Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu 50 câu trắc nghiệm văn

.DOCX
12
329
114

Mô tả:

ĐỀ THI THỬ THPT SỐ 4 Câu 1. Tác phẩm nào dưới đây không phải là sáng tác của Vũ Trọng Phụng? Chọn câu trả lời đúng: A. Giông tố. B. Trẻ con không được ăn thịt chó. C. Cơm thầy cơm cô. D. Kỹ nghệ lấy Tây. Câu 2. Cho các câu văn sau: - "Các nếp nhăn trên trán xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra". (Lão Hạc) - "Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh". (Đời thừa) Nhận xét so sánh nào chưa thỏa đáng về hiệu quả khác nhau trong cách dùng từ ngữ, hình ảnh của Nam Cao trong hai câu văn trên cùng miêu tả nước mắt và hành vi "khóc"? Chọn câu trả lời đúng: A. Một bên là nước mắt khô kiệt đã lâu, một bên là nước mắt tích tụ đã lâu. B. Một bên khóc một cách khó nhọc, một bên khóc rất hồn nhiên. C. Một bên là nước mắt của ông già lẩm cẩm, một bên là nước mắt của gã trẻ ngông cuồng. D. Một bên là nước mắt của danh dự, một bên là nước mắt của lòng thương. Câu 3. Câu nào nói không đúng khi nói về dụng ý xây dựng nên cảnh cho chữ của Nguyễn Tuân? Chọn câu trả lời đúng: A. Khẳng định sức cảm hoá mạnh mẽ của tài hoa và nhân cách cao đẹp đối với con người B. Hoàn thiện nhân vật Huấn Cao về tài năng và nhân cách - Đây là một con người phi thường. C. Khẳng định khát vọng sáng tạo mãnh liệt của người nghệ sĩ chân chính D. Khẳng định sự chiến thắng vinh quang của ánh sáng, cái đẹp ngay trong sào huyệt của bóng tối, cái ác. Câu 4. Phép lặp cú pháp trong đoạn văn sau có tác dụng nghệ thuật gì? "Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!" (Hồ Chí Minh). Chọn câu trả lời đúng: A. Khẳng định vai trò, vị trí của cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh chung chống lại chủ nghĩa thực dân, phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới đồng thời kêu gọi các nước trên thế giới công nhận nền độc lập của nước ta. B. Nêu bật bản lĩnh, quá trình đấu tranh và đóng góp của Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và phát xít Nhật; từ đó khẳng định dứt khoát quyền độc lập, tự do chính đáng của dân tộc. C. Nêu rõ kẻ thù mà ta chống lại là bọn thực dân Pháp phản động ở thuộc địa chứ không phải là nước Pháp với tư cách là một nước trong phe Đồng minh và do đó, nước ta xứng đáng được hưởng quyền tự do, độc lập trong tư thế của người chiến thắng. D. Khẳng định chân lí bất di bất dịch: dân tộc Việt Nam xứng đáng được hưởng tự do và độc lập. Câu 5. Đọc đoạn văn sau: "Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy."(Hồ Chí Minh). Phần chêm xen trong đoạn văn trên là Chọn câu trả lời đúng: A. "Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa". B. "Vì những lẽ trên"; "Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa". C. "chúng tôi"; "và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập". D. "Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa"; "và thật sự đã thành một nước tự do, độc lập". Câu 6. Đọc đoạn văn sau: "Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá ! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết ! Hắn mặc cái quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!" (Nam Cao, Chí Phèo). Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ cú pháp nào? Chọn câu trả lời đúng: A. Phép lặp cú pháp, phép điệp từ, điệp ngữ. B. Phép lặp cú pháp, phép liệt kê. C. Phép liệt kê, phép điệp từ, điệp ngữ. D. Phép liệt kê, phép điệp từ, điệp ngữ và phép so sánh. Câu 7. Nhận xét nào đúng về tác dụng của cách tổ chức thanh điệu, cách ngắt nhịp của các câu thơ sau? "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi" (Quang Dũng, Tây Tiến). Chọn câu trả lời đúng: A. Ba câu trên ngắt nhịp 4/3, sử dụng nhiều thanh trắc gợi hình về không gian hiểm trở, khắc nghiệt. Câu thơ cuối nhịp trải dài, liền mạch, sử dụng toàn thanh bằng gợi lên một không gian xa rộng, thoáng đãng, êm đềm, gợi nhắc khoảng thư thái sau những chặng đường hành quân không nghỉ của các chiến sĩ. B. Hai câu trên ngắt nhịp 4/3, sử dụng nhiều từ láy gợi cảm giác về sự gập ghềnh, khúc khuỷu của chặng đường hành quân của chiến sĩ Tây Tiến. Hai câu thơ sau dùng nhiều thanh bằng, sử dụng thủ pháp đối gợi lên giây phút nghỉ ngơi, thư thái của những người lính Tây Tiến xen giữa các cuộc hành quân vất vả. C. Ba câu trên ngắt nhịp 4/3, sử dụng nhiều thanh trắc gợi lên nhịp hành quân của đoàn quân Tây Tiến, câu thơ cuối dùng toàn thanh bằng gợi nhắc khoảng thư thái sau những chặng đường hành quân không nghỉ của các chiến sĩ. D. Bốn câu thơ có sự đan xen về thanh bằng và thanh trắc, sự chuyển đổi linh hoạt về nhịp điệu diễn tả những khó khăn, vất vả mà các chiến sĩ gặp phải trên những chặng đường hành quân gian khổ. Câu 8. Phương án nào nêu đúng điểm giống và khác nhau giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội? Chọn câu trả lời đúng: A. Cả hai cùng sử dụng ngôn ngữ trong sáng, những lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục nhưng nghị luận văn học cho phép người viết sử dụng những dẫn chứng trong văn học còn nghị luận xã hội yêu cầu người viết lấy dẫn chứng từ thực tế cuộc sống. B. Cả hai cùng sử dụng hệ thống lập luận chặt chẽ, lôgic để thuyết phục người đọc, người nghe nhưng nghị luận văn học cho phép người viết sử dụng các biện pháp tu từ, các cách nói hình ảnh để tăng tính gợi cảm cho bài viết còn nghị luận xã hội yêu cầu các lí lẽ đưa ra phải khách quan, khoa học, không được sử dụng biện pháp tu từ, tránh hiện tượng mơ hồ, đa nghĩa. C. Cả hai cùng hướng tới mục đích chung là thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp nhưng nghị luận văn học có đề tài về văn học còn nghị luận xã hội có đề tài về các vấn đề chính trị, đạo đức, lối sống... D. Cả hai cùng thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ của người viết nhưng nghị luận văn học chỉ bàn về các tác phẩm văn học còn nghị luận xã hội thì bàn về các vấn đề xã hội bức thiết. Câu 9.Câu văn nào sau đây đã đảm bảo tốt nhất sự trong sáng của tiếng Việt? A. Yêu nước, thương dân, nhưng Bác không chỉ yêu nước mình, thương dân mình mà Bác còn yêu thương cả nhân loại cần lao. B. Yêu nước, thương dân, tình thương của Bác không hẹp hòi ở quốc gia mà Bác yêu thương cả nhân loại cần lao. C. Yêu nước, thương dân, Bác không chỉ yêu thương đất nước mình, thương yêu dân mình mà Bác còn yêu thương cả nhân loại cần lao. D. Yêu nước, thương dân, nhưng Bác không chỉ giành cho đất nước mình, nhân dân mình mà Bác còn giành cho tất cả nhân loại cần lao. Câu 10. Câu văn nào sau đây còn thiếu tính trong sáng? A. Phan Bội Châu là một người đầu tiên hiểu rõ vai trò quan trọng của phụ nữ đối với cách mạng. B. Phan Bội Châu là một trong những người đầu tiên đã hiểu rõ vai trò quan trọng của phụ nữ đối với cách mạng. C. Phan Bội Châu là người đầu tiên đã hiểu rõ vai trò quan trọng của phụ nữ đối với cách mạng. D. Phan Bội Châu chính là người đầu tiên mà ông đã hiểu rõ vai trò quan trọng của phụ nữ đối với cách mạng. Câu 11: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ “thanh nhã” ? A. Trong sạch B. Trắng trợn C. Thô thiển D. Tinh khiết Câu 12. Câu nào sau đây không thể chuyển thành câu bị động ? A. Mọi người rất yêu mến em tôi. B. Năm 2004, người ta xây dựng lại ngôi trường này. C. Cô khen tôi. D. Tôi ăn cơm. Câu 13: Xác định câu văn không vi phạm tính trong sáng của tiếng Việt? A. B. C. D. Anh thanh niên dừng xe lại đánh tên cướp, giật cái túi của cô gái. Tác phẩm Tắt đèn đã đề cập đến nhiều vấn đề. Nguyễn Trãi, nhà thơ yêu nướccủa dân tộc Việt Nam. Con mồi bị trúng tên giãy giụa mạnh khiến lũ vịt trời hốt hoảng bay loạn xạ. Câu `14: Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì ? “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” A. Chơi chữ B. So sánh C. Nhân hoá D. Nói quá Câu 15: Điền từ còn thiếu vào câu văn sau trích trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài “Mị chỉ thì thào được một tiếng “ ”rồi Mị nghẹn lại ” A.Đi mau B. Đi ngay C.Đi nhanh D. Đi thôi Câu 16: Hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới kết thúc tác phẩm nào ? A.Mùa lạc B.Vợ chồng A phủ C.Đôi mắt D.Vợ Nhặt Câu 17: Nhận xét sau nói về tác phẩm nào ? “Phong cảnh và con người đẹp đẽ của Tây Bắc được vẽ nên với một sức rung động thơ” A. Vợ chồng A phủ B. Tiếng hát con tàu C.Mùa lạc D. Tây Tiến Câu 18:Dòng nào dưới đây chỉ các từ ngữ thuộc trường từ vựng “dụng cụ đánh cá:? A. B. C. D. Bến, cá, chất muối Biển, xa xăm, thớ vỏ Chài, bến, cá Thuyền, chài, lưới Câu 19: Nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Vợ nhặt A. B. C. D. Dẫn truyện Ngôn ngữ linh hoạt Tả cảnh Tình huống độc đáo Câu 20: Bài thơ là dòng cảm xúc vừa nuối tiếc ,xót thương ,vừa uất ức ,căm giận trước cảnh quê hương bị giặc tàn phá A. B. C. D. Tây Tiến Đất nước Tiếng hát con tàu Bên kia sông Đuống Câu 21: Câu sau nói về nhân vật nào : Người đàn bà “ chao chát chỏng lỏn” A. B. C. D. Mị Vợ Tràng Nguyệt Đào Câu Câu 22: Nét nào sau đây là phong cách nghệ thuật tiêu biểu của Nguyễn Tuân? A: Chất thơ, chất trữ tình thấm đượm B: Tính triết lý. C: Tính chất tài hoa, uyên bác. D: Năng lực phân tích tâm lý sắc sảo. Câu 23: Để làm được bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ chúng ta cần phải làm gì? A. Tìm hiểu hình ảnh, điệp vần đoạn thơ. B.Tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ. C. Bàn về nhân vật trữ tình của đoạn thơ, bài thơ D. B và C đúng Câu 24: Mình đi mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu Hai câu thơ trên là: A. B. C. D. Lời hỏi của người ở lại đối với người ra đi Lời khẳng định của người ở lại với người ra đi Lời hỏi của người ra đi Lời khẳng định của người ra đi về tình cảm đối với người ở lại Chọc kỹ đoạn thơ sau và các câu hỏi để lựa chọn câu trả lời đúng nhất đánh vào bảng trả lời trên: "Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp ui, nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa" Câu 25: Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong khổ thơ A). Tưởng tượng - Nhân hoá - sáng tạo từ mới B). Điệp ngữ - Ẩn dụ - Nhân hoá C). So sánh -nhân hoá -Hồi tưởng D). Ẩn dụ -Nhân hoá - Hồi tưởng - sáng tạo từ mới Câu 26: Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào A). Bếp lửa B). Anh trăng C). Đồng chí D). Đoàn thuyền đánh cá Câu 27: Em tán thành cách giải nghĩa nào với từ "ấp ui" A). Tình cảm ấp ủ và nâng niu cháu nhỏ của bà B). Nỗi vất vả của bà để lo cho cháu C). Tình cảm thương yêu, bao dung, chăm sóc của bà D). Từ hình ảnh bếp lửa được bà cẩn trọng khơi nhóm, giữ gìn cho đến tình cảm ấp ủ , nâng niu của bà đối với đứa cháu nhỏ Câu 28: Từ ngữ mới nào được sử dụng một cách sáng tạo trong khổ thơ A). Ấp ui B). Chờn vờn C). Nồng đượm D). Biết mấy nắng mưa Câu 29: Nội dung chính của khổ thơ trên: A). Hình ảnh người cháu đang nhớ thương bà B). Hình ảnh ngọn lửa trong hồi tưởng, cảm xúc của đứa cháu về bà C). Hình ảnh bếp lửa mờ nhoà sương sớm hiện lên trong nỗi nhớ thương bà của đứa cháu D). Hình ảnh bếp lưả ngọn lửa chờn vờn sương sớm Câu 30: Dòng nào dưới đây không phải ca dao,tục ngữ? A. B. C. D. Tấc đất tấc vàng Nhất thì, nhì thục Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng Một nắng hai sương Câu 31: Từ nào là từ ghép: A. ồn ào B. tấp nập C. xa xôi D. ngặt nghèo Câu 32: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận,...". Bạn hãy cho biết đáp án nào sau đây đúng nhất để thêm vào phần "..." còn thiếu: A. B. C. D. anh chị em là người lính trên mặt trận ấy". "anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy". "anh chị em là người chỉ huy trên mặt trận ấy". "anh chị em là dũng sĩ trên mặt trận ấy". Câu 33: Trong tác phẩm Người lái đò sông Đà, ông lái đò được ca ngợi với vẻ đẹp gì? A. Là vị tướng giàu trí dũng nơi sông nước. (3) B. Là chất vàng mười của tâm hồn vùng Tây Bắc. (1) C. Cả (1), (2), (3) đều đúng. D. Là tay lái ra hoa. (2) Câu 34: Chủ đề Rừng xà nu là gì? A. B. C. D. Bản anh hùng ca về con người mới trong lao động và chiến đấu. Bản anh hùng ca về cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc. Bản anh hùng ca về cuộc kháng Pháp. Bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu chống Mĩ. Câu 35: Hình tượng chính của Nguyễn Tuân sau Cách mạng là A. nhân dân lao động và người chiến sĩ. B. người nghệ sĩ. C. nhân dân lao động. D. người nghệ sĩ và chiến sĩ. Câu 36: Trùng Nét nào sau đây thuộc nét trữ tình của sông Đà được Nguyễn Tuân nhắc tới trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà? A. Như một áng tóc mun dài của cô thiếu nữ. B. Người cố nhân C. Như cái dây thừng ngoằn ngoèo D. Như con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng lửa. Câu 37: Sự khác biệt cơ bản giữa nhân vật ông đò và nhân vật ông Huấn Cao (Chữ người tử tù) là A. ông Huấn là người nghệ sĩ bị cầm tù còn ông đò là người tự do. B. ông Huấn là nhân vật thời xưa còn người lái đó là nhân vật thời nay. C. ông Huấn là người nghệ sĩ trong nghệ thuật còn người lái đò là người nghệ sĩ trong lao động. D. ông Huấn là nhân vật truyện ngắn còn người lái đò nhân vật của tuỳ bút. Câu 38: Truyện Rừng xà nu được kể qua lời kể của ai? A. Tnú. B. Cụ Mết. C. Nhân vật "tôi". Câu 39: Qua tác phẩm Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân muốn thể hiện A. vẻ đẹp của dòng sông Đà thơ mộng, trữ tình. B. niềm cảm thông đối với người lao động trong cuộc sống khi đối diện với thiên nhiên hung dữ. C. tình yêu thiên nhiên đất nước và sự tôn vinh người lao động. D. vẻ dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên như một mối đe dọa nguy hiểm với con người. Câu 40: Chi tiết nào sau đây không được tác giả dùng để miêu tả ngoại hình của cụ Mết trong tác phẩm Rừng xà nu? A. Mắt sáng và xếch ngược. B. Bàn tay nặng trịch nắm chặt như một kìm sắt. C. Ngực căng như một cây xà nu lớn. D. Hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim. Câu 41: Cảm hứng bao trùm đoạn văn tả rừng xà nu ở đầu truyện Rừng xà nu là cảm hứng gì? A. Căm giận. B. Đau thương. C. Bi tráng. D. Ngợi ca. Câu 42: Từ nào không đồng nghĩa với từ “trông” trong câu “ Xa trông dòng thác trước sông này” A. Dòm B. Nhìn C. Ngó D. Ngắm Câu 43: Trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, khi bị bọn thằng Dục đốt mười ngón tay bằng dầu xà nu, Tnú A. vẫn bình thản. B. đau đớn như cháy cả gan ruột nhưng không thèm van xin. C. không chịu nổi, phải kêu to lên để giảm bớt nỗi đau. D. chỉ thấy căm thù, không cảm thấy nỗi đau thể xác. Câu 44: Đoạn thơ đề từ phần đầu Người lái đò sông Đà: "Chúng thuỷ giai đông tẩu Đà giang độc bắc lưu" là lời thơ của ai? A. Lý Bạch. B. Tản Đà. C. Nguyễn Quang Bích. D. Nguyễn Tuân. Câu 45: Trong tác phẩm Rừng xà nu, hình ảnh Dít lớn lên thay Mai, bé Heng lớn lên tiếp nối Tnú...phù hợp với hình ảnh nào dưới đây? A. "Có những cây bị chặt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão". B. "Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to...Quanh đó, vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê". C. "Suốt đêm nghe rừng Xô Man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng". D. "Rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng". Câu 46: TRong các câu tục ngữ sau, câu nào có nghĩa trái ngược với các câu còn lại? A. B. C. D. Uống nước nhớ nguồn Ăn cháo đá bát Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Uống nước nhớ người đào giếng Câu 47: Dấu chấm lửng trong đoạn văn sau có tác dụng gì ? “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiêc thương ai oán… Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.” A. Nói lên sự ngập ngừng, đứt quãng B. Nói lên sự bí từ của người viết C. Tỏ ý còn nhiều cung bậc chưa kể ra hết D. Tỏ ý người viết lấp lửng hàm ý một vấn đề gì đó Câu 48: Từ nào không phải từ đồng nghĩa với từ “rọi” A. B. C. D. Chiếu Soi Tỏa Cầm Câu 49: Trong câu văn: “Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vã, ngón bấm, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.” tác giả dùng biện pháp gì ? A. So sánh B. Nhân hoá C. Liệt kê D. Điệp ngữ Câu 50 Từ nào dưới đây không phải là từ Hán Việt ? A. Vô địch B. Trẻ em C. Nhân dân D. Chân lí ĐÁP ÁN 1. B 11.C 21.B 31.D 41.C 2.C 3.C 4.B 5.D 6.B 7.A 8.C 9.C 10.D 12.D 22.C 32.B 42.D 13.D 23.D 33.C 43.B 14.C 24.D 34.D 44.C 15.B 25.B 35.A 45.B 16.D 26.A 36.A 46.B 17.A 27.D 37.C 47.C 18.D 28.B 38.B 48.D 19.D 29.B 39.C 49.A 20.D 30.D 40.D 50.B
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan