Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng các yếu tố đầu vào đến năng suất sữa ở nông hộ chăn nuôi bò sữa huyện ...

Tài liệu ảnh hưởng các yếu tố đầu vào đến năng suất sữa ở nông hộ chăn nuôi bò sữa huyện củ chi tphcm

.PDF
77
94
131

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM YZ NGUYỄN QUANG THANH ẢNH HƯỞNG CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO ĐẾN NĂNG SUẤT SỮA Ở NÔNG HỘ CHĂN NUÔI BÒ SỮA HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH YZ NGUYỄN QUANG THANH ẢNH HƯỞNG CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO ĐẾN NĂNG SUẤT SỮA Ở NÔNG HỘ CHĂN NUÔI BÒ SỮA HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ: 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TIẾN SĨ LÊ NGỌC UYỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012 LỜI CAM KẾT Tôi cam kết rằng Luận văn Thạc sĩ kinh tế với đề tài: Ảnh hưởng các yếu tố đầu vào đến năng suất sữa ở nông hộ chăn nuôi bò sữa huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu độc lập, nghiêm túc. Các số liệu, nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Tp. HCM, ngày 27 tháng 12 năm 2012 TÁC GIẢ NGUYỄN QUANG THANH LỜI CẢM ƠN Xin cho tôi gởi lời chân thành cảm ơn đến: TS. LÊ NGỌC UYỂN, là người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức mới, bổ ích giúp tôi hoàn thành đề tài. Quý thầy, cô Khoa Kinh tế Phát triển Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã trao đổi kiến thức, chỉ dẫn tận tình, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện để tài nghiên cứu. Các Anh, Chị lãnh đạo Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Nông Nghiệp Cục Thống kê Thành phố, Chi cục Thống kê Huyện Củ Chi, nơi tôi thực hiện đề tài đã tạo mọi điều kiện cho tôi thu thập số liệu, thông tin cần thiết để đề tài có thể hoàn thiện. Xin gửi lời cám ơn đến các bạn Khoa Kinh tế Phát triển K18 đã hết lòng giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tp. HCM, ngày 27 tháng 12 năm 2012 TÁC GIẢ NGUYỄN QUANG THANH MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu ....................................................................... 1 2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................ 3 3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 3 4. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 3 5. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3 6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4 8. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Cơ sở lý thuyết .............................................................................................. 6 1.1.1. Lý thuyết kinh tế hộ ....................................................................................... 6 1.1.1.1. Khái niệm kinh tế hộ ...................................................................................... 6 1.1.1.2. Đặc điểm kinh tế hộ gia đình ......................................................................... 6 1.1.1.3. Thu nhập nông hộ........................................................................................... 7 1.1.1.4. Vai trò trong kinh tế hộ .................................................................................. 7 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất trong nông nghiệp ................................. 7 1.1.2.1. Vốn trong nông nghiệp.................................................................................. 7 1.1.2.2. Nguồn lao động trong nông nghiệp............................................................... 8 1.1.2.3. Đất trong nông nghiệp................................................................................... 8 1.1.2.4. Công nghệ ..................................................................................................... 8 1.1.3. Lý thuyết về năng suất ...................................................................................9 1.1.4. Lý thuyết về hiệu quả kinh tế .......................................................................11 1.1.5. Hàm sản xuất ................................................................................................14 1.1.5.1. Mô hình lý thuyết .........................................................................................14 1.1.5.2. Mô hình thực nghiệm ...................................................................................16 1.2. Nghiên cứu thực tiễn trong nông nghiệp .................................................17 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về tình hình chăn nuôi bò sữa tại TP. Hồ Chí Minh .......... 22 2.1.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ....................................... 22 2.1.2. Kết quả thực hiện chương trình phát triển cây trồng vật nuôi trọng điểm .. 23 2.1.3. Quan điểm và mục tiêu phát triển của TP. Hồ Chí Minh đến 2015 ............ 25 2.2. Tổng quan về tình hình chăn nuôi bò sữa tại huyện Củ Chi ................ 26 2.2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ............................................................... 26 2.2.1.1.Tổng quan về điều kiện tự nhiên .................................................................. 27 2.2.1.2.Cơ cấu chăn nuôi huyện Củ Chi .................................................................. 28 2.2.2. Tổng quan về tình hình chăn nuôi bò sữa huyện Củ Chi ............................ 29 2.3. Tổng quan về qui trình thực hiện các nghiên cứu của đề tài ............... 31 2.3.1. Tổng quan về kết qủa điều tra của nông hộ ............................................... 31 2.3.1.1. Mẫu điều tra ............................................................................................... 31 2.3.1.2. Bảng câu hỏi phỏng vấn ............................................................................. 31 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Qui mô và cơ cấu đàn bò sữa quy mô chăn nuôi tại nông hộ................ 36 3.2. Thông tin chung về chủ hộ ....................................................................... 38 3.3. Phân tích hiệu quả chăn nuôi bò sữa ....................................................... 39 3.3.1. Sản lượng sữa của đàn bò............................................................................ 39 3.3.2. Chi phí sản xuất theo từng quy mô ............................................................ 40 3.3.3. Thu nhập theo quy mô ................................................................................ 42 3.3.4. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế ............................................................................ 43 3.4. Các biến giải thích và kỳ vọng dấu của các biến giải thích ................... 44 3.5. Kết quả ước lượng hàm sản xuất ............................................................. 46 3.5.1. Hệ số hồi quy............................................................................................... 46 3.5.2. Tính phù hợp của mô hình .......................................................................... 47 3.5.3. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .......................................................... 48 3.5.4. Kiểm định phương sai của sai số ................................................................ 49 3.5.5. Hệ số hồi quy của mô hình sau cùng........................................................... 50 3.5.6. Kiểm định tính phù hợp của mô hình sau cùng .......................................... 50 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.1. Kết luận ......................................................................................................... 54 4.2. Đề xuất chính sách ........................................................................................ 59 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TP : Thành phố UBND : Ủy ban nhân dân Đvt : Đơn vị tính TSCĐ : Tài sản cố định LĐ : Lao động DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1: Tổng đàn bò sữa TP HCM giai đoạn 2000-2010 2 2 Bảng 2.1: Cơ cấu chăn nuôi của huyện Củ Chi 28 3 Bảng 2.2. Tình hình chăn nuôi bò sữa ở Huyện Củ Chi 30 4 Bảng 2.3: Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định 33 5 Bảng 3.1: Quy mô và cơ cấu đàn bò sữa theo quy mô chăn nuôi tại nông hộ 36 6 Bảng 3.2: Cơ cấu đàn bò sữa theo từng quy mô chăn nuôi 37 7 Bảng 3.3: Thông tin chung về hộ nuôi 38 8 Bảng 3.4: Sản lượng sữa trong tháng 40 9 Bảng 3.5: Chi phí bình quân trong tháng của 1 con bò sữa 41 10 Bảng 3.6: Thu nhập bình quân theo quy mô của 1 hộ 43 11 Bảng 3.7: Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế trong tháng theo dõi 43 STT Tên bảng Trang 12 Bảng 3.8: Các biến giải thích và kỳ vọng dấu của các biến giải thích 44 13 Bảng 3.9: Kết quả hồi quy mô hình ban đầu 46 14 Bảng 3.10: Kết quả ước lượng tính phù hợp của mô hình 47 15 Bảng 3.11: Thống kê cộng tuyến 48 16 Bảng 3.12: Thống kê Spearman 49 17 Bảng 3.13: Kết quả hồi qui của mô hình sau cùng 50 18 Bảng 3.14: Kết quả ước lượng tính phù hợp của mô hình sau cùng 50 DANH MỤC HÌNH STT 1 Tên biểu đồ Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Củ Chi Trang 27 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU Chăn nuôi bò sữa là một trong những giải pháp đa dạng hoá vật nuôi cây trồng trong phát triển nông nghiệp, giúp nông dân có điều kiện tăng thêm thu nhập, thu hẹp khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 về một số giải pháp và chính sách phát triển bò sữa Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010. Thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu, phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôn đến năm 2020,Ủy ban nhân dân thành phố có quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 nhằm thực hiện Chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Thành ủy, theo Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X; định hướng quy hoạch sản xuất nông nghiệp và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Tại Quyết định số 4320/QĐ-UBND ngày 12 tháng 09 năm 2011, Thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt Chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015, nhằm phát triển chăn nuôi bò sữa theo hướng trang trại, công nghiệp, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường; khai thác tối đa tiềm năng bò sữa, giảm tối đa các chi phí trung gian trong chăn nuôi bò sữa; cơ giới hoá, hiện đại hoá các khâu chăn nuôi. Mục tiêu của chương trình là tiếp tục nâng cao chất lượng con giống phù hợp với khí hậu nhiệt đới, gắn với công tác kiểm định và chứng nhận đàn bò sữa theo các phương pháp tiến tiến, từng bước thành đàn hạt nhân mở cửa thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh là điển hình trong việc phát triển đàn bò sữa của cả nước, từ 25.089 con bò đang cho sữa vào năm 2000 với sản lượng sữa bò tươi 2 45.828 tấn/năm tăng lên75.446 con vào năm 2010 với sản lượng sữa bò tươi đạt 201.968 tấn/năm. Bảng 1.1. Tổng đàn bò sữa thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000-2010: Đvt: con 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 25.089 30.893 36.547 45.513 49.190 56.162 67.537 60.645 69.531 73.328 75.446 (Nguồn: Niên giám thống kê 2003,2004,2008,2010) Sự phát triển của ngành chăn nuôi bò sữa thành phố Hồ Chí Minh đã tạo thêm nhiều của cải cho xã hội và góp phần rất lớn vào việc giải quyết việc làm cho người nông dân. Nó đã tạo thêm nhiều dạng việc làm từ người trực tiếp chăn nuôi, đến người vắt sữa thuê, người cắt cỏ, thú y. Ước tính, hàng năm ngành chăn nuôi bò sữa tại thành phố Hồ Chí Minh đã tạo công ăn việc làm cho trên 100.000 người. Từ năm 1997 đến nay, do áp lực đô thị hoá và yêu cầu về sinh môi trường, các nhà chăn nuôi khu vực quận Gò Vấp, Tân Bình và quận 12 đã và tăng nhanh việc bán bò chuyển nghề hoặc di dời ra ngoại thành. Trong giai đoạn này, khuynh hướng chuyển dịch đàn tăng mạnh về Củ Chi với số đông là những nhà chăn nuôi mới, khởi đầu còn thiếu kinh nghiệm lẫn khả năng về vốn, chăn nuôi vẫn là nghề tay trái của họ, trong khi các hộ chăn nuôi lớn (có khoảng 20 con bò sữa trở lên), chăn nuôi vẫn được xem là nghề chính của họ. Do đó tốc độ phát triển chiều sâu lẫn chiều rộng về tổng đàn, chất lượng con giống và kỹ năng chăn nuôi, nguồn vốn đầu tư cho ngành bò sữa đứng trước thách thức mới. Từ thực tế nêu trên, cho thấy việc nghiên cứu tác động của “Ảnh hưởng các yếu tố đầu vào đến năng suất sữa ở nông hộ chăn nuôi bò sữahuyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao năng suất sữa cho nông hộ, là một yêu cầu rất cần thiết để phát triển kinh tế -xã hội của thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng là một trong những yếu tố giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo theo mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 của Thành Phố. 3 2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Với những nghiên cứu của đề tài, tác giả muốn giúp nông hộ chăn nuôi bò sữa tại huyện Củ Chi sử dụng hợp lý các nhập lượng đầu vào để có năng suất sữa cao trong quá trình chăn nuôi. 3. MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn điều tra hiện trạng chăn nuôi bò sữa tại các hộ gia đình, đề tài nghiên cứu có hai mục tiêu chính: - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất sữacủa các nông hộ chăn nuôi bò sữa tại huyện Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh. - Gợi ý giải pháp nhằm giúp nông hộ chăn nuôi bò sữa tại huyện Củ Chi nâng cao năng suất sữa,là cơ sở nâng cao thu nhập và khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi bò sữa tại các nông hộ củahuyện Củ Chi. 4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU -Mô hình nuôi bò sữa nào của các hộ gia đình tại huyện Củ Chi cónăng suấtvà hiệu quả kinh tế cao? - Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tăng năng suất sữa của hộ gia đình chăn nuôi bò sữa tại huyện Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh. 5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Đối tượng khảo sát: đối tượng khảo sát là những nông hộchăn nuôi bò sữa tháng 12 năm 2011. - Đối tượng nghiên cứu: là các nhập lượng đầu vào ảnh hưởng đến năng suất sữa năm 2011 của nông hộ. 4 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Phạm vi không gian: số liệu điều tra thực hiện đề tài được thu thập tại xã Tân Thạnh Đông thuộc huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Các nông hộ chăn nuôi bò sữa là đối tượng khảo sát. - Phạm vi thời gian: đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 01/12/2011 đến 31/12/2011. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp thu thập số liệu: + Thu thập số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn trực tiếp nông hộ chăn nuôi bò sữa. + Thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan ban ngành như: Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng nông nghiệpCục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, Chi cục Thống kê huyện Củ Chi. - Phương pháp xử lý số liệu: từ cơ sở số liệu thu thập được, tác giả tiến hành xử lý số liệu thông qua việc vận dung các phương pháp phân tích thống kê, ước lượng và kiểm định mô hình hồi quy (hàm sản xuất) của năng suất sữa, vận dụng lý thuyết về tối ưu hóa để thực hiện việc phân tích tối ưu hóa đầu vào dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS, excel. 8. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Cấu trúc của đề tài gồm có các nội dung sau: Phần Mở Đầu: Nêu lên tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài, nội dung nghiên cứu, phạm vi không gian và thời gian thực hiện, phương pháp nghiên cứu. Chương 1: Cơ sở lý thuyết: Phần này sẽ thể hiện các nội dung liên quan đến các cơ sở lý thuyết thực hiện nghiên cứu, các nghiên cứu đã thực hiện trước đây có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn. Chương 2: Tổng quan về tình hình chăn nuôi bò sữa tại Huyện Củ chi, tại xã Tân Thạnh Đông huyện Củ Chi: Phần này thể hiện các nội về thực trạng 5 chăn nuôi bò sữa tại địa phương, đánh giá tình hình thuận lợi, khó khăn, những điểm còn tồn tại cần có giải pháp cải tiến. Chương 3: Kết quả nghiên cứu: Phần này thể hiện các nội dung nghiên cứu chính của luận văn, các kết quả nghiên cứu đạt được cũng như những phát hiện mới của luận văn Chương 4: Kết luận và đề xuất: Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ kiến nghị một số đề xuất ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1.Cơ sở lý thuyết 1.1.1.Lý thuyết kinh tế hộ: 1.1.1.1. Khái niệm về kinh tế hộ: Kinh tế hộ gia đình là hoạt động kinh tế gắn liền với gia đình và gia đình là người đứng ra tổ chức các hoạt động đó. Một phần sản phẩm làm ra được sử dụng cho tiêu dùng của gia đình(Đào Công Tiến, 2000). 1.1.1.2. Đặc điểm của kinh tế hộ gia đình: Hộ gia đình là đơn vị vừa sản xuất vừa tiêu dùng, sử dụng lao động và nguồn vốn cho sản xuất có quy mô nhỏ, sản xuất phân tán, tính chuyên môn hóa trong sản xuất chưa cao(Đào Công Tiến, 2000). Đặc trưng của kinh tế hộ: - Về mặt kinh tế: nông hộ vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng. Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện trình độ kinh tế của nông hộ. - Về mặt xã hội: các thành viên trong nông hộ có quan hệ huyết thống, thân thuộc và quan hệ hôn nhân. Quan hệ này chi phối mọi hoạt động kinh tế - xã hội của các thành viên. Nông hộ sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất kinh doanh. Ở nông hộ chỉ tiêu thu nhập thuần là quan trọng nhất, không kể thu nhập đó từ nguồn nào, trồng trọt, chăn nuôi, hay từ nghề ngoài nông nghiệp. Đó là kết quả chung của lao động gia đình. Do thời gian hoạt động của người nông dân cho sản xuất nông nghiệp không được xác định cụ thể theo từng công đoạn như trong sản xuất công nghiệp nên người nông dân không tính toán được chính xác chi phí lao động gia đình đã bỏ ra, mà chỉ ước lượng được chi phí cơ hội của lao động gia đình khi tham gia sản xuất. 7 1.1.1.3. Thu nhập nông hộ: Thu nhập nông hộ là phần tiền còn lại của hộ nông dân sau khi trừ đi tất cả các chi phí có liên quan mua ngoài như chi phí vật chất, chi phí lao động thuê. Ở nông hộ, thu nhập chủ yếu là dựa vào công lao động của họ bỏ ra. Các thành phần cấu thành thu nhập nông hộ: ở nông thôn, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào thu nhập trong nông nghiệp, ngoài ra còn có thu nhập từ phi nông nghiệp. – Thu nhập trong nông nghiệp: bao gồm các nguồn thu từ nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản… hay làm thuê trong nông nghiệp. – Thu nhập phi nông nghiệp: gồm các nguồn như tiền lương, trợ cấp, tiền thu từ các hoạt động thương mại, dịch vụ và các nguồn khác. 1.1.1.4. Vai trò trong kinh tế hộ: Nông thôn nước ta đóng một vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đang tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và nông thôn, coi nông nghiệp, nông thôn là tiền đề phát triển của cả nước và đóng vai trò đặc biệt quan trọng nhằm giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm cho cả nước, đảm bảo lương thực cho quốc gia, cho dự trữ và cho xuất khẩu. Hơn thế nữa, hộ nông dân và xã hội nông thôn còn là nguồn cung cấp lao động dồi dào để phát triển các ngành nghề ở nông thôn nói riêng và đáp ứng nhu cầu cung cấp lao động cho ngành công nghiệp, du lịch để góp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn. 1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất trong nông nghiệp. 1.1.2.1. Vốn trong nông nghiệp Vốn trong sản xuất nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Vốn trong nông nghiệp được phân thành vốn cố định và vốn lưu động. Vốn sản xuất nông nghiệp có đặc điểm là tính thời vụ do đặc điểm của tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp và đầu tư vốn trong nông nghiệp chứa đựng nhiều rủi ro vì kết quả sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc 8 nhiều vào tự nhiên. Do chu kỳ sản xuất của nông nghiệp dài nên vốn dùng trong nông nghiệp có mức lưu chuyển chậm. Vốn trong nông nghiệp được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau: vốn tích lũy từ bản thân khu vực nông nghiệp, vốn đầu tư của ngân sách, vốn từ tín dụng nôngthôn và nguồn vốn nước ngoài. 1.1.2.2. Nguồn lao động nông nghiệp Nguồn lao động nông nghiệp bao gồm toàn bộ những người tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Nguồn lao động nông nghiệp là yếu tố sản xuất đặc biệt tham gia vào quá trình sản xuất không chỉ về số lượng người lao động mà còn cả chất lượng nguồn lao động. Đặc biệt là yếu tố phi vật chất của lao động như kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm lao động được xem như yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến gia tăng sản lượng. Do đó, đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao động chính là đầu tư làm gia tăng giá trị yếu tố đầu vào đặc biệt này. Nhìn chung, nguồn lao động nông nghiệp Việt Nam chất lượng không cao do kỹ năng, kiến thức, tay nghề còn hạn chế, vì vậy thời gian tới cần đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao động mới tạo sự gia tăng mạnh về năng suất lao động. Để nâng cao chất lượng nguồn lao động hay nói cách khác nâng cao vốn con người thì lao động đó phải được giáo dục và đào tạo, đó là kiến thức để tạo ra sự sáng tạo, một yếu tố cơ bản của phát triển kinh tế. 1.1.2.3. Đất nông nghiệp Bao gồm đất canh tác cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đồng cỏ dùng cho chăn nuôi, diện tích mặt nước dùng sản xuất nông nghiệp. Đất đai là nguồn tài nguyên nhưng có giới hạn, do đó cần có sự quản lý chặt chẽ và sử dụng các phương pháp để nâng cao năng suất trên một đơn vị diện tích. Đất có ảnh hưởng quan trọng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. 1.1.2.4. Công nghệ Như đã nêu phần trên, công nghệ được xem là đầu vào quan trọng làm thay đổi phương pháp sản xuất, tăng năng suất lao động. Ứng dụng công nghệ mới vào 9 sản xuất sẽ nâng cao qui mô sản lượng, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm lao động, chi phí sản xuất thấp, do đó tác động gia tăng lợi nhuận, hiệu quả. 1.1.3. Lý thuyết về năng suất Nhà kinh tế học Adam Smith là tác giả đầu tiên đưa ra thuật ngữ năng suất trong một bài báo bàn về vấn đề hiệu quả sản xuất phụ thuộc vào số lượng lao động và khả năng sản xuất vào năm 1776. Hiểu một cách đơn giản năng suất là tỉ số giữa đầu ra và đầu vào. Đầu ra, đầu vào được diễn giải khác nhau theo sự thay đổi của môi trường kinh tế- xã hội [1] Cho đến nay nhiều người vẫn hiểu năng suất đồng nghĩa với năng suất lao động. Nhưng thực tế, ý nghĩa của năng suất mang tính toàn diện hơn. Năng suất không chỉ là làm ra bao nhiêu sản phẩm trên một đơn vị thời gian, mà năng suất gắn liền với thị trường, với cạnh tranh, với chất lượng. Theo Mohanty & Yadav (1994) [2], năng suất được định nghĩa đơn giản là tỉ số giữa đầu ra (các sản phẩm hay dịch vụ) và đầu vào (vốn, lao động, nguyên vật liệu, năng lượng và các đầu vào khác). Theo Smith (1995) [2], định nghĩa về năng suất bao gồm lợi nhuận, hiệu suất (efficiency), hiệu quả (effectiveness), giá trị, chất lượng. Theo Ross Chapman &Khleef Al- Khawaldeh (2002) [2], năng suất còn được xem là tạo ra và cung cấp sản phẩm dịch vụ bằng cách sử dụng tối thiểu mọi nguồn lực, cả con người và vật chất, nhằm đạt sự thỏa mãn của khách hàng, cải thiện chất lượng sống của con người và tránh gây tổn hại đến môi trường: Naêng suaát = Ñaàu ra ( Lao ñoäng + Voán + Nguyeân vaät lieäu + Chi phí baûo veä moâi tröôøng + Naênglöôïng + Caùc chi phí khaùc ) Ngoài ra, có nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến năng suất của các tác giả khác sau đây: Năng suất và cạnh tranh Theo Michael Porter (1990) [2], “ Khái niệm có ý nghĩa duy nhất của cạnh tranh ở mức quốc gia là năng suất quốc gia. Năng suất phụ thuộc cả vào chất lượng 10 lẫn những đặc điểm của các sản phẩm và hiệu suất mà ở mức đó chúng được sản xuất” Năng suất – giá trị gia tăng Theo S.K Chan (1995) [3], “Ngày nay năng suất được xem là giá trị gia tăng cộng thêm vào tối ưu hóa. Theo nghĩa đó, năng suất có thể được cải thiện bằng cách nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng của các sản phẩm và dịch vụ hay giảm chi phí sản xuất hoặc cả hai. Năng suất là một khái niệm tổng thể liên quan đến những yếu tố chủ yếu của cạnh tranh: đổi mới, chi phí, chất lượng và giao hàng đúng hạn” Năng suất và những mục tiêu xã hội Năng suất tạo ra giá trị gia tăng thông qua hình thành và áp dụng tri thức để làm ra sản phẩm thỏa mãn người sử dụng nhưng cũng phải phù hợp với những mục tiêu xã hội, kinh tế và môi trường của xã hội. Khái niệm năng suất theo cách tiếp cận mới: Năng suất là mối quan hệ (tỷ số) giữa đầu ra và đầu vào được sử dụng để hình thành đầu ra đó. Theo cách định nghĩa này thì nguyên tắc cơ bản của tăng năng suất là thực hiện phương thức để tối đa hoá đầu ra và giảm thiểu đầu vào. Thuật ngữ đầu vào, đầu ra được diễn giải khác nhau theo sự thay đổi của môi trường kinh tế xã hội. Đầu ra thường được gọi với những cụm từ như tập hợp các kết quả. Đối với các doanh nghiệp, đầu ra được tính bằng tổng giá trị sản xuất - kinh doanh, giá trị gia tăng hoặc khối lượng hàng hoá tính bằng đơn vị hiện vật. Ở cấp vĩ mô thường sử dụng Tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) là đầu ra để tính năng suất. Đầu vào trong khái niệm này được tính theo các yếu tố tham gia để sản xuất ra đầu ra như lao động, nguyên vật liệu, vốn, thiết bị máy móc, năng lượng, kỹ năng quản lý. Như vậy, nói về năng suất, nhất thiết phải đề cập tới 2 khía cạnh, khía cạnh đầu vào và đầu ra. Khía cạnh đầu vào thể hiện hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Khía cạnh đầu ra thể hiện giá trị sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên, những cách tiếp cận mới gần đây nhấn mạnh hơn vào khía cạnh đầu ra của năng suất để đáp ứng 11 được với những thách thức của môi trường cạnh tranh và những mong đợi của xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, năng suất được gắn chặt với các hoạt động kinh tế. Nó được hiểu là làm sao để tạo ra nhiều đầu ra hơn với lượng đầu vào hạn chế. Cải tiến năng suất cho phép tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống cho xã hội. Đối với các doanh nghiệp, nó làm cho khả năng cạnh tranh được tăng lên thông qua việc sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn và tạo ra nhiều đầu ra hơn. Cải tiến năng suất còn có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân trong xã hội với cách hiểu tạo ra nhiều của cải hơn, thu nhập cao hơn và chất lượng cuộc sống được cải thiện tốt hơn. 1.1.4.Lý thuyết về hiệu quả kinh tế: Theo tác giả Hoàng Hùng (2007) cho rằng có 2 quan điểm: quan điểm truyền thống và quan điểm mới về hiệu quả kinh tế. Quan điểm truyền thống cho rằng, nói đến hiệu quả kinh tế tức là nói đến phần còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí. Nó được đo bằng các chi phí và lời lãi. Nhiều tác giả cho rằng, hiệu quả kinh tế được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là giá thành sản phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn. Nó chỉ được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh. Các quan điểm truyền thống trên chưa thật toàn diện khi xem xét hiệu quả kinh tế. Thứ nhất, nó coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, chỉ xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư. Trong khi đó hiệu quả là chỉ tiêu rất quan trọng không những cho phép chúng ta biết được kết quả đầu tư mà còn giúp chúng ta xem xét trước khi ra quyết định đầu tư tiếp và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương diện này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng đầy đủ được. Thứ hai, nó không tính yếu tố thời gian khi tính toán thu và chi cho một hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính toán hiệu quả kinh tế theo quan điểm này thường chưa tính đủ và chính xác. Thứ ba, hiệu quả kinh tế theo quan điểm truyền thống chỉ bao gồm hai phạm trù cơ bản là thu và chi. Hai phạm trù này chủ yếu liên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng