Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp Bài giảng chăn nuôi chó, mèo (nghề chăn nuôi thú y trình độ trung cấp)...

Tài liệu Bài giảng chăn nuôi chó, mèo (nghề chăn nuôi thú y trình độ trung cấp)

.PDF
24
1
145

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT BÀI GIẢNG MÔ ĐUN: CHĂN NUÔI CHÓ MÈO MÃ SỐ: MĐ 13 NGHỀ: CHĂN NUÔI THÚ Y TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Lưu hành nội bộ) Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày ………tháng.... năm…… ...........……… của ………………………………….. Bạc Liêu, năm 2021 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách bài giảng nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2 LỜI GIỚI THIỆU Bài giảng mô đun “Chăn nuôi chó mèo” cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh hoc, kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc chó mèo. Đồng thời chọn địa điểm phù hợp cũng như kỹ thuật xây dựng chuồng trại để chăn nuôi chó mèo mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tài liệu có giá trị hướng dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất. Bài giảng này là mô đun chuyên ngành bắt buộc trong chương trình đào tạo trung cấp nghề chăn nuôi thú y. Trong mô đun này gồm có 04 bài dạy thuộc thể loại tích hợp như sau: Bài 01: Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc chó con Bài 02. Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc chó mang thai Bài 03. Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc mèo con Bài 04. Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc mèo chữa 3 BÀI GIẢNG MÔ DUN Tên mô đun: CHĂN NUÔI CHÓ MÈO Mã mô đun: MĐ13 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: mô đun Chăn nuôi chó mèo là mô đun chuyên môn bắt buộc trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề, nghề chăn nuôi thú y, được giảng dạy cho người học sau khi đã học các môn học/mô đun kỹ thuật cơ sở. - Tính chất: là mô đun chuyên nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn về các quy trình kỹ thuật chăn nuôi chó mèo, mô đun giới thiệu những kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học, công tác giống, quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc chó mèo. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Chăn nuôi chó mèo có vai trò và có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm tạo ra sản phẩm cho người dân, tăng năng suất, tăng thu nhập cho hộ nuôi. Ngoài ra chăn nuôi chó mèo cũng là nguồn những thú cưng cho người dân. Mặc khác, nghề chăn nuôi chó mèo phát triển nhằm góp phần ổn định kinh tế cho người dân. Mục tiêu của mô đun: Mục tiêu của mô đun: Sau khi học xong mô đun người học sẽ đạt được: - Về kiến thức: + Trình bày được quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc chó con + Trình bày được quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc chó mang thai. + Trình bày được quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc mèo con. + Trình bày được quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc mèo chữa. - Về kỹ năng: + Thực hiện được kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng chó con. + Thực hiện được kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng chó mang thai. + Thực hiện được kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng mèo con. + Thực hiện được kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng mèo chữa. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Tự chủ trong các công việc chăm sóc và nuôi dưỡng các loại chó, mèo. + Có tinh thần trách nhiệm trong học tập, trong công việc chăn nuôi và chăm sóc chó, mèo một cách tốt nhất. Nội dung của mô đun: 4 Bài 1 KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC CHÓ CON Mã bài: 01 Giới thệu: Để thực hiện nuôi dưỡng và chăm chó con một cách tốt nhất. Trước tiên là phải biết tiêu chuẩn giống, đặc điểm của chó con, kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc chó con. Từ đó vận dụng vào thực tiễn nuôi dưỡng chó con một cách tốt nhất. Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng: - Về kiến thức: + Trình bày được các bước trong quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc chó con. + Mô tả các dụng cụ, vật liệu và phụ kiện để nuôi dưỡng và chăm sóc chó con. - Về kỹ năng: + Xác định được các chỉ tiêu lựa chọn giống chó con; + Thực hiện được quy trình kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng chó con. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Tự chủ trong các công việc chăm sóc và nuôi dưỡng các giống chó con. + Có tinh thần trách nhiệm trong học tập, trong công việc chăn nuôi chó con. A. Nội dung chính 1. Chọn lựa giống chó 1.1. Tiêu chuẩn chọn chó con 1 đến 2 tháng tuổi Chỉ nên mua chó đã được 8 tuần tuổi ( 1- 2 tháng ) trở lên và đã được tiêm chủng đầy đủ và đã được tẩy giun, sán chó. Một con chó đạt yêu cầu cần phải đảm bảo là khỏe mạnh, lanh lợi, chân thẳng và xương chắc, có màu lông đặc trưng của giống chó. Một con chó khỏe là con chó vận động nhanh nhẹn, ham chơi đùa, bộ lông sạch, mũi bóng ướt, mắt sáng, ngực nở sâu. Không nên chọn những chú chó con sợ tiếng ồn và nhút nhát. Cách chọn chó về nuôi khá phức tạp vì giống chó rất đa dạng và mục đích sử dụng của từng gia đình, từng chủ khác nhau. Khi vào chọn chó con trong đàn chó, mọi người cần chuẩn bị mang theo một chiếc khăn tay màu sắc để thử . Cứ tiến thẳng vào đàn chó, dùng chân dập mạnh xuống đất con nào thần kinh yếu sẽ sợ sệt và chạy đi , con nào thần kinh tốt không sợ mà vẫn sán lại liếm tay nếu ta đưa tay ra , Sau đó ta đưa cái khăn ra vẫy vẫy trước mặt con chó mà nó đưa chân ra, vồ lấy là đạt. Những con chó như vậy có hệ thần kinh tốt , năng động , không sợ người lạ . Sau này dù làm cảnh , hay làm việc đều rất dễ huấn luyện , nhanh thuộc và đõ mất nhiều công chăm sóc và dạy dỗ. * Dụng cụ và vật liệu nuôi chó ( thú cưng). 5 - Bát đựng thức ăn, bảng tên,vòng cổ,dây dắt chó, rọ mõm và túi vận chuyển cho chó. Còi, đồ thời trang cho chó ( thú cưng). - Bình xịt vệ sinh, máy sấy, sữa tắm, găng tay. Chuồng nuôi chó, thau, máng ăn, máng uống, thức ăn, thuốc tri ve rận…. 1.2. Đặc điểm sinh lý ở chó con Từ ngày mới sinh đến ngày thứ 5: chó con chưa mở mắt. Lỗ khe tai đóng và chó con chuyển động theo phản xạ tự nhiên. Từ ngày tuổi thứ 5-8: khe tai mở, thính giác bắt đầu phát triển. Từ ngày tuổi thứ 11-16: thính giác đã hoạt động bình thường. Từ ngày tuổi thứ 20-25: Răng sữa bắt đầu mọc. Trong khoảng 8-10 ngày (kể từ ngày mọc răng) răng cửa và răng nanh mọc xong. 2. Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc chó con 2.1. Kỹ thuật nuôi dưỡng chó con 2.1.1. Kỹ thuật nuôi dưỡng chó con đang bú sữa Chó con mới sinh ra phải cho nằm cạnh mẹ. Phải bú sữa mẹ, nhất thiết phải được bú sữa đầu. Vì trong sữa đầu có nhiều kháng thể giúp chó con chống đỡ bệnh tật. Khi mới sinh chó chưa có răng, lỗ khe tai đóng lại, chuyển động rất khó khăn. Mọi hoạt động của chó con lúc này nhờ bản năng. Tự tìm vú mẹ và bú. Nếu chó con thiếu sữa mẹ lúc này có thể cho chó con uống thêm sữa bò tươi. Từ ngày thứ 5 trở đi bắt đầu cho chó con ăn thêm vài thìa canh sữa bò tươi/con/ngày (hãy luôn hâm nóng sữa cỡ nhiệt độ cơ thể chó con), lúc đầu cho bú bằng vú cao su, về sau rót vào đĩa và dúi mõm chó con vào đĩa sữa để chó con tự liếm sữa. Tuần tuổi thứ 2 tăng lượng sữa lên 200 – 300g sữa bò tươi/con/ngày cho đến lúc chó được 1 tháng tuổi. Đồng thời từ ngày tuổi thứ 15 cho chó con ăn thêm cháo gạo nấu với thịt xay hoặc băm nhỏ (20g/con), ngày ăn 1-2 bữa. Nên bổ sung thêm vào sữa 2 ống Clorua canxi/con/ngày. Từ ngày thứ 21 – 30 cho chó con ăn 2 bữa/ngày hỗn hợp cháo gạo nấu với thịt băm nhỏ (20-5g/con) + sữa có trộn 1-2 giọt Tetravit hoặcTrivit. Bên cạnh, ta cần thường xuyên theo dõi trọng lượng chó con để đánh giá tình trạng phát triển và sức khỏe của chúng: 6 2.1.2. Kỹ thuật nuôi dưỡng chó dưới 1 năm tuổi Khi chó con bị tách mẹ, sự thay đổi đột ngột chế độ ăn uống, chăm sóc có thể gây nên rối loạn tiêu hóa đường ruột. Do đó, trong 1-2 tuần đầu tách khỏi mẹ cần cho chó con ăn theo đúng chế độ ăn uống, dinh dưỡng mà chủ cũ đã nuôi, cho chó ăn từ 5-6 lần/ngày. Thức ăn tốt nhất cho chó con ở độ tuổi này là các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là phomat tươi. Từ 1-2 tháng tuổi nên cho chó con ăn thịt băm nhỏ hoặc xay. Thức ăn phải được nấu chín và trộn đều với sữa và nước dùng. Từ 30 – 45 ngày tuổi: Sữa, phomat (60%), cháo gạo (10%), lòng đỏ trứng (10%), thịt bò băm nhỏ (10%), các chất khoáng (10%). Nếu không có phomat thì có thể bổ sung clorua canxi vào sữa (3 ống/ngày). Cho ăn ngày 6 lần, mỗi lần 100g hỗn hợp thức ăn. Từ 45 - 60 ngày tuổi: Cho ăn ngày 6 lần nhưng lượng thức ăn cho mỗi lần tăng lên. Trong mỗi lần ăn cần bổ sung vào hỗn hợp thức ăn 1 ống clorua canxi hoặc 1 ống gluconatcanxi. Từ 2 – 3 tháng tuổi: Cho ăn ngày 4 lần và lượng thức ăn trong khẩu phần tăng lên. Mỗi bữa ăn cần bổ sung thêm chất khoáng A,D2, E từ 1-2 giọt và một ít rau đã nấu chín trộn đều vào hỗn hợp thức ăn. Từ 3 – 4 tháng tuổi: Cho ăn ngày 4 lần/ ngày và lượng thức ăn trong khẩu phần tăng lên. Lúc chó đạt 3,5 tháng tuổi chó bắt đầu thay răng, chó có thể bỏ ăn, uể oải lờ đờ và thân nhiệt có thể tăng. Từ 4 – 5 tháng tuổi: Tăng thêm lượng thịt hoặc cá trong khẩu phần ăn và nhất thiết phải tăng liều lượng canxi và vitamin A, D, Trivit, Tetravit. Ngày cho ăn 3 lần và một tách sữa vào 22 giờ. Từ 5 – 6 tháng tuổi: cho ăn 3 lần và một tách sữa vào 22 giờ, bổ sung thêm canxi vào khẩu phần ăn. 7 Từ 7- 12 tháng tuổi: Thịt (40%), cháo (20%), rau (10%), sữa và chất khoáng (20%). Cho chó ăn ngày 3 lần. 2.2. Kỹ thuật chăm sóc chó con Chó con mới sinh ra phải được bú sữa đầu và sữa mẹ. Tuy nhiên, nhiều chó con mới sinh không thể tìm được vú chó mẹ nên bạn cần đưa núm vú chó mẹ vào miệng chó con để chúng có thể bú sữa. Nếu chó mẹ được tiêm vaccine một tháng trước khi chó mang thai, kháng thể miễn dịch qua sữa mẹ sẽ bảo vệ cho chó con tới lúc 16 tuần tuổi. Do đó, chăm sóc chó con mới sinh nên cho chó con bú càng sớm càng tốt. Chúng ta cần quan tâm đến ổ lót của đàn con mới sinh vì chúng chưa thích nghi với điều kiện sống mới: khô sạch, nhiệt độ thích hợp ấm áp thường xuyên. Trong tuần lễ đầu nên dùng bóng điện 40W sưởi cho chó con. Sau khi chó con ra đời được 1 ngày phải theo dõi chúng hoạt động có bình thường không, đồng thời kiểm tra các ngón thừa. Thường sau 3 - 4 ngày người ta phải cắt ngón thừa cho gọn. Mỗi ổ chó sinh ra thường nuôi từ 4 - 7 con tùy khả năng và sự tiết sữa của chó mẹ, từ ngày thứ 3 - 10 cần cắt phần nhọn ở hai chân trước của chó con (đề phòng chúng cào rách vú mẹ) đến ngày thứ 20 cắt lại một lần nữa. Đối với chó dưới 6 tháng tuổi: Nên dùng thuốc tẩy giun cho chó ngay sau khi được 1 tháng tuổi. Sau đó mỗi tháng tẩy lại 1 lần cho đến khi được 6 tháng tuổi. Từ 6 tháng đến 1 tuổi nên tẩy giun 3 – 4 tháng một lần. Từ 1 tuổi nên tẩy 1 lần/năm. Cho chó ăn đúng giờ, đúng nơi quy định và uống nước sạch đủ. Thức ăn của cho phải luôn ấm nóng, tốt nhất là bằng nhiệt độ cơ thể chó con. Điều này tốt cho hệ tiêu hóa, đồng thời tránh được những bệnh như: viêm đường ruột, tiêu chảy, care, pravo...thường gặp ở chó con trong giai đoạn 2 đến 6 tháng. Trong vòng 15 phút cần dọn đi phần thức ăn thừa còn lại. Sau khi ăn chó cần nghỉ ngơi ít nhất 1 giờ. Việc tắm cho chó con dưới 6 tuần tuổi có thể làm chúng bị cảm lạnh. Khi ở độ tuổi này thì việc chăm sóc và làm sạch cho chúng sẽ do chó mẹ đảm nhiệm. Thời điểm tốt nhất để bắt đầu tắm cho cún cưng là khi các bé ấy được từ 10-12 tuần tuổi. Trước khi bắt đầu tắm bạn nên cho cún làm quen với bồn tắm rồi tới nước. 8 Ngoài ra, bạn phải thường xuyên vệ sinh chỗ nằm của chó con. Vải trải giường phải được giặt sạch sẽ và thay thường xuyên để tránh chấy rận. Cân trọng lượng để đánh giá tình trạng phát triển và sức khỏe của chó con. B. Câu hỏi: Câu 1: Trình bày tiêu chuẩn của chó con 8 tuần tuổi. Câu 2: Trình bày đặc điểm sinh lý của chó con. Câu 3: Trình bày kỹ thuật nuôi dưỡng chó con đang bú sữa. Câu 4: Trình bày kỹ thuật nuôi dưỡng chó con dưới 1 năm tuổi Câu 5: Trình bàỳ kỹ thuật chăm sóc chó con. C. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: - Kỹ thuật nuôi dưỡng chó con đang bú sữa; - Kỹ thuật chăm sóc cho con. D. Ghi nhớ: Kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc chó con và chó con. * Tài liệu tham khảo: - Tài liệu chính: [1]. Huỳnh Ngọc Tuyết (2020), bài giảng chăn nuôi chó mèo, Trường Cao Đẳng kinh Tế kỹ thuật Bạc Liêu. [2]. Tô Du, Xuan Giao (2006), Kỹ thuật nuôi chó mèo & phòng trị bệnh thường gặp, Lao động – xã hội. 9 -Tài liệu bổ sung: http://huanluyencho.com.vn/cach-chon-va-nuoi-cho-con-cuc-chuan-a92.html https://dogily.vn/cho-canh/cach-nuoi-cho-con/ 10 Bài 2 KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC CHÓ MANG THAI Mã bài: 02 Giới thệu: Để thực hiện nuôi dưỡng và chăm chó mang thai một cách tốt nhất. Trước tiên là phải biết tiêu chuẩn giống, phân loại thức ăn, xây dựng dược khẩu phần ăn cho chó mang thai theo từng giai đoạn. Đồng thời thực hiện được kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc chó mang thai. Từ đó vận dụng vào thực tiễn nuôi dưỡng chó mang thai một cách tốt nhất. Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng: - Về kiến thức: + Mô tả các dụng cụ và nguyên vật liệu nuôi dưỡng và chăm sóc chó mang thai. + Thực hiện các bước thao tác trong quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc chó mang thai. - Về kỹ năng: + Phân biệt và lựa chọn được các loại thức ăn cho chó mang thai. + Thực hiện được quy trình kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng chó mang thai. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Tự chủ trong các công việc chăm sóc và nuôi dưỡng các giống chó mang thai. + Có tinh thần trách nhiệm trong học tập, trong công việc chăn nuôi chó mang thai. A. Nội dung chính 1.1. Xây dựng khẩu phần thức ăn cho chó mang thai 1.1. Phân loại thức ăn Tốp 3 loại thức ăn cho chó mang thai tốt nhất hiện nay; Royal Camin Mother Babydoy đây là loại thức ăn cung cấp dinh dưỡng dồi dào, loại này bổ sung các viatmin, khoáng chất như kẽm, đồng, phootspho, can xi… cần thiết cho chó mẹ nuôi dưỡng chó con trong bụng một cách tốt nhất, chó mẹ có nhiều sức khỏe, nhiều năng lượng. Dog Mania là loại thức ăn khô được chiết xuất từ Hàn Quốc. sản phẩm được chế biến nguyên liệu hữu cơ nên rất đảm bảo cho mang thai và thai nhi. Loại thức ăn này chế biến với mùi hương rất thơm, có thịt xay nhỏ, kích thích ngon miệng. Ngoài ra nó còn chứa thành phần sữa non rất bổ cho mẹ và tăng khả năng tiết sữa và chó con tăng sức đề kháng sau này. SmartHeart Mother và Babydog là dòng sản phẩm thái lan, loại thức ăn này protein cao hỗ trợ cho phôi thai. Đồng thời tăng khả năng tiết sữa. Ngoài ra loại thức ăn này lượng canxi khá dồi dào giúp xương chắc khỏe, chứa các axit béo thiết yếu giúp cho da và lông trong suốt thai kỳ luôn mượt mà và khỏe đẹp. 11 1.2. Thực hiện xây dựng khẩu phần thức ăn cho chó mang thai 1.2.1. Đầu thai kỳ Giai đoạn đầu của kỳ thai sẽ dài khoảng 3 tuần. Trong thời kỳ này, chỉ cần cho chó ăn lượng thức ăn như thường ngày là được. Ngoài việc cung cấp những loại thức ăn quen thuộc như thịt, rau trong bữa ăn của chó thì nên bổ sung thêm canxi. Chó mang thai ăn gì vào giai đoạn đầu? Ngoài ra, trong khi mang thai chó có hiện tượng biếng ăn. Hiện tượng này sẽ kết thúc sau 3 - 4 tuần đầu. Trong trường hợp hiện tượng này xảy ra triền miên thì phải đưa ngay cún cưng đến cơ sở thú y theo dõi. 1.2.2. Giữa thai kỳ Đây là khoảng thời gian từ tuần 4- 6 của thai kỳ. Trong giai đoạn này thì cần tăng khẩu phần ăn lên để nuôi dưỡng cả chó mẹ và chó con. Thời kỳ này cho chó mẹ ăn những loại thức ăn nhiều đạm, giàu chất xơ, đặc biệt cần bổ sung sắt để tránh thiếu máu như thịt bò, trứng,... Tuỳ vào cân nặng của chó và số con trong bụng mà sẽ cân nhắc xem cho chó ăn với lượng thức ăn và đảm bảo chó phải tăng 15-30% cân nhé. Bên cạnh việc tính xem cho chó mang thai ăn gì trong giai đoạn này thì cũng cần lưu ý cho chó nghỉ ngơi, ít vận động vì đây là thời kỳ chó dễ sảy thai nhất. 12 Chó sẽ ăn rất nhiều vào giữa kỳ thai 1.2.3. Cuối thai kỳ Vào những tuần 7-9, vấn đề ăn uống của chó mẹ khá thất thường. Lúc đầu sẽ ăn rất nhiều nhưng càng đến khi gần đẻ sẽ ăn rất ít. Cụ thể vào 2 tuần trước khi sinh, chó mẹ sẽ vẫn có xu hướng ăn nhiều. Một tuần trước khi đẻ, chó sẽ ăn rất ít, thậm chí là không ăn gì. Vì thế, ta hãy chú ý cung cấp đủ nước và thức ăn cho chúng nhé. Nên chọn những loại thức ăn mềm để dễ nhai và dễ tiêu hoá hơn. Đồng thời cũng nên bổ sung gel dinh dưỡng hoặc canxi cho chó để tăng sức khoẻ. 2. Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc chó mang thai Sau khi phối giống nếu dự đoán chó cái đã mang thai thì phải chăm sóc nuôi dưỡng tốt, mỗi ngày bổ sung thêm vào khẩu phần 80 – 100g thịt nạc hoặc 2 quả trứng và 1 cốc sữa tươi. Từ tháng thứ 2 trở đi chó cái mở thay đổi rõ như tăng trọng lượng, thân hình to ra, bầu vú tăng dần. Thời gian mang thai của chó khoảng 60 - 65 ngày. Thời gian đầu mang thai cho chó ăn 3 bữa/ngày, thời kỳ sau cho ăn 4 bữa/ngày. Đảm bảo chất lượng của khẩu phần thức ăn: đủ đạm, vitamin, khoáng và cho chó uống nước sạch tự do vì lúc này chó cái rất cần nước cho quá trình trao đổi chất để phát triển bào thai. Chuẩn bị ổ đẻ cho chó từ ngày thứ 58 kể từ ngày phối giống: Thoáng mát mùa hè, kín ấm khô sạch vào mùa đông. Trước khi đẻ 1 ngày chó cái thường bỏ ăn, đi lại liên tục quanh chuồng, tìm ổ đẻ, thở nhanh hơn, rên rỉ, nhất là lúc chuyển dạ sự đau đớn tăng lên, chất nhầy từ âm hộ chảy ra nhiều. Chó con mới sinh ra, còn dính với dây rốn và nhau, sau đó chó mẹ cắn dây rốn và lếm khô chó con, tiếp tục sự chuyển dạ để đẩy chó con còn trong ổ bụng ra ngoài. Thường thì mỗi con đẻ ra cách nhau từ 15 đến 20 phút nhưng cũng có thể lâu hơn. Trong 13 lúc chó đẻ phải chú ý quan sát chó có đẻ khó không. Chó con đẻ ra yếu và bị ngạt phải có sự can thiệp của bác sĩ thú y: Xé bỏ màng nhau, dùng giấy vệ sinh lau khô chó con. Đặc biệt lau màng nhầy ở lỗ mũi và miệng để chó con thở dễ dàng.Thời gian đẻ của chó nhanh hay chậm tùy thuộc vào số con, tùy thuộc vào sức khỏe của chó mẹ. Nhưng một ca đẻ từ 3-10 giờ chó mới đẻ xong. - Khi chó đẻ kết thúc, cần cho chó mẹ uống sữa nóng (ấm), nước đường cho thêm vitamin B1 để nghỉ ngơi từ 6-8 giờ mới cho chó ăn cháo thịt nạc hoặc trứng (bỏ lòng trắng): Chế độ ăn này duy trì trong vòng 24 giờ đầu, những ngày tiếp theo cho ăn từ 3-5 bữa. Sau lần ăn đầu tiên cần thay ổ lót cho chó con. Sau đó hàng ngày phải thay ổ lót, như vậy mới đảm bảo ổ nuôi sạch, chó con khỏe mạnh và ít bị bệnh. B. Câu hỏi: Câu 1: Nêu và trình bày các loại thức ăn dùng cho chó mang thai tốt nhất hiện nay. Câu 2: Trình bày các giai đoạn cung cấp thức ăn cho chó mang thai. Câu 3: Trình bày kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc cho chó đang mang thai. C. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: - Trình bày các giai đoạn chó mang thai; - Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc cho chó mang thai. D. Ghi nhớ: - Kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc chó mang thai. * Tài liệu tham khảo: - Tài liệu chính: [1]. Huỳnh Ngọc Tuyết (2020, bài giảng chăn nuôi chó mèo, Trường Cao Đẳng kinh Tế kỹ thuật Bạc Liêu. [2]. Tô Du, Xuan Giao (2006), Kỹ thuật nuôi chó mèo & phòng trị bệnh thường gặp, Lao động – xã hội. -Tài liệu bổ sung: http://huanluyencho.com.vn/cach-chon-va-nuoi-cho-con-cuc-chuan-a92.html https://dogily.vn/cho-canh/cach-nuoi-cho-con/ https://dogily.vn/cho-canh/cach-nuoi-cho-con/ 14 Bài 3 KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC MÈO CON Mã bài: 03 Giới thệu: Để thực hiện nuôi dưỡng và chăm mèo con một cách tốt nhất. Trước tiên là phải biết tiêu chuẩn giống, đặc điểm của mèo con, kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc mèo con. Từ đó vận dụng vào thực tiễn nuôi dưỡng mèo con một cách tốt nhất. Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng: - Về kiến thức: + Mô tả dụng cụ và nguyên vật liệu trong quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc mèo con. + Thực hiện các bước thao tác trong quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc mèo con - Về kỹ năng: + Xác định được các chỉ tiêu lựa chọn giống mèo con. + Thực hiện được quy trình kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng mèo con. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Tự chủ trong các công việc chăm sóc và nuôi dưỡng các giống mèo con. + Có tinh thần trách nhiệm trong học tập, trong công việc chăn nuôi mèo con. A. Nội dung chính A. Nội dung chính 1. Chọn lựa giống mèo 1.1. Tiêu chuẩn chọn mèo con 1 đến 2 tháng tuổi Khi nhận hay mua mèo về nuôi tốt nhất để mèo con được 1- 2 tháng tuổi. Khi đó mèo đã biết tự ăn uống và được mèo mẹ huấn luyện biết cách sinh tồn. Đây cũng là thời gian tốt nhất để bạn luyện tập cho mèo. Chọn mèo nuôi làm cảnh: nên chọn mua các giống mèo ngoại nhập vào nước ta: mèo Singapore, mèo xiêm, mèo long chuột xù (Anh), mèo tai cụp Scotland (Anh),… Chọn mèo “hay chuột”: Chọn những con vừa có màu sắc đẹp, vừa có tính “hay chuột”. Mèo có màu đen, mèo có mũi đỏ, mèo có đôi mắt xanh khi nhìn đảo lên đảo xuống,… là những loại mèo “hay chuột”. Chọn mèo “hay chuột” nên chọn những con có trọng lượng vừa phải, đuôi dài, thân hình thon gọn, chân cao. Khi mua ta nên tìm hiểu mèo mẹ có “hay chuột” không và đẻ mấy con trên một lứa? Chọn mèo nuôi lấy thịt: cần chọn mèo có trọng lượng to, nặng cân, không cần rậm long, thân mình dài, rộng và sâu ngực, chân to, đùi to và đuôi mập. Chọn mèo con về nuôi thịt cũng nên chọn ở những ổ có mèo mẹ đẻ sai con, đẻ nhiều lứa trong một năm. 15 Chọn mèo vừa để bắt chuột vừa để lấy thịt: Cần chọn mua ở những ổ có mèo mẹ to con, con sai. 1.2. Đặc điểm sinh lý ở mèo con Mèo có thân nhiệt trung bình 38 – 39,50C được nuôi và thích nghi ở mọi vùng khí hậu khác nhau trên trái đất. Mèo có giấc ngủ sâu và dài tới 200 phút. Mèo có tập tính ngủ ban ngày, săn bắt chuột vào ban đêm. Mèo luôn phóng bằng 4 chân. Khi nhảy từ trên cao xuống mèo rất nhanh nhẹn và có phản xạ giữ thăng bằng rất tốt. Vừa bắt đầu té, đầu nó đã xoay ngang lại, uốn cột sống cho thẳng hàng với đầu, rồi gấp ngay 2 chân sau lại để giảm sóc khi bị té ngã. Hơn nữa, trong tai mèo có cơ quan ống tam bán rất phát triển có tác dụng nắm bắt sự cân bằng của thân thể. Mèo thường dùng bàn chân trước để rửa mặt, làm sạch bộ râu sạch sẽ để có thể thu nhận được tin tức. Mèo có tập tính bới đất để che dấu phân và nước tiểu ngay sau khi đi vệ sinh nhằm tránh địch thủ phát hiện phạm vi hoạt động của nó. Một thói quen nữa của loài mèo được tổ tiên di truyền lại là mèo luôn mài móng vì bộ móng chính là công cụ dùng để săn bắt. 2. Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc mèo con 2.1. Kỹ thuật nuôi dưỡng mèo con 16 Mèo con sơ sinh khoảng 70 – 100g, thường nhắm mắt, yếu ớt và sau khoảng 2 tuần thì mèo con mở mắt. Thường sau khi đẻ 10 – 12 giờ mèo con mới bắt đầu bú mẹ, cần cho mèo con bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Sau khi mở mắt mèo con bắt đầu liếm láp tập ăn cùng với mẹ và đi lại trong nhà. Mèo con có tốc độ lớn nhanh, 10 ngày sau khi sinh đã tăng trọng gấp đôi so với trọng lượng sơ sinh, sau đó thì tốc độ lớn giảm đi. Sau khi đẻ khoảng 1 tháng lượng sữa mèo mẹ giảm nên cần cho mèo con ăn thêm sữa bò hoặc sữa chuyên dùng và bổ sung vào thức ăn các nguyên tố vi lượng như Co, Cu, Fe, … để mèo con chóng lớn khỏe mạnh và sớm biết đi kiếm mồi. Khi mèo con được 3 tuần tuổi trở đi bắt đầu cho mèo dứt sữa từ từ, trong khoảng thời gian 3 – 6 tuần tuổi nên cho mèo ăn thịt gà nhuyễn trộn sữa và thức ăn dứt sữa chuyên dùng cho mèo. Từ 6 tuần tuổi trở đi bắt đầu tập cho mèo ăn thức ăn dành cho mèo trưởng thành. Khi mèo lớn không nên cho mèo uống sữa vì dễ gây tiêu chảy cho mèo. Cung cấp nước uống đầy đủ cho mèo, không thể thay nước bằng sữa. Để cho mèo con chóng lớn từ tháng tuổi thứ 2 cần cho mèo con tập ăn cùng với mèo mẹ. Mỗi ngày cho ăn 20 – 30g cá/mèo con. Từ tháng tuổi thứ 3 mỗi ngày cho ăn 30 – 40g cá/mèo con trộn với cơm và rau nấu chín, đảm bảo đủ khoáng chất và vitamin cho cơ thể. Từ 2 – 3 tháng tuổi mèo con đã có sự tập dượt như chạy nhảy, vờn mồi, leo trèo một mình hoặc đùa giỡn,… Từ tháng tuổi thứ 5-6 trở đi mèo con đã có thể tập dượt việc bắt chuột. Mỗi ngày cho ăn 40 – 50g cá hoặc thịt/ mèo con. Nên dạy mèo đi vệ sinh ngay từ nhỏ. Mèo con thường đi vệ sinh buổi sáng khi mèo thức dậy và sau khi ăn. 2.2. Kỹ thuật chăm sóc mèo con Ở mỗi giai đoạn khác nhau, chế độ dinh dưỡng cũng như việc chăm sóc mèo cũng có sự khác biệt. Bạn cần hiểu về tình trạng sức khỏe của mèo ở từng giai đoạn để có cách kết hợp ăn uống tạo thói quen trong sinh hoạt hàng ngày. 17 2.2.1. Cách chăm sóc mèo con mới đẻ Lúc này, thể trạng mèo còn yếu, nhỏ, cần sự quan tâm đặc biệt. Thức ăn cho mèo con mới đẻ chủ yếu là sữa (sữa mẹ hoặc sữa tiệt trùng). Do đó, bạn cần chú ý: Giữ mèo con luôn ấm 24/24 bằng đèn sưởi hoặc khăn bông. Hòa thêm canxi dành cho mèo vào sữa khi cho mèo ăn, liều lượng khoảng 1/6 viên/ ngày. Có thể cho mèo uống sữa tiệt trùng, liều lượng khoảng 3 – 4 lần/ ngày, có sự cách đều giữa các bữa ăn. Khử trùng bình sữa hoặc xi-lanh dùng để hòa sữa cho mèo bằng nước nóng 40 độ trước khi hòa sữa. Dùng khăn mềm để lau bộ phận đi vệ sinh của mèo con hàng ngày. 2.2.2. Cách chăm sóc mèo con 1 tháng tuổi Mèo từ 1 tháng tuổi trở lên đã có thể đi lại dễ dàng hơn, cách chăm sóc có phần thay đổi cho phù hợp: Cho mèo uống sữa có hòa canxi, lượng canxi khoảng 1/8 – 1/6 viên/ ngày. Bạn lưu ý cho mèo con uống sữa 2 lần/ ngày là vừa phải. Việc giảm bữa uống sữa của mèo đồng nghĩa với việc mèo sẽ bắt đầu ăn thêm thức ăn khác. Bạn trộn thức ăn (thịt lợn, thịt gà, cá…) thật nhuyễn và cho mèo ăn giữa 2 lần uống sữa. Bạn lưu ý chọn kỹ thức ăn, tránh để mèo ăn phải xương cá, gà, lợn… Sử dụng các loại sữa tắm chuyên dụng cho mèo để vệ sinh tốt hơn, tắm cho mèo 1 lần/ tháng bằng nước ấm, đồng thời trị các bệnh ve rận. 2.2.3. Cách chăm sóc mèo con 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi Lúc này mèo con đã có da thịt hơn và trong giai đoạn phát triển, cách chăm sóc cũng có nhiều thay đổi: Cai sữa dần dần, thay vào đó là cơm cùng các loại thịt có nhiều dưỡng chất hơn. Duy trì đều đặn liều lượng canxi trong chế độ ăn của mèo. Tập cho mèo ăn hạt, bạn có thể trộn cùng với sữa nếu mèo chưa quen ăn. Luôn chuẩn bị thêm một chén nước bên cạnh phần ăn của mèo, các loại chén ăn cần được vệ sinh thường xuyên. Tiêm phòng vaccine, tẩy giun… theo lời khuyên của bác sĩ thú y. 18 2.2.4. Cách chăm sóc mèo trên 6 tháng tuổi Khi mèo đã cứng cáp hơn, chúng có sức đề kháng hơn, do đó chế độ chăm sóc cũng dễ dàng hơn nhiều. Tuy nhiên, sự thay đổi trong tính cách đôi khi hơi thiếu thân thiện, bạn cần lưu ý: Duy trì chế độ ăn uống đã được hình thành trước đó. Tiêm phòng và tẩy giun định kỳ tháng/ năm. Tránh việc đổi chủ đối với những chú mèo trên 2 tuổi vì mèo cũng dễ bị sốc tâm lý. Huấn luyện mèo từ sớm vì càng lớn mèo càng khó thay đổi thói quen cũ. Tránh cho mèo ăn một số loại thức ăn dễ khiến mèo bị ngộ độc như chocolate… Trong giai đoạn này, nếu mèo có bất kỳ hiện tượng bất thường nào như đi ngoài, nổi mẩn đỏ, nôn… bạn cần đưa mèo đến cơ sở thú y gần nhất để kịp thời chữa trị. 19 B. Câu hỏi: Câu 1: Trình bày tiêu chuẩn của chó con 8 tuần tuổi. Câu 2: Trình bày đặc điểm sinh lý của mèo con. Câu 3: Trình bày kỹ thuật nuôi dưỡng mèo con. Câu 4: Trình bày kỹ thuật chăm sóc mèo con mới đẻ. Câu 5: Trình bày kỹ thuật chăm sóc mèo con 1 tháng tuổi Câu 6: Trình bày kỹ thuật chăm sóc mèo 2 đến 6 tháng tuổi. Câu 7: Trình bày kỹ thuật chăm sóc mèo trên 6 tháng tuổi. C. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: - Kỹ thuật nuôi dưỡng mèo con mới đẻ; - Kỹ thuật chăm sóc mèo con 1, 2, 6 tháng tuổi . D. Ghi nhớ: - Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc mèo con. * Tài liệu tham khảo: - Tài liệu chính: [1]. Huỳnh Ngọc Tuyết (2020, bài giảng chăn nuôi chó mèo, Trường Cao Đẳng kinh Tế kỹ thuật Bạc Liêu. [2]. Tô Du, Xuan Giao (2006), Kỹ thuật nuôi chó mèo & phòng trị bệnh thường gặp, Lao động – xã hội. -Tài liệu bổ sung: https://zoipet.com/cham-soc-meo-con 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan