghi thức, các biểu tƣợng và truyền thống tạo ra vẻ bề ngoài của nhà trƣờng”. Nó đƣợc xây dựng qua lịch sử tồn tại và phát triển của nhà trƣờng. Paul E.Heckman (1993) cho rằng văn hóa học đƣờng nằm trong niềm tin chung của giáo viên, học sinh và ban giám hiệu. Stephen Stolp coi văn hóa học đƣờng nhƣ là “Một cấu trúc, một quá trình và bầu không khí của các giá trị và chuẩn mực dẫn dắt giáo viên và học sinh đến việc giảng dạy và học tập có hiệu quả”. Jane Turner và Carolyn Crang thì lại quan niệm: Văn hóa học đƣờng bao gồm các giá trị, biểu tƣợng, niềm tin và sự chia sẻ các quan niệm của cha mẹ, học sinh, giáo viên và các thành viên có liên quan nhƣ là một nhóm hay cộng đồng. Các chất liệu của văn hóa bao gồm các phong tục, truyền thống của nhà trƣờng, lịch sử nhà trƣờng, thói quen, chuẩn mực và những mong đợi, những giá trị chung và những lễ nghi…v.v. PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình cho rằng: - Văn hóa nhà trƣờng ảnh hƣởng đến cách nghĩ, cảm nhận và hành động của các thành viên. - Văn hóa học đƣờng nâng cao hoặc cản trở việc nâng cao trình độ nghề nghiệp của giáo viên. Nó điều chỉnh thái độ của giáo viên đối với công việc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 - Văn hóa học đƣờng lành mạnh làm tăng động cơ và kết quả học tập của học sinh. Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Đản, văn hóa học đƣờng là một hệ thống các giá trị đƣợc xây dựng thành các chuẩn mực, đƣợc các chủ thể tiếp nhận, thể hiện qua thái độ hành vi ứng xử trong các mối quan hệ ở một nhà trƣờng. VHHT là một khái niệm mới đƣợc đề cập những năm gần đây. Các nhà giáo dục, các nhà nghiên cứu mới chỉ đề cập tới một số biểu hiện, một số thành tố của VHHT nhƣ: Văn hóa nề nếp; Văn hóa chia sẻ trong học tập; Môi trƣờng sƣ phạm; Truyền thống nhà trƣờng…v.v. Hầu nhƣ chƣa có một công trình nào đề cập sâu tới nội hàm của VHHT một cách đầy đủ, khoa học và hệ thống. Từ sự phân tích trên, chúng tôi nhận thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu VHHT và vai trò của VHHT đối với việc nâng cao chất lƣợng giáo dục van đào tạo ở các trƣờng THPT hiện nay. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1.Khái niệm văn hóa PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: Văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần đƣợc hình thành, lƣu truyền và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội của mình. VH là sảm phẩm của loài ngƣời, VH đƣợc tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con ngƣời với xã hội. Song chính VH lại tham gia vào việc tạo nên con ngƣời, và duy trì sự bền vững trật tự xã hội.VH đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. VH đƣợc tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tƣơng tác xã hội của con ngƣời, VH là trình độ phát triển của con ngƣời của xã hội đƣợc biểu hiện trong các kiểu vá hình thức tổ chức đời sống và hành động của con ngƣời cũng nhƣ trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con ngƣời tạo ra. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 * Các loại hình văn hoá Bao gồm Văn hóa tinh thần và Văn hóa vật chất Văn hóa tinh thần (còn gọi là VH phi vật chất) Là những ý niệm, tín ngƣỡng, phong tục, tập quán, giá trị, chuẩn mực,…tạo nên một hệ thống. Hệ thống đó bị chi phối bởi trình độ của các giá trị, đôi khi có thể phân biệt một giá trị bản chất. Chính giá trị này mang lại cho VH sự thống nhất và khả năng tiến hóa nội tại của nó. VH vật chất: Ngoài các yếu tố phi vật chất nhƣ giá trị, tiêu chuẩn, …nền VH còn bao gồm tất cả những sáng tạo hữu hình của con ngƣời mà trong xã hội học gọi chung là đồ tạo tác[ 20]. Ví dụ những con đƣờng, nhà cao tầng, đền đài, phƣơng tiện giao thông, máy móc thiết bị…v.v.Những yếu tố này tạo nên văn hóa vật chất Thông qua việc phân tích các loại hình văn hóa ta thấy văn hóa có những đặc trƣng sau: - Tính hệ thống - Tính giá trị - Tính nhân sinh - Tính lịch sử Với những đặc trƣng trên đã tạo nên những chức năng của văn hóa đó là: - Tạo ra cho mỗi ngƣời có một lối sống, cách sống và một nhân cách khác nhau - Duy trì các hệ thống xã hội - Tạo nên những bản sắc khác nhau của xã hội - Chức năng giáo dục: Đây là chức năng quan trọng nhất của văn hóa. Nhƣng VH thực hiện chức năng GD không chỉ bằng những giá trị đã ổn định, mà còn cả bằng những giá trị đang hình thành. Hai loại giá trị này tạo thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 một hệ thống chuẩn mực mà con ngƣời hƣớng tới. Nhờ đó mà VH đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách con ngƣời. * Các thành phần cơ bản của văn hóa - Giá trị của văn hóa: Trong đời sống xã hội, giá trị nằm trong ý thức cá nhân và cộng đồng, có tác động tới hành vi ứng xử của con ngƣời, làm cho mỗi cá nhân có thể hội nhập vào với cộng đồng và nhóm. Theo C. Kluc kholn: “ Giá trị là quan niệm và điều mong muốn đặc trƣng hiện hay ẩn cho một cá nhân hay một nhóm và ảnh hƣởng tới việc chọn các phƣơng thức, phƣơng tiện, hoặc mục tiêu của hành động”. Giá trị là sản phẩm của tập thể và là bộ phận quan trọng hợp thành của một nền VH, các giá trị đƣợc hợp thành trong quá trình phát triển của xã hội, nên hệ thống các giá trị phát triển trong khuân khổ VH có ảnh hƣởng rất lớn đối với tiến trình của đời sống xã hội. - Chuẩn mực của văn hóa: Đƣợc hiểu là những quy định chung của xã hội, cả cộng đồng hay một nhóm hẹp, có thể công khai hay ngầm ẩn, song đƣợc mọi ngƣời chia sẻ về mặt hành vi. Đặc điểm của chuẩn mực xã hội dựa vào tính tự nguyện, vừa mang tính bắt buộc chung thông qua dƣ luận xã hội và thiết chế xã hội. Các chuẩn mực xã hội có mối quan hệ qua lại và tạo thành một hệ thống nhất định nhờ đó mà xã hội có thể vận hành đƣợc tình trạng của mình. Có thể chia chuẩn mực xã hội thành hai loại: + Chuẩn mực nhân văn, đạo đức có chức năng điều tiết quan hệ giữa các cá nhân với nhau. + Chuẩn mực chính trị và pháp lý nhằm điều tiết quan hệ giữa các nhóm. - Biểu tƣợng của văn hóa: Dƣới góc độ nhận thức biểu tƣợng là hình ảnh của sự vật lƣu lại trong đầu óc của con ngƣời, đó là cấp độ cao nhất của hình thức nhận thức trực Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 quan cảm tính và là sự khởi đầu của tƣ duy lý tính. Emily A. Schultz viết rằng “ Mọi hành động của chúng ta trong xã hội đều mang tính biểu tƣợng”. Chính vì thế mà “ Mang tính phổ biến, biểu tƣợng có khả năng cùng lúc thâm nhập vào tận bên trong cá thể xã hội. Thấu hiểu đƣợc ý nghĩa của biểu tƣợng của một cá nhân hay một dân tộc tức là đến tận cùng con ngƣời và dân tộc ấy”. - Ngôn ngữ: Jean Chevalier và cộng sự cho rằng “ Ngôn ngữ là một cấu trúc của tinh thần và xã hội. Nó là con đƣờng giao tiếp chủ yếu giữa cá nhân với cá nhân, giữa nhóm này với nhóm khác là phƣơng tiện trao đổi tinh tế nhất, nó thể hiện một tính thống nhất nào đó của toàn nhân sinh, nó là nhân tố liên kết” 1.2.2. Văn hóa nhà trường 1.2.2.1. Khái niệm văn hoá nhà trường Tác giả Hồ Hƣơng ( 5/ 2010 ) cho rằng: Văn hóa nhà trƣờng là một khái niệm mới xuất hiện trong mấy chục năm gần đây, nhƣng nội hàm của nó thì đã đƣợc đề cập đến từ lâu, trong nhiều tình huống của giáo dục và đào tạo nhất là ở thời kỳ đổi mới. VHNT đã đƣợc các nhà nghiên cứu giáo dục coi là một yếu tố rất cơ bản của cơ chế phát triển đối với từng nhà trƣờng cũng nhƣ của toàn hệ thống các trƣờng học nói chung, nó làm nền tảng và định hƣớng cho sự phát triển tiến bộ của nhà trƣờng và là một động lực quan trọng để thực hiện đổi mới giáo dục ở từng nhà trƣờng. Văn hóa nhà trƣờng là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử... đặc trƣng của một trƣờng học, tạo nên sự khác biệt với các tổ chức khác. Văn hoá nhà trƣờng liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một nhà trƣờng. Nó biểu hiện trƣớc hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lý, mục tiêu, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý... bầu không khí tâm lý. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 Thể hiện thành hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử... đƣợc xem là tốt đẹp và đƣợc mỗi ngƣời trong nhà trƣờng chấp nhận. Các giá trị và chuẩn mực này phải tƣơng đối bền vững, là phải qua trải nghiệm và thử thách của thời gian, phải biến thành niềm tin trong hành động của mọi thành viên, và trở thành biểu tƣợng trong từng mặt hoạt động của nhà trƣờng. Do đó văn hoá nhà trƣờng là sự thể hiện bản sắc tập thể, thông qua đó mà các thành viên của nhà trƣờng đƣợc kết nối với nhau để phấn đấu cho mục tiêu chung, trách nhiệm chung. Frank cho rằng : Văn hoá nhà trƣờng giống nhƣ tảng băng có phần nổi và phần chìm hay còn gọi là vô hình và hữu hình * Phần nổi: Bao gồm + Tầm nhìn, chính sách mục tiêu + Khung cảnh, cách bài trí lớp học + Lôgô, bảng hiệu,khẩu hiệu, biểu tƣợng + Đồng phục, các nghi thức, nghi lễ + Các hoạt động văn hoá của trƣờng… * Phần chìm: Bao gồm + Nhu cầu, cảm xúc, mong muốn cá nhân + Quyền lực và cách thức ảnh hƣởng + Thƣơng hiệu, các giá trị + Các quy ƣớc ngầm….. Các thành tố chủ yếu thƣờng ở dạng tiềm ẩn trong nhận thức và tình cảm của con ngƣời (thầy, trò, phụ huynh, nhân dân,...), chúng hình thành nên cấp độ vô hình của văn hoá nhà trƣờng, khó nhận ra ngay. Chính hành động của con ngƣời trong hoạt động thực tiễn dạy và học đã biến các thành tố vô hình nói trên thành các biểu tƣợng, và tạo nên cấp độ hữu hình của văn hoá nhà trƣờng. Nhìn từ phía khách quan, ngƣời ta dễ nhận ra cấp độ hữu hình của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất