Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Bài dự thi tìm hiểu pháp luật trong nhà trường phổ thông 2016...

Tài liệu Bài dự thi tìm hiểu pháp luật trong nhà trường phổ thông 2016

.DOC
11
152
97

Mô tả:

Bài dự thi tìm hiểu pháp luật trong nhà trường phổ thông 2016
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ GIANG TRƯỜNG THPT VỊ XUYÊN BÀI DỰ THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂM 2016 Họ và tên: Phạm Thế Ngày tháng năm sinh: 20/8/2000 Lớp 11B8 Dân tộc: Kinh Trường THPT Vị Xuyên, Địa chỉ: Tổ 3- TT Vị Xuyên- Huyện Vị Xuyên- Hà Giang Họ và tên: Đỗ Đình Hiệp Ngày tháng năm sinh: 09/02/2000 Lớp 11B8 Dân tộc: Kinh Trường THPT Vị Xuyên, Địa chỉ: Tổ 3- TT Vị Xuyên- Huyện Vị Xuyên- Hà Giang Câu 1: * Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. * Quy định của Hiến pháp 2013 ghi nhận về quyền sống của con người, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân và nghĩa vụ cơ bản của công dân. - Quy định của Hiến pháp 2013 ghi nhận về quyền sống của con người + Điều 19: Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. - Quy định của Hiến pháp 2013 ghi nhận về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. + Điều 20 1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nàokhác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. 2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định. 3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nàokhác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm. - Quy định của Hiến pháp 2013 ghi nhận về nghĩa vụ cơ bản của công dân. + Điều 43: Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường. + Điều 44: Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất. + Điều 45 1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. 2. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân. + Điều 46: Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng. + Điều 47: Mọi người có nghĩa vụ nộpthuế theo luật định. Câu 2: * Những trường hợp được kết hôn theo quy định của luật hôn nhân gia đình 2014 (Điều 8. Điều kiện kết hôn) 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. * Những trường hợp cấm kết hôn theo quy định của luật hôn nhân gia đình 2014 ( khoản 2 Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình ) a) Kết hôn giả tạo, b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; đ) Yêu sách của cải trong kết hôn; e) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi. * Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được quy định như sau: ( Điều 11. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật) 1. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự. 2. Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này. 3. Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. 4. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này. Câu 3: * Những quy định bình đẳng giới về chính trị, giáo dục và đào tạo, bình đẳng giới trong gia đình. - Bình đẳng giới về chính trị (Điều 11. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ) 1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội. 2. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức. 3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. 4. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức. 5. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm: a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. - Bình đẳng giới về giáo dục và đào tạo ( Điều 14. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ) 1. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng. 2. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo. 3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. 4. Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ. 5. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm: a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo; b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật. - Bình đẳng giới trong gia đình ( Điều 18. Bình đẳng giới trong gia đình ) 1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình. 2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình. 3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật. 4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển. 5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình. * Ở địa phương hoặc trường học của anh ( chị ) việc thực hiện bình đẳng giới được thực hiện: em thấy ở địa phương hiện nay đã không còn khái niệm trọng nam khinh nữ mọi người đều bình đẳng ngày xưa đàn ông là trụ cột gia đình làm mọi việc để nuôi sông gia đình nhưng nay đã khác người người phụ nữ có thể làm người trụ cột trong gia đình và có thể làm những công việc mà một người đàn ông làm, người phụ nữ cũng có thể là một người lãnh đạo tài ba không thua gi đàn ông cả. Câu 4: * Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ - Theo khoản 5 điều 6: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h; b) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc; c) Vượt xe trong những trường hợp cấm vượt, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm h Khoản 4 Điều này;( h) Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép) d) Chạy trong hàm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ; đ) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ; e) Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định. - Theo khoản 6 điều 6. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. - Theo khoản 10 điều 6: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 9 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ. (Khoản 9. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị; c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh; d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.) Câu 5: * Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới ( Điều 21) 1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô. 2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực; b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe; c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 5, Điểm c Khoản 7 Điều này. 3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này; b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe; c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định). 4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên; b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực; c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 06 (sáu) tháng. 5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa; b) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia. 6. Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô. 7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây: a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 (sáu) tháng trở lên; b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa; c) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia. 8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5, Điểm b Khoản 7 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa. Câu 6: * Các hành vi bạo lực gia đình(Điều 2 luật phòng chống bạo lực gia đình ) 1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm: a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục; e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở. 2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng. * Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình (Điều 5 luật phòng chống bạo lực gia đình ) 1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây: a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình; b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này; c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật; d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này; đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu. * Những hành vi bị nghiêm cấm (Điều 8 luật phòng chống bạo lực gia đình ) 1. Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 của Luật này. 2. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình. 3. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình. 4. Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình. 5. Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình. 6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật. 7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình. Câu 7 * Các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 3 luật phòng, chống mua bán người) 1. Mua bán người theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Bộ luật hình sự. 2. Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác. 3. Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. 4. Cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này. 5. Môi giới để người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này. 6. Trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi quy định tại Điều này. 7. Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật. 8. Cản trở việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý hành vi quy định tại Điều này. 9. Kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân. 10. Tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân. 11. Giả mạo là nạn nhân. 12. Hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này. * Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân (Điều 6 luật phòng, chống mua bán người) 1. Đề nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ mình, người thân thích khi bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản. 2. Được hưởng các chế độ hỗ trợ và được bảo vệ theo quy định của Luật này. 3. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. 4. Cung cấp thông tin liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền. 5. Thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến vụ việc mua bán người. * Anh (chị) cần làm gì để tự bảo vệ mình và người thân khỏi bị mua bán: chúng ta cần tìm hiểu, học và trao đổi với người thân một số kiến thức cơ bản về các thủ đoạn lừa đảo cơ bản, không để bị dụ dỗ. Câu 8 * Nghiêm cấm các hành vi sau đây ( Điều 3 luật phòng, chống ma túy ) 1. Trồng cây có chứa chất ma túy. 2. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần. 3. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy. 4. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma túy. 5. Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội về ma túy mà có. 6. Chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma túy. 7. Trả thù hoặc cản trở người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng, chống ma túy. 8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy. 9. Các hành vi trái phép khác về ma túy. * Người nghiện ma túy bị buộc phải vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc trong những trường hợp sau. - Điều 28. 1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 2. Việc đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thời hạn cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm. 3. Người nghiện ma túy tự nguyện làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là bị xử lý vi phạm hành chính. 4. Tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện bắt buộc, chế độ cai nghiện bắt buộc, thủ tục đưa người nghiện ma túy quy định tại khoản 1 Điều này vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. - Điều 29. 1. Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định thì được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc dành riêng cho họ. 2. Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi tự nguyện hoặc được gia đình làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc dành riêng cho họ. 3. Việc cai nghiện ma túy đối với người nghiện ma túy quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không coi là việc xử lý vi phạm hành chính. 4. Tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện bắt buộc, thẩm quyền, thời gian, chế độ cai nghiện, thủ tục đưa người nghiện ma túy quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Chính phủ quy định. C©u 9 : * QuyÒn vµ nghÜa vô häc tËp cña c«ng d©n ( §iÒu 10 luËt gi¸o dôc ) Häc tËp lµ quyÒn vµ nghÜa vô cña c«ng d©n. Mäi c«ng d©n kh«ng ph©n biÖt d©n téc, t«n gi¸o, tÝn ngìng, nam n÷, nguån gèc gia ®×nh, ®Þa vÞ x· héi, hoµn c¶nh kinh tÕ ®Òu b×nh ®¼ng vÒ c¬ héi häc tËp. Nhµ níc thùc hiÖn c«ng b»ng x· héi trong gi¸o dôc, t¹o ®iÒu kiÖn ®Ó ai còng ®îc häc hµnh. Nhµ níc vµ céng ®ång gióp ®ì ®Ó ngêi nghÌo ®îc häc tËp, t¹o ®iÒu kiÖn ®Ó nh÷ng ngêi cã n¨ng khiÕu ph¸t triÓn tµi n¨ng. Nhµ níc u tiªn, t¹o ®iÒu kiÖn cho con em d©n téc thiÓu sè, con em gia ®×nh ë vïng cã ®iÒu kiÖn kinh tÕ - x· héi ®Æc biÖt khã kh¨n, ®èi tîng ®îc hëng chÝnh s¸ch u ®·i, ngêi tµn tËt, khuyÕt tËt vµ ®èi tîng ®îc hëng chÝnh s¸ch x· héi kh¸c thùc hiÖn quyÒn vµ nghÜa vô häc tËp cña m×nh. Câu 10: Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam xác định Nhân dân là chủ thể xây dựng và thi hành Hiến pháp, hay nói cách khác, xây dựng và thi hành Hiến pháp là công việc của Nhân dân. Quan điểm này được thể hiện ngay từ lời nói đầu khi Hiến pháp khẳng định:“Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Điều 46 của Hiến pháp năm 2013 cũng hiến định: … “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng”. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nhấn mạnh rằng, hiệu lực của Hiến pháp và pháp luật chỉ có được khi mọi người nghiêm chỉnh chấp hành. Trong thực thi Hiến pháp, pháp luật, về phía Nhà nước, việc tổ chức thực hiện phải nghiêm minh, thưởng phạt phải rõ ràng, về phía công dân, tất cả mọi người không loại trừ ai đều có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện đúng pháp luật, có ý thức tôn trọng pháp luật. Chúng ta cần làm gì để thực hiện tốt và bảo vệ Hiến pháp năm 2013? Đây là câu hỏi đòi hỏi trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân trong việc thực thi Hiến pháp và pháp luật đó cũng là hành động yêu nước của mỗi công dân theo tinh thần hành động “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” Để thực hiện tốt và bảo vệ Hiến pháp năm 2013 trước hết bản thân phải thực hiện nghĩa vụ học tập, tìm hiểu Hiến pháp năm 2013 và nắm vững pháp luật, vì có nắm vững thì mới thực hiện đúng Hiến pháp, pháp luật, trên tinh thần thượng tôn pháp luật công dân đều phải sống và làm việc dựa trên các quy định của Hiến pháp và luật pháp; không ai được phép đặt mình ra khỏi các quy định của Hiến pháp. Tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật của một công dân phải được thể hiện thông qua các hình thức thực hiện đó là: Thực hiện tuân thủ Hiến pháp, pháp luật tự mình kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà Hiến pháp, pháp luật hiến định, và quy định.Chấp hành Hiến pháp, pháp luật tự giác thực hiện những nghĩa vụ do Hiến pháp, pháp luật quy định. Là công dân Việt Nam chúng ta có quyền sử dụng Hiến pháp, pháp luật, chúng ta được “chủ động” thực hiện hoặc không thực hiện các quyền của mình theo ý chí của mình nhưng không trái với Hiến pháp. Trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia việc quản lý nhà nước và xã hội để thực hiện Hiến pháp, pháp luật. Là công dân Việt Nam chúng ta phải có trách nhiệm tham gia quản lý xã hội ở các hình thức thực hiện như: có quyền tự ứng cử đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, quyền bầu cử đại biểu ưu tú đại diện cho mình tham gia vào cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp). Tham gia góp ý kiến đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước; kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước; đấu tranh với tệ nạn quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và những hiện tượng tiêu cực trong bộ máy nhà nước; thực hiện khiếu nại, tố cáo những việc làm trái pháp luật, trái với Hiến pháp của các cơ quan và công chức nhà nước. Hai là, để chấp hành tuyệt đối Hiến pháp và pháp luật là công dân Việt Nam chúng ta phải có ý thức, trách nhiệm rèn luyện đạo đức pháp luật nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật, trên tinh thần “đạo đức là pháp luật tối cao, pháp luật là đạo đức tối thiểu”. Vì pháp luật bao giờ cũng là một trong những biện pháp để khẳng định một chuẩn mực đạo đức và biến nó thành thói quen. Chuẩn mực càng khó khẳng định bao nhiêu thì vai trò của pháp luật càng quan trọng bấy nhiêu. Mỗi công dân Việt Nam có ý thức thực thi pháp luật thì cả xã hội sẽ có trật tự, kỷ cương, văn minh, tiến bộ. Ba là, mỗi công dân phải có trách nhiệm thực hiện tuyên truyền hiến pháp và pháp luật, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở: việc công bố đạo luật chưa phải là đã xong, mà còn phải tuyên truyền giáo dục lâu dài mới thực hiện được tốt. Là công dân Việt Nam ngoài việc thực hiện và thi hành pháp luật chúng ta có trách nhiệm tuyên tuyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật đến trong gia đình và cộng đồng dân cư nơi cư trú. Bốn là, mỗi công dân phải luôn có ý thức, trách nhiệm tố giác trước những tư tưởng, hành động của một bộ phận công dân thiếu hiểu biết, hoặc cố tình làm trái Hiến pháp coi Hiến pháp, pháp luật là sự trói buộc mình nên đã có tâm lý trốn tránh pháp luật. Năm là, không bị dao động trước những thông tin, tuyên truyền của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước lấy danh nghĩa dân chủ, nhân quyền kích động, nói xấu nội dung Hiến pháp năm 2013 để thực hiện các mục đích chính trị ảnh hưởng đến an ninh, quyền lợi thiêng liêng của dân tộc khi thông tin đó chưa được kiểm chứng, xác thực trong thực tế và không được đại bộ phận Nhân dân Việt Nam đồng tình. Nhận thức đúng dắn, có lập trường kiên quyết nhằm bảo vệ tính đúng đắn của Cương lĩnh, Điều lệ, đường lối của Đảng; bác bỏ những quan điểm sai trái. Chống những luận điệu xuyên tạc, gây rối, phá hoại việc thực thi Hiến pháp để kích động tâm lý bất mãn, chống đối, chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Hiểu đúng, hiểu đủ, hiểu có trách nhiệm, và có nhận thức đúng đắn về dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa; phê phán những quan điểm cho rằng việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 không tạo những chuyển biến lớn; quá trình sửa đổi tiến hành hình thức, không bảo đảm dân chủ … Thực hiện và bảo vệ Hiến pháp không chỉ là nhiệm vụ là trách nhiệm của công dân đối với đất nước nó còn góp phần vào việc thực hiện và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã khẳng định “Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân”.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan