Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm ...

Tài liệu ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tp. hồ chí minh

.PDF
162
200
55

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------- HUỲNH THỊ KIM THÙY CÁC NHÂN TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BÊN CUNG CẤP DỊCH VỤ KIỂM TOÁN ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------- HUỲNH THỊ KIM THÙY CÁC NHÂN TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BÊN CUNG CẤP DỊCH VỤ KIỂM TOÁN ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: MÃ SỐ: KẾ TOÁN 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHÚC SINH TP. Hồ Chí Minh – 2017 LỜI CAM ĐOAN - Tên đề tài: “Các nhân tố liên quan đến bên cung cấp dịch vụ kiểm toán ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán độc lập tại Thành phố Hồ Chí Minh”. - Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Phúc Sinh - Tên học viên: Huỳnh Thị Kim Thùy - Email liên lạc: [email protected] Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tất cả những nội dung được kế thừa, tham khảo từ nguồn tài liệu khác đều được Tác giả trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong Danh mục các tài liệu tham khảo. Tp. Hồ Chí Minh, ngày......tháng......năm....... Học viên thực hiện Huỳnh Thị Kim Thùy MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 2 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................ 3 6. Đóng góp của luận văn ...................................................................................... 3 7. Kết cấu luận văn ................................................................................................ 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 5 1.1 Một số nghiên cứu công bố ngoài nước .......................................................... 5 1.2 Một số nghiên cứu công bố trong nước ......................................................... 7 1.3 Tổng kết các nhân tố liên quan đến bên cung cấp dịch vụ kiểm toán ...... 12 1.4 Khe hổng nghiên cứu ..................................................................................... 13 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 13 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 14 2.1 Tìm hiểu về kiểm toán độc lập và chất lượng kiểm toán............................ 14 2.1.1 Kiểm toán độc lập và hoạt động kiểm toán độc lập......................................14 2.1.2 Chất lượng kiểm toán....................................................................................15 2.2 Khuôn mẫu về chất lượng do IAASB ban hành ......................................... 16 2.2.1 Tìm hiểu chung về IAASB ...........................................................................16 2.2.2 Nội dung chính của Khuôn mẫu do IAASB ban hành .................................17 2.3 Cơ sở lý thuyết nền các nhân tố tác động đến CLKT ................................ 20 2.3.1 Lý thuyết Ủy nhiệm ......................................................................................20 2.3.2. Lý thuyết Cung cầu ......................................................................................21 2.4 Các nhân tố liên quan đến bên cung cấp dịch vụ kiểm toán ảnh hưởng tới chất lượng KTĐL ................................................................................................. 22 2.4.1 Ảnh hưởng của Quy mô đến chất lượng KTĐL ...........................................23 2.4.2 Ảnh hưởng của Giá phí kiểm toán đến chất lượng KTĐL ...........................24 2.4.3 Ảnh hưởng của Nhiệm kỳ kiểm toán đến chất lượng KTĐL .......................25 2.4.4 Ảnh hưởng của Phạm vi dịch vụ phi kiểm toán đến chất lượng KTĐL .......27 2.4.5 Ảnh hưởng của Tính chuyên sâu trong các lĩnh vực kiểm toán đến chất lượng KTĐL .....................................................................................................................28 2.4.6 Ảnh hưởng của KSCL bên trong đến chất lượng KTĐL..............................29 2.4.7 Ảnh hưởng của Năng lực nghề nghiệp của KTV đến chất lượng KTĐL .....29 2.4.8 Ảnh hưởng của Thuộc tính cá nhân đến chất lượng KTĐL .........................30 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 31 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 32 3.1 Quy trình nghiên cứu chung ......................................................................... 32 3.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ................................................................ 34 3.2.1 Mô hình nghiên cứu ......................................................................................34 3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................35 3.3 Đối tượng và phương pháp khảo sát ............................................................ 37 3.3.1 Đối tượng khảo sát ........................................................................................37 3.3.2 Phương pháp khảo sát ...................................................................................37 3.4 Thiết kế thang đo và xây dựng bảng câu hỏi ............................................... 38 3.4.1 Thiết kế thang đo ..........................................................................................38 3.4.2 Xây dựng bảng câu hỏi .................................................................................48 3.5 Mẫu và phương pháp chọn mẫu................................................................... 49 3.6 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 49 3.6.1 Phương pháp và kết quả trong nghiên cứu định tính ....................................50 3.6.2 Quy trình và phương pháp phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng .51 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 55 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................................ 56 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................................... 56 4.1.1 Thống kê mô tả đặc điểm mẫu ......................................................................56 4.1.2 Thống kê mô tả thang đo ..............................................................................57 4.2 Phân tích và đánh giá thang đo .................................................................... 58 4.2.1 Kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha .............................................58 4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................59 4.3 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu ............................................. 61 4.3.1 Phân tích tương quan Pearson ......................................................................61 4.3.2 Phân tích hồi quy tuyến tính bội ...................................................................61 4.3.3 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu..................................................................63 4.3.4 Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong phân tích hồi quy ............... 65 4.4 Kết quả nghiên cứu định lượng và bàn luận ............................................... 67 4.5 Phân tích sự ảnh hưởng của đối tượng khảo sát đến chất lượng KTĐL.. 72 4.5.1 Phân tích ảnh hưởng thông qua Giới tính của đối tượng được khảo sát ......73 4.5.2 Phân tích ảnh hưởng thông qua Danh tiếng công ty của đối tượng khảo sát ...........................................................................................................................73 4.5.3 Phân tích ảnh hưởng thông qua Chức vụ của đối tượng khảo sát ................73 4.5.4 Phân tích ảnh hưởng thông qua Số năm kinh nghiệm của đối tượng khảo sát ...........................................................................................................................74 4.5.5 Phân tích ảnh hưởng thông qua Chứng chỉ nghề nghiệp liên quan của đối tượng khảo sát ........................................................................................................74 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 75 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 77 5.1 Kết luận ........................................................................................................... 77 5.2 Các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán ................................. 78 5.3 Giới hạn đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................... 86 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .......................................................................................... 87 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. Các từ viết tắt có nguồn gốc tiếng Việt Từ viết tắt Từ gốc BCTC Báo cáo tài chính BGĐ Ban Giám Đốc CLKT Chất lượng kiểm toán CMKiT Chuẩn mực kiểm toán DNKT Doanh nghiệp kiểm toán DNNY Doanh nghiệp niêm yết KSCL Kiểm soát chất lượng KTĐL Kiểm toán độc lập KTV Kiểm toán viên TP Thành phố 2. Các từ viết tắt có nguồn gốc tiếng Anh Từ viết tắt DA IAASB TPP Từ gốc bằng tiếng Anh Từ gốc bằng tiếng Việt Discretionary Accruals Các khoản dồn tích The International Auditing and Ủy ban Chuẩn mực kiểm toán Assurance Standards Board Quốc tế Trans-Pacific Strategic Economic Hiệp định Đối tác Kinh tế Partnership Agreement Chiến lược xuyên Thái Bình Dương VACPA WTO Vietnam Association of Certified Hiệp hội Kiểm toán viên hành Publics Accountants nghề Việt Nam World Trade Organization Tổ chức Thương mai Thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Thang đo Chất lượng kiểm toán ............................................................... 39 Bảng 3.2 Thang đo Quy mô DNKT ......................................................................... 40 Bảng 3.3 Thang đo Giá phí kiểm toán ..................................................................... 41 Bảng 3.4 Thang đo Nhiệm kỳ kiểm toán ................................................................. 42 Bảng 3.5 Thang đo Phạm vi dịch vụ phi kiểm toán ................................................. 43 Bảng 3.6 Thang đo Tính chuyên sâu trong các lĩnh vực kiểm toán ......................... 44 Bảng 3.7 Thang đo Kiểm soát chất lượng bên trong ............................................... 45 Bảng 3.8 Thang đo Năng lực nghề nghiệp của KTV ............................................... 46 Bảng 3.9 Thang đo Thuộc tính cá nhân của KTV ................................................... 47 Bảng 3.10 Tổng hợp các biến đo lường chất lượng KTĐL ..................................... 48 Bảng 4.1 Cơ cấu mẫu khảo sát ................................................................................. 56 Bảng 4.2 Tổng hợp các biến đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA ................. 58 Bảng 4.3 Kiểm định KMO, Bartlett và tổng phương sai trích biến độc lập ............ 59 Bảng 4.4 Kiểm định KMO, Bartlett và tổng phương sai trích biến phụ thuộc ........ 60 Bảng 4.5 Tóm tắt các hệ số về mức độ phù hợp của mô hình ................................. 62 Bảng 4.6 Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết .............................................. 65 Bảng 4.7 Mức độ tác động của các nhân tố đến CLKT ........................................... 67 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 Khung các nhóm nhân tố tác động đến CLKT........................................... 17 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu chung của luận văn ................................................. 33 Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu các nhân tố liên quan đến bên cung cấp dịch vụ kiểm toán ảnh hưởng tới chất lượng KTĐL ....................................................................... 35 Hình 4.1 Biểu đồ Histogram ..................................................................................... 66 Hình 4.2 Đồ thị Q-Q plot .......................................................................................... 66 Hình 4.3 Đồ thị phân tán Scatterplot ......................................................................... 66 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán độc lập (KTĐL) đã hình thành vào năm 1991, phát triển và ngày càng trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính (BCTC) đã được kiểm toán bởi các Kiểm toán viên (KTV) và Doanh nghiệp kiểm toán (DNKT) sẽ cung cấp thông tin trung thực, hợp lí, đáng tin cậy về tình hình tài chính của các doanh nghiệp đồng thời tiết kiệm chi phí kiểm tra cho người sử dụng. Chính vì vậy, hoạt động KTĐL đã góp phần tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, thúc đẩy đầu tư trong và ngoài nước, từ đó tạo điều kiện để tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường dịch vụ tài chính, tiền tệ mở cửa và hội nhập. Bên cạnh đó, Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, là thành viên TPP, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và đang tiếp tục thực hiện lộ trình đã cam kết, theo đó, từ năm 2015 sẽ mở cửa hoàn toàn các dịch vụ tài chính. Trong xu thế toàn cầu hóa, sự thành công của các DNKT Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng kiểm toán (CLKT) và khả năng cạnh tranh trên thị trường để có thể đạt được vị thế cạnh tranh bền vững. Tuy nhiên, ngày 19/01/2017, theo báo cáo của Bộ Tài Chính, quyết định có 03 DNKT bị chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán do chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật Kiểm toán độc lập hiện hành trong quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán Báo cáo kiểm toán. Sau đó, ngày 24/01/2017, có 3 DNKT bị cảnh cáo do không đảm bảo điều kiện hoạt động dịch vụ kiểm toán theo quy định về số lượng KTV hành nghề của Luật Kiểm toán độc lập. Cho đến nay, có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước tập trung về chủ đề chất lượng kiểm toán và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Các nghiên cứu trước chia các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng KTĐL thành nhóm nhân tố thuộc về KTV, nhóm nhân tố thuộc về DNKT và nhóm nhân tố bên ngoài. Nghiên cứu làm nền tảng về vấn đề này là của DeAnglo (1981). Theo tác giả, Quy mô DNKT, Giá phí 2 kiểm toán và Tính độc lập ảnh hưởng đến CLKT. Ở Việt Nam, Nghiên cứu của Trần Thị Giang Tân & Trần Khánh Lâm (2011) là những nghiên cứu đi tiên phong trong lĩnh vực kiểm soát CLKT cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới CLKT. Mặc dù có nhiều nghiên cứu trước đây, nhưng CLKT vẫn đang là chủ đề đang rất được quan tâm trong nền kinh tế hiện nay. Chính vì vậy việc nghiên cứu để kiểm định sâu hơn và bổ sung bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố tác động đến CLKT của hoạt động KTĐL tại TP.HCM là yêu cầu cần thiết. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố liên quan đến bên cung cấp dịch vụ kiểm toán ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán độc lập tại Tp. Hồ Chí Minh” phản ánh tính cấp thiết, góp phần phát triển và hoàn thiện hoạt động KTĐL, đồng thời là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng KTĐL. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu các nhân tố liên quan đến bên cung cấp dịch vụ kiểm toán ảnh hưởng tới chất lượng KTĐL, đánh giá mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đến chất lượng KTĐL, từ đó kiến nghị để nâng cao chất lượng KTĐL của các DNKT tại thành phố Hồ Chí Minh.  Mục tiêu cụ thể - Xác định các nhân tố liên quan đến bên cung cấp dịch vụ kiểm toán ảnh hưởng tới chất lượng KTĐL; - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đến chất lượng KTĐL tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua khảo sát thực tế. 3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu đặt ra để giải quyết các mục tiêu trên là: Câu hỏi 1: Các nhân tố liên quan đến bên cung cấp dịch vụ kiểm toán ảnh hưởng tới chất lượng KTĐL tại thành phố Hồ Chí Minh? Câu hỏi 2: Nhân tố nào có ảnh hưởng mạnh nhất, và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chất lượng KTĐL tại thành phố Hồ Chí Minh? 3 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: là các nhân tố liên quan đến bên cung cấp dịch vụ kiểm toán ảnh hưởng tới chất lượng KTĐL tại thành phố Hồ Chí Minh.  Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu được thực hiện tại các DNKT và có chi nhánh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; - Nghiên cứu chỉ tập trung vào hoạt động KTĐL, không nghiên cứu các hoạt động kiểm toán khác như kiểm toán nội bộ và kiểm toán nhà nước; - Thời gian thực hiện nghiên cứu là từ tháng 07/2016 đến tháng 09/2016. 5. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp nghiên cứu định tính: tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan kết hợp với khảo sát chuyên gia để từ đó xác định các nhân tố liên quan đến bên cung cấp dịch vụ ảnh hưởng tới chất lượng KTĐL.  Phương pháp nghiên cứu định lượng: khảo sát các đối tượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp, khảo sát trực tuyến Google Docs, gởi email trực tiếp. Sau đó, tác giả sử dụng các kỹ thuật phân tích thống kê như thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy thang đo qua hệ số Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA để xác định tập hợp các biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Cuối cùng, tác giả tiến hành phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy tuyến tính bội để kiểm định mối tương quan giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập và giữa các biến độc lập với nhau. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn có một số đóng góp khoa học cơ bản sau: - Bổ sung bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng KTĐL thông qua việc tìm hiểu các nhân tố liên quan đến bên cung cấp dịch vụ kiểm toán; - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chất lượng kiểm toán và các nhân tố liên quan đến bên cung cấp dịch vụ kiểm toán ảnh hưởng tới CLKT; 4 - Thông qua nghiên cứu, có một số phát hiện mới về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán độc lập tại TP.HCM, từ đó đưa ra một số chính sách nhằm nâng cao CLKT; - Cung cấp tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, DNKT và các đối tượng khác quan tâm tới chất lượng KTĐL. 7. Kết cấu luận văn Luận văn có kết cấu gồm 05 chương: - Chương 1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu - Chương 2 Cơ sở lý thuyết - Chương 3 Phương pháp nghiên cứu - Chương 4 Kết quả và bàn luận - Chương 5 Kết luận và kiến nghị. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng KTĐL luôn là vấn đề được sự quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực kiểm toán cả về thực tế lẫn nghiên cứu trong và ngoài nước. Chương này tác giả sẽ trình bày một số nghiên cứu có liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng KTĐL đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam thực hiện. Tác giả chia làm 02 nhóm: (i) Một số nghiên cứu công bố ngoài nước; (ii) Một số nghiên cứu công bố trong nước. 1.1 Một số nghiên cứu công bố ngoài nước Có rất nhiều nghiên cứu ngoài nước liên quan đến CLKT và các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT với nhiều dòng nghiên cứu khác nhau. Nhưng tác giả chỉ trình bày một số nghiên cứu tiêu biểu trong phạm vi của đề tài như sau:  Nhóm nhân tố thuộc về DNKT và KTV [1] Nghiên cứu của Suseno (2013)1. Nghiên cứu xem xét tác động của tính độc lập và giá phí kiểm toán đến CLKT. Trong đó, Tính độc lập được đo bằng tính chính trực và khách quan; Giá phí được đo bằng kích thước, tính phức tạp và rủi ro của cuộc kiểm toán. Đối tượng khảo sát là 73 DNKT, các doanh nghiệp thực hiện kiểm toán cho các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Indonesia. Kết quả nghiên cứu cho thấy hai yếu tố giá phí và tính độc lập của KTV có ảnh hưởng đáng kể tới CLKT. Qua đó, tác giả cũng đề xuất nên phát triển và duy trì tính độc lập cũng như xác định giá phí phù hợp để nâng cao CLKT. [2] Nghiên cứu của Wooten (2003)2. Dựa trên quan điểm về CLKT của DeAngelo (1981), tác giả xem xét và tổng kết các nghiên cứu trước để đưa ra các nhân tố tác động đến CLKT. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố tác động đến CLKT xuất phát từ hai khía cạnh có liên quan đến phát hiện sai sót và báo cáo sai sót. Các yếu tố 1 Suseno (2013). An empirical analysis of auditor independence and audit fees on audit quality. International Journal of Management and Business Studies. Volume 3 (3), pp. 082-087. 2 Wooten, T. C. (2003). Research About Audit Quality. The CPA Journal, 48-64. 6 liên quan đến phát hiện sai sót bao gồm: Quy mô DNKT, Nguồn nhân lực, Kinh nghiệm chuyên ngành, Quy trình kiểm soát, Giám sát, Kế hoạch và thực hiện, Tính chuyên nghiệp, Kinh nghiệm đối với khách hàng. Các yếu tố liên quan đến báo cáo sai sót là: Tính độc lập, Dịch vụ phi kiểm toán, Giá phí kiểm toán, Nhiệm kỳ của KTV. Vì vậy, tác giả kết luận rằng việc phát hiện và báo cáo sai sót tốt sẽ nâng cao CLKT, từ đó được khách hàng đánh giá cao, sẽ thu được giá phí kiểm toán cao, giảm kiện tụng, danh tiếng tốt. [3] Nghiên cứu của DeAngelo (1981a)3. Nghiên cứu tập trung phân tích mối quan hệ giữa giá phí kiểm toán với tính độc lập của KTV trong việc tác động tới CLKT. Tác giả đã đưa ra mô hình phí kiểm toán năm đầu tiên (start-up cost). Theo mô hình này thì chi phí thực hiện kiểm toán năm đầu tiên bằng chi phí kiểm toán cộng với chi phí kiểm toán khởi động tại năm đầu tiên. Do đó, tác giả cho rằng việc hạ thấp chi phí (đặc biệt giá phí của cuộc kiểm toán năm đầu tiên) sẽ ảnh hưởng đến CLKT, vì hạ thấp chi phí có thể dẫn đến quỹ thời gian và chi phí dự trù cho cuộc kiểm toán bị giảm thiểu và điều này tạo nên áp lực và khó khăn cho KTV trong việc phát hiện các sai phạm trọng yếu. Tác giả cũng đưa ra mối liên hệ giữa giá phí kiểm toán với quan hệ kinh tế và khách hàng, từ đó kết luận rằng mối quan hệ kinh tế này có thể làm giảm tính độc lập của KTV, dẫn đến giảm CLKT.  Nhóm nhân tố thuộc về DNKT [4] Hosseinniakani và cộng sự (2014)4. Mục đích của nghiên cứu là xem xét và tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT khác nhau, so sánh kết quả đạt được với các nghiên cứu liên quan gần nhất. Bài viết đã đưa ra các biến độc lập bao gồm: Quy mô DNKT, Nhiệm kỳ kiểm toán, Phí kiểm toán, Dịch vụ phi kiểm toán, Danh tiếng DNKT, Tính chuyên sâu trong các lĩnh vực kiểm toán, Đặc điểm của KTV (tính độc lập, trách nhiệm, năng lực chuyên môn). Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố 3 DeAngelo, L. E. (1981a). Auditor independence, “low balling”, and disclosure regulation. Journal of accounting and Economics, 3(2), 113-127. 4 Hosseinniakani, S.M, et al., (2014). A review on Audit Quality Factors. International Journal of Acedemic Research in Accounting, Finance and Management Sciences, Volume 4, Number 2, page 247-258. 7 đều ảnh hưởng đáng kể đến CLKT. Giả sử rằng CLKT đã đạt đến một mức độ xã hội mong muốn, một số hướng nghiên cứu trong tương lai quan trọng cần được xem xét có thể là xem xét các mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng CLKT, quản trị doanh nghiệp và việc ra quyết định. [5] Nghiên cứu của DeAngelo (1981b)5. Nghiên cứu đã tiến hành các phân tích về sự ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp kiểm toán đến CLKT. Tác giả cho rằng khi phát triển, DNKT cần cân nhắc đến biên độ tăng thêm (quasi-rents, là áp lực kinh tế khiến cho DNKT xem xét đến việc cân bằng chất lượng KTĐL). Cụ thể, DNKT phải xem xét đến việc: (1) có được một đơn vị biên độ tăng thêm từ một khách hàng cụ thể (do DNKT cố tình giảm chất lượng KTĐL để duy trì khách hàng); và (2) dòng các đơn vị biên độ tăng thêm từ nhiều khách hàng khác có thể bị mất khi những hành vi cố tình làm giảm chất lượng KTĐL của DNKT bị công chúng phát hiện. DNKT nào có càng nhiều khách hàng (số lượng khách hàng là một trong những tiêu chí đánh giá quy mô của DNKT) thì càng có khả năng bị mất nhiều biên độ tăng thêm trong trường hợp những sai phạm của KTV bị phát hiện. Như vậy, DNKT càng nhiều khách hàng thì họ càng bị áp lực kinh tế buộc phải duy trì và nâng cao chất lượng KTĐL. Kết luận: Qua các phân tích trên ta thấy, các nghiên cứu ngoài nước khá đa dạng với các nghiên cứu riêng lẻ từng nhân tố cũng như tổng hợp các nhóm nhân tố liên quan đến DNKT, KTV và nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến CLKT. 1.2 Một số nghiên cứu công bố trong nước  Nhóm nhân tố thuộc về KTV, DNKT và nhân tố bên ngoài [1] Nghiên cứu của Phan Thanh Hai (2016)6. Nghiên cứu này đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán tại Việt Nam thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng (trong đó phương pháp nghiên cứu định lượng là chủ yếu) dựa trên đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach 5 DeAngelo, L. E. (1981b). Auditor size and audit quality. Journal of accounting and economics, 3(3), 183- 199. 6 Phan Thanh Hải (2016). The Research of Factors Affecting the Quality of Audit Activities: Empirical Evidence in Vietnam. International Journal of Business and Management, Volume 11, Number 3. 8 alpha, thử nghiệm nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy tuyến tính. Dữ liệu được thu thập từ các KTV, các nhà quản lý tại các DNKT trong tất cả các thành phố khác nhau tại Việt Nam. Kết quả khảo sát thu được là 387 mẫu hợp lệ trên 400 mẫu khảo sát, đủ để đảm bảo độ tin cậy của phân tích dữ liệu. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng hoạt động kiểm toán theo thứ tự mức độ tác động giảm dần như sau: (1) Tổ chức và hoạt động của các DNKT, (2) Giá phí và năng lực kiểm toán của DNKT, (3) Phạm vi cung cấp dịch vụ kiểm toán, (4) Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài, (5) Kiểm soát chất lượng bên trong và (6) Hình thức sở hữu của doanh nghiệp kiểm toán. Phát hiện này rất quan trọng để đưa ra các giải pháp hợp lý từ đó nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán ở Việt Nam trong thời gian tới. [2] Nghiên cứu của Phan Văn Dũng (2015)7. Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là khám phá nhân tố chất lượng kiểm toán và đo lường tác động của các nhân tố đến chất lượng kiểm toán và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam. Mô hình nghiên cứu ban đầu của tác giả về các nhân tố tác động đến CLKT gồm: Mức độ chuyên sâu trong lĩnh vực kiểm toán, Tính độc lập của KTV, Tác động của các khuôn khổ pháp lý, Tổ chức kiểm soát chất lượng từ bên trong, Nhận thức của KTV và Ban Giám Đốc của DNKT, Chất lượng đào tạo nhân lực Kế toán - Kiểm toán tại các trường Đại học, Quy mô, Mức độ chuyên ngành của DNKT, Phương pháp luận của KTV, Tổ chức KSCL từ bên ngoài, Chiến lược kinh doanh DNKT, Chi phí kiểm toán, Giá phí kiểm toán, Nhiệm kỳ KTV. Đề tài kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng với đối tượng khảo sát là KTV, Ban Giám Đốc của DNKT, Cơ quan quản lý Nhà nước về Kiểm toán, Hội nghề nghiệp Kiểm toán, Các doanh nghiệp khách hàng, Các đối tượng bên ngoài khác. Với cỡ mẫu 506, tác giả dùng phương pháp phân tích dữ liệu chính là đánh giá độ tin cậy Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân 7 Phan Văn Dũng (2015). Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 9 tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy đa biến. Kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLKT theo thứ tự tác động giảm dần như sau: Phương pháp luận và nhận thức của KTV, Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài và hệ thống pháp luật về kiểm toán, Chiến lược kinh doanh, Chi phí kiểm toán, Giá phí kiểm toán, Tính độc lập. Ngoài ra Luận án còn nghiên cứu các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh và tác động của chất lượng kiểm toán đến năng lực cạnh tranh. [3] Nghiên cứu của Bùi Thị Thủy (2013)8. Luận án tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT BCTC của các Doanh nghiệp niêm yết (DNNY) trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dựa trên Mô hình CLKT của Duff (2004), tác giả thực hiện phân tích và xử lý kết quả khảo sát từ 138 KTV thuộc các DNKT đủ điều kiện kiểm toán BCTC của các DNNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã xác định 14 nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán BCTC của DNNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam và chia thành 3 nhóm nhân tố theo thứ tự ảnh hưởng giảm dần gồm: - Nhân tố thuộc về nhóm KTV: Kinh nghiệm chuyên sâu, Ý thức, Chuyên nghiệp, Áp lực, Trình độ bằng cấp, Độc lập; Nhân tố thuộc về nhóm DNKT: Hệ thống KSCL, Điều kiện làm việc (chú trọng - Phương pháp và quy trình kiểm toán), Phí kiểm toán, Danh tiếng và Quy mô DNKT; Nhân tố thuộc nhóm bên ngoài: Nhân tố liên quan đến DNNY, Môi trường pháp - lý, Kiểm soát bên ngoài.  Nhóm nhân tố thuộc về DNKT [4] Nghiên cứu của Trương Vĩnh Thắng (2015)9. Luận văn này đã nghiên cứu các nhân tố bên trong DNKT tác động đến chất lượng KTĐL thông qua mô hình với 07 8 Bùi Thị Thủy (2013). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. 9 Trương Vĩnh Thắng (2015). Các nhân tố bên trong của công ty kiểm toán tác động đến chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập tại Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 10 biến độc lập: Quy mô, Phí dịch vụ kiểm toán, Phạm vi và phí dịch vụ phi kiểm toán, Nhiệm kỳ kiểm toán, Mức độ am hiểu ngành nghề kinh doanh của khách hàng, KSCL bên trong và Phương pháp kiểm toán bằng phương pháp nghiên cứu chính là định lượng kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính. Mẫu khảo sát của nghiên cứu là 176 mẫu (hợp lệ) được lấy từ các trợ lý kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán và chủ nhiệm kiểm toán. Phương pháp phân tích dữ liệu chính trong nghiên cứu là đánh giá độ tin cậy Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy tuyến tính bội. Kết quả luận văn đã xác định rằng KSCL bên trong tác động mạnh nhất tới chất lượng KTĐL, tiếp theo là Mức độ am hiểu ngành nghề kinh doanh của khách hàng, kế tiếp là Dịch vụ kiểm toán và phi kiểm toán, sau đó là Nhiệm kỳ kiểm toán, và Quy mô là tác động yếu nhất. [5] Nghiên cứu của Lâm Huỳnh Phương (2013)10. Luận văn xác định mối quan hệ giữa việc luân chuyển KTV đến chất lượng kiểm toán BCTC thông qua việc tìm hiểu mối quan hệ giữa các khoản dồn tích (DA) và nhiệm kỳ kiểm toán. Mẫu nghiên cứu được tác giả lấy từ BCTC của 39 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2000 đến năm 2012. Nghiên cứu phân tích dữ liệu bằng hồi quy tuyến tính bội. Kết quả cho thấy nhiệm kỳ kiểm toán không có mối quan hệ với CLKT. Ngoài ra, kết quả kiểm chứng về khoản thời gian luân chuyển kiểm toán 3 năm là không phù hợp. Vì vậy, nghiên cứu đã đề xuất nhiệm kỳ kiểm toán ít nhất là 05 năm nhằm giúp KTV có nhiều am hiểu về khách hàng hơn, dễ dàng phát hiện và điều chỉnh những khoản dồn tích làm tăng việc khai khống lợi nhuận. [6] Nghiên cứu của Trần Thị Giang Tân và Cộng sự (2011)11. Đây là một trong những nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực kiểm soát CLKT tại Việt Nam. Đề tài nghiên cứu lý luận cơ bản về chất lượng và KSCL hoạt động KTĐL. Tác giả khảo sát và đúc kết kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới (như Hoa Kỳ, Pháp) trong xây 10 Lâm Huỳnh Phương (2013). Ảnh hưởng của việc luân chuyển kiểm toán viên đến chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 11 Trần Thị Giang Tân và Cộng sự (2011). Cơ sở lý luận và thực tiễn của kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp bộ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan