Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sách - Truyện đọc Truyện kiếm hiệp Anh hùng bắc cương - yên tử cư sĩ trần đại sỹ...

Tài liệu Anh hùng bắc cương - yên tử cư sĩ trần đại sỹ

.PDF
937
523
115

Mô tả:

ANH HÙNG BẮC CƯƠNG Tác giả: Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Thể loại: Kiếm Hiệp Số trang: 937 December-2014 http://isach.info MỞ ĐẦU Trước khi vào truyện 1. Quý độc giả đã đọc Anh-hùng Tiêu-sơn giai đoạn một, mang tên Thầy tăng mở nước. Thấy tăng mở nước không phải là tên mới, vì đã xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ mười hai, để chỉ chư vị tăng ni hồi đó biến đổi Phật-giáo từ Ấn-độ, Trung-quốc qua, thành một Phật-giáo dân tộc. Nhân ở hoàn cảnh mất nước lâu dài trong gần nghìn năm, các ngài đã lồng đạo pháp đức Thế-tôn với chủ đạo tộc Việt thời vua Hùng, vua AnDương vua Trưng làm một. Bởi vậy mới có câu: Đạo pháp bất dị quốc đạo". Vì nước mất đã lâu, nay các ngài dựng lại được, nên người đương thời dùng câu Thầy tăng mở nước để ghi nhớ công ơn. Đạo-pháp, dân tộc là một không có nghĩa toàn thể tộc Việt phải sống trong đạo Phật, mà có nghĩa: Đem đạo pháp của đức Thế-Tôn ra giúp dân tộc. Đem đức từ bi, hỷ xả làm căn bản trong việc trị dân. Giai đoạn hai, chỉ rõ một Phật-tử trong ngôi vị hoàng đế, đem đạo pháp ra trị nước, làm cho dân chúng ấm no, sung sướng như thời vua Hùng, vua Trưng. So sánh với Trung-nguyên bấy giờ hoàn toàn dùng Nho, khác hẳn. Thế nhưng không có ma sao có Phật? Bởi vậy trong triều Thuận-Thiên hoàng đế (Lý Thái-tổ) quên ăn, quên ngủ lo cho dân, thì ma qủi hiện ra dưới lớp Hồng-thiết giáo. Lại có những con ma, con quỷ đội lốt tăng ni như Nguyên-Hạnh, Hoàng-Liên, Thạch-Phụng. 2. Đến giai đoạn ba thời đại Tiêu-sơn biến sang một nét mới, thuật công cuộc phòng ngự biên cương phía Bắc của 207 khê động, tức các bộ lạc dân tộc thiểu số. Suốt mấy nghìn năm, cho đến nay, các khê động như hàng rào, bảo vệ Bắc-cương Đại-Việt. Vào thời vua Hùng, vua An-Dương, vua Trưng, lãnh thổ nước ta tới hồ Động-đình. Riêng lĩnh địa quận Giao-chỉ gồm lưu vực sông Hồng tức Bắc-Việt ngày nay và vùng lưu vực sông Tả-giang, Hữu-giang tức vùng Anh Hùng Bắc Cương Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Mở Đầu Trang 4 Nam Trung-quốc như: Lộc-xuân, Nguyên-dương, Khâu-bắc, Văn-sơn, Phú-định (thuộc Vân-Nam). Một phần phía Tây-Nam sông Tả-giang như Điền-lâm, Bách-sắc, Điền-dương, Điền-Đông, Sùng-tả, Bồ-Bắc, Nhạc-xuyên thuộc Quảng-Tây.(1) Những năm 1981-1982-1983 khi công tác cho Liên-hiệp các viện bào chế châu Âu (Coopérative Européenne Pharmaceutique, viết tắt là CEP), Ủyban trao đổi Y-học Pháp-Hoa (Comité Médical Franco-Chinois, viết tắt là CMFC) du hành sưu khảo trong các vùng trên, tôi đã được phỏng vấn trước sau gần năm mươi giòng họ trong vùng này. Có tới bốn mươi ba giòng cho biết gia phả chép rằng, tổ tiên họ vào thời Tống còn là người Việt. Tôi cũng mò mẫm vào bảo tàng viện địa phương, cơ quan bảo tồn di tích cấp xã để nghiên cứu về kết quả những cuộc khai quật trong các vùng nói trên. Một số mộ tìm thấy những viên gạch trên nắp quan tài ghi tên người quá cố với những niên hiệu của: _ Vua Lê-đại-Hành như Thiên-Phúc (980-988) Hưng-thống (989-993) Ứng-thiên (994-1005), _ Vua Lý Thái-Tổ như Thuận-Thiên (1010-1028), Lý Thái-Tông như Thiên-Thành (1028-1033) Thông-Thụy (1034-1037). _ Di tích gần nhất là ngôi mộ giòng họ Quách ở vùng Điền-Đông thuộc Quảng-Tây ghi: Quách công húy Tuần. Thụy Minh-Mẫn Chung ư thập tam nhật, thập nhị nguyệt, Tý thời Kim vương Đại-Định, bát niên, Ất-Mão Nghĩa là: Ông họ Quách tên là Tuần, tên thụy là Minh-Mẫn, từ trần giờ Tý ngày mười ba, tháng chạp. Nhằm niên hiệu đức vua Đại-Định năm thứ tám, tức năm Ất-Mão. Tra trong sử, Đại-Định là niên hiệu của vua Lý Anh-Tông. Năm thứ tám là năm 1147. Tại Khâu-bắc, Văn-sơn, Phúc-định thuộc Vân-Nam còn có đền, miếu thờ công chúa Bảo-Hòa, nhưng không biết công chúa Bảo-Hòa Lý hay Thân. Người ta đã khai quật nhiều mộ người Việt, ghi lại những di tích đời Trần với niên hiệu vua Trần Thái-Tông, Nhân-tông. Anh Hùng Bắc Cương Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Mở Đầu Trang 5 Giữa hai vùng đồng bằng Tả-giang, Hữu-giang với Trung-châu Bắc-Việt chia cách nhau bằng khu rừng núi Bắc-biên ngày nay. Trong đám rừng núi này có 207 nhóm sắc tộc Mèo, Thái, Mán, Nùng, Tày, Mường. Sử gia Trung-quốc gọi họ là Man-dân, hoặc Khê-động. Sự thực những khêđộng là di tích của các Lạc-ấp thời vua Văn-lang, Âu-lạc, Lĩnh-Nam còn sót lại. Khi Mã Viện chiếm trọn Lĩnh-Nam. Y trồng một cột Đồng-trụ ở biên giới Giao-chỉ, Quế-lâm, Tượng-quận. Nếu vậy, đồng trụ phải nằm ở khu tứ giác Nam-ninh, Liễu-châu, Bắc-sắc, Nam-đơn, chứ không thể nằm trong lãnh thổ Bắc-Việt. Thời vua Ngô đánh quân Nam-Hán, ngài chỉ đuổi chúng khỏi trung châu Bắc-Việt, tới vùng núi non Bắc-cương ngày nay, tức đuổi khỏi phần lưu vực sông Hồng, chứ không đuổi khỏi lĩnh địa Giao-chỉ cũ. Từ đấy biên cương Hoa-Việt ngăn cách nhau bằng khu núi non Bắc-cương với 207 Khê-động. Trong thời gian Bắc-thuộc, các khê-động và biên cương không đặt ra. Vì người Hoa coi toàn thể lãnh thổ ta thuộc Thiên-hạ tức đất của họ. Lúc vua Lê Đại-Hành đánh Nam-Hán, cũng không chiếm lại lãnh thổ Lĩnh-Nam cũ đã đành, mà không đòi lại toàn vẹn cố thổ Gia-chỉ. Thành ra các khê-động khi ta mạnh theo ta, khi Tầu mạnh theo Tầu. Đến đời Lý, Đại-Việt giầu mạnh, triều đình mới nghĩ đến việc chiếm lại 207 khê động, vì biết mình ở gần, Tống ở xa. Việc đầu tiên, vua Lý Thái-Tổ (Thuận-Thiên hoàng đế) phong cho Thân Thiệu-Anh thống lĩnh 207 khê-động. Ngài gả công chúa thứ nhì cho con Thiệu-Anh là Thừa-Qúy, với sắc phong Lĩnh-Nam bảo-quốc, hoà dân công chúa, gọi tắt là công chúa Bảo-Hòa. Hai người ra sức tranh dành thống nhất các khê động nhưng không thành. Con của công-chúa Bảo-Hòa cùng phò mã Thân Thừa-Quý là Thân Thiệu-Thái lại được vua Lý Thái-Tông gả công chúa Bình-Dương cho. Chính công chúa Bình-Dương, cùng phò mã Thân Thiệu-Thái đã thành công trong việc chiếm lại toàn vẹn 207 khê động, thống nhất thành nước Bắc-biên. Hai vị còn tiến lên phía Bắc vùng núi đi vào vùng lưu vực Tả, Hữu-giang. Anh Hùng Bắc Cương Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Mở Đầu Trang 6 Bộ sách này thuật giai đoạn chiến tranh đó. Giai đoạn dành cố thổ trong thời đại Tiêu-sơn mang tên Bình-Dương ngoại sử, Bình-Dương ngoại truyện hoặc Anh-hùng Bắc-cương. Tiếc thay, vùng đất đồng bằng phía Bắc của 207 khê-động, vào thời Lê giặc Mạc Đăng-Dung hiến cho quân Minh, và vào thời Pháp thuộc người Pháp cắt phần nữa cho Trung-hoa dân quốc (2) Đau hơn, gần đây cuộc chiến tranh Hoa-Việt. Việt bị mất 56 xã thuộc vùng Cao-lạng (3) . Sau cuộc chiến, phía Việt quên, không nhắc nhở gì tới đòi lại. 3. Huyền sử kể rằng quốc tổ Kinh-Dương kết hôn với công chúa con vua Động-đình. Rồi quốc tổ Lạc-Long kết hôn với công chúa Âu-Cơ. Sau khi kết hôn cả hai vị quốc tổ đều đưa quốc mẫu lên núi Tam-sơn trên hồ Động-đình hưởng thanh phúc ba năm. Khi các vị lên núi Chín vạn hoa tầm xuân nở. Sau này, vào thời Lĩnh-Nam, anh hùng cũng đại hội trên núi Tam-sơn tuyên cáo khởi binh. Tiếp theo, có hai trận đánh kinh thiên động địa xẩy ra tại đây. Phía Nam hồ Động-đình là sông Tương chảy theo hướng Bắc về Nam, qua Hồ-Nam, Quảng-Tây. Bên hữu ngạn sông Tương có ngọn núi Thiênđài là nơi vua Đế-Minh lập đàn tế cáo trời đất, phong cho con trưởng làm vua phương Bắc (nay là Trung-quốc) tức vua Nghi; con thứ làm vua phương Nam (nay là Việt-Nam) tức vua Kinh-Dương. Di tích đó nay vẫn còn. Huyền sử ghi rằng: Lạc-Long quân chia trăm con đi khắp nơi qui dân lập ấp, mỗi năm hội nhau tại cánh đồng Tương một lần. Vì những lý do đó, đầu năm 1981, tôi lấy máy bay đi Bắc-kinh, đổi máy bay từ Bắc-kinh đi Trường-sa. Từ Trường-sa tôi dùng xe đi lên Nhạcdương trấn, rồi thuê xuồng thăm hồ Động-đình, núi Tam-sơn, Quânsơn. Tôi quan sát chi tiết phong cảnh, hoa cỏ vào tiết Xuân để tường thuật cuộc khởi nghiã cùng hai trận đánh vào thời vua Trưng cho đúng. Sau đó tôi đi thăm Tương-đài, ba cánh đồng Tương: Tương-Nam, Tương-trung, Tương-Âu và Thiên-đài. Trong bộ Anh-hùng Bắc-cương này, tôi sẽ thuật chi tiết những sự kiện đó. Xin kính mời quý độc giả đọc Anh-hùng Bắc-cương, để thấy tổ tiên ta Anh Hùng Bắc Cương Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Mở Đầu Trang 7 anh hùng như thế nào. Viết tại Paris ngày giỗ tổ Hùng-vương năm Tân-Mùi (1991). Yên-tử cư-sĩ Trần-đại-Sỹ. Ghi chú (1) Độc giả có thể tìm hiểu rõ ràng hơn vấn đề này xin đọc những bài nghiên cứu về lịch-sử, địa lý, triết học, văn hóa Việt của các vị học giả đã đi tiên phong như: Nguyễn Đăng-Thục, Lương Kim-Định, Thái VănKiểm. (2) Hoàng-xuân-Hãn, Lý-thường-Kiệt, nhà xuất bản Sông-Nhị Hà-nội 1949. Trang 88. (3) Việc này xẩy ra năm 1978. Anh Hùng Bắc Cương Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ PHẬT TÍNH, MA TÍNH Phật tính, Ma tính Nhật-Hồ lão nhân hướng Minh-Thiên chắp tay: - Đại sư! Năm nay lão phu đúng một trăm tuổi. Không biết đại sư niên kỷ đã bao nhiêu? Minh-Thiên đáp lễ: - So về tuổi tác, khi tiên sinh thành danh, cùng với Đông-Nhật lão nhân lập lên nhà Hán, lúc ấy tiểu tăng chưa ra đời. Năm nay tiểu tăng sáu mươi tuổi. Minh-Thiên lại vái liền hai vái: - Tiểu tăng nghĩ niên kỷ, đức độ đã kém, đâu dám so với tiên sinh? Nhưng vì có lệnh của Bình-Nam vương, tiểu tăng đành cam thất lễ. Nhật-Hồ lão nhân vui vẻ: - Lão phu vắng bóng trên giang hồ hơn hai chục năm nay, bây giờ mới xử dụng lại võ công, không biết có chịu nổi mười chiêu của cao tăng đắc đạo không. Nhưng vì thể diện đất nước, lão phu đâu dám sợ nguy hiểm. Hôm nay, lão phu là chủ, đại sư là khách, lão phu xin nhường đại sư ra chiêu trước. Tự-Mai nói nhỏ với Tôn Đản: - Lão này thực đáng sợ. Cứ nghe lời nói cùng hành xử của lão, rõ ra đại tôn sư võ nghệ, đạo cao đức trọng. Có ai dám ngờ lão là một đại ma đầu, giết người không gớm tay. Kể cả Trung-quốc, Đại-Việt, số người mà Hồng-thiết giáo của lão giết, thây chất ắt cao hơn mấy chục ngọn Hoàng-liên sơn. Trần Kiệt gật đầu: - Suốt cuộc đời lão, lúc nào lão cũng ngọt ngào, từ ái, khoan thai. Kể cả Anh Hùng Bắc Cương Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Phật Tính, Ma Tính Trang 9 lúc lão xử tử người ta, lão cũng nhỏ nhẹ như vậy. Thành ra nhiều người lầm lẫn, chết vì cái ngọt của lão. Quảng trường im lặng đến không một tiếng động. Vì võ lâm đều muốn nghe, muốn kiến thức đại tôn sư của hai nước giao đấu. Minh-Thiên biết, với thân phận của Nhật-Hồ, lão không thể xuất chiêu trước. Ông chắp tay: - Xin thất lễ. Tay phải nắm thành quyền. Tay trái xòe thành chưởng. Ông quay tròn đẩy về trước một chưởng. Chưởng chưa phát ra hết, mà mọi người trên đài muốn nghẹt thở. Nhật-Hồ lão nhân khum tay như ưng vồ mồi, đẩy về trước một chưởng. Ầm một tiếng. Cả hai lảo đảo lui lại. Đại tôn sư của bang Hồng-hà Sử Canh. Bang Đông-hải Hùng Cơ. Phái Phật-thệ Chế Ma Thanh. Phái Vạntượng Phủ Văn. Phái Cửu-long Kim Sinh, vì công lực kém, phải nhảy xuống đài, để tránh áp lực làm bị thương. Nhật-Hồ cất tiếng khen: - Kim-cương ban nhược chưởng của phái Thiếu-lâm quả danh bất hư truyền. Qua một chiêu đầu Minh-Thiên cảm thấy công lực của Nhật-Hồ thực khủng khiếp. Trong nhu có cương, trong cương có nhu. Trong chính có tà. Trong tà có chính. Bảo rằng tinh diệu cũng thực tinh diệu. Bảo rằng dũng mãnh cũng thực dũng mãnh. Trong tâm ông kinh hãi: - Trước đây Đông-Nhật lão nhân Lưu Trí-Viễn, đơn chưởng qui tụ đệ tử lập ra nhà Hán, vang bóng một thời. Anh hùng Trung-Quốc không ai địch nổi. Thế mà lão già này lại là sư phụ của Trí-Viễn, quả thực lão không tầm thường. Minh-Thiên tấn công liền bảy chiêu. Mỗi chiêu biến thành bẩy nữa hoá ra bốn mươi chín chiêu. Đây là một tuyệt kỹ đệ nhất của phái Thiếulâm, Minh-Thiên thắng khắp anh hùng thiên hạ nhờ chiêu này. Mỗi chiêu đánh ra, chưởng phong cực kỳ trầm trọng. Nhật-Hồ lão nhân từng giao đấu với đủ hạng người Hoa, Việt. Tuy Anh Hùng Bắc Cương Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Phật Tính, Ma Tính Trang 10 chưa biết chiêu chưởng này. Nhưng lão chỉ đỡ chiêu đầu đã hiểu được nguyên lý. Lập tức lão không đỡ nữa, mà phát ra bẩy chiêu cực kỳ thô kệch. Cứ mỗi chiêu lão phát ra, chạm vào chưởng phong của MinhThiên, lại bật lên tiếng ầm. Minh-Thiên phải lui một bước. Khi hết bẩy chiêu, Nhật-Hồ quay tròn người, chưởng phong hai tay lão hóa ra thành đồng vách sắt. Minh-Thiên ngơ ngác, vì trên đời ông chưa từng thấy thứ võ công này bao giờ. Nhật-Hồ vừa quay tròn, vừa tiến lại, bất đắc dĩ ông phải đẩy một chiêu Kim-cương ban nhược chưởng vào người lão. Nhưng chưởng vừa ra, lập tức kình phong của ông, hợp với kình phong của lão hoá thành lớp chân khí mới đẩy ngược lại ông. Kinh hoàng ông vội thu chân khí lại, lão đã sát người ông. Ông phi thân lên cao, tránh thế tấn công kỳ quái. Ở trên cao, ông đá gió một cái, người rơi xuống giữa đài. Dưới dài, Thanh-Mai hỏi Đỗ Lệ-Thanh: - Đỗ phu nhân, võ công này phải chăng nằm trong Hồng-thiết kinh? Đỗ Lệ-Thanh gật đầu: - Thưa cô nương đúng thế. Chiêu vừa rồi gọi là Cuồng phong đại tuyết. Nguyên bên xứ Tây-vực, hàng năm tuyết rơi đến năm tháng. Khi tuyết rơi, gặp gió, thường biến thành lốc tuyết. Nếu Minh-Thiên đánh thẳng vào đó, sẽ bị khí hàn lãnh nhập cơ thể, chân tay tê liệt mà mất mạng. Chiêu này gồm năm biến. Nhật-Hồ mới xử dụng có bốn biến. Trên đài Minh-Thiên đã phản công. Kim-cương ban nhược chưởng lấy yếu chỉ trong kinh Kim-cương thuộc Vô-nhân tướng thiền công. Nguyên Thiền-công nhà Phật có ba lọai gồm Vô-nhân tướng, Vô-ngã tướng, Vô-chúng sinh tướng. Cả ba hợp lại thành Vô-ngã tướng. Khi xưa đức Thích-ca Mâu-ni, khi ngồi dưới gốc cây Bồ-đề tìm lẽ giải thoát, có không biết muôn vàn ma vương, quỷ dữ mà ngài mắc nợ với chúng từ bao kiếp trước kéo đến đòi nợ. Ngài đã tìm ra phép Thiền, để giải những nghiệp dĩ đó, rồi đi tới vô thượng chính đẳng chính giác tức đắc đạo. Sau ngài truyền cho đệ tử là Ma-ha Ca-Diếp. Từ Ma-ha Cadiếp, truyền đến đời thứ tám là ngài Tăng-Giả Nan-Đà. Ngài Tăng-giả Nan-Đà đến Lĩnh-Nam hoằng dương đạo pháp, truyền cho công chúa Trần Năng, Phật-Nguyệt và Trần Thị Phương-Chi trong Anh Hùng Bắc Cương Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Phật Tính, Ma Tính Trang 11 khi bốn bà đang dự trận hồ Động-Đình. Từ sau trận đánh Hằng-sơn, Phật-Nguyệt với Trần Thị Phương-Chi bỏ đi tu rồi tuyệt tích. Còn Trần Năng, khi Bắc-bình vương Đào Kỳ với vương phi Phương-Dung tuẫn quốc, bà cùng Hùng Bảo bỏ vào Cửu-chân kháng chiến. Lúc thế nước tuyệt vọng. Bà đem khắc hết Vô-ngã tướng thiền công vào trong động Xuân-đài, về sau Bố-cái Đại-vương học được. Nay Khai-Quốc vương với Tự-Mai vô tình tìm ra, luyện nhưng chưa thành tựu. Thiền-công Vô-ngã tướng còn chép trong bộ Lĩnh-Nam vũ kinh, mà MỹLinh đã luyện thành. Hai loại thiền công này vẫn tồn tại. Trong khi tại Tây-trúc đã tuyệt tích. Kể từ Phật Thích-ca, đến đời thứ hai mươi tám bên Tây-trúc, ngài Bồ-đề Đạt-ma cỡi thuyền đến Lĩnh-Nam truyền đạo. Ngài Bồ-đề Đạt-Ma lại chỉ học được loại thiền công Vô-nhân tướng. Sau khi ở Lĩnh-Nam ít lâu, ngài sang Trung-nguyên, lập ra phái Thiếu-lâm. Cho nên yếu chỉ thiền công mà Minh-Thiên dùng tức Vô-nhân tướng công. Về sau tổ thứ ba của phái Thiếu-lâm tên Tăng-Sán, đã nhân luyện thiền, rút yếu chỉ trong kinh Kim-cương, chế ra ba mươi sáu chiêu Kim-cương ban nhược chưởng. Cứ bình tâm mà xét, bất cứ cao thủ của phái nào, dù cao đến đâu, cũng không thể đấu với Nhật-Hồ lão nhân. Bởi vì lão thành một thiên tài võ học. Hơn nữa lão đã có một trăm năm công lực. Võ công của lão vốn rút từ Hồng-thiết kinh, một kinh của tà ma bên Tây-thiên. Với công lực đó, từ mấy chục năm nay, không ai đỡ nổi của lão mười chiêu. Trước đây, chỉ có Vạn-Hạnh thiền sư đấu ngang tay được với lão mà thôi. Nay thêm Minh-Thiên chịu được mấy chục chiêu, đã tạo một kỳ tích. Vì Thiền-công của ông thuộc Phật gia, có thừa tính chất hoá giải bất cứ ma nghiệp, ma công nào. Cho nên mỗi chiêu Nhật-Hồ đánh ra, đều bị Kimcương chưởng hoá giải hết. Những cao thủ nhìn cuộc đấu, đều nhận thấy công lực, chiêu số của Nhật-Hồ tinh diệu, hùng mạnh hơn Minh-Thiên nhiều. Mỗi chiêu lão đánh ra như núi lở, như thành nghiêng, nhưng chạm vào chưởng MinhThiên, lại biến mất. Đấu được hơn trăm hiệp, thình lình Nhật-Hồ lão nhân đánh ra một chiêu rất hung hiểm. Đám cao thủ phái Tản-viên la lớn: - Ác ngưu nan độ. Anh Hùng Bắc Cương Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Phật Tính, Ma Tính Trang 12 Bình một tiếng. Minh-Thiên bật lui liền ba bước, mặt đỏ gay. Trong khi Nhật-Hồ lão nhân thản nhiên như không. Thấy thành công, lão tỉnh ngộ, phát chiêu nữa đến vù một cái. Minh-Thiên nghiến răng đỡ. Ầm một tiếng, ông bật lui liền ba bước, người lảo đảo. Đám đệ tử phái Mê-linh lại kêu lên: - Thiết kình phi chưởng. Nguyên Nhật-Hồ lão nhân có rất nhiều giáo chúng thuộc đủ mọi môn phái qui phục. Trong khi đàm luận, lão học được một số chiêu thức võ công Đại-Việt. Bây giờ vô tình lão đem xử dụng lại thắng thế. Lão nghĩ thầm: - Chưởng của mình do hai vị thánh Mã-Mặc, Lệ-Anh chế ra không thể thắng nổi Kim-cương ban-nhược chưởng của bọn tà ma Phật từ Tây-trúc truyền qua. Trong khi chưởng của Lĩnh-Nam, lại thắng dễ dàng là tại sao? À phải rồi, tất cả võ công cổ của Lĩnh-Nam đều do lòng tin vào thần quyền nhảm nhí tức một loại tà ma. Ta xử dụng mà đắc thế chẳng qua lấy tà chọi tà. Nhật-Hồ lão nhân theo Hồng-thiết giáo từ nhỏ. Lão tin tưởng tuyệt đối vào tôn giáo của mình. Mà quan niệm của Hồng-thiết giáo, tất cả tôn giáo khác đều thuộc tà ma ngoại đạo, phải giết hết. Ai càng giết nhiều giáo chúng ngoài Hồng-thiết giáo, khi chết về với thế giới Mã-Mặc, LệAnh sẽ càng mau trở thành thần, thành thánh. Lão u mê như vậy, nên lão giết người lại coi như một nhiệm vụ. Hôm nay, lão thấy võ công Hồng-thiết của mình rõ ràng cực kỳ cao thâm. Cực kỳ tinh diệu, lại không thắng nổi Kim-cương ban-nhược chưởng. Trong khi lão chỉ dùng mấy chiêu tạp nhạp của Đại-Việt lại thắng Minh-Thiên dễ dàng. Lão quy vào Hồng-thiết là võ công Thánh không thể thắng võ công nhà Phật, một thứ võ công tà ma. Phải dùng võ công Lĩnh-Nam, cũng một thứ tà ma mới thành công. Tức dĩ độc, trị độc. Lão tiếp tục phát những chiêu thức lẻ tẻ của các phái, bằng công lực cực kỳ cao thâm. Đến chiêu thứ mười, Minh-Thiên bay tung xuống đài. Ông oẹ một tiếng, miệng phun ra máu. Ông nghiến răng, ngồi dậy, điều tức, mửa ra một búng máu nữa. Là cao tăng đắc đạo, thắng bại đối với ông Anh Hùng Bắc Cương Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Phật Tính, Ma Tính Trang 13 không quan trọng. Ông khoan thai lên đài chắp tay: - Lão nhân! Bần tăng chịu thua lão nhân. Nói rồi ông định bước xuống đài. Bỗng thấp thoáng, một người từ dưới đài nhảy lên, chính là Thiếu-Mai. Nàng móc trong bọc một bình thuốc, đổ ra bốn viên, hai tay dâng lên cho Minh-Thiên: - Đại sư! Tiểu nữ xin cúng dàng bốn viên thuốc này. Đại sư dùng ngay đi, e không bị nội thương nặng. Minh-Thiên cầm lấy mấy viên thuốc bỏ vào miệng. Ông chắp tay tạ Thiếu-Mai: - Đa tạ tiểu cô nương. Ông xuống đài, tư thái nhẹ nhàng, tựa như không thiết tha đến sự thua được vừa rồi. Qua cuộc đấu, rõ ràng ông chiến đấu vì Tống, có hại cho Đại-Việt. Nhưng tư thái đạo mạo, thanh thản của một cao tăng đắc đạo đã khuất phục quần hùng. Sư thái Tịnh-Tuệ hướng vào Triệu Thành: - Triệu thí chủ. Khi thí chủ nhận cho hai bên Tống, Việt đấu ba trận. Nếu bên Việt thắng hai, sứ đoàn phải quỳ gối làm lễ đủ tám lễ trước bàn thờ anh hùng đất Việt. Sau nữa không được bàn đến việc niên hiệu, quốc danh nữa. Nay Đại-Việt thắng, xin các vị giữ lời hứa cho. Mặt Triệu Thành xám như tro. Y vẫy tay gọi thủ hạ lên đài. Trần Tự-An, Đoàn Huy thắp hương trao cho sứ đoàn. Triệu Thành cùng cả bọn quỳ gối lễ đủ tám lễ. Lễ xong y nói: - Khi xưa ngài Đào Kỳ được vua Quang-Vũ nhà Hán phong tước Hántrung vương. Nay tại hạ được phong Bình-Nam vương, thuộc hàng con cháu. Hán-trung vương làm đại công thần nhà Hán. Tại hạ lễ trước bàn thờ ngài để tỏ lòng hiếu kính bậc tiền bối. Hy vọng sau này đất Giao-chỉ sẽ còn nhiều anh hùng vì Trung-quốc ra sức, để tiếp nối sự nghiệp của Hán-trung vương. Sư thái Tịnh-Huyền nói: - Bần ni nhân danh võ lâm Đại-Việt kính mời các vị ở lại thụ lộc, uống chén rượu nhạt. Không biết các vị có nhận cho không? Anh Hùng Bắc Cương Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Phật Tính, Ma Tính Trang 14 Triệu Thành lắc đầu. Y nói với Nhật-Hồ: - Tiên sinh! Vãn bối xin phép tiên sinh được nói mấy câu với Nam-bình vương Lý Công-Uẩn. Nhật-Hồ lão nhân gật đầu: - Dĩ nhiên được. Triệu đại hiệp không thể nhân đanh Bình-Nam vương ra lệnh cho võ lâm Đại-Việt. Nhưng vẫn có thể nhân danh sứ thần triều Tống, nói với Đại-Việt hoàng đế. Triệu Thành vận khí vào đơn điền nói lớn: - Nam-Bình vương gia. Khi vua Thái-tông bản triều còn tại thế, người hằng băn khoăn về đất Giao-chỉ này, nơi rồng nằm hổ phục. Niên hiệu Thiên-phúc thứ nhì (981), thiên triều nghe lời sàm tấu của bọn biên thần, sai Hầu Nhân-Bảo, Tôn Toàn-Hưng, Quách Quân-Biện mang quân sang đánh Giao-chỉ. Vì vậy mới xẩy ra trận Bạch-đằng, Chi-lăng. Sau người cho điều tra, biết rằng bị sàm tấu, đã ra lệnh chém bọn chúng, rồi sắc phong cho Lê Hoàn làm Giao-chỉ quận vương. Suốt bao năm, Lê Hoàn trấn phương Nam, làm cho dân chúng ấm no, giặc cướp không còn. Hàng năm sai sứ sang triều kiến, lễ số không thiếu. Vì vậy tiên hoàng không ngớt lời khen y, gia phong chức tước. Ngừng lại một lúc, y tiếp: - Công đức của Lê Hoàn khiến tiên hoàng dự định cải Giao-chỉ thành nước An-Nam. Đến đời Chân-tông niên hiệu Cảnh-đức thứ nhì (1005) giữa lúc triều đình định sai sứ sang sách phong, thì Lê-Hoàn chết. Sau đó các con tranh nhau. Cuối cùng Ngoạ-triều lên nối ngôi, tàn ác quá đáng, nên Thiên-triều không thể phong cho làm vua một nước. Y hắng rặng một tiếng, rồi tiếp: - Long-Đĩnh chết. Bấy giờ vương gia đang làm Tả-thân vệ điện tiền chỉ huy sứ, tự lên kế ngôi thay Long-Đĩnh. Thiên-triều nhiều lần sai sứ sang dục vương gia tìm con cháu nhà Lê tái lập chính thống. Nhưng vương gia đều thượng biểu rằng con cháu nhà Lê không còn ai. Thiên triều cũng tin vậy, phong cho vương gia tước Nam-Bình vương, tạm quyền trị nước. Thế mà vương gia tiếm xưng đế hiệu Thuận-Thiên, quốc hiệu Đại-Việt. Như vậy thực quá lắm. Anh Hùng Bắc Cương Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Phật Tính, Ma Tính Trang 15 Y chỉ vào Hồng-Sơn đại phu: - Năm trước đây, Thiên-Thánh hoàng-đế cử tiểu vương đi sứ, mục đích tìm con cháu nhà Lê. Hay đâu trời không phụ lòng người, tiểu vương tìm được Nam-Quốc vương Lê Long-Mang, chính là nhân vật kỳ vĩ, võ công vô địch thiên hạ, ơn đức trải khắp Hoa-Việt. Tiểu vương về tâu lại, ắt hẳn Thiên-triều sẽ phong cho Nam-Quốc vương làm hoàng đế, quốc hiệu vẫn còn tên Đại-Việt. Niên hiệu tùy Nam-Quốc vương chọn. Y ngừng lại nghỉ để thở mấy hơi rồi tiếp: - Vậy tiểu vương nghĩ Nam-Bình vương nên trả ngôi chính thống cho họ Lê. Vạn nhất vương không trả, cái gì sẽ xẩy ra? Võ lâm Giao-chỉ sẽ nổi dậy chống vương. Phái Sài-sơn dĩ nhiên chống vương. Phái Đông-a đã hai đời thân Lê. Đương kim Thiên-trường ngũ kiệt vốn bạn cũ của Hồng-Sơn đại phu, ắt phái Đông-a thành đạo quân chính kéo về Thănglong. Chiêm-thành, Chân-lap, Lão-qua sẽ đem quân vào. Đại quân Thiên-triều ở hai lộ Quảng hơn trăm vạn vượt biên tiến sang. Như vậy liệu vương gia có giữ nổi không? Việc đó tùy vương gia xử trí. Triệu Thành để ý, thấy Hồng-Sơn đại phu có vẻ rửng rưng với lời nói của y. Y chửi thầm: - Thằng Lê Long-Mang này kiến thức không tầm thường, lại thêm con vợ đẹp như tiên của nó luôn công kích Thiên-triều. Có khi y đổi ý kiến cũng nên. Đã vậy ta bốc lão già hiếu danh Nhật-Hồ lên cho bọn Namman đánh nhau chơi, có như thế ta mới tiến quân sang được. Nghĩ vậy y cúi đầu trước bàn thờ lễ tám lễ rồi tiếp: - Thưa các vị anh hùng con cháu Bắc-bình vương. Qua ba trận đấu vừa rồi, tiểu vương thấy võ công Giao-chỉ thịnh hơn bao giờ hết. Giao-chỉ xứng đáng thành Đại-Việt. Người cai trị Đại-Việt không phải quận vương, mà phải thành hoàng đế. Đại-Việt hoàng đế chỉ có thể là NamQuốc vương. Nếu vì lý do nào đó, các vị không tin tưởng vào NamQuốc vương, phải cử lấy một vị đại tôn sư võ lâm lên thay. Thiên-triều cũng sẽ phong làm Đại-Việt hoàng đế, và tránh khỏi chiến tranh. Thôi, tiểu vương xin lui. Sau hai ngày nữa, tiểu vương sẽ đến Cổ-loa xem duyệt binh, chờ kết quả quyết định của Nam-Bình vương cùng các vị tôn sư võ lâm. Anh Hùng Bắc Cương Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Phật Tính, Ma Tính Trang 16 Nói rồi y định xuống đài, thấp thoáng bóng xanh, Thanh-Mai nhảy lên, đứng cạnh y. Y giật mình lùi lại, miệng lắp bắp: - Trần cô nương. Từ Thiên-trường cách biệt, cô nương vẫn mạnh chứ? Miệng nói, mà tim y đập rộn ràng. Dưới ánh nắng hè, da mặt ThanhMai hồng hào, tươi đẹp như một bông hoa lan mới nở, đang khoe sắc. Quần hùng thấy thế khinh thân của nàng vừa mau, vừa nhẹ, tỏ ra nội công thâm hậu vô cùng. Khi nhìn rõ thấy vẻ đẹp sắc sảo của nàng, giới trẻ bật lên những tiếng suýt xoa. Thanh-Mai chắp tay thi lễ: - Tiểu nữ Trần Thanh-Mai, đệ tử phái Sài-sơn, xin kính cẩn ra mắt Triệu vương gia. Triệu Thành kinh ngạc: - Trần cô nương! Rõ ràng cô nương thuộc phái Đông-a, hơn nữa là ái nữ của vị chưởng môn danh trấn thiên hạ, cớ sao lại xưng làm đệ tử phái Sài-sơn? Thanh-Mai cười rất tươi: - Dĩ nhiên, gia nghiêm làm chưởng môn phái Đông-a. Nhưng tiểu nữ được Hồng-Sơn đại phu ưu ái thu làm đệ tử. Không những thu làm đệ tử, mà được coi như ái đồ của người. Vương gia có biết tại sao không? Trong mười đại đệ tử của người, tiểu nữ vốn nhỏ tuổi nhất, vì vậy cũng được sư phụ cưng chiều. Triệu Thành thấy Thanh-Mai lên đài, y biết thế nào cô gái xinh đẹp này cũng gây sự với mình chứ không sai. Y hỏi: - Không biết cô nương có điều chi dạy bảo? Kể từ ngày gặp gỡ cô nương lần đầu, tại hạ thấy không gian như thu hẹp lại, trăm hoa kém tươi. Tại hạ những tưởng về Trung-nguyên, cử mai mối, đem xe vàng đón cô nương làm vương phi. Thế nhưng... thế nhưng cô nương cứ theo làm khó dễ tại hạ hoài, đạo lý ở chỗ nào? Thanh-Mai dõng dạc nói: - Triệu vương gia ơi, tiểu nữ không hề làm khó dễ vương gia. Bình tâm mà xét, trong thiên hạ, vương gia chỉ ngồi dưới có Thiên-Thánh hoàngđế, mà ngồi trên trăm triệu người, uy quyền biết mấy. Võ công kiến Anh Hùng Bắc Cương Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Phật Tính, Ma Tính Trang 17 thức vương gia lại xuất chúng. Đương nhiên vương gia trở thành nguồn ước mơ của các thiếu nữ thiên hạ. Khi vương gia mới gặp tiểu nữ. Vương gia đã tỏ ý cầu thân. Tiểu nữ có phải gỗ đâu mà không cảm động? Nàng ngừng lại chỉ vào Hồng-Sơn đại phu: - Huống hồ cứ như lời vương gia nói, vương gia sang đây mục đích vì sư phụ của tiểu nữ, hưng diệt, kế tuyệt. Vương gia đã đến Vạn-thảo sơn trang cùng Thiên-trường tặng lễ vật lớn cho sư phụ cùng gia nghiêm tiểu nữ. Với bằng ấy lý do, đời nào tiểu nữ dám vô phép với vương gia, mà vương gia bảo rằng tiểu nữ làm khó dễ? Nàng đưa mắt nhìn Đoàn Huy, rồi tiếp: - Có điều tiểu nữ sinh làm gái Việt. Vương gia ơi, gái Trung-quốc lấy chồng, chỉ biết có chồng. Chồng là nhất. Nhưng gái Việt lại khác. Gái Việt yêu nước hơn yêu chồng. Chồng đứng thứ tư, sau nước, sau sư phụ, và sau song thân. Cả quảng trường vỗ tay vang dội, hết tràng này đến tràng khác. Người người tán tụng: - Đệ tử danh gia có khác. Nói năng đúng đạo lý. Hành xử đâu ra đấy. - Truyện! Một kiến thức của ông bố đã làm nghiêng thiên hạ rồi. Huống hồ thêm kiến thức của Hồng-Sơn đại phu! - Người ta đồn nàng là một trong Thuận-Thiên cửu hùng thì phải. Em kết nghĩa của Khai-Quốc vương. Nghe đâu Thuận-Thiên hoàng đế định phong làm Vương phi Khai-Quốc vương đấy. - Nếu hoàng-cung có một Vương-phi như vậy thực phúc đức quá. Nghe đâu phen này Hồng-Sơn đại phu được Thiên-trường đại hiệp hỗ trợ về đòi lại ngôi vua. Thế không biết nàng theo sư phụ với bố hay theo nghĩa huynh. - Chắc theo sư phụ. Nàng vừa nói: Gái Việt coi trọng nhất nước thứ đến sư phụ. Chồng đứng thứ tư kia mà. - Cứ chờ xem! Anh Hùng Bắc Cương Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Phật Tính, Ma Tính Trang 18 Thanh-Mai đợi cho tiếng vỗ tay ngưng, nàng tiếp: - Suốt hơn năm qua, mỗi bước chân đi của vương gia, tiểu nữ hằng theo dõi. Vì vậy, hôm nay vương gia tới đây, ngỏ lời với anh hùng về ngôi chính thống của Đại-Việt, tiểu nữ bắt buộc phải lên tiếng. Triệu Thành kinh hoảng: - Con nhỏ này kiến thức thực bao la, trí mưu không thua ai. Mình không cẩn thận e nguy với nó. Bất cứ nó nói gì, ta cứ chối biến là xong. Y làm ra vẻ đa tình: - Tại hạ xin rửa tai nghe lời vàng ngọc của cô nương. Thanh-Mai mỉm cười chỉ vào bọn Triệu Anh: - Ngày mười tư tháng hai năm trước, tiểu nữ theo bổn sư vào Thanhhoá dự lễ Lệ-Hải bà vương. Trên đường đi tiểu nữ gặp Tung-sơn tan kiệt cùng Quách Quỳ. Các vị ỷ lớn hiếp nhỏ, toan giết một thiếu niên thôn dã. Rồi đêm đến vào đập phá đền thờ Tương-Liệt đại vương. Nàng vẫy tay, Tôn Đản từ dưới đài bước lên. Nó thuật tỷ mỉ cuộc đấu võ giữa nó với Quách Quỳ, sau đó bọn Triệu Thành đột nhập đền thờ Nguyễn Thành-Công phá tượng tìm di thư như thế nào một lựơt, không bỏ một chi tiết nhỏ. Triệu Thành biết không chối được. Y tự biện lý: - Việc đó do Tung-sơn tam kiệt tự tác. Bản nhân đã nộp vàng tại trấn Thanh-hóa theo luật Giao-chỉ để chuộc tội rồi. Quần hào đồng lên tiếng nguyền rủa. Thanh-Mai đợi cho tiếng nguyền rủa của dứt. Nàng tiếp: - Lần đầu tiên tiểu nữ gặp Vương-gia trên núi Chung-chinh, vào ngày hôm sau, tức rằm tháng hai năm trước. Vương gia cùng với tất cả các vị tùy tòng đây không ngớt xỉ mạ võ công Đại-Việt là thứ võ công học lóm của Trung-quốc. Vương gia không hề nói đến việc tìm con cháu nhà Lê. Vương gia dụ dỗ bọn thiếu niên để chúng chỉ động Xuân-đài tìm nơi cất võ công thời Lĩnh-Nam. Trong đêm đó, vương gia dùng độc chất của Hồng-thiết giáo Trung-quốc, mưu hại đại ca của tại hạ, nhưng không thành. Anh Hùng Bắc Cương Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Phật Tính, Ma Tính Trang 19 Nàng vẫy tay, Tôn Trung-Luận lên đài: - Vị tiền bối này bấy giờ đang làm ông từ giữ đền Tương-Liệt đại vương làm chứng. Ngày mười bẩy tháng hai, Vương gia cùng sứ đoàn đến lục xét đền thờ Tương-Liệt đại vương lần nữa, bắt trói ông từ tra khảo nơi cất võ kinh. Tôn Trung-Luận tường thuật tỷ mỷ những việc xẩy ra hồi ấy. Nhưng ông cố ý lờ vụ anh em Đàm Toái-Trạng, Đàm An-Hoà phản quốc làm gian tế cho Tống, vì Khu-mật viện muốn việc bọn họ Đàm phản quốc chưa đến lúc công bố. Nàng hướng vào công chúa Lĩnh-Nam Bảo-quốc Hoà-dân, đang ngồi trên ghế của vua Bà Bắc-biên: - Ngày hai mươi mốt tháng hai, trong lúc chúng tôi tế Lệ-Hải Bà-vương, Đông-Sơn lão nhân, Địch Thanh, Lý Tự xuất hiện, mưu giết công chúa Bình-Dương, cùng phá đại hội. Giữa lúc đó vua Bà Bắc-biên xuất hiện, kể tội trạng nguyên Địch Thanh ăn trộm vàng của công khố Đại-Việt. Công-chúa Lĩnh-Nam Bảo-Hòa đứng lên kể chi tiết vụ Lý Tự toan giết Mỹ-Linh cùng việc bọn Đông-Sơn lão nhân, Địch Thanh xâm nhập Bắcbiên dụ dỗ các khê động theo Tống, ăn cắp vàng của công khố Đại-Việt. Sau đó âm thầm đi Thiên-trường, rồi vào Thanh-hoá. Đợi công chúa Lĩnh-Nam Bảo-Hòa kể xong, Thanh-Mai thuật chi tiết bọn Tung-sơn tam kiệt cùng với Vệ-vương Đinh Toàn tìm hầm đá, chép bộ Linh-Nam vũ kinh vào cuốn sử của Mỹ-Linh. Sau đó hủy những tấm bia kia đi. Thanh-Mai thuật đến đây, quảng trường ồn ào hẳn lên bàn tán. Quần hùng căm phẫn sứ đoàn đến cùng tận. Nguyên từ khi thành lập nước Việt cho đến thời Lý, chưa bao giờ võ học lại phồn thịnh như thời Lĩnh-Nam. Sau khi vua Trưng tuẫn quốc, các phái phải qui ẩn, bí mật thu dụng đệ tử. Vì vậy trải hơn nghìn năm Bắc thuộc, võ công bị mai một đi rất nhiều. Cho đến khi vua Ngô lập lại tự chủ, các gia, các phái mới hoạt động trở lại. Nhưng võ học thời LĩnhNam, mười phần, thất lạc đến tám chín. Các đại tôn sư chỉ biết than ngắn thở dài. Trong gần một trăm năm qua, võ lâm Trung-quốc, ĐạiViệt, Đại-lý, Chiêm-thành, Lão-qua thi nhau tìm di tích bộ Lĩnh-Nam võ Anh Hùng Bắc Cương Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Phật Tính, Ma Tính Trang 20 kinh, nhưng tuyệt vô âm tín. Người ta cho rằng, ai tìm thấy bộ võ kinh đó, sẽ trở thành anh hùng vô địch, võ lâm đại đế. Bây giờ họ nghe Thanh-Mai nói bọn Triệu Thành được Vệ-vương Đinh Toàn chỉ cho chỗ cất dấu di thư. Sau khi chép xong, bọn y phá hủy bia đá đi. Quần hùng thấy rằng, muốn tìm lại võ thuật thời Lĩnh-Nam, phải tranh dành với sứ đoàn Triệu Thành. Nhưng phái nào cũng cảm thấy e dè, vì bọn Triệu-Thành tuy ít người, nhưng gồm toàn những đại đao thủ. Vì vậy không ai muốn ra mặt gây hấn. Họ im lặng, tìm kế vạn toàn. Thanh-Mai thuật tiếp việc bọn Tung-sơn tam kiệt bắt nàng cùng MỹLinh, Bảo-Hòa đi Vạn-hoa sơn trang, Vạn-thảo sơn trang. Cùng những việc xẩy ra trong Vạn-thảo sơn trang. Nàng kết luận: - Cho đến lúc này, vương gia mới biết sư phụ của tôi là Nam-quốc vương. Vương gia không ngần ngại gì ném Vệ-vương Đinh Toàn vào hồ nước. Tại sao? Vì Vệ-vương thân cô, thế cô, võ công lại không cao. Trong khi sư phụ tôi võ công vô địch thiên hạ. Ơn đức trải khắp lê dân. Thế mà vương gia bảo Thiên-Thánh hoàng-đế cử vương gia sang ĐạiViệt hưng diệt, kế tuyệt, tìm con cháu nhà Lê! Ai mà tin được. Tôi xin mời một nhân vật tối ư quan trọng lên làm chứng. Nhân chứng ấy chính là sư mẫu tôi. Từ chỗ phái Sài-sơn, một thiếu phụ, cực kỳ xinh đẹp trong lớp áo lụa đỏ, quần đen, dây lưng xanh, cổ choàng khăn xanh, khoan thai lên đài. Dưới ánh nắng chói chang, nước da trắng hồng, mái tóc đen nhánh óng ánh. Mỗi bước đi của nàng như muôn ngàn bông hoa trổ sắc. Người đó chính là Lâm Huệ-Phương. Quảng trường có hàng mấy vạn người, mà không một tiếng động. Muôn con mắt đều đổ vào Huệ-Phương. Không ai có thể ngờ, tạo hoá lại nặn ra con người đẹp đến như vậy. Huệ-Phương lên đài, hướng vào bàn thờ Bắc-bình vương lễ tám lễ, rồi nàng tường thuật chi tiết việc Triệu Thành tới Vạn-thảo sơn trang thuyết phục Hồng-Sơn đại phu khởi binh cũng như thái độ trở mặt của Triệu Thành với Đinh Toàn. Huệ-Phương đã xinh đẹp, tiếng nói lại ngọt ngào, ai nghe cũng phải xiêu lòng. Trước đây Thuận-Thiên hoàng-đế cùng ba vị hoàng hậu, tốn không biết bao nhiêu công phu mới tuyển được Huệ-Phương cho Khai-Quốc vương, với hy vọng Vương vừa ý, sau đó phong nàng làm Vương-phi. Bẵng đi hơn năm, trong ngày hội yến ở điện Long-hoa, hoàng-đế cũng Anh Hùng Bắc Cương Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan