Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông 51 câu trắc nghiệm chương tiến hóa gv đinh đức hiền file word có lời giải ch...

Tài liệu 51 câu trắc nghiệm chương tiến hóa gv đinh đức hiền file word có lời giải chi tiết.image.marked.image.marked

.PDF
18
114
92

Mô tả:

Tiến hóa Câu 1: Bầu khí quyển nguyên thủy của Trái đất chứa hỗn hợp các hợp chất A. CH4, hơi nước. B. hydrô. C. CH4, NH3, CO, hơi nước. D. ôxy. Câu 2: Các cơ quan thoái hoá là cơ quan A. phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. B. thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng mới C. thay đổi cấu tạo D. biến mất hoàn toàn Câu 3: Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, bao gồm năm bước. 1. Sự phát sinh đột biến. 2. Sự phát tán của đột biến qua giao phối. 3. Sự chọn lọc các đột biến có lợi. 4. Sự cách li sinh sản giữa quần thể đã biển đổi và quần thể gốc. 5. Hình thành loài mới. Trình tự nào dưới đây của các bước nói trên là đúng. A. 1; 2; 3; 4; 5. B. 1; 3; 2; 4; 5. C.4; 1; 3; 2; 5. D. 4; 1; 2; 3; 5. Câu 4: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau. AA Aa aa F1 0,25 0,5 0,25 F2 0,28 0,44 0,28 F3 0,31 0,38 0,31 F4 0,34 0,32 0,34 Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây? A. Chọn lọc tự nhiên B. Các yếu tố ngẫu nhiên C. Di- nhập gen D. Giao phối không ngẫu nhiên Câu 5: Đặc điểm nào không phải của tiến hoá lớn? A. Quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài. B. Diễn ra trên quy mô rộng lớn. C. Qua thời gian địa chất dài. D. Có thể tiến hành thực nghiệm được. Câu 6: Điểm quan trọng trong sự phát triển của sinh vật trong đại Cổ sinh là A. phát sinh thực vật và các ngành động vật B. sự phát triển cực thịnh của bò sát C. sự tích luỹ ôxi trong khí quyển, sinh vật phát triển đa dạng, phong phú. D. sự di cư của thực vật và động vật từ dưới nước lên cạn. Câu 7: Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ sau: AA Aa aa 0,5 0,3 0,2 F1 0,45 0,25 0,3 F2 0,4 0,2 0,4 F3 0,3 0,15 0,55 F4 0,15 0,1 0,75 P Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này? A. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn B. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp C. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần. D. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần. Câu 8: Trong lịch sử tiến hoá, các loài xuất hiện sau có nhiều đặc điểm hợp lý hơn các loài xuất hiện trước vì A. vốn gen đa hình giúp sinh vật dễ dàng thích nghi với điều kiện sống hơn. B. chọn lọc tự nhiên đã đào thải các dạng kém thích nghi, chỉ giữ lại những dạng thích nghi nhất. C. các loài xuất hiện sau thường tiến hoá hơn. D. đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng phát huy tác dụng làm cho các đặc điểm thích nghi không ngừng được hoàn thiện. Câu 9: Ý nào không phải là bằng chứng sinh học phân tử? A. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mọi gen của các loài. B. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của prôtêin của các loài. C. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của ADN của các loài. D. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mã di truyền của các loài Câu 10: Nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá nhỏ là A. đột biến cấu trúc NST. B. đột biến số lượng NST. C. biến dị tổ hợp. D. đột biến gen Câu 11. Sự kiện nào sau đây không phải sự kiện nổi bật của tiến hóa tiền sinh học A. Sự xuất hiện các enzym B. Hình thành nên các chất hữu cơ phức tạp protein và axit nucleic C. Sự tạo thành các Côaxecva D. Sự hình thành nên màng lipoprotein Câu 12. Có bao nhiêu nhận xét sai dưới đây về chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo 1. Động lực của chọn lọc tư nhiên là đấu tranh sinh tồn 2. Kết quả của chọn lọc nhân tạo là hình thành loài mới 3. Chọn lọc tự nhiên xuất hiện từ khi sự sống được hình thành 4. Chọn lọc nhân tạo xuất hiện từ khi có sinh vật 5. Động lực của chọn lọc nhân tạo là nhu cầu và thị hiếu của con người 6. Kết quả của 2 quá trình đều tạo nên tính đa dạng cho sinh giới. A. 4 B.5 C.6 D.3 Câu 13. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát phát sinh ở kì nào sau đây ? A.Silua B. Krêta (Phấn trắng C. Đêvôn D. Than đá (Cacbon) Câu 14. Theo Đacuyn nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa là: A. Biến dị cá thể B. Biến dị di truyền C. Biến dị tổ hợp D. Biến di xuất hiện do tác động trực tiếp của ngoại cảnh Câu 15. Quá trình hình thành một quần xã ổn định từ một hòn đảo mới được hình thành giữa biển được gọi là: A. Diễn thế dưới nước B. Diễn thế trên cạn C. Diễn thế nguyên sinh D. Diễn thế thứ sinh Câu 16. Một số loài trong quá trình tiến hóa lại tiêu giảm một số cơ quan. Nguyên nhân nào giải thích đúng về hiện tượng này? A. Do môi trường sống thay đổi đã tạo ra những đột biến mới B. Sự tiêu giảm cơ quan giúp sinh vật thích nghi tốt hơn C. Có xu hướng tiến hóa quay về dạng tổ tiên D. Tất cả nguyên nhân đều đúng Câu 17. Theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên? A. Chọn lọc tự nhiên không bao giờ đào thải hết alen trội gây chết ra khỏi quần thể B. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinhsản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. C. Chọn lọc chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại alen trội D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, từ đó làm thay đổi tần số alen của quần thể. Câu 18. Loại bằng chứng nào sau đây có thể giúp chúng ta xác định được loài nào xuát hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất? A. Bằng chứng sinh học phân tử B. Bằng chứng giải phẫu so sánh C. Bằng chứng hóa thạch D. Bằng chứng tế bào học Câu 19. Ngày nay sự sống không còn được hình thành theo phương thức hóa học từ các chất vô cơ vì: A. Các quy luật chọn lọc tự nhiên chi phối mạnh mẽ B. Không có sự tương tác giữa các chất hữu cơ được tổng hợp C. Không tổng hợp được các hạt coaxecva trong điều kiện hiện tại D. Không đủ các điều kiện cần thiết, nếu các chất hữu cơ được hình thành ngoài cơ thể sẽ bị vi sinh vật phân hủy ngay Câu 20: Bảng dưới đây cho biết một số thông tin của thuyết tiến hóa hiện đại Cột A Cột B 1. Tiến hóa nhỏ a. Qui định chiều hướng của quá trình tiến hóa 2. Chọn lọc tự nhiên b. Làm thay đổi không đáng kể tần số các alen trong quần thể 3. Đôt biến gen c. Có thể làm nghèo vốn gen của quần thể, làm giảm đa dạng di truyền 4. Các yếu tố ngẫu nhiên d. Là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng? A. 1-d; 2-a; 3-b; 4-c. B. 1-b; 2-d; 3-a; 4-c. C. 1-c; 2-a; 3-b; 4-d. D. 1-a; 2-c; 3-b; 4-d. Câu 21. Một gen lặn có hại có thể bị biến mất hoàn toàn khỏi quần thể A. Di – nhập gen B. Yếu tố ngẫu nhiên C. Đột biến nghịch D. Bởi chọn lọc tự nhiên Câu 22. Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do: A. Sự tiến hóa trong quá trình phát triển chung của loài B. Chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau C. Chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau D. Thực hiện các chức phận giống nhau Câu 23. Điều nào sau đây không thỏa mãn là điều kiện của đơn vị tiến hóa cơ sở? A. Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian B. Ổn định cấu trúc di truyền qua các thế hệ C. Tồn tại thực trong tự nhiên D. Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ Câu 24: Nhân tố chính chi phối quá trình phát triển loài người ở giai đoạn người hiện đại là A. Thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu ở kỉ Đệ tam B. Lao động, tiếng nói, tư duy C. Việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích D. Quá trình biến dị di truyền và chọn lọc tự nhiên Câu 25. Ở một loài côn trùng, đột biến gen A thành a. Thể đột biến có mắt lồi hơn bình thường, giúp chúng kiếm ăn tốt hơn và tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường, như thể đột biến lại mất đi khả năng sinh sản. Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, ý nghĩa của đột biến trên là: A. Có lợi cho sinh vật và tiến hóa B. Có hại cho sinh vật và tiến hóa C. Có hại cho sinh vật và vô nghĩa với tiến hóa D. Có lợi cho sinh vật và vô nghĩa với tiến hóa Câu 26. Cho các phát biểu sau: (1) Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. (2) Quá trình tiến hóa nhỏ có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. (3) Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện. (4) Cá thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa. Có bao nhiêu phát biểu không đúng? A. 1. B. 3. C. 4. D. 2 Câu 27. Trong các quá trình tiến hóa, để một hệ thống sinh học ở dạng sơ khai nhất có thể sinh sôi được, thì ngoài việc nó nhất thiết phải có những phân tử có khả năng tự tái bản, thì còn cần năng lượng và hệ thống sinh sản. Thành phần tế bào nào dưới đây nhiều khả năng hơn cả cần có trước tiên để có thể tạo ra một hệ thống sinh học có thể tự sinh sôi? A. Các enzyme. B. Màng sinh chất. C. Ty thể. D. Ribosome. Câu 28. Các cơ quan tương tự được hình thành ở các loài khác nhau là do: A. Các loài được hưởng cùng 1 loại gen từ loài tổ tiên B. Các loài sống trong điều kiện sống giống nhau C. Đột biến đã tạo ra các gen tương tự nhau ở các loài có cách sống giống nhau D. Chọn lọc tự nhiên đã duy trì các gen tương tự nhau ở các loài khác nhau Câu 29. Từ một quần thể sinh vật trên đất liền, một cơn bão to đã tình cờ đưa hai nhóm chim nhỏ đến hai hòn đảo ngoài khơi. Hai hòn đảo này cách bờ một khoảng bằng nhau và có cùng điều kiện khí hậu như nhau.Giả sử sau một thời gian tiến hóa khá dài, trên hai đảo đã hình thành nên hai loài chim khác nhau và khác cả với loài gốc trên đất liền mặc dù điều kiện môi trường trên các đảo dường như vẫn không thay đổi. Nguyên nhân nào có thể xem là nguyên nhân chính góp phần hình thành nên các loài mới này? A. Đột biến B. Chọn lọc tự nhiên C. Yếu tố ngẫu nhiên D. Di nhập gen Câu 30. Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng về chọn lọc tự nhiên? (1) Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể. (2) Chọn lọc tự nhiên khó có thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể. (3) Chọn lọc tự nhiên không tác động lên từng cá thể mà tác động lên cả quần thể. (4) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alencủa quần thể. (5) Chọn lọc tự nhiên tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi. A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 31: Con người thích nghi với môi trường chủ yếu thông qua…. A. lao động sản xuất, cải tạo hoàn cảnh B. biến đổi hình thái, sinh lí trên cơ thể C. sự phân hoá và chuyên hoá các cơ quan D. sự phát triển của lao động và tiếng nói Câu 32: Trong việc giải thích nguồn gốc chung của các loài quá trình nào dưới đây đóng vai trò quyết định? A. Quá trình đột biến. B. Quá trình giao phối. C. Quá trình chọn lọc tự nhiên. D. Quá trình phân li tính trạng. Câu 33: Bằng chứng tiến hóa nào cho thấy sự đa dạng và thích ứng của sinh giới: A. Bằng chứng phôi sinh học. B. Bằng chứng giải phẫu so sánh. C. Bằng chứng sinh học phân tử. D. Bằng chứng tế bào học. Câu 34. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự phát sinh sự sống trên trái đất ? A. Trong tiến hóa tiền sinh học có sự tạo ra các hợp chất hữu cơ cho các sinh vật dị dưỡng B. Trong giai đoạn tiến hóa hóa học, các hợp chất hữu cơ đơn giản và phức tạp được hình thành nhờ các nguồn năng lượng tự nhiên C. Kết quả quan trọng của giai đoạn tiến hóa sinh học là hình thành dạng sống đơn giản đầu tiên D. Những mầm sống đầu tiên xuất hiện ở trong khí quyển nguyên thủy. Câu 35. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là sai khi nói về giao phối ngẫu nhiên ? 1. Giao phối ngẫu nhiên không làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen trong quần thể 2. Giao phối ngẫu nhiên tạo ra các biến dị tổ hợp, góp phần trung hòa tính có hại của đột biến 3. Giao phối ngẫu nhiên tạo ra các kiểu gen mới, cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa 4. Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa A. 4 B.2 C.3 D.1 Câu 36. Một loài côn trùng luôn sinh sống trên loài cây A, do quần thể phát triển mạnh, một số côn trùng phát tán sang sinh sống ở loài cây B trong cùng một khu vực địa lí và hình thành một quần thể mới. Lâu dần có sự sai khác về vốn gen của 2 quần thể cho đến khi xuất hiện sự cách li sinh sản thì loài mới hình thành. Trên đây là ví dụ về hình thành loài bằng con đường: A.cách li địa lí B.cách li sinh thái C.cách li sinh sản D.cách li tập tính Câu 37. Thực vật phát sinh ở kỉ nào ? A. Kỉ Ocđôvic B. Kỉ Than đá C. Kỉ Phấn trắng D. Kỉ Cambri Câu 38. Cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng: A. Chân chuột chũi và chân dế chũi B. Vây cá mập và cánh bướm C. Mang cá và mang tôm D. Tay người và vây cá voi Câu 39. Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng? I. Cách li địa lí là những trở ngại về mặt điạ lí như sông, núi, biển… ngăn cản các cá thể của quần thể khác loài gặp gỡ và giao phối với nhau II. Cách li địa lí trong một thời gian dài tất yếu sẽ dẫn tới cách li sinh sản và hình thành loài mới III. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa IV. Cách li địa lí có thể xảy ra với những loài có khả năng phát tán mạnh, có khả năng di cư và ít di cư. A. 2 B.1 C.3 D.4 Câu 40: Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25 aa. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nếu quần thể chịu tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn quần thể sẽ xuất hiện kiểu gen mới. II. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và F1 có tỉ lệ kiểu gen là 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa thì chứng tỏ quá trình chọn lọc đang chống lại alen lặn. III. Nếu quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì có thể sẽ có tỉ lệ kiểu gen là 100%AA. IV. Nếu có di – nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen a của quần thể. A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 41: Hóa thạch ghi nhận về sự sống lâu đời nhất là khoảng bao nhiêu năm về trước? A. 3,5 tỷ năm. B. 5 tỷ năm. C. 4,5 tỷ năm. D. 2,5 tỷ năm. Câu 42: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng? A. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa. B. Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi. C. Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lý mặc dù không có tác động của các nhân tố tiến hóa vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới. D. Khi các quần thể khác nhau cùng sống trong một khu vực địa lý, các cá thể của chúng giao phối với nhau sinh con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản. Câu 43: Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lý, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức hình thành loài có ở cả động vật và thực vật. II. Cách li địa lý là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hoá vốn gen giữa các quần thể trong loài. III. Điều kiện địa lý là nguyên nhân gián tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật IV. Quá trình hình thành loài mới cần có sự tham gia của các nhân tố tiến hóa. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 44. Khi nói về nhân tố tiến hoá, có bao nhiêu đặc điểm sau đây là đặc điểm chung cho nhân tố chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên? I. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể. II. Có thể sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể. III. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể. IV. Có thể làm tăng tần số các alen có lợi và giảm tần số các alen có hại. V. Có thể làm thay đổi tần số alen một cách đột ngột và không theo hướng xác định. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 45: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là? A. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể. C. Đột biến gen. B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. D. Biến dị cá thể. Câu 46: Hạt phấn của hoa mướp rơi trên đầu vòi nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn này nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài của ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh. Đây là dạng cách li nào? A. Cách li không gian. B. Cách li sinh thái. C. Cách li tập tính. D. Cách li cơ học. Câu 47: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây sai? A. Quần thể sẽ không tiến hóa nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. B. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn không độc lập nhau mà liên quan mật thiết với nhau. C. Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài nhanh nhất. D. Các loài sinh sản vô tính tạo ra số lượng cá thể con cháu rất nhiều và nhanh nên khi môi trường có biến động mạnh sẽ không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hàng loạt. Câu 48: Khi nói về bằng chứng giải phẫu học so sánh, phát biểu nào sau đây sai? A. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng kiểu cấu tạo. B. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc. C. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau. D. Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng. Câu 49: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, xét các phát biểu sau đây: (1) Sự hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hóa không liên quan đến chọn lọc tự nhiên. (2) Trong cùng một khu vực địa lý vẫn có thể có sự hình thành loài mới bằng con đường địa lý. (3) Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn gắn liền với sự hình thành loài mới. (4) Trong quá trình hình thành loài mới bằng con đường sinh thái không cần đến sự cách li địa lý. Có bao nhiêu kết luận sai? A. 3 B. 2 C. 4 D. 1. Câu 50: Hình bên minh họa cho quá trình tiến hóa, phân tích hình này, hãy cho biết có bao nhiêu dưới đây đúng? I. Hình 1 và 2 đều dẫn đến hình thành loài mới. II. Hình 2 minh họa cho quá trình tiến hóa nhỏ. III. Hình 1 minh họa cho quá trình tiến hóa lớn. IV. Hình 2 diễn ra trên quy mô của một quần thể A.1 C.3 B.2 D.4 Câu 51: Trong các nhân tố sau đây, có bao nhiêu nhân tố vừa có khả năng làm thay đổi tần số alen của quần thể, vừa có khả năng làm phong phú thêm vốn gen của quần thể? (1) Chọn lọc tự nhiên (2) Giao phối ngẫu nhiên (3) Tự thụ phấn. (4) Các yếu tố ngẫu nhiên (5) Đột biến (6) Di – nhập gen. A. 3 B. 4 C. 1 D. 2. Đáp án 0 12345- 0 C 0 A 0 B 0 C 0 D 1 C 1 B 1 B 1 A 1 A 1 D 2 A 2 D 2 B 2 D 2 D 2 3 A 3 D 3 B 3 B 3 D 3 4 D 4 A 4 B 4 B 4 D 4 5 D 5 C 5 D 5 D 5 D 5 6 D 6 B 6 A 6 B 6 D 6 7 D 7 B 7 C 7 A 7 D 7 8 D 8 C 8 C 8 D 8 C 8 9 A 9 D 9 C 9 A 9 B 9 Lời giải chi tiết Câu 1: Đáp án C Bầu khí quyển nguyên thủy của Trái đất chứa hỗn hợp các hợp chất CH4, NH3, CO, hơi nước. A. CH4, hơi nước → không đầy đủ B. hydrô → không có D. ôxy → không có Câu 2: Đáp án A Các cơ quan thoái hoá là cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. Câu 3: Đáp án A Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, bao gồm năm bước: Sự phát sinh đột biến → Sự phát tán của đột biến qua giao phối → Sự chọn lọc các đột biến có lợi → Sự cách li sinh sản giữa quần thể đã biển đổi và quần thể gốc → Hình thành loài mới. → Đáp án A Câu 4: Đáp án D Vì tỉ lệ đồng hợp (cả trội và lặn) tăng dần qua các thế hệ, tỉ lệ dị hợp giảm dần → đây là dấu hiệu nhận biết của giao phối không ngẫu nhiên (hay giao phối gần) → D. Câu 5: Đáp án D Đặc điểm nào không phải của tiến hoá lớn là có thể tiến hành thực nghiệm được. (tiến hóa lớn không thể thực nghiệm được) Câu 6: Đáp án D Điểm quan trọng trong sự phát triển của sinh vật trong đại Cổ sinh là sự di cư của thực vật và động vật từ dưới nước lên cạn. Câu 7: Đáp án D Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ sau: AA Aa aa 0,5 0,3 0,2 F1 0,45 0,25 0,3 F2 0,4 0,2 0,4 F3 0,3 0,15 0,55 F4 0,15 0,1 0,75 P Tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này là các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần (kiểu hình trội giảm dần qua các thế hệ). Câu 8: Đáp án D Trong lịch sử tiến hoá, các loài xuất hiện sau có nhiều đặc điểm hợp lý hơn các loài xuất hiện trước vì đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng phát huy tác dụng làm cho các đặc điểm thích nghi không ngừng được hoàn thiện. Câu 9. Đáp án A Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mọi gen của các loài không phải bằng chứng sinh học phân tử. Câu 10. Đáp án C Nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá nhỏ là biến dị tổ hợp. Câu 11. Đáp án B Sự kiện không phải nổi bật của tiến hóa tiền sinh học là hình thành nên các chất hữu cơ phức tạp protein và axit nucleic. Câu 12. Đáp án D 1. Động lực của chọn lọc tự nhiên là đấu tranh sinh tồn → đúng 2. Kết quả của chọn lọc nhân tạo là hình thành loài mới → sai, kết quả của chọn lọc nhân tạo là tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng thích nghi cao độ với nhu cầu, thị hiếu của con người (chưa chắc là loài mới) 3. Chọn lọc tự nhiên xuất hiện từ khi sự sống được hình thành → đúng 4. Chọn lọc nhân tạo xuất hiện từ khi có sinh vật → sai, chọn lọc nhân tạo xuất hiện khi có con người. 5. Động lực của chọn lọc nhân tạo là nhu cầu và thị hiếu của con người → đúng 6. Kết quả của 2 quá trình đều tạo nên tính đa dạng cho sinh giới. → sai, chọn lọc tự nhiên làm giảm tính đa dạng của sinh giới vì nó loại bỏ gen, làm nghèo vốn gen của quần thể. Câu 13. Đáp án D Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát phát sinh ở kỉ than đá (Cacbon) Câu 14. Đáp án A Theo Đacuyn nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa là biến dị cá thể. Câu 15. Đáp án C Quá trình hình thành một quần xã ổn định từ một hòn đảo mới được hình thành giữa biển được gọi là diễn thế nguyên sinh. Câu 16. Đáp án B Một số loài trong quá trình tiến hóa lại tiêu giảm một số cơ quan. Nguyên nhân là do sự tiêu giảm cơ quan giúp sinh vật thích nghi tốt hơn. Câu 17. Đáp án B Theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. Câu 18: Đáp án C Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. Các nhà khao học có thể xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất. Câu 19: Đáp án D Ngày nay sự sống không còn được hình thành theo phương thức hóa học từ các chất vô cơ vì: + Thiếu những điều kiện lịch sử cần thiết. + Ngày nay trong thiên nhiên chất hữu cơ chỉ được tổng hợp theo phương thức sinh học trong cơ thể sống. Câu 20: Đáp án A - Tiến hóa nhỏ làm thay đổi quá trình biến đổi cấu trúc di truyền quần thể. - Tác động đặc trưng của chọn lọc tự nhiên là đinh hướng quá trình tiến hóa nhỏ. - Đột biến gen làm thay đổi không đáng để tần số các alen trong quần thể rất nhỏ do tần số đột biến rất nhỏ. - Yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thể, làm giảm vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền. Câu 21: Đáp án B A. Sai do với một quần lớn thì sự di nhập gen không ảnh hưởng nhiều. B. Đúng do có thể bị đột biến đột ngột vì một yếu tố ngẫu nhiên (biến động di truyền hoặc phiêu bạt di truyền). C. Sai do gen lặn có thể tồn tại ở trạng thái dị hợp mà chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn với tỉ lệ rất nhỏ. D. Sai do đột biến ngược xảy ra với tỉ lệ rất thấp và tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch nên không bị ảnh hưởng nhiều. Câu 22. Đáp án B Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau Câu 23. Đáp án B Đơn vị tiến hóa cơ sở phải có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian; tồn tại thực trong tự nhiên; biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ. Không có điều kiện ổn định cấu trúc di truyền qua các thế hệ. Câu 24. Đáp án B Câu 25. Đáp án D Ở một loài côn trùng, đột biến gen A thành a. Thể đột biến có mắt lồi hơn bình thường, giúp chúng kiếm ăn tốt hơn và tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường, nhưng thể đột biến lại mất đi khả năng sinh sản. Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, ý nghĩa của đột biến trên là: có lợi cho sinh vật và vô nghĩa với tiến hóa (do chúng không thể sinh sản để duy trì đột biến sang các thế hệ sau). Câu 26: Đáp án A Ý 1 đúng Ý 2. Đúng Ý 3. Đúng Ý 4. Sai. Quần thể mới là đơn vị cơ sỏ trong quá trình tiến hóa Câu 27: Đáp án C - Ti thể là bao quan quan trọng giúp sinh vật có thể hô hấp tạo năng lượng và các quá trình trong cơ thể đều cần phải có năng lượng. Câu 28. Đáp án C Các cơ quan tương tự được hình thành ở các loài khác nhau là do đột biến đã tạo ra các gen tương tự nhau ở các loài có cách sống giống nhau Câu 29. Đáp án C Từ một quần thể sinh vật trên đất liền, một cơn bão to đã tình cờ đưa hai nhóm chim nhỏ đến hai hòn đảo ngoài khơi. Hai hòn đảo này cách bờ một khoảng bằng nhau và có cùng điều kiện khí hậu như nhau. Giả sử sau một thời gian tiến hóa khá dài, trên hai đảo đã hình thành nên hai loài chim khác nhau và khác cả với loài gốc trên đất liền mặc dù điều kiện môi trường trên các đảo dường như vẫn không thay đổi. Nguyên nhân có thể xem là nguyên nhân chính góp phần hình thành nên các loài mới này là yếu tố ngẫu nhiên. Câu 30. Đáp án B Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, các phát biểu đúng về chọn lọc tự nhiên: (2) Chọn lọc tự nhiên khó có thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể. (4) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể. Câu 31: Đáp án A Nhờ có lao động sản xuất và cải tạo hoàn cảnh, con người ngày càng thích nghi với môi trường, làm biến đổi môi trường. Câu 32: Đáp án D Các loài sinh vật trên trái đất đều có chung nguồn gốc nhưng các thành phần loài hiện nay có sự khác biệt là do các loài đã tích lũy các đặc điểm thích nghi với các môi trường sống khác nhau theo con đường phân li tính trạng. Câu 33. Đáp án B Bằng chứng tiến hóa nào cho thấy sự đa dạng và thích ứng của sinh giới: bằng chứng giải phẫu so sánh. Câu 34. Đáp án B Phát biểu đúng khi nói về sự phát sinh sự sống trên trái đất: Trong giai đoạn tiến hóa hóa học, các hợp chất hữu cơ đơn giản và phức tạp được hình thành nhờ các nguồn năng lượng tự nhiên Câu 35. Đáp án D 1. Giao phối ngẫu nhiên không làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen trong quần thể → đúng 2. Giao phối ngẫu nhiên tạo ra các biến dị tổ hợp, góp phần trung hòa tính có hại của đột biến → đúng 3. Giao phối ngẫu nhiên tạo ra các kiểu gen mới, cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa → sai 4. Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa → đúng Câu 36. Đáp án B Một loài côn trùng luôn sinh sống trên loài cây A, do quần thể phát triển mạnh, một số côn trùng phát tán sang sinh sống ở loài cây B trong cùng một khu vực địa lí và hình thành một quần thể mới. Lâu dần có sự sai khác về vốn gen của 2 quần thể cho đến khi xuất hiện sự cách li sinh sản thì loài mới hình thành. Trên đây là ví dụ về hình thành loài bằng con đường cách li sinh thái. Câu 37. Đáp án A Thực vật phát sinh ở kỉ Ocđôvic. Câu 38. Đáp án D Cơ quan tương đồng: tay người và vây cá voi (các đáp án còn lại là ví dụ về cơ quan tương tự). Câu 39. Đáp án A I. Cách li địa lí là những trở ngại về mặt điạ lí như sông, núi, biển… ngăn cản các cá thể của quần thể khác loài gặp gỡ và giao phối với nhau → đúng II. Cách li địa lí trong một thời gian dài tất yếu sẽ dẫn tới cách li sinh sản và hình thành loài mới → sai vì cách li địa lí thời gian dài chưa chắc đã dẫn đến cách li sinh sản. Ví dụ như loài người, ngày trước sống ở các vùng khác nhau (cách li địa lý) nhưng vẫn không hề dẫn đến cách li sinh sản. III. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa → đúng IV. Cách li địa lí có thể xảy ra với những loài có khả năng phát tán mạnh, có khả năng di cư và ít di cư. → sai vì cách li địa lý hiếm gặp ở các loài ít di cư. Câu 40. Đáp án C P: 0,25AA : 0,5Aa : 0,25 aa ngẫu phối I. Nếu quần thể chịu tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn quần thể sẽ xuất hiện kiểu gen mới. → sai II. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và F1 có tỉ lệ kiểu gen là 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa thì chứng tỏ quá trình chọn lọc đang chống lại alen lặn. → đúng III. Nếu quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì có thể sẽ có tỉ lệ kiểu gen là 100%AA. → đúng IV. Nếu có di – nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen a của quần thể → đúng Câu 41. Đáp án A Hóa thạch ghi nhận về sự sống lâu đời nhất là khoảng 3,5 tỷ năm trước. Câu 42. Đáp án D Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, khi các quần thể khác nhau cùng sống trong một khu vực địa lý, các cá thể của chúng giao phối với nhau sinh con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản. Câu 43. Đáp án D I. Hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức hình thành loài có ở cả động vật và thực vật. → đúng II. Cách li địa lý là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hoá vốn gen giữa các quần thể trong loài. → đúng III. Điều kiện địa lý là nguyên nhân gián tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật → đúng IV. Quá trình hình thành loài mới cần có sự tham gia của các nhân tố tiến hóa→ đúng Câu 44. Đáp án D Các đặc điểm chung cho nhân tố chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên: I. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể. II. Có thể sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể. III. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể. IV. Có thể làm tăng tần số các alen có lợi và giảm tần số các alen có hại. Câu 45: Đáp án D Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là: biến dị cá thể. Câu 46: Đáp án D Hạt phấn của hoa mướp rơi trên đầu vòi nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn này nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài của ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh. Đây là dạng cách li cơ học. Câu 47: Đáp án D Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu sai là: Các loài sinh sản vô tính tạo ra số lượng cá thể con cháu rất nhiều và nhanh nên khi môi trường có biến động mạnh sẽ không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hàng loạt. Câu 48: Đáp án C Khi nói về bằng chứng giải phẫu học so sánh, phát biểu sai là cơ quan tương đồng là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau. Câu 49: Đáp án B (1) Sự hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hóa không liên quan đến chọn lọc tự nhiên. → đúng (2) Trong cùng một khu vực địa lý vẫn có thể có sự hình thành loài mới bằng con đường địa lý. → sai (3) Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn gắn liền với sự hình thành loài mới. → đúng (4) Trong quá trình hình thành loài mới bằng con đường sinh thái không cần đến sự cách li địa lý. → sai Câu 50: Đáp án D Hình bên minh họa cho quá trình tiến hóa, phân tích đúng: I, II, III, IV. Câu 51: Đáp án D Trong các nhân tố sau đây, các nhân tố vừa có khả năng làm thay đổi tần số alen của quần thể, vừa có khả năng làm phong phú thêm vốn gen của quần thể: đột biến và di – nhập gen.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan