Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tế tại ctcp dược phẩm boston việt nam...

Tài liệu Báo cáo thực tế tại ctcp dược phẩm boston việt nam

.DOC
29
1871
84

Mô tả:

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA DƯỢC BÁO CÁO THỰC TẾ TẠI CTCP DƯỢC PHẨM BOSTON VIỆT NAM Sinh viên : Lớp : DCQ2013 MSSV : Giảng viên hướng dẫn : PGS-TS LÊ MINH TRÍ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2017 1 2 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin được cảm ơn Ban Đào tạo Khoa Dược – Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam đã tạo cơ hội cho em có dịp được học tập, làm việc thực tế tại nhà máy sản xuất của công ty. Đây thực sự là một trải nghiệm khó quên đối với em. Tuy thời gian thực tập tại viện khá ngắn ngủi, nhưng nhờ sự sắp xếp hợp lý và tạo mọi điều kiện tốt nhất từ 2 phía nên em đã có thể hoàn thành tốt đợt thực tập này. Em xin cảm ơn thầy PGS.TS Lê Minh Trí, trưởng bộ môn Hóa Dược – Khoa Dược Đại học Y Dược TP.HCM đã hướng dẫn chúng em hoàn thành đợt thực tập này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô chú, anh chị tại công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam, trong quá trình thực tập vừa qua đã nhiệt tình hỗ trợ em và các bạn trong việc tìm hiểu thêm về hoạt động thực tế của một xí nghiệp sản xuất dược phẩm. Thời gian thực tập và kiến thức thực tế của sinh viên chúng em còn hạn chế do vậy không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu từ quý thầy cô và công ty. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! 3 4 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẾ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 5 6 MỤC LỤC I. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT CÁCH THIẾT KẾ MỘT NHÀ MÁY THEO GMP....10 1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam............10 2. Các khu vực sản xuất:.....................................................................................11 3. Luồng di chuyển của nhân viên, nguyên liệu, bao bì, thành phẩm trong phân xưởng thuốc viên bằng phương pháp xát hạt ướt:....................................................12 4. Vai trò và các vị trí của các airlock:...............................................................12 5. Các SOP khi ra vào phân xưởng:....................................................................13 II. GIỚI THIỆU CHI TIẾT CÁC CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT MỘT DẠNG BÀO CHẾ THUỐC VIÊN....................................................................................................13 1. Giới thiệu cách bố trí các buống tại phân xưởng sản xuất thuốc viên:............13 2. Giới thiệu về hồ sơ lô.....................................................................................13 III. GIỚI THIỆU KHO GSP........................................................................................14 1. Mục đích của việc triển khai kho đạt GSP......................................................14 2. Các yêu cầu của GSP:.....................................................................................14 3. Sơ đồ mặt bằng kho theo yêu cầu của GSP: Kho gồm có:..............................16 4. Hồ sơ, tài liệu, các hoạt động của kho theo GSP............................................16 IV. GIỚI THIỆU GLP.................................................................................................17 1. Mục đích triển khai labo đạt GLP...................................................................17 2. Các yêu cầu của GLP:....................................................................................17 3. Giới thiệu hồ sơ tài liệu của một labo GLP: Gồm:.........................................18 4. Cách tính toán hạn dụng của một thuốc để làm hồ sơ đăng ký.......................19 5. Vai trò của labo kiểm nghiệm trong việc xây dựng hồ sơ đăng ký thuốc:......19 V. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG HẬU CẦN CỦA NHÀ MÁY GMP.......................19 1. Hệ thống xử lý và kiểm soát không khí..........................................................19 2. Vai trò của phòng kỹ thuật: Phòng kỹ thuật có các vai trò.............................23 VI. HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG QA.........................................................................23 1. Tổ chức:.........................................................................................................23 2. Chức năng:.....................................................................................................24 3. Nhiệm vụ:.......................................................................................................24 4. Hệ thống tài liệu chất lượng trong nhà máy:...................................................25 VII. HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG R&D:....................................................................25 1. Tổ chức:.........................................................................................................25 2. Chức năng:.....................................................................................................25 3. Nhiệm vụ:.......................................................................................................26 4. Quy trình làm ra một sản phẩm mới...............................................................26 VIII. GIỚI THIỆU VỀ THẨM ĐỊNH.........................................................................26 1. Thẩm định thiết bị sản xuất:...........................................................................26 2. Thẩm định quy trình sản xuất thuốc:..............................................................27 3. Hồ sơ thẩm địn quy trình vệ sinh....................................................................28 IX. VAI TRÒ CỦA DƯỢC SĨ TRONG PHÒNG KẾ HOẠCH, PHÒNG CUNG ỨNG VẬT TƯ...................................................................................................................... 28 1. Vai trò:...........................................................................................................28 2. Nhiệm vụ:.......................................................................................................29 X. TỔNG KẾT:............................................................................................................ 30 7 8 NỘI DUNG BÁO CÁO I. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT CÁCH THIẾT KẾ MỘT NHÀ MÁY THEO GMP 1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam. 1.1. Tổng quan: - Công ty được thành lập vào tháng 11 năm 2007. - Xây dựng nhà máy vào tháng 12 năm 2007. - Được cấp giấy chứng nhận GMP-WHO vào tháng 06 năm 2009. - Được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP vào tháng 10 năm 2009. - Tổng vốn đầu tư: 9,8 triệu USD. - Vị trí nhà máy: Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. - Dây chuyền máy móc được nhập từ các nước G7 như Mỹ, Đức, Nhật hay châu Âu như Tây Ban Nha,… Đặc biệt hệ thống xử lý không khí BMS (Building Management System-Internet) đầu tiên ở Việt Nam có chế độ điều khiển tự động thông minh cho phép thiết lập, theo dõi, cảnh báo, lưu trữ và tự động điều chỉnh tức thời, duy trì tính ổn định về nhiệt độ, độ ẩm, số lần trao đổi không khí, và độ chênh áp giữa các khu vực sản xuất, đảm bảo các điều kiện tối ưu để sản xuất các sản phẩm với chất lượng ổn định. 1.2. Cơ cấu tổ chức: chia thành 3 khối chính: 1.2.1. Nhà máy: - Phòng Kiểm soát chất lượng (QA) - Phòng Kiểm nghiệm (QC) - Các phân xưởng như: • Phân xưởng viên nén các loại. • Phân xưởng viên sủi các loại. • Phân xưởng viên nang cứng. • Phân xưởng viên nang mềm. • Phân xưởng siro - ống uống. • Dây chuyền kem, mỡ, gel. 9 • Phân xưởng thuốc gói. • Dây chuyền pha chế (Tổ pha chế). • Dây chuyền ép vĩ, đóng chai (Tổ đóng gói cấp I) • Tổ đóng gói cấp II. • Tổ giặt ủi. - Kho (GSP) - Kế hoạch. 1.2.2. Khối tài chính kế toán – cung ứng – xuất nhập khẩu. - Phòng Kế toán. - Phòng Cung ứng – Xuất nhập khẩu - Phòng Kiểm soát tài chính 1.2.3. Khối kinh doanh và tiếp thị: - Kinh doanh: • Quản lý khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận. • Quản lý khu vực TP.Hà Nội và các tỉnh phía bắc. • Quản lý khu vực miền trung. • Quản lý khu vực miền Tây. • Quản lý khu vực cao nguyên. - Tiếp thị. • Kênh bệnh viện. • Kênh nhà thuốc. - Đội ngũ hỗ trợ: • Tổ hỗ trợ kinh doanh. • Tổ hỗ trợ tiếp thị. • Tổ lái xe. 2. Các khu vực sản xuất: 2.1. Khu vực sản xuất: - Cấp độ sạch: cấp D. - Nhiệt độ: 18 – 25oC - Độ ẩm: 50 – 60% - Chênh lệch áp suất giữa các phòng liền kề có cấp độ sạch khác nhau: 10-15Pa. 2.2. Phòng lấy mẫu nguyên liệu: 10 - Cấp độ sạch: cấp D. - Nhiệt độ: 15 – 25oC - Độ ẩm: <70%. - Áp suất: 30Pa. 3. Luồng di chuyển của nhân viên, nguyên liệu, bao bì, thành phẩm trong phân xưởng thuốc viên bằng phương pháp xát hạt ướt: 3.1.1. Luồng di chuyển của nhân viên vào khu vực đóng gói cấp 1: Nhân viên đi từ ngoài vào hành lang thay đồng phục 1/hành lang thay đồng phục 2  thay đồng phục lần 2  thay đồ lần 3  rửa tay  đi qua airlock nhân sự  khu vực sản xuất thuốc viên (cấp độ sạch D)  phòng xay rây/phòng trộn ướt 1/phòng trộn ướt 2/phòng sấy tầng sôi 1/phòng sấy tầng sôi 2/phòng trộn khô 1/phòng trộn khô 2/phòng dập viên. 3.1.2. Luồng di chuyển của nhân viên vào khu vực đóng gói cấp 2: Nhân viên đi từ ngoài vào phòng thay đồng phục lần 1  khu vực đóng gói cấp 2 (cấp độ sạch E). 3.1.3. Luồng di chuyển của nguyên liệu: Tầng 3 (kho)  thang máy  tầng trệt  phòng hút bụi  airlock 1  airlock nguyên liệu  phòng cân 1/phòng cân 2  phòng nguyên liệu sau cân  tạm trữ/đưa vào khu vực pha chế 3.1.4. Luồng di chuyển của bao bì (chung đường đi với nguyên liệu): Tầng 3 (kho)  thang máy  tầng trệt  phòng hút bụi  airlock  biệt trữ  khu vực đóng gói cấp 2. 4. Vai trò và các vị trí của các airlock: - Airlock (chốt gió): như 1 buống đệm, có 2 cánh cửa lùa đối diện nhau. Khi nhân viên (hoặc nguyên liệu, bao bì, sản phẩm,…) đi qua, mở cửa thứ nhất, vào airlock, đóng cửa thứ nhất, tiến tới mở của thứ 2, vào khu vực bên trong và đóng cửa thứ 2. - Các loại airlock: • PAL (Personal air lock): Chốt gió dành cho nhân viên qua lại từ khu vực này sang khu vực khác. • MAL (Mater air lock): chốt gió dành cho vận chuyển nguyên liệu bao bì, thành phẩm, bán thành phẩm. - Vai trò: ngăn sự nhiễm chéo giữa các khu vực 11 5. Các SOP khi ra vào phân xưởng: 5.1. SOP (Standard Operating Produce) - SOP là một hệ thống các quy trình chuẩn được tạo ra để hướng dẫn nhân viên thực hiện và duy trì chất lượng công việc hiệu quả cao nhất. Quy trình này giúp những nhân viên mới làm quen nhanh với môi trường làm việc và tránh những sai sót xảy ra. - Yêu cầu GMP: viết theo những gì đã làm, làm theo những gì đã viết. 5.2. Các loại SOP khi ra vào phân xưởng: - SOP thay đồ. - SOP rửa tay,... II.GIỚI THIỆU CHI TIẾT CÁC CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT MỘT DẠNG BÀO CHẾ THUỐC VIÊN. 1. Giới thiệu cách bố trí các buống tại phân xưởng sản xuất thuốc viên: Airlock nguyên liệu  phòng tạm trữ  phòng xay rây  phòng trộn ướt 1, 2  phòng sấy tầng sôi 1, 2  phòng trộn khô 1, 2  phòng biệt trữ 1, 2  phòng dập viên  phòng biệt trữ 3  đóng gói cấp 2 2. Giới thiệu về hồ sơ lô 2.1. Hồ sơ lô: - Cần lưu trữ hồ sơ pha chế lô cho mỗi một lô sản xuất hồ sơ thiết lập dựa trên những phần liên quan đến công thức gốc - Kiểm tra và ghi chép: máy móc thiết bị, khu vực sản xuất, hồ sơ tài liệu, sản phẩm. - Trong quá trình pha chế cần ghi những thông tin vào thời điểm thực hiện mỗi thao tác, sau khi hoàn thành hồ sơ ghi ngày tháng, chữ ký người chịu trách nhiệm pha chế. 2.2. Những chỗ cần kiểm soát trong quá trình (IPC): - Giai đoạn trộn ướt: thời gian trộn khô ban dầu, thời gian trộn ướt. - Giai đoạn sấy: nhiệt độ sấy, thời gian sấy, độ ẩm cốm. - Giai đoạn trộn khô (trộn hoàn tất): thời gian trộn, độ ẩm cốm, hàm lượng. - Giai đoạn dập viên: đồng đều khối lượng viên mỗi 30 phút hay 1 giờ, độ rã, độ cứng. 2.3. Các nhãn tình trạng (là một phần của hồ sơ lô) 12 - Nguyên liệu, sản phẩm trung gian, bán thành phẩm: biệt trữ (nhãn vàng), chấp nhận (nhãn xanh), loại bỏ (nhãn đỏ). - Phòng sản xuất: sạch, bẩn, không được sử dụng. - Thiết bị: sạch, bẩn, không được sử dụng. 2.4. Các giai đoạn biệt trữ (chờ kết quả xét nghiệm của QC trước khi làm giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất) - Cốm trộn hoàn tất. - Viên mới dập xong. III. GIỚI THIỆU KHO GSP 1. Mục đích của việc triển khai kho đạt GSP Để đảm bảo cung cấp thuốc có chất lượng đến tay người sử dụng đòi hỏi phải thực hiện tốt tất cả các giai đoạn liên quan đến sản xuất, bảo quản, tồn trữ, lưu thông, phân phối thuốc. 2. Các yêu cầu của GSP: 2.1. Cơ sở vật chất: - Nhà kho yêu cầu về thiết kế, xây dựng, trang bị, sửa chữa và duy tu một cách có hệ thống sao cho có thể bảo vệ thuốc, nguyên liệu tránh được các bất lợi có thể có như sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, chất thải và mùi, các động vật, sâu bọ, côn trùng,… đảm bảo thuốc có chất lượng đã định. - Các yêu cầu cụ thể: • Kho phải được xây dựng nơi cao ráo, an toàn, có hệ thống cống thoát nước, để đảm bảo thuốc, nguyên liệu tránh được ảnh hưởng của nước ngầm, mưa lớn, lũ lụt, … có địa chỉ xác định, thuận tiện việc xuất, nhập, vận chuyển, bảo vệ. • Diện tích: Phải đủ rộng và khi cần thiết có thể đảm bảo việc bảo quản cách ly từng loại thuốc, từng lô hàng theo yêu cầu. • Cần có các khu vực phù hợp như: khu tiếp nhận, biệt trữ và bảo quản thuốc, nguyên liệu chờ nhập kho,… • Phải có các phương tiện, thiết bị phù hợp như: quạt thông gió, hệ thống điều hòa không khí, xe chở hàng, xe nâng, nhiệt kế, ẩm kế,… • Phải có đủ ánh sang để đảm bảo các hoạt động được chính xác và an toàn. • Có đủ các trang bị, giá, kệ để sắp xếp hàng hóa. 13 - Không được để nguyên liệu trực tiếp trên sàn kho, khoảng cách giữa các kệ, giữa kệ với nền kho phải đủ rộng để đảm bảo cho việc vệ sinh kho, kiểm tra, đối chiếu, cấp phát, xếp dỡ hàng hóa. - Có đủ trang thiết bị, bản hướng dẫn cần thiết cho công tác phòng chống cháy nổ như: hệ thống báo cháy tự động, thùng cát, hệ thống nước và vòi nước chữa cháy, các bình chữa cháy, hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động… - Có nội quy quy định việc ra vào khu vực kho. - Có các quy định và biện pháp chống sự xâm nhập, phát triển côn trùng, sâu bọ, loài gặm nhấm,… 2.2. Các điều kiện bảo quản trong kho: 2.2.1. Nhiệt độ: - Kho ở nhiệt độ phòng: Nhiệt độ trong khoảng 15 – 25 oC, trong từng khoảng thời gian có thể lên đến 30oC. Phải tránh ánh sang trực tiếp gay gắt, mùi từ bên ngoài vào và các dấu hiệu nhiễm khác. Nếu trên nhãn không ghi rõ điều kiện bảo quản, thì bảo quản ở điều kiện bình thường ở nhiệt độ 30oC và độ ẩm không quá 70%. - Ngoài ra, cần chú ý đến các điều kiện bảo quản đặc biệt theo nhãn như: • Kho mát: Nhiệt độ trong khoảng 8 – 15oC • Kho lạnh: Nhiệt độ không vượt quá 8oC • Tủ lạnh: Nhiệt độ trong khoảng 2 – 8oC • Kho đông lạnh: Nhiệt độ không vượt quá -10oC. 2.2.2. Độ ẩm: - Độ ẩm tương đối không quá 70%. - Các thuốc, hóa chất có mùi như tinh dầu, amoniac, cồn thuốc… cần được bảo quản trong bao bì kín, tại khu vực riêng kín, tránh để mùi hấp thụ vào các thuốc khác. Đối với thuốc đòi hỏi điều kiện bảo quản có kiểm soát về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thì những điều kiện này phải được theo dõi, duy trì liên tục và được điều chỉnh thích hợp khi cần thiết. 3. Sơ đồ mặt bằng kho theo yêu cầu của GSP: Kho gồm có: - Kho nguyên liệu: nguyên liệu thường, nguyên liệu gây nghiện (có hàng rào và khóa an toàn), tinh dầu. - Kho bao bì: khu vực bao bì cấp 1, khu vực bao bì cấp 2. - Kho thành phẩm nội địa. 14 - Kho thành phẩm xuất khẩu. 4. Hồ sơ, tài liệu, các hoạt động của kho theo GSP 4.1. Quy trình bảo quản: Việc luân chuyển theo nguyên tắc nhập trước – xuất trước (FIFO) hoặc hết hạn dung trước – xuất trước (FEFO) 4.2. Hồ sơ tài liệu: - SOP về tiếp nhận và kiểm tra thuốc nhập kho, bảo quản, vệ sinh và bảo trì kho, thiết bị dùng trong bảo quản… quy định về việc ghi chép các điều kiện bảo quản, an toàn thuốc tại kho và trong quá trình vận chuyển, thuốc trả về, quy trình thu hồi và xác định đường đi của thuốc và các thông tin về thuốc… - Phiếu theo dõi xuất nhập thuốc: Phải có phiếu theo dõi xuất nhập thuốc riêng cho từng loại sản phẩm cũng như từng loại quy cách sản phẩm. - Phiếu theo dõi chất lượng thuốc. - Đối với việc cấp phát, tiếp nhận thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần phải tuân theo đúng các quy định về hồ sơ tài liệu tại các quy chế liên quan. 4.3. Yêu cầu về vệ sinh: - Phải có SOP vệ sinh. Khu vực bảo quản phải sạch, không có bụi, rác tích tụ và không được có côn trùng, sâu bọ. - Tất cả thủ kho, công nhân làm việc tại khu vực kho phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ. Người mắc bệnh đường hô hấp hoặc có vết thương hở đều không được làm việc trong khu vực bảo quản có trực tiếp xử lý thuốc (nguyên liệu, thành phẩm,…) còn hở. - Nơi rửa tay, phòng vệ sinh phải được thông gió tốt và bố trí phù hợp (cách ly với khu vực tiếp nhận, bảo quản và xử lý thuốc) - Công nhân làm việc trong khu vực kho phải mặc quần áo bảo hộ lao động thích hợp. IV. GIỚI THIỆU GLP 1. Mục đích triển khai labo đạt GLP Nhằm nâng cao tính hiệu quả của hệ thống phòng kiểm nghiệm thuốc trên cả hai mặt quản lý nghiệp vụ và quản lý kỹ thuật, kể các khu vực quản lý nhà nước và doanh nghiệp, nhằm đảm bảo tính khách quan, trung thực và chính xác trong việc đánh giá chất lượng thuốc. 15 2. Các yêu cầu của GLP: 2.1. Môi trường, cơ sở vật chất: - Yêu cầu thiết kế phù hợp, đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ, nhân viên. - Bố trí các phòng chuyên môn phải tạo sự riêng biệt cho các hoạt động kiểm nghiệm khác nhau. Trong một phòng chuyên môn phải có đủ khu vực riêng biệt để đảm bảo sự độc lập của các hệ thống phân tích. Phòng thí nghiệm vi sinh cách biệt với các phòng khác và có hệ thống cấp khí sạch phải đảm bảo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. 2.2. Nguyên vật liệu: 2.2.1. Thuốc thử: - Phải có chất lượng phù hợp để kết quả chắc chắn và độ tin cậy cao. - Có SOP pha chế thuốc thử, người pha chế phải có trình độ phù hợp. Thuốc thử sau khi pha phải được dán nhãn đầy đủ: tên, nồng độ, yếu tố chuẩn hóa, hạn dùng, điều kiện bảo quản, ngày pha chế, tên người pha chế. - Có sổ ghi thuốc thử đã pha chế. - Định kỳ kiểm tra nồng độ dung dịch chuẩn. Nếu thuốc thử có hiện tượng vẩn đục, kết tủa, biến màu thì không được sử dụng. - Nước cất, nước khử khoáng cũng là một thuốc thử, phải được kiểm tra ít nhất 1 lần/tháng để đảm bảo chất lượng nước đạt tiêu chuẩn Dược điển. 2.2.2. Chất đối chiếu: - Gồm có chất đối chiếu gốc và các chất đối chiếu thứ cấp được tạo ra trong phòng kiểm nghiệm (nối chuẩn). - Yêu cầu: • Phải có một người chịu trách nhiệm chính quản lý và mở sổ theo dõi. • Sổ theo dõi phải ghi các thông tin: số thứ tự, tên, nguồn cung cấp, số lô hay mã nhận dạng, công dụng chính, quy cách đóng gói, điều kiện bảo quản. • Phải được đánh giá định kỳ theo quy trình đánh giá chất đối chiếu của WHO để đảm bảo không bị hư hỏng. Kết quả lưu trong sổ theo dõi cùng với tên người kiểm tra. • Đối với chất đối chiếu được tạo ra trong phòng kiểm nghiệm, hồ sơ phải lưu lại các phương pháp và kết quả phân tích và tên người thực hiện, phải được đóng gói đủ để 16 cho 01 lần kiểm nghiệm nhằm loại trừ yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự ổn định sản phẩm. 2.2.3. Nhân sự: - Trưởng phòng: đại học, sau đại học thuộc lĩnh vực phân tích kiểm nghiệm, kiểm tra, quản lý chất lượng thuốc. - Kiểm nghiệm viên: đại học, sau đại học (dược, hóa phân tích, vi sinh,…) - Kỹ thuật viên trung học (kiểm nghiệm) - Công nhân kỹ thuật. 3. Giới thiệu hồ sơ tài liệu của một labo GLP: Gồm: - Sổ tay kiểm nghiệm viên. - Hồ sơ phân tích. - Phiếu kiểm nghiệm, phiếu phân tích. - Khác: sổ nhận mẫu, lưu mẫu; tiêu chuẩn chất lượng; sổ theo dõi thuốc thử, sổ theo dõi chất đối chiếu; hồ sơ hiệu chỉnh. Hồ sơ kiểm nghiệm phải được lưu trong suốt thời hạn sử dụng của thuốc. Các quy trình thao tác chuẩn: • Lấy mẫu, nhận mẫu lưu trữ. • Kiểm tra mẫu. • Nhận, sử dụng, bảo quản chất đối chiếu. • Vận hành, bảo trì, làm vệ sinh và hiệu quả thiết bị. • Pha chế, dán nhãn, bảo quản thuốc thử. • Xử lý kết quả phân tích và báo cáo kết quả • Xử lý chất thải. 4. Cách tính toán hạn dụng của một thuốc để làm hồ sơ đăng ký 4.1. Phương pháp lão hóa cấp tốc: - Theo dõi, ghi nhiệt độ, độ ẩm của tủ lão hóa cấp tốc hàng ngày. - Kiểm nghiệm mẫu định kỳ các tiêu chuẩn chất lượng thuốc ở các thời điểm 0, 3, 6, 9, 12, 18, 24 tháng. 4.2. Phương pháp theo dõi bình thường Thực hiện song song với phương pháp lão hóa cấp tốc. Nếu sau 24 tháng kiểm nghiệm thuốc vẫn đạt các chỉ tiêu thì nâng thời gian theo dõi lên 36 17 tháng. Nếu kết quả vẫn đạt thì được phép nâng hạn dụng của thuốc từ 24 đến 36 tháng. 5. Vai trò của labo kiểm nghiệm trong việc xây dựng hồ sơ đăng ký thuốc: Cung cấp hồ sơ, kết quả phân tích của 3 lô thẩm định để đảm bảo đầy đủ hồ sơ tài liệu của hồ sơ đăng ký thuốc yêu cầu. V. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG HẬU CẦN CỦA NHÀ MÁY GMP 1. Hệ thống xử lý và kiểm soát không khí. 1.1. Các loại khí trong hệ thống kiểm soát không khí: - Khí đầu vào. - Khí cấp. - Khí hồi. - Khí thải. 18 1.2. Các cấp độ sạch theo GMP: Bảng 1: Giới hạn ô nhiễm vi khuẩn (động) Cấp Lấy mẫu không Đặt đĩa thạch D Đặt đĩa thạch sạch khí 90mm tiếp xúc D 55mm 3 (cfu/m ) (cfu/4h) (cfu/đĩa) A <1 <1 <1 B 10 5 5 C 100 50 25 D 200 100 50 In găng tay (cfu/găng) <1 5 - Bảng 2: Số tiểu phân cho phép trong 1m3 không khí: Số tiểu phân cho phép trong 1m3 không khí Trạng thái tĩnh Trạng thái động Kích thước 0,5µm 5µm 0,5µm 5µm tiểu phân A 3520 20 3520 20 B 3520 29 352000 2900 C 352000 2900 3520000 29000 D 3520000 29000 Không quy Không định định Cấp sạch 1.3. quy Các thông số lưu ý khi thiết kế hệ thống xử lý và kiểm soát không khí: 1.3.1. Dòng khí - Dòng khí thẳng: để thay đổi khí bẩn. - Dòng khí xoáy: phân tán khí bẩn. 1.3.2. Vị trí lắp lọc Tùy thuộc vào loại lọc và yêu cầu của dòng khí mà có các vị trí lọc khác nhau 1.3.3. Tỷ lệ % khí hồi lưu: - Khí hồi lưu vào phòng sản xuất có thể là: • 100% khí thải (Hệ thống không thải khí ra ngoài) • Một phần khí thải hoặc khí tươi. • 100% khí tươi. - Lựa chọn tỷ lệ phù hợp với phương diện kinh tế và phương diện GMP. 1.3.4. Vị trí gió hồi. 19 Hình 1 Vị trí lọc cấp và lọc hồi 1.3.5. Các yêu cầu về áp suất. - Chênh áp đối với thuốc tiêm tránh nhiễm: • Áp suất phòng có độ sạch cao hơn phải cao hơn. • Cửa được thiết kế mở về phía có áp suất cao hơn. - Chênh áp đối với thuốc dạng rắn chống nhiễm chéo: • Áp suất phòng thấp hơn áp suất hành lang. • Cửa được thiết kế mở về phía có áp suất cao hơn. 1.3.6. Yêu cầu về chất lượng màng lọc: Tùy thuộc kích thước tiểu phân yêu cầu trong không khí để sử dụng các loại màng lọc khác nhau (màng lọc sơ cấp, thứ cấp, HEPA,…) 1.3.7. Hệ thống tách ẩm. 1.4. Nội dung thẩm định: 1.4.1. Đánh giá IQ/OP/PQ: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng