Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Bai du thi lien mon: vận dụng kiến thức hóa họa, sinh học giải thích tác hại của...

Tài liệu Bai du thi lien mon: vận dụng kiến thức hóa họa, sinh học giải thích tác hại của việc dùng than tổ ong

.DOC
7
318
58

Mô tả:

1. Tên tình huống “Tại sao dùng than tổ ong lại có hại cho sức khỏe của con người?” Ảnh 1 - Than tổ ong tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại tới sức khỏe con người. 1 2. Mục tiêu giải quyết tình huống Vận dụng kiến thức hóa học, sinh học để giải thích nguyên nhân, biểu hiện và tìm ra cách phòng tránh ngộ độc khí than cho mọi người. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống - Nguyên nhân gây ngộ độc khí than - Biểu hiện của ngộ độc khí than - Xử trí và điều trị ngộ độc khí than - Các phòng tránh ngộ độc khí than 4. Giải pháp giải quyết tình huống Để giải thích nguyên nhân, biểu hiện và tìm ra cách phòng tránh ngộ độc khí than cần áp dụng các môn học sau: - Hóa học: tìm hiểu và giả thích nguyên nhân ngộ độc khí than - Sinh học: giải thích nguyên nhân và biểu biện ngộ độc khí than. - Ngữ Văn : Sử dụng lời lẽ, ngôn từ biểu cảm có sức thuyết phục để tuyên truyền. - GDCD: Giáo dục ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng, nhất là lúc khó khăn hoạn nạn; Giáo dục kĩ năng sống phòng chống tai nạn do ngộ độc khí than cho học sinh. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống Viết các ý chính  Tìm hiểu  Trao đổi Viết thành bài thuyết trình: * Tư liệu sử dụng: sách giáo khoa sinh học và sách giáo khoa hóa học lớp 10, 11, 12. * Ứng dụng công nghệ thông tin: Tìm kiếm trên các trang web. - www.khoahoc.com.vn 2 - http://suckhoedoisong.vn/ - http://yduochoc.vn/ - http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/moi-truong/ Từ các kiến thức đó để học sinh viết thành bài thuyết trình: 5.1. Nguyên nhân gây ngộ độc khí than Loại than mà chúng ta chế ra than tổ ong dùng làm chất đốt có thành phần chính là than đá, được hình thành từ cách đây hàng triệu năm, do cây cối bị chôn vùi dưới nhiệt độ cao trong lòng đất. Than đá khi cháy sinh ra một lượng nhiệt năng lớn và cho sản phẩm cuối cùng là khí carbonic (CO2) và nước. Trong quá trình than cháy, không phải tất cả đều cháy hết và cho sản phẩm cuối cùng CO2 mà có nhiều phần cháy dở (cháy không hoàn toàn do than không tiếp xúc hoặc không đủ lượng ôxy cần thiết) nên cho sản phẩm cháy dở là khí carbon monoxid (CO). Khi đưa một bếp than vào phòng rồi đóng kín cửa, sẽ có ba nguy cơ gây tử vong: thứ nhất là lượng CO tăng cao do phòng thiếu ôxy cần thiết cho sự cháy hoàn toàn, thứ hai là nồng độ CO2 cũng phát thải trong khi than cháy và thứ ba là lượng ôxy bị suy giảm nghiêm trọng do bị tiêu thụ quá nhiều khi bếp than cháy. Cả hai loại khí CO2 và CO đều không màu, không mùi nên không thể phát hiện được khi chúng tăng cao trong phòng kín bằng giác quan con người. So với CO2, khí CO còn có độc tính cao hơn rất nhiều lần. CO có ái lực với hồng cầu mạnh hơn ôxy khoảng 250 lần nên khi vào máu, CO gắn chặt với hồng cầu khiến cho hồng cầu mất chức năng chuyên chở ôxy từ phổi tới các tế bào. Mặt khác, CO còn gắn với myoglobin trong tế bào cơ và các cytocrom gây nên tổn thương cơ, đặc biệt là cơ tim và thương tổn hệ thần kinh. Nồng độ khí CO lên tới 0,1% trong không khí đã đủ nguy hiểm cho sức khỏe con người. 3 Ảnh 2 - Mỗi bếp than là một lò phát sinh độc tố. Ảnh 3 - Khi đốt cháy, than tổ ong sẽ thải ra hai chất thải chính là khí CO và CO2, nếu hít thở nhiều có thể gây tổn thương vùng vỏ não. 4 5.2. Biểu hiện của ngộ độc khí than Như đã nói ở trên, ngộ độc khí than chủ yếu do nồng độ CO2 và CO tăng cao trong phòng kín. Các biểu hiện bao gồm mức độ nhẹ như mệt mỏi, đau đầu, nôn, ù tai, chóng mặt; nặng hơn bắt đầu có cảm giác tức ngực, khó thở, nôn mửa dữ dội, mắt nhìn mờ, mỏi cơ; nặng hơn nữa nạn nhân có những cơn co giật, thất điều, liệt cơ, suy hô hấp, phù phổi cấp, rối loạn nhịp tim, hôn mê sâu, tụt huyết áp và tử vong. Điều hết sức nguy hiểm cần nhấn mạnh ở đây là: mặc dù các biểu hiện được mô tả theo các mức độ từ nặng đến nhẹ, hay nói cách khác, người bệnh hoàn toàn có thể biết được mức độ triệu chứng của mình, nhưng đó là những trường hợp nạn nhân tiếp xúc với khí độc khi chưa ngủ. Giai đoạn đầu khi đốt lò than trong nhà, lượng CO2 và CO còn thấp, lượng ôxy trong phòng còn cao, mọi người vẫn thấy bình thường và đi ngủ. Khi nồng độ hai chất khí này tăng dần, mức độ ngộ độc bắt đầu tăng khiến cho nạn nhân rất khó cảm nhận khi đã ngủ say. Nguy hiểm hơn là khí CO gây yếu cơ và liệt cơ nếu ngộ độc nặng nên trong nhiều trường hợp, nạn nhân không thể còn phản xạ gì để vùng dậy mở cửa hoặc làm các động tác tương tự để tự giải thoát. Trong tuyệt đại đa số các trường hợp, nạn nhân đều tử vong với tư thế còn nằm yên trong chăn như đang ngủ và chỉ có một vài trường hợp được tìm thấy nạn nhân tử vong cạnh cửa ra vào (đã bò ra đến cửa nhưng không đủ sức mở ra). Vì vậy, khí CO còn được mệnh danh là “kẻ giết người im lặng” (silent killer). Mức độ nguy hiểm khi đưa bếp than vào sưởi trong phòng kín còn có sự đóng góp thêm của việc nồng độ ôxy bị sụt giảm và nạn nhân sẽ hầu như không còn cơ hội sống sót nếu như có uống thêm bia rượu hoặc sử dụng ma túy. 5.3 Xử trí và điều trị ngộ độc khí than Như vậy, tác hại khôn lường của than tổ ong đến sức khỏe con người: - Gây ngộ độc khí than tổ ong (do trong than có khí độc SO2, NO2, CO…) - Tác nhân gây viêm phổi, viêm phế quản, ung thư phổi… - Đốt than tổ ong trong phòng kín có thể gây ngạt dẫn đến chết người. 5 - Phụ nữ mang thai nếu thường xuyên sống trong môi trường bị ô nhiễm bởikhói than sẽ có nguy cơ bị sẩy thai, thai bị biến dạng rất cao. - Bông giữ nhiệt (sử dụng làm bếp) cũng có thể gây ung thư đường hô hấp cho người sử dụng hoặc vô tình hít phải. - Gây cháy nổ và những tai nạn đáng tiếc cho trẻ nhỏ. - Gây ô nhiễm môi trường… Khi người nhà phát hiện ra nạn nhân cần khẩn trương làm những việc theo trình tự như sau: nhanh chóng mở rộng cửa, làm thoáng khí, đưa bệnh nhân ra khỏi nơi nhiễm độc càng nhanh càng tốt. Bản thân người đến cấp cứu nạn nhân cũng phải chú ý đảm bảo an toàn cho mình, đồng thời nhanh chóng gọi người khác hỗ trợ, gọi cấp cứu y tế như gọi 115. Nếu bệnh nhân thở yếu hoặc ngừng thở, phải tiến hành ngay việc thổi ngạt bằng hô hấp nhân tạo miệng - miệng hay miệng - mũi. Nếu nạn nhân không còn tỉnh thì đặt bệnh nhân nằm nghiêng ở tư thế an toàn rồi vừa hà hơi thổi ngạt, vừa nhanh chóng chuyển đến bệnh viện. Khi nạn nhân đã được chuyển đến các cơ sở y tế, cần tiến hành các biện pháp hồi sức: khai thông đường thở, hỗ trợ hô hấp, khi cần phải đặt ống nội khí quản và thở máy; chống co giật, hôn mê; nếu bệnh nhân tụt huyết áp, phải truyền dịch, đặt catheter, cho thuốc vận mạch; dùng thuốc điều trị toan chuyển hóa, tiêu cơ vân, suy thận; đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân... Trong điều trị đặc hiệu: dùng liệu pháp ôxy, cung cấp ôxy liều cao càng sớm càng tốt. Những bệnh nhân bị ngộ độc nặng, cần cho thở ôxy cao áp. 5.4. Cách phòng tránh ngộ độc khí than Đó là không nên đưa bếp than vào trong phòng để sưởi. Trường hợp quá lạnh, cần phải sưởi thì cũng có thể nhưng tốt nhất phải mở cửa hoặc thông gió để đảm bảo độ thông thoáng cho căn phòng. Việc này hết sức quan trọng vì phòng có thoáng thì lượng CO2 và CO sinh ra trong quá trình than cháy sẽ được 6 thoát ra ngoài và lượng ôxy được cung cấp đủ thì than cháy càng hết và lượng khí CO sinh ra càng ít. Có thể đưa bếp vào cho phòng ấm lên sau đó đưa ra ngoài trước khi ngủ. Cũng không nên để bếp than ở đầu giường hoặc ngay dưới gầm giường sẽ rất nguy hiểm do hít phải lượng khí độc cao. Mọi người dân không dùng các loại than để sưởi trong phòng kín; không nên dùng lò nướng, bếp gas để sưởi. Thường xuyên kiểm tra thiết bị an toàn của bếp gas, lò sưởi, hệ thống thông hơi. Không đặt máy phát điện ở nơi kín như tầng hầm, nhà để xe hoặc để gần cửa phòng ở. Nếu có điều kiện, gia đình nên mua thiết bị phát hiện khí CO (carbon monoxidee detecter) để trong nhà. Ở nơi làm việc có khí CO như lò gạch, lò luyện kim, xưởng máy... phải đo nồng độ CO định kỳ và có biện pháp xử lý để nồng độ CO không vượt quá ngưỡng cho phép. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Việc dùng than tổ ong hay than củi để sưởi ấm trong thời tiết giá lạnh là nguy cơ cao làm cho trẻ nhỏ và người già xuất hiện cơn hen phế quản, suy tim mạch, nặng hơn là dẫn đến tình trạng ngộ độc khí, hôn mê sâu, nếu tỉnh thì cũng để lại di chứng là mất trí nhớ. Có rất nhiều bệnh nhân nhập viện không chỉ bị ngộ độc than tổ ong, mà còn bị ngộ độc do sử dụng các thiết bị sưởi bằng điện. Vì vậy, nghiên cứu về thực trạng ngộ độc khí than, giải thích nguyên nhân, nhận biết triệu chứng và cách phòng tránh ngộ độc khí than rất có ý nghĩa đối với mọi người, đặc biệt là người dân ở khu vực nông thôn. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan