Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập nhà máy chế biến khí vũng tàu...

Tài liệu Báo cáo thực tập nhà máy chế biến khí vũng tàu

.DOCX
60
153
149

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC BÁO CÁO THỰC TẬP NHÀ MÁY CHẾ BIẾN KHÍ VŨNG TÀU Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Hoàng Ái Lệ Sinh viên thực hiện: Khoá: 2015-2019 Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02, tháng 03, năm 2019 i LỜI CẢM ƠN Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Công nghệ Hóa học – Trường Đại học Công NGhiệp TP Hồ Chí Minh đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô nên đề tài nghiên cứu của em mới có thể hoàn thiện tốt đẹp. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Cô Phạm Hoàng Ái Lệ – người đã trực tiếp giúp đỡ, quan tâm, hướng dẫn em hoàn thành tốt bài báo cáo này trong thời gian qua. Bài báo cáo thực tập thực hiện trong khoảng thời gian gần 6 tuần. Bước đầu đi vào thực tế của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ nên không tránh khỏi những thiếu sót , em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn đồng thời có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình. Em xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2019 Sinh viên thực hiện ii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Phần đánh giá:  Ý thức thực hiện:  Nội dung thực hiện:  Hình thức trình bày:  Tổng hợp kết quả: Điểm bằng số:........... Điểm bằng chữ: TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2015 Giáo viên hướng dẫn (Ký ghi họ và tên) iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Phần đánh giá:  Ý thức thực hiện:  Nội dung thực hiện:  Hình thức trình bày:  Tổng hợp kết quả: Điểm bằng số:........... Điểm bằng chữ: TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2015 Giáo viên phản biện (Ký ghi họ và tên) Mục Lụ Lời mở đầu...............................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHẾ BIẾN KHÍ VŨNG TÀU...........3 1.1. Giới thiệu và lịch sử hình thành......................................................3 1.2. Mục tiêu và định hướng..................................................................6 1.3. Sơ đồ tổ chức..................................................................................6 1.4. An toàn lao động.............................................................................6 1.5. Các hướng dẫn an toàn........................................................................9 1.6. Các thiết bị an toàn............................................................................10 1.7. Tình huống ứng cứu khẩn cấp.......................................................12 Chương 2: CÁC THIẾT BỊ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH.......................................14 2.1. Hệ thống thiết bị vận hành kho lạnh.............................................14 2.2. Hệ thống, thiết bị vận hành với LPG định áp................................15 2.3. Các thiết bị phụ trợ.......................................................................16 CHƯƠNG 3: CÁC QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ ĐIỀU KHIỂN................21 3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ............................................................21 3.2. Mô tả công nghệ...........................................................................21 3.3. Các tình huống vận hành...............................................................24 3.4. Cách thức điều khiển của mỗi vòng mạch điều khiển...................26 chương 4: Nguyên liệu, sản phẩm và hao hụt.....................................................31 4.1. Nguyên liệu, sản phẩm......................................................................31 4.2. Quản lý hao hụt các công đoạn.....................................................31 CHƯƠNG 5: QUY TRÌNH KHỞI ĐỘNG..........................................................35 5.1. Quy trình khởi động vận hành ban đầu.........................................35 kết luận VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................52 phụ lục.................................................................................................................... 53 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Các trạng thái gây ra ứng với cường độ dòng điện.......................................8 Bảng 2. Khu vực máy nén gắn đầu dò khí...............................................................11 Bảng 3. Khu vực máy nén gắn đầu dò lửa...............................................................11 Bảng 4. Lưu lượng nước sông giai đoạn 1...............................................................16 Bảng 5. Lưu lượng nước sông giai đoạn 2...............................................................16 Bảng 6. Hệ thống nước làm mát..............................................................................17 Bảng 7. Kiểm soát áp suất điều khiển bồn lạnh.......................................................22 Bảng 8. Các trường hợp send out............................................................................25 Bảng 9. Vòng mạch điều khiển 1.............................................................................27 Bảng 10. Vòng mạch điều khiển 2...........................................................................27 Bảng 11. Vòng mạch điều khiển 3...........................................................................27 Bảng 12. Vòng mạch điều khiển 4...........................................................................28 Bảng 13. Vòng mạch điều khiển 5...........................................................................28 Bảng 14. Vòng mạch điều khiển 6...........................................................................28 Bảng 15. Vòng mạch điều khiển 7...........................................................................29 Bảng 16. Vòng mạch điều khiển 8...........................................................................29 Bảng 17. Vòng mạch điều khiển 9...........................................................................30 Bảng 18. Vòng mạch điều khiển 10.........................................................................30 1 LỜI MỞ ĐẦU Thực tâ ̣p tốt nghiệp tại Công ty chế biến Khí Vũng Tàu PV Gas là mô ̣t cơ hô ̣i tốt cho chúng em tìm hiểu được thực tiễn công việc gắn với những kiến thức cơ bản trên ghế nhà trường. Trong hơn một tháng qua, thông qua quá trình quan sát, đi khảo sát công trình khí, chúng em đã phần nào nắm bắt được quy trình xử lý, tồn trữ và vận chuyển khí trong nhà máy. Những kiến thức này sẽ là bài học quý báu, là nền tảng cho chúng em sau có thể cọ xát với môi trường làm việc thực tế khi ra trường. Trong thời gian thực tâ ̣p tại nhà máy, chúng em may mắn được làm viê ̣c với tổ vận hành sản xuất, các kĩ sư công nghệ. Với sự nhiệt tình chỉ bảo của các anh chị trong nhà máy, chúng em đã được hướng dẫn cụ thể chi tiết và học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các anh chị. Qua đó giúp chúng em hiểu được các thao tác vận hành chế biến khí. Ngoài những kiến thức về chuyên môn, chúng em còn học hỏi thêm được nhiều kỹ năng mềm như tác phong của nhân viên trong nhà máy, kỹ năng trình bày một vấn đề, một kế hoạch, kỹ năng làm việc theo nhóm…tất cả nhưng cái đó đều giúp chúng em tự tin hơn trong công việc sau này. Với những kiến thức còn hạn chế và thời gian tìm hiểu hạn hẹp nên chắc chắn không thể tránh được những sai sót trong bài báo cáo này, kính mong nhâ ̣n được sự đánh giá và sự chỉ dẫn thêm của quý thầy cô tại trường và các cô chú, anh chị tại nhà máy. Những chỉ dẫn đó là kinh nghiê ̣m quý báu cho chúng em sau này. Những công việc mà chúng em đã thực hiện ở trung tâm gồm: 1) Tìm hiểu về PV Gas – Nhà máy chế biến khí Vũng Tàu. 2) An toàn lao động trong nhà máy. 3) Các kỹ năng mềm được học hỏi từ cán bộ nhân viên của nhà máy như: lên kế hoạch , trình bày, tác phong làm việc. 4) Quy trình sơ đồ công nghệ của nhà máy. 5) Một số thiết bị chính và phụ trợ của nhà máy. Lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế, vì thời lượng và kiến thức có hạn, dù đã được kiểm tra và chỉnh sửa rất nhiều lần song tin chắc rằng báo cáo này còn nhiều thiếu sót rất mong ý kiến đóng góp từ quý công ty và các thầy cô để chúng em có thể hoàn thiện kiến thức cũng 2 như nội dung để bài báo cáo của chúng em được hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn! 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHẾ BIẾN KHÍ VŨNG TÀU 1.1. Giới thiệu và lịch sử hình thành Kho cảng PV GAS Vũng Tàu nằm trên địa bàn xã Tân Phước, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, được vận hành từ năm 2000, là kho chứa khí hóa lỏng (LPG), xăng nhẹ (condensate) lớn nhất Việt Nam, có nhiệm vụ chính là tàng chứa, xuất/nhập các sản phẩm LPG, condensate của Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố; condensate của Nhà máy khí Nam Côn Sơn và nguồn LPG nhập khẩu cho các tàu và xe bồn, vận chuyển đến các hộ tiêu thụ. Ngoài ra, cảng PV GAS Vũng Tàu còn thực hiện các dịch vụ nhập hóa chất VCM cho Công ty Nhựa và Hóa chất Phú Mỹ (AGC Chemicals Viet Nam); Xuất/nhập sản phẩm xăng, dầu cho Công ty PV Oil Phú Mỹ; Khai thác dịch vụ cảng hướng tới các khách hàng tàu, xe bồn và khu công nghiệp Cái Mép. Hiện tại Kho cảng PV GAS Vũng Tàu quản lý và vận hành: Kho định áp (LPG và condensate bể Cửu Long/Nam Côn Sơn); Kho LPG lạnh nhập khẩu từ nước ngoài; Kho LPG Gò Dầu (tại Đồng Nai) và các thiết bị phụ trợ; Trạm nạp LPG xe bồn Thị Vải; Cầu cảng xuất/nhập sản phẩm bằng tàu với tải trọng lên tới 60.000 DWT. Đặc biệt, hệ thống kho chứa LPG sức chứa 75.000 tấn (chiếm khoảng 50% tổng công suất kho chứa LPG tại Việt Nam). Hình 1.1. Một góc kho cảng Thị Vải 4 Kho cảng PV GAS Vũng Tàu được áp dụng công nghệ tiên tiến và trang thiết bị hiện đại, đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và phòng chống chảy nổ. Hiện nay, Kho cảng PV GAS Vũng Tàu đang áp dụng và đã nhận được các chứng chỉ: Quản lý chất lượng ISO-9001, An toàn OHSAS -18001 do tập đoàn TUV của Đức cấp từ năm 2004 và BSI đánh giá và chứng nhận lại hàng năm; Triển khai, áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001, đã được công ty BSI đánh giá chứng nhận lại hàng năm; được Cục Hàng hải cấp giấy chứng nhận phù hợp của Cảng biển theo Bộ luật ISPS (Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và cảng biển); là thành viên của Diễn đàn công ty dầu mỏ quốc tế (OCIMF) từ năm 2009. Nhờ duy trì công tác đảm bảo an ninh, an toàn một cách nghiêm túc, có hệ thống, nên trong suốt quá trình hoạt động, Kho cảng PV GAS Vũng Tàu vận hành liên tục, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xây dựng và duy trì nền văn hoá An toàn - Chất lượng - Hiệu quả. Hằng năm, Kho cảng PV GAS Vũng Tàu xuất nhập trung bình cho trên 1.000 chuyến tàu và khoảng 20.000 xe bồn, sản lượng hàng xuất/nhập qua kho cảng đóng góp khoảng 60% nhu cầu LPG cho thị trường nội địa Việt Nam (khoảng 1 triệu tấn/năm), khoảng 1/3 nguyên liệu để sản xuất hạt nhựa PVC tại Việt Nam (khoảng 170.000 tấn/năm). Ngoài ra, thực hiện xuất 100% sản phẩm condensate của PV GAS, TNK/Rosneft và BDPOC với khối lượng khoảng 150.000 tấn/năm (đây là hai nhà sản xuất condensate hiện nay của Việt Nam). Những con số trên cho thấy, việc đầu tư xây dựng và vận hành hiệu quả Kho cảng PV GAS Vũng Tàu đã góp phần quan trọng giúp PV GAS mở rộng thị trường, chủ động trong kinh doanh và nắm giữ thị phần để điều phối nguồn hàng có sức chứa lớn, tăng khả năng tồn trữ, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, nâng cao vị thế và khẳng định vị trí hàng đầu của PV GAS trên thị trường cung cấp LPG tại Việt Nam như định hướng phát triển mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã hoạch định. Không những vậy, với vị trí chiến lược trong chuỗi thu gom, vận chuyển, chế biến, cung cấp khí, Kho cảng PV GAS Vũng Tàu đã góp phần đảm bảo cho việc cung cấp, tiêu thụ một cách an toàn LPG trên toàn đất nước, làm cho chuỗi giá trị khí của Việt Nam hoàn thiện hơn, góp phần hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng 5 ngành công nghiệp khí tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực có nhu cầu tiêu thụ LPG lớn nhất cả nước. Bên cạnh đó, hoạt động của kho cảng cũng đã tạo thêm công ăn việc làm cho một lực lượng lao động nhất định tại địa phương. Hiện nay, tại Kho cảng PV GAS Vũng Tàu có hơn 100 CBCNV, đây là đội ngũ nhân sự có kinh nghiê ̣m làm viê ̣c với các tâ ̣p đoàn dầu khí lớn trên thế giới (BP, TNK/Rosneft, Petronas, Knoc, Conoco Philip…) và đội tàu LPG được quản lý và khai thác bởi các chủ tàu nước ngoài… Công ty Chế biến khí Vũng Tàu (KVT) đơn vị được PV GAS giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý, vận hành kho cảng luôn đảm bảo môi trường làm việc an toàn, tôn trọng và tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn, sức khỏe và môi trường. CBCNV công ty được trang bị kiến thức về an toàn và bảo hộ lao động đầy đủ với chuẩn mực cao để thực hiện công việc. KVT cũng luôn chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe, áp dụng triệt để các biện pháp an toàn và nỗ lực bảo vệ môi trường, tuân thủ chặt chẽ các quy định của luật pháp Việt Nam và quốc tế, hướng đến mục tiêu xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp. Trong giai đoạn tới, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp khí, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quan trọng mà Chính phủ và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giao cho PV GAS là tăng cường khả năng tiếp nhận, tàng trữ và phân phối khí, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khí ngày càng tăng và bổ sung nguồn cung cấp khí trong tương lai khi sản lượng khai thác từ nguồn cung trong nước sụt giảm, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, PV GAS tiếp tục triển khai xây dựng Kho LNG Thị Vải giai đoạn 1 với công suất 1 triệu tấn/năm, dự kiến đi vào vận hành quý IV/2020 và mở rộng lên 3-5 triệu tấn/năm sau đó với nguồn nguyên liệu nhập khẩu LNG từ nước ngoài cung cấp cho các nhà máy điện tại khu vực Đông Nam Bộ; và kho chứa sản phẩm của dự án Nam Côn Sơn 2 giai đoạn 2 với công suất chứa LPG 300.000 tấn/năm và condensate 170.000 tấn/năm, dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2021. - 11/2000: Vận hành kho cảng vũng tàu - 4/2008: Vận hành tàu nổi Chelsea Bridge - 4/2009: Vận hành trạm nạp Thị Vải - 3/2010: Vận hành kho lạnh Gò Dầu 6 - 2/2013: Vận hành kho lạnh LPG 1.2. Mục tiêu và định hướng Phát triển Tổng Công ty khí Việt Nam - CTCP thành Doanh nghiệp khí mạnh, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao, hoạt động hoàn chỉnh trong tất cả các khâu thu gom - xuất nhập khẩu - vận chuyển - chế biến/chế biến sâu - tàng trữ - dịch vụ kinh doanh khí và sản phẩm khí, tham gia hoạt động đầu tư thượng nguồn; đóng vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp khí trên toàn quốc, phấn đấu trở thành Doanh nghiệp ngành khí hàng đầu khu vực Asean và có tên trong các Doanh nghiệp ngành khí mạnh của Châu Á. Duy trì 100% thị phần khí khô, 50-60% thị phần LPG toàn quốc. Cơ cấu sản phẩm theo doanh thu: khí và LNG chiếm 64%, sản phẩm khí 29%, dịch vụ khí 7%. 1.3. Sơ đồ tổ chức 1.4. An toàn lao động Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức Do đặc thù nhà máy là nguy cơ cháy nổ cao nên các vấn đề an toàn ở nhà máy rất được quan tâm. 7 2.2.1. Các tiêu chuẩn áp dụng trong phòng cháy và chữa cháy - TCVN - 2622 (1995): Phòng cháy và chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu chung. - TCVN - 3254 (1989): An toàn cháy - Yêu cầu chung. - TCVN - 3255 (1986): An toàn nổ - Yêu cầu chung. - TCVN - 5760 (1993): Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung cho thiết kế, lắp đặt sử dụng. - TCVN - 6101 (1996): Thiết bị chữa cháy - Yêu cầu về thiết kế và lắp đặt hệ thống CO2. - TCVN - 6379 (1998): Thiết bị chữa cháy - Yêu cầu kĩ thuật đối với trụ mức chữa cháy. Tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam phần III, Chương 11 – Chữa cháy Hiệp hội phòng cháy chữa cháy quốc gia Mỹ (NFPA). - NFPA 10 (1998): Bình chữa cháy mang vác được. - NFPA 12 (2000): Hệ thống chữa cháy bằng CO2. - NFPA 13 (1999): Quy trình lắp đặt hệ thống sprinkle. - Hiệp hội phòng cháy chữa cháy quốc gia Mỹ - NFPA 15 (1996): Hệ thống phun nước cố định. - NFPA 20 (1999): Quy trình lắp đặt bơm ly tâm chữa cháy. - NFPA 2001 (2000): Hệ thống chữa cháy bằng các chất sạch. - NFPA 72 (1999): Nguyên tắc tác động hỏa hoạn. 2.2.2. Hệ thống phòng cháy chữa cháy Hệ thống nước chữa cháy. Bồn chứa nước lấy từ nước máy thành phố từ ngoài hang rào. Thể tích nước dành riêng cho PCCC là 6000 m3. Dựa trên yêu cầu công suất nước tối đa dung để chữa cháy là 900 m3/h thì sẽ đáp ứng được hơn 6h. Có ba bơm nước chữa cháy li tâm chính 30 P4001 A/B/C. Một bơm dung động cơ điện, hai bơm sử dụng động cơ diesel. Công suất 500 m3/h, áp suất 9 bar. 8 Đường ống nước chữa cháy được lắp đặt theo kiểu một vòng kín, với các van cách ly được đặt tại các vị trí chiến lược cứu hỏa. Các hệ thống dập lửa kiểu xả khí tràn, các hệ thống dập lửa kiểu xả khí tràn CO2, lắp đặt để bảo vệ các trạm điện. 2.2.3. Các mối nguy hiểm chung 1.4.3.1. Tổng quan Trong quá trình vận hành kho lạnh, một vấn đề cần thiết là nhận ra các mối nguy hiểm khác nhau có thể xảy ra trong quá trình vận hành để đưa ra các biện pháp xử lý, giảm thiểu rủi ro do nguy hiểm có thể gây ra. Nội dung dưới đây là các mối nguy hiểm chung có thể bắt gặp trong quá trình vận hành. 1.4.3.2. Các mốối nguy hiểm của các sản phẩm khí Tất cả các sản phẩm có thể hóa hơi tùy thuộc vào từng loại sản phẩm khác nhau. Trong không gian hẹp, các khí này làm giảm nồng độ của oxy trong không khí gây khó khăn cho việc duy trì sự thở. Propan và Butan là hỗn hợp cháy nỗ khi kết hợp với không khí hay oxy. Propan và Butan có tỉ trọng nhẹ hơn không khí nên tồn đọng ở dưới. việc xua tan LPG là rất chậm. một lượng nhỏ LPG thoát ra ngoài có thể tạo hỗn hợp cháy cách xa điểm rò rỉ. 1.4.3.3. Các nguy hiểm vềề điện Dòng điện mà cơ thể con người có thể chịu đựng là rất nhỏ, hướng dẫn thông thường dựa vào việc phòng chống tai nạn đối với các vận hành trong công nghiệp đã được xuất bản bởi hội đồng quốc gia, và chỉ ra như sau: Bảng 1. Các trạng thái gây ra ứng với cường độ dòng điện Cường độ dòng điện Từ 1 đến 8 mA Từ 8 đến 15 mA Từ 15 đến 20 mA Từ 20 đến 50 mA Từ 50 mA trở lên Trạng thái Có cảm giác sốc Sốc nặng Gây sốc nặng cộng với mất điều khiển của cơ bắp vùng bị giật Gây sốc nặng cộng với cơ bắp bị co giật khó thở Có thể gây chết người 9 1.5. Các hướng dẫn an toàn 1.5.1. Tổng quan Mọi hoạt động trong kho lạnh phải tuân thủ hệ thống an toàn đặc biệt là tuân thủ các quy trình đánh giá rủi ro khi làm việc. Khi làm việc với các hóa chất cần tham khảo các tài liệu MSDS đi kèm. Ngoài ra các nguyên tắc an toàn tổng quát sau đây có thể ứng dụng cho các vận hành, tất cả mọi người phải am hiểu và tuân thủ theo nguyên tắc này: - Lau sạch các vết mỡ dính lên da. Cấn rửa tay bằng xà phòng và nước - Chỉ hút thuốc nơi cho phép - Nếu áo bảo hộ bị dính axit, chất ăn da hay một số chất độc khác thì lặp tức cởi áo và tắm bằng nước sạch - Các dụng cụ khuyết điểm thì không nên sử dụng - Khi có khí cháy thì sử dụng thiết bị không tạo ra tia lửa - Sử dụng dụng cụ thích hợp ứng với công việc - Không nên thả dụng cụ từ trên cao xuống - Không nên đứng và đi dưới bang chuyền cáp dẫn vật liệu đang lơ lững - Người làm công việc chuyên môn phải được đào tạo và có chứng chỉ phù hợp 1.5.2. Rò rỉ và cách xử lý - Khi xảy ra việc rò rỉ, phải chú ý đến khả năng cháy nổ bởi sự tích tụ tại vị chí thấp. - Khi có ro rỉ xảy ra, nhanh chóng di dời các nguồn đánh lửa xung quanh và đóng van để ngắt nguồn khí - Khi rò rỉ bồn chứa, tiến hành chuyển lưu sang bồn khác - Tạo không gian thông thoáng tại điểm rò rỉ và khuếch tán hơi hydrocacbon bằng cách thổi với khí nitơ. 10 1.5.3. Đề phòng hơi hydrocacbon Một điều quan trọng và cần thiết là phải giử nồng độ của hơi hydrocacbon trong khu vực làm việc nhỏ hơn 1000ppm thông qua việc tạo sự thông thoáng. Đây là cách hưu hiệu để phòng chống cháy nổ. không bao giờ vào nơi dự đoán có nồng độ rò rỉ hydrocacbon cao 1.5.4. Nguyên tắc an toàn cho các VH cụ thể - Lấy mẫu và làm sạch đầu lấy mẫu. - Cô lập van an toàn. - Công tác kiểm tra định kì. 1.5.5. An toàn hóa chất Các hóa chất thường sử dụng trong công nghiệp dầu khí yêu cầu đề phòng khi sử dụng: - Methanol - Odorant - Hydrogen - Nitrogen - Helium - Hypochlorite 1.5.6. Phân loại khu vực nguy hiểm - Zone 0: là khu vực nguy hiểm mà tại đó khí cháy nổ hiện diện liên tục hay trong 1 thời gian dài. - Zone 1: là khu vực nguy hiểm mà tại đó khí dễ cháy nổ xuất hiện trong điều kiện vận hành bình thường. - Zone 2: là khu vực nguy hiểm mà tại đó khí dễ cháy nổ không xuất hiện trong điều kiện vận hành bình thường. 11 1.6. Các thiết bị an toàn 1.6.1. Dò khí Các đầu dò khí được lắp tất cả các điểm trọng yếu của kho lạnh, bồn chứa và cấu cảng để phát hiện sự hiện diện của LPG hay hydro trong trường hợp có rò rỉ và tác động đến các hệ thống liên quan để đóng van và dừng các bơm sản xuất và mở các van xả nước. Các đầu dò được lắp đặt ở các khu vực: Bảng 2. Khu vực máy nén gắn đầu dò khí ST T 1 2 3 4 5 6 7 8 Khu vực Số lượng Khu vực máy nén butan CMP-1201 Khu vực máy nén propan CMP-1101 Khu vực bồn chứa butan TK-0801 Khu vực bồn chứa propan TK-0701 Khu vực bồn cầu Tk-1501/1601 Khu vực flane Khu vực jetty Khu vực phòng điều khiển 7 6 4 4 7 5 1 1 1.6.2. Dò lửa Các đầu dò khí được lắp tất cả các điểm trọng yếu của kho lạnh, bồn chứa và cấu cảng để phát hiện sự cháy và tác động đén hệ thống ESD thông qua DCS dóng các van dừng bơm sản phẩm và dừng máy nén. Bảng 3. Khu vực máy nén gắn đầu dò lửa STT 1 2 3 4 5 6 7 Khu vực Khu vực máy nén butan CMP-1201 Khu vực máy nén propan CMP-1101 Khu vực bồn chứa butan TK-0801 Khu vực bồn chứa propan TK-0701 Khu vực bồn cầu Tk-1501/1601 Khu vực flane Khu vực jetty Số lượng 6 5 2 2 5 2 4 12 1.7. Tình huống ứng cứu khẩn cấp 2.2.4. Các loại tình huống ƯCKC - Rò rỉ khí, LPG hoặc condensate lớn gây ngạt, nhiễm độc hoặc dẫn đến cháy nổ do vỡ bục đường ống hoặc hư hỏng thiết bị. - Sét đánh dẫn đến hư hỏng hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điều khiển, các đầu dò báo cháy, báo khí… nếu hệ thống chống sét hoạt động không hiệu quả. - Tình huống khẩn cấp đe dọa an ninh. - Người bị thương hay tử vong vì bất cứ nguyên nhân gì trong kho lạnh. - Sự cố cháy nổ từ nhà máy nhựa, hay nhà máy chế biến condensate, khu vực lân cận có nguy cơ lan truyền, bức xạ ảnh hưởng đến KCTV. - Sự cố ngộ độc thực phẩm, ngạt khí, hóa chất. - Sự cố thiên tai. 2.2.5. Phân loại tình huống ƯCKC - Cấp I: Trường hợp sự cố tai nạn nhỏ chưa lập tức gây nguy hại đối với tính mạng tài sản và môi trường, lực lượng xử lý tại chỗ có thể kiểm soát được các tình huống này, KCTV-Công ty KVT chịu trách nhiệm huy động lực lượng và thực hiện các biện pháp xử lý. - Cấp II: Trường hợp sự cố tai nạn gây nên những mối nguy hiểm nhất định đối với tính mạng, tài sản và môi trường. Để có thể kiểm soát các tình huống này, ngoài việc triển khai các biện pháp ứng cứu bằng lực lượng ứng cứu của công ty KVT, còn cần có sự phối hợp, hỗ trợ, chỉ đạo ứng cứu của các Ban, Trung tâm, đơn vị trực thuộc PV Gas, chính quyền địa phương, các đơn vị có lực lượng, phương tiện sẵn có gần kề khu vực xảy ra sự cố theo phương án đã thỏa thuận trước. - Cấp III: Trường hợp sự cố gây nên mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với cuộc sống con người, môi trường hoặc gây thiệt hại ảnh hưởng đến toàn bộ Công trình. Tình huống này có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc xuất phát từ các tình huống ƯCKC thấp hơn do không kiểm soát được và phát triển ngày càng lớn nghiêm trọng 13 hơn. Để đối phó với các tình huống này đòi hỏi phải huy động thêm lực lượng phối hợp từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoặc Chính phủ can thiệp trực tiếp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Năng lượng gió...
130
78479
145