Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp Bài báo bò sữa th_file gửi...

Tài liệu Bài báo bò sữa th_file gửi

.DOC
8
362
108

Mô tả:

XÁC ĐỊNH TÍNH MẪN CẢM KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN PHÂN LẬP TỪ CÁC MẪU SỮA THU ĐƯỢC Ở BÒ BỊ BỆNH VIÊM VÚ THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SỮA TH 1 Nguyễn Xuân Hòa, 1 Phạm Hoàng Sơn Hưng TÓM TẮT Tình trạng viêm vú ở đàn bò sữa chiếm một tỷ lệ tương đối cao. Nghiên cứu này được tiến hành tại đàn bò sữa nuôi tại trang trại thuộc công ty cổ phần thực phẩm sữa TH – Xã Nghĩa Sơn - Huyện Nghĩa Đàn – Tỉnh Nghệ An. Nhóm vi khuẩn gây bệnh viêm vú bò sữa gồm 5 loại: Staphylococcus, E. coli, Streptococcus, Coliform, Bacillus. Trong đó 3 loại chính là E. coli 34.3%, Staphylococcus 24,7%; Streptococcus 13%. 90 - 100% số chủng vi khuẩn Streptococcus, Staphylococcus, E. coli phân lập được mẫn cảm với Amoxyllin, Florfenicol, Ceftiofur. Có thể sử dụng 3 loại kháng sinh trên để điều trị viêm vú bò sữa. Từ khóa: Bò sữa, viêm vú, vi khuẩn, điều trị, Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH. ANTIBIOTIC SUSCEPTIBILITY DETERMINATION OF SOME BACTERIA ISOLATES FROM BOVINE MASTITIS IN TH FOOD CHAIN JOINT STOCK COMPANY, NGHE AN, VIETNAM. 1 Nguyen Xuan Hoa, 1 Pham Hoang Son Hung SUMMARY Mastitis in dairy herds occupy a relatively high rate. A study was conducted in dairy cattle breeding farm Shareholding Companies Dairy TH - Nghia Son - Nghia Dan District - Nghe An Province. Group bacteria dairy mastitis includes 5 categories: Staphylococcus , E.coli , Streptococcus , coliform , Bacillus . Of these three categories is E. coli (34.3%) , Staphylococcus (24.7%) ; Streptococcus (13%). 90-100% of the bacteria Streptococcus , Staphylococcus , E.coli isolates were susceptible to Amoxyllin , Florfenicol , Ceftiofur . Can use 3 types of antibiotics to treat mastitis in dairy cows . Keywords : Antibiotic susceptibility, Dairy cows , mastitis, Bacteria. 1. Đại học Nông Lâm - Đại học Huế 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong các loại bệnh thường xảy ra trên bò sữa, bệnh viêm vú là bệnh phổ biến, dễ lây lan và gây thiệt hại về kinh tế rất lớn vì nó làm giảm sản lượng sữa và chất lượng sữa. Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây, bệnh viêm vú trên đàn bò sữa bắt đầu được quan tâm. Nhiều khảo sát cho thấy tỷ lệ bệnh viêm vú trên đàn bò sữa là vào khoảng 30 -50% đàn bò sữa bị mắc bệnh, đặc biệt tình trạng viêm vú phi lâm sàng tại các trung tâm bò sữa chiếm tỷ lệ khá cao, như 43,16% tại Trung tâm bò sữa và đồng cỏ Ba Vì ; 51,92% tại Trung tâm Giống bò Hà Nội ; tại Công ty phát triển chăn nuôi Sơn La là 46,44% . Bệnh này đã gây thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi do sữa phải xử lý, không sử dụng được. Hơn nữa, nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời và triệt để thì những lá vú sẽ teo đi, không đủ khả năng cho sữa, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sữa lứa đẻ sau, thậm chí có những con bò bị loại thải. Bò bị viêm vú chỉ có 30% thể hiện các triệu chứng rõ rệt, gọi là viêm vú lâm sàng, còn lại 70% bò không thể hiện các dấu hiệu lâm sàng của bệnh viêm vú, gọi là viêm vú tiềm ẩn (phi lâm sàng). Ở thể viêm vú lâm sàng, nhìn bề ngoài ta thấy bầu vú sưng đỏ và bầu vú bị biến dạng. Đụng vào vú bò thì bò đau đớn, tìm cách tránh né hoặc đưa chân đá. Nếu vắt sữa thì sữa lợn cợn, vón cục, trong sữa có lẫn máu, mủ. Có trường hợp chỉ viêm một hoặc hai vú. Những vú còn lại vẫn cho sữa bình thường . Đối với viêm vú tiềm ẩn (phi lâm sàng) nhìn bề ngoài thấy bầu vú vẫn bình thường, không có triệu chứng gì về bệnh viêm vú xuất hiện. Nếu bóp nhẹ ta sẽ thấy trong bầu vú có nổi lên một khối thịt hơi cứng, nhưng bò vẫn tiết sữa. Điều đó chứng tỏ vi trùng có xâm nhập nhưng không làm tổn hại những tổ chức bên trong bộ máy sản xuất sữa này, nên mới không bị viêm, nhưng năng suất sữa ngày càng giảm. Mầm bệnh tuy tiềm ẩn nhưng đủ sức lây lan nhanh sang các bò mạnh, qua tay người vắt sữa, qua các dụng cụ chăn nuôi dùng chung,…Thể bệnh này rất quan trọng bởi những lý do như sự lưu hành cao gấp 15 - 40 lần so với thể lâm sàng, luôn là nguy cơ của thể lâm sàng, bệnh kéo dài, khó phát hiện, quá trình tiết sữa giảm, có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Ngoài ra thể cận lâm sàng còn quan trọng bởi vì nó là nguồn tàng trữ mầm bệnh và gây nhiễm cho những con trong đàn . Những nghiên cứu gần đây của Trương Quang và cs (2008) về bệnh viêm vú bò sữa cho thấy những vi khuẩn chính gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, E.coli. Trần Tiến Dũng (1998) cũng khẳng định 3 loại vi khuẩn trên là nguyên nhân chính gây viêm vú bò sữa. Trong khi đó nghiên cứu của Sa Đình Chiến và cs (2012) cho rằng có 5 loại vi khuẩn: Staphylococcus, E.Coli, Streptococcus, Colifom, Bacillus gây bệnh viêm vú ở bò sữa. Trong đó 3 loại chính là Staphylococcus, E.Coli, Streptococcus. Đặc biệt Staphylococcus nhiễm với tỷ lệ cao nhất. Nghiên cứu này nhằm giúp cho người chăn nuôi bò sữa có thêm hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh từ đó có biện pháp phòng chống bệnh viêm vú bò sữa, nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng thời cung cấp cho người chăn nuôi bò sữa ở vùng Nghĩa Đàn, Nghệ An một số thông tin về các loại kháng sinh mẫn cảm với vi khuẩn gây bệnh viêm vú ở bò sữa. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp kiểm tra mẫu sữa Mẫu bệnh phẩm được lấy từ các bầu vú của bò bị bệnh viêm vú nuôi tại các trại thuộc Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH. Tất cả bò đang cho sữa có biểu hiện viêm vú lâm đều được lấy mẫu sữa để xét nghiệm vi khuẩn. Bầu vú sau khi rửa sạch bằng nước vòi, dùng bông thấm cồn 70% sát trùng núm vú, trước khi lấy mẫu sữa bỏ mấy giọt sữa đầu, sau đó lấy mẫu sữa vào ống nghiệm, chú ý tránh núm vú chạm vào miệng ống nghiệm. Ống nghiệm phải được đánh số, hấp vô trùng trước khi lấy mẫu. Nguyễn tắc đánh số: (1) Vú trước, phải ; (2) Vú sau, phải ; (3) Vú trước, trái ; (4) Vú sau, trái . Đối với các trường hợp viêm vú phi lâm sàng được kiểm tra bằng phương pháp California Mastitis Test (CMT) . 2.2. Phương pháp phân lập vi khuẩn Mẫu sau khi lấy được gửi về phòng thí nghiệm của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH để tiến hành phân lập vi khuẩn. Vi khuẩn gây viêm vú được phân lập theo phương pháp thường qui . Nuôi cấy các mẫu sữa cần chẩn đoán vào các môi trường thông thường và môi trường đặc biệt để xác định các đặc tính nuôi cấy, đặc tính sinh vật hoá học của từng loại vi khuẩn. Đối chứng là những mẫu sữa của bò khoẻ mạnh, bình thường trong cùng đàn. 2.3. Phương pháp làm kháng sinh đồ Khả năng mẫn cảm kháng sinh được xác định bằng cách làm kháng sinh đồ theo Kirby Bauer, hướng dẫn trong "Clinical Veterinary Microbiology" của P.J Quinn và cs (2002). Giấy tẩm kháng sinh và hướng dẫn sử dụng của OXOID cung cấp. 2.4. Phương pháp điều tra hồi cứu thu thập số liệu thứ cấp căn cứ vào số liệu từ công ty Số liệu được văn phòng Thú y của công ty cung cấp. Đại diện văn phòng Thú y là chuyên gia thú y người Isael do ông Craig Tanner. Số liệu của chúng tôi được ông Craig Tanner cung cấp để thực hiện bài báo này. 2.5. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học theo chương trình Excel 2013 và phân tích trên máy tính có cài đặt phần mềm Epicalc 2000. Giá trị của p tính toán < 0.05 được coi là có ý nghĩa thống kê ở mức 95% và ngược lại. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tình hình chăn nuôi bò sữa tại công ty Cổ Phần Thực Phẩm Sữa TH 3.1.1. Cơ cấu và số lượng đàn bò sữa (2011 – 2015) Bằng phương pháp hồi cứu dựa vào số liệu báo cáo của công ty qua các năm chúng tôi thu được kết quả về cơ cấu đàn bò sữa tại trang trại bò sữa thuộc công ty Cổ Phần Thực Phẩm Sữa TH từ năm 2011 – 2015 (bảng 1). Bảng 1. Cơ cấu đàn bò sữa tại trang trại bò sữa thuộc công ty Cổ Phần Thực Phẩm Sữa TH Tổng số bò sữa Các năm Tổng Tổng bê Số bò sữa Tổng sản Tổng số Tổng số cái được sinh đang khai thác lượng sữa (tấn) bò tơ bò cạn sữa ra 2010 9.291 1.979 25.281 6.641 0 851 2011 24.854 8.250 105.393 9.211 225 7.168 2012 31.896 10.621 135.683 13.871 347 7.057 2013 34.345 12.300 157.132 12.653 1.747 7.645 2014 37.708 14.330 183.065 13.565 1.107 8.706 4/2015 41.220 14.329 183.053 12.858 1.233 3.512 Từ số liệu trong bảng 1 có thể thấy tổng đàn bò sữa và năng suất sữa tại các trang trại thuộc “Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Sữa TH” đều có xu hướng tăng dần qua các năm. Trong đó điển hình năm 2010 chỉ có 9.291 con (1.979 con đang khai thác, chiếm 21,3%), tổng sản lượng sữa đạt 25.281 tấn sữa, đến năm 2011 số lượng bò sữa đã tăng lên 24854 con (trong đó có 8.250 con đang khai thác, chiếm 33,2%), tổng sản lượng sữa thu được là 105.393 tấn sữa, tăng gấp 4 lần so với năm 2010. Hiện nay tính đến 4 tháng đầu năm 2015 nhưng số lượng đàn bò sữa của công ty đã tăng lên 41.220 con (có 14.329 con đang khai thác chiếm 34,76%), cho 183.053 tấn sữa. 3.1.2. Điều tra tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm vú lâm sàng Công tác điều tra được triển khai tại 6 trại chăn nuôi thuộc Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Sữa TH. Kết quả như sau: Bảng 2. Tỉ lệ bò viêm vú từ 1/2015 – 3/2015 Trại Tổng bò vắt sữa Tổng bò viêm vú Tỉ lệ bò viêm vú I 2168 142 6.55% II 2464 126 5.11% III 2550 95 3.73% IV 2421 119 4.92% V 2429 119 4,90% VI 2592 120 4,63% Trang trại bò sữa tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Sữa TH được chia làm 2 cụm bao gồm: Cụm I (trại I, II, III) tỷ lệ bò viêm vú chiếm ở tỷ lệ cao, trong đó trại 1 cao nhất với 6,55%, tiếp theo trại 2 chiếm 5,11% và trại 3 thấp nhất với 3,73%. Cụm II (IV, V, VI) tỉ lệ bò viêm vú khá đồng đều, dao động trung bình từ 4,63% đến 4,92%. Khi so sánh tỷ lệ bò mắc bệnh viêm vú giữa 2 cụm nhận thấy mức độ này không có sự khác biệt với p > 0.05 (không có ý nghĩa về mặt thống kê). Sở dĩ, kết quả thu được của chúng tôi bò mắc bệnh viêm vú ở cụm I có tỷ lệ cao hơn so với cụm II chủ yếu là do hệ thống chuồng trại và hệ thống khu vắt sữa cụm I đang trong quá trình tu sửa, ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề vệ sinh tại trại. Ngoài ra, kỹ thuật vắt sữa và vệ sinh sau khi vắt sữa chưa đảm bảo nên đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ viêm vú trên đàn bò sữa tại đây cao hơn các trại khác. Theo quy định cho phép tỷ lệ bò viêm vú/ tháng nằm trong khoảng 2% - 3%. Qua bảng 2 chúng tôi thấy tỷ lệ bò viêm vú/ tháng tại các trại thuộc Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Sữa TH dao động từ 1.24% đến 2.18% hoàn toàn phù hợp so với tỷ lệ cho phép. 3.2. Kết quả phân lập vi khuẩn từ sữa bò bị viêm vú Từ các mẫu thu thập được chúng tôi đã phân lập được các loại vi khuẩn chủ yếu là Streptococcus, Staphylococcus, E. coli.... Bảng 3. Bảng tỉ lệ phân lập các loại vi khuẩn thường gặp từ các mẫu bệnh phẩm Kết quả Trại E. coli Số lượng mẫu I II 42 98 Số mẫu 12 45 III 41 15 Tỷ lệ (%) 28,5% 45,9% 36,5% Staphylococcus Streptococus spp. Các loại khác spp. Số mẫu Tỷ lệ Số mẫu Tỷ lệ Số mẫu Tỷ lệ (%) (%) (%) 5 11,9% 13 30,9% 12 28,5% 18 18,3% 7 7,14% 28 28,5% 10 24,3% 3 7,3% 13 31,7% IV 99 20 20,2% 40 40,4% 16 16,1% 23 23,2% V 22 5 22,7% 7 31,8% 3 13,6% 7 31,8% VI Tổn g 82 34 41,4% 15 18,2% 8 9,7% 25 51,7% 384 131 34,3% 95 24,7% 50 13% 118 30,7% Kết quả phân lập vi khuẩn ở các mẫu sữa bò bị viêm vú ở bảng 3 cho thấy nhóm vi khuẩn gây bệnh viêm vú bò sữa tại các trang trại bò sữa thuộc công ty Cổ Phần Thực Phẩm Sữa TH chủ yếu gồm các loại: Streptococcus, Staphylococcus, E. coli. Trong tổng số 384 mẫu sữa lấy từ bò viêm vú tỷ lệ phân lập được các chủng vi khuẩn như sau: E.coli 131/384 mẫu (chiếm 34,3%), Staphylococcus 95/384 mẫu (chiếm 24,7%), Streptococcus 50/384 mẫu (chiếm 13%). Kết quả khi phân lập vi khuẩn ở sữa bò bị viêm vú của Lê Thị Thịnh (1998) cho thấy những vi khuẩn thường xuyên có mặt ở sữa bò bị viêm vú là Staphylococcus (chiếm tỉ lệ 33,5%), Streptococcus (chiếm tỉ lệ 26,5%), E. coli 30%, các vi khuẩn khác chiếm tỉ lệ 10%. Nguyễn Ngọc Nhiên và Cù Hữu Phú (1999) đã phân lập vi khuẩn trong 198 mẫu sữa bò viêm vú thì có 187 mẫu phân lập được vi khuẩn gây bệnh trong đó: 66 mẫu phân lập được Staphylococcus spp. (33,33%), 48 mẫu phân lập được Streptococcus spp. (24,24%), 32 mẫu phân lập được Coliform (16,16%), các vi khuẩn khác chiếm tỉ lệ từ 0,51 – 4,04%. Theo Viện Thú y (2002), vi khuẩn gây bệnh viêm vú chính là Staphylococcus, Streptococcus, E. coli vì các bầu vú bị nhiễm chính là bể chứa của các vi khuẩn này cho nên sự lây nhiễm từ núm vú bị sang núm vú bình thường chủ yếu xảy ra vào lúc vắt sữa. Điều này giải thích cho kết quả mà chúng tôi trình bày ở trên (vì các mẫu sữa chúng tôi lấy trực tiếp ở bầu vú của những núm vú bị viêm). Với những kết quả phân lập vi khuẩn ở trên (bảng 3), chúng tôi nhận xét: trong sữa bò bị viêm vú thường xuyên có mặt của 3 loại vi khuẩn Staphylococcus, Streptococcus, E. coli. Trong đó E. coli chiếm tỉ lệ cao nhất tiếp đến là Staphylococcus và Streptococcus. Với những kết quả nghiên cứu trên thì kết quả của chúng tôi là hoàn toàn phù hợp. Ngoài 3 loại vi khuẩn trên còn một số loại vi khuẩn khác cũng có mặt ở trong sữa bò bị viêm vú với một tỉ lệ khá cao (chiếm 30,7%). 3.3. Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm của Streptococcus, Staphylococcus, E. coli và các loại vi khuẩn phân lập từ sữa bò bị viêm vú với một số loại kháng sinh Để có căn cứ phòng chống bệnh viêm vú cho đàn bò sữa nuôi tại trang trại thuộc Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Sữa TH có hiệu quả cao, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra khả năng mẫn cảm của các loại vi khuẩn phân lập được với một số loại kháng sinh, từ đó có thể lựa chọn loại kháng sinh có hoạt phổ rộng để sử dụng trong công tác điều trị bệnh. Bảng 4. Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm của Streptococcus, Staphylococcus, E. coli va các loại vi khuẩn phân lập từ sữa bò bị viêm vú với một số loại kháng sinh Mẫn cảm Loại Strepto. E. coli Strepto. Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số mẫu (%) mẫu (%) mẫu (%) Ampicilin 4 66,7 10 91 48 Oxytetracylin 10 86,7 10 77 Amoxyllin 14 93,3 12 Enrofloxacin 9 69,2 Florfenicol 9 Trimethoprim Staphylo. E. coli Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ mẫu (%) mẫu (%) mẫu (%) 82,8 2 33,3 1 9 10 17,2 44 74,5 2 13,3 3 23 12 20,3 92,4 54 93,2 1 6,7 1 7,6 4 6,8 14 93,4 59 98,4 1 7,6 1 6,6 1 1,6 81,8 3 94,3 48 88,8 2 18,2 4 5,7 5 9,2 3 60 9 60 47 84,5 1 20 6 40 9 15,5 Penicillin G 13 86,6 13 92,9 0 0 2 13,3 1 7,1 0 0 Ceftiofur 12 80 13 92,9 38 95 3 20 1 7,1 2 5 kháng sinh Số Staphylo. Kháng thuốc Từ số liệu ở bảng 4 cho thấy Amoxyllin, Florfenicol, Ceftiofur là 3 loại kháng sinh có tác dụng rất tốt đến cả 3 loại vi khuẩn Streptococcus, Staphylococcus, E. coli (80 – 98,4% số chủng đề rất mẫn cảm). Vì vậy, có thể sử dụng các loại kháng sinh này để điều trị viêm vú bò sữa. Tuy nhiên trong quá trình điều trị phải tuân thủ các quy tắc điều trị và nguyên tắc sử dụng kháng sinh thì mới đem lại hiệu quả cao. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Nhiên và Cù Hữu Phú (1999) khi làm kháng sinh đồ với các loại vi khuẩn gây viêm vú đã kết luận: Ampicillin có tác dụng tốt với các loại vi khuẩn gây viêm vú. 4. KẾT LUẬN Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ bò viêm vú ở cụm I (trại I, II, III) chiếm ở tỷ lệ cao hơn so với cụm II (trại IV, V, VI). Ở cụm II tỷ lệ bò viêm vú khá đồng đều, dao động trung bình từ 4,63% đến 4,92%. Qua kết quả điều tra tại công ty Cổ Phần Thực Phẩm Sữa TH, ba loại vi khuẩn thường phân lập được từ các mẫu sữa của bò bị viêm vú với tỷ lệ cao là: E. coli chiếm 34,3%, Staphylococcus chiếm 24,7%, Streptococcus chiếm 13%. Hầu hết số chủng vi khuẩn E. coli, Staphylococcus, Streptococcus phân lập được mẫn cảm với Amoxyllin, Florfenicol, Ceftiofur. Ba loại kháng sinh trên có thể sử dụng để điều trị viêm vú bò sữa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sa Đình Chiến, Cù Hữu Phú và Nguyễn Ngọc Nhiên, 2012. Tình hình bệnh viêm vú bò sữa nuôi tại Sơn La và biện pháp phòng trị, Tạp chí khoa học Kỹ thuật Thú y, 19(5), tr.5559. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. Trần Tiến Dũng, 1998. Một số vi khuẩn thường gặp trong bệnh viêm vú bò sữa, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tr.83-86. Nguyễn Ngọc Nhiên và Cù Hữu Phú, 1999. Kết quả phân lập vi khuẩn từ bò sữa bị viêm vú, thử kháng sinh đồ và điều trị thử nghiệm, Tạp chí khoa học Kỹ thuật Thú y, 4(1), tr.43-45. Trương Quang, Đỗ Trung Đông và Trương Hà Thái, 2008. Kết quả chẩn đoán phi lâm sàng và xác định những vi khuẩn chủ yếu gây bệnh viêm vú bò sữa, Tạp chí Khoa học và phát triển, 6(3), tr.274-278. P.J Quinn, M.E Carter, B Makey và G.R Carter, 2002. Clinical Veterinary Microbiology, Wolfe, London WC1 H9LB, England. E. Radaelli, V. Castiglioni, M. Losa, V. Benedetti, R. Piccinini, R. A. J. Nicholas, E. Scanziani và M. Luini, 2011. Outbreak of bovine clinical mastitis caused by Mycoplasma bovis in a North Italian herd, Research in Veterinary Science, 91(2), tr.251-253. O.W. Schalm và D.O. Noorlander, 1957. Experimental and observation leading to development of California Mastitis Test, Journal of the American Veterinary Medical Association, 139, tr.199-204. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên và Trần Thị Lan Hương, 2001. Giáo trình Vi sinh vật Thú Y, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. Lê Thị Thịnh, 1998. Một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa máu và biện pháp chẩn đoán phi lâm sàng bệnh viêm vú bò sữa, Luận án Thạc sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Viện Thú y, 2002. Bệnh viêm vú bò sữa, JICA-SNIVR, Hà Nội, tr.115-119.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan