Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chạch bùn (misg...

Tài liệu ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chạch bùn (misgurnus anguilicaudatus cantor, 1842) luận văn tốt nghiệp đại học

.DOC
50
100
148

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH -------***------- ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ CHẠCH BÙN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Người thực hiện: Lê Văn Hiếu Lớp: 48K1 - NTTS Người hướng dẫn: ThS. Tạ Thị Bình VINH, 07/2011 Lời cảm ơn i Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Vinh, Ban chủ nhiệm Khoa Nông Lâm Ngư, Tổ bộ môn NTTS đã ủng hộ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành tốt khóa học này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS. Tạ Thị Bình người đã tận tình định hướng, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ phòng sinh học thực nghiệm viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản1 đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cám ơn tới các thầy, cô giáo khoa Nông - Lâm – Ngư, Trường Đại học Vinh lòng biết ơn sâu sắc trước sự dạy bảo tâ ân tình trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Lời cảm ơn chân thành xin gửi tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người đã giúp đỡ và động viên tôi trong học tập cũng như trong cuộc sống. Vinh, tháng 07 năm 2011 Sinh viên Lê Văn Hiếu MỤC LỤC Trang ii LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i MỤC LỤC.........................................................................................................ii DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................iv DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ..................................................................v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................vi MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................3 1.1. Vài nét về đối tượng nghiên cứu............................................................3 1.1.1. Hệ thống phân loại..........................................................................3 1.1.2. Đặc điểm sinh học...........................................................................3 1.2.1. Đặc điểm hình thái..........................................................................3 1.2.2.Phân bố.............................................................................................3 1.2.3. Đặc điểm dinh dưỡng......................................................................4 1.2.4.Đặc điểm sinh sản................................................................................4 1.3.Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................5 1.4.Tình hình nghiên cứu ngoài nước.......................................................5 2.Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến đời sống của cá Chạch bùn ...............................................................................................................6 2.1.pH....................................................................................................6 2.2 Nhiệt độ...................................................................................................7 2.3.Anh hưởng của hàm lượng ôxy hòa tan..................................................7 2.4.Ammonia tổng số (NH3 và NH4).............................................................8 2.5.NO2- và NO3-............................................................................................9 Chương 2. VÂẬT LIÊẬU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................10 2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................10 2.2. Vật liệu nghiên cứu..............................................................................10 2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................10 iii 2.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................10 2.4.1.Phương pháp bố trí thí nghiệm.......................................................11 2.4.2.Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi............................................11 2.5. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................13 2.6. Thời gian, địa điểm nghiên cứu............................................................14 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................15 3.1. Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm..........................15 3.2. Tốc độ tăng trưởng...............................................................................16 3.2.1. Tăng trưởng về chiều dài...............................................................16 3.2.2. Tăng trưởng về khối lượng............................................................21 3.3. Tỷ lệ sống của cá Chạch bùn trong quá trình nuôi...............................25 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................28 1. KẾT LUẬN.............................................................................................28 2. KIẾN NGHỊ............................................................................................28 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................29 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Xác định các chỉ tiêu môi trường cần theo dõi...............................11 iv Bảng 3.1. Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm....................15 Bảng 3.2. Tăng trưởng theo chiều dài của cá Chạch bùn ở các mật độ thí nghiệm.............................................................................................................16 Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về chiều dài của cá ở các mật độ thí nghiệm...................................................................................................18 Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về chiều dài của cá ở các mật độ thí nghiệm.............................................................................................................19 Bảng 3.5. Tăng trưởng theo khối lượng của cá Chạch bùn ở các mật độ thí nghiệm.............................................................................................................21 Bảng 3.6. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về khối lượng của cá ở các công thức thí nghiệm.......................................................................................22 Bảng 3.7.Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về khối lượng của cá ở các mật độ thí nghiệm.............................................................................................................24 v DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Hình thái ngoài của cá Chạch bùn (Misgurnusanguilicaudatus Cantor,1842)......................................................................................................3 Hình 2.1 Phương pháp và dụng cụ cân mẫu...................................................12 Hình 2.2. Phương pháp và dụng cụ đo mẫu....................................................12 Đồ thị 3.1. Tăng trưởng về chiều dài của cá thí nghiệm.................................17 Đồ thị 3.2. TĐTT bình quân ngày về chiều dài của cá Chạch bùn.................18 Đồ thị 3.3. Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về chiều dài của cá Chạch bùn …………………………………………………………………………… 20 Đồ thị 3.4. Tăng trưởng về khối lượng của cá thí nghiệm..............................22 Đồ thị 3.5. TĐTT bình quân ngày về khối lượng của cá Chạch bùn..............23 Đồ thị 3.6. TĐTT đặc trưng về khối lượng của cá Chạch bùn........................24 Đồ thị 3.7. Tỷ lệ sống của cá trong quá trình nuôi..........................................25 Đồ thị 3.8. Tỷ lệ sống của các mật độ nuôi khác nhau khi kết thúc thí nghiệm .........................................................................................................................26 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADG Tốc độ tăng trưởng bình quân SD ANOVA SGR Tốc độ tăng trưởng đặc trưng MĐ Mật độ NTTS Nuôi trồng thủy sản SL Chiều dài trừ đuôi tiêu chuẩn TĐTT Tốc độ tăng trưởng TLS Tỷ lệ sống TT Thứ tự FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations W Khối lượng vii ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lý do chon đề tài Nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt không ngừng phát triển về diện tích, quy mô và sản lượng, các đối tượng nuôi ngày càng đa dạng, phong phú, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng. Hiện nay trong cơ cấu nuôi trồng thủy sản nước ngọt đã xuất hiện những đối tượng nuôi đặc sản như cá Lăng chấm, cá Chiên, cá Bống tượng ...đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thành công trong việc sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số loài cá quý hiếm có giá trị kinh tế góp phần bảo tồn và phát triển nghề nuôi, giảm áp lực khai thác nguồn lợi từ tự nhiên. Tuy nhiên một số loài cá có giá trị kinh tế như Cá chạch bùn, Cá chày đất, Cá rầm xanh...chưa thể phát triển thành đối tượng nuôi phổ biến do nguồn giống chưa được chủ động phục vụ nuôi thương phẩm, giống cá chủ yếu từ khai thác tự nhiên. Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường ngoài những đối tượng mang tính truyền thống, nghiên cứu sản xuất giống và nuôi một số đối tượng cá quý hiếm có giá trị kinh tế là việc làm cần thiết. Cá Chạch bùn (Misgurnus anguilicaudatus Cantor, 1842) là loài cá nước ngọt có chất lượng thịt thơm ngon được nhân dân ưa chuộng và có thể chịu đựng được môi trường có hàm lượng oxy thấp. Cá Chạch bùn có khả năng sống trong điều kiện môi trường bất lợi đặc biệt khả năng hấp thụ oxy từ khí trời qua cơ quan hô hấp phụ (qua da). Những nghiên cứu về cá Chạch bùn trên thế giới và Việt nam còn rất ít, chủ yếu dừng lại ở nghiên cứu hình thái, phân loại và một số đặc điểm khác. Để phát triển cá chạch bùn thành đối tượng nuôi phổ biến và tìm ra các giải 1 pháp kỹ thuật để phục vụ cho nuôi trồng đạt hiệu quả và được sự đồng ý của tổ bộ môn nuôi trồng thủy sản khoa Nông – Lâm – Ngư – Trường Đại Học Vinh nên tối tiến hành thực hiện đề tài : Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá Chạch bùn (Misgurnus anguilicaudatus Cantor, 1842) 2. Mục tiêu của đề tài Tìm được mật độ nuôi thích hợp trong nuôi thương phẩm cá Chạch bùn từ đó góp phần xây dựng mô hình nuôi cá chạch bùn trong bể hoàn thiện hơn. 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Vài nét về đối tượng nghiên cứu. 1.1.1. Hệ thống phân loại Bộ: Cypriniformes Họ: Cobitidae Giống: Misgurnus Loài: M. anguilicaudatus Tên tiếng anh: Oriental weatherfish Hình 1.1 Cá Chạch bùn 1.1.2. Đặc điểm sinh học 1.1.2.1. Đặc điểm hình thái Cá Chạch bùn có thân dài, hình trụ, cơ thể giống lươn, trên thân có những ống xám với những điểm tròn xanh trên lưng, điểm sáng mờ ở bụng (Sterba,1983), miệng nhỏ, có 6 râu, môi dày (jayaram,1981), 9 vây lưng, 6-7 vây ngực, 7-8 vây hậu môn (Page và Bur, 1991). 1.1.2.2. Phân bố 3 Ở nước ta cá chạch bùn sống phổ biến ở các ao hồ, đầm, ruộng lúa, kênh mương...ở đồng bằng Bắc Bộ, ở lưu vực sông Thu Bồn, sông Vệ, sông Con ( Nam Trung Bộ ). Trên thế giới, cá Chạch phân bố rộng từ Đông Bắc châu Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan... 1.1.2.3. Đặc điểm dinh dưỡng Cá chạch là loài ăn tạp. Thức ăn của chúng có thể là ấu trùng, côn trùng ,ốc sên và sâu bọ. Theo Burchmore và ctv, 1990 thức ăn chủ yếu của cá Chạch là tảo, mùn bã hứu cơ, động vật chân chèo (copepeda). 1.1.2.4. Đặc điểm sinh trưởng Tốc độ lớn của cá Chạch bùn phụ thuộc vào thức ăn và môi trường sống. Từ lúc mới nở chiều dài 0,3cm sau một tháng lớn cỡ 3cm nuôi 6 tháng đạt cỡ 6cm, cuối năm thứ 2 chiều dài 13cm, nặng 15g. Trong tự nhiên thường gặp chạch bùn ở cỡ có chiều dài 17cm nặng 35g, ở Lâm Sơn (Tình Hòa Bình) thấy cá chạch bùn cỡ 17cm, nặng 27,8g. 1.1.2.4. Đặc điểm sinh sản Cá thành thúc sau một năm, mùa sinh sản từ tháng 4 đến tháng 9, đẻ rộ vào tháng 5 đến 7, khi t o 25- 260C. Sức sinh sản khoảng 10.000 trứng, đường kính trứng 1mm.Cỡ chạch 8cm số lượng 2000 trứng, cỡ 10cm số lượng 7000 trứng, 12cm cỡ 10000 - 14000 trứng, cỡ 15cm có 12000- 14000 trứng, cỡ 15cm có 12000- 18000 trứng, cỡ 20cm có 24000 trứng. Cá Chạch thụ tinh trong nước. Trứng màu vàng thuộc loại trứng dính ít. Khi đẻ cá Chạch đực húc vào bụng con cái, chạch cái lộn lên mặt nước, chạch đức chạy theo quấn mình vào chạch cái và tưới tinh dịch, lúc này chạch cái cũng phóng trứng ra trứng hơi dính lên có dưới nước hay vật bám khác chỗ có nước lưu thông. Sau 2-3 ngày nở thành chạch con. Trứng thụ tinh ở nhiệt độ 25-300C, sau 20- 40 giờ thì nở thành con. Ngoài tự nhiên cá nở từ tháng 7 đến tháng 10, chạch có 4 chiều dài 7cm nặng 3g, cá cái dài 11cm nặng 12-13g, cá đực dài 10cm, nặng 11- 12g. Ở Trung Quốc, Nhật Bản đã sản xuất được giống cá chạch này con cái bụng to, vây ngực nhỏ và tròn. Con đực vây ngực dài, đầu to. Một con cái tiêm 2-4 náo thùy cá, tiêm vào xoang bụng, sau khi tiêm 1-3 ngày thì cá đẻ trứng. Cá mới nở ăn các loại luân trùng tảo lục, có thể cho ăn lòng đỏ trứng, cá nở 10 ngày có chiều dài 1cm. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Có rất ít tài liệu nghiên cứu về cá chạch bùn, các nghiên cứu chỉ dừng lại ở nghiên cứu đặc điểm phân bố, dinh dưỡng và một số tác dụng chữa bệnh cho con người. Nuôi thương phẩm và sinh sản cá chạch bùn hiện chưa có nghiên cứu trong nước nào công bố. Tuy nhiên chúng đã được ép đẻ nhân tạo do ông Masao Narita người Nhật Bản thực hiện. Theo ông việc ép đẻ không khó nhưng nuôi cho tới cỡ 3cm thì rất khó, sau cỡ 3cm thì cá sống khoẻ. Với ý định đầu tư nuôi cá chạch với quy mô lớn tại Việt Nam, theo phương thức cho đẻ, bán giống, bán phân vi sinh, chất cải tạo đất nước, bà con nông dân sẽ nuôi và bán lại sản phẩm cho công ty để xuất khẩu ngược trở lại Nhật Bản. Khu vực nuôi cá chạch đầu tiên được tìm ra là tại Bạc Liêu, hiện đang nuôi thả hơn 100.000 con chạch giống bố mẹ. 1.3. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Một nghiên cứu được các nhà khoa học Hàn Quốc công bố tại hội nghị thường niên tại Philadelphia là loài cá này có khả năng diệt muỗi trong các ruộng lúa (vietbao.vn, 2003) Phương pháp nuôi cá chạch ở Nhật Bản: Nhật Bản đã tiến hành nuôi cá chạch thương phẩm, diện tích bể nuôi 100 - 200 m2, nước sâu 20 - 30 cm, cá giống thả có chiều dài 5 - 7 cm. Lượng 5 cá đưa vào 1m2 từ 1 - 1,5 kg. Tường bể thiết kế cao hơn mặt nước 40cm, đáy phủ một lớp bùn dày 20 - 30 cm. Đặt một ổ chứa cá, sâu 40cm gần bên cửa thoát nước. Thức ăn là cám gạo, khoai tây, vỏ trái cây, nội tạng gia cầm. Tiến hành nuôi theo hình khối, bằng những ống nhựa để thay bùn, bể nuôi bằng xi măng, diện tích bể 20m2 nước sâu 0,45m trong bể đặt khoảng 10.800 ống nhựa có đường kính 1,6 cm dài 25 cm. Cho 20 ống làm thành một hàng, cứ hai hàng ống bó lại thành một tầng. Mỗi bể thả 7000 con cỡ 0,4 - 0,5g/con. Mỗi ngày cho ăn 2 lần, lượng thức ăn bằng 3 - 5% trọng lượng thân. Người ta có thể dùng cát mịn thay cho bùn để tiến hành nuôi cá chạch. Mật độ nuôi có thể nâng cao lên 4 lần, nuôi trong 1 năm cơ thể dài 5cm. Phương pháp nuôi đáy cát này có thể giải quyết vấn đề đánh bắt cá không tiện lợi, tỷ lệ khai thác thấp và mùi của cá chạch khi nuôi cá trong bùn. Nuôi cá chạch ở Trung Quốc: Ao nuôi xây bằng xi măng, đáy ao có bùn dầy khoảng 30cm. Diện tích ao khoảng 30 – 100m2, mức nước sâu 25cm. Mật độ nuôi 900 – 1500 con cỡ 1-3cm, 300 con cỡ 6cm. Thức ăn là động vật gồm: giun ít tơ, côn trùng thuỷ sinh, ốc, hến, trai, tôm, cua...Thức ăn là thực vật gồm: cám bột ngô, bã đậu, khô dầu các loại...Tuy nhiên thức ăn tốt nhất là cá băm nhỏ và nhộng tằm. Lượng thức ăn khoảng 5% trọng lượng cơ thể. Mùa xuân thả nuôi, mùa thu thu hoạch đạt cỡ 10 -15g/con. Trong quá trình nuôi bón phân hữu cơ bổ sung: phân bắc, lợn, gà. 1.4. Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến đời sống của cá Chạch bùn 1.4.1. pH Là chỉ số cân bằng hoá học trong môi trường. Các loài sinh vật đều sống trong ngưỡng pH nhất định khi pH môi trường vượt ngưỡng dưới hoặc 6 ngưỡng trên cá không sinh trưởng phát triển được và có thể chết do nhiễm độc. Các loài cá nước ngọt phát triển tốt ở mức pH= 6,5 - 8. 1.4.2. Nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển, phát sinh dịch bệnh và ảnh hưởng tới sinh sản của cá nuôi. Cá là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ cơ thể cá biến đổi theo nhiệt độ của môi trường nước. Khi nhiệt độ nước thay đổi. Nguồn cung cấp cho nhiệt độ nước chủ yếu là năng lượng bức xạ mặt trời do vậy sự biến động của nhiệt độ nước cũng tuân theo qui luật ngày, đêm và theo mùa. Thường thì nhiệt độ của thuỷ vực ban ngày lớn hơn ban đêm cao vào mùa hè và thấp vào mùa đông. Nhờ đặc tính giữ nhiệt tốt nên sự biến động của nhiệt độ nước bao giờ cũng ít hơn nhiệt độ không khí trong cùng một điều kiện. Năng lượng của ánh sáng được nước hấp thụ giảm dần theo độ sâu của nước, sự truyền nhiệt từ tầng trên xuống dưới của nước chủ yếu là nhờ gió. Nhiệt độ của nước luôn tác động đến hầu hết sự biến đổi của các thông số đặc trưng về chất lượng nước như ảnh hưởng đến tốc độ và trạng thái cân bằng của các phản ứng hoá học, đến khả năng hoà tan và bay hơi của các loại khí. Nhiệt đọ nước cũng tác động đến quá trình sinh hoá đến động thực vật thuỷ sinh và chúng tác động lại môi trường nước. Cá loài cá nhiệt đới nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng phát triển nằm trong khoảng 25-300C (Nguyễn Đức Hội 2001). Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ trong thời gian ngắn cũng gây xốc cho vật nuôi, đôi khi dẫn đến cá chết do xốc nhiệt. Nhìn chung nhiệt độ môi trường nước có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thành thục của cá, quá trình phát triển của phôi và quá trình sinh trưởng. 1.4.3. Ảnh hưởng của hàm lượng ôxy hoà tan 7 Các quá trình sinh học, lý học và hoá học. Mặc dù ôxy có thể khuếch tán từ không khí vào nươc nhưng quá trình sinh học đóng vai trò quan trọng hơn các quá trình vật lý trong việc điều hoà ôxy hoà tan trong cácthuỷ vực. Thực vật thuỷ sinh trong thuỷ vực sản xuất ra ô xy thông qua quá trình quang hợp bằng phản ứng sau ánh sáng 6 CO2 + 6 H20 - C6H1206 + 6 O2 Những yếu tố điều khiển mưc độ quang hợp và lượng ôxy được tạo ra bao gồm nhiệt độ ánh sáng, hàm lượng chất hữu cơ, loài thực vật, sự phong phú của thực vật, sự chuyển động của nước và rất nhiều yếu tố khác có tầm ảnh hưởng ít hơn. Hô hấp là quá trình ngược lại của quang hợp trong quá trình quang hợp carbon vô cơ trong carbon dioxide biến đổi thành hữu cơ và đường. Năng lượng của ánh sáng được chuyển đổi thành năng lượng hoá học và giải phóng ôxy. 1.4.4. Ammonia tổng số (NH3 và NH4) Ammonia trong ao do cá trực tiếp thải ra (Tucker và Boyd,1985). Trong nước ammonia thường tồn tại ở hai dạng NH 3 và NH4 và được gọi là ammonia Nỉtogen tổng số (Liu, 1996) Dang đạm NH 4+ Thường được coi là dạng đầu của sự phân huỷ từ mùn hữu cơ sang vô cơ, sự có mặt của NH 4+ trong nước thiên nhiên rất thấp, thường nhỏ hơn 0,5mg/l. Xác định dạng NH 4+ để đánh giá mức độ giàu nghèo dinh dưỡng của môi trường nước, nếu nguồn nước có hàm lượngNH4+ đạt 3,0mg/l được coi là giàu dinh dưỡng, nếu lớn hơn 3,0mg/l là bị ô nhiễm theo Micheals) nồng độ ammonia tự do an toàn cho tất cả các loài cá là phải thấp hơn 1,0mg/l. Ammonia ở dạng NH4+ không gây độc cho thuỷ sinh vật, trừ khi hàm lượng quá cao, nước bị ô nhiễm, còn ở dạng khí NH3 thì gây độc cho cá (Soboda 1993). Sự biến đổi của NH3 trong ammonia tổng số liên 8 quan tới pH và nhiệt độ của nước, thường hàm lượng NH 3 tăng cao khi độ pH cao. Trong các ao hồ hàm lượng ammonia thường nhỏ trừ trường hợp trong ao, tảo chết hàng loạt. Nếu nồng độ ammonia vượt quá 1mg/l thì đó là tín hiệu bón thừa phân, mức độ ammonia nhỏ hơn 1mg/l được coi là an toàn cho cá vùng nhiệt đới (Nguyễn ĐứcHội 1997: Robinette 1983) trong môi trường nước mối quan hệ giữa NH3, NH4 và NO3- có tính kế tục và liên quan chặt chẽ với nhau. 1.4.5. NO2- và NO3Dạng nitrte (NO2- ) và nỉtrate (NO3-) được hình thành do quá trình phân huỷ ammonia bởi 2 loại vi sinh vật đó là nitrossomonas và nitrobacterria. Theo Michaels (1988) nồng độ nitrote ảnh hưởng giao động trong khoảng 0,10,25mg/l và nồng độ gây chết trong khoảng 0,5mg/l. Nitrit(NO 2-) trong nước có thể có thể do các nguồn ô nhiễm xâm nhập vào hoặc do hợp chất trung gian của quá trình phân huỷ sinh ra từ ammonia thành nitrat. Nó cũng là tác nhân gây độc đói với động vật thuỷ sinh do nó có thể tích tụ ở lớp đáy hoặc trong lớp bùn đáy. Vì là sản phẩm trung gian của qúa trình ôxy hoá amniac nên nồng độ ni trit sẽ tăng đạt cực đại và giảm dần theo thời gian tức là khi nó tiếp tục chuyển hoá thành nitơrat. Do tốc độ ôxy hóa amoniac phụ thuộc vào nhiệt độ tức là phụ thuộc vào mùa trong năm, nên mức độ tích tụ nitorít trong ao cũng phụ thuộc vào mùa. Nitríte (NO2-) và (NO3-) trong nuôi trồng thuỷ sản có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của cá khi trong nước có hàm lượng 0,1mg/l và máu cá có mầu chocolate còn gọi là bệnh máu nâu. Khi hàm lượng khoảng 0,5mg/l. Nguyên nhân do sự kết hợp của NO2 trong hồng cầu Hb +NO2=Met-Hb nên nó đã ngăn cản không cho ôxy kết hợp với Hemoglobin gây ra ngạt thở cho cá. Chương 2. VÂÂT LIÊÂU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9 2.1 Đối tượng nghiên cứu Cá chạch bùn (Misgurnus anguilicaudatus) 2.2 Vật liệu nghiên cứu - 9 bể xi măng,diện tích mỗi bể 10 m2. - Dụng cụ đo các yếu tố môi trường: Nhiệt kế thủy ngân, Test đo pH. - Cân điện tử GX - 600, thước đo độ chính xác 1 cm. - Một số dụng cụ khác như vợt, xô chậu... 2.3 Nội dung nghiên cứu - Theo dõi diễn biến môi trường trong quá trình thí nghiệm. - So sánh ảnh hưởng của các mật độ khác nhau đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Chạch bùn. - Đánh giá hiệu quả kinh tế khi nuôi ở các mật độ khác nhau. Giống cá Chạch bùn 2.4 Phương pháp nghiên cứu 2.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trong bể xi măng có diện tích 10m 2 với thời gian thí nghiệm là 60 ngày. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 3 mật độ khác nhau tương ứng với 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần: Mật độ 500 MĐ1 độ 1 (ký hiệu MĐ 1): MậtMĐ2 con/bể Mật độ 2 (ký hiệu MĐ 2): Mật độ 600 con/bể. MĐ3 Mật độ 3 (ký hiệu MĐ 3): Mật độ 700 con/bể. Cá được cho ăn 2 lần/ngày, lượng thức ăn cho ăn bằng 5% trọng lượng cá trong bể. Thức ăn sử dụng là thức ăn công nghiệp dạng viên nổi. - Diễn biến các yếu tố môi trường trong bể nuôi. - Theo dõi tốc độ tăng trưởng. - Theo dõi tỉ lệ sống 10 So sánh kết quả và rút ra kết luận. 2.4.2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 2.4.2.1 Phương pháp xác định các thông số môi trường Bảng 2.1. Xác định các chỉ tiêu môi trường cần theo dõi Yếu tố Nhiệt độ pH Dụng cụ đo Thời gian đo Nhiệt kế (chính xác tới 1oC) 8h, 15h hằng ngày Test đo pH 8h, 15h hằng ngày 2.4.2.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu tăng trưởng 11 Để theo dõi tăng trưởng của cá nuôi thí nghiệm, cá thí nghiệm được cân, đo chiều dài khi bắt đầu bố trí thí nghiệm và khi kết thúc thí nghiệm. Trong quá trình thí nghiệm cá được thu ngẫu nhiên 30 cá thể, và cứ 20 ngày tiến hành cân và đo 1 lần. - Đo chiều dài: sử dụng thước có chia vạch chính xác đến 1 cm, đặt mẫu nằm dọc, thẳng tiến hành đo chiều dài tiêu chuẩn (SL) của cá. - Cân khối lượng: sử dụng cân điện tử GX - 600 chính xác đến 0,01 mg. Trong quá trình cân phải làm động tác nhanh, tiến hành cân ở góc khuất tránh gió lùa nhằm đảm bảo sự chính xác của số liệu. Hình 2.1.Phương pháp cân cá Hình 2.2. Phương pháp đo cá 2.4.2.3. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày ADG (Average daily growth) W cá sau TN - W cá trước TN ADGW = (g/ngày). Thời gian nuôi L cá sau TN - L cá trước TN 12 ADGL = (cm/ngày). Thời gian nuôi Trong đó: W là khối lượng, L là chiều dài. 2.4.2.4 Tốc độ tăng trưởng đặc trưng SGR (Specific growth rate) (ln(W2) - ln(W1)) x 100 SGRW = (%/ngày). Thời gian nuôi (ln(L2) - ln(L1)) x 100 SGRL = (%/ngày). Thời gian nuôi Trong đó: W1 và W2 là khối lượng, L2 và L1 chiều dài cá trước và sau thí nghiệm. 2.4.2.5 Hệ số thức ăn FCR (Feed conversion rate) Tổng khối lượng thức ăn đã sử dụng (kg) FCR = Tổng khối lượng cá tăng thêm (kg) 2.4.2.6 Tỷ lệ sống (S) (%) Tổng số cá thu S = x 100 (%). Tổng số cá thả 2.5 Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được tổng hợp, xử lý, phân tích, đánh giá bằng phần mềm Excel 2003 và SPSS Version 14.0 2.6 Thời gian, địa điểm nghiên cứu 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất