Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông [alfazi team] rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học...

Tài liệu [alfazi team] rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học

.PDF
12
73
88

Mô tả:

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC A. KHÁI QUÁT VỀ VĂN NGHỊ LUẬN - Văn nghị luận là dùng ý kiến lí lẽ của mình để bàn bạc, để thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó. Để thuyết phục được ý kiến phải đúng và thái độ phải đúng. Có thể gọi ý kiến là lý còn thái độ là tình. Có khi ý kiến đúng mà thái độ không đúng thì cũng kém giá trị và tác dụng. Có ý kiến đúng và thái độ đúng rồi lại phải có cách nghị luận hợp lý nữa. - Yêu cầu bài văn nghị luận: Phải đúng hướng, phải trật tự, phải mạch lạc, phải trong sáng, phải sinh động, hấp dẫn, sáng tạo. - Những thao tác chính của văn nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ, so sánh,… - Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề về văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học,… - Khi hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận văn học cần chú ý các yêu cầu sau đây: + Củng cố cho học sinh nắm chắc các thao tác nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, đoạn trích, tác phẩm văn xuôi. + Củng cố kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm văn học như: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng,… + Đối với thơ, cần chú ý đến hình thức thể hiện (hình ảnh, nhịp điệu, cấu trúc, biện pháp tu từ,..). + Đối với tác phẩm văn xuôi: cú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, các dẫn chứng chính xác, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện,… B. CÁCH LÀM MỘT BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC I. Tìm hiểu đề - Cần khắc sâu cho học sinh tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, cần trả lời cho được 4 câu hỏi sau đây: 1. Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? Viết lại rõ ràng luận đề ra giấy. Có 2 dạng đề: - Đề nổi, các em dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài. - Đề chìm, các em cần nhớ lại bài học về tác phẩm ấy, dựa vào chủ đề của bài đó mà xác định luận đề. 2. Đề yêu cầu nghị luận theo kiểu bài nào? Dưới đây là dạng đề thường gặp: - Bình giảng một đoạn thơ - Phân tích một bài thơ. - Phân tích một đoạn thơ. - Phân tích một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi. - Phân tích nhân vật. - Phân tích một hình tượng - Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật,… 3. Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào, thao tác nào chính? 4. Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu? II. Tìm ý và lập dàn ý 1. Tìm ý: - Tự tái hiện lại kiến thức đã học về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đang bàn đến. - Tự suy nghĩ và trả lời các câu hỏi: + Xác định giá trị nội dung, tư tưởng: tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung. Đó là những nội dung nào?; Qua mỗi nội dung, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì? Nhà văn muốn gởi gắm thông điệp gì đến người đọc? + Xác định giá trị nghệ thuật: để làm bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử dụng những hình thức nghệ thuật nào?; Thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất mà tác giả sử dụng để gây ấn tượng cho người đọc là thủ pháp gì?; Chi tiết nào, hình ảnh nào,…làm em thích thú nhất? Vì sao? Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì ở đó? (Cần lưu ý, việc phân chia hai vấn đề nội dung, hình thức để dễ tìm ý, nhưng khi phân tích thì không nên tác rời giá trị nội dung và nghệ thuật.) 2. Lập dàn ý: Dựa trên các ý đã tìm được, học sinh cần phát họa ra 2 dàn ý sơ lược. Cần chú ý học sinh: khi lập dàn ý và triển khai ý phải đảm bảo bốc cục 3 phần của bài văn, nếu thiếu một phần, bài văn sẽ không hoàn chỉnh và bị đánh giá thấp. Dưới đây là dàn ý cơ bản của một bài văn phân tích tác phẩm. * Mở bài: - Giới thiệu vài nét lớn về tác giả. - Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm. - Giới thiệu luận đề cần giải quyết. (cần bám sát đề bài để giới thiệu lau65n đề cho rõ ràng, chính xác. Luận đề cần dẫn lại nguyên văn yêu cầu của đề). * Thân bài: - Nêu luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…(Các luận điểm, luận cứ này chính là các ý 1,2,3…ý a, ýb,..mà các thầy cô đã giảng dạy trong bài học về tác phẩm ấy). Học sinh cần chỉ ra giá trị nội dung thứ nhất là gì, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì?, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,… - Nêu luận điểm 2 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…Cần chỉ ra giá trị nội dung thứ 2, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,… ------------- - Nhận định chung: khắc sâu giá trị tư tưởng – chỉ ra thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (so sánh với các tác phẩm khác cùng thời) và nêu hạn chế của nó (nếu có). * Kết bài: Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở 2 mặt nội dung và nghệ thuật. Sau khi đã có dàn ý, học sinh cần phải biết dựng đoạn dựa theo các luận điểm vừa tìm ra. 3. Cách dựng đoạn và liên kết đoạn: * Dựng đoạn: Cần nhận thức rõ mỗi luận điểm phải được tách ra thành một đoạn văn nghị luận (Phải xuống dòng và lùi đầu dòng, chữ đầu tiên phải viết hoa) Một đoạn văn nghị luận thông thường cần chứa đựng một số loại câu sau đây: - Câu chủ đoạn: nêu lên luận điểm của cả đoạn, câu chủ đoạn cần ngắn gọn rõ ràng. - Câu phát triển đoạn: gồm một số câu liên kết nhau: câu giải thích, câu dẫn chứng, câu phân tích dẫn chứng, câu so sánh, câu bình luận,… - Câu kết đoạn: là câu nhận xét, đánh giá vấn đề vừa triển khai, tiểu kết cả đoạn. * Liên kết đoạn: Các đoạn văn trong bài văn đều cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Có 2 mối liên kết: liên kết nội dung và liên kết hình thức. - Liên kết nội dung: + Tất cả đoạn văn trong bài văn bắt buộc phải có liên kết nội dung, nghĩa là mỗi đoạn văn đều phải hướng vào luận đề, làm rõ luận đề. Nếu không thì bài văn sẽ trở nên lan man, xa đề, lạc đề. + Có thể thấy sự liên kết nội dung qua những từ ngữ xuất hiện trong mỗi đoạn văn. Các từ ngữ quan trọng trong luận đề (hoặc những từ ngữ trong cùng một trường từ vựng ấy) thường xuất hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại nhiều lần trong các đoạn văn. - Liên kết hình thức: + Bên cạnh sự liên kết nội dung ở các đoạn văn, giáo viên cần chỉ ra cho các em cách liên kết hình thức để giúp cho việc triển khai ý thêm dễ dàng, làm cho bài văn trở nên dễ đọc, dễ hiểu, có tính mạch lạc, rõ ràng. + Liên kết hình thức có thể thấy rõ qua các câu nối hoặc từ ngữ liên kết đoạn nằm đầu mỗi đoạn văn. + Tùy theo mối quan hệ giữa các đoạn văn mà ta có thể dùng các từ ngữ liên kết đoạn khác nhau, dưới đây là một số từ ngữ mà tần số xuất hiện rất nhiều trong các bài làm văn. (Trước tiên, tiếp theo đó, ở khổ thơ thứ nhất, sang khổ thơ thứ hai,…; Bên cạnh đó, song song đó, không những thế, song, nhưng,…; Về cơ bản, về phương diện, có thể nói, cũng có khi, rõ ràng, chính vì, tất nhiên,…; Nếu như, nếu chỉ có thể, thế là, dĩ nhiên, thực tế là, vẫn là, có lẽ,…; Cũng cần nói thêm, trở lại vấn đề,…; Cho dù, mặc dù vậy, nếu như ở trên,…; Nhìn chung, nói tóm lại,…) C. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC I. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Thường có các nội dung sau: - Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ. - Bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật cảu bài thơ, đoạn thơ. - Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ. 1. Yêu cầu. - Đọc kĩ một đoạn thơ, bài thơ nắm: hoàn cảnh, nội dung, vị trí,… - Đoạn thơ bài thơ có những hình ảnh, ngôn ngữ gì đặc biệt. - Đoạn thơ, bài thơ thể hiện phong cách nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của tác giả như thế nào? 2. Các bước tiến hành a. Tìm hiểu đề: - Đọc kĩ đề, xác định nội dung nghị luận trong bài thơ, đoạn thơ? - Thao tác lập luận. - Phạm vi dẫn chứng. b. Tìm ý: có nhiều cách tìm ý: * Tìm ý bằng cách lập câu hỏi: tác phẩm hay ở chỗ nào? Nó xúc động ở tình cảm, tư tưởng gì? Cái hay thể hiện ở hình thức nghệ thuật nào? Hình thức đó được xây dựng bằng những thủ pháp nào? * Tìm ý bằng cách đi sâu vào những hình ảnh, từ ngữ, tầng nghĩa của tác phẩm,… c. Lập dàn ý: * Mở bài: - Giới thiệu tác giả, giới thiệu bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, vị trí,…) - Dẫn bài thơ, đoạn thơ. * Thân bài: - Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ (dựa theo các ý tìm được ở phần tìm ý). - Bình luận về vị trí đoạn thơ, đoạn thơ. * Kết bài: Đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ. II. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. 1. Yêu cầu. - Nắm rõ nhận định, nội dung của nhận định đề cập đến. - Nghị luận cần phải có những hiểu biết về văn học. - Nắm rõ tính hiện thực, tính nhân đạo, ngôn ngữ văn học. - Thành thạo các thao tác nghị luận. 2. Các bước tiến hành: a. Tìm hiểu đề: - Xác định luận đề: nội dung ý kiến, nhận định. - Xác định thao tác. - Phạm vi tư liệu. b. Tìm ý. c. Lập dàn ý: * Mở bài: - Giới thiệu khái quát ý kiến, nhận định… - Dẫn ra nguyên văn ý kiến đó. * Thân bài: triển khai các ý, vận dụng các thao tác để làm rõ nhận định. * Kết bài: khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa, liên hệ bản thân. III. Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi 1. Yêu cầu: - Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận. - Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm đoạn trích. - Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích. 2. Các bước tiến hành a. Tìm hiểu đề: - Đọc kĩ đề, xác định vấn đề cần làm rõ. - Các thao tác nghị luận. - Phạm vi dẫn chứng. b. Tìm ý: c. Lập dàn ý: * Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,…) - Dẫn nội dung nghị luận. * Thân bài: - Ý khái quát : tóm tắt tác phẩm - Làm rõ nội dung nghệ thuật theo định hướng của đề - Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích. * Kết bài: Nhận xét, đánh giá khái quát tác phẩm, đoạn trích (cái hay, độc đáo) 1. Nghị luận về một tình huống trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. a. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách). - Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm). - Nêu nhiệm vụ nghị luận b. Thân bài: - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác Tình huống truyện: Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại. Nó là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, khiến tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất. - Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó. + Tình huống 1....ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm. + Tình huống 2...ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm. ...... - Bình luận về giá trị của tình huống c. Kết bài: - Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm - Cảm nhận của bản thân về tình huống đó. 2. Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. a. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách). - Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật. - Nêu nhiệm vụ nghị luận b. Thân bài: - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác - Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật. (chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật...) - Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm c. Kết bài: - Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc. - Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó 3. Nghị luận về giá trị của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. 3.1. Dàn bài giá trị nhân đạo. a. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu về giá trị nhân đạo. - Nêu nhiệm vụ nghị luận b. Thân bài: - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác - Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ. - Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo: + Tố cáo chế độ thống trị đối với con người. + Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người. + Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người. + Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người. - Đánh giá về giá trị nhân đạo. c. Kêt bài: - Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm - Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó 3.2. Dàn bài giá trị hiện thực. a. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu về giá trị hiện thực - Nêu nhiệm vụ nghị luận b. Thân bài: - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác - Giải thích khái niệm hiện thực: + Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan trung thực. + Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử. - Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực: + Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực. + Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người. + Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ. - Đánh giá về giá trị hiện thực. c. Kết bài: - Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm - Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó. CÁCH LÀM 1 BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CÓ DẠNG: PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC Để phân tích, đánh giá về một tác phẩm văn học, học sinh cần có quá trình tìm hiểu, chuẩn bị thật kĩ lưỡng về các yếu tố liên quan (tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, thể loại…) và về chính tác phẩm cần phân tích ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Cho dù ít khi giáo viên ra đề theo lối chung chung là phân tích tác phẩm này hay tác phẩm kia để phải xem xét tác phẩm ở cả hai mặt nội dung và nghệ thuật thì việc trang bị đầy đủ kiến thức về những mặt này vẫn là cần thiết vì với tác phẩm nghệ thuật, nội dung và hình thức là hai mặt thống nhất hữu cơ với nhau. Khi phân tích nội dung tác phẩm: cần chú ý các mặt phản ánh và biểu hiện của nó. Đê tránh bỏ sót ý, cách đơn giản nhất là đặt ra và trả lời các câu hỏi: Tác phẩm phản ánh điều gì của cuộc sống, con người? Mức độ của sụ phản ánh: sâu sắc hay hời hợt? Bên ngoài hay bên trong? Hiện tượng hay bản chất’’ Qua tác phẩm, nhà văn muốn biểu đạt điều gì trong tư tưởng, tình cám? Những tư tưởng, tình cảm ấy có ý nghĩa gì đối vói cuộc sống, con người? Khi phân tích nghệ thuật: cần dựa trên đặc trưng thể loại của nó để xác định ý. Với tác phẩm văn xuôi, cần chú ý tới kết cấu, mạch tự sự, cách kể chuyện, cách xây dựng nhân vật, xây dựng tình huống, tổ chức đièrr nhìn trần thuật… Với tác phẩm thơ, cần chú ý tới thể loại cụ thể, cách lựa chọn và sử dụng hình ảnh, xây dựng hình tượng, tổ chức và sử dụng ngôn ngữ… Có thể dựa trên nhũng hiểu biết về tư tưởng và phong cách tác giả như là những gợi ý tốt để tìm ý cho bài văn. Chẳng hạn: Tô Hoài có sở trường vê miêu tả cảnh vật thiên nhiên và hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của người dân miền núi Tây Bắc, Kim Lân sành về người quê, cảnh quê, Nguyễn Tuân duy mĩ và xê dịch… Đó đều là những căn cứ quan trọng để lập ý. Tuy nhiên, căn cứ quan trọng nhất vẫn là bản thân tác phẩm nên học sinh cần đọc cĩ văn bản tác phẩm và dựa vào bài giảng của các thầy cô giáo về tác phẩm để có được những thông tin chính xác và cần thiết. Vấn đề văn học được đưa ra làm đề bài cho học sinh làm văn khá phong phú có thể là nhận định vê một tác phẩm, một tác giả hoặc một trào lưu, xu hướng văn học, cũng có thê là một quan niệm nghệ thuật của một nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình, nghiên cứu… Chẳng hạn: Có ý kiến cho rằng tác phẩm Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân vừa là một công trình khảo cứu công phu, vừa là một áng văn giàu tính thẩm mĩ. Anh (chị) có suy nghĩ gì vê nhận định trên? Hãy viết một bài văn bày tỏ ý kiến của mình. Theo anh (chị), cơ sở nào đưa Thê Lữ tới nhận định sau về thơ Xuân Diệu: “Xuân Diệu là người của đời, là người ở giữa loài người, lầu thơ ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian”? Trong một bức thư luận bàn vê văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người.” Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên. Bàn về thơ Tô Hữu, Xuân Diệu từng khẳng định: “TốHữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tỉnh”. (SGK Văn học 12 – NXB Giáo dục 2000 -Tr 151). Dựa vào sự nghiệp thơ ca của Tô Hữu, anh (chị) hãy làm sáng rõ nhận định trên. Để giải quyết dạng đề này, học sinh trước hết cần nắm bắt những từ, cụm từ có ý nghĩa mấu chốt trong nhận định, đánh giá, quan niệm được nêu ra làm đề tài bàn luận, tìm hiểu ý nghĩa của nó, trên cơ sở đó xác định ý nghĩa chung của vấn đề được đặt ra cùng các khía cạnh cơ bản của nó. “Công thức” đơn giản nhất là trả lời những câu hỏi sau: – Nó là gì? – Nó ra sao? Thế nào? Có gì? – Vì sao nó lại như thế? – Nó như thế thì có ý nghĩa gì? Việc trả lời những câu hỏi đó sẽ đẫn tối xác định thao tác cơ bản để giải quyết dạng bài này là giải thích vấn đê – lý giải cơ sở tồn tại của nó – chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm) của người nêu vấn đề – bình luận, đánh giá ý nghĩa của nó. Tình huống truyện là sự kiện đặc biệt của đời sống mà nhà văn mô tả trong tác phẩm. Tại sự kiện đó, nhà văn đã làm sống dậy một tình tiết bất thường có tính chất éo le và gây bất ngờ trong quan hệ giữa các nhân vật. Tại sự kiện đó, tính cách nhân vật được bộc lộ sắc nét, ý tưởng mà nhà văn định gửi gắm cũng hiện hình khá trọn vẹn. Để làm bài văn phân tích tình huống truyện, việc cần làm đầu tiên là giới thiệu về tình huống bằng cách lược thuật vắn tắt những tình tiết chính làm thành sự kiện và chỉ ra nét nổi bật của nó (chẳng hạn, ở truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là cuộc gặp gỡ kì lạ giữa người tử tù và viên quan coi ngục, ở truyện Vợ nhặt là câu chuyện nhặt vợ của anh Tràng, ở truyện Chiếc thuyền ngoài xa là chuyến đi đến và cuộc sống của người nghệ sĩ) Sau phần giới thiệu tình huống, cần đi vào khai thác các đặc điểm của nó. Đây chính là khâu quan trọng nhất trong quá trình phân tích tình huống vì nó thể hiện sự hiểu biết, mức độ cảm nhận và kĩ năng phân tích, đánh giá của học sinh. Để xác định chính xác đặc điểm của tình luống, cần đọc kĩ tác phẩm, xem xét lại bản thần sự việc được mô tả, các tình tiết chính làm nên tình huống và cố gắng nắm bắt ý tưỏng cơ bản của nhà văn. Đây đều là các cơ sở quan trọng để xem xét, xác định các khía cạnh, các mặt cơ bản tạo nên tình huống (hay còn có thể gọi là các đặc điểm cơ bản củi tình huông truyện). Chẳng hạn, trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, từ hoàn cảnh xảy ra sự việc (Tràng lấy vợ đúng vào lúc cái đói, cái chết đang ìoành hành, đang săn đuổi, bủa vầy đe dọa lấy đi mạng sống của con người, gia cảnh nhà Tràng khi đó cũng đang lúc túng quẫn vì anh chỉ có nghề làm thiê làm mướn để kiếm sống nên khó có thể đảm bảo cho cuộc sống, càng khó bả) toàn hạnh phúc gia đình) có thể xác định đây là tình huống rất éo le. Từ mối quan hệ giữa sự việc với hoàn cảnh (lúc người ta lo kiếm miếng ăn nhằm đản bảo cho sự tồn tại thì Tràng lo cưới vợ, lúc tất cả tưởng sắp chìm nghỉm trong cái đói thì Tràng lại ‘rước cái của nợ đời về’, Tràng vốn xấu xí thô kệch, nghèo khó túng thiếu, tưởng là sẽ ế vợ thì lại có người đàn bà theo không về.. Có thể xác định đây còn là tình huống rất lạ lùng… Cứ như vậy, ta sẽ xác định chính xác điều cần tìm, thậm chí có thể xác định được cả hướng khai thác. Trên cơ sở phân tích rõ các đặc điểm của tình huống, chúng ta mới xem xét đến đánh giá giá trị của nó. Nên dựa vào định nghĩa về tình huống để xem xét các mặt giá trị: tình huống mà nhà văn xây dựng đã làm nổi bật quan hệ nào củaa đời sống, đặc điểm nào của nhân vật, tư tưởng mà tác giả gửi gắm ở đây là gì, mức độ biểu hiện của các khía cạnh đó qua tình huống… Để làm bài cảm thụ về một đoạn văn, đoạn thơ, học sinh không Chỉ cần đọc kĩ bản thân đoạn văn, đoạn thơ đó mà cần đọc và tìm hiểu về toàn bộ tác phẩm vì bất kì yếu tố nào cũng chỉ bộc lộ đầy đủ ý nghĩa của nó trong chỉnh thể. Đặt đoạn thơ, đoạn văn trong chỉnh thể tác phẩm, chúng ta sẽ xác định được vị trí, vai trò của nó một cách chính xác và đầy đủ nhất. Khi đi thấy được đầy đủ về vị trí, vai trò của đoạn thơ, đoạn văn trong toàn tác phẩm, ta sẽ tiến hành khai thác nó vê các mặt nội dung cũng như nghệ thuật. Với những đoạn thơ ngắn, ta có thể khai thác theo lối bổ ngang – lần lượt xem xét, cắt nghĩa và đánh giá từng câu, thậm chí từng từ ở các mặt ý nghĩa, âm thanh, các quan hệ nghĩa trong câu, điểm sáng tạo và hiệu quả nghệ thuật của sự sáng tạo ấy. Với đoạn thơ dài, để tránh trùng lặp, dàn trải nếu phân tích theo lối bổ dọc – nghĩa là xác định những nội dung cảm xúc đưọc biểu hiện, cách biểu hiện những nội dung đó. Trong quá trình triển khai ý, cần chọn được những câu thơ, ý thơ, hình ảnh thơ đặc sắc nhất để bình gá làm sáng tỏ ý. Lưu ý là chỉ khai thác những yếu tô đó ở khía cạnh dạng cần làm sáng tỏ, không nên vì “tiện thể” mà khai thác tất cả các mặt sẽ làm ý bị loãng, thiếu tập trung. Chẳng hạn, khi phân tích đoạn thơ đầu của bài Tây Tiến (Quang Dũng), để nói về vẻ hùng vĩ hiểm trở của không gian miền Tây bắc, có thể chọn câu thơ “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”. Song khi phân tích để làm rõ vẻ hùng vĩ, hiểm trở thì chỉ cần khai thác từ “heo hút”, “cồn mây” là đủ. Cụm từ “súng ngửi trời” nên để lại cho ý về người lính Tây Tiến sẽ hay hơn. Với đoạn văn xuôi, nên tách ra thành các mặt nội dung và hình thức để khai thác đoạn văn được lựa chọn thường phải là những đoạn văn quan trọng, chủ chốt để thể hiện một đặc điểm nào đó của nhân vật, của bối cảnh hoặc là đoạn trữ tình ngoại để chứa đựng tư tưởng của tác giả. Hiểu được điều này rất quan trọng vì nó giúp cho việc lập ý trở nên chính xác. Khi khai thác, cần chú ý tới điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ, giọng văn của tác giả chứ không nên chỉ xem xét ý tứ trong đoạn văn. Nghĩa là bên cạnh việc trả lời câu hỏi “nó nói ý gì?” thì còn phải trả lời cả câu hỏi “nó nói như thế nào?”, “nói bằng cách nào?”. NHÂN VẬT là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm. Vì là một yếu tố nên trước hết cần xác định chính xác vị trí của nó trong tổng thể tác phẩm: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm… Việc tiếp theo cần làm là xác định rõ kiểu – loại nhân vật: nhân vật tư tưởng, nhân vật tính cách, nhân vật tâm trạng, nhân vật số phận, nhân vật trữ tình… Yếu tố thể loại cũng không thể bỏ qua: nhân vật trong văn xuôi thường được miêu tả tưòng tận tỉ mỉ hơn so với nhân vật trong thơ trữ tình. Khi phân tích nhân vật trong thơ trữ tình, cần chú ý đến tâm trạng, tình cảm, tư tưởng. Khi phân tích nhân vật trong văn xuôi, cần chú ý đến ngoại hình (nếu được miêu tả), nội tâm (tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, kiểu tính cách, diễn biến tâm lý, sự phát triển tính cách…), cuộc đời, số phận với các biến cố, thay đổi. Trong quá trình phân tích nhân vật, điều quan trọng nhất là khai thác để làm rõ đặc điểm của nó. Bởi vì đây vừa là cách tác giả biểu hiện tư tưởng về đời sống, quan niệm về con người, chiều sâu của khám phá, sáng tạo lại vừa là cơ sở quan trọng để chúng ta lập ý cho bài văn. Muốn làm rõ đặc điểm của nhân vật, cần đặt nó trong các quan hệ đời sống được mô tả trong tác phẩm mà xem xét. Để làm được điều này, cần đọc kĩ tác phẩm, tập hợp và phân loại các chi tiết được dùng để miêu tả nhân vật: chi tiết về ngoại hình, chi tiết về hành vi, cử chỉ, chi tiết về tâm lý, tình cảm, tính cách, chi tiết vê quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác và với môi trường sông xung quanh. Trên cơ sở ý nghĩa của các chi tiết ấy, chúng ta sẽ xác định được kiểu – dạng – đặc điểm của nhân vật. Chẳng hạn, nhìn vào việc người đàn bà trong truyện ngán Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) chịu đựng những trận đòn tàn bạo của người chồng mà không có một phản ứng, ta thấy được đó là người nhẫn nhục, cam chịu. Nhìn vào việc chị ta van xin chồng đưa mình lên bò để đánh nhằm tránh cho con cảm giác đau lòng vì chứng kiến cảnh bố đánh mẹ, ta thấy đó là người vị tha. Nhìn vào cách chị ta giải thích về thái độ cam chịu của mình trong câu chuyện ở tòa án huyện, ta lại thấy người phụ nữ này không han là người đàn bà nhẫn nhục cam chịu mà là người rất sắc sảo, sâu sắc trong cách nhìn con người và cuộc sông – một phẩm chất đủ làm những người có học cũng phải giật mình… Trên cơ sở xác định các đặc điểm của nhân vật, các quan hệ đời sống của nó trong tác phẩm, người viết bài văn phân tích nhân vật cần đánh giá vai trò của nhân vật trong tác phẩn. Mô hình chung của phần đánh giá này là khái quát diện mạo – mức độ hành công của tác giả khi xây dựng nhân vật – chỉ ra vai trò tư tưởng và nghị thật của nhân vật trong tác phẩm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan