Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông 54 câu trắc nghiệm chương cảm ứng trường không chuyên file word có lời giải ...

Tài liệu 54 câu trắc nghiệm chương cảm ứng trường không chuyên file word có lời giải chi tiết.image.marked.image.marked

.PDF
18
97
122

Mô tả:

Cảm ứng Câu 1. Ứng động khác nhau cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào? A. Không liên quan đến sự phân chia tế bào. hướng. C. Có nhiều tác nhân kích thích. B. Tác nhân kích thích không định D. Có sự vận động vô hướng. Câu 2. Cho các hiện tượng sau ở thực vật (1) Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng, khép lại lúc trạng vạng tối (2) Ngọn cây hướng ra ngoài ánh sáng (3) Lá cây trinh nữ cụp lại khi tay chạm vào (4) Rễ cây lan rộng hướng tới nguồn nước (5) Hoa quỳnh nở vào lúc 12 giờ đêm (6) Vận động bắt mồi của cây nắp ấm Những hiện tượng thuộc kiểu ứng động là A. (1), (2), (3)và (6) B. (1), (3), (5) và (6) C. (1), (2), (3) và (5) D. (1), (2), (4) và (6) Câu 3. Cho các tập tính sau (1) Đàn ngỗng con chạy theo mẹ, (2) Cá lên ăn khi gõ kẻng, (3) Khi cho tay vào lửa thì rụt tay lại, (4) Tập tính săn mồi của động vật ăn thịt, (5) người thấy đèn đỏ thì dừng lại, (6) ếch đực kêu vào mùa sinh sản Những tập tính học được là A. (1), (2), (3) B. (2) , (3), (5); C. (3), (4), (6) D. (2), (4), (5) Câu 4. Trong xinap hóa học, thụ quan tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở A. màng trước xinap. xinap. B. màng sau xinap. C. chùy xinap. Câu 5. Thế nào là hướng tiếp xúc? A. Là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc. B. Là sự sinh trưởng khi có tiếp xúc với các cây cùng loài. C. Là sự sinh trưởng của thân (cành) về phía ánh sáng. D. Là sự vươn cao tranh ánh sáng với cây xung quanh. D. khe Câu 6. Khi bị kích thích cơ thể phản ứng bằng cách co toàn thân thuộc động vật A. chưa có hệ thần kinh. B. có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. C. có hệ thần kinh dạng lưới. D. có hệ thần kinh dạng ống. Câu 7. Hình thức học tập nào chỉ có ở động vật thuộc bộ Linh trưởng và người? A. In vết. ngầm. B. Quen nhờn. C. Học khôn. D. Học Câu 8. Cung phản xạ “co ngón tay ở người” thực hiện theo sơ đồ nào dưới đây? A. Thụ quan đau ở da → Sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → Tủy sống → Sợi vận động của dây thần kinh tủy → Các cơ ngón tay. B. Thụ quan đau ở da → Sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → Tủy sống → Sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → Các cơ ngón tay. C. Thụ quan đau ở da → Sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → Tủy sống → Các cơ ngón tay. D. Thụ quan đau ở da → Tủy sống → Sợi vận động của dây thần kinh tủy → Các cơ ngón tay. Câu 9. Phản xạ là gì? A. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại các kích thích bên trong cơ thể. B. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. C. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể. D. Phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể. Câu 10. Vì sao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều? A. Vì có nhiều thời gian để học tập. B. Vì số tế bào thần kinh rất nhiều, tuổi thọ thường cao. C. Vì hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron. D. Vì sống trong môi trường phức tạp. Câu 11. Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm là kiểu: A. quang ứng động B. ứng động không sinh trưởng C. điện ứng động D. ứng động sinh trưởng Câu 12. Cây non mọc thẳng, cây khỏe, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào? A. Chiếu sáng từ ba hướng B. Chiếu sáng từ một hướng C. Chiếu sáng từ hai hướng D. Chiếu sáng từ nhiều hướng Câu 13. Tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều là vì A. số tế bào thần kinh rất nhiều, tuổi thọ thường cao. B. hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron. C. sống trong môi trường phức tạp. D. có nhiều thời gian để học tập. Câu 14. Phản xạ là gì? A. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. B. Phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể. C. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể. D. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại các kích thích bên trong cơ thể. Câu 15. Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng. A. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở. B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng. C. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở. D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở. Câu 16. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin theo kiểu “nhảy cóc” là vì: A. Sự thay đổi tính thấm của mang chỉ xảy ra tại các eo Ranvie. B. Đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng. C. Giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện. D. Tạo cho tốc độ truyền xung nhanh. Câu 17. Bộ phận đóng vai trò điều khiển các hoạt động của cơ thể là: A. não giữa. và hành não. B. não trung gian. C. bán cầu đại não. D. tiểu não Câu 18. Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm là kiểu: A. quang ứng động. B. ứng động không sinh trưởng. C. ứng động sinh trưởng. D. điện ứng động. Câu 19. Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ co ngón tay? A. Là phản xạ bẩm sinh. B. Là phản xạ không điều kiện. C. Là phản xạ có tính di truyền. D. Là phản xạ có điều kiện. Câu 20. Các kiểu hướng động dương của rễ là A. hướng đất, hướng nước, huớng hoá. hoá. B. hướng sáng, hướng nước, hướng C. hướng đất, hướng nước, hướng sáng. D. hướng đất, ướng sáng, huớng hoá. Câu 21. Bóng đen ập xuống lặp lại nhiều lần mà không có nguy hiểm nào, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học tập A. học ngầm. B. quen nhờn. C. học khôn. D. in vết. Câu 22. Ý nào đúng với đặc điểm của phản xạ nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ thì dừng lại? A. Trình tự ghi ở trong gen. B. Là phản xạ có tính di truyền. C. Là phản xạ có điều kiện. D. Là phản xạ bẩm sinh. Câu 23: Khi thả tiếp một hòn đá vào cạnh con rùa thì thấy nó không rụt đầu vào mai nữa. Đây là một ví dụ về hình thức học tập nào? A. Học khôn. B. Học ngầm. C. Quen nhờn. D. Điều kiện hoá hành động Câu 24: Vì sao trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng? A. Vì các thụ thể ở màng sau xináp chỉ tiếp nhận các chất trung gian hoá học theo một chiều. B. Vì khe xináp ngăn cản sự truyền tin ngược chiều. C. Vì chất trung gian hoá học bị phân giải sau khi đến màng sau. D. Vì sự chuyển giao xung thần kinh qua xináp nhờ chất trung gian hoá học chỉ theo một chiều. Câu 25: Điện thế nghỉ là: A. sự không chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm, còn ngoài màng mang điện dương B. sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm, còn ngoài màng mang điện dương C. sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện dương, còn ngoài màng mang điện âm D. sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích, phía trong màng mang điện dương, còn ngoài màng mang điện âm. Câu 26: Các phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống là: A. Phản xạ có điều kiện B. Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện C. Phản xạ không điều kiện D. Phản ứng lại kích thích bằng cách co rút cơ thể Câu 27: Hướng động là: A. Hình thức phản ứng của lá cây truớc tác nhân kích thích theo một hướng xác định B. Hình thức phản ứng của cây truớc tác nhân kích thích theo nhiều hướng C. Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng D. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định Câu 28: Ý nào không có trong quá trình truyền tin qua xináp? A. Xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước. B. Các chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp. C. Xung thần kinh lan truyền đến làm Ca+ đi vào trong chuỳ xinap. D. Các chất trung gian hoá học trong các bóng Ca+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xinap đến màng sau. Câu 29: Cơ sở khoa học của việc huấn luyện các loài động vật là kết quả quá trình thành lập: A. phản xạ không điều kiện. B. các tập tính. C. phản xạ có điều kiện. D. cung phản xạ. Câu 30. Các kiểu hướng động dương của rễ cây là: A. hướng đất, hướng nước, hướng sáng. hóa. B. hướng đất, hướng sáng, hướng C. hướng đất, hướng nước, hướng hóa. hóa. D. hướng sáng, hướng nước, hướng Câu 31. Hệ thần kinh dạng ống gặp ở những nhóm động vật nào sau đây? A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. giun đốt. B. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, C. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, thân mềm. giáp xác. D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, Câu 32. Tập tính của động vật phản ánh mối quan hệ cùng loài và mang tính tổ chức cao là A. tập tính xã hội. B. tập tính bảo vệ lãnh thổ. C. tập tính sinh sản. D. tập tính di cư Câu 33. Khi nói về cảm ứng ở thực vật, có các hiện tượng ở thực vật sau đây: (1). Đỉnh sinh trưởng của cành và thân luôn hướng về phía có ánh sáng. (2). Hệ rễ của thực vật luôn phát triển sâu xuống lòng đất để tìm nguồn nước và muối khoáng cần thiết cho cơ thể. (3). Hiện tượng cụp lá và xòe lá của cây hoa trinh nữ (hoa xấu hổ) khi bị va chạm. (4). Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu. (5). Hoa nghệ tây và hoa tuylip nở và cụp theo sự thay đổi nhiệt độ của môi trường. Có bao nhiêu hiện tượng là kiểu ứng động sinh trưởng ở thực vật? A. 2. B. 3. C. 4 D. 5. Câu 34 (Nhận biết): Trong các phát biểu dưới đây: (1) ngọn cây có tính hướng đất âm (2) rễ cây có tính hướng trọng lực dương (3)rễ cây có tính hướng sáng âm (4) ngọn cây có tính hướng sáng âm Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 35 (Nhận biết): Một số loài cá, chim, thú thay đổi nơi sống theo mùa đây là A. tập tính kiếm ăn. B. tận tính di cư. C. tập tính bảo vệ lãnh thổ. D. tập tính vị tha. Câu 36 (Thông hiểu): Ý nào không có trong quá trình truyền tin qua xináp A. Các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp. B. Các chất trung gian hóa học trong các bóng Ca+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xinap đến màng sau. C. Xung thần kinh lan truyền đến làm Ca+ đi vào trong chùy xinap. D. Xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước. Câu 37 (Nhận biết): Hướng động là: A. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định. B. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng . C. Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng. D. Hình thức phản ứng của lá cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định. Câu 38 (Thông hiểu): Các phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống là: A. Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. B. Phản xạ lại kích thích bằng cách co rút cơ thể. C. Phản xạ không điều kiện. D. Phản xạ có điều kiện Câu 39 (Nhận biết): Hai loại hướng động chính là: A. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới đất). B. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn ánh sáng ) và hướng động âm (sinh trưởng hướng về trọng lực ). C. Hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích). D. hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích). Câu 40 (Nhận biết): Điện thế nghỉ là: A. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện dương, còn ngoài màng mang điện âm. B. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích, phía trong màng mang điện dương, còn ngoài màng mang điện âm. C. Sự không chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm, còn ngoài màng mang điện dương. D. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm, còn ngoài màng mang điện dương. Câu 41: Huấn luyện thú còn non, thành lập các phản xạ có điều kiện là quá trình A. Biến đổi tập tính bẩm sinh thành tập tính học được. B. Biến đổi tập tính học được thành tậ tính hỗn hợp. C. Biến đổi tập tính bẩm sinh thành tập tính hỗn hợp. D. Biến đổi tập tính hỗn hợp thành tập tính học được. Câu 42: Vì sao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều? A. Vì hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron. B. Vì có nhiều thời gian để học tập. C. Vì sống trong môi trường phức tạp. D. Vì số tế bào thần kinh rất nhiều, tuổi thọ thường cao. Câu 43: Khi chạm tay vào gai nhọn, cơ thể có phản ứng rụt tay lại. Bộ phận phân tích và tổng hợp của cảm ứng trên là A. cơ tay B. tủy sống C. thụ quan ở tay D. gai nhọn Câu 44: Quan sát giàn mướp, ta thấy nhiều tua cuốn vào giàn, đó là kết quả của tính A. hướng tiếp xúc B. hướng sáng C. hướng hóa D. hướng đất Câu 45: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap? A. Màng trước xinap. B. Khe xinap. C. Chuỳ xinap. D. Màng sau xinap. Câu 46: Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước? A. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở. B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng. C. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở. D. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí khổng đóng mở. Câu 47: Sau khi điện thế hoạt động lan truyền tiếp ở màng sau, axêtincôlin phân hủy thành A. axêtin và côlin . B. axêtat và côlin . C. axit axetic và côlin . D. estera và côlin . Câu 48: Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là: A. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu… B. Tuyến nội tiết. C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. D. Trung ương thần kinh. Câu 49: Điện thế hoạt động lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin nhanh hơn so với sợi thần kinh không có bao miêlin vì xung thần kinh A. không lan truyền liên tục . B. lan truyền theo kiểu nhảy cóc . C. không lan truyền theo kiểu nhảy cóc . D. lan truyền liên tiếp từ vùng này sang vùng khác . Câu 50: Hướng động là: A. Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây truớc tác nhân kích thích theo một hướng xác định. B. Hình thức phản ứng của cây truớc tác nhân kích thích theo nhiều hướng. C. Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng. D. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định. Câu 51: Hiện tượng nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng? A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở. B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng. C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở. D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở. Câu 52: Một con mèo đang đói, chỉ nghe thấy tiếng bày bát đĩa lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp. Đó là hình thức học tập nào? A. Điều kiện hóa đáp ứng. B. Học khôn. C. Điều kiện hoá hành động . D. Quen nhờn. Câu 53: Khi nào xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau xináp A. Xung thần kinh ở màng trước lan truyền đến màng sau xi náp . B. Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xi náp . C. Chất trung gian gian hóa học đi vào khe xi náp . D. Chất trung gian hóa học tiếp xúc màng trước xi náp . Câu 54: Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc là: A. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. B. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. C. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. D. Do sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. Đáp án 0 12345- 0 B 0 A 0 C 0 D 0 A 1 B 1 B 1 B 1 A 1 B 1 C 2 B 2 D 2 C 2 A 2 D 2 A 3 D 3 A 3 C 3 A 3 B 3 B 4 B 4 A 4 A 4 C 4 A 4 C 5 A 5 A 5 B 5 B 5 D 5 6 C 6 C 6 B 6 D 6 D 6 7 C 7 C 7 D 7 D 7 B 7 8 A 8 B 8 A 8 A 8 A 8 9 B 9 D 9 C 9 C 9 B 9 Lời giải chi tiết Câu 1. Chọn đáp án B Ứng động khác hướng động cơ bản ở tác nhân kích thích không định hướng. Câu 2. Chọn đáp án B Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng. Trong các hiện tượng trên, các hiện tượng 1, 3, 5, 6 là ứng động Hiện tượng (2), (4) là hướng động Câu 3. Chọn đáp án D Trong các tập tính trên, các tập tính 2, 4, 5 là những tập tính học được, các tập tính 1, 3, 6 là tập tính bẩm sinh. Câu 4. Chọn đáp án B Trên màng sau xinap có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học. Có các enzim đặc biệt có tác dụng phân giải chất trung gian hóa học. Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú là axêtincôlin và norađrênalin Câu 5. Chọn đáp án A Câu 6. Chọn đáp án C Câu 7. Chọn đáp án C Hình thức học không chỉ có ở những động vật có hệ thần kinh cấp cao (người và linh trưởng) Câu 8. Chọn đáp án A Khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay sẽ co lại vì đây là phản xạ tự vệ của con người cũng như động vật. Khi đó, thụ quan đau sẽ đưa tin về tủy sống và từ đây lệnh đưa đến cơ ngón tay làm co ngón tay lại. Hay ta có sơ đồ: Thụ quan đau ở da → Sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → Tủy sống → Sợi vận động của dây thần kinh tủy → Các cơ quan tay ⇒ Chọn A Câu 9. Chọn đáp án B Khái niệm: Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ. Ví dụ: Khi chân ta dẫm phải hòn than, chân vội nhấc lên là một phản xạ. Con chuột đang đi, bỗng nhìn thấy con mèo, liền chạy trốn cũng là một phản xạ. Câu 10. Chọn đáp án B Câu 11. Chọn đáp án B Ứng động của cây trinh nữ là ứng động sức trương nước, thuộc ứng động không sinh trưởng vì không liên quan đến sự phân chia tế bào Câu 12. Chọn đáp án D Cây non mọc thẳng, cây khỏe, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng từ nhiều hướng. Câu 13. Chọn đáp án A - Động vật bậc thấp có hệ thần kinh có cấu trúc đon giản, số luọng tế bào thần kinh thấp, nên khả năng học tập rất thấp, việc học lập và rút kinh nghiệm rất khó khăn, thêm vào đó tuổi thọ của chúng thường ngắn nên không có nhiều thời gian cho việc học tập. Do khả năng tiếp thu bài học kém và không có; nhiều thời gian để học và rút kinh nghiệm (do tuổi thọ ngắn) nên các động vật này sống và tồn tại được chủ yếu là nhờ các tập tính bẩm sinh. - Người và động vật có hệ thần kinh phát triển rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm. Tập tính ngày càng hoàn thiện do việc học lập được bổ sung ngày càng nhiều và càng chiếm ưu thế so với phần bẩm sinh. Ngoài ra, động vật có hệ thần kinh phát triển thường có tuổi thọ dài, đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng và phát triển kéo dài cho phép động vật thành lập nhiều phản xạ có điều kiện, hoàn thiện các lập tính phức tạp thích ứng với các điều kiện sống luôn biến động. Câu 14. Chọn đáp án A Phản xạ là phản ứng trả lời kích thích của cơ thể từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, thực hiện thông qua hệ thần kinh → Đáp án A Câu 15. Chọn đáp án A Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào thực vật. Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động, trong đó, các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không địnhh hướng của tác nhân ngoại cảnh. - Phản ứng hoa mười giờ nở vào buổi sáng lúc có ánh nắng và nhiệt độ 200C là ứng động sinh trưởng. - Phản ứng đóng mở khí khổng của lá do sự biến động hàm lượng nước trong tế bào khí khổng là ứng động không sinh trưởng. - Phản ứng cụp lá của cây trinh nữ là do sức trương của nửa dưới chỗ phình bị giảm do nước di chuyển vào các mô bên cạnh là ứng động không sinh trưởng. - Lá các cây họ Đậu xòa ra khi kích thích, cụp lại khi ngủ theo cường độ ánh sáng và nhiệt độ là ứng động sinh trưởng. - Chồi ngủ ở cây bàng khi điều kiện khí hậu bất lợi như mùa đông lạnh, tuyết rơi và nhiệt độ thấp kéo dài, ít ánh sáng, bộ lá rụng hết. Sự trao đổi chất ở chồi ngủ diễn ra chậm và yếu tố: hô hấp yếu, hàm lượng nước trong cây thường nhỏ hơn 10%, đời sống của chồi ở dạng tiềm ẩn, có thể đánh thức bằng nhiệt độ, hóa chất, hooc môn kích thích sinh trưởng là kiểu ứng động sinh trưởng. → Đáp án A Câu 16. Chọn đáp án C Trên sợi thần kinh không có màng miêlin, xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên. - Trên sợi thần kinh có màng miêlin (bản chất là photpho lipit cách điện), bao bọc không liên tục, ở giữa các bao miêlin là eo Ranvie. Xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc, là do có màng bao miêlin có tính cách điện nên không khử cực và đảo cực ở vùng có bao miêlin nên mất phân cực, đảo phân cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. → Đáp án C Câu 17. Chọn đáp án C - Não giữa: kiểm soát các phản hồi liên quan đến thông tin cảm giác, điều chỉnh hành động của cơ thể theo các phản hồi. - Não trung gian: điều hòa quá trình trao đổi chất, điều hòa thân nhiệt - Tiểu não và hành não: điều hòa và phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể. - Bán cầu đại não có vai trò quan trọng trong hệ thần kinh, thống nhất, điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. → Đáp án C Câu 18. Chọn đáp án B Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động trong đó các tế bào ở 2 phía đối diện nhau của cơ quan có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thước không định hướng vào ngoại cảnh. Gồm quang ứng động (VD: nở hoa vào ban ngày, khép lá vào ban đêm…) và nhiệt ứng động. Ứng động không sinh trưởng: là kiểu ứng động xảy ra không liên quan đến sự phân chia, lớn lên của tế bào. Gồm ứng động sức trương (phản ứng cụp lá của cây trinh nữ…) và ứng động tiếp xúc và hóa ứng động (vận động bắt mồi của cây gọng vó…) → Đáp án B Câu 19. Chọn đáp án D - Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần tập luyện → mang tính bẩm sinh, bền vững, có tính di truyền, mang tính chủng loại. - Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện kinh nghiệm → được hình thành trong đời sống cá thể, dễ mất đi khi không được củng cố, mang tính cá thể và không được di truyền. ⇒ Phản xạ co ngón tay là phản xạ không điều kiện. → Đáp án D Câu 20. Chọn đáp án A - Hướng trọng lực (Hướng đất): là phản ứng của cây đối với trọng lực. Đỉnh rễ hướng trọng lực dương, đỉnh thân hướng trọng lực âm. - Tính hướng sáng của thân là sự sinh trưởng của thân, cành hướng về phía nguồn sáng → Hướng sáng dương. Rễ cây uốn cong theo hướng ngược lại → Hướng sáng âm - Hướng hóa là phản ứng sinh trưởng của cây đối với các hợp chất hóa học. Hướng hóa dương là khi cơ quan của cây sinh trưởng hướng tới nguồn hóa chất. Hướng hóa âm khi phản ứng sinh trưởng của cây tránh xa hóa chất. Tùy vào tác nhân kích thích gây hướng hóa mà đỉnh rễ có thể là hướng hóa âm hoặc dương. - Hướng nước là sự sinh trưởng của rễ cây hướng tới nguồn nước. Đỉnh rễ hướng nước dương. → Đáp án A. Câu 21. Chọn đáp án B Quen nhờn là hình thức học tập đơn giản nhất. Động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nếu những kích thích đó không kèm theo sự nguy hiểm nào. - In vết là dễ thấy nhất ở chim. Ngay sau khi mới sinh nở ra, con non có “tính bám” và đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên. - Học ngầm là kiểu học không có ý thức, không biết rõ mình đã học được. Sau này khi có nhu cầu thì kiến thức đó tái hiện lại giúp động vật giải quyết được những tình huống tương tự. - Học khôn là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới. Học khôn chỉ có ở động vật có hệ thần kinh rất phát triển như người và các động vật khác thuộc bộ Linh trưởng. → Bóng đen ập xuống lặp lại nhiều lần mà không có nguy hiểm nào, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học tập quen nhờn. → Đáp án B Câu 22. Chọn đáp án C - Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần tập luyện → mang tính bẩm sinh, bền vững, có tính di truyền, mang tính chủng loại. - Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm → được hình thành trong đời sống cá thể, dễ mất đi khi không được củng cố, mang tính cá thể và không được di truyền. → Phản xạ nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ thì dừng lại là phản xạ có điều kiện. → Đáp án C Câu 23: Đáp án C Khi thả tiếp một hòn đá vào cạnh con rùa thì thấy nó không rụt đầu vào mai nữa. Đây là một ví dụ về hình thức học tập quen nhờn vì hành động này lặp đi lặp lại nhiều lần nên con vật phớt lờ với tác nhân không nguy hiểm đó. Câu 24: Đáp án A Xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều vì màng sau xináp không có chết trung gian hóa học để đi về màng trước và ở màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học. Câu 25: Đáp án B - Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tế bào tích điện âm so với phía ngoài màng tích điện dương. - Nguyên nhân có điện thế nghỉ chủ yếu là do: + Nồng độ ion kali bên trong cao hơn bên ngoài tế bào. + Các cổng kali mở (tính thấm chọn lọc đối với K+) nên các K+ ở sát màng tế bào đồng loạt đi từ trong ra ngoài tế bào và tập trung ngay sát mặt ngoài màng tế bào, làm cho mặt ngoài màng tích điện dương so với mặt trong màng tích điện âm. + Bơm Na - K vận chuyển K+ từ phía bên ngoài trả vào phía bên trong màng tế bảo giúp duy trì nồng độ K+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào. Câu 26: Đáp án B Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ ( tiếp nhận và trả lời các kích thích) Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống gồm phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện Số lượng phản xạ có điều kiện ngày một tăng →giúp động vật thích nghi hơn với điều kiện môi trường Câu 27: Đáp án D - Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định. - Hướng động dương là sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích. - Hướng động âm là sự sinh trưởng theo hướng tránh xa kích thích. Câu 28: Đáp án A Câu 29: Đáp án C Cơ sở khoa học của việc huấn luyện các loài động vật là kết quả quá trình thành lập phản xạ có điều kiện. Câu 30. Chọn đáp án C Câu 31. Chọn đáp án A Hệ thần kinh dạng ống gặp ở động vật có xương sống như cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú →Hệ thần kinh được bảo vệ bởi khung xương và hộp sọ. Câu 32. Chọn đáp án A Câu 33. Chọn đáp án A Câu 34: Đáp án C Câu 35: Đáp án B Câu 36: Đáp án D D sai vì quá trình truyền tin qua xinap diễn ra theo trình tự: Chuỳ xináp -> Màng trước xináp -> Khe xináp -> Màng sau xináp → Xung thần kinh lan truyền từ màng trước ra màng sau xinap. Câu 37: Đáp án D Câu 38: Đáp án A Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ ( tiếp nhận và trả lời các kích thích) Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống gồm phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện Số lượng phản xạ có điều kiện ngày một tăng →giúp động vật thích nghi hơn với điều kiện môi trường Câu 39: Đáp án C Câu 40: Đáp án D - Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tế bào tích điện âm so với phía ngoài màng tích điện dương. - Nguyên nhân có điện thế nghỉ chủ yếu là do: + Nồng độ ion kali bên trong cao hơn bên ngoài tế bào. + Các cổng kali mở (tính thấm chọn lọc đối với K+) nên các K+ ở sát màng tế bào đồng loạt đi từ trong ra ngoài tế bào và tập trung ngay sát mặt ngoài màng tế bào, làm cho mặt ngoài màng tích điện dương so với mặt trong màng tích điện âm. + Bơm Na - K vận chuyển K+ từ phía bên ngoài trả vào phía bên trong màng tế bảo giúp duy trì nồng độ K+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào. Câu 41: Đáp án B Câu 42: Đáp án D - Động vật bậc thấp có hệ thần kinh có cấu trức đơn giản, số lượng tế bào thần kinh thấp, nên khả năng học tập rất thấp, việc học lập và rút kinh nghiệm rất khó khăn, thêm vào đó tuổi thọ của chúng thường ngắn nên không có nhiều thời gian cho việc học tập. Do khả nâng tiếp thu bài học kém và không có; nhiều thời gian để học và rút kinh nghiệm (do tuổi thọ ngắn) nên các động vật này sống và tồn tại được chủ yếu là nhờ các tập tính bẩm sinh. - Người và động vật có hệ thần kinh phát triển rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm. Tập tính ngày càng hoàn thiện do việc học lập được bổ sung ngày càng nhiều và càng chiếm ưu thế so với phần bẩm sinh. Ngoài ra, động vật có hệ thần kinh phát triển thưởng có tuổi thọ dài, đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng và phát triển kéo dài cho phép động vật thành lập nhiều phản xạ cố điều kiện, hoàn thiện các lập tính phức tạp thích ứng với các điều kiện sống luôn biến động. Câu 43: Đáp án B Câu 44: Đáp án A Câu 45: Đáp án D Trên màng sau xinap có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học. Có các enzim đặc hiệu có tác dụng phân giải chất trung gian hóa học. Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú là axêtincôlin và norađrênalin Câu 46: Đáp án D Câu 47: Đáp án B Trên màng sau xinap có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học. Có các enzim đặc hiệu có tác dụng phân giải chất trung gian hóa học. Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú là axêtincôlin và norađrênalin Câu 48: Đáp án A cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể - Bộ phận tiếp nhận kích thích: là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. Bộ phận này tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong, ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển - Bộ phận điều khiển: là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này có chức năng điều khiển các hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn - Bộ phận thực hiện: là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu… dựa trên tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn từ bộ phận điều khiển để tăng hoặc giảm hoạt động nhằm đưa môi trường trở về trạng thái cân bằng, ổn định - Những trả lời của bộ phận thực hiện tác động ngược lại đối với bộ phận tiếp nhận kích thích gọi là liên hệ ngược Câu 49: Đáp án B Trên sợi thần kinh có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc, từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Do lan truyền theo lối nhảy cóc nên tốc độ lan truyền nhanh hơn so với trên sợi thần kinh không có bao miêlin. Câu 50: Đáp án A Hướng động là vận động sinh trưởng của các cơ quan thực vật đối với kích thích từ một hướng xác định. Hướng của phản ứng được xác định bởi hướng của tác nhân kích thích Có hai loại hướng động chính : + Hướng động dương: vận động sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích + Hướng động âm : vận động tránh xa nguồn kích thích Câu 51: Đáp án C Câu 52: Đáp án A Câu 53: Đáp án B Câu 54: Đáp án C - Hướng tiếp xúc là phản ứng sinh trưởng của cây đối với sự tiếp xúc. - Cơ sở của sự uốn công trong tiếp xúc: + Do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại 2 phía của cơ quan. + Các tế bào tại phía không được tếp xúc kích thích sinh trưởng nhanh hơn làm cơ quan uốn công về phía tiếp xúc.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan