Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông 62 câu hỏi trắc nghiệm chương chuyển hóa vật chất là năng lượng phần 1 thầy ...

Tài liệu 62 câu hỏi trắc nghiệm chương chuyển hóa vật chất là năng lượng phần 1 thầy thịnh nam file word có lời giải chi tiết.image.marked.image.marked

.PDF
23
70
147

Mô tả:

CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Câu 1:Cây hấp thụ Canxi ở dạng: A. CaSO4 B. Ca(OH)2 C. CaCO3 D. Ca2+ Câu 2:Hạt nảy mầm cần dinh dưỡng từ đâu? A. Dinh dưỡng từ chất khoáng trong nước. B. Phôi nhũ cung cấp dinh dưỡng cho phôi phát triển thành cây mầm. C. Dinh dưỡng từ không khí và nước. D. Hạt tự phát triển thành cây mầm. Câu 3:Florigen kích thích sự ra hoa của cây được sinh ra ở: A. Đỉnh thân. B. Chồi nách C. Lá. D. Rễ. Câu 4:Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế nào sau đây? A. Thẩm thấu. B. Có tiêu dùng năng lượng ATP. C. Chủ động và thẩm thấu. D. Chủ động và thụ động. Câu 5:Nướckhôngcó vai trò nào sau đây đối với đời sống thực vật? I. Quyết định sự phân bố thực vật trên Trái Đất II. Là thành phần bắt buộc của bất kì tế bào sống nào III. Là dung môi hòa tan muối khoáng và các hợp chất hữu cơ. IV. Là nguyên liệu tham gia các phản ứng trao đổi chất. V. Đảm bảo cho sự thụ tinh kép xảy ra. VI. Điều hòa nhiệt độ cơ thể. VII. Tạo sức căng bề mặt của lá, làm lá cứng cáp. VIII. Kết hợp với CO2tạo H2CO3, kích thích quang hợp xảy ra. Số phương án đúng là A. 1. B. 2. C. 0. D. 3. Câu 6:Câu nào sau đâykhôngđúng: A. Phân bón là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố dinh đưỡng khoáng cho cây. B. Đảm bảo độ thoáng cho đất là một biện pháp giúp chuyển hóa muối khoáng từ dạng không tan thành dạng hòa tan. C. Sắt là một nguyên tố khoáng vi lượng trong cây. D. Muối khoáng trong đất tồn tại ở dạng không tan hoặc hòa tan Câu 7:Cho các nhận định sau: (1) Bảo quản trong điều kiện nồng độ O2cao. (2) Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2cao. (3) Phơi khô nông sản. (4) Bảo quản nông sản trong kho lạnh. Số nhận địnhkhôngđúng khi chọn phương pháp bảo quản nông sản là: A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 8:Nước trong cây tồn tại ở những dạng chính là I. Nước màng II. Nước trọng lực III. Nước liên kết IV. Nước tự do V. Nước mao dẫn Số phương án đúng là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 9:Chất khoáng hoà tan được vận chuyển từ A. Rễ lên lá theo mạch rây. B. Lá xuống rễ theo mạch gỗ. C. Rễ lên lá theo mạch gỗ. D. Lá xuống rễ theo mạch rây Câu 10:Cho các nhận định sau: 1. Nước luôn xâm nhập thụ động theo cơ chế thẩm thấu từ đất vào rễ 2. Con đường gian bào vận chuyển nước và ion khoáng đến nội bì thì bị đai Caspari chặn lại và chuyển sang con đường tế bào chất 3. Cả 2 con đường gian bào và con đường tế bào chất đều điều chỉnh được dòng vận chuyển vào trung trụ. 4. Các ion khoáng được hấp thụ từ đất vào tế bào lông hút của rễ theo 2 cơ chế: thẩm thấu và chủ động. Số nhận định đúng là: A. 4 B. 2 C. 1 D. 3 Câu 11:Cho các nhận định sau: I. Chỉ có diệp lục a tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành năng lượng của các liên kết hóa học II. Các tia sáng màu lục không được diệp lục hấp thụ. III. Những cây có lá màu đỏ, vàng hoặc cam vẫn quang hợp được vì lá cây không có diệp lục nhưng có sắc tố carotenoit giúp chuyển hóa quang năng thành hóa năng IV. Quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống của toàn bộ hành tinh trên Trái Đất. Số nhận định không đúng là: A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 12:Trong các nội dung sau đây, có bao nhiêu nội dung đúng? I. Nước tự do không bị hút bởi các phân tử tích điện hay dạng liên kết hóa học II. Trong hai dạng nước tự do và nước liên kết, thực vật dễ sử dụng nước liên kết hơn. III. Nước tự do giữ được tính chất vật lí, hóa học, sinh học bình thường của nước nên có vai trò rất quan trọng đối với cây. IV. Nước tự do không giữ được các đặc tính vậy lí, hóa học, sinh học của nước nhưng có vai trò đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh. A. 1. B. 0. C. 3. D. 2. Câu 13:Cho các lọ thí nghiệm chứa đầy nước có nút kín và 2 đối tượng thí nghiệm là ốc sên và rêu. 3 lọ: Rêu 3 lọ: Rêu Ốc sên để ngoài sáng Ốc sên để trong tối Rêu + ốc sên Rêu + ốc sên Lọ sinh nhiều O2 nhất là: A. Rêu để ngoài sáng B. Rêu + ốc sên để ngoài sáng C. Rêu + ốc sên để trong tối D. Ốc sên để trông tối Câu 14: Nhận định không đúng khi nói về vai trò của nitơ đối với cây xanh: A. Nitơ là nguyên tố khoáng vi lượng trong cây. B. Thiếu nitơ cây sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng nhạt C. Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật. D. Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử prôtêin, enzim, côenzim, axit nuclêic, diệp lục... Câu 15: Cho các nhận định sau: 1. Quá trình cố định nito phân tử là quá trình liên kết N2 và H2 tạo ra NH3. 2. Quá trình phản nitrat hóa giúp bù lại lượng nito khoáng cho đất đã bị cây lấy đi 3. Vai trò sinh lí của nito gồm vai trò điều tiết và vai trò cấu trúc. 4. Có 2 nhóm vi sinh vật cố định nito là: vi sinh vật sống tự do và vi sinh vật sống cộng sinh với thực vật Số nhận định đúng là: A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 16: Tế bào lông hút thực hiện được chức năng hút nước nhờ các đặc điểm sai đây: I. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin. II. Có không bào phát triển lớn III. Độ nhớt của chất nguyên sinh cao IV. Áp suất thẩm thấu rất lớn. Số phương án đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 17: Câu nào sau đây là không chính xác: A. Áp suất rễ gây ra hiện tượng ứ giọt ở lá cây B. Dịch mạch gỗ được vận chuyển theo chiều từ dưới lên. C. Sự thoát hơi nước ở lá là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ. D. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ là động lực đẩy nước từ dưới lên trên. Câu 18: Cho các nhận định sau: 1. Cây sống ở vùng khô hạn, mặt trên của lá thường không có khí khổng để giảm sự thoát hơi nước 2. Cây trên đồi thường có cường độ thoát hơi nước qua lớp cutin mạnh hơn so với cây trong vườn 3. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất vào lúc chiều tối, ban đêm khí khổng đóng lại. 4. Con đường thoát hơi nước qua cutin có vận tốc lớn và không được điều tiết. Số nhận định sai là: A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 19: Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo những con đường I. Qua gian bào II. Qua thành tế bào III. Qua các tế bào sống IV. Qua chất nguyên sinh V. Qua không bào Số phương án trả lời đúng là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 20: Cấu tạo ngoài nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng? A. Có diện tích bề mặt lớn. B. Phiến lá mỏng. C. Các khí khổng tập trung ở mặt dưới của lá nên không chiếm mất diện tích hấp thụ ánh sáng. D. Có cuống lá. Câu 21: Cho các nhận định sau: (1) Pha tối chỉ diễn ra ở trong bóng tối. (2) Trong pha sáng diễn ra cần có ánh sáng. (3) Trong quang hợp, O2 được giải phóng từ phân tử nước qua quá trình quang phân li nước. (4) Quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM giống nhau ở pha sáng quang hợp. Số nhận định đúng trong các nhận định trên là: A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 22: Cắt cây thân thảo (Bầu, bí, ngô…) đến gần gốc, sau vài phút thấy những giọt nhựa rỉ ra ở phần thân cây bị cắt. Cho các phát biểu sau: I. Hiện tượng trên được gọi là hiện tượng ứ giọt. II. Những giọt rỉ ra trên bề mặt thân cây bị cắt do nhựa rỉ ra từ các tế bào bị dập nát. III. Về thực chất các giọt nhựa rỉ ra chứa toàn bộ là nước, được rễ cây hút lên từ đất. Số phát biểu đúng là A. 0. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 23: Ở thực vật thuỷ sinh cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng là: A. Lá B. Rễ, thân , lá C. Rễ D. Thân. Câu 24: Cho các nhận định sau đây về hô hấp ở thực vật với vấn đề bảo quản nông sản, thực phẩm: (1) Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản. (2) Hô hấp là nhiệt độ môi trường bảo quản tăng. (3) Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản. (4) Hô hấp không làm thay đổi khối lượng nông sản, thực phẩm. Số nhận định đúng trong các nhận định nói trên là: A. 3 B. 1 C. 4 D. 2 Câu 25: Úp chuông thủy tinh trên các chậu cây (bắp, lúa, bầu, bí…). Sau một đêm, các giọt nước xuất hiện ở mép các phiến lá. Nguyên nhân của hiện tượng trên là I. Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra. II. Có sự bão hòa hơi nước trong chuông thủy tinh. III. Hơi nước thoát từ lá rơi lại trên phiến lá. IV. Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá. Số phương án đúng là A. 2. B. 3. C. 1. D. 0. Câu 26: Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng: A. NO2–, NH4+ và NO3– B. NO, NH4+ và NO3– C. N2, NO2–, NH4+ và NO3– D. NH4+ và NO3– Câu 27: Cho các nhận định sau: (1) Bảo quản trong điều kiện nồng độ O2 cao. (2) Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao. (3) Phơi khô nông sản. (4) Bảo quản nông sản trong kho lạnh. Số nhận định không đúng khi chọn phương pháp bảo quản nông sản là: A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 28: Áp suất rễ có được do nguyên nhân nào? I. Lực hút bên trên của quá trình thoát hơi nước. II. Độ chênh lệch giữa áp suất thẩm thấu của mô rễ so với môi trường đất. III. Sự tăng dần áp suất thẩm thấu của mô rễ từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ. IV. Môi trường đất không có nồng độ, còn dịch tế bào rễ có nồng độ dịch bào. Số phương án đúng là A. 3. B. 1. C. 2. D. 0. Câu 29: Nguyên nhân chính dẫn đến hiệu ứng nhà kính trên Trái Đất là do A. đốt quá nhiều nhiên liệu hóa thạch và thu hẹp diện tích rừng. B. sự thay đổi khí hậu nên thảm thực vật có xu hướng giảm dần quang hợp và tăng dần hô hấp. C. bùng nổ dân số nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp. D. động vật được phát triển nhiều nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp. Câu 30: Lá thoát hơi nước: A. qua toàn bộ tế bào của lá. B. qua lớp cutin. C. qua khí khổng. D. qua khí khổng và qua lớp cutin. Câu 31: Cây non mọc thẳng, cây khoẻ, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào? A. Chiếu sáng từ hai hướng. B. Chiếu sáng từ nhiều hướng. C. Chiếu sáng từ ba hướng. D. Chiếu sáng từ một hướng. Câu 32: Cho các phát biểu sau về quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM: Sản phẩm cố định CO2đầu tiên trong pha tối của thực vật C3là Anđêhit phôtphoglixêric (AlPG). Chất nhận CO2đầu tiên trong pha tối của thực vật C4là Ribulôzơ điphôtphat (RiDP). Giống nhau giữa thực vật C3, C4và CAM trong pha tối quang hợp là đều xảy ra chu trình Canvin. Xương rồng, dứa, thanh long, thuốc bỏng, mía, rau dền đều thuộc nhóm thực vật CAM. Số phát biểu đúng là: A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 33: Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hạn hán sinh lý? I. Trời nắng gắt kéo dài. II. Cây bị ngập úng nước trong thời gian dài. III. Rễ cây bị tổn thương hoặc bị nhiễm khuẩn. IV. Cây bị thiếu phân Số phương án đúng là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2 Câu 34: Hiện tượng nào sau đây dẫn đến sự mất cân bằng nước trong cây? A. Rễ cây hút nước quá ít. B. Cây thoát nước ít hơn hút nước. C. Cây thoát hơi nước nhiều. D. Cây hút nước ít hơn thoát hơi nước. Câu 35: Số phát biểu không đúng khi nói về nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây? Là những nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống. Có thể thay thế bởi các nguyên tố khác khi chúng có tính chất hóa học tương tự. Là những nguyên tố trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể. Chỉ gồm những nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. A. 2 B. 1 C. 4 D. 3 Câu 36: Cho các phát biểu sau: I. Trời lạnh, sức hút nước của cây giảm. II. Sức hút nước của cây mạnh hay yếu không phụ thuộc vào độ nhớt của chất nguyên sinh. III. Độ nhớt của chất nguyên sinh tăng sẽ gây khó khăn cho sự chuyển dịch của nước, làm giảm khả năng hút nước của rễ. IV. Một trong các nguyên nhân rụng lá mùa đông do cây tiết kiệm nước vì hút được ít nước. Số phương án đúng là A. 0. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 37: Cho các loài cây sau: (1) Dứa, (2) Ngô, (3) Mía, (4) Lúa, (5) Thuốc bỏng, (6) Xương rồng. Nhóm cây có khả năng chịu hạn tốt có thể là: A. (3), (5), (6). B. (1), (3), (4). C. (1), (3), (5). D. (1), (5), (6). Câu 38: Sự mở khí khổng ngoài vai trò thoát hơi nước cho cây, còn có ý nghĩa A. Giúp lá nhận CO2 để quang hợp. B. Để khí oxi khuếch tán từ không khí vào lá. C. Tạo lực vận chuyển chất hữu cơ từ lá đến các cơ quan khác. D. Giúp lá dễ hấp thu ion khoáng từ rễ đưa lên. Câu 39: Cho các nhận định sau: (1) Pha tối chỉ diễn ra ở trong bóng tối. (2) Pha sáng diễn ra cần có ánh sáng. (3) Trong quang hợp, O2 được giải phóng từ phân tử nước qua quá trình quang phân li nước. (4) Quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM giống nhau ở pha sáng quang hợp. Số nhận định đúng trong các nhận định trên là: A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 40: Cho các phát biểu sau: I. Khi nồng độ oxi trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây giảm. II. Khi sự chênh lệch giữa nồng độ dung dịch đất và dịch của tế bào rễ thấp, thì khả năng hút nước của cây sẽ yếu. III. Khả năng hút nước của cây không phụ thuộc vào lực giữ nước của đất. IV. Bón phân hữu cơ góp phần chống hạn cho cây. Số phương án đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 41: Cho các nhận định sau: I. Bảo quản trong điều kiện nồng độ O2 cao. II. Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao. III. Phơi khô nông sản. IV. Bảo quản nông sản trong kho lạnh. Số nhận định đúng khi chọn phương pháp bảo quản nông sản là: A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 42: Thành phần dịch mạch rây gồm: A. Chất hữu cơ được tổng hợp ở lá và một số ion khoáng mới hấp thụ B. Chủ yếu là nước và các ion khoáng. C. Chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ và một số ion khoáng được sử dụng lại. D. Chất hữu cơ được tổng hợp ở lá và một số ion khoáng được sử dụng lại. Câu 43: Biết nhu cầu dinh dưỡng của lúa là: 14g nitơ/kg chất khô, lượng chất dinh dưỡng còn lại trong đất bằng 0, hệ số sử dụng phân nitơ của cây lúa là 60%. Lượng phân bón nitơ cần thiết để có một thu hoạch 15 tấn chất khô/ha là: A. 336 kg. B. 126 kg. C. 210 kg D. 350 kg. Câu 44: Cho các phát biểu sau: I. Hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt bị ngừng khi trong đất có clorofooc, KCN hoặc đất bị giảm độ thoáng. II. Quá trình vận chuyển nước xảy ra qua các tế bào sống và tế bào chết của cây. III. Quá trình vận chuyển nước qua các tế bào sống của rễ và của lá xảy ra nhờ lực đẩy bên dưới của rễ, áp suất rễ. IV. Cơ chế đảm bảo cột nước trong bó mạch gỗ được vận chuyển liên tục từ dưới lên nhờ lực hút của lá phải thẳng lực bám của nước với thành mạch. V. Nước được vận chuyển trong thân theo mạch gỗ từ dưới lên do lực liên kết trong dung dịch keo của chất nguyên sinh. Số phát biểu có nội dung đúng là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 45: Cho các nhận định sau về vai trò của quang hợp: I. Tổng hợp chất hữu cơ: thông qua quang hợp, cây xanh tạo ra nguồn chất hữu cơ là tinh bột là đường glucôzơ. II. Tích luỹ năng lượng: mỗi năm, cây xanh tích lũy một nguồn năng lượng khổng lồ. III. Điều hoà không khí: cây xanh khi quang hợp giúp điều hoà lượng hơi nước, CO2 và O2 trong không khí, góp phần điều hoà nhiệt độ không khí. IV. Quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM. V. Ở các loài cây mà lá cây không có màu xanh thì không có diệp lục nên quá trình quang hợp không thể diễn ra. Số nhận định đúng là: A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 46: Câu nào đúng khi nói về áp suất rễ A. Tạo động lực đầu dưới đẩy dòng mạch rây lên cao. B. Tạo lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. C. Tạo động lực đầu dưới đẩy dòng mạch gỗ lên cao. D. Là động lực của dòng mạch rây. Câu 47: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về hô hấp sáng ở thực vật? (1) Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ CO2 và thải O2 ở ngoài sáng. (2) Hô hấp sáng gây tiêu hao sản phẩm quang hợp. (3) Hô hấp sáng thường xảy ra ở thực vật C4 và CAM trong điều kiện cường độ ánh sáng cao. (4) Quá trình hô hấp sáng xảy ra lần lượt ở các bào quan: Lục lạp, ti thể, perôxixôm. A. 4 B. 2 C. 1 D. 3 Câu 48: Ngoài lực đẩy của rễ, lực hút của lá, lực trung gian nào làm cho nước có thể vận chuyển lên các tầng vượt tán, cao đến 100 mét? I. Lực hút bám trao đổi của keo nguyên sinh. II. Lực hút bám lẫn nhau giữa các phân tử nước. III. Lực sinh ra do sự phân giải nguyên liệu hữu cơ của tế bào rễ. IV. Lực dính bám của các phân tử nước với thành tế bào của mạch gỗ. Số phương án đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 49: Cây trong vườn có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn cây trên đồi vì: I. Cây trong vườn được sống trong môi trường có nhiều nước hơn cây ở trên đồi. II. Cây trên đồi có quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn. III. Cây trong vườn có lớp cutin trên biểu bì lá mỏng hơn lớp cutin trên biểu lá của cây trên đồi. IV. Lớp cutin mỏng hơn nên khả năng thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn. Số phương án đúng là: A. 2 B. 3 C. 0 D. 1 Câu 50: Nitơ trong xác thực vật, động vật là dạng A. nitơ hữu cơ cây không hấp thu được. B. nitơ phân tử tự do nhờ vi sinh vật cố định cây mới sử dụng được C. nitơ độc hại cho cây. D. nitơ muối khoáng cây hấp thu được. Câu 51: Sự hút khoáng thụ động của tế bào rễ phụ thuộc vào: A. Hoạt động trao đổi chất B. Chênh lệch nồng độ ion C. Cung cấp năng lượng D. Hoạt động thẩm thấu Câu 52: Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số những phát biểu sau: I. Nước được vận chuyển trong cây theo chiều tế bào lông hút, qua lớp tế bào sống của rễ, vào mạch gỗ của rễ, thân, lá sang lớp tế bào sống của lá rối thoát ra khí khổng. II. Quá trình hô hấp của tế bào rễ chỉ ảnh hưởng đến sự đẩy nước từ rễ vào mạch gỗ, không liên quan đến sự vận chuyển nước trong thân cây. III. Nếu lá bị chết và sự thoát hơi nước ngừng thì dòng vận chuyển nước cũng sẽ bị ngừng. IV. Vào ban đêm, khí khổng đóng, quá trình vận chuyển nước không xảy ra. A. 1. B. 2. C. 0. D. 3. Câu 53: Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20-300C, khi nhiệt độ xuống dưới O0C và cao hơn 400C, cây ngừng quang hợp. Kết luận đúng là khoảng nhiệt độ 20 – 300C được gọi là giới hạn sinh thái 20 – 300C được gọi là khoảng thuận lợi 0 – 400C được gọi là giới hạn sinh thái 0 – 400C được gọi là khoảng chống chịu 00C gọi là giới hạn dưới, 400C gọi là giới hạn trên. A. 1, 4, 5. B. 3, 4, 5. C. 2, 3, 5. D. 1, 2, 3. Câu 54: Bạn An đang trồng một cây ớt cảnh nhỏ rất đẹp. Trong kì nghỉ lễ (khoảng 1 tuần) bạn và gia đình đi du lịch mà đã sơ suất bỏ quên nó hoàn toàn trong bóng tối, sau kì nghỉ lễ về bạn rất ngạc nhiên khi thấy cây này vẫn còn sống. Có bao nhiêu giải thích đúng trong số những giải thích dưới đây : I. Trong thời gian tối, dù không tiến hành pha sáng, cây này vẫn có thể tạo được đường từ chu trình Canvin. II. Trong thời gian tối, dù không có ánh sáng nhìn thấy, cây này vẫn quang hợp nhờ năng lượng của ánh sáng tử ngoại, tia X, tia gama. III. Trong thời gian tối, ở cây này vẫn quang hợp nên tạo năng lượng tích lũy dưới dạng đường hoặc tinh bột . IV. Trong thời gian tối, năng lượng được tích lũy dưới dạng đường hoặc tinh bột được giải phóng qua quá trình hô hấp. A. 2. B. 3. C. 1. D. 0. Câu 55: Bào quan thực hiện chức năng quang hợp: A. Lá cây B. Lục lạp C. Tilacoit D. Diệp lục Câu 56: Cho các đặc điểm sau nói về sự vận chuyển nước và ion khoáng theo con đường gian bào. (1) Nước và các ion khoáng đi theo không gian giữa các tế bào. (2) Nước và các ion khoáng bị đai Caspari chặn lại. (3) Nước và các ion khoáng đi qua đai Caspari vào mạch gỗ của rễ. (4) Nước và các ion khoáng đi xuyên qua tế bào chất giữa các tế bào. A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 57: Tỉ lệ thoát hơi nước qua cutin tương đương với thoát hơi nước qua khí khổng xảy ra ở đối tượng nào? I. Cây hạn sinh II. Cây còn non III. Cây trong bóng râm IV. Cây trưởng thành V. Cây ở nơi có không khí ẩm Số phương án đúng là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 58: Cho các kết luận sau: I. Không gây độc hại đối với cây trồng, vật nuôi. II. Không độc nông phẩm và ô nhiễm môi trường. III. Cung cấp các nguyên tố khoáng với hàm lượng rất lớn mà cây khó hấp thụ được hết. IV. Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi. Có bao nhiêu kết luận đúng khi nói về việc bón phân hóa học đúng mức cần thiết cho cây là: A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 59: Nhận định không đúng khi nói về khả năng hấp thụ nitơ của thực vật: A. Cây không thể trực tiếp hấp thụ được nitơ hữu cơ trong xác sinh vật. B. Nitơ trong NO và NO2 trong khí quyển là độc hại đối với cơ thể thực vật. C. Thực vật có khả năng hấp thụ nitơ phân tử. D. Rễ cây chỉ hấp thụ nitơ khoáng từ đất dưới dạng NO3- và NH4+. Câu 60: Ở cây trưởng thành, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở khí khổng vì I. Lúc đó, lớp cutin bị thoái hóa. II. Các tế bào khí khổng có số lượng lớn và được trưởng thành. III. Có cơ chế điều chỉnh lượng nước thoát qua cutin. IV. Lúc đó lớp cutin dày, nước khó thoát qua. Số phương án đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 61: Trong số những kết luận dưới đây về huyết áp, có bao nhiêu kết luận đúng? I. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển. II. Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp, tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ. III. Càng xa tim, huyết áp càng giảm. IV. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn. A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 62: Ở một số cây (cây thường xuân - Hedera helix), mặt trên của lá không có khí khổng thì có sự thoát hơi nước qua mặt trên của lá hay không? A. Có, chúng thoát hơi nước qua lớp cutin trên biểu bì lá. B. Có, chúng thoát hơi nước qua các sợi lông của lá. C. Không, vì hơi nước không thể thoát qua lá khi không có khí khổng. D. Có, chúng thoát hơi nước qua lớp biểu bì. LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1:Đáp ánD Cây hút canxi vào dưới dạng Ca2+.Canxi đóng vai trò kích thích rễ cây phát triển, giúp hình thành các hợp chất tạo nên màng tế bào, làm cho cây trở nên cứng cáp hơn. Ca làm tăng hoạt tính một số men, trung hòa các axit hữu cơ trong cây. Câu 2:Đáp ánB Câu 3:Đáp ánC Hoocmon ra hoa – florigen Bản chất floprigen - Là hợp chất của gibêrelin (kích thích sinh trưởng của đế hoa) và antezin (kích thích sinh trưởng của mầm hoa) Tác động của florigen - Nơi tiết ra: lá là cơ quan tiếp nhận ánh sáng và sản sinh florigen - Tác động: kích thích sự nở hoa, florigen có khả năng truyền qua vết ghép. Câu 4:Đáp ánA Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu): nước di chuyển từ môi trường nhược trương (ít ion khoáng, nhiều nước) sang môi trường ưu trương (nhiều ion khoáng, ít nước) Dịch của tế bào rễ là ưu trương so với dung dịch đất là do 2 nguyên nhân: + Quá trình thoát hơi nước ở lá đóng vai trò như cái bơm hú + Nồng độ các chất tan cao do được sinh ra trong quá trình chuyển hoá vật chất Câu 5:Đáp ánB I – Đúng. Vì: lượng nước phân bố trên trái đất không đều theo không gian và theo thời gian là yếu tố quyết định sự phân bố của thực vật. II – Đúng. Vì: nước tham gia vào nhiều hoạt động sống và là thành phần không thể thiếu của tế bào. III – Đúng. Vì: nước có tính phân cực nên nước có khả năng hoà tan các chất phân cực. IV – Đúng. Vì: nhiều quá trình nước đóng vai trò là nguyên liệu tham gia vào các phản ứng như quá trình quang hợp. V – Sai. Vì: thụ tinh kép là hoạt động sống có ở thực vật có hoa. Là một điểm ưu việt giúp sinh vật thích nghi.Đặc điểm này không phải vai trò của nước. VI – Đúng. Vì: sự vận chuyển của dòng nước trong cơ thể cũng như quá trình thoát hơi nước giúp nhiệt độ bao quanh cơ thể được duy trì khá ổn định. VII – Đúng. Vì: khi tế bào no nước thì thể thích sẽ tăng lên. Từ đó giúp căng bề mặt của lá và giúp cây cứng cáp hơn. VIII – Sai. Vì H2O khi kết hợp với CO2thì tạo ra đường glucozơ Câu 6:Đáp ánA Trong các phát biểu trên, A sai vì Đất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố khoáng cho cây. Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Câu 7:Đáp ánD Câu 8:Đáp ánC Nước trong cây có 2 dạng chính: nước liên kết và nước tự do. + Nước tự do là các dạng nước trong thành phần TB, trong các khoang gian bào, trong các mạch dẫn..không bị hút bởi các phân tử tích điện hay các dạng liên kết hóa học → Vai trò: đóng vai trò quan trọng với cây: làm dung môi, làm giảm nhiệt độ của cở thể khi thoát hơi nước, tham gia vào môt số quá trình trao đổi chất, đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh, giúp cho quá trình tra đổi chất diễn ra bình thường + Nước liên kết là dang nước bị các phân tử tích điện hút bởi 1 lực nhất định hoặc trong các liên kết hóa học ở các thành phần của tế bào → Vai trò: Giúp đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của TB (Qua đó giúp đánh giá khả năng chịu hạn và chịu nóng của cây). I - sai. Vì không có dạng nước màng II - sai. Vì nước trọng lực nằm trong các khe hở lớn của đất để dễ dàng di chuyển theo tác dụng của trọng lực. Nước trọng lực chỉ tồn tại trong đất không tồn tại trong cây. III - đúng. IV - đúng. V - sai. Nước mao dẫn được giữ và chuyển động trong các mao quản của đất nhờ lực mao dẫn. Nước mao dẫn chỉ tồn tại trong đất không tồn tại trong cây. Câu 9:Đáp ánC Nước và chất khoáng hoà tan được vận chuyển một chiều từ rễ lên lá theo mạch gỗ. Cấu tạo mạch gỗ: • Quản bào: là các tế bào dạng ống, hẹp, dài, đã chết, thành dày hoá gỗ, có vách ngăn. • Mạch ống: Tế bào chết, thành dày, hoá gỗ không còn vách ngăn giữa các tế bào. Thành mạch dẫn cấu tạo nên bởi các vật liệu ưa nước, khả năng đàn hồi. - Động lực dòng mạch gỗ: • Lực hút của lá (động lực chính) • Áp suất rễ - lực đẩy từ gốc lên thân • Lực trung gian: sự liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch dẫn Chú ý: các chất hữu cơ được vận chuyển từ rễ lên lá theo mạch rây Câu 10:Đáp ánB I – Đúng. Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu): nước di chuyển từ môi trường nhược trương (ít ion khoáng, nhiều nước) sang môi trường ưu trương (nhiều ion khoáng, ít nước) Dịch của tế bào rễ là ưu trương so với dung dịch đất là do 2 nguyên nhân: + Quá trình thoát hơi nước ở lá đóng vai trò như cái bơm hú + Nồng độ các chất tan cao do được sinh ra trong quá trình chuyển hoá vật chất II – Đúng. Nước và các ion khoáng đi theo không gian giữa các bó sợi xenllulozo trong thành TB Và đi đến nội bì, gặp đai Caspari chặn lại nên phải chuyển sang con đường tế bào chất để vào mạch gỗ của rễ III- Sai. Cả 2 con đường gian bào và con đường tế bào chất đều điều chưa điều chỉnh được dòng vận chuyển vào trung trụ, chúng vẫn thất thoát ra ngoài. IV – Sai. Các ion khoáng được hấp thụ từ đất vào tế bào lông hút của rễ theo 2 cơ chế: khuếch tán và chủ động. Thẩm thấu chỉ dùng cho nước Câu 11:Đáp ánD Xét các phát biểu của đề bài Các phát biểu II, III, IV đúng I – Sai. Vì những cây có lá màu đỏ, vàng hoặc cam vẫn quang hợp được vì lá cây không có diệp lục nhưng có sắc tố carotenoit giúp chuyển hóa quang năng thành hóa năng chứ không phải chỉ có diệp lục a tham gia vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành năng lượng của các liên kết hóa học. Câu 12:Đáp ánD I – Đúng. Vì nước tự do là các dạng nước trong thành phần TB, trong các khoang gian bào, trong các mạch dẫn..không bị hút bởi các phân tử tích điện hay các dạng liên kết hóa học II – Sai. Vì nước liên kết là dang nước bị các phân tử tích điện hút bởi 1 lực nhất định hoặc trong các liên kết hóa học ở các thành phần của tế bào do đó cây khó sử dụng hơn so với nước liên kết. III – Đúng. Vì nước tự do đóng vai trò quan trọng với cây: làm dung môi, làm giảm nhiệt độ của cở thể khi thoát hơi nước, tham gia vào môt số quá trình trao đổi chất, đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh, giúp cho quá trình tra đổi chất diễn ra bình thường. IV – Sai. Vì nước liên kết mới có vai trò đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh. Câu 13:Đáp ánA Ống nghiệm chứa rêu khi để ngoài sáng sẽ có hiện tượng quang hợp, cây sẽ sử dụng CO2 và H2O và thải ra O2. Khi để trong tối sẽ có hiện tượng hô hấp, sử dụng O2 và thải ra CO2. Ốc sên để ngoài sáng hay trong tối sẽ có hiện tượng hô hấp, sử dụng O2 và thải ra CO2. Ống nghiệm chứa ốc sên + rêu để ngoài sáng thì rêu sẽ sử dụng CO2 để quang hợp thải ra O2, ốc sên sử dụng O2 và thải ra CO2. Ống nghiệm này khi để trong tối thì cả 2 loài này cùng hô hấp, sử dụng O2 và thải ra CO2. Trong các lọ trên, lọ sinh nhiều O2 nhất là rêu để ngoài sáng do ở lọ này chỉ có hiện tượng quang hợp. Câu 14:Đáp ánA Trong các kết luận trên, A không đúng vì nito là nguyên tố đa lượng chứ không phải nguyên tố vi lượng. Câu 15:Đáp ánB Các phát biểu I, III, IV đúng II – Sai vì quá trình cố định nito mới có vai trò giúp bù lại lượng nito khoáng cho đất đã bị cây lấy đi Câu 16:Đáp ánD Để hấp thụ nước, các tế bào lông hút có đặc điểm cấu tạo và sinh lí phù hợp với chức năng nhận nước từ đất: + Thành tế bào mỏng, không thấm cutin. + Chỉ có một không bào trung tâm lớn chứa nhiều chất hòa tan nên áp suất thẩm thấu rất cao. + Có nhiều ti thể, hoạt động hô hấp mạnh cung cấp ATP cho hoạt động hút khoáng. + Đầu lông hút nhỏ, thuôn nhọn để len vào mao quản đất. Vì vậy các dạng nước tự do và dạng nước liên kết không chặt từ đất được lông hút hấp thụ một cách dễ dàng nhờ sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu (từ thế nước cao đến thế nước thấp). Xét các đặc điểm của đề bài: I – Đúng. II – Đúng. III – Sai. Vì độ nhớt chất nguyên sinh cao thì nước sẽ khó vào tế bào. IV – Đúng. Câu 17:Đáp ánD Trong các kết luận trên, D sai động lực đẩy nước từ dưới lên gồm có: Động lực dòng mạch gỗ: • Lực hút của lá (động lực chính) • Áp suất rễ - lực đẩy từ gốc lên thân • Lực trung gian: sự liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch dẫn Câu 18:Đáp ánA I – Đúng. II – Sai. Cây trong vườn thường có cường độ thoát hơi nước qua lớp cutin mạnh hơn so với cây trên đồi. III – Sai. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối, ban đêm khí khổng vẫn hé mở. IV – Sai. Con đường thoát hơi nước qua cutin có vận tốc nhỏ và không được điều tiết. Câu 19:Đáp ánC - Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo 2 con đường: Gian bào và tế bào chất. + Con đường gian bào: đi theo không gian giữa các tế bào và các bó sợi xenlulôzơ bên trong thành tề bào. Con đường này đi đến nội bì đai Caspari (đai này điều chỉnh dòng vận chuyển vào trung trụ) + Con đường tế bào chất : đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào Vậy I, III đúng. Câu 20:Đáp ánA Đặc điểm của lá thích nghi với chức năng quang hợp: - Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng → Đáp án A - Phiến lá mỏng thuần lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng - Các khí khổng tập trung ở mặt dưới của lá để không bị mất nhiều nước Câu 21:Đáp ánC Các phát biểu (2), (3), (4) đúng (1) sai vì pha tối ở đây là chu trình Calvin, nó xảy ra khi có ánh sáng và không có ánh sáng. Nó xảy ra liên tục mỗi khi có CO2và ATP, NADPH.hơn nữa một số enzym của chu trình Calvin cần ánh sáng để hoạt động. Câu 22:Đáp ánA I – Sai.Vì hiện tượng trên được gọi là hiện tượng rỉ nhựa. II – Sai. Vì những giọt rỉ ra trên bề mặt thân cây bị cắt do nhựa rỉ ra do rễ đẩy từ mạch gốc của rễ lên mạch gốc ở thân. III – Sai. Vì về thực chất các giọt nhựa rỉ ra chứa nước, khoáng và chất hữu cơ. Câu 23:Đáp ánB Đối với cây thủy sinh thì nước và các ion khoáng được hấp thụ qua toàn bộ bề mặt cơ thể: Rễ, thân, lá. Câu 24:Đáp ánA + Hô hấp làm tiêu hoa chất hữu cơ của đối tượng bảo quản, do đó làm giảm số lượng và chất lượng trong qua strinhf bảo quản + Hô hấp làm tăng nhiệt độ của môi trường bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của chất cần bảo quản + Hô hấp làm tăng dộ ẩm của đối tượng cần bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của chất cần bảo quản + Hô hấp làm thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản: Khi hô hấp tăng → O2giảm, CO2tăng và khi O2giảm quá mức, CO2tăng quá mức thì hô hấp của đôi tượng cần bảo quản chuyên sang phân giải kị khí Câu 25:Đáp ánA Úp chuông thủy tinh trên các chậu cây (bắp, lúa, bầu, bí…).Sau một đêm, các giọt nước xuất hiện ở mép các phiến lá.Đây là hiện tượng ứ giọt. Nguyên nhân của hiện tượng này là: Do có sự bão hòa hơi nước nên nước không thoát được thành hơi và bị đọng lại thành giọt ở mép lá. Vậy nguyên nhân II, IV đúng. Câu 26:Đáp ánD cây chỉ hấp thụ được nito dưới dạng muối amoni (NH4+) và muối nitat (NO3-) Câu 27:Đáp ánA (1) không phải là phương pháp bảo quản nông sản vì khi bảo quản trong điều kiện O2 cao, nông sản sẽ hô hấp Câu 28:Đáp ánC Áp suất rễ sinh ra do hoạt động trao đổi chất và hô hấp diễn ra mạnh mẽ ở các tế bào lông hút ở rễ cây, tạo nhiều sản phẩm trung gian và các muối khoáng trong tế bào chất, làm cho áp suất thẩm thấu trong tế bào tăng, do đó tế bào hút nước do sự chênh lệch thế năng nước. Khi tế bào lông hút ở ngoài cùng hút nước, áp suất thẩm thấu của tế bào đó giảm, cho nên áp suất thẩm thấu của tế bào bên trong cao hơn nên nước lại thầm thấu vào bên trong. → II, III đúng Câu 29:Đáp ánA Nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính là lượng CO2trong khí quyển tăng lên. Tuy nhiên sự tăng lên đó không phải do sinh vật vì sự hô hấp ở các loài sinh vật tạo ra lượng CO2không lớn, không làm ảnh hưởng đến môi trường mà chủ yếu do con người đốt quá nhiều nhiên liệu hóa thạch. Bên cạnh đó còn tàn phá rừng làm giảm diện tích rừng. Rừng lá lá phổi xanh của trái đất, sử dụng CO2cho quá trình quang hợp và thải ra O2 Câu 30:Đáp ánD Lá thoát hơi nước qua khí khổng và qua cutin. * Qua khí khổng - Đặc điểm: + Vận tốc lớn + Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng - Cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước Nước thoát ra khỏi lá chủ yếu qua khí khổng vì vậy cơ chế điều chỉnh quá trình thoát hơi nước chính là cơ chế điều chỉnh sự đóng- mở khí khổng + Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở. + Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn *Qua lớp cutin - Đặc điểm: + Vận tốc nhỏ + Không được điều chỉnh - Cơ chế thoát hơi nước qua cutin: + Hơi nước khuếch tán từ khoảng gian bào của thịt lá qua lớp cutin để ra ngoài. + Trợ lực khuếch tán qua cutin rất lớn vfa phụ thuộc vào độ dày và đọ chặt của lớp cutin + Lớp cutin càng dày thì sự khuếch tán qua cutin càng nhỏ và ngược lại. Câu 31:Đáp ánB Cây non mọc thẳng, cây khoẻ, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng từ nhiều hướng Câu 32:Đáp ánC I – Sai. Vì Sản phẩm cố định CO2đầu tiên trong pha tối của thực vật C3là APG. II - sai. Chất nhận CO2đầu tiên trong pha tối của thực vật C4là PEP. Chất nhận CO2đầu tiên trong pha tối của thực vật C3là Ribulôzơ điphôtphat (RiDP). III – Đúng IV- Sai. Mía, rau dền thuộc nhóm thực vật C4. Câu 33:Đáp ánD Hạn hán sinh lí là trường hợp nước có nhiều trong đất, nhưng cây không sử dụng được, cuối cùng bị héo và chết. Trong các nguyên nhân của đề bài: I – Sai.Vì trời nắng gắt kéo dài gây ra hiện tượng thiếu nước. II – Đúng. Vì Sự ngập úng gây ra thiếu O2, nồng độ dung dịch đất quá cao hoặc nhiệt độ thấp dẫn đến rối loạn TĐC ở rễ làm các tế bào lông hút bị ức chế hoạt động hoặc chết III – Đúng.Vì rễ cây bị thương hoặc nhiễm khuẩn làm các tế bào long hút không lấy được nước. IV – Sai. Vì hiện tượng cây bị thiếu phân không liên quan đến hiện tượng trong đất có nhiều nước mà cây không sử dụng được.Cây bị thiếu phân sẽ sinh trưởng còi cọc. Câu 34:Đáp ánD Lượngnước cây thoát ra rất lớn (98 - 99% lượng nước hút vào), do đó đòi hỏi cây phải hút nước nhiều hơn. Khi cây hút nước ít hơn thoát hơi nước sẽ dẫn đến mất cân bằng nước trong cây. Câu 35:Đáp ánA Các phát biểu 1, 3 đúng (2) sai vì không thể thay thế bởi các nguyên tố khác khi chúng có tính chất hóa học tương tự. (4) sai vì nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây có cả nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng. Câu 36:Đáp ánC I – Đúng.Vì trời lạnh làm độ nhớt chất nguyên sinh tăng, gây khó khăn cho sự chuyển dịch của nước, làm giảm khả năng hút nước của rễ. II – Sai. Vì sức hút nước của cây mạnh hay yếu có phụ thuộc vào độ nhớt chất nguyên sinh. Độ nhớt chất nguyên sinh giảm làm tăng khả năng hút nước và ngược lại. III – Đúng. IV – Đúng.Vì khi trời lạnh, cây khó hút nước.Hiện tượng rụng lá làm giảm sự thoát hơi nước → tránh hiện tượng mất nước cho cây. Câu 37:Đáp ánD Đặc điểm chung của cây chịu hạn : rễ sâu, lan rộng, lá thân dày, tích nước - Cây mọng nước: Phân bố: hoang mạc, sa mạc vd: xương rồng, lá bỏng, quỳnh, cành giao,..... + Đặc điểm hình thái: phiến lá dày,hẹp, lá bị tiêu giảm hoặc biến dạng thành gai hay thành kim, gânlá phát triển, thân và lá có tế bào dự trữ nước + Đặc điểm sinh lí: hoạt động yếu, ban ngày lỗ khí trên lá thường đóng lại để giảm thoát hơi nước - Cây lá cứng: Phân bố: thảo nguyên, hoang mạc, xa van,...... vd: thông, phi lao, cói,... + Đặc điểm hình thái: phiến lá hẹp, gân lá phát triển, lá có lớp bông cách nhiệt, ở một số cây có lábiến thành dạng gai + Đặc điểm sinh lí: - khi đủ nước: cây sử dụng nước tự do, cường đọ thoát hơi nước và hút nướcmạnh để chống nóng cho lá + khi thiếu nước: cây hạn chế sử dụng nước, các lỗ khí trên mặt lá đóng lại Trong các loài trên, (1), (5), (6).là các loài có khả năng chịu hạn tốt Câu 38:Đáp ánA Khí khổng tập trung chủ yếu qua lá.Trong đó, mặt trên của lá tập trung ít khí khổng hơn so với mặt dưới. Sở dĩ phải có cấu tạo như vậy là bởi vì mặt trên của lá tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời nhiều hơn. Nếu mặt trên có nhiều khí khổng thì mặt trên sẽ thoát hơi nước nhanh hơn rất nhiều so với mặt dưới. Khi đó, lá sẽ nhanh khô héo và chết.Khí khổng được bố trí xen kẽ trên màng cutin Trong quá trình thoát hơi nước, khí khổng mở, tạo điều kiện cho khí cacbonic khuếch tán vào bên trong lá, cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp. Câu 39:Đáp ánD Các phát biểu 2, 3, 4 đúng (1) sai vì pha tối diễn ra không cần ánh sáng chứ không phải diễn ra ở trong bóng tối Câu 40:Đáp ánB I – Đúng.Vì nồng độ oxi trong đất giảm làm rối loạn quá trình trao đổi chất ở rễ, do vậy làm khả năng hút nước giảm. II – Đúng. III – Sai. Vì khả năng hút nước của cây phụ thuộc vào lực giữ nước của đất.Lực giữ nước càng mạnh thì cây càng khó hút nước và ngược lại. IV – Đúng. Bón phân hữu cơ làm tăng sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa đất và cây. Do vậy quá trình hút nước tăng. Câu 41:Đáp ánC - Hô hấp tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản, do đó làm giảm số lượng và chất lượng trong quá trình bảo quản. - Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản. - Hô hấp làm tăng độ ẩm của đối tượng bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản. Các biện pháp bảo quản Để giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu (không giảm đến 0 vì đối tượng bảo quản sẽ chết) người ta thường sử dụng ba biện pháp bảo quản sau đây: III. Bảo quản khô Biện pháp bảo quản này thường sử dụng để bảo quản các loại hạt trong các kho lớn. Trước khi đưa hạt vào kho, hạt được phơi khô với độ ẩm khoảng 13 – 16% tuỳ theo từng loại hạt. IV. Bảo quản lạnh Phần lớn các loại thực phẩm, rau quả được bảo quản bằng phương pháp này.Chúng được giữ trong các kho lạnh, tủ lạnh ở các ngăn có nhiệt độ khác nhau. Ví dụ: khoai tây ở , cải bắp ở , cam chanh ở , các loại rau khác là II. Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao Đây là biện pháp bảo quản hiện đại và cho hiệu quả bảo quản cao. Biện pháp này thường sử dụng các kho kín có nồng độ cao hoặc đơn giản hơn là các túi pôliêtilen. Tuy nhiên, việc xác định nồng độ thích hợp (không thấp quá vì không tác dụng, không quá cao vì ức chế hoàn toàn hô hấp) là điều hết sức quan trọng đối với các đối tượng bảo quản và mục đích bảo quản. I sai vì khi nồng dộ O2 tăng thì hô hấp tăng → cây nảy mầm → không bảo quản được. Câu 42:Đáp ánD Dòng mạch rây (còn gọi là Prolem hay dòng đi xuống): vận chuyển các chất hữu cơ và các ion khoáng di động như K+, Mg2+,… từ các TB quang hợp trong phiến lá rồi đến các nơi cần sử dụng hoặc dự trữ ( rễ, thân, củ…) Thành phần của dịch mạch rây: Chủ yếu là đường saccarozơ ( chiếm 95%) và các chất khác như: các axít amin, hoocmon thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác (như ATP), một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều kali. Câu 43:Đáp ánD Để có 1kg chất khô cần 14g nitơ Để có 15000 kg chất khô cần x g nitơ Số gam nitơ cây cần : ( 15000 . 14 ) : 1 = 210000(g) = 210 kg Hệ số sử dụng phân bón 60% Cứ bón 100kg nitơ thì cây sử dụng được 60kg bón y kg nitơ thì cây sử dụng được 210kg Số gam nitơ cần bón: = ( 210.100) : 60 = 350 kg/ha Câu 44:Đáp ánB I – Đúng. Vì khi đất có KCN hoặc clorofooc là những chất gây độc cho cây, cây sẽ chết, do đó dễ ko hút được nước. II – Đúng. Vì quá trình vận chuyển nước trong cây được thực hiện qua 2 con đường: + Qua các tế bào sống: Ngắn, có vận tốc nhỏ + Qua các mạch gỗ (tế bào không sống): Dài, vận tốc lớn. III – Sai. Vì quá trình vận chuyển nước qua các tế bào sống của rễ và của lá xảy ra nhờ sự tăng dần áp suất thẩm thẩu từ tế bào long hút đến lớp tế bào sát bó mạch gỗ của rễ và từ lớp tế bào sát bó mạch gỗ của gân lá đến lớp tế bào gần khí khổng. IV – Sai. Vì cơ chế đảm bảo cột nước trong bó mạch gỗ được vận chuyển liên tục từ dưới lên nhờ lực liên kết giữa các phân tử nước phải lớn cùng với lực bám của phân tử nước với thành mạch phải thắng khối lượng cột nước. V – Sai. Vì nước được vận chuyển trong thân theo mạch gỗ từ dưới lên do lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước và lực đẩy của rễ do áp suất rễ. Câu 45:Đáp ánC I - Đúng. Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbohidrat và giải phóng ôxi từ khí cacbonic và nước. Phương trình tổng quát của quang hợp: 6 CO2 + 12 H2O → C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O → Thông qua quang hợp, cây xanh tạo ra nguồn chất hữu cơ là tinh bột là đường glucôzơ. II - Đúng.Quá trình quang hợp tích lũy năng lượng → mỗi năm, cây xanh tích lũy một nguồn năng lượng khổng lồ → Cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động sống của sinh giới. III - Đúng. Quang hợp giải phóng oxi và hấp thụ CO2 (góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính) IV - Sai. Quang hợp còn diễn ra ở các vi khuẩn có sắc tố quang hợp như vi khuẩn lam... V - Sai. Những loài cây á có màu đỏ vẫn có khả năng quang hợp vì những loài cây này vẫn chứa sắc tố màu lục, nhưng bị khuất bởi nhóm sắc tố màu đỏ antoxianin và carotenoit. Nhóm sắc tố này nhận năng lượng của ánh sáng mặt trời rồi chuyển cho diệ lục. Do vậy cây đã tiến hành quang hợp được nhưng hiệu suất quang hợp thấp hơn nhóm cây có lá xanh. Câu 46:Đáp ánC Áp suất rễ là lực đẩy của nước từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân, ở những cây bụi thấp và cây thân thảo. → Áp suất rễ tạo động lực đầu dưới đẩy dòng mạch gỗ lên cao. Câu 47:Đáp ánC Hô hấp sáng làm tiêu hao sản phẩm của quang hợp và chỉ xảy ra đối với thực vật C3. Câu 48:Đáp ánB Ba lực tham gia trực tiếp vào quá trình vận chuyển nước trong cây là: + Lực đẩy từ rễ (biểu hiện ở hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt). + Lực trung gian ở thân (lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám của phân tử nước lên thành mạch). + Lực hút từ lá (do sự thoát hơi nước tạo ra).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan