Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo nghiên cứu thực tế công tác tiếp dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố ...

Tài liệu Báo cáo nghiên cứu thực tế công tác tiếp dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo tại ubnd xã cốc lầu, huyện bắc hà, tỉnh lào cai

.DOCX
13
100
115

Mô tả:

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH ............ LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH ........ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỰC TẾ ĐỀ TÀI CÔNG TÁC TIẾP DÂN, GIẢI QUYẾT ĐƠN, THƯ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TẠI UBND XÃ CỐC LẦU HUYỆN BẮC HÀ TỈNH LÀO CAI Họ và tên: .......................................... Lớp: Trung cấp LLCT- HC ............. Lào Cai, tháng 11 năm 2020 MỤC LỤC Stt MỞ ĐẦU 1 2 3 4 1 2 3 4 Lý do chọn đề tài Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu NỘI DUNG Đặc điểm tình hình chung Công tác tiếp dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo tại UBND xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai Đánh giá chung Một số giải pháp nâng cao công tác tiếp dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo tại UBND xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. KẾT LUẬN Trang 1 1 2 2 2 3 3 4 9 10 12 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo hiện nay đang là một trong những vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Việc đổi mới đường lối phát triển kinh tế - xã hội phải đi đôi với thực hiện “Công bằng, dân chủ”. Quan điểm này khẳng định đây là tính ưu việt và là sự khác biệt của Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN Việt Nam đối với bất cứ Nhà nước tư bản nào trên thế giới. Bởi vậy mà Đảng, Nhà nước ta coi công tác tiếp công dân chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo là thực hiện quan điểm “Dân là gốc”; tiếp công dân là tạo điều kiện để nhân dân trực tiếp tham gia quản lý Nhà nước “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền dân chủ, đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, nhũng nhiễu nhân dân, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân. Thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là tiền đề để thực hiện phát triển kinh tế - xã hội. Đối với các xã khó khăn, thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo là tiền đề quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bởi các xã, phường, thị trấn là bộ máy thu nhỏ của đất nước, đây là cơ sở gần dân nhất, do đó việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đóng vai trò vô cùng quan trọng. Qua hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, người dân được phát huy quyền làm chủ, được tham gia xây dựng, góp ý vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, từ đó tin tưởng, phát huy sức mạnh đoàn kết, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đánh giá đúng vai trò, thực trạng tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo ở sở là tiền đề để phát huy những mặt tích cực, khắc phục những khó khăn, hạn chế để nâng cao chất lượng tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở chính quyền cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao. Qua học tập chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính và từ thực tiễn, em chọn chủ đề“Công tác tiếp dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo tại UBND xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai” làm chủ đề nghiên cứu thực tế cuối khóa. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại UBND xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai giúp chúng ta đánh giá được thực trạng tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở tuyến cơ sở, từ đó có biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế của công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Cũng qua nghiên cứu này, bản thân sẽ hiểu sâu sắc hơn về những kiến thức đã được học về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được tiếp thu ở trong Chương trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính. 3. Phạm vi nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: Xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Thời gian nghiên cứu: 9 tháng đầu năm 2020 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Đánh giá thực trạng và đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao “Công tác tiếp dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo tại UBND xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai” trong thời gian tiếp theo. 5. Phương pháp nghiên cứu thực tế Sử dụng phương pháp nghiên cứu báo cáo, tổng hợp, so sánh, phân tích nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực tế. NỘI DUNG 1. Khái quát đặc điểm, tình hình chung của xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Cốc Lầu là xã vùng 3, nằm về phía đông của huyện Bắc Hà cách trung tâm huyện 28 km về phía Đông Nam, Phía Đông giáp xã Nậm Lúc; Phía Tây giáp xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng; Phía Nam giáp xã Điện Quang, huyện Bảo Yên; Phía Bắc giáp xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà. Xã Cốc Lầu là một xã vùng 3, có tổng diện tích tự nhiên 3.688,56 ha. Dân số 639 hộ, gồm 10 dân tộc anh em sống xen kẽ trên 7 thôn bản, có đường tỉnh lộ 160 là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế địa bàn xã. Là một xã thuần nông, người dân chủ yếu sống vào nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo khá cao, cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ, nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế là những bất lợi khiến chương trình xây dựng nông thôn mới ở xã Cốc Lầu gặp không ít khó khăn. Lúa ruộng vụ xuân: Diện tích thực hiện cấy 54/52, đạt 103,8%, năng suất ước đạt 55,5 tạ/ha, sản lượng 299,7tấn. Cơ cấu giống gồm Bắc thơm, thuần thơm. Lúa vụ mùa: Nhân dân thực hiện 97/95 ha. Trà sớm đang đứng cái, trà muộn đang đẻ nhánh rộ. Hiện nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn thôn Làng Chảng (nhóm Minh Hà), Bản Giàng, Cốc Lầu, Nậm lòn, Làng Mới, sâu cuốn lá nhỏ tuổi 4-5 suất hiện hầu hết các thôn, nhân dân đang phun phòng trừ. Cây ngô xuân sớm + chính vụ 190/190 ha đạt 100% kế hoạch, năng suất đạt 42,7tạ/ha, sản lượng 813 tấn. Ngô hè thu 65/65ha, diện tích nhiễm sâu keo mùa thu khoảng 1,5 ha, hiện đang phục hồi. Cây rau mầu vụ xuân thực hiện 14/12ha đạt 116% kế hoạch. Năng suất đạt 100 tạ/ha. sản lượng 140tấn. Cây rau mầu vụ hè thu thực hiện 7 ha, đang cho thu hoạch. Chăn nuôi chỉ đạo cán bộ xuống thôn hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng chống rét như: không chăn thả gia súc khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 120C; cung cấp đủ thức ăn thô, bổ sung thức ăn tinh cho đàn gia súc, che chắn chuồng trại. Tuyên truyền phòng chóng dịch tả Lợn châu phi, vận động nhân dân phun khử trùng chuồng trại để phòng chống bệnh. Tổng đàn trâu hiện có: 807 con. Bò: 35 con. Lợn: 1.447 con. Gia cầm + thủy cầm: 25.150. Ngựa 5 con. Dê: 365con. Xuất chuồng: Trâu 39 con. Lợn 224 con. Dê 58 con. Tiêm phòng: Trâu Bò Lở mồm long móng: 397/400 liều, Trâu Bò tụ huyết trùng: 397/400 liều, lợn tụ huyết trùng: 425/430 liều, Dịch tả Lợn: 425/430 liều, Dại chó 300/300liều, gia cầm 1.200 liều. Công tác lâm nghiệp trồng rừng đến nay 72,9ha/90 ha. Phối hợp với đơn vị tư vấn thực hiện kiểm kê đất đai đi thực tế kiểm kê, khoanh vẽ theo hiện trạng sử dụng đất thực tế lên Bản đồ hiện trạng đó thực hiện được 4/7 thôn. Lập sổ hộ làm nhà trên đất nông nghiệp giai đoạn 2014-2019 với tổng số 86 hộ, trong đó có 15 hộ đủ điều kiện làm hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Lập biên bản vi phạm hành chính đối với 3 hộ xây nhà trên đất nông nghiệp và đình chỉ 01 hộ dựng nhà trên diện tích đất theo hồ sơ pháp lý xã đang quản lý chưa xác định chủ sử dụng và mục đích sử dụng Tổ chức công bố quy hoạch khu dân cư trung tâm xã, thống kế tài sản, cây cối hoa mầu trên đất phục vụ giải phóng mặt bằng. Họp thôn triển khai dự án cấp điện 4 thôn, vận động nhân dân hiến đất, cây cối hoa mầu trên đất để thi công đường điện. Trong 9 tháng đầu năm đã phát hiện và lập hồ sơ 11 vụ vi phạm Luật lâm nghiệp. UBND xã ra quyết định xử phạt vị phạm hành chính 9 vụ = 11.600.000.000đ. UBND huyện ra quyết định xử phạt 01 vụ khai thác gỗ trái phép = 25.000.000đ. Hạt Kiểm Lâm ra quyết định xử phạt 01 vụ = 7.000.000đ, 01 vụ khai thác gỗ trái phép không bắt được đương sự thu hồi 5,1m3. Phối hợp Ban quản lý rừng phòng hộ rà soát diện tích, ranh giới rừng các thôn để phục vụ thành lập Ban QL rừng các thôn. Phối hợp với Hạt kiểm lâm cấp phát kinh phí hỗ trợ trồng rừng sản xuất sau đầu tư năm 2019, 2020. Giải quyết tranh chấp rừng, đã phân chia ranh giới cụ thể giữa 2 hộ. Tổ chức hội nghị kiện toàn tổ bảo vệ rừng, thành lập ban quản lý rừng phòng hộ cấp thôn Bóc tỉa vỏ quế 38 tấn tươi = 950.000.000đ, thân cây quế 186m 3 = 260.400.000đ, lá quế 48 tấn = 76.800.000đ. Tổng thu từ khai thác quế 1.287.200.000đ. Khai thác gỗ hộ gia đình 226 m3 = 316.400.000đ. Số hộ ươm cây giống Quế 13 hộ với số lượng 65,5 vạn cây, ước thu 450.000.000đ. Đảng bộ xã Cốc Lầu có 11 chi bộ bao gồm 7 chi bộ nông thôn và 3 chi bộ trường học, 1 chi bộ Y tế. Trong nhiệm kỳ 2020 -2025, Đảng bộ và nhân dân xã Cốc Lầu đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXV đề ra là: Tiếp tục xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; Không ngừng đổi mới, sáng tạo, giữ vững ổn định chính trị - xã hội; Phát huy nội lực, thu hút và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; Đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng tăng trưởng; Phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu về “bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống, lịch sử cách mạng, truyền thống yêu nước gắn với phát triển du lịch tham quan, học tập; xây dựng xã Cốc Lầu giàu mạnh, văn minh, phấn đấu hàng năm trong tốp dẫn đầu khối xã của toàn huyện và tỉnh...) Trong những năm qua, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng, là nơi tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Vì vậy đòi hỏi cấp ủy, chính quyền mỗi cơ sở phải năng động, sáng tạo trong lãnh chỉ đạo thực hiện mọi nhiệm vụ thì mới đạt được hiệu quả cao. 2. Thực trạng công tác Công tác tiếp dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo ở xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. 2.1. Kết quả đạt được 2.1.1. Công tác tiếp công dân Trong 9 tháng đầu năm 2020, UBND xã Cốc Lầu đã kiện toàn tổ tiếp công dân của UBND xã gồm công chức Tư pháp - hộ tịch, Văn phòng - Thống kê, Địa chính - Xây dựng - đô thị môi trường và công chức Văn hóa - xã hội, trong đó thường trực tiếp công dân là công chức Tư pháp - hộ tịch. Tổ tiếp công dân đã xây dựng lịch tiếp công dân hàng tuần, trong đó đồng chí Chủ tịch UBND xã trực tiếp tiếp công dân vào thứ 5 hàng tuần, còn lại là công chức Tư pháp - Hộ tịch đứng ra tiếp, các công chức khác tiếp công dân khi có sự việc liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách. Dựa trên lịch tiếp công dân, tổ tiếp công dân đã đứng ra tổ chức tiếp công dân theo đúng lịch. Trên cơ sở đó, công dân có thể gặp, trình bày ý kiến, đề xuất kiến nghị, nguyện vọng để phát huy khả năng, năng lực tham gia phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trong 9 tháng đầu năm tiếp nhận 11 đơn, trong đó lĩnh vực đất đai: 7 đơn đã giải quyết xong, lĩnh vực khác 03 đơn, 01 lĩnh vực công an chuyển cán bộ chuyên môn giải quyết. Tổ tiếp công dân đã tiến hành theo dõi, ghi nhật ký tiếp công dân đầy đủ, chi tiết từng ngày, giúp cho lãnh đạo, các cơ quan cấp trên và cán bộ chuyên môn dễ theo dõi tình hình tiếp công dân của UBND xã. Dựa trên nội dung tiếp công dân, UBND xã đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn xác minh, giải quyết các vụ việc theo quy định. Trong năm, 6 vụ việc liên quan đến công tác tiếp công dân đã được giải quyết kịp thời, đúng quy định. Trong 9 tháng đầu năm tiếp nhận 11 đơn, trong đó lĩnh vực đất đai: 7 đơn đã giải quyết xong, lĩnh vực khác 03 đơn, 01 lĩnh vực công an chuyển cán bộ chuyên môn giải quyết. Công tác tư pháp - hộ tịch: Thường xuyên mở sổ sách đăng ký khai sinh, khai tử cho nhân dân đầy đủ kịp thời. đúng ký khai sinh bản chính cho 52 trường hợp, đăng ký kết hôn 15 cặp, xác nhận hôn nhân 18. Phối hợp với các ban ngành đoàn thể tuyên truyền pháp Luật 9 tháng đầu năm là: 862 lượt người tham gia trên 7 thôn bản Công tác chứng thực: Chứng thực bản sao từ bản chính 432 hồ sơ. Lệ phí 1.750.000đ. Lập biên bản xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình 04 vụ. Tham mưu ra quyết định xử lý vi phạm hành chính = 3.500.000đ nộp Kho Bạc. Xây dựng báo cáo đánh giá 05 năm thực hiện Quy định số 11-QĐ/TU, ngày 26/10/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy quy định tạm thời về công tác tuyên vận Dựa trên nội dung tiếp công dân, UBND xã đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn xác minh, giải quyết các vụ việc theo quy định. Trong năm, 6 vụ việc liên quan đến công tác tiếp công dân đã được giải quyết kịp thời, đúng quy định. 2.1.2. Công tác giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo Qua công tác tiếp công dân, trong 9 tháng đầu năm 2020, UBND xã Cốc Lầu đã tiếp nhận 11 đơn, thư của công dân phản ánh, kiến nghị liên quan đến đất đai, chế độ chính sách, không có đơn, thư tố cáo. Trong đó 07 đơn liên quan đến đất đai, 03 đơn liên quan đến chế độ chính sách, 01 lĩnh vực công an chuyển cán bộ chuyên môn giải quyết Sau khi tiếp nhận các đơn, thư, UBND xã đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn phối hợp với các bộ phận chuyên môn, các thôn, bản xác minh, các nội dung được phản ánh, kiến nghị trong đơn. Trên cơ sở kết quả xác minh, nghiên cứu các văn bản, quy định liên quan, cán bộ chuyên môn đã tham mưu cho UBND xã các phương án giải quyết các vụ việc. Trong 9 tháng đầu năm 2020, UBND xã Cốc Lầu đã giải quyết 11 đơn, thư theo đúng quy định của pháp luật. 2.2. Một số tồn tại, hạn chế Bên cạnh các kết quả đã đạt được tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã vẫn còn những khó khăn, tồn tại: Tình hình thời tiết diễn biến bất thường, nắng hạn mưa bão đã làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân, cơ sở vật chất nhà văn hoá các thôn bản được đầu tư xây dựng nhưng còn thiếu, tỷ lê ̣ sinh con thứ 3 vẫn còn. Tình trạng công dân xuất cảnh trái phép đi làm thuê Trung quốc vẫn xảy ra trên địa bàn xã. Việc giải quyết đơn thư vẫn còn tồn đọng kéo dài, hoạt động khai thác vận chuyển vật liệu xây dựng, khoáng sản trên địa bàn xã làm trục đường tỉnh lộ 160 bị xuống cấp nghiêm trọng, khói bụi ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, hoạt động đạo giáo diễn ra còn tiềm ẩn, do đó cần một đội ngũ những người am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu và làm việc chuyên trách. Nhưng công tác giải quyết khiếu nại hiện nay trên địa bàn xã chủ yếu là kiêm nhiệm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân là người chủ trì, chịu trách nhiệm chính về quyết định giải quyết khiếu nại nhưng lại phải lo mọi việc của địa phương nên khó có điều kiện chuyên tâm về việc này. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng giải quyết khiếu nại chậm chạp, thiếu dứt điểm, chất lượng thấp, tái khiếu nhiều. Việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền các văn bản pháp luật trên hệ thống truyền thanh xã vẫn còn hạn chế, chưa đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hình thức tuyên truyền còn đơn điệu, chưa thu hút và tạo sự quan tâm của người dân. Chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu về công tác tiếp công dân kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn có mặt hạn chế, một số cán bộ làm công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư của công dân còn thiếu kinh nghiệm, ngại va chạm, còn tình trạng nể nang, chưa xác định rõ trọng trách của mình. Một bộ phận người dân chưa nhận thức đầy đủ các quy định của pháp luật, lại bị kích động nên khiếu kiện gay gắt đối với những trường hợp đã được giải quyết đúng pháp luật. Một số trường hợp lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để kéo dài thời gian, không chấp hành quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật. 2.3. Nguyên nhân của tồn tại hạn chế. Sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của chính quyền cơ sở chưa thật sự quyết liệt, toàn diện, sát sao, chưa cụ thể hóa bằng chương trình, kế hoạch kiểm tra giám sát thường xuyên dẫn đến việc thiếu trách nhiệm tiếp công dân của cán bộ, công chức. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được đầu tư cơ bản nhưng chưa xây dựng được phần mềm cơ sở dữ liệu về tiếp công dân, chưa kết nối được với cơ sở dữ liệu quốc gia về tiếp công dân nên làm cho công tác tiếp công dân của cán bộ hạn chế hơn. Công tác phối hợp giữa Ủy ban nhân dân xã với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao cùng với công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước nói chung, về tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân nói riêng còn hạn chế nên ảnh hưởng đến nhận thức của người dân. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chưa phát huy được vai trò của mình để giám sát, phối hợp tốt với Ủy ban nhân dân xã bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho thành viên của mình cũng như giáo dục thành viên của tổ chức mình thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng các quy định của pháp luật về tiếp công dân, gắn với giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Nhận thức của người dân về chính sách, pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại, tố cáo còn nhiều hạn chế, một số trường hợp người dân mặc dù hiểu rõ các quy định của pháp luật, song cố tình không chấp hành quyết định đã giải quyết theo đúng pháp luật. Nhân sự phục vụ cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn thiếu, chưa đáp ứng được khối lượng công việc cần phải thực hiện, chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng, nghiệp vụ về công tác tiếp công dân, phần lớn đội ngũ công chức tham gia tiếp công dân chưa qua đào tạo Lý luận chính trị. Thực hiện dân chủ ở xã đã triển khai nhưng hiệu quả thực chất chưa cao. 3. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả Công tác tiếp dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo ở xã Xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Tôi xin đề xuất 7 giải pháp chính để nâng cao hiệu quả của công tác tiếp công dân cụ thể như sau: Một là: Làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực thi pháp luật về công tác tiếp công dân. Đây được xem là giải pháp quan trọng nhất; vì nó giúp cho người dân hiểu rõ pháp luật, từ đó thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo đúng pháp luật. Đồng thời, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, nhất là trong tiếp dân, tiếp nhận, xử lý và giải quyết khiếu nại tố cáo; từ đó góp phần giảm thiểu khiếu nại tố cáo phát sinh. Đổi mới nội dung, đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật nói chung, pháp luật về công tác tiếp công dân nói riêng; qua đó nâng cao trách nhiệm, ý thức pháp luật của cán bộ và nhân dân. Hai là: Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm của thủ trưởng các cấp, các ngành, các đơn vị; trong đó có công tác tiếp công dân nhằm góp phần tăng cường chất lượng hiệu quả của công tác này. Việc thanh tra, kiểm tra cần được tiến hành thường xuyên, liên tục gắn với đổi mới, cải tiến về phương pháp, cách thức để nhanh chóng phát hiện, xử lý, uốn nắn, chấn chỉnh các vi phạm sai sót, khuyết điểm. Mặt khác biểu dương, nhân rộng những mặt tích cực điển hình, tiên tiến trong công tác tiếp công dân, cần khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách như: thể chế pháp luật về công tác tiếp công dân . Ba là: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân, chú ý kết hợp chặt chẽ giữa khâu lựa chọn, tuyển dụng, bố chí cán bộ với quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Tăng cường tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; kỹ năng tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo cho đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo. Bốn là: Thường xuyên tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để phục vụ thiết thực cho việc nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tiếp công dân. Tiếp tục tăng cường trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại tố cáo, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu; có biện pháp xử lý nghiêm đối với trường hợp vi phạm pháp luật về tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Đồng thời, xử lý đúng pháp luật đối với người khiếu nại, người tố cáo cố tình lợi dụng quyền khiếu nại, quyền tố cáo để vi phạm pháp luật. Năm là: Phát huy dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trình bày, kiến nghị những ý kiến tâm tư, nguyện vọng để phát hiện kịp thời những sai sót, lệch lạc trong quá trình chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng nhằm chấn chỉnh bổ sung và hoàn thiện các chính sách, chủ trương, pháp luật; quản lý tốt mọi mặt của đời sống xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Sáu là: Đảm bảo công tác tiếp công dân phải thực hiện đúng quy trình, thường xuyên và đột xuất, nắm bắt và giải quyết tốt các yêu cầu của công dân. Công tác tiếp công dân phải đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực, giảm phiền hà cho người dân, hạn chế đến mức thấp nhất việc khiếu nại, tố cáo vượt cấp, đông người. Bảy là: Các cấp, các ngành cần tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng với các cấp chính quyền. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, Ban thanh tra nhân dân và các tổ chức hoà giải. Luôn xác định công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại tố cáo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, làm tốt công tác này sẽ góp phần giữ gìn ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, từ đó góp phần quan trọng giúp cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các dự án đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. PHẦN KẾT LUẬN Tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo là một trong những khâu cơ bản của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Làm tốt khâu này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo kịp thời theo đúng thủ tục qui định của pháp luật, giúp thủ trưởng các cấp, các ngành đánh giá đúng tình hình lãnh đạo, quản lý, thực thi công vụ của cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước. Thực hiện tốt việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân mà đặc biệt là công tác tiếp công dân, điều này thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến các quyền tự do, lợi ích chính đáng của công dân, nó còn là bảo đảm cho sự phát triển kinh tế xã hội, sự ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước. Nhận thức sâu sắc ý nghĩa trên, từ xưa cha ông ta đã có câu: “Việc nhân nghĩa cốt để yên dân” và khi lãnh đạo nhân dân xây dựng chính quyền cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn chú trọng đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Tuy nhiên trong thời gian tới, Đảng và Nhà nước ta lãnh đạo đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát huy quyền dân chủ của nhân dân sẽ không tránh khỏi nhiều khiếu nại, tố cáo; nhất là khiếu nại đến đất đai, nhà ở, giải phóng mặt bằng, đền bù hành lang giao thông… Tố cáo cán bộ, đảng viên tiêu cực, tham nhũng… Các khiếu nại, tố cáo nêu trên nếu không giải quyết đúng đắn, kịp thời sẽ ảnh hưởng đến phát triển quy hoạch các khu công nghiệp, cở sở hạ tầng, mở rộng đô thị, thu hút đầu tư các dự án nước ngoài... Chính vì vậy, trong thời gian tới, những người làm công tác tiếp công dân phải thực sự tạo được chuyển biến hơn nữa trong nhận thức và chỉ đạo, đưa công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt hiệu quả ngày càng cao. Làm tốt công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân là góp phần thực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, thể hiện bản chất tốt đẹp của xã hội ta, của Nhà nước ta - Nhà nước “của dân, do dân và vì dân”.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan