Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông 52 câu hỏi trắc nghiệm chương hệ sinh thái, sinh quyên và bảo vệ môi trường me...

Tài liệu 52 câu hỏi trắc nghiệm chương hệ sinh thái, sinh quyên và bảo vệ môi trường megabook file word có lời giải chi tiết.image.marked.image.marked

.PDF
25
171
110

Mô tả:

Hệ sinh thái, Sinh quyển và Bảo vệ Môi trường Câu 1: Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đay sai? A. Quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp. B. Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật có thể là mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn. C. Lưới thức ăn của quần xã rừng mưa nhiệt đới thường phức tạp hơn lưới thức ăn của quần xã thảo nguyên. D. Trong chuỗi thức ăn, bậc dinh dưỡng cao nhất luôn có sinh khối lớn nhất. Câu 2: Có bao nhiêu hoạt động sau đây có thể dẫn đến hiệu ứng nhà kính? I. Quang hợp ở thực vật. II. Chặt phá rừng III. Đốt nhiên liệu hóa thạch. A. 1 IV. Sản xuất công nghiệp. B. 2 C. 3 D. 4 Câu 3: Khi nói về chu trình sinh địa hóa, những phát biểu nào sau đây sai? I. Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên. II. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng CO2 thông qua quá trình quang hợp. III. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng và NH +4 và NO −2 . IV. Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa cacbon. A. I và II. B. II và IV. C. I và III. D. III và IV. Câu 4: Có bao nhiêu phát biểu về lưới thức ăn sau đây là đúng? I. Lưới thức ăn trên có tối đa 5 chuỗi thức ăn II. Diều hâu và rắn tham gia vào ít chuỗi thức ăn nhất. III. Châu chấu, bọ rùa, gà rừng, cáo, hổ, ếch tham gia vào số chuỗi thức ăn bằng nhau. IV. Hổ có thể có bậc dinh dưỡng cao hơn diều hâu. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 5: Trong một hệ sinh thái, các bậc dinh dưỡng A, B, C, D, E lần lượt có sinh khối là 500 kg, 400 kg, 50 kg, 5000 kg, 5 kg. Chuỗi thức ăn có thể xảy ra là A. A → B→ C → D. B. D → A → C → E. C. A → B → E → D. D. D → C → A → B. Câu 6: Bao nhiêu đặc điểm sau đây của hệ sinh thái nông nghiệp? (1) Nguồn năng lượng được cung cấp gồm: điện, than, dầu mỏ, thực phẩm.... (2) Toàn bộ vật chất đều được tái sinh (3) Ngoài năng lượng mặt trời còn bổ sung thêm nguồn vật chất khác như: phân bón, thuốc trừ sâu... (4) Phần lớn sản phẩm được đưa ra khỏi hệ sinh thái để phục vụ con người (5) Phần lớn sản phẩm được chôn lấp hoặc chuyển sang hệ sinh thái khác A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 7: Giả sử lưới thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả như sau: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về lưới thức ăn này? I. Gà chỉ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2. II. Hổ tham gia vào ít chuỗi thức ăn nhất. III. Thỏ, dê, cáo đều thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3. IV. Cáo có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 8: Có bao nhiêu biện pháp để sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh vật biển? (1) Khai thác hợp lý và kết hợp với bảo vệ các loài sinh vật (2) Tập trung khai thác các loài sinh vật quý hiếm có giá trị kinh tế cao (3) Bảo vệ các hệ sinh thái ven bờ như: rừng ngập mặn, san hồ, đầm đá, bãi ngập triều (4) Bảo vệ môi trường biển bằng cách hạn chế ô nhiễm dầu, rác thải, thuốc trừ sâu... A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 9: Cho một sơ đồ lưới thức ăn giả định ở hình dưới đây. Mỗi chữ cái trong sơ đồ biểu diễn một mắt xích trong lưới thức ăn. Có bao nhiêu phát biểu về lưới thức ăn này là đúng? I. Mắt xích có thể là sinh vật sản xuất là B II. Mắt xích có thể là động vật ăn thịt là: D, E, A. III. Mắt xích có thể là động vật ăn thực vật là: C, D, A IV. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn trên có 5 mắt xích. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 10: Dựa vào nguồn gốc, các kiểu hệ sinh thái (HST) trên Trái Đất được phân chia thành A. hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước. B. hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo. C. hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt. D. hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái trên cạn. Câu 11: Trường hợp nào sau đây không phải là một hệ sinh thái? A. Một giọt nước lấy từ ao hồ. B. Rừng trồng. C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Tập hợp các cây cọ trên đồi Phú Thọ Câu 12: Trong các hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần khắc phục suy thoái môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? (1) Bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng. (2) Chống xâm nhập mặn cho đất. (3) Tiết kiệm nguồn nước sạch. (4) Giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 13: Trên một cánh đồng có nhiều loài cỏ mọc chen chúc nhau. Một đàn trâu hàng ngày vẫn tới cánh đồng này ăn cỏ. Những con chim sáo thường bắt ve bét trên lưng trâu và bắt châu chấu ăn cỏ. Từ trên cao, chim đại bàng rình rập bắt chim sáo làm mồi cho chúng. Những phát biểu nào là đúng khi nói về mối quan hệ các sinh vật được minh họa bằng lưới thức ăn dưới đây của cánh đồng trên? I. Trâu và châu chấu có mối quan hệ cạnh tranh nhau. II. Ve bét và trâu là mối quan hệ kí sinh. III. Chim sáo và trâu là mối quan hệ hỗ trợ. IV. Chim sáo và cỏ là mối quan hệ hỗ trợ. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 14: Hệ sinh thái nào sau đây nằm ở vùng Bắc cực? A. Rừng mưa nhiệt đới. B. Thảo nguyên. C. Rừng lá kim phương Bắc. D. Đồng rều hàn đới. Câu 15: Những biện pháp nào sau đây góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên? (1) Duy trì đa dạng sinh học. (2) Lấy đất rừng làm nương rẫy. (3) Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh. (4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường. A. (1), (2), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (3). Câu 16: Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được kí hiệu: A, B, C, D, E, F, G, H, I. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ản. II. Có 2 loài tham gia vào tất cả các chuỗi thức ăn. III. Loài D có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4. IV. Loài F tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài G. A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 17: Một chuỗi thức ăn gồm có các sinh vật: Sâu ăn lá; Cây xanh; Cáo; Chim sâu; Hổ. Đâu là sinh vật tiêu thụ bậc 2 trong chuỗi thức ăn trên? A. Sâu ăn lá. B. Cáo. C. Chim sâu. D. Hổ. Câu 18: Có bao nhiêu hoạt động sau đây nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? I. Cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu cho đất. II. Bảo vệ các loài sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng. III. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch. IV. Giáo dục môi trường nhằm nâng cao hiểu biết của toàn dân về môi trường. V. Khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Câu 19: Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào A. cạnh tranh cùng loài B. cân bằng sinh học C. khống chế sinh học D. cân bằng quần thể Câu 20: Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên? A. Rừng mưa nhiệt đới B. Rừng trồng D. Đồng ruộng C. Hồ nuôi cá Câu 21: Khi nói về chu trình sinh địa hoá và sinh quyển, những phát biểu nào dưới đây đúng? I. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monôxit (CO). II. Nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển tăng lên đó là nguyên nhân của hiệu ứng nhà kính. III. Trong thiên nhiên có khoảng 25 nguyên tố cần thiết cho cơ thể sống. − IV. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối, như muối amôn ( NH4 ) và nitrat ( NO 3 ). A. I, II, III B. I, III, IV. C. II, III, IV D. I, II, IV Câu 22: Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? I. Sử dụng tiết kiệm nguồn điện. II. Trồng cây gây rừng. III. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên. IV. Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, không đốt rừng làm nương rẫy A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 23: Cho một lưới thức ăn trong hệ sinh thái rừng như sau Có bao phát biểu dưới đây là đúng về lưới thức ăn trên? I. Sinh vật sản xuất trong lưới thức ăn này là cây xanh (cây dẻ; cây thông) II. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 là: sóc; xén tóc III. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 là: thằn lằn, chim gõ kiến IV. Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhát là: trăn, diều hâu A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 24: Hệ sinh thái nào sau đây thường có độ đa dạng loài cao nhất? A. Rừng rụng lá ôn đới đới B. Rừng mưa nhiệt C. Rừng lá kim phương Bắc D. Đồng rêu hàn đới Câu 25: Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật? A. Sinh vật sản xuất B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 D. Sinh vật phân giải Câu 26: Khi nói về lưới và chuỗi thức ăn, kết luận nào sau đây là đúng? A. Ttrong một lưới thức ăn, sinh vật sản xuất có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau B. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau C. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau D. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ có một loài sinh vật Câu 27: Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây đúng? A. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó B. Một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích C. Cacbon đi vào chu trình dinh dưỡng dưới dạng cacbon monoxit (CO) D. Toàn bộ cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường không khí Câu 28: Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Khi nói về chuỗi thức ăn, này có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quan hệ sinh thái giữa tất cả các loài trong chuỗi thức ăn này đều là quan hệ cạnh tranh II. Quan hệ dinh dưỡng giữa cá rô và chim bói cá dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học III. Tôm, cá rô và chim bói cá thuộc các bậc dinh dưỡng khác nhau IV. Sự tăng, giảm số lượng tôm sẽ ảnh hưởng đến sự tăng, giảm số lượng cá rô A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 29: Trong một quần xã sinh vật trên cạn, châu chấu và thỏ sử dụng cỏ là muốn thức ăn; châu chấu là nguồn thức ăn của gà và chim sâu. Chim sâu, gà và thỏ đều là nguồn thức ăn của trăn. Khi phân tích mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loại trong quần xã trên, phát biểu nào sau đây đúng? A. Châu chấu và thỏ có ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau B. Gà và chim sâu đều là sinh vật tiêu thụ bậc 3 C. Trăn là sinh vật có sinh khối lớn nhất D. Trăn có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc bậc dinh dưỡng cấp 4 Câu 30: Quan sát lưới thức ăn và cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Có tối đa 6 chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn trên II. Châu chấu tham gia vào một chuỗi thức ăn III. Chuột tham gia vào 4 chuỗi thức ăn IV. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 31: Những hoạt động nào dưới đây của con người gây ô nhiễm môi trường? (1) Hoạt động giao thông vận tải (2) Chôn cất và xử lý rác thải đúng quy trình (3) Trồng cây gây rừng (4) Sử dụng bừa bãi thuốc bảo vệ thực vật A. 1, 2 B. 1, 3 C. 1, 4 D. 2, 3 Câu 32: Những sinh vật nào sau đây có thể đứng đầu chuỗi thức ăn? 1. Sinh vật sản xuất 2. sinh vật tiêu thụ cấp 2 3. sinh vật tiêu thụ cấp 3 4. sinh vật phân giải A. 1, 2 B. 2, 3 C. 3, 4 D. 1, 4 Câu 33: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chu trình sinh địa hóa và sinh quyển? I. Chu trình sinh địa hóa duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển II. Trong thiên nhiên có khoảng 25 nguyên tố cần thiết cho cơ thể sống III. Nitơ chiếm 79% thể tích khí quyển và là một khí trơ IV. Nước trên Trái Đất luôn luân chuyển theo vòng tuần hoàn A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 34: Giả sử một lưới thức ăn có sơ đồ như sau. Phát biểu dưới đây sai về loại thức ăn này? A. Sinh vật có bậc dinh dưỡng cấp 2 là: Bọ rùa, châu chấu, gà rừng, dê, nấm B. Ếch nhái tham gia vào 4 chuỗi thức ăn C. Nếu diều hâu bị mất đi thì chỉ có 3 loài được hưởng lợi D. Dê chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn Câu 35: Có bao nhiêu biện pháp dưới đây giúp bảo vệ các hệ sinh thái rừng? 1. Trồng cây gây rừng. 2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ rừng. 3. Vận động đồng bào dân tộc thiểu số sống du canh, du cư. 4. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 5. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,… 6. Phòng cháy rừng A. 5. B. 2. C. 3. Câu 36: Cho các thông tin ở bảng dưới đây: Bậc dinh dưỡng Năng suất sinh học Cấp 1 2, 2  106 calo D. 4. Cấp 2 1,1  104 calo Cấp 3 1, 25  103 calo Cấp 4 0,5  102 calo Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 so với bậc dinh dưỡng cấp 1 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 so với bậc dinh dưỡng cấp 3 lần lượt là: A. 0,5% và 4%. B. 2% và 2,5%. C. 0,5% và 0,4%. D. 0,5% và 5%. Câu 37: Quan sát lưới thức ăn dưới đây và cho biết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? I. Lưới thúc ăn trên có tối đa 6 chuỗi thức ăn. II. Thỏ, rắn, chim, chuột đều chỉ tham gia vào 2 chuỗi thức ăn. III. Đại bàng tham gia vào 5 chuỗi thức ăn. IV. Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 mắt xích. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 38: Trong các hệ sinh thái dưới đây, hệ sinh thái nào có hệ động thực vật nghèo nàn nhất? A. Hệ sinh thái thảo nguyên. B. Hệ sinh thái rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đới. C. Hệ sinh thái rừng ngập mặn. D. Hệ sinh thái hoang mạc. Câu 39: Cho chuỗi thức ăn: Cỏ → Sâu ăn cỏ → chim ăn sâu → Cáo → Hổ. Trong chuỗi thức ăn này, loài nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp thấp nhất? A. Cỏ. B. Cáo. C. Hổ. D. Chim ăn sâu. Câu 40: Cho lưới thức ăn dưới đây, dựa vào lưới thức ăn này em hãy cho biết, có bao nhiêu kết luận dưới đây đúng? I. (A) có thể là cây xanh. II. (C) tham gia vào 2 chuỗi thức ăn. III. Tất cả các chuỗi thức ăn đều có 4 mắt xích. IV. Lưới thức ăn trên có 6 chuỗi thức ăn. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 41: Giả sử một chuỗi thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả bằng sơ đồ sau: Cỏ → Sâu → Gà → Cáo → Hổ. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc ba là A. cáo B. gà C. thỏ D. hổ Câu 42: Hình ảnh nào sau đây minh họa cho hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới? Hình 1 A. Hình 1 Hình 2 B. Hình 3 Hình 3 Hình 4 C. Hình 4 D. Hình 2 Câu 43: Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Hổ được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ. B. Sâu ăn lá được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ bậc 1. C. Nấm hoại sinh được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất. D. Giun đất ăn mùn bã hữu cơ được xếp vào nhóm sinh vật phân giải. Câu 44: Cho chuỗi thức ăn sau: Tảo → Tôm he → Cá khế → Cá nhồng → Cá mập. Có bao nhiêu nhận xét dưới đây về chuỗi thức ăn trên là đúng? I. Đây là chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải. II. Chuỗi thức ăn này ngồi 5 mắt xích. III. Sinh khối lớn nhất trong chuỗi thức ăn trên thuộc về tảo. IV. Tôm he là sinh vật tiêu thụ bậc 2 trong chuỗi thức ăn trên. A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 45: Giả sử lưới thức ăn đơn giản của một ao nuôi cá như sau: Biết rằng cá mè hoa là đối tượng được chủ ao chọn khai thác để tạo ra hiệu quả kinh tế. Biện pháp tác động nào sau đây sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của ao nuôi này? A. Làm tăng số lượng cá mương trong ao. B. Loại bỏ hoàn toàn giáp xác ra khỏi ao. C. Hạn chế số lượng thực vật phù du có trong ao. D. Thả thêm cá quả vào ao. Câu 46: Giả sử một chuỗi thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả bằng sơ đồ sau đây: Thực vật → Sâu ăn lá → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này sinh vật có bậc dinh dưỡng cấp 2 là A. Rắn hổ mang. B. Nhái. C. Diều hâu. D. Sâu ăn lá. Câu 47: Cho chuỗi thức ăn: Cỏ → Sâu ăn lá cây → Cầy → Đại bàng. Sinh vật có bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên là A. cầy B. sâu ăn lá cây. C. cỏ. D. đại bàng. Câu 48: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Khi nói về chuỗi thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quan hệ sinh thái giữa sầu ăn lá ngô và nhái là quan hệ cạnh tranh. II. Quan hệ dinh dưỡng giữa nhái và rắn hổ mang dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học. III. Rắn hổ mang và diều hâu thuộc các bậc dinh dưỡng khác nhau. IV. Sự tăng, giảm số lượng sâu ăn lá ngô sẽ ảnh hưởng đến sự tăng, giảm số lượng nhái. A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 49: Chuỗi thức ăn nào sau đây mở đầu bằng sinh vật phân giải? A. Lá, cành cây khô → muỗi → nhện → thằn lằn. B. Cây ngô → sâu ăn lá ngô → nhái → rắn hổ mang diều hâu. C. Tảo → tôm he → cá khế → cá nhồng → cá mập. D. Cây lúa → chuột → rắn → diều hâu → vi khuẩn. Câu 50: Cho một lưới thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả bằng sơ đồ sau đây: Có bao nhiêu kết luận dưới đây nói về lưới thức ăn trên là đúng? (1) Lưới thức ăn bao gồm 5 chuỗi thức ăn. (2) Chuột tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất. (3) Diều hâu vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 3, vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 4. (4) Có 3 chuỗi thức ăn gồm có 5 mắt xích. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 51: Khi nói về chu trình cacbon, điều nào dưới đây là sai? A. Phần lớn CO2 được lắng đọng, không hoàn trả vào chu trình. B. Cacbon đi vào quần xã sinh vật chủ yếu dưới dạng cacbonđiôxit. C. Thông qua quang hợp, thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ. D. Cacbon là nguyên tố cần thiết cho mọi sinh vật sống, là thành phần cơ bản cấu tạo lên các chất sống. Câu 52: Trong chu trình cacbon, CO2 từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật nhờ quá trình nào? A. hô hấp của sinh vật B. quang hợp ở sinh vật tự dưỡng C. phân giải chất hữu cơ D. thẩm thấu LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án D - A đúng - B đúng vì mỗi loài có thể tham gia nhiều chuỗi thức ăn. - C đúng vì rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng sinh học cao hơn thảo nguyên. - D sai vì trong chuỗi thức ăn, bậc dinh dưỡng cao nhất thường có sinh khối nhỏ nhất. Câu 2: Đáp án C Một trong những nguyên nhân của hiệu ứng nhà kính là sự gia tăng khí CO2 - I. Quang hợp ở thực vật làm giảm hàm lượng khí CO2 - II, III, IV đều làm gia tăng hàm lượng khí CO2 Vậy có 3 hoạt động có thể dẫn đến hiệu ứng nhà kính. Câu 3: Đáp án D - I, II đúng - III sai vì thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng NH +4 và NO 3− - IV sai vì trong chu trình sinh địa hóa cacbon vẫn có sự lắng đọng vật chất dưới dạng than đá, dầu lửa. → Vậy phát biểu sai là III và IV Câu 4: Đáp án C Có 4 chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn trên là (1) Cỏ → Châu chấu → Gà rừng → Diều hâu → Sinh vật phân giải. (2) Cỏ → Châu châu → Gà rừng →Cáo →Hổ → Sinh vật phân giải. (3) Cỏ → Bọ rùa → Ếch → Cáo → Hổ → Sinh vật phân giải. (4) Cỏ → Bọ rùa → Ếch → Rắn → Sinh vật phân giải. → I sai - II đúng vì diều hâu và rắn đều chỉ tham gia vào 1 chuỗi thức ăn. - III đúng vì châu chấu, bọ rùa, gà rừng, cáo, hổ, ếch, mỗi loại đều tham gia vào 2 chuỗi thức ăn. - IV. đúng vì hổ có bậc dinh dưỡng cao nhất là cấp 5, còn diều hâu có bậc dinh dưỡng cấp 4. Vậy có 3 phát biểu đưa ra là đúng Câu 5: Đáp án B A: 500 kg; B: 400 kg; C: 50 kg; D: 5000 kg; E: 5 kg Năng lượng là giảm dần qua các bậc dinh dưỡng → Chỗi thức ăn phải bắt đầu từ D (nếu chuỗi thức ăn có cả A và D thì D phải đứng trước A → loại phương án A và C. - Phương án D loại vì A phải đứng trước C. Câu 6: Đáp án D Đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp là: (3) và (4) Câu 7: Đáp án A - Sai vì gà có thể vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 trong chỗi thứ ăn “Cỏ → Gà → Cáo → Hổ” và bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn “Cỏ → Sâu → Gà → Cáo → Hổ” - II sai vì dê và sâu mới tham gia vào ít chuỗi thức ăn nhất. - III sai vì thỏ và dê thuộc bậc sinh dưỡng cấp 2. - IV đúng vì cáo có thể vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn “Cỏ → Gà → Cáo → Hổ” và bậc dinh dưỡng cấp 4 trong chuỗi thức ăn “Cỏ → Sâu → Gà → Cáo → Hổ” Vậy chỉ có 1 phát biểu đúng Câu 8: Đáp án A Những biện pháp để sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh vật biển là: (1); (3); (4) Câu 9: Đáp án C - I đúng, vì từ B mũi tên xuất phát ra các điểm khác trong lưới thức ăn nên B có thể là sinh vật sản xuất. - II đúng vì nếu D, E, A nằm chuỗi thức ăn: B → C → D → E → A thì D, E, A có thể là động vật ăn thịt. - III đúng vì C, D, A đều là mắt xích tiếp theo của B nên C, D, A có thể là động vật ăn thực vật. - IV đúng, chuỗi thức ăn dài nhất chứa toàn bộ sinh vật trong lưới thức ăn: B → C → D → E→A Vậy cả 4 phát biểu đưa ra là đúng Câu 10: Đáp án B Dựa vào nguồn gốc, các kiểu hệ sinh thái (HST) trên Trái Đất được phân chia thành hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo. Câu 11: Đáp án D Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã. - A là một hệ sinh thái vì “một giọt nước lấy từ ao hồ có hầu hết các thành phần cấu trúc nên một hệ sinh thái”. - B là hệ sinh thái nhân tạo - C là hệ sinh thái tự nhiên - D là một quần thể sinh vật nên không phải là hệ sinh thái. Câu 12: Đáp án C Những hoạt dộng của con người góp phần khắc phục suy thoái môi trường và bảo vệ môi trường là: - Bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng. - Chống xâm nhập mặn cho đất. - Tiết kiệm nguồn nước sạch. - Giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Vậy cả 4 hoạt động trên đều đúng. Câu 13: Đáp án D - I đúng vì trâu và châu chấu cùng ăn cỏ nên chúng cạnh tranh nhau về nguồn thứ ăn. - II đúng ve bét hút máu trâu để sống; nên ve bét được hưởng lợi còn trâu bị hại nên đây là mối quan hệ kí sinh. - III đúng vì giữa chim sáo và trâu do chim sáo bắt ve bét cho trâu. - IV đúng vì giữa chim sáo và cỏ do chim sáo bắt châu chấu cho cỏ. Vậy cả 4 phát biểu đưa ra là đúng. Câu 14: Đáp án D Hệ sinh thái nằm ở vùng Bắc cực là “Đồng rêu hàn đới” Câu 15: Đáp án C Để phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên ta xét các ý sau: - (1) đúng - (2) sai vì nếu lấy rừng làm nương rẫy làm cây xanh bị chặt phá → giảm tài nguyên thiên nhiên. - (3) đúng, tài nguyên tái sinh như : đất, nước, sinh vật... chúng có khả năng tái sinh khi con người sử dụng hợp lí, còn nếu con người sử dụng không hợp lý thì tài nguyên này không kịp tái sinh. - (4) đúng, vì nếu gia tăng dân số quá nhiều dẫn đến sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, làm tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt. Ngoài ra, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường giúp nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của con người → bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Vậy những biện pháp góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên là (1), (3), (4). Câu 16: Đáp án C Chuỗi thức ăn ở lưới thức ăn trên là: - 1. A → B → C → D → E - 2. A → F → D → E - 3. A → F → E - 4. A → G → F → D → E - 5. A → G → F → E - 6. A → G → H → I → E Có 6 chuỗi thức ăn → I sai - II đúng vì loài A và loài E tham gia vào tất cả các chuỗi thức ăn. - III đúng vì D thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 khi D nằm trong chuỗi thức ăn “ A → F → D → E ”, D thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4 khi D nằm trong chuỗi thức ăn “ A → B → C → D → E ”. - IV đúng, vì F tham gia vào 4 chuỗi thức ăn, còn G chỉ tham gia vào 3 chuỗi thức ăn. Vậy có 3 phát biểu đúng Câu 17: Đáp án C Chuỗi thức ăn có thể được thiết lập từ 4 loài sinh vật nêu trên là: Cây xanh → Sâu ăn lá → Chim sâu → Cáo → Hổ. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 tính từ sinh vật mở đầu chuỗi thức ăn. Vậy đáp án cho câu hỏi này là: chim sâu Câu 18: Đáp án A Nhìn vào các hoạt động trên ta thấy cả 5 hoạt động đều góp phần bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. Câu 19: Đáp án C Ong mắt đỏ tiêu diệt sâu đục thân đây chính là hiện tượng số lượng các thể của quần thể bị kìm hãm ở mức độ nhất định → hiện tượng khống chế sinh học Câu 20: Đáp án A - A chọn vì “Rừng mưa nhiệt đới” là hệ sinh thái tự nhiên - B, C, D loại vì đây là những hệ sinh thái nhân tạo Câu 21: Đáp án C - I là phát biểu sai vì cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon diôxit ( CO2 ). - II, III, IV là những phát biểu đúng. Câu 22: Đáp án D Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là hình thức sử dụng vừa thoả mãn các nhu cần hiện tại của con người để phát triển xã hội, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các tài nguyên cho thế hệ sau. Vậy các hoạt động I, II, III, IV đều góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. Câu 23: Đáp án C - I đúng - II đúng vì sóc ăn quả dẻ, xén tóc ăn nón thông. - III đúng thằn lằn và chim gõ kiến đều ăn xén tóc. - IV đúng Vậy cả 4 phát biểu đưa ra là đung Câu 24: Đáp án B Độ đa dạng loài cao nhất khi trong một lưới thức ăn phức tạp nhất. Xét các phương án đưa ra thì “Rừng mưa nhiệt đới” có độ đa dạng loài cao nhất Câu 25: Đáp án A - A đúng: vì nhóm sinh vật có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật là sinh vật sản xuất vì chúng có khả năng tự dưỡng hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời - B, C, D loại vì chúng là những sinh vật dị dưỡng Câu 26: Đáp án C - A sai, vì trong lưới thức ăn sinh vật sản xuất luôn có bậc dinh dưỡng bậc 1 - B sai, vì trong chuỗi thức ăn chỉ là một mắt xích - C đúng, trong một lưới thức ăn, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau - D sai, vì trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài sinh vật Câu 27: Đáp án B - A sai vì sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó - B đúng - C sai vì cacbon đi vào chu trình dinh dưỡng dưới dạng cacbon điôxit ( CO2 ) - D sai vì một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích Câu 28: Đáp án B - I sai vì giữa tảo lục đơn bào và chim bói cá không cạnh tranh nhau, thực chất trong chuỗi thức ăn các loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau. - II đúng, vì số lượng cá thể của cá rô bị khống chế bởi chim bói cá mà ngược lại - III đúng, vì tôm, cá rô, chim bói cá có bậc dinh dưỡng lần lượt là 2, 3, 4 - IV đúng vì tôm là thức ăn của cá rô phi Vậy có ba phát biểu đưa ra là đúng. Câu 29: Đáp án D Viết lại lưới thức ăn như sau: - A sai vì châu chấu và thỏ ăn cùng một loại thức ăn nên có ổ sinh thái dinh dưỡng giống nhau - B sai vì gà và chim sâu là sinh vật tiêu thụ bậc 2 - C sai vì cỏ mới là sinh vật có sinh khối lớn nhất (trăn loài sinh vật có sinh khối nhỏ nhất) - D đúng vì trăn thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4 khi trăn nằm trong chuỗi thức ăn: Cỏ → Châu chấu → Gà → Trăn. Trăn thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 khi trăn nằm trong chuỗi thức ăn: Cỏ → Thỏ → Trăn Câu 30: Đáp án A - Lưới thức ăn bao gồm 5 chuỗi thức ăn là: 1. “Cỏ → Châu chấu → Chuột → Diều hâu”; 2. “Cỏ → Châu chấu → Chuột → Rắn → Diều hâu”; 3. “Cỏ → Kiến → Chuột → Diều hâu”; 4. “Cỏ → Kiến → Chuột → Rắn → Diều hâu”; 5. “Cỏ → Kiến → Ếch → Rắn → Diều hâu”; Dựa vào thông tin trên ta thấy: → I sai, II sai (châu chấu tham gia vào 2 chuỗi thức ăn); III đúng; IV đúng (“Cỏ → Châu chấu → Chuột → Rắn → Diều hâu”) Câu 31: Đáp án C Hoạt động gây ô nhiễm môi trường của con người là “Hoạt động giao thông vận tải” gây ô nhiễm không khí. Và “Sử dụng bừa bãi thuốc bảo vệ thực vật” gây ô nhiễm môi trường nước… Câu 32: Đáp án D Hệ sinh thái có 2 loại chuỗi thức ăn: + Chuỗi thức ăn mở đầu bằng cây xanh → động vật ăn thực vật → động vật ăn động vật + Chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ bị phân giải → sinh vật ohaan giải mùn, bã hữu cơ → động vật ăn sinh vật phân giải → các động vật ăn động vật khác Dựa vào những thông tin trên ta thấy có hai loại sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn là: Sinh vaath sản xuất và sinh vật phân giải Câu 33: Đáp án D I, II, III, IV đều là những phát biểu đúng Câu 34: Đáp án C - A đúng vì bọ rùa, châu chấu, gà rừng, dê, nấm ăn sinh vật sản xuất nên có bậc dinh dưỡng cấp 2 - B đúng vì ếch nhái tham gia vào 4 chuỗi thức ăn là 1. Cây cỏ → Bọ rùa → Ếch nhái → Diều hâu → Vi khuẩn 2. Cây cỏ → Bọ rùa → Ếch nhái → Rắn → Diều hâu → Vi khuẩn 3. Cây cỏ → Châu chấu → Ếch nhái → Diều hâu → Vi khuẩn 4. 3. Cây cỏ → Châu chấu → Ếch nhái → Rắn → Diều hâu → Vi khuẩn - C sai vì nếu diều hâu mất đi thì có ếch nhái, rắn, gà rừng và cáo được hưởng lợi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan