Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo tốt nghiệp những chuyển biến kinh tế xã hội xã phước hòa, huyện phú gi...

Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp những chuyển biến kinh tế xã hội xã phước hòa, huyện phú giáo, tỉnh bình dương

.PDF
67
1
82

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SƢ PHẠM *********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ PHƢỚC HÒA, HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƢƠNG (2015 – 2020) Sinh viên thực hiện : NGUYỄN NGỌC NHUNG Lớp : D17LS01 Khoá : 2017 - 2021 Ngành : SƢ PHẠM LỊCH SỬ Giảng viên hƣớng dẫn : THẠC SĨ NGÔ MINH SANG Bình Dƣơng, tháng 11/2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài báo cáo về đề tài “Những chuyển biến kinh tế - xã hội xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương (2015 – 2020)” là sản phẩm khoa học do riêng cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Ngô Minh Sang. Trên cơ sở tiến hành đi khảo sát, thu thập tài liệu, hình ảnh thực tế tại xã, tôi đã chọn lọc và thu thập được những nguồn tài liệu có ích để phục vụ cho việc hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Những số liệu, tài liệu, hình ảnh được sử dụng trong bài báo cáo đều là những nguồn tài liệu có được từ các nguồn tin cậy, chính xác, đảm bảo luôn được cập nhật liên tục . Bình Dƣơng, Ngày 17 tháng 11 năm 2020 Nguyễn Ngọc Nhung i LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành được đề tài nghiên cứu của mình, trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Thủ Dầu Một, thầy cô cố vấn học tập và quý thầy cô ngành Lịch Sử, đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi học tập và làm báo cáo tại trường. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thạc sĩ Ngô Minh Sang, cảm ơn thầy trong suốt thời gian qua đã tận tình chỉ bảo và nhiệt tình hướng dẫn, góp ý để tôi có thể hoàn thành được bài báo cáo kết thúc chương trình học của mình. Ngoài ra, tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị cán bộ làm việc tại Ủy ban nhân dân xã Phước Hòa, Thư viện tỉnh Bình Dương, Thư viện trường Đại học Thủ Dầu Một… đã hỗ trợ, cung cấp và tạo cơ hội tốt nhất để tôi có thể tập hợp được những số liệu, tài liệu, hình ảnh quan trọng phục vụ cho quá trình nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành đúng thời hạn bài báo cáo của mình. Cuối cùng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, các thầy cô giáo, bạn bè đã luôn giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bài báo cáo. Bình Dƣơng, Ngày 17 tháng 11 năm 2020 Nguyễn Ngọc Nhung ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu...................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 5 5. Phƣơng pháp và kỹ thuật nghiên cứu........................................................... 6 6. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học ..................................................................... 7 7. Bố cục và nội dung nghiên cứu.................................................................... 7 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ XÃ PHƢỚC HÒA, HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƢƠNG ...................................................................................... 9 1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 9 1.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................... 9 1.1.2. Khí hậu, địa hình.............................................................................. 9 1.1.3. Điều kiện thổ nhƣỡng .................................................................... 10 1.2. Lịch sử hình thành vùng đất Phƣớc Hòa.............................................. 10 1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội..................................................................... 13 Chƣơng 2: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ PHƢỚC HÒA, HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƢƠNG (2015 – 2020) ............................................................ 17 2.1. Đảng bộ xã Phƣớc Hòa thực hiện nghị quyết phát triển kinh tế giai đoạn 2015 -2020.......................................................................................... 17 2.2. Chuyển biến kinh tế xã Phƣớc Hòa ..................................................... 19 2.2.1. Đầu tƣ cơ sở hạ tầng ...................................................................... 19 2.2.2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ............................................ 20 2.2.3. Thƣơng mại – dịch vụ .................................................................... 23 2.2.4. Nông nghiệp................................................................................... 26 2.3. Đặc điểm kinh tế xã Phƣớc Hòa giai đoạn 2015 – 2020 ..................... 30 Chƣơng 3: NHỮNG CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI XÃ PHƢỚC HÒA, HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƢƠNG (2015 – 2020) ....................................... 33 3.1. Đảng bộ xã Phƣớc Hòa thực hiện nghị quyết phát triển văn hóa – xã hội giai đoạn 2015 -2020 ............................................................................ 33 3.2. Chuyển biến xã hội .............................................................................. 34 3.2.1. Giáo dục ......................................................................................... 34 3.2.2. Y tế ................................................................................................. 36 3.2.3. Hoạt động văn hóa – thông tin....................................................... 38 3.2.4. Thể dục – thể thao.......................................................................... 40 3.2.5. Đời sống văn hóa - tinh thần.......................................................... 41 3.2.6. Đời sống vật chất ........................................................................... 42 3.2.7. Công tác an ninh trật tự xã hội....................................................... 45 3.2.8. Các tầng lớp, giai cấp trong xã hội ở xã Phƣớc Hòa ..................... 47 3.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội xã Phƣớc Hòa giai đoạn 2015 – 2020 ...... 49 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 54 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ................................................................................... 55 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm đến sự thay đổi của từng địa phƣơng trên cả nƣớc vì sự chuyển biến và phát triển của một đất nƣớc luôn gắn liền với sự phát triển của từng địa phƣơng. Mặc dù chỉ là một xã nằm ở phía Nam của huyện Phú Giáo, tuy nhiên, những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt và nghiêm chỉnh chấp hành những chủ trƣơng, chỉ thị của Đảng và Nhà nƣớc mà xã Phƣớc Hòa đã từng bƣớc có những đổi mới mang tính bƣớc ngoặt trong tất cả các lĩnh vực. Xã Phƣớc Hòa, huyện Phú Giáo đã có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ, từ một xã nông nghiệp còn kém phát triển, xã Phƣớc Hòa ngày nay đã khoát lên mình bộ mặt năng động và hiện đại hơn. Trong những năm gần đây, tình hình trong nƣớc và thế giới hiện đang có nhiều diễn biến phức tạp, xung đột xảy ra ở một số vùng, nền kinh tế trong nƣớc đứng trƣớc những khó khăn thách thức nhƣ giá cả, nguyên vật liệu sản xuất liên tục tăng, trong khi đó một số sản phẩm nông nghiệp lại mất giá… đã tác động rất lớn đến sự phát triển về kinh tế - xã hội của xã. Cụ thể, là một xã nông nghiệp chủ yếu phát triển, thu lợi nhuận nhờ cây cao su nhƣng hiện nay, do sự cạnh tranh gay gắt của các nƣớc trong khu vực mà giá thành thu mua mủ cao su ngày càng thấp. Đời sống của một bộ phận ngƣời dân xã Phƣớc Hòa bắt đầu đối mặt với nhiều khó khăn, một số hộ đã cƣa bỏ cây cao su để chuyển sang trồng các loại cây khác, điều này làm giảm lợi nhuận, mất thời gian của ngƣời nông dân trong khoảng thời gian chờ thu hoạch cây trồng mới. Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức to lớn, song các cấp lãnh đạo địa phƣơng và nhân dân các ấp của xã vẫn quyết tâm cao độ trong mọi việc, cùng nhau nổ lực phấn đấu để đạt đƣợc các kết quả tốt về các mặt kinh tế - xã hội, đƣa xã Phƣớc Hòa phát triển theo định hƣớng trở thành một thị trấn năng động, hiện đại của tỉnh Bình Dƣơng nói riêng và cả nƣớc nói chung. Trƣớc tình hình đó, việc tìm hiểu về sự phát triển trong kinh tế - xã hội hiện nay của xã Phƣớc Hòa là một việc vô cùng cần thiết. Đề tài “Những chuyển biến kinh tế - xã hội xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương (2015 – 2020)” đƣợc thực hiện sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện 1 hơn về sự phát triển của xã Phƣớc Hòa trong khoảng thời gian 5 năm gần đây nhất, qua đó thấy đƣợc những thuận lợi và khó khăn mà các cấp lãnh đạo cũng nhƣ toàn thể nhân dân xã Phƣớc Hòa cần phải khắc phục để kinh tế - xã hội của xã ngày một phát triển bền vững theo đƣờng lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Từ đó, chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ những cán bộ quản lý chủ chốt sẽ đề ra đƣợc những chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển phù hợp với bối cảnh và tiềm lực của xã trong tƣơng lai. 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Trong những năm gần đây, để có đƣợc những chủ trƣơng và chính sách phát triển đúng đắn, Đảng bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dƣơng đã có nhiều chính sách khuyến khích cũng nhƣ hỗ trợ các nhà nghiên cứu tiến hành thực hiện các đề tài nghiên cứu về lịch sử, kinh tế - xã hội và văn hóa của tỉnh nhà, đặc biệt là các địa phƣơng còn chậm phát triển. Trƣớc tình hình đó, nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề nói trên trong địa bàn tỉnh Bình Dƣơng đã đƣợc thực hiện, trong đó huyện Phú Giáo nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm và tìm hiểu của các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực. Đầu tiên phải kể đến đề tài “Nghiên cứu đời sống vật chất và tinh thần của công nhân cao su tiểu điền tại huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương” của Nguyễn Chí Thành, trƣờng Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh đƣợc công bố vào năm 2007. Bằng các phƣơng pháp nghiên cứu thích hợp nhƣ phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp kinh tế lƣợng kết hợp với việc phân tích, so sánh các số liệu tự thu thập đƣợc, cũng nhƣ đi sâu vào tìm hiểu các nhân tố tác động đến thu nhập của ngƣời công nhân cao su đƣợc tại các công trƣờng cao su trên địa bàn huyện Phú Giáo, tác giả đã đƣa ra đƣợc các nhận xét, kết luận của bản thân về đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời công nhân cao su trong khoảng thời gian từ tháng 03 đến tháng 06 năm 2007. Thông qua đề tài nghiên cứu, tác giả Nguyễn Chí Thanh đã đề ra các kiến nghị với chính quyền địa phƣơng và lãnh đạo của một số công ty cao su trên địa bàn huyện Phú Giáo nhằm tạo một môi trƣờng trƣờng làm việc tốt hơn cũng nhƣ tăng thêm thu nhập cho công nhân trong các công trƣờng cao su. Không những vậy, tác giả còn cho rằng việc liên kết giữa chính quyền địa phƣơng với các chủ vƣờn cao su và ngƣời công nhân sẽ tạo nên đòn bẩy quan trọng trong việc kích thích sự phát triển của cao su 2 trồng diện tiểu điền tại địa phƣơng, từ đây, góp phần thúc đẩy phát triển nhanh ngành cao su của huyện Phú Giáo nói riêng và của tỉnh Bình Dƣơng nói chung. Ngoài ra còn có đề tài “Một số đặc điểm tài nguyên đất huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương” đƣợc thực hiện bởi Võ Thị Kim Thi, trƣờng Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh năm 2011. Nhằm thực hiện mục tiêu điều tra cơ bản đặc điểm, nắm vững chất lƣợng và diện tích, xác định đƣợc các yếu tố hạn chế và thích hợp… của nguồn tài nguyên đất trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng, tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế. Bƣớc đầu, tác giả đã tiến hành đi tìm hiểu thực tế tại địa phƣơng, điều tra kết hợp với khảo sát để xây dựng bản đồ đất đai hoàn chỉnh, qua đó đã đánh giá đƣợc khả năng thích nghi đất đai của từng loại cây khác nhau, làm cơ sở cho việc đề xuất bố trí cây trồng phù hợp nhằm đạt đƣợc hiệu quả tối ƣu, phát triển lâu bền để hoàn thành mục tiêu cuối cùng là đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển kinh tế của huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dƣơng. Xác định đƣợc đất đai là một đối tƣợng nghiên cứu với những đặc trƣng rất phong phú và đa dạng, tác giả đã sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu chuyên ngành để làm rõ đối tƣợng. Bằng việc kết hợp vô cùng linh hoạt các phƣơng pháp nghiên cứu hợp lý nhƣ phƣơng pháp lập bản đồ, phƣơng pháp điều tra và khảo sát thực địa, phƣơng pháp thu thập và xử lý tài liệu, phƣơng pháp phân tích và sử lý số liệu… tác giả tiến hành thực hiện việc nghiên cứu của mình tập trung ở một số đặc điểm tài nguyên đất, mà chủ yếu là đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Giáo. Công trình nghiên cứu đã trở thành một nguồn tài liệu vô cùng có giá trị, cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích cho những ai muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này. Bên cạnh các công trình nghiên cứu khoa học, bƣớc vào thời kỳ đổi mới đất nƣớc, Đảng bộ và chính quyền địa phƣơng đã cho biên soạn quyển “Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Giáo (1930 – 2005)”, sau một thời gian thu thập các tài liệu lịch sử, tác phẩm đƣợc nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2010. Tác phẩm có nội dung kết cấu gồm 03 phần, chia làm 05 chƣơng và phần kết luận. Xuyên suốt nội dung, tác phẩm ghi chép khái quát về vùng đất – con ngƣời và những chiến công, thành tựu đạt đƣợc của Đảng bộ và nhân dân huyện Phú Giáo trong suốt khoảng thời gian từ năm 1930 đến năm 2005 dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công tác thu thập tài liệu và nhân chứng lịch sử, nhiều tƣ liệu lịch sử đã mất do không còn đƣợc lƣu 3 trữ nhƣng nhờ có sự đóng góp to lớn, nhiệt tình của các đồng chí lãnh đạo, các ban ngành lãnh đạo nên công trình đã đƣợc hoàn thành. Qua đó, tác phẩm đã góp phần quan trọng trong việc giáo dục mọi tầng lớp nhân dân, cán bộ chiến sĩ, đảng viên huyện Phú Giáo nói chung và các xã trong địa bàn nói riêng tiếp tục nêu cao truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân. Hơn thế nữa, kêu gọi mọi ngƣời cùng nhau phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tunh thần yêu nƣớc, sẵn sàng vƣợt qua mọi khó khăn thử thách, góp phần cùng với nhân dân trên mọi miền đất nƣớc thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới. Mặc dù vẫn còn một số thiếu sót về nội dung nhƣng tác phẩm vẫn trở thành một nguồn tài liệu vô cùng quý giá cho các thế hệ mai sau tìm đọc khi muốn tìm hiểu về lịch sử vùng đất và con ngƣời huyện Phú Giáo. Ngoài công trình lịch sử tìm hiểu chung về lịch sử và con ngƣời huyện Phú Giáo thì còn có công trình nghiên cứu riêng về xã Phƣớc Hòa – một xã nông nghiệp nằm ở phía nam của huyện Phú Giáo. Chấp hành Chỉ thị 39CT/TU ngày 22/10/2004 về việc nâng cao chất lƣợng biên soạn lịch sử của Tỉnh ủy Bình Dƣơng và sự chỉ đạo của Ban Thƣờng vụ Huyện ủy, Ban chỉ đạo sƣu tầm, biên soạn lịch sử Huyện ủy Phú Giáo, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Phƣớc Hòa đã tiến hành tổ chức sƣu tầm, biên soạn lịch sử của địa phƣơng. Để tổng hợp đƣợc những thông tin và tài liệu chân thật sát với thực tế lịch nhất có thể, những cán bộ thực hiện tổng hợp tài liệu đã tiến hành thực hiện các cuộc gặp gỡ với những nhân chứng sống. Tuy nhiên, do thời gian trôi qua quá lâu, nhiều nhân chứng tham gia thực tế thời kỳ ấy đã không còn nhớ rõ hoặc đã mất nên một số thông tin vẫn không đƣợc làm rõ. Bên cạnh đó, những tài liệu lƣu trữ về lịch sử tại địa phƣơng không còn nhiều nên quá trình thực hiện tổng kết tài liệu gặp nhiều khó khăn và không tránh khỏi những sai sót. Mặc dù vậy, tác phẩm “Lịch sử truyền thống Đảng bộ và nhân dân xã Phước Hòa anh hùng (1930 – 2010)” đƣợc hoàn thành năm 2011 của Ban chấp hành Đảng bộ xã Phƣớc Hòa cũng đã thành công trong việc ghi lại những chiến công của nhân dân xã Phƣớc Hòa trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Tác phẩm gồm phần mở đầu, 03 chƣơng nội dung và phần kết luận đã tái hiện rõ nét về lịch sử hình thành, quá trình đấu tranh của nhân dân xã Phƣớc Hòa trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt. Song song với việc nghiên cứu lịch sử, chƣơng III của tác phẩm còn đi tìm hiểu về quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã Phƣớc 4 Hòa từ sau năm 1975 cho đến năm 2010, qua đó thấy đƣợc sự thay đổi của vùng đất này để phù hợp với tốc độ phát triển chung của cả nƣớc. Có thể thấy rằng, tác phẩm đã góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu về xã Phƣớc Hòa, trở thành nguồn cung cấp thông tin hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu về địa phƣơng này. Tóm lại, có thể thấy rằng, mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về huyện Phú Giáo nói chung và xã Phƣớc Hòa nói riêng, tuy nhiên vẫn chƣa có đề tài nào thực hiện nghiên cứu sâu hơn về kinh tế - xã hội của xã Phƣớc Hòa trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 2010 đến hiện nay, khi mà tình hình kinh tế trong và ngoài nƣớc có nhiều biến động mạnh. Vì vậy, đề tài “Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương (2010 – 2020)” đƣợc thực hiện nhằm tìm hiểu về sự chuyển biến của kinh tế - xã hội xã Phƣớc Hòa hiện nay, từ đó làm rõ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng này. Qua đó, đƣa ra những đề xuất cho chính quyền địa phƣơng về việc tiến hành đổi mới chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển kinh tế - xã hội của xã. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài Những chuyển biến kinh tế - xã hội xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương (2015 – 2020) đƣợc tiến hành nhằm thực hiện mục tiêu chính là đi tìm hiểu những chuyển biến về kinh tế - xã hội của xã trong vòng 5 năm gần nhất. Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế tại địa phƣơng sẽ làm rõ hơn những thuận lợi vốn có của xã, từ đó có những chủ trương, biện pháp để tận dụng phát huy những thuận lợi đó để phát triển kinh tế - xã hội của xã. Không những vậy, bên cạnh việc phát huy những thuận lợi vốn có thì thông qua quá trình nghiên cứu sẽ phát hiện ra được những khó khăn làm trở ngại sự phát triển, đổi mới của xã. Từ đó, lãnh đạo địa phƣơng cùng với nhân dân xã Phƣớc Hòa sẽ cùng nhau phấn đấu tìm ra những biện pháp để khắc phục những khó khăn hiện tại. Bên cạnh đó, đề tài hoàn thành sẽ làm phong phú thêm nguồn tài liệu về xã Phƣớc Hòa, trở thành nguồn tài liệu bổ ích cho những ai muốn tìm hiểu thêm về địa phƣơng này. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5 Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài chính là những chuyển biến về kinh tế - xã hội của xã Phƣớc Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng. Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung vào nghiên cứu những chuyển biến về kinh tế - xã hội của xã Phƣớc Hòa trong vòng 5 năm, từ năm 2015 cho đến hiện nay. + Phạm vi không gian: Đề tài chỉ tiến hành thực hiện nghiên cứu, khảo sát thực tế tại địa bàn xã Phƣớc Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng hiện nay. 5. Phƣơng pháp và kỹ thuật nghiên cứu Để tìm hiểu đƣợc những chuyển biến về kinh tế - xã hội của xã Phƣớc Hòa từ năm 2015 đến năm 2020, đề tài đã sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau: + Phƣơng pháp lịch sử và logic đƣợc đƣa vào sử dụng trong đề tài nghiên cứu nhằm hệ thống, phân tích và xử lý các thông tin về lịch sử theo một trình tự liên tục, hợp lí, có tính hệ thống, tạo nên sự liên kết xuyên suốt trong quá trình hình thành và phát triển của xã Phƣớc Hòa. + Phƣơng pháp thu thập và xử lý các tài liệu đƣợc sử dụng trong quá trình thu thập tài liệu, các số liệu liên quan đến sự biến đổi của các lĩnh vực liên quan đến kinh tế và xã hội của xã Phƣớc Hòa nhƣ điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội… trong thời gian vừa qua. + Phƣơng pháp điều tra và khảo sát thực địa cũng đƣợc áp dụng khi tiến hành thực hiện nghiên cứu. Việc tiến hành đi khảo sát thực tế sẽ giúp cho việc thu thập tài liệu nghiên cứu trở nên dễ dàng hơn, thu thập đƣợc nhiều thông tin mới, có giá trị. Không chỉ vậy, khi tiến hành khảo sát thực địa cũng giúp phần nào nắm rõ hơn những mong muốn và nguyện vọng phát triển đời sống của ngƣời dân địa phƣơng trong tƣơng lai. + Phƣơng pháp sƣu tầm, nghiên cứu, đọc tài liệu, tổng hợp và thống kê các số liệu cho thấy sự chuyển biến của kinh tế - xã hội tại xã Phƣớc Hòa trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2020. Tiến hành khai thác các số liệu, tƣ liệu ghi chép về xã Phƣớc Hòa tại thƣ viện, trên các tờ báo, tạp chí, thời sự. 6 + Phƣơng pháp phân tích và so sánh đƣợc vận dụng nhằm phân tích, so sánh và đƣa ra những đánh giá khách quan về sự chuyển biến trong từng lĩnh vực của xã Phƣớc Hòa để thấy đƣợc sự thay đổi trong kinh tế - xã hội qua từng năm. Qua đó, nhận thấy đƣợc những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã. 6. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học Nghiên cứu chuyển biến kinh tế - xã hội xã Phƣớc Hòa, huyện Phú Giáo, Bình Dƣơng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, phục vụ cho việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Từ sau Đổi Mới, dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã Phƣớc Hòa đã từng bƣớc triển khai thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng, kinh tế - xã hội xã Phƣớc Hòa đã có nhiều chuyển biến và trở thành một xã năng động về phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của huyện Phú Giáo. Trên cơ sở đó, đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn: (1) làm rõ chuyển biến kinh tế - xã hội xã Phƣớc Hòa, huyện Phú Giáo, huyện Bình Dƣơng từ năm 2015 – 2020; (2) làm rõ những thành tựu và hạn chế phát triển kinh tế - xã hội xã Phƣớc Hòa (2015 – 2020); (3) Gợi ý một số giải pháp phát triển kinh tế xã hội xã Phƣớc Hòa trong những năm tới. 7. Bố cục và nội dung nghiên cứu Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ XÃ PHƢỚC HÒA, HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƢƠNG 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý 1.1.2. Khí hậu, địa hình 1.1.3. Điều kiện thổ nhƣỡng 1.2. Lịch sử hình thành vùng đất Phƣớc Hòa 1.3. Điều kinh tế - xã hội Chƣơng 2. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ PHƢỚC HÒA, HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƢƠNG (2015 – 2020) 2.1. Đảng bộ xã Phƣớc Hòa thực hiện Nghị quyết phát triển kinh tế giai đoạn 2015 -2020 2.2. Chuyển biến kinh tế xã Phƣớc Hòa 2.2.1. Đầu tƣ cơ sở hạ tầng 7 2.2.2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 2.2.3. Thƣơng mại – dịch vụ 2.2.4. Nông nghiệp 2.3. Đặc điểm kinh tế xã Phƣớc Hòa giai đoạn 2015 – 2020 Chƣơng 3. NHỮNG CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI XÃ PHƢỚC HÒA, HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƢƠNG (2015 – 2020) 3.1. Đảng bộ xã Phƣớc Hòa thực hiện Nghị quyết phát triển văn hóa – xã hội giai đoạn 2015 -2020 3.2. Chuyển biến xã hội 3.2.1. Giáo dục 3.2.2. Y tế 3.2.3. Hoạt động văn hóa – thông tin 3.2.4. Thể dục – thể thao 3.2.5. Đời sống văn hóa, tinh thần 3.2.6. Đời sống vật chất 3.2.7. Công tác an ninh trật tự xã hội 3.2.8. Các tầng lớp, giai cấp trong xã hội ở xã Phƣớc Hòa 3.3. Đặc điểm của chuyển biến xã hội KẾT LUẬN 8 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ XÃ PHƢỚC HÒA, HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƢƠNG 1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.1.1. Vị trí địa lý Xã Phƣớc Hòa là một xã nông nghiệp nằm ở phía nam của huyện Phú Giáo, phía bắc giáp xã Vĩnh Hòa, phía tây giáp xã Tân Long (Phú Giáo) và xã Hƣng Hòa (Bến Cát), phía nam giáp xã Tân Bình (Tân Uyên), phía đông giáp xã Tân Định (Tân Uyên). Diện tích tự nhiên là 6.128,35 ha (theo kết quả đo đạc thực tế của Văn phòng đăng kí đất đai tỉnh Bình Dương năm 2019). Toàn xã chia làm bảy ấp bao gồm ấp Bàu Cỏ, ấp Suối Con, ấp Đồng Chinh, ấp Bố Lá, ấp 1A, ấp 1B, ấp 2A. Trong đó, có bốn ấp nằm dọc theo trục đƣờng ĐT741, hai ấp Bàu Cỏ và Suối Con nằm cách UBND xã Phƣớc Hòa từ 3 – 5km, dân cƣ sống không tập trung. 1.1.2. Khí hậu, địa hình Về khí hậu, là một xã thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên xã Phƣớc Hòa cũng giống nhƣ các xã khác của huyện Phú Giáo có khí hậu rất ôn hòa, mỗi năm đều có hai mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô (Ban chấp hành Đảng bộ xã Phƣớc Hòa, 2011, tr.15). Mùa mƣa kéo dài từ tháng năm cho đến tháng mƣời, có lƣợng mƣa cao và số ngày mƣa nhiều, lƣợng mƣa phân bố trong các tháng tƣơng đối lớn và không đồng đều giữa các tháng, không khí có độ ẩm cao. Tuy nhiên khu vực này rất ít khi có bão, chủ yếu chỉ có mƣa kèm theo sấm sét, lóc xoáy… các trận mƣa lớn thƣờng làm gãy đổ cây cao su hoặc tốc mái nhà trong vùng gây ra một số thiệt về tài sản cho ngƣời dân. Mùa khô bắt đầu từ tháng mƣời một đến tháng tƣ năm sau, trong mùa khô thƣờng có tình trạng nắng nóng kéo dài. Nhiệt độ trung bình thấp nhất vào khoảng 26oC – 27oC, nhiệt độ trung bình cao nhất vào khoảng 31oC - 32oC. Độ ẩm không khí trung bình trong năm đạt khoảng 65% - 70%, độ ẩm không khí tăng lên hoặc hạ thấp xuống tùy theo mùa. Về địa hình, xã Phƣớc Hòa thuộc dạng đồi núi thấp, địa hình tự nhiên tƣơng đối bằng phẳng, hơi nghiêng về phía nam, đất có độ cao trung bình thấp, đất đai không bị chia cắt nhiều bởi sông suối, đồi núi. Trong lòng đất có nhiều 9 mạch nƣớc ngầm thuận lợi cho ngƣời dân khoan giếng phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày và tƣới tiêu cho cây trồng, “các nơi trong xã khi khoan sâu xuống khoảng từ 15 đến 20m là có nƣớc sạch để dùng” (Ban chấp hành Đảng bộ xã Phƣớc Hòa, 2011, tr.15). Có thể thấy rằng, xã Phƣớc Hòa mang nét đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết tƣơng đối ôn hòa, không có nhiều bất lợi về mặc thời tiết, địa hình bằng phẳng, đất đai và khí hậu rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và ngày càng trở thành một thế mạnh của xã. Tuy nhiên, vào mùa khô ở một số ấp vẫn còn xuất hiện tình trạng thiếu nƣớc phục vụ cho đời sống sinh hoạt của ngƣời dân và tƣới tiêu cho cây trồng. 1.1.3. Điều kiện thổ nhƣỡng Đất đai chủ yếu ở xã Phƣớc Hòa là đất pha cát, đất phù sa cổ, đất bazan xám… rất thích hợp trồng các loại cây công nghiệp lâu năm nhƣ cao su, tràm, điều…mang lại những giá trị kinh tế cao và lâu dài cho ngƣời dân nơi đây. Đất phù sa chiếm một diện tích rất lớn (238,39 ha) trên địa bàn xã, loại đất này bao gồm các trầm tích sông, biển hoặc hỗn hợp sông biển. Loại đất này phân bố chủ yếu ở những nơi có điều kiện khí hậu nhiệt đới, có thành phần cơ giới nhẹ, cấu trúc thƣờng là viên, cục nhỏ, ít chặt. Ở những vùng ven sông suối, bƣng nƣớc đất chủ yếu là đất phù sa mới, có độ phì nhiêu cao, đƣợc ngƣời dân sử dụng cho việc trồng lúa, một số cây lƣơng thực ngắn ngày và các loại cây nông sản cung cấp cho đời sống hằng ngày cũng nhƣ buôn bán để tạo thu nhập. Bên cạnh đó, do nằm trong vùng chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt cao, nóng ẩm quanh năm nên đất đai ở xã Phƣớc Hòa cũng chịu ảnh hƣởng và mang đặc trƣng sâu sắc của quy luật địa lý vùng nhiệt đới. 1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÙNG ĐẤT PHƢỚC HÒA Theo những vết tích còn sót lại mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện đƣợc thì cách đây 300 năm, những cƣ dân đầu tiên đã có mặt tại những vùng đất thuộc xã Phƣớc Hòa ngày nay, “ban đầu tụ cƣ tại Đồng Chênh, Bến Trạm, Bố Lá và Bàu Cỏ ngày nay” (Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Giáo, 2010, tr.10). Sau một thời gian sinh sống, dân cƣ ngày một tăng lên, đến thời vua Minh Mạng, vua ban hành Hƣơng ƣớc, những nơi nào có đông dân, từ 200 10 ngƣời trở lên và khai khẩn đƣợc hơn 200 mẫu ruộng sẽ đƣợc cho phép lập thành làng, thôn hoặc nếu ít dân, ít đất hơn sẽ đƣợc cho phép lập thành các đơn vị hành chính nhỏ hơn là xóm hoặc ấp. Theo Hƣơng ƣớc vua ban, chỉ có những đơn vị hành chính lớn nhƣ làng và thôn mới đƣợc lập đình thờ cúng, còn những xóm, ấp thì chỉ đƣợc lập miếu. Từ đây làng Phƣớc Hòa đã hình thành, cùng với đó là các làng Phƣớc Vĩnh, Phƣớc Sang cũng ra đời từ chỉ dụ của vua Minh Mạng, đình Bến Trám cũng đƣợc dựng lên trong thời gian này – đây là ngôi đình đầu tiên của vùng đất này. Thuở ban đầu, khi địa danh Bình Dƣơng chƣa xuất hiện, Phƣớc Hòa thuộc tổng Chánh Mỹ Hạ, huyện Phƣớc Chánh, trấn Biên Hòa (Ban chấp hành Đảng bộ xã Phƣớc Hòa, Sđd, tr.10). Về sau, khi thực dân Pháp xâm lƣợc Việt Nam đã chia nƣớc ta thành ba kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ. Lúc này, ở Nam Kỳ thực dân Pháp đã chia lục tỉnh Nam Kỳ thành mƣời hai tỉnh mới, thời đó gọi là địa hạt, tỉnh Biên Hòa lúc này đƣợc chia thành ba tỉnh nhỏ là Biên Hòa, Bà Rịa và Thủ Dầu Một, ở thời điểm này vùng đất Phú Giáo trực thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa. Đến thời đế quốc Mĩ, chính quyền Ngô Đình Diệm trong quá trình đàn áp, tiêu diệt phong trào cách mạng của nhân dân ta đã tiến hành dồn dân, lập ấp chiến lƣợc để dễ dàng cai trị và kiểm soát. Không chỉ vậy, Mĩ còn thực hiện việc thay đổi tên gọi và địa phận của các tỉnh ở miền Nam Việt Nam, nhiều tỉnh mới đƣợc thành lập, “thành lập thêm một số tỉnh mới nhƣ Hậu Nghĩa, Côn Sơn. Chia Biên Hòa ra thành 3 tỉnh nhỏ là: Phƣớc Long, Biên Hòa, Long Khánh. Chia Thủ Dầu Một ra làm 2 tỉnh là Bình Dƣơng và Bình Long… Bãi bỏ phủ lập thành huyện, huyện Phú Giáo, Tân Uyên thuộc tỉnh Biên Hòa” (Ban chấp hành Đảng bộ xã Phƣớc Hòa, Sđd, tr.11-12). Sau đó, tỉnh Phƣớc Thành cũng đƣợc thành lập theo sắc lệnh số 25/NV của chính quyền Ngô Đình Diệm gồm có ba quận là Tân Uyên, Phú Giáo và Hiếu Liêm. Còn theo nhƣ cách phân chia các đơn vị hành chính của nhà nƣớc ta thì tỉnh Phƣớc Thành lúc này có huyện là Tân Uyên 1 và Tân Uyên 2, sau Tân uyên 1 đƣợc đổi thành huyện Phú Giáo. Huyện Phú Giáo lúc bấy giờ gồm có tám xã là: Phƣớc Vĩnh, Phƣớc Sang, An Linh, An Long, Lai Uyên, Tân Bình, Phƣớc Hòa xã và Phƣớc Hòa sở. Những địa phƣơng này đã có rất nhiều đóng góp quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ xâm lƣợc, đây chính là những nơi bùng nổ rất nhiều phong trào cách mạng chống lại đế quốc Mĩ, gây cho Mĩ nhiều khó khăn, 11 trở ngại trong quá trình tiến hành chiến chiến tranh ở vùng đất này. Sau chiến thắng Phƣớc Thành ngày 18 tháng 09 năm 1961, tỉnh Phƣớc Thành đƣợc giải phóng, ngƣời đứng đầu bị bắt, tuy nhiên, lúc bấy giờ đế quốc Mĩ và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa vẫn chƣa chịu đầu hàng nên liên tục cố gắng củng cố chính quyền. Cuối cùng đến ngày 06 tháng 07 năm 1965, sau nhiều lần củng cố nhƣng bất thành, Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã ra sắc lệnh số 131/NV, quyết định bãi bỏ tỉnh Phƣớc Thành, quận Phú Giáo lúc này đƣợc đƣa trở lại tỉnh Biên Hòa. Năm 1966, sau một năm tỉnh Phƣớc Thành bị bãi bỏ, quân Mỹ và các nƣớc chƣ hầu đã ồ ạt tấn công nƣớc ta, lúc này để đối phó với tình hình hết sức nguy cấp Quân ủy Miền đã cho thành lập nên các sƣ đoàn chủ lực, đƣa ra chủ trƣơng giải tán các tỉnh nhỏ, vì vậy đến tháng 10 năm 1966, tỉnh Phƣớc Thành đã bị giải thể. Các lực lƣợng vũ trang và những cán bộ chủ chốt của hai huyện Tân Uyên và Phú Giáo đã đƣợc tăng cƣờng cho tỉnh Thủ Dầu Một. Sau khi giành đƣợc thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, đất nƣớc hoàn toàn đƣợc giải phóng, hòa bình đƣợc lập lại trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, nhà nƣớc ta đã tiến hành phân chia lại các tỉnh, thành phố. Ngày 02 tháng 05 năm 1976, ba tỉnh Bình Dƣơng, Bình Long và Phƣớc Long đã đƣợc sáp nhập lại thành tỉnh Sông Bé, gồm 14 huyện và thị xã: Lộc Ninh, Hớn Quản, Chơn Thành, Bù Đốp, Phƣớc Bình, Bù Đăng, Đồng Xoài, Phú Giáo, Tân Uyên, Bến Cát, Dầu Tiếng, Lái Thiêu, Dĩ An, Châu Thành và thị xã Thủ Dầu Một. Trong thời gian này thì xã Phƣớc Hòa trực thuộc huyện Phú Giáo. Đến ngày 11 tháng 03 năm 1977, các huyện này một lần nữa có sự thay đổi về tên gọi, ba huyện Lộc Ninh, Hớn Quản và Chơn Thành đƣợc hợp nhất lại thành một huyện gọi chung là Bình Long. Ba huyện Bù Đốp, Phƣớc Bình và Bù Đăng thì đƣợc hợp nhất lại thành huyện Phƣớc Long. Còn lại hai huyện Đồng Xoài và Phú Giáo thì hợp nhất lại thành huyện Đồng Phú. Các xã của huyện Phú Giáo là Bình Mỹ, Tân Bình, Phú Hƣng và Phƣớc Hòa đƣợc chuyền và sáp nhập vào huyện tân Uyên. Mãi đến ngày 06 tháng 11 năm 1996, Quốc hội đã ra Nghị quyết tách tám tỉnh, trong đó tỉnh Sông Bé đƣợc tách thành hai tỉnh Bình Dƣơng và Bình Phƣớc. Tỉnh Bình Dƣơng lúc mới tách ra có bốn huyện, thị xã là Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát và Thủ Dầu Một. Trong đó, huyện Tân Uyên có 19 xã, thị trấn bao gồm cả xã Phƣớc Hòa. Đến ngày 23 tháng 07 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 58/1999/NĐ-CP về việc quyết định tái lập 12 huyện Phú Giáo, xã Phƣớc Hòa lúc này vẫn là một trong chín xã, thị trấn của huyện Phú Giáo. Tiếp đến ngày 20 tháng 08 năm 1999, Chính phủ tiến hành chia lại các đơn vị hành chính một lần nữa, quyết định tách 6 xã, 1 thị trấn mới sáp nhập về huyện Tân Uyên và 2 xã của huyện Bến Cát, tái lập huyện Phú Giáo lần thứ hai. Lúc này huyện Phú Giáo có 08 xã và 01 thị trấn gồm: xã Phƣớc Hòa, Vĩnh Hòa, An Bình, Tân Hiệp, Phƣớc Sang, An Linh, Tân Long, An Long và thị trấn Phƣớc Vĩnh (Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Giáo, 2010, tr.16). Có thể thấy rằng, trải qua nhiều biến cố và thăng trầm của lịch sử, mặc dù có rất nhiều lần thay đổi về các đơn vị hành chính của tỉnh cũng nhƣ tên gọi của từng vùng, thế nhƣng tên gọi Phƣớc Hòa vẫn luôn tồn tại cho đến ngày nay, trở thành một địa danh quen thuộc in dấu sâu đậm trong tiềm thức của những ngƣời con nơi đây. Trong suốt chiều dài của lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành độc lập dân tộc, Phƣớc Hòa là một vùng đất giàu truyền thống yêu nƣớc và tinh thần yêu nƣớc, lớp lớp những ngƣời con của xã đã đứng lên lập nên nhiều chiến công vang dội, làm nên những trang sử hào hùng lƣu danh đến muôn đời. Trải qua nhiều lần thay đổi, cho đến hiện nay, xã Phƣớc Hòa là một trong những xã trực thuộc huyện Phú Giáo, đã và đang có những bƣớc phát triển rất vƣợt bậc, trong tƣơng lai sẽ còn phát triển và vƣơn xa hơn nữa. 1.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI Là một xã nằm trong địa bàn tỉnh Bình Dƣơng, cách không xa nhiều vùng kinh tế phát triển của cả nƣớc nhƣ thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vì vậy xã Phƣớc Hòa có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển về mọi mặt. Không chỉ vậy, xã còn có con đƣờng ĐT.741 là trục giao lộ thông chính của xã, đây chính là tuyến giao thông có ý nghĩa rất quan trọng của vùng, chạy qua dọc theo địa bàn của xã theo hƣớng Bắc Nam, nối liền quốc lộ 14 với con đƣờng Xuyên Á – thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, nhờ các tuyến đƣờng liên ấp, đƣờng xa cá nhỏ nối các vùng đã đƣợc nâng cấp, sửa chữa rất thuận lợi cho việc vận chuyển và lƣu thông hàng hóa. Bên cạnh đó, thế mạnh chính của xã Phƣớc Hòa chính là phát triển nông nghiệp với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao nhƣ cao su, 13 điều… hay một số cây lƣơng thực, cây nông sản ngắn ngày khác mang lại năng suất cao. Cho đến thời điểm hiện tại, toàn xã Phƣớc Hòa có 12.479 khẩu với 3.136 hộ, mật độ dân số trung bình khoảng 210 ngƣời/km2. Ngoài dân tộc Kinh thì trên địa bàn của xã cũng có một số dân tộc ít ngƣời khác hiện đang sinh sống và làm việc nhƣ ngƣời Hoa, ngƣời Châu ro, ngƣời Tày, ngƣời Chăm, ngƣời Mƣờng, ngƣời Khơme và ngƣời Stiêng. Nhờ có sự đa dạng về các dân tộc nên xã Phƣớc Hòa cũng có một nền văn hóa vô cùng phong phú và đặc sắc, có sự hòa trộn, giao lƣu văn hóa giữa dân tộc với nhau. Phần lớn ngƣời dân xã Phƣớc Hòa sống bằng nghề nông, chiếm hơn 2/3 dân số. Trƣớc năm 1975, nông dân ở xã chủ yếu sống dựa trên sở hữu nhỏ về ruộng đất, đến hiện nay, do những chính sách đổi mới về kinh tế của chính phủ, trên toàn xã Phƣớc Hòa đã có hơn 8 trang trại chăn nuôi gia súc và gia cầm, tổng đàn trâu bò đạt khoảng 348 con, tổng đàn heo có trên 5.700 con. Những trang trại chăn nuôi này trở thành bộ phận nồng cốt đƣa nền nông nghiệp của xã ngày một phát triển theo hƣớng sản xuất lớn. Không những vậy, trên địa bàn của xã Phƣớc Hòa còn có ba hợp tác xã và bốn tổ liên kết về nông nghiệp đang hoạt động với tổng vốn điều lệ hơn 64 tỷ đồng. Để phát triển kinh tế cho xã, chính quyền địa phƣơng và tỉnh ủy đã sớm xây dựng, đề ra các mục tiêu và phƣơng hƣớng cụ thể, từ đó tạo nên những bƣớc chuyển mình mới mẻ. Nông nghiệp từng bƣớc dần chuyển đổi theo hƣớng sản xuất hàng hóa, cơ cấu cây trồng chuyển sang cây trồng lâu năm, cây công nghiệp mang giá trị kinh tế cao, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và sản xuất của xã. Tất cả những điều này đã làm thay đổi diện mạo ngành nông nghiệp của xã Phƣớc Hòa. Nền kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển đã tạo đƣợc những điều kiện thuận lợi để phát triển, ổn định từng bƣớc cho đời sống của ngƣời dân. Bên cạnh sự phát triển về nông nghiệp, ngành tiểu thủ công nghiệp của xã Phƣớc Hòa cũng bắt đầu có những sự thay đổi rõ rệt. Nhiều cơ sở sản xuất gạch Tuynel đã đƣợc đƣa vào hoạt động, sản xuất hơn 35 triệu viên gạch một năm, đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng cho các công trình trong và địa phƣơng. Ngoài các cơ sở sản xuất gạch, ở xã Phƣớc Hòa còn có nhiều xƣởng gỗ, lò chén và lò lu. Không những vậy, chính quyền địa phƣơng cũng đã có rất nhiều chủ trƣơng khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, để tạo điều kiện 14 thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tƣ phát triển các loại hình công nghiệp, thƣơng mại trên địa bàn xã Phƣớc Hòa. Đây là những tín hiệu tích cực trong việc đổi mới và phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp và thƣơng nghiệp tại địa phƣơng. Cho đến hiện nay, công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã Phƣớc Hòa đƣợc tiến hành rất có hiệu quả và chặt chẽ. Các ban ngành quản lý đất đai tại xã đã tiến hành thực hiện xác minh tình trạng bất động sản cho 705 trƣờng hợp chuyển nhƣợng, tặng, phân chia di sản thừa kế, vay vốn ngân hàng, cấp mới và chuyển mục đích sử dụng cho chủ sở hữu. Các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cho ngƣời dân tại khu định cƣ ấp 11B đã hoàn thiện đƣợc 11 hồ sơ, ngoài ra còn có 03 hồ sơ trình Ủy ban nhân dân huyện để điều chỉnh quy hoạch. Không những vậy, công tác thống nhất ranh giới hành chính giữa xã Phƣớc Hòa và xã Tân Bình huyện Bắc Tân Uyên đã đƣợc thống nhất, ranh giới hành chính của xã Phƣớc Hòa đƣợc xác định từ cây xăng Ngọc Bích đến giáp suối ấp Đồng Chinh. Công tác phê duyệt danh mục đất công trên địa bàn xã cũng đƣợc đẩy mạnh thực hiện thông qua việc Ủy ban nhân dân huyện Phú Giáo đã tiến hành ban hành Quyết định số 843/QĐ-UBND vào ngày 01/08/2017. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng diện tích đất trên toàn xã là 6.128.35 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 5.088,12 ha (chiếm 83,03% tổng diện tích đất tự nhiên của xã), diện tích đất công nghiệp là 1.040,23 ha (chiếm 16,97% diện tích đất tự nhiên của xã), diện tích đất đã đƣợc cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất đạt tỷ lệ 99,9% trên toàn điện bàn. Ngoài việc quản lý đất đai sử dụng, công tác kiểm tra xây dựng – khoáng xã trên địa bàn xã cũng đƣợc kiểm soát vô cùng chặt chẽ, có hệ thống. Qua quá trình kiểm tra định kỳ đã phát hiện và lập biên bản trình lên Ủy ban nhân dân huyện về hai trƣờng hợp khai thác, san lắp mặt bằng trái phép, trong đó một trƣờng hợp bị Tỉnh xử lý, một trƣờng hợp qua quá trình xác minh đƣợc kết luận là đúng quy định. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân huyện còn tiến hành xử phạt và giải quyết 09 trƣờng hợp, 01 trƣờng hợp đã tự tháo dỡ phần vi phạm, 06 trƣờng hợp xây dựng nhà tạm không phép. Ủy ban nhân dân xã còn phối hợp kiểm tra việc xây dựng nhà trọ tại ấp Đồng Chinh, qua kiểm tra phát hiện có 06 trƣờng hợp vi phạm, lãnh đạo địa phƣơng còn phối hợp với thanh tra xây dựng tỉnh thƣờng xuyên kiểm tra, nhắc nhở các hộ dân dọc hai bên đƣờng ĐT741. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất