Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông 82 câu hỏi trắc nghiệm chương cơ chế di truyền và biến dị megabook file word...

Tài liệu 82 câu hỏi trắc nghiệm chương cơ chế di truyền và biến dị megabook file word có lời giải chi tiết.image.marked.image.marked

.PDF
26
137
129

Mô tả:

82 câu hỏi chương Cơ chế di truyền và biến dị Câu 1: Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và BB. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là A. Abb và B hoặc ABB và b. B. ABb và A hoặc aBb và a. C. ABB và abb hoặc AAB và aaB. D. ABb và a hoặc aBb và A. Câu 2: Trong quá trình dịch mã, thành phần nào tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp prôtêin? A. ADN, mARN và tARN. B. mARN, rARN và ADN. C. mARN, tARN và rARN. D. tARN, ADN và rARN. Câu 3: Khi nói về ARN, phát biểu nào sau đây sai? A. ARN được tổng hợp dựa trên mạch gốc của gen. B. ARN tham gia vào quá trình dịch mã. C. Ở tế bào nhân thực, ARN chỉ tồn tại trong nhân tế bào. D. ARN được cấu tạo bởi 4 loại nuclêôtit là A, U, G, X. Câu 4: Một gen phân mảnh ở sinh vật nhân thực có chiều dài 0,5l μm. Hiệu số giữa nuclêôtit loại X với một loại nuclêôtit khác là 20%. Có bao nhiêu kết luận sau đây là sai? I. Gen có số nuclêôtit loại A/G = 3/7. II. Tổng số liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit trong gen là 2999. III. Số axit amin trong phân tử prôtêin hoàn chỉnh do gen quy định tổng hợp là 498. IV. Khi gen nhân đôi liên tiếp 5 lần, tổng số nuclêôtit loại T môi trường cần cung cấp là 14400. A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 5: Khi phân tích thành phần đơn phân của các axit nuclêic tách chiết từ 3 chủng virut, người ta thu được kết quả sau: Chủng A : A = U = G = X = 25% Chủng B : A = T = 35%; G = X = 15%. Chủng C : A = G = 20%; X = U = 30%. Loại axit nuclêic của chủng A, B, C lần lượt là A. axit ribônuclêic, axit đêôxiribônuclêic, axit ribônuclêic. B. axit nuclêic, axit ribônuclêic. C. axit đêôxiribônuclêic, axit ribônuclêic, axit ribônuclêic. D. axit ribônuclêic, axit ribônuclêic. Câu 6: Trong các phát biểu sau về mã di truyền, có bao nhiêu phát biểu đúng? 1. Mọi dạng sống trên Trái Đất đều có chung một bộ mã di truyền. 2. Trong 64 bộ ba thì có 3 bộ ba không mã hoá axit amin, đó là: UAA, AUG và UAG. 3. Mỗi bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin. 4. Sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực có bộ ba mở đầu giống hệt nhau. A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 7: Khi nói về đặc điểm của đột biến đa bội, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ trong tế bào đa bội xảy ra mạnh mẽ hơn so với trong tế bào lưỡng bội. B. Hiện tượng tự đa bội khá phổ biến ở động vật trong khi ở thực vật là tương đối hiếm. C. Các thể tự đa bội lẻ (3n, 5n...) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường. D. Những giống cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu thường là tự đa bội lẻ. Câu 8: Cho các phép lai sau: (1) 4n x 4n → 4n. (2) 4n x 2n → 3n. (3) 2n x 2n → 4n. (4) 3n x 3n → 6n. Có bao nhiêu phép lai đời con có thể được hình thành do đa bội hóa? A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 9: Một gen có tổng số 2185 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T, số nuclêôtit loại G gấp hai lần số nuclêôtit loại A, nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Mạch hai của gen có A/G = 1/3 II. Số nuclêôtit loại A và G của gen lần lượt là 575 và 230. o III. Gen có chiều dài là 2737 A . IV. Mạch một của gen có 14,29 % số nuclêôtit loại T. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 10: Ở sinh vật nhân thực, bộ ba nào sau đây mã hóa axit amin mêtiônin? A. 5’UAA3’. B. 5’UUA3’. C. 3’AUG5’. D. 5’AUG3’. Câu 11: Khi nói về cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây là đúng? (1) Quá trình nhân đôi ADN ở tế bào sinh vật nhân sơ, sinh vật nhân thực và ADN của tất cả các virut đều theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn. (2) Gen cấu trúc là gen mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay chức năng của tế bào. (3) Thông tin di truyền trong ADN của mỗi tế bào được truyền đạt cho thế hệ tế bào con thông qua các cơ chế nhân đôi, phiên mã và dịch mã. (4) Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra. A. (l), (4). B. (2), (3). C. (3), (4). D. (2), (4). Câu 12: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 1500 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại A chiếm 15% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 có 150 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại G chiếm 30% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Mạch 1 của gen có G/X = 3/4. II. Mạch 1 của gen có (A + G) = (T + X). III. Mạch 2 của gen có T = 2A. IV. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 2/3. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 13: Trong quá trình dịch mã, chuỗi pôlipeptit được tổng hợp theo chiều nào? A. 5’ → 3’ B. 5’ → 5’. C. 3’ → 5’. D. 3’ → 3’. Câu 14: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai? A. Đột biến gen có thể tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. B. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit trong gen. C. Trong tự nhiên, đột biến gen thường phát sinh với tần số thấp. D. Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của gen. Câu 15: Ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbDdXY. Trong quá trình phát triển phôi sớm, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp Dd không phân ly. Thể đột biến có A. hai dòng tế bào đột biến là 2n+2 và 2n-2. B. ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng dột biến 2n+l và 2n-l. C. hai dòng tế bào đột biến là 2n+1 và 2n-1. D. ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+2 và 2n-2. Câu 16: Ở lúa 2n = 24, do đột biến một số thể đột biến có số lượng NST thay đổi. Dạng đột biến nào sau đây không phải là đột biến lệch bội? A. 2n = 22. B. 2n = 28. C. 2n = 48. D. 2n = 26. Câu 17: Một NST ban đầu có trình tự gen là: ABCD.EFGH. Sau đột biến, NST có trình tự là: D.EFGH. Dạng đột biến này thường gây ra hậu quả gì? A. Gây chết hoặc giảm sức sống B. Làm tăng cường hoặc giảm bớt sự biểu hiện tính trạng C. Làm phát sinh nhiều nòi trong một loài D. Làm tăng khả năng sinh sản của cá thể mang đột biến Câu 18: Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế A. nhân đôi ADN và phiên mã. B. phiên mã và dịch mã. C. nhân đôi ADN và dịch mã. D. nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã. o Câu 19: Một gen ở sinh vật nhân thực có chiều dài 5100 A . Số nuclêôtit loại G của gen là 600. Sau đột biến, số liên kết hiđrô của gen là 3601. Hãy cho biết gen đã xảy ra dạng đột biến nào? (Biết rằng đây là dạng đột biến chỉ liên quan đến một cặp nuclêôtit trong gen). A. Thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T. B. Mất một cặp A – T. C. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X. D. Thêm một cặp G – X. Câu 20: Có bao nhiêu bộ ba mã hóa axit amin? A. 16 B. 64 C. 61 D. 63 Câu 21: Từ các ribônuclêôtit A và U có thể tạo ra tối đa bao nhiêu bộ ba mã hóa các axit amin? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 22: Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, mức xoắn 3 có đường kính khoảng bao nhiêu? A. 30 nm. B. 2 nm. C. 11 nm. D. 300 nm. Câu 23: Trong các thể lệch bội dưới đây, loại nào thường ít gặp nhất? A. 2n + 2 + 2 B. 2n − 1 C. 2n + 1 D. 2n − 2 Câu 24: Một sinh vật có kiểu gen Aa. Khi phát sinh giao tử, cặp NST mang kiểu gen này ở một sổ tế bào sinh tinh không phân li trong giảm phân II nhưng phân li bình thường ở giảm phân I. Các loại giao tử có thể được hình thành từ các tế bào sinh tinh bất thường đó là A. A, a. B. Aa, O. C. A, a, Aa, O. D. AA, aa, O. Câu 25: Mục đích của việc sử dụng xung điện trong quá trình chuyển ADN tái tồ hợp vào tế bào nhận là gì? A. Làm dãn màng sinh chất để phân tử ADN tái tổ hợp dễ dàng chui vào trong tế bào nhận. B. Làm tăng khả năng kết dính của ADN với hệ gen nhân của tế bào nhận. C. Kích thích ADN tái tổ hợp nhân lên trong tế bào nhận. D. Dung hoà ADN tái tổ hợp với hệ gen ngoài tế bào chất của tế bào nhận. Câu 26: Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, những phát biểu nào sau đây đúng? I. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch khuôn ADN được phiên mã là mạch có chiều 3' → 5' II. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch ARN được kéo dài theo chiều 5' → 3' III. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 3' → 5' là liên tục còn mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 5' → 3' là không liên tục (gián đoạn). IV. Trong quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin, phân tử mARN được dịch mã theo chiều 3' → 5' A. II, III, IV. B. I, II, III. C. I, II, IV. D. I, III, IV. Câu 27: Nhóm nào dưới dây gồm những bộ ba mã hoá các axit amin? A. UGA, UAG, AGG, GAU B. AUU, UAA, AUG, UGG C. UAA, UAU, GUA, UGA D. AUU, UAU, GUA, UGG Câu 28: Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào dưới đây là sai? A. Mã di truyền là mã bộ ba, được đọc liên tục bắt đầu từ một điểm xác định theo từng cụm gồm ba nuclêôtit. B. Sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều có bộ ba mở đầu (thuộc vùng mã hoá) là AUG. C. Mỗi bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin. D. Mọi dạng sống trên Trái Đất đều có chung bộ mã di truyền. Câu 29: Một gen có 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Sau khi đột biến ở một cặp nuclêôtit, gen tự nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 4193A và 6300G. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là: A. A = T = 600; G = X = 900. B. A = T = 900; G = X = 600. C. A = T = 599; G = X = 900. D. A = T = 1050; G = X = 450. Câu 30 : Ở một tế bào sinh dục đực, sự không phân li của toàn bộ bộ NST trong lần giảm phân I của phân bào giảm nhiễm (giảm phân 2 diễn ra bình thường) sẽ tạo ra loại giao tử náo dưới đây? A. Giao tử 2n. B. Giao tử n. C. Giao tử 4n. D. Giao tử 3n. Câu 31: Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể ba? I. AaaBbDdEe. II. ABbDdEe. III. AaBBbDdEe. IV. AaBbDdEe. V. AaBbDdEEe. VI. AaBbDddEe. A. 5 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 32: Tính thoái hóa của mã di truyền biểu hiện ở A. một bộ ba chỉ mã hóa một loại axit amin. B. một loại axit amin được mã hóa bởi nhiều bộ ba. C. mọi loài sinh vật đều dùng chung một bộ mã. D. được dọc theo cụm nối tiếp không gối lên nhau. Câu 33: Đột biến đa bội chẵn có thể phát sinh do nguyên nhân nào dưới đây? A. Trao đổi chéo không bình thường giữa các crômatit. B. Rối loạn trong phiên mã. C. Không hình thành thoi vô sắc trong quá trình phân bào. D. NST bị đứt do các tác nhân gây đột biến. Câu 34: Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn A. nhân đôi ADN B. phiên mã C. sau phiên mã D. dịch mã Câu 35: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thế lưỡng hội 2n. Cây tam bội được phát sinh từ loài này có bộ nhiễm sắc thể là A. 2n − 1 B. 4n C. 2n + 1 D. 3n Câu 36: Do phóng xạ, một gen bị đột biến dẫn đến hậu quả làm mất axit amin thứ 12 trong chuỗi pôlipeptit do gen điều khiển tổng hợp. Biết gen đột biến ít hơn gen bình thường 7 liên kết hiđrô. Khi gen đột biến nhân đôi 5 lần liên tiếp thì số nuclêôtit mỗi loại do môi trường nội bào cung cấp giảm đi bao nhiêu so với gen chưa bị đột biến? A. A = T = 64; G = X = 32. B. A = T = 62; G = X = 31. C. A = T = 31; G = X = 62. D. A = T = 2; G = X = 1. Câu 37: Quan sát hình dưới hình ảnh dưới đây và cho biết, đây là hậu quả của dạng đột biến nào? A. Tự đa bội chẵn B. Tự đa bội lẻ C. Lệch bội D. Song nhị bội Câu 38: Dạng đột biến nào ở ruồi giấm làm cho mắt lồi thành mắt dẹt? A. Lặp đoạn trên NST giới tính Y B. Lặp đoạn trên NST giới tính X C. Đảo đoạn trên NST thường D. Lặp đoạn trên NST thường Câu 39: Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, mức xoắn 2 có đường kính khoảng bao nhiêu? A. 300 nm B. 2 nm C. 11 nm D. 30 nm Câu 40: Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động. Các ribôxôm này được gọi là A. pôlinuclêôxôm B. pôliribôxôm C. pôlipeptit D. pôlinuclêôtit Câu 41: Khi nói về phiên mã và dịch mã, những đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ? (1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtein (2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất (3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp (4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron và nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành A. (1) và (4) B. (2) và (3) C. (2) và (4) Câu 42: Ba tế bào sinh dục đực mang kiểu gen D. (3) và (4) Ab Dd có thể tạo ra tối đa là mấy loại aB giao tử? A. 16 B. 20 C. 8 D. 4 Câu 43: Một gen chứa 90 vòng xoắn, và có 20% Ađênin. Đột biến điểm xảy ra dẫn đến sau đột biến, số liên kết hiđrô của gen là 2338. Dạng đột biến nào sau đây đã xảy ra? A. Thay 1 cặp A − T bằng 1 cặp G − X B. Mất 1 cặp A − T C. Mất 1 cặp G − X D. Thêm một cặp A − T Câu 44: Cơ thể mang kiểu gen AaBbDdeeFf khi giảm phân bình thường cho số loại giao tử tối đa A. 16 B. 4 C. 8 D. 32 Câu 45: Trong trường hợp bố mẹ đều mang n cặp gen dị hợp phân li độc lập, mối gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn thì số lượng các loại kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ sau theo lý thuyết là A. 2 n kiểu gen; 3n kiểu hình B. 3n kiểu gen; 2 n kiểu hình C. 2 n kiểu gen; 2 n kiểu hình D. 3n kiểu gen; 3n kiểu hình Câu 46: Trong các thể lệch bội dưới đây, loại nào thường gặp nhất? A. 2n + 1 B. 2n − 2 C. 2n + 1 + 1 D. 2n − 1 − 1 Câu 47: Trong số các đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm không làm thay đổi hàm lượng ADN trên NST? Chuyển đoạn NST Lặp đoạn NST Đảo đoạn NST Mất đoạn NST A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 48: Dạng đột biến cấu trúc NST nào không làm thay đổi số lượng gen trên một NST A. Mất đoạn B. Lặp đoạn C. Đảo đoạn D. Chuyển đoạn Câu 49: Một gen có 900 cặp nuclêôtit và có tỉ lệ các loại nuclêôtit bằng nhau. Số liên kết hiđrô của gen là A. 2250 B. 1798 C. 1125 D. 3060 Câu 50: Có bao nhiêu thành phần sau đây tham gia vào cả hai quá trình tái bản và phiên mã? 1. AND 2. mARN 4. tARN 5. ARN pôlimeraza 6. ADN pôlimeraza A. 1 3 ribôxôm B. 2 C. 3 D. 5 Câu 51: Khi nói về quá trình phiên mã, nhận định nào dưới đây là không chính xác? A. Cả hai mạch của gen đều làm mạch khuôn trong quá trình phiên mã B. Xảy ra theo nguyên tắc bổ sung ( A − U;T − A;G − X;X − G ) C. Xảy ra ở cả virus (có ADN dạng sợi kép), vi khuẩn và sinh vật nhân thực D. Trải qua 3 giai đoạn: khởi đầu, kéo dài và kết thúc Câu 52: Nếu mã gốc có đoạn TAX ATG GGX GXT AAA thì mARN tương ứng là A. ATG TAX XXG XGA TTT B. ATG TAX GGX GXT AAA C. AUG UAX XXG XGA UUU D. UAX AUG GGX GXU AAA Câu 53: Theo mô hình opêron Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng? A. vì lactozo làm gen điều hòa không hoạt động B. vì gen cấu trúc làm gen điều hòa bị bất hoạt C. vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ D. vì lactôzơ làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó Câu 54: Ở ngô, gen R quy định hạt đỏ, r quy định hạt trắng. Thể 3 tạo ra 2 loại giao tử là ( n + 1) và n. Tế bào noãn ( n + 1) có khả năng thụ tinh còn hạt phấn thì không có khả năng này. Phép lai Rrr  Rrr cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là: A. B. C. D. Câu 55: Một tế bào sinh dưỡng của thể ba kép đang ở kì sau nguyên phân, người ta đếm được 44 NST. Bộ NST lưỡng bội bình thường của loài này là A. 2n = 22 B. 2n = 40 C. 2n = 20 D. 2n = 42 Câu 56: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hiđrô và có 900 nuclêôtit loại guanin. Mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại adênin chiếm 30% và số nuclêôtit loại guanin chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là A. A = 450;T = 150;G = 150;X = 750 B. A = 750;T = 150;G = 150;X = 150 C. A = 450;T = 150;G = 750;X = 150 D. A = 150;T = 450;G = 750;X = 150 Câu 57: Cho NST có cấu trúc và trình tự các gen là ABCDE*FGH (dấu * biểu thị cho tâm động). Đột biến tạo ra NST có cấu trúc ABCF*EDGH thuộc loại: A. chuyển đoạn trên một NST. B. đảo đoạn ngoài tâm động C. đảo đoạn mang tâm động. D. lặp đoạn. Câu 58: Dạng đột biến NST nào ít ảnh hưởng đến sức sống và góp phần tạo ra sự đa dạng giữa các thứ trong cùng một loài? A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn tương hỗ Câu 59: Vật liệu di truyền là ADN được truyền lại cho đời sau thông qua cơ chế A. phiên mã. B. dịch mã. C. nhân đôi của ADN. D. điều hòa hoạt động của gen. Câu 60: Người ta sử dụng một chuỗi pôlinuclêôtit có T+X = 0, 25 làm khuôn để tổng A+G hợp nhân tạo một chuỗi pôlinuclêôtit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại nuclêôtit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là: A. A + G = 20%; T + X = 80%. B. A + G = 25%; T + X = 75%. C. A + G = 80%; T + X = 20%. D. A + G = 75%; T + X = 25%. Câu 61: Một phân tử mARN được tạo bởi 4 loại ribônuclêôtit là A, U, G, X. Hỏi trong phân tử mARN có tối đa bao nhiêu loại bộ ba chứa nuclêôtit loại G? A. 37 B. 32 C. 27 D. 16 Câu 62: Đột biến cấu trúc NST bao gồm các dạng cơ bản sau : A. mất, thêm, thay thế, đảo vị trí một cặp nuclêôtit. B. mất hoặc mất một số cặp NST. C. thêm hoặc thay thế một số cặp NST. D. mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn, lặp đoạn. Câu 63: Dạng đột biến cấu trúc NST được vận dụng để loại bỏ gen có hại là A. chuyển đoạn lớn NST. B. mất đoạn nhỏ NST. C. đảo đoạn NST. D. lặp đoạn NST. Câu 64: Cà chua có bộ NST 2n = 24. Tế bào nào sau đây là thể đa bội lẻ của cà chua? A. Tế bào có 36 NST. B. Tế bào có 48 NST. C. Tế bào có 23 NST. D. Tế bào có 25 NST. Câu 65: Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit sẽ dừng lại khi ribôxôm A. gặp bộ ba đa nghĩa. B. gặp bộ ba UGG. C. trượt hết phân tử mARN. D. gặp bộ ba kết thúc Câu 66: Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, Giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ A+T 1 = thì tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử ADN này là G+X 4 A. 20%. B. 40%. C. 25%. D. 10%. Câu 67: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Giả sử đột biến làm phát sinh thể một ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu dạng thể một khác nhau thuộc loài này? A. 12 B. 24 C. 25 D. 23 Câu 68: Một nuclêôxôm được cấu tạo từ các thành phần cơ bản là: A. 8 phân tử prôtêin histon và đoạn ADN chứa khoảng 146 cặp nuclêôtit. B. 9 phân tử prôtêin histon và đoạn ADN chứa khoảng 140 cặp nuclêôtit. C. 9 phân tử prôtêin histon và đoạn ADN chứa khoảng 146 cặp nuclêôtit. D. 8 phân tử prôtêin histon và đoạn ADN chứa khoảng 146 nuclêôtit. Câu 69: Dạng đột biến nào dưới đây làm cho NST có dạng tâm cân thành dạng có tâm động nằm ở đầu mút NST, nhưng kích thước NST không thay đổi so với bình thường? A. Lặp đoạn NST có mang tâm động. NST. C. Mất đoạn NST. B. Đảo đoạn hoặc chuyển đoạn trên một D. Chuyển đoạn không tương hỗ. Câu 70: Trong sự điều hòa hoạt động của opêron Lac, chất nào sau đây đóng vai trò là chất cảm ứng? A. Prôtêin ức chế. B. Lactôzơ. C. ARN pôlimeraza. D. Gen điều hoà. Câu 71: Một phân tử mARN chỉ được tạo bởi ba loại ribônuclêôtit là A, U, G. Hỏi trong phân tử mARN có thể có tối đa bao nhiêu loại bộ ba mã hóa? A. 27. B. 21. C. 24. D. 23. Câu 72: Một loài thực vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể không? I. AaBbDdEe. II. AaBbEe. III. AaBbDddEe. IV. AaBbDdEee. V. AaBbDde. VI. BbDdEe. A. 5. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 73: Một gen có chiều dài 510 nm và trên mạch một của gen có A + T = 600 nuclêôtit. Số nuclêôtit mỗi loại của gen trên là A. A = T = 300; G = X = 1200. B. A = T = 1200; G = X = 300. C. A = T = 900; G = X = 600. D. A = T = 600; G = X = 900. Câu 74: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi nhóm gen liên kết là A. mất đoạn. B. chuyển đoạn. C. đảo đoạn. D. lặp đoạn. Câu 75: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai? A. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào môi trường và tổ hợp gen. B. Gen đột biến khi đã phát sinh chắc chắn được biểu hiện ngay ra kiểu hình. C. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến. D. Đột biến gen làm thay đổi chức năng của prôtêin thường có hại cho thể đột biến. Câu 76: Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Gen điều hòa (R) không nằm trong thành phần của opêron Lac. II. Vùng khởi động (P) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. III. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) vẫn có thể phiên mã. IV. Khi gen cấu trúc A phiên mã 5 lần thì gen cấu trúc Z phiên mã 2 lần. A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 77: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai? A. Đột biến gen chỉ xảy ra trong nguyên phân mà không xảy ra trong giảm phân. B. Đột biến gen liên quan đến 1 cặp nuclêôtit trong gen gọi là đột biến điểm. C. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục. D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho chọn giống và tiến hóa. Câu 78: Một gen ở sinh vật nhân sơ, trên mạch thứ nhất có số nuclêôtit loại T và X lần lượt chiếm 20% và 40% số nuclêôtit của mạch; trên mạch thứ hai có số nuclêôtit loại X chiếm 15% số nuclêôtit của mạch. Tỉ lệ nuclêôtit loại T ở mạch thứ hai so với tổng số nuclêôtit của mạch là: A. 15% B. 20% C. 10% D. 25% Câu 79: Trong quần thể xét một gen có 3 alen: a1 , a 2 , a 3 . Biết rằng không xảy ra đột biến, người ta có thể thực hiện được bao nhiêu phép lai từ các kiểu gen của 2 alen trên (không kể các phép lai thuận nghịch? A. 9 phép lai. B. 6 phép lai. C. 21 phép lai. D. 42 phép lai. Câu 80: Theo mô hình Opêron Lac ở E.coli, gen điều hòa hoạt động A. khi môi trường có Lactozơ. B. khi môi trường không có Lactozơ. C. khi môi trường có nhiều Lactozơ. D. không phụ thuộc vào sự có mặt của Lactozơ. Câu 81: Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng? A. Sự không phân li của 1 nhiễm sắc thể trong nguyên phân của tế bào xôma ở một cơ thể luôn tạo ra thể ba. B. Thể lệch bội có hàm lượng ADN trong nhân tế bào tăng lên gấp bội. C. Sử dụng cônsixin để ức chế quá trình hình thành thoi phân bào có thể gây đột biến đa bội ở thực vật. D. Các thể đa bội đều không có khả năng sinh sản hữu tính. Câu 82: Cơ chế gây đột biến đa bội của cônsixin là A. làm cản trở sự hình thành thoi vô sắc. B. gây tách sớm tâm động của các NST kép. C. đình chỉ các hoạt động nhân đôi NST. chia. D. ngăn cản không cho màng tế bào phân ĐÁP ÁN 1. D 11. D 21. D 31. D 41. A 51. A 61. A 71. C 2. C 12. D 22. D 32. B 42. C 52. C 62. D 72. B 3. C 13. A 23. A 33. C 43. B 53. D 63. B 73. D 4. D 14. B 24. D 34. D 44. A 54. D 64. A 74. B 5. A 15. D 25. A 35. B 45. B 55. C 65. D 75. B 6. A 16. C 26. B 36. D 46. A 56. A 66. B 76. A 7. B 17. A 27. D 37. D 47. B 57. C 67. A 77. A 8. C 18. D 28. D 38. B 48. D 58. C 68. A 78. D 9. A 19. C 29. C 39. D 49. A 59. C 69. B 79. C 10. D 20. C 30. A 40. B 50. B 60. A 70. B 80. D 81. C 82. A LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án D - Cặp Aa phân li binh thường → tạo giao tử A, a - Cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường → tạo giao tử Bb,O P : (A, a) x (Bb, O) GP: ABb và a, aBb và A - Vậy kết hợp 2 cặp gen ta có giao tử được tạo ra là: Abb và a hoặc aBb và A * Lưu ý: Trong bài này ta cần lưu ý, giao tử tạo ra Abb và a chứ không phải là A (vì 2 giao tử tạo ra không được chứa đồng thời A) nên trường hợp Abb và A bị loại. Câu 2: Đáp án C Trong quá trình dịch mã, thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin là mARN, tARN và rARN. ADN không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin. Câu 3: Đáp án C - A, B, D đúng - C sai vì ARN chủ yếu nằm trong tế bào chất. * Lưu ý: Phương án có từ “chỉ”, “luôn” thường là những phương án sai. Câu 4: Đáp án D o Ta có chiều dài của gen: L = 0,51m = 5100 A → Tổng số nuclêôtit trong gen là N = 2  L 2  5100 = = 3000 3, 4 3, 4 X − T = 20% mà X + T = 50% → X = G = 35% = 35%.3000 = 1050; A = T = 15% = 15%.3000 = 450 → A / G = 450 /1050 = 3/ 7 → I đúng - Tổng số liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit trong gen là: N − 2 = 3000 − 2 = 2998 → II sai. - III sai vì gen phân mảnh nên chứa cả những đoạn mã hóa axit amin và những đoạn không mã hóa axit amin nên không thể xác định được số axit amin trong phân tử prôtêin hoàn chỉnh do gen quy định. - Khi gen nhân đôi liên tiếp 5 lần tổng số nuclêôtit loại T môi trường cần cung cấp là ( 25 − 1)  Tgen = ( 25 − 1)  450 = 13950 → IV sai Câu 5: Đáp án A Chủng B, các đơn phân không có loại U mà có loại T, vì vậy đây là axit đêôxiribônuclêic (ADN). Chủng A và C, các đơn phân không có loại T mà có loại U, vì vậy đây là axit ribônuclêic (ARN). Câu 6: Đáp án A - Trên Trái Đất, hầu hết các loài đều có chung bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ → 1 sai - Trong 64 bộ ba thì có 3 bộ ba không mã hóa axit amin, đó là: UAA, UGA và UAG. Bộ ba AUG mã hóa cho axit amin mở đầu → 2 sai - Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin → 3 đúng - Sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực có bộ ba mở đầu giống hệt nhau, đó là AUG (bộ ba này mã hóa cho axit amin foocmin mêtiônin ở sinh vật nhân sơ và mã hóa cho axit amin mêtiônin ở sinh vật nhân thực) → 4 đúng Vậy có 2 phát biểu đưa ra là đúng Câu 7: Đáp án B - A, C, D là những phát biểu đúng. - B là phát biểu sai vì hiện tượng đa bội khá phổ biến ở thực vật trong khi ở động vật rất hiếm Câu 8: Đáp án C (1) 4n x 4n → 4n → 4n cho giao tử bình thường 2n, giao tử 2n kết hợp với nhau tạo hợp tử 4n → không có hiện tượng đa bội (2) 4n x 2n → 3n → 4n cho giao tử bình thường 2n, 2n cho giao tử bình thường n, kết hợp giữa giao tử 2n và n tạo hợp tử 3n → không có hiện tượng đa bội (3) 2n x 2n → 4n → 2n cho giao tử n, giao tử n kết hợp với giao tử n tạo hợp tử 2n, đa bội hóa 2n tạo hợp tử 4n → có hiện tượng đa bội hóa xảy ra. (4) 3n x 3n → 6n → tương tự thì phép lai này cũng xảy ra đa bội hóa Vậy có 2 phép lai thỏa mãn Câu 9: Đáp án A Tổng số liên kết H = 2A + 3G = 2128 Mạch 1: A1 = T 1 = T 2 = A 2 G1 = 2A1 = X2 X1 = 3T1 = 3A1 = G2 → A2 A 1 = 1 = → I đúng G 2 3A1 3 A = A1 + A2 = A1 + T1 = 2A1 ; G = G1 + G2 = G1 + X1 = 2A1 + 3A1 = 5A1 Thay vào số liên kết hidrô ta có: H = 2A + 3G = 4A1 + 15A1 = 19A1 = 2185 → A1 = 115 → A = 115.2 = 230 → G = 5.115 = 575 → II sai → Tổng số nuclêôtit của gen là: N = 2A + 2G = 2.230 + 2.575 = 1610 → chiều gen của gen là: L = → %T1 = %A1 = o N 1610 .3, 4 = .3, 4 = 2737 A → III đúng 2 2 115 .100 = 14, 29% → IV đúng. (1610 : 2 ) Vậy có 3 phát biểu đúng Câu 10: Đáp án D Ở sinh vật nhân thực, bộ ba mã hóa axit amin mêtiônin là bộ ba mở đầu trên phân tử mARN Mà mARN có chiều từ 5’ → 3’ và bộ ba mở đầu luôn là AUG Vậy bộ ba 5’AUG3’ thỏa mãn Câu 11: Đáp án D - (1) sai, vì một số tế bào virut có hệ gen là ADN mạch đơn hoặc ARN không tuân theo cấu trúc bán bảo tồn. - (2) đúng. - (3) sai, thông tin di truyền được truyền lại cho tế bào con thông qua cơ chế nhân đôi ADN. - (4) đúng. Vậy có 2 phát biểu đúng là (2) và (4). Câu 12: Đáp án D *Lưu ý: bài này đề bài cho 1500 cặp nuclêôtit nên tổng số nuclêôtit của gen là 1500.2=3000 - Gọi số nuclêôtit ở mạch 1 của gen lần lượt là A1, T1, G1, X1 - Gọi số nuclêôtit ở mạch 2 của gen lần lượt là A2, T2, G2, X2 A = T = 15% = 0,15.3000 = 450; G = X = 50% - 15% = 35% = 0,35.3000 = 1050 T1 = A2 = 150; G1 = X2 = 0,3.1500 = 450 T2 = A1 = A – A2 = 450 – 150 = 300; G2 = X1 = G – G1 = 1050 – 450 = 600 - G1 / X1 = 450/600 = 3/4 → 1 đúng - (A1 + G1) = 300 + 450 = (T1 + X1) = 150 + 600 = 750 → II đúng - T2 = 300, A2 = 150 → T2 = 2A2 → III đúng - (A2 + X2) / (T2 + G2) = (150 + 450)/(300 + 600) = 2/3 → IV đúng Vậy cả 4 phát biểu đều đúng. Câu 13: Đáp án A Trong quá trình dịch mã, chuỗi pôlipeptit được tổng hợp theo chiều 5’→3’ theo chiều của mARN. Câu 14: Đáp án B - A, C, D là những phát biểu đúng về đột biến gen - B sai vì đột biến gen là những biến đổi nhỏ xảy ra trong cấu trúc của gen. Những biến đổi này thường liên quan đến 1 cặp nuclêôtit (đột biến điểm) hoặc 1 số cặp nuclêôtit. Câu 15: Đáp án D Thể đột biến có 3 dòng tế bào: - 1 dòng tế bào bình thường (2n) và 2 dòng tế bào đột biến 2n + 2; 2n – 2. - Các tế bào đó mang bộ NST được ký hiệu: AaBbDdXY (2n), AaBbDDddXY (2n+2), AaBbXY (2n-2), AaBbDDXY (2n); AaBbddXY (2n). Câu 16: Đáp án C Đột biến lệch bội (dị bội) là những biến đổi về mặt số lượng NST nhưng chỉ xảy ra ở một hay một số cặp nào đó. - 2n = 22 (2n - 2) → đột biến lệch bội thể không nhiễm. - 2n = 28 (2n + 2 + 2) → đột biến lệch bội thể bốn nhiễm kép. - 2n = 48 (4n) → thể tứ bội → đột biến đa bội - 2n = 26 (2n + 2) → đột biến lệch bội thể bốn nhiễm. Câu 17: Đáp án A Ta nhận thấy so với NST ban đầu, NST sau dột biến bị mất đoạn ABC. Đây là dạng đột biến mất đoạn nên gây hậu quả là thường gây chết hoặc giảm sức sống. Câu 18: Đáp án B Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng của cơ thể thông qua cơ chế phiên mã từ ADN sang mARN rồi dịch mã từ mARN sang prôtêin và từ prôtêin biểu hiện thành tính trạng Câu 19: Đáp án C Số nuclêôtit của gen là: 2. 5100 = 3000 Nu . 3.4 Số nuclêôtit loại G = số nuclêôtit loại X = 600 Nu. Số nuclêôtit loại A = số nuclêôtit loại T = 3000 − 600 = 900 Nu . 2 Số liên kết hiđrô của gen ban đầu là: 3.600 + 2.900 = 3600 Gen sau đột biến hơn gen ban đầu 1 liên kết hiđrô (liên kết H) mà đột biến gen chỉ liên quan đến một cặp nuclêôtit trong gen nên đây là dạng đột biến thay thế một cặp A – T (chứa 2 liên kết H) bằng một cặp G – X (chứa 3 liên kết H). Câu 20: Đáp án C Từ 4 loại ribônuclêôtit: A, U, G, X tạo ra số bộ ba là 43 = 64 bộ ba. Trong đó có 3 bộ ba không mã hoá axit amin là: UAA, UAG, UGA → Số bộ ba mã hoá axit amin = 64 − 3 = 61 Câu 21: Đáp án D Theo lý thuyết, từ các ribônuclêôtit A và U có thể tạo ra tối đa : 23 = 8 bộ ba, trong số các bộ ba này, có một bộ ba không mã hoá axit amin (bộ ba kết thúc), đó là: UAA số bộ ba mã hoá axit amin có thể tạo ra là: 8 −1 = 7 . Câu 22: Đáp án D Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, mức xoắn 3 có đường kính khoảng 300 nm. Câu 23: Đáp án A Trong tự nhiên, những đột biến liên quan đến càng nhiều cặp NST thì càng ít gặp → vậy dạng ít gặp nhất trong các dạng trên là 2n + 2 + 2 Câu 24: Đáp án D Nếu cặp NST Aa phân li bình thường ở giảm phân 1 thì sau giai đoạn này sẽ tạo ra 2 loại tế bào con, một loại mang NST A ở trạng thái kép và một loại mang NST a ở trạng thái kép. Khi vào giảm phân 2, nếu cả hai loại tế bào này đều phân li không bình thường thì sẽ tạo ra 3 giao tử : một loại mang 2 NST A ở trạng thái đơn (AA); một loại mang 2 NST a ở trạng thái đơn (aa) và một loại không mang NST nào của cặp NST đang xét. Vậy đáp án của câu hỏi này là: AA, aa, O. Câu 25: Đáp án A Mục đích của việc sử dụng xung điện trong quá trình chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận là làm dãn màng sinh chất để phân tử ADN tái tổ hợp dễ dàng chui vào trong tế bào nhận. Câu 26: Đáp án B - I, II, III là những phát biểu đúng - IV sai vì trong quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin, phần tử mARN được dịch mã theo chiều 5' → 3' . Câu 27: Đáp án D 3 bộ ba không mã hoá axit amin là: UAA, UAG, UGA → trong các nhóm đưa ra, nhóm gồm những bộ ba mã hoá các axit amin là: AUU, UAU, GUA. Câu 28: Đáp án D - A, B, C đúng - D sai vì hầu hết các loài sinh vật đều sử dụng chung bộ mã di truyền, ngoại trừ một vài ngoại lệ Câu 29: Đáp án C Số nuclêôtit loại A và G của gen đột biến là: A db = Tdb = 4193 : ( 23 − 1) = 599. G db = X db = 6300 : ( 23 − 1) = 900. * Lưu ý: bài này áp dụng thức: Amoi truong cung cap = ( 2 x − 1) Agen ; Gmoi truong cung cap = ( 2 x − 1) Ggen (x : là số lần tự nhân đôi của gen). Câu 30: Đáp án A Nhiễm sắc thể 2n được nhân đôi thành 4n → nhưng lần phân bào I NST không phân li, giảm phân II bình thường nên sẽ cho giao tử giảm đi một nửa. Vậy giao tử tạo thành là 2n. Câu 31: Đáp án D Thể ba có bộ NST ( 2n + 1) :bộ NST của loài tăng thêm một chiếc ở một cặp NST nào đó Vậy những thể ba của bài là: I, III, V, VI Câu 32: Đáp án B Tính thoái hóa của mã di truyền tức là nhiêu bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin. Câu 33: Đáp án C - A, D sai vì là nguyên nhân dẫn đến đột biến cấu trúc NST. - B sai vì đây là nguyên nhân dẫn đến đột biến gen. - C đúng, không hình thành thoi vô sắc làm NST nhân đôi mà không phân li → hình thành đa bội chẵn. Câu 34: Đáp án B Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn phiên mã. Câu 35: Đáp án D Lưỡng bộ là 2n → tam bội là 3n Câu 36: Đáp án B - Một gen bị đột biến dẫn đến hậu quả làm mất axit amin thứ 12 trong chuỗi pôlipeptit → mất 3 cặp nuclêôtit. - Gen đột biến ít hơn gen bình thường 7 liên kết hiđrô nên gen dột biến mất đi 2 cặp A – T và 1 cặp G – X. - Gen đột biến nhân đôi 5 lần liên tiếp thì số nuclêôtit mỗi loại do môi trường nội bào cung cấp giảm đi: A = T = 2  ( 25 − 1) = 62; G = X = 1 ( 25 − 1) = 31 . Câu 37: Đáp án B Những giống cây ăn quả không có hạt như nho, dưa hấu…thường là tự đa bội lẻ và không có hạt Câu 38: Đáp án B Dạng đột biến lặp đoạn trên NST giới tính X ở ruồi giấm làm cho mắt lồi thành mắt dẹt Câu 39: Đáp án D Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, mức xoắn 2 có đường kính khoảng 30 nm Câu 40: Đáp án B Trong quá trình dịch mã, mARN thường không gắn với từng ribôxôm riêng rẽ mà đồng thời gắn với một nhóm ribôxôm gọi là pôliribôxôm (gọi tắt là pôlixôm) giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin. Câu 41: Đáp án A - (1) là đặc điểm chỉ có ở sinh vật nhân sơ → chọn (1) - (2), (3) là đặc điểm chung của cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ - (4) là đặc điểm chỉ có ở sinh vật nhân thực → chọn (4)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan