Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo tốt nghiệp những chuyển biến kinh tế xã hội xã định thành, huyện dầu t...

Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp những chuyển biến kinh tế xã hội xã định thành, huyện dầu tiếng, tỉnh bình dương (2015 đến 2020)

.PDF
69
1
145

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SƯ PHẠM *********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ ĐỊNH THÀNH, HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG (2015 - 2020) GVHD : Th.s NGÔ MINH SANG Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Hằng Lớp : D17LS01 MSSV : 17214021080013 Khoá : 2017 - 2021 Ngành : Sư phạm Lịch sử Bình Dương, tháng 11/2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong bài báo cáo tốt nghiệp có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong bài báo cáo tốt nghiệp do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Bình Dương, ngày 20 tháng 11 năm 2020 Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hằng i LỜI CẢM ƠN Quá trình thực hiện báo cáo tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng nhất trong quãng đời mỗi sinh viên. Báo cáo tốt nghiệp là tiền đề nhằm trang bị cho chúng em những kỹ năng nghiên cứu, những kiến thức quý báu trước khi lập nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của trường, đặc biệt là các thầy Ngô Minh Sang của trường Đại học Thủ Dầu Một đã giúp đỡ em về tài liệu tham khảo để em có thể hoàn thành tốt Báo cáo tốt nghiệp. Và em cũng xin chân thành cảm ơn thầy đã nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn em trong việc lựa chọn đề tài nghiên cứu, hướng tiếp cận và giúp em chỉnh sửa những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy bỏ qua và giúp em hoàn thiện hơn cho em. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía Thầy để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Bình Dương, ngày 20 tháng 11 năm 2020 Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hằng ii MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm nghiên cứu................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5 6. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học .................................................................... 5 7. Bố cục và nội dung nghiên cứu................................................................... 5 B. NỘI DUNG ............................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ XÃ ĐỊNH THÀNH, HUYỆN DẦU TIẾNG, BÌNH DƯƠNG .............................................................................................. 7 1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ......................................................................... 7 1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 7 1.1.2. Khí hậu, địa hình .................................................................................. 7 1.1.3. Điều kiện thổ nhưỡng ........................................................................... 8 1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÙNG ĐẤT ĐỊNH THÀNH ......................... 9 1.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ......................................................... 10 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ ĐỊNH THÀNH, HUYỆN DẦU TIẾNG, BÌNH DƯƠNG (2015 – 2020)........................................................ 12 2.1. ĐẢNG BỘ XÃ ĐỊNH THÀNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2015 -2020 ................................................. 12 iii 2.2. CHUYỂN BIẾN KINH TẾ XÃ ĐỊNH THÀNH.................................... 14 2.2.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng ........................................................................... 14 2.2.2. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp .................................................... 16 2.2.3. Thương mại – dịch vụ - du lịch ........................................................... 17 2.2.4. Nông nghiệp ....................................................................................... 18 2.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ ĐỊNH THÀNH GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 233 CHƯƠNG 3: NHỮNG CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI XÃ ĐỊNH THÀNH, HUYỆN DẦU TIẾNG, BÌNH DƯƠNG (2015 – 2020) ................................ 25 3.1. ĐẢNG BỘ XÃ ĐỊNH THÀNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT PHÁT TRIỂN XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2015 -2020 ................................................... 27 3.2. CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI ..................................................................... 27 3.2.1. Giáo dục ............................................................................................. 27 3.2.2. Y tế..................................................................................................... 28 3.2.3. Hoạt động văn hóa – thông tin ............................................................ 31 3.2.4. Thể dục – thể thao .............................................................................. 34 3.2.5. Đời sống văn hóa, tinh thần ................................................................ 37 3.2.6. Đời sống vật chất ................................................................................ 41 3.3. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI XÃ ĐỊNH THÀNH GIAI ĐOẠN (2015 - 2020) . 42 KẾT LUẬN .................................................................................................. 44 1. Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội xã Định Thành (2015 – 2020) ......... 44 2. Những hạn chế phát triển kinh tế - xã hội xã Định Thành (2015 – 2020) .. 48 iv 3. Một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội xã Định Thành trong những năm tới ......................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50 PHỤC LỤC HÌNH ẢNH .............................................................................. 52 v MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Định Thành là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng thuộc huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, quân và dân vùng đất Định Thành luôn luôn đoàn kết trên dưới một lòng, đấu tranh kiên cường, bất khuất, anh dũng vượt qua mọi khó khăn, thử thách để góp phần thắng lợi chung của toàn dân tộc. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), phát huy được truyền thống cách mạng, Đảng bộ và Nhân dân xã Dịnh Thành cùng nhau bắt tay vào thực hiện công cuộc hàn gắn vết thương của chiến tranh để lại, khôi phục lại việc sản xuất, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thực hiện nhiệm vụ an ninh - quốc phòng ở địa phương. Ngày nay, Đảng bộ và Nhân dân xã Định Thành tiếp tục đoàn kết cùng nhau phấn đấu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đưa xã ngày càng phát triển trên mọi lĩnh vực, cơ bản để đáp ứng yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xã Định Thành được tái lập vào năm 2004 trên cơ sở sáp nhập các phần diện tích được tách ra từ hai xã Định An, Định Hiệp và thị trấn Dầu Tiếng. Tuy nhiên, Định Thành là tên gọi nối tiếp lịch sử truyền thống được hình thành từ xa xưa. Trong quá trình phát triển ấy, người dân Định Thành đã trải qua biết bao khó khăn, vất vả trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược với nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính để đi vào ổn định và đạt được những kết quả đáng được ghi nhận như ngày nay. Trải qua quá trình lịch sử, người dân nơi đây đã sớm hình thành tinh thần đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong đấu tranh cũng như trong lao động sản xuất. Họ luôn lấy khó khăn thử thách để tô luyện thêm ý chí vượt khó, trau dồi nhân cách đạo đức góp phần từng bước xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Là một xã thuần nông, kinh tế chủ yếu là trồng trọt và khai thác mủ cao su, trình độ dân trí chưa cao. 1 Qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Định Thành đã có những bước tiến rõ rệt về mọi mặt của đời sống xã hội. Có được thành quả đó là nhờ Đảng bộ và Nhân dân xã Định Thành đã kế thừa và phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất, không ngừng học tập nâng cao trình độ để xây dựng địa phương ngày một phát triển. Em làm đề tài nghiên cứu này “Những chuyển biến về kinh tế - xã hội của xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương (2015 - 2020)” để hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành, những chuyển biến về kimh tế - xã hội từ đó nêu được những thành tựu mà xã đã đạt được trong 5 năm. Bên cạnh đó cũng có những mặt hạn chế mà xã còn tồn tại cần phải đưa ra những biện pháp để giải quyết những hạn chế còn tồn tại làm cho xã ngày càng phát triển vững mạnh hơn. 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Đề tài “Những chuyển biến về kinh tế - xã hội của xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương (2015 - 2020)” được nhà nghiên cứu tiến hành và tìm hiểu như: + Ban Chấp hành Đảng Bộ Xã Định Thành, Đảng Bộ Huyện Dầu Tiếng, Tỉnh Bình Dương, “Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Định Thành (1975 2015)”: Tác giả nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của Xã Định Thành, vùng đất, con người và truyền thống cách mạng. Định Thành là một vùng đất luôn giàu truyền thống cách mạng cùng nhau chiến đấu chống giặc để bảo vệ đất nước. Xã Định Thành đã ghi nhớ đến công cao to lớn của ông cha ta đã dũng cảm hy sinh bảo vệ quê hương đất nước. Xã đã phong tặng Mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn xã như: Mẹ Hồ Thị Âu, mẹ Trần Thị Cà, mẹ Nguyễn Thị Ba (ở Ấp Rạch Đá), mẹ Nguyễn Thị Huệ, mẹ Phạm Thị Nguyệt (ở Ấp Núi Đất). Các anh hùng liệt sĩ như: Phạm Xuân Vĩ (ở Ấp Tha La), Đỗ Văn Thắng (Ấp Suối Sâu), Nguyễn Văn Tám (Ấp Núi Đất),... Nhân dân xã Định Thành luôn có tinh thần đoàn kết, nhất trí, nêu cao tinh thần tực lực, tự cường, hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Qua quá trình lịch sử 2 vinh quang, hào hùng của ông cha đi trước luôn là niềm tự hào, là những bài học quý báu cho các thế hệ hôm nay noi theo để hoành thành nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp diễn ra. Bài nghiên cứu này tác giả còn đưa ra những điểm để khắc phục hậu quả chiến tranh, tăng gia sản xuất từ đó ổn định được đời sống của nhân dân, lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ở địa phương ở giai đoạn 1986 - 2000, dưới những đường lối của Đảng từ đó thúc đẩy sự nghiệp đổi mới của Đảng, tiếp tục phát triển nền kinh tế - xã hội ở giai đoạn 2000 2015. Tác giả đã nói rõ từng thành tựu đạt được của xã qua từng giai đoạn. Luôn quán triệt đường lối lãnh đạo của Đảng, ra sức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trong từ giai đoạn cụ thể. Cùng Nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo được an ninh - quốc phòng ở địa phương, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện về nhiều mặt. Cơ cấu kinh tế đã có những chuyển biến theo hướng tăng dần tỷ trọng của các ngành kinh tế. Có những quyết sách, giải pháp đúng đắn giúp cho kinh tế ở địa phương có nhiều khởi sắc. Những chuyển biến trong quá trình đổi mới và phương thức lãnh đạo của Đảng bộ xã Định Thành là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi để phát huy được vai trò vị trí của Mặt trận Tổ quốc xã và các tổ chức đoàn thể trong việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân làm nền tảng chính trị vững chắc cho công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương đất nước. Qua 40 năm (1975 - 2015) đã trải qua, một khoảng thời gian chưa thật sự dài nhưng chứng minh những thành quả mà Xã Định Thành đạt được vô cùng to lớn và rất đáng được công nhận. Dù có những năm tháng thăm trầm, nhưng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Định Thành luôn đoàn kết, nhất trí, nêu cao tình thần tự lực, tự cường, hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài “Những chuyển biến kinh tế - xã hội xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương (2015 – 2020)” được tiến hành nhằm thực hiện mục tiêu chính là đi tìm hiểu những chuyển biến về kinh tế - xã hội của xã trong 3 vòng 5 năm gần nhất, để tìm hiểu rõ về lịch sử hình thành, con người, vùng đất xã Định Thành. Tìm hiểu thêm vùng đất này có những điều kiện thuận lợi như thế nào để phát triển kinh tế - xã hội. Từ những điều kiện đó đã đạt được những thành tựu đáng kể nào, bên cạnh những thành tựu đó còn gặp những vấn đề hạn chế nào và đề ra những giải pháp như thế nào để giúp cho vùng đất đó phát triển hơn. Nhờ vào các Nghị quyết mà cấp Tỉnh, Huyện đưa ra để chỉ đạo đến xã thực hiện các mục tiêu về kinh tế - xã hội trong 5 năm (2015 2020), đã làm cho xã Định Thành ngày càng phát triển hơn. 4. Đối tượng và phạm nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những chuyển biến về kinh tế - xã hội của xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về thời gian: từ 2015 – 2020 + Phạm vi về không gian: xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu về “Những chuyển biến về kinh tế - xã hội của xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương (2015 - 2020)” đã sử dụng những phương pháp sau: + Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic: nhằm nghiên cứu tổng quan về các sự kiện, hiện tượng lịch sử một cách khách quan và lịch sử hình thành và phát triển của xã Định Thành. Thông qua tài liệu, tư liệu để làm rõ vấn đề. + Phương pháp thu thập tài liệu: các số liệu liên quan đến sự biến đổi của các lĩnh vực liên quan đến kinh tế và xã hội của xã Định Thành như về dân tố, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội…trong thời gian vừa qua. 4 + Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa cũng được áp dụng khi tiến hành thực hiện nghiên cứu. Việc tiến hành đi khảo sát thực tế sẽ giúp cho việc thu thập tài liệu nghiên cứu trở nên dễ dàng hơn, thu thập được nhiều thông tin mới, có giá trị. Không chỉ vậy, khi tiến hành khảo sát thực địa cũng giúp phần nào nắm rõ hơn những mong muốn và nguyện vọng phát triển đời sống của người dân địa phương trong tương lai. + Phương pháp phân tích và tổng hợp: nhằm để phân chia những vấn đề từ đó liên kết, thống nhất vấn đề lại với nhau để có thể khai thác sâu và nhận thức toàn bộ vấn đề đó một cách rõ ràng, dể hiểu hơn. 6. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học Ý nghĩa thực tiễn: bài nghiên cứu đã đưa ra những chuyển biến về kinh tế - xã hội của xã Định Thành, về kinh tế có những thành tựu mà xã đã đạt được nhờ sự phấn đấu, nổ lực của ban lãnh đạo và nhân dân của xã Định Thành, nhưng bên cạnh đó còn có những hạn chế mà xã chưa làm được. Ý nghĩa khoa học: Từ những hạn chế trên cần phải đưa ra một số biện pháp để khắc phục những hạn chế đó để đưa xã ngày càng phát triển đạt được nhiều thành tựu hơn. Nhân dân xã Định Thành luôn đòan kết, nhất trí, có tinh thần tự cường, tự lực, để hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra. 7. Bố cục và nội dung nghiên cứu Bài nghiên cứu này có bố cục 3 phần: CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ XÃ ĐỊNH THÀNH, HUYỆN DẦU TIẾNG, BÌNH DƯƠNG CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ ĐỊNH THÀNH, HUYỆN DẦU TIẾNG, BÌNH DƯƠNG (2015 – 2020) CHƯƠNG 3: NHỮNG CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI XÃ ĐỊNH THÀNH, HUYỆN DẦU TIẾNG, BÌNH DƯƠNG (2015 – 2020) Nội dung nghiên cứu của bài này chủ yếu tập trung về sự chuyển biến về kinh tế - xã hội của xã Định Thành (2015 - 2020), trong 5 năm qua xã Định 5 Thành xã đạt được những thành tựu trong sự phát triển kinh tế - xã hội và những hạn chế của xã vẫn tồn tại, đưa ra biện pháp để giải quyết trong năm cũng như trong những năm tới. 6 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ XÃ ĐỊNH THÀNH, HUYỆN DẦU TIẾNG, BÌNH DƯƠNG 1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.1.1. Vị trí địa lý Xã Định Thành nằm ở vị trí 11020’28’’ vĩ Bắc và 106021’ kinh Đông, phía tây bắc huyện Dầu Tiếng; phía đông giáp tỉnh Tây Ninh, phía nam giáp thị trấn Dầu Tiếng, phía tây giáp với các xã Định An, Định Hiệp, phía bắc giáp với xã Định An. Xã Định Thành được phân thành 5 ấp: Núi Đất, Tha La, Rạch Đá, Suối Sâu và Yên Ngựa. 1.1.2. Khí hậu, địa hình Khí hậu xã Định Thành nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, ở Định Thành khí hậu có đặc điểm là nóng ẩm, mưa nhiều, có độ ẩm cao. Trong năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô thường kéo dài từ cuối tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Trong năm, thời gian thời gian nắng trung bình 2400 - 2500 giờ, thời gian nắng nhiều nhất vào các tháng 2,3,4. Còn mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến cuối tháng 10. Lượng mưa trung bình khá cao khoảng 1800 - 2000mm/năm, mưa nhiều nhất vào các tháng 7,8,9. Nhiệt độ trung bình ở cả khu vực Dầu Tiếng nói chung và xã Định Thành nói riêng dao động từ 20 - 300C. Nhiệt độ cũng có thể thay đổi theo từng mùa, vào tháng 12 từ 190C lên đến 370C thậm chí có thể lên đến 400C vào tháng 4, 5. Vào mùa khô khi gió mùa Tây Nam thổi mạnh ở các vùng phía bắc thì nhiệt độ lúc này giảm xuống còn 200C; sương mù vào ban đêm nhưng ban ngày nắng khô lên đến 37 - 380C. Trong những năm gần đây, do có sự biến đổi của khí hậu dẫn đến lượng mưa của các tháng trong năm có xu hướng giảm xuống, ngược lại các tháng nắng nóng, khô hạn lại có xu hướng tăng lên hoặc có khi bất thường, không theo mùa. Nhìn chung, xã Định Thành có khí hậu tương đối ôn hòa, ít thiên tai, bão lụt. Tuy vậy, vùng đất xã Định Thành nói riêng và khu vực Dầu Tiếng 7 nói chung đã từng có những vụ lụt lớn vào năm 1952 gây thiệt hại về nhà cửa, vườn tược của nhân dân sinh sống ven bờ sông Sài Gòn và sông Thị Tính. Vùng đất Dầu Tiếng (trong đó có xã Định Thành), còn là rừng nguyên sinh được trải dài trên vùng đất xám do sông Sài Gòn ở phía Tây và sông Thị Tính ở phía đông bồi đắp tạo thành. Rừng nguyên sinh này phủ khắp vùng đất huyện Dầu Tiếng, Bến Cát và nối dài với rừng thuộc huyện Dương Minh Châu của Tỉnh Tây Ninh. 1.1.3. Điều kiện thổ nhưỡng Đất Định Thành nói riêng cũng như đất Dầu Tiếng nói chung nằm trên vùng bán bình nguyên, được cấu tạo bởi đất phù sa cổ, hình thành do sự lắng tụ của các chất xâm thực suốt một thời kỳ địa chất xa xưa, có địa hình gò đồi thoải dần về hướng nam. Định Thành đất đai chủ yếu là đất xám bạc màu và đất nâu có lớp mặt cát thịt chiếm tỷ lệ khá cao, khá với loại đất đỏ bazan vùng cao nguyên (Ban chấp hành Đảng bộ xã Định Thành, 2011, tr.14). Loại đất này thích hợp trồng các loại cây như khoai lang, khoai mì, đậu, bắp và các loại rau màu. Đặc biệt, vào những năm đầu của thế kỉ XX, khi người Pháp trồng thử nghiệm thành công cây cao su trên vùng đất xám ở địa bàn huyện Dầu Tiếng (trong đó có vùng đất Định Thành ngày nay), thì đã trở thành loại cây chủ lực để phát triển kinh tế của vùng. Sau này, cây cao su được nhân rộng và phát triển trở thành những đồn điền cao su nổi tiếng. Trước khi Pháp thực hiện công cuộc khai thác thuộc địa, mở đồn điền trồng cao su, vùng đất Định Thành và các vùng lân cận vẫn là những cánh rừng nguyên sinh với nhiều loại thực vật quý hiếm có giá trị như: cẩm lai, gõ đỏ, giáng hương,... cùng nhiều loại cây dược liệu quý dùm làm thuốc chữa bệnh. Ngày nay, trên địa bàn Định Thành (xưa) vẫn còn giữ lại được một số cây cổ thụ ở hai bên sườn đồi núi Cậu hay ở đình Dầu Tiếng. 8 1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÙNG ĐẤT ĐỊNH THÀNH Định Thành là tên gọi xuất hiện từ thời nhà Nguyễn. Sắc phong năm Tự Đức thứ 5 (1853) ban cho đình Định Thành Thôn (nay là đình Dầu Tiếng) ghi là thôn Định Thành, huyện Bình Long. Thời Pháp thuộc, thôn Định Thành trở thành một trong 22 làng công nhân của Đồn điền cao su Michenlin. Đến năm 1956, chính quyền Sài Gòn tổ chức thành xã Định Thành. Khi thực dân Pháp thua trận trên chiến trường Điện Biên Phủ, buộc phải ký Hiệp định Giơnevơ năm 1954, đến quốc Mỹ với ý đồ biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự, đã dựng lên chính quyền tay sai Sài Gòn để thực hiện ý đồ quân sự của mình. Đến cuối năm 1956, về cơ bản chính quyền Sài Gòn đã tổ chức lại bộ máy hành chính theo xã, ấp ở Dầu Tiếng. Trong thời gian này, địa bàn huyện Dầu Tiếng (quận Trị Tâm) đã thành lập 6 xã gồm: Định Lộc, Định Thọ, Định Thới, Định Phước, Định Thành và Định An (Ban chấp hành Đảng bộ xã Định Thành (1975 – 2015), 2020, tr.16). Ở mỗi xã, chính quyền Sài Gòn tổ chức một ban tề xã và bố trí một trung đội bảo vệ, đồng thời lập ra ban tề ấp và tổ chức “Thanh niên cộng hòa” để bảo vệ thôn, làng. Từ năm 1965 đến 1969, chính quyền tay sai Sài Gòn đánh phá và gom dân ở các làng về làng 2 và khu vực thị trấn Dầu Tiếng (ngày nay) để kìm kẹp quần chúng. Năm 1972, trong chiến dịch Nguyễn Huệ, ta đã giải phóng được một số xã ở phía bắc huyện Bến Cát và một số xã ở làng cũ thuộc Đồn điền cao su Dầu Tiếng. Tuy nhiên, số dân ở các làng cao su còn lại rất ít. Bọn chủ người Pháp lúc này tuy bị tước bớt quyền, nhưng vì lợi ích kinh tế nên đã cấu kết chặc chẽ với chính quyền Sài Gòn để chống lại phong trào đấu tranh của công nhân. Khi Hiệp định Paris được ký kết (1973), chính quyền cách mạng huyện Dầu Tiếng đã vận động nhân dân ra địa bàn được giải phóng để sản xuất, đóng góp cho cuộc đấu tranh giải phóng quê hương, đất nước. “Ngày 13/3/1975, huyện Dầu Tiếng được giải phóng hoàn toàn, quần chúng nhân dân ở trong khu trù mật, ấp chiến lược trên địa bàn lần lượt bung về các làng 9 xóm cũ xây dựng cuộc sống mới. Năm 1994, thị trấn Dầu Tiếng được thành lập xây cho tên gọi xã Định Thành cũ trong thời kì kháng chiến cứu Mỹ cứu nước. Năm 2004, xã Định Thành mới được tái lập trên cơ sở sáp nhập một phần diện tích và dân số được tách ra từ thị trấn Dầu Tiếng, toàn bộ diện tích và dân số ấp 6 của xã Định An cùng một phần diện tích và dân số của xã Định Hiệp. Do vậy diện tích và dân số của xã Định Thành ngày nay không phải là diện tích và dân số của xã Định Thành năm xưa mà diện tích và dân số mới được tổ chức và cơ cấu lại từ năm 2004 đến nay” (Ban chấp hành Đảng bộ xã Định Hiệp, 2011, tr.17) 1.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI Xã có diện tích tự nhiên là 5.643,49 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 3.732,94 ha, chiếm 66,15% diện tích tự nhiên của xã. Định Thành có diện tích rộng, dân số phân bố không tập trung, tuy nhiên có nguồn lao động trẻ dồi dào, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Xã Định Thành xác định phát triển nông nghiệp mà trọng tâm là cây cao su tiểu điền với diện tích 1.286,43 ha. Trên địa bàn xã có diện tích rừng phòng hộ Núi Cậu là 1.583,1 ha, chiếm 40,1% diện tích đất liền, gần 1.700 ha mặt nước hồ Dầu Tiếng (phần mặt nước nằm trên địa phận xã) và chùa Thái Sơn Núi Cậu là điểm du lịch tâm linh hàng năm thu hút khoảng 160.000 lượt du khách đến tham quan (Ủy ban nhân dân xã Định Thành, 2016, tr.1). Với tiềm năng tự nhiên kể trên, Định Thành có khả năng phát triển kinh tế nông nghiệp, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch tâm linh để phát triển kinh tế trong tương lai. Cơ cấu kinh tế của xã hiện nay là: nông nghiệp 65% – thương mại dịch vụ 25% - tiểu thủ công nghiệp 10%. Trên địa bàn còn có Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa trực thuộc Trung ương đang quản lý, khai thác và điều phối 10 nguồn nước hồ Dầu Tiếng góp phần trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp cho xã. Tổng số hộ hiện nay là 952 hộ với 3.509 nhân khẩu. 11 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ ĐỊNH THÀNH, HUYỆN DẦU TIẾNG, BÌNH DƯƠNG (2015 – 2020) 2.1. ĐẢNG BỘ XÃ ĐỊNH THÀNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2015 -2020 Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về phát triển kinh tế giai đoạn 2015 – 2020 xác định: Tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng, tăng quy mô nền kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững và tăng trưởng hợp lý. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển dịch vụ - công nghiệp gắn với quá trình đô thị hóa, đầu tư phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội; nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của người dân. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng Bình Dương trở thành đô thị văn minh, giàu đẹp, là đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2020. Nghị quyết đã xác định và đưa ra những chỉ tiêu phát triển về mặt kinh tế: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng bình quân 8,3%/năm; Cơ cấu kinh tế (GRDP) của tỉnh đến năm 2020 công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tương ứng đạt 63,2% - 26% - 3% - 7,8%; Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng bình quân 8,7%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 142,6 triệu đồng; Thu ngân sách tăng 8,9%/năm; Tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 35% GRDP; Thu hút đầu tư nước ngoài đạt trên 07 tỷ đô la Mỹ;bTỷ lệ hộ dân trên địa bàn được sử dụng điện đạt 99,97%. (Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, 2016) Nghị quyết đã nhấn mạnh trong quá trình 5 năm cần đề ra những phương hướng phát triển một cách cụ thể và thực hiện nghị quyết đó một cách sát sao. Đặt ra nhiều mục tiêu rõ ràng, cụ thể và có những hướng giải pháp cụ thể cho từng mục tiêu đó. Cần phải nâng cao trách nhiệm quản lý, xây dựng 12 có kế hoạch rõ ràng và phải có cơ sở nhất định để có thể phát triển kinh tế phù hợp và có những định hướng phát triển cho Bình Dương ngày càng đi lên. Nghị quyết của Đảng bộ huyện Dầu Tiếng về phát triển kinh tế giai đoạn 2015 – 2020: Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ IV, nhiệm kỳ 20152020, đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể trên các lĩnh vực, như: Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 10%/năm, trong đó: + Công nghiệp - xây dựng tăng 16%, thương mại - dịch vụ tăng 13% và nông nghiệp tăng 4%. + Cơ cấu kinh tế của huyện được xác định là Công nghiệp - xây dựng, Thương mại - dịch vụ, Nông nghiệp với tỷ lệ tương ứng 36% - 34% - 30%; thu nhập bình quân đầu người đạt 55 - 60 triệu động/người/năm. + Phấn đấu 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, huyện Dầu Tiếng được công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới; tỷ lệ hộ sử dụng điện, sử dụng nước sạch đạt gần 100%. - Đảng bộ xã Định Thành thực hiện nghị quyết phát triển kinh tế giai đoạn 2015 -2020. Trong nhiệm kỳ tới Đảng bộ tập chung thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu về kinh tế chủ yếu như sau: + Phấn đấu duy trì mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 10%, đến cuối nhiệm kỳ thu nhập đầu người 50.000.000 đồng/người/năm. + Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp 65%; Thương mại - dịch vụ 25%, Công nghiệp - xây dựng 10%. + Thu, chi ngân sách đạt 100% chỉ tiêu trên giao + Làm đường giao thông bê tông, xi măng 5 km. + Phấn đấu tỷ lệ số hộ sử dụng điện đạt 100%. (Ban chấp hành Đảng bộ xã Định Thành, 2015,tr.1-2) Với những chỉ tiêu trên, xã Định Thành mặc dù là một xã chưa có những phát triển nhanh chóng hơn các xã khác, nhưng với sự quyết tâm và 13 những nổ lực, kiên trì của toàn thể nhân dân xã sẽ đưa xã nhanh chóng phát triển toàn diện. Với tinh thần đoàn kết, cùng nhất trí của cả tập thể các đồng chí lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền cấp xã làm cho nhân dân có một cuộc sống tốt hơn, trong thời gian sớm nhất những chỉ tiêu đó được hoàn thành như mong đợi. 2.2. CHUYỂN BIẾN KINH TẾ XÃ ĐỊNH THÀNH 2.2.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng Trong năm 2015, xã cũng đã thực hiện được 7 tuyến đường với tổng chiều dài 2.703m, với tổng kinh phí đầu tư là 657.042.000 đồng. Nghiệm thu đưa vào sử dụng 3 tuyến đường giao thông nông thôn ấp Núi Đất với chiều dài 1.683m, tổng vốn đầu tư 491.800.000 đồng. Nghiệm thu đưa vào sử dụng 3 tuyến đường giao thông nông thôn ấp Suối Sâu với chiều dài 550m, tổng vốn đầu tư 51.900.000 đồng. Đang tiến hành thi công 1 tuyến đường giao thông nông thôn ấp Núi Đất với chiều dài 407m, tổng vốn đầu tư 114.342.000 đồng (Ủy ban nhân dân xã Định Thành, 2015, tr.2). Xác nhận nhà ở hợp pháp 39 trường hợp, cấp giấy phép xây dựng 2 trường hợp, xử lý lập biên bản 2 trường hợp xây dựng, tu sửa nơi thờ tự trái phép. Tiếp tục thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, năm 2016, số nhà ở hợp pháp giảm xuống chỉ có 36 trường hợp, kết hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ Núi Cậu kiểm tra 5 hộ dân xây dựng nhà trái phép trên khu vực bán ngập đảo Tha La, 1 trường hợp ban ủi đường trên đất Ban quản lý rừng phòng hộ Núi Cậu; xử lý lập biên bản 3 trường hợp xây dựng, tu sửa nơi thờ tự trái phép, phân lô, tổ chức bóc thăm cho các hộ buôn bán trên Chùa Thái Sơn trong dịp tết Nguyên Đán, Trình Ủy ban nhân dân huyện xử lý 1 trường hợp xây dựng nơi thờ tự trái phép vi phạm nhiều lần, giám sát thi công các công trình năm 2016, lập hồ sơ xây dựng sân bóng đá xã. Trong năm 2017, xã khởi công và nghiệm thu đưa vào sử dụng 5 công trình với 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất