Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bai 6 thuc hanh

.DOC
4
238
71

Mô tả:

Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 6. TIẾT 7. Thực hành: Tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học. I.YÊU CẦU. Qua bài học học sinh cần: - Biết cách sử dụng địa bàn để tìm phương hướng của các đối tượng địa lí trên bản đồ. - Học sinh biết đo các khoảng cách trên thực tế và tính tỉ lệ đưa lên vẽ lược đồ. - Biết vẽ sơ đồ đơn giản của một lớp học. II.CHUẨN BI. - Giáo viên: Địa bàn 6 chiếc. Thước dây 30 mét. - Học sinh: thước dây, thước kẻ, giấy bút, com pa, tẩy. III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC. - Phương pháp thực hành. IV.TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY. 1. ổn định lớp: 1 phút. 2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút. * Học sinh 1: Làm bài tập 2 trang 21 – 22 vở bài tập: Quan sát bản đồ hình 18a, 18b, 19, hãy trả lời các câu hỏi bằng cách điền vào chỗ chấm.(….) trong các câu dưới đây. a) Đối tượng địa lí chính được thể hiện trên bản đồ hình 18a là…(1)…Đối tượng đó được biểu hiện bằng loại kí hiệu…(2)… b) Đối tượng địa lí chính được thể hiện trên bản đồ hình 18b là …(3)..Đối tượng đó được thể hiện bằng loại kí hiệu…(4)… c) Đối tượng địa lí chính được thể hiện trên bản đồ hình 19 là các vùng trồng lúa ở Việt Nam. Đối tượng đó được biểu hiện bằng loại kí hiệu….(5)… (1) Các nhà máy thuỷ điện (2) Điểm. (3) Các hệ thống sông lớn. (4) Đường. (5) Diện tích. * Học sinh 2: Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các loại kí hiệu nào? Chỉ trên bản đồ một số đối tượng địa lí và đối tượng đó được thể hiện bằng loại kí hiệu nào. Có 3 loại kí hiệu thường dùng là: Kí hiệu điểm. Kí hiệu đường. Kí hiệu diện tích. 3. Nội dung bài mới:35 phút. Mở bài: ? Bảng phụ: Điền sơ đồ 4 hướng chính( Đông, Tây, Nam, Bắc) Điền sơ đồ 4 hướng phụ( Đông bắc, Tây bắc, Đông nam, Tây nam) ? Bản đồ có tỉ lệ1:200 có nghĩa là như thế nào. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: Học sinh nắm được cấu tạo của địa bàn và cách sử dụng địa bàn. Hoạt động nhóm: Mẫu địa bàn- hình 21 vở bài tập ( cấu tạo địa bàn) Trực quan: Chia 6 nhóm -> nhận 6 địa bàn. ? Xác định cấu tạo địa bàn gồm mấy phần. ? Chỉ trên địa bàn : Đầu kim chỉ hướng bắc. - Đại diện các nhóm báo cáo, chỉ trên mẫu địa bàn. * Giáo viên hướng dẫn và làm mẫu cách sử dụng. - Chú ý: Không đặt gần vật bằng sắt. Đặt trên mặt phẳng Mở cần hãm. * Học sinh thực hành: Mở cần hãm . Đọc và chỉ hướng bắc. Hoạt động 2: Học sinh thực hành tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học. Công việc cụ thể học sinh thực hành. - Đo: Hướng( Dùng địa bàn để đo) Khung lớp học và chi tiết rộng cửa( Dùng thước dây để đo) -> Các nhóm đo và báo cáo kết quả. Hướng: Tây bắc- bắc. Chiều rộng lớp: 6.7mét. Chiều dài lớp: 7.0 mét. Cửa sổ: 2.3 mét. Cửa chính: 1.1 mét. Cửa sổ cách tường:0,5 mét . Cửa chính cách tường: 1.1 mét. Hoạt động chung lớp: ? Vẽ tỉ lệ 1: 100 có ý nghĩa là như thế nào. - 1 cm trên giấy tương ứng 100 cm(1 mét) trong thực tế. ? Đo chiều dài lớp học 7 mét thì vẽ trên giấy là bao nhiêu cm.(7cm) Hoạt động nhóm: Lập bảng số liệu: Tính số đo thực tế của lớp học ra số đo trên lược đồ có tỉ lệ 1:100 & 1.Cấu tạo địa bàn và cách sử dụng. a.Cấu tạo: - Hộp địa bàn. - Vòng chia độ( mặt số) - Kim nam châm. b.Cách sử dụng: - Đặt địa bàn trên nền phẳng. - Mở cần hãm-> kim dao động. Kim đứng yên chỉ hướng bắc, trùng mũi kim xanh, đường 0° - 180°( đường bắc nam) -> 3 hướng còn lại. Trị số thực tế (m) 6.7 7.0 2.3 1.1 0.5 1.1 Trị số trên lược đồ tỉ lệ 1:100 (cm) Chiều rộng Chiều dài Cửa sổ Cửa chính Cửa sổ cách tường Cửa chính cách tường Giáo viên giới hạn nội dung cho học sinh vẽ: - Khung lớp học: phía tường cửa ra vào. cửa sổ chính. - Trong lớp: Bục giảng,… - Mũi tên chỉ hướng bắc. * Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm trên giấy hướng Tây bắc- Bắc -> cửa lớp học quay về hướng đó sau đó kẻ khung lớp học. 2.Thực hành. Đo tính và vẽ sơ đồ lớp học. a. Hướng lớp học: Hướng Tây bắc – bắc. b. Bảng các số đo của lớp học: Trị số thực tế (m) Chiều rộng Chiều dài Cửa sổ Cửa chính Cửa sổ cách tường Cửa chính cách tường 6.7 7.0 2.3 1.1 0.5 1.1 Trị số trên lược đồ tỉ lệ 1:100 (cm) 6.7 7.0 2.3 1.1 0.5 1.1 a. Vẽ sơ đồ: - Mũi tên chỉ hướng bắc. - Khung lớp: Chiều dài, chiều rộng, cửa( có đánh dấu) - Trong lớp: Bục giảng, bàn ghế học sinh, giáo viên. 4.Củng cố: 5 phút. - Giáo viên chấm điểm đánh giá kết quả thực hành và ý thức trong quá trình thực hành của các nhóm. Nêu gương cá nhân học sinh, nhóm học sinh điển hình. 5.Hướng dẫn về nhà: 2 phút. Ôn tập: + Hệ thống kinh, vĩ tuyến. + Bản đồ, cách vẽ bản đồ. + Tỉ lệ bản đồ, cách tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ. + Cách xác định phương hướng và toạ độ địa lí. + Các loại kí hiệu bản đồ, cách biểu hiện địa hình trên bản đồ. V. RÚT KINH NGHIỆM.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan