Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông 50 câu hỏi trắc nghiệm chương bằng chứng và cơ chế tiến hóa phần 1 thầy thịn...

Tài liệu 50 câu hỏi trắc nghiệm chương bằng chứng và cơ chế tiến hóa phần 1 thầy thịnh nam file word có lời giải chi tiết.image.marked.image.marked

.PDF
14
122
100

Mô tả:

BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA Câu 1:Trong hai loại đột biến trội và đột biến lặn loại đột biến nào có vai trò quan trọng hơn đối với tiến hoá? Vì sao? A. Đột biến trội, vì nó biểu hiện ngay ra kiểu hình trong đời cá thể. B. Đột biến trội, vì nó biểu hiện ngay ra kiểu hình ở thế hệ sau. C. Đột biến lặn, vì nó ít nghiêm trọng sẽ lan tràn trong quần thể nhờ quá trình giao phối. D. Đột biến lặn, vì nó ít nghiêm trọng và không di truyền được. Câu 2:Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do A. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ. B. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu. C. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu. D. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường. Câu 3:Có bao nhiêu ví dụ về hướng tiến hóa hội tụ? (1) Gai xương rồng và gai hoa hồng. (2) Cánh dơi và cánh bướm. (3) Chi trước của mèo và tay người. (4) Chi trước của chó sói và chi trước của voi. A. 3. B. 0. C. 2. D. 1. Câu 4:Đối với quá trình tiến hoá nhỏ, chọn lọc tự nhiên: A. là nhân tố làm thay đổi Marn tần số alen không theo một hướng xác định. B. là nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định. C. cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể. D. Tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định. Câu 5:Vì sao có hiện tượng nhiều loài vi khuẩn tỏ ra “quen thuốc” kháng sinh? A. Vì gen kháng thuốc sẵn có trong vốn gen của quần thể. B. Vì vi khuẩn có khả năng thích ứng trực tiếp bằng các biến đổi sinh hóa. C. Vì vi khuẩn có khả năng thích ứng trực tiếp bằng các đột biến mới xuất hiện. D. Vì vi khuẩn vốn có khả năng thích ứng trước sự thay đổi của môi trường. Câu 6:Khi nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN), xét các kết luận sau đây: (1) CLTN không tạo ra kiểu gen thích nghi, nó chỉ đào thải các kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi (2) CLTN tác động đào thải alen trội sẽ thay đổi thành phần kiểu gen nhanh hơn so với đào thải alen lặn (3) Các cá thể cùng loài, sống trong một khu vực địa lý luôn được chọn lọc tự nhiên tích lũy biến dị theo một hướng (4) CLTN tác động lên quần thể vi khuẩn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với tác động lên quần thể động vật bậc cao (5) CLTN tác động trực tiếp lên alen, nó loại bỏ tất cả các alen có hại ra khỏi quần thể. Có bao nhiêu kết luận đúng: A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 7:Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng? A. Các loài động vật có xương sống có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau thì không thể có các giai đoạn phôi giống nhau. B. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng, bị tiêu giảm. C. Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên, mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau được gọi là cơ quan tương tự. D. Những cơ quan thực hiện chức năng như nhau tuy không bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương đồng. Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân ly tính trạng trong tiến hóa là A. Giao phối tạo ra sự đa dạng các biến dị tổ hợp. B. Đột biến phát sinh theo nhiều hướng khác nhau. C. Điều kiện sống không đồng nhất trong khu phân bố của loài. D. Chọn lọc tự nhiên tiến hành theo nhiều hướng khác nhau trên cùng một đối tượng Câu 9: Theo quan niệm hiện đại, thì tần số alen trong quần thể sẽ bị thay đổi nhanh chóng do nguyên nhân A. các cá thể trong quần thể giao phối không ngẫu nhiên. B. môi trường sống thay đổi theo một hướng xác định. C. gen dễ bị đột biến thành các alen khác nhau. D. khi kích thước của quần thể bị giảm mạnh. Câu 10: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng? (1) Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới. (2) Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới. (3) Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới. (4) Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở động vật. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 11: Cho các nhận xét sau: (1) Đột biến là nhân tố duy nhất tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. (2) Di-nhập gen có thể làm đa dạng nguồn vốn gen quần thể. (3) Thuyết tiến hóa tổng hợp gồm 2 quá trình tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ. (4) Giao phối ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa vô hướng. (5) Chỉ duy nhất chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa định hướng. Có bao nhiêu nhận xét đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 12: Ví dụ nào sau đây là cách ly sau hợp tử? A. Một cây bụi Ceanothus sống trên đất axit, một cây khác sống trên đất kiềm. B. Hai loài ếch đốm có tiếng kêu khác nhau khi giao phối. C. Con lai giữa lừa và ngựa là con la không có khả năng sinh sản. D. Phấn của loài thuốc lá này không thể thụ phấn cho loài thuốc lá khác. Câu 13: Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng? A. chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn 1 alen lặn có hại ra khỏi quần thể. B. chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen. C. chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể. D. chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể. Câu 14: Các ví dụ nào sau đây thuộc về cơ chế cách li sau hợp tử: (1) Hai loài rắn sọc sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia sống trên cạn. (2) Một số loài kì giông sống trong một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con lai phát triển không hoàn chỉnh. (3) Ngựa lai với lừa đẻ ra con la bất thụ. (4) Trong cùng một khu phân bố địa lí, chồn đốm phương đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương tây giao phối vào cuối hè. (5) Các phân tử prôtêin bề mặt của trứng và tinh trùng nhím biển tím và nhím biển đỏ không tương thích nên không thể kết hợp được với nhau. (6) Hai dòng lúa tích lũy các alen đột biến lặn ở một số locut khác nhau, hai dòng vẫn phát triển bình thường, hữu thụ nhưng con lai giữa hai dòng mang nhiều alen đột biến lặn nên có kích thước rất nhỏ và cho hạt lép. Đáp án đúng là : A. (2), (3), (6). B. (1), (3), (6). C. (2), (3), (5). D. (2), (4), (5). Câu 15: Trong các ví dụ dưới đây, ví dụ nào thuộc cơ quan thoái hóa? A. Gai xương rồng. B. Tua cuốn của cây đậu Hà Lan. C. Nhụy trong hoa đực của cây đu đủ. D. Gai trên cây hoa hồng. Câu 16: Khi nói về tiến hoá nhỏ, có các phát biểu sau: (1) Tiến hoá nhỏ là quá trình diễn ra trên quy mô tương đối hẹp và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hoá. (2) Kết quả của tiến hoá nhỏ sẽ dẫn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài. (3) Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện. (4) Tiến hóa nhỏ diễn ra trong khoảng thời gian tương đối ngắn, nên có thể nghiêm cứu bằng thực nghiệm. (5) Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể đưa đến sự hình thành loài mới. Số phát biểu có nội dung đúng là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 17: Trên cùng mô ̣t dòng sông chảy vào hồ , dưới tác đô ̣ng của cho ̣n lo ̣c tự nhiên qua thời gian dài, từ mô ̣t loài gố c đã hiǹ h thành nên 3 loài cá hồ i mới có đă ̣c điể m thić h nghi khác nhau. Loài 1 đẻ trong hồ vào mùa đông. Loài 2 đẻ ở cửa sông vào xuân - hè. Loài 3 đẻ ở đoa ̣n giữa sông vào mùa đông. Sự hiǹ h thành các loài cá hồ i trên diễn ra theo con đường nào? A. Con đường sinh thái. B. Con đường sinh sản. C. Con đường lai xa và đa bô ̣i hóa. D. Con đường điạ li.́ Câu 18: Giải phẫu chi trước của cá voi, dơi, mèo có cấu tạo giống nhau, nhưng hình dạng bên ngoài lại rất khác nhau. Giải thích nào đúng về hiện tượng trên? A. Chúng là những cơ quan tương tự nhau nên có cấu trúc giống nhau, nhưng do sống trong các điều kiện khác nhau nên hình thái khác nhau. B. Chúng là những cơ quan ở những vị trí tương ứng trên cơ thể nên có cấu trúc giống nhau, nhưng do nguồn gốc khác nhau nên có hình thái khác nhau. C. Chúng là những cơ quan thực hiện các chức năng giống nhau nên cấu trúc giống nhau, nhưng do thuộc các loài khác nhau nên hình thái khác nhau. D. Chúng là những cơ quan có cùng nguồn gốc nên thể thức cấu tạo chung giống nhau, nhưng do thực hiện những chức năng khác nhau nên hình thái khác nhau. Câu 19: Nội dung nào dưới đây là không đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên A. Chọn lọc tự nhiên không tác động ở các cấp độ dưới cá thể mà chỉ tác động ở cấp độ trên cá thể trong đó quan trọng nhất là cấp độ cá thể và quần thể B. Chọn lọc tự nhiên không tác động đối với từng gen riêng rẽ mà đối với toàn bộ kiểu gen C. Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động đối với từng cá thể riêng rẽ mà đối với cả quần thể D. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, là nhân tố định hướng quá trình tiến hoá Câu 20: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là A. tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại. B. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất trong quần thể. C. làm phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. D. Quy định chiều hướng nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. Câu 21: Theo Đacuyn, quá trình chọn lọc tự nhiên có vai trò là: A. Tích lũy các biến dị có lợi và đào thải các biến dị có hại đối với sinh vật trong quá trình đấu tranh sinh tồn. B. Thực vật và động vật bậc thấp thích nghi trực tiếp, động vật bậc cao thích nghi gián tiếp thông qua tập quán hoạt động. C. Sự biến đổi của cơ thể sinh vật thích ứng với những đặc điểm của ngoại cảnh. D. Nhân tố chính hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật. Câu 22: Có bao nhiêu nhân tố tiến hóa vừa làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể: (1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Đột biến. (3) Di-nhập gen. (4) Giao phối ngẫu nhiên. (5) Phiêu bạt di truyền. (6) Giao phối không ngẫu nhiên. A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 23: Dấu hiệu chung của các nhân tố tiến hóa: đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên là A. làm thay đổi tần số alen của quần thể. B. làm phát sinh những kiểu gen mới trong quần thể. C. làm phát sinh những biến dị mới trong quần thể. D. làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể. Câu 24: Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hóa phân li ? A. Cánh tay người và chi trước của ếch nhái có cấu trúc tương tự nhưng khác biệt về nhiều chi tiết B. Thú có túi xuất hiện và tồn tại ở Nam Mĩ, Châu Nam Cực và Châu Đại Dương nhưng chỉ có ở Châu Đại Dương là thú có túi phát triển và đa dạng nhất C. Ở cá, nòng nọc, các đôi sụn vành mang phát triển thành mang, nhưng ở người chúng phát triển thành xương tai giữa và sụn thanh quản. D. Trong tế bào của các cơ thể sống hiện nay đều tồn tại các dạng enzim, ATP, ADN tương tự như nhau. Câu 25: Cho các ví dụ về quá trình hình thành loài như sau: (1) Một quần thể chim sẻ sống ở đất liền và một quần thể chim sẻ sống ở quần đảo Galapagos. (2) Một quần thể mao lương sống ở bãi bồi sông Vônga và và một quần thể mao lương sống ở phía trong bờ sông. (3) Hai quần thể cá có hình thái giống nhau nhưng khác nhau về màu sắc: một quần thể có màu đỏ và một quần thể có màu xám sống chung ở một hồ Châu phi, (4) Chim sẻ ngô (Parus major) có vùng phân bố rộng trên khắp châu Âu và châu Á phân hóa thành 3 nòi: nòi châu Âu, nòi Trung Quốc và nòi Ấn độ. Số quá trình hình thành loài có sự tham gia của cơ chế cách li địa lý là: A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 26: Nhận định nào sau đây đúng với quan niệm của Đacuyn? A. Biến dị cá thể được phát sinh do đột biến và sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố mẹ. B. Khi điều kiện sống thay đổi, tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể cũng thay đổi. C. Quần thể sinh vật có xu hướng thay đổi kích thước trong mọi điều kiện môi trường. D. Các loài sinh vật có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều hơn so với số con có thể sống sót đến tuổi sinh sản. Câu 27: Nhận định nào sau đây đúng với quan niệm của Đac-uyn? A. Các loài sinh vật có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều hơn so với số con có thể sống sót đến tuổi sinh sản. B. Khi điều kiện sống thay đổi, tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể cũng thay đổi. C. Biến dị cá thể được phát sinh do đột biến và sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố mẹ. D. Quần thể sinh vật có xu hướng thay đổi kích thước trong mọi môi trường sống. Câu 28: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên A. tạo ra các alen mới, làm tần số alen thay đổi theo một hướng xác định. B. là nhân tố làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định. C. là nhân tố làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định. D. cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể. Câu 29: Xét một số hiện tượng sau: (1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á. (2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay. (3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. (4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác. Có bao nhiêu hiện tượng là biểu hiện của cách li sau hợp tử? A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 30: Cho các nhân tố tiến hóa sau: (1) Đột biến. (2) giao phối không ngẫu nhiên. (3) di nhập gen. (4) chọn lọc tự nhiên. (5) các yếu tố ngẫu nhiên. Trong các nhân tố trên, có bao nhiêu nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền của quần thể ? A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 31: Ba loài ếch-Rana pipiens; Rana clamitans và Rana sylvatica cùng giao phối trong một cái ao,song chúng bao giờ cũng bắt cặp đúng với cá thể cùng loài vì các loài ếch này có tiếng kêu khác nhau. Đây là ví dụ về loại cách li nào và kiểu cách li này là dạng: A. Cách li sau hợp tử-cách li sinh thái. B. Cách li trước hợp tử-cách li cơ học. C. Cách li trước hợp tử-cách li tập tính. D. Cách li sau hợp tử-cách li tập tính. Câu 32: Cho các hiện tượng cách li dưới đây: (1) Con lai giữa lừa và ngựa không có khả năng sinh sản. (2) Chim sẻ cái không hứng thú với tiếng hót của họa mi trống. (3) Cấu tạo cơ quan sinh dục của chuột và voi khác nhau, không giao phối được. (4) Nòi chim sẻ châu Á giao phối với chim sẻ châu Âu nhưng phôi tạo ra không phát triển được. (5) Phượng ra hoa vào mùa hè, hoa sữa ra hoa vào mùa thu, chúng không thể giao phấn. Có bao nhiêu ví dụ về hiện tượng cách li trước hợp tử? A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 33: Trên cùng mô ̣t dòng sông chảy vào hồ , dưới tác đô ̣ng của cho ̣n lo ̣c tự nhiên qua thời gian dài, từ mô ̣t loài gố c đã hiǹ h thành nên 3 loài cá hồ i mới có đă ̣c điể m thić h nghi khác nhau. Loài 1 đẻ trong hồ vào mùa đông. Loài 2 đẻ ở cửa sông vào xuân - hè. Loài 3 đẻ ở đoa ̣n giữa sông vào mùa đông. Sự hình thành các loài cá hồ i trên diễn ra theo con đường nào? A. Con đường điạ lí. B. Con đường sinh thái. C. Con đường sinh sản. D. Con đường lai xa và đa bô ̣i hóa. Câu 34: Phát biểu nào sau đây là đúng với quan niệm của Đacuyn? A. Chỉ có các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. B. Những biến dị xuất hiện đồng loạt, theo cùng một hướng xác định, có lợi cho sinh vật mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. C. Những biến dị cá thể xuất hiện một cách lẻ tẻ trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa. D. Chỉ có các đột biến gen xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. Câu 35: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên? (1) Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm cho vốn gen của quần thể khác biệt hẳn với vốn gen ban đầu chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn. (2) Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm thay đổi đột ngột tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể không theo một hướng xác định. (3) Các yếu tố ngẫu nhiên luôn làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể sinh vật. (4) Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm một alen có hại trở nên phổ biến trong quần thể. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 36: Cho các nhân tố sau: (1) Giao phối cận huyết. (2) Các yếu tố ngẫu nhiên. (3) Đột biến. (4) Chọn lọc tự nhiên. (5) Giao phối ngẫu nhiên. Có bao nhiêu nhân tố không làm thay đổi tần số alen của quần thể? A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 37: Trong tiến hoá nhỏ, quá trình đột biến có vai trò A. tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá, làm cho mỗi loại tính trạng của loài có phổ biến dị phong phú. B. tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá, làm cho mỗi loại tính trạng của loài có phổ biến dị phong phú. C. tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá, làm cho quần thể đa hình từ đó kiểu hình có lợi giúp sinh vật thích nghi. D. tạo ra nhiều biến dị tổ hợp làm cho quần thể đa dạng và phong phú là nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. Câu 38: Cho các cặp cơ quan: (1) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người. (2) Voi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp. (3) Gai xương rồng và lá cây lúa. (4) Cánh bướm và cánh chim. Có bao nhiêu cặp là cơ quan tương đồng là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 39: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới. B. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở động vật. C. Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới. D. Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới. Câu 40: Chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể vi khuẩn mạnh hơn quần thể sinh vật nhân thực vì: A. chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gen. B. vi khuẩn có ít gen nên tỉ lệ mang gen đột biến lớn. C. vi khuẩn sinh sản nhanh và gen đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình. D. vi khuẩn trao đổi chất mạnh và nhanh nên dể chịu ảnh hưởng của môi trường. Câu 41: Cho các phát biểu sau: (1) Các đột biến trội có lợi với môi trường sống được củng cố nhanh trong quần thể. (2) Đối với sự tiến hóa của một quần thể, đột biến gen là nhân tố tạo ra các allen thích nghi. (3) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa. (4) Hiện tượng nhập cư có thể làm gia tăng tốc độ tiến hóa của một quần thể nhanh chóng. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 42: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự. B. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân, và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng. C. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau. D. Cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là giúp cơ thể bay. Câu 43: Trong một thời gian dài, trong các sách hướng dẫn về các loài chim đã đã liệt kê chim chích Myrther và chim chích Audubon là hai loài khác nhau. Gần đây, 2 loài chim này lại được các nhà khoa học phân thành các dạng phương đông và dạng phương tây của cùng một loài chim chích phao câu vàng. Trong những nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng về ví dụ trên? (1) Hai dạng chim chích trên sống ở các vùng địa lí khác nhau nên chúng thuộc hai loài khác nhau. (2) Chim chích phao câu càng phương đông và chim chích phao câu vàng phương tây có khu vực phân bố khác nhau. (3) Do thuộc cùng một loài, nên quân thể chim chích phao câu vàng phương đông và quần thể chim chích phao câu vàng phương tây có vốn gen chung và có thành phần kiểu gen giống nhau. (4) Trong tự nhiên, hai dạng chim chích này có sự cách li địa lí với nhau nên chúng ít gặp gỡ để giao phối với nhau và sinh ra con bất thụ. (5) Bằng chứng thuyết phục nhất chứng minh hai dạng này thuộc cùng một loài là chúng có khả năng giao phối với nhau và đời con của chúng có sức sống, có khả năng sinh sản. A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 44: Theo quan niệm hiện đại, vai trò của giao phối ngẫu nhiên là: (1) Tạo các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. (2) Giúp phát tán đột biến trong quần thể. (3) Tạo biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. (4) Trung hòa bớt tính có hại của đột biến trong quần thể. (5) Làm thay đổi tần số alen của quần thể dẫn đến hình thành loài mới. Số nội dung đúng là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 45: Lai xa được sử dụng đặc biệt phổ biến trong: A. Chọn giống vật nuôi và cây trồng. B. Chọn giống vật nuôi. C. Chọn giống vi sinh vật. D. Chọn giống cây trồng. Câu 5: Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, cách li địa lí có vai trò quan trọng vì A. cách li địa lí có vai trò thúc đẩy sự phân hoá vốn gen của quần thể gốc. B. cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật. C. cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện các đột biến theo nhiều hướng khác nhau. D. cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện cách li sinh sản. Câu 46: Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lí? A. Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di - nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. B. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể. C. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột biến có hại. D. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số alen có hại. Câu 47: Trong tiến hoá nhỏ, quá trình đột biến có vai trò A. tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá, làm cho quần thể đa hình từ đó kiểu hình có lợi giúp sinh vật thích nghi. B. tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá, làm cho mỗi loại tính trạng của loài có phổ biến dị phong phú. C. tạo ra nhiều biến dị tổ hợp làm cho quần thể đa dạng và phong phú là nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. D. tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá, làm cho mỗi loại tính trạng của loài có phổ biến dị phong phú. Câu 48: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về bằng chứng giải phẫu so sánh? (1) Cơ quan tương đồng phản ánh hướng tiến hoá phân li. (2) Cơ quan tương tự phản ánh hướng tiến hoá đồng quy. (3) Cơ quan thoái hoá phản ánh các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật sẽ bị thay đổi khi môi trường sống thay đổi. (4) Cơ quan tương tự dùng để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài. A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 49: Một nhà nghiên cứu tiến hành thụ phấn giữa hạt phấn của một loài thực vật A (2n = 14) với noãn của một loài thực vật B (2n = 14) nhưng không thu được hợp tử. Nhưng trong một thí nghiệm tiến hành ghép một cành ghép của loài A lên gốc của loài B thì nhà nghiên cứu bất ngờ phát hiện thấy tại vùng tiếp giáp giữa cành ghép và gốc ghép phát sinh ra một chồi mới có kích thước lớn bất thường. Chồi này sau đó được cho ra rễ và đem trồng thì phát triển thành một cây C. Khi làm tiêu bản và quan sát tế bào sinh dưỡng của cây C thấy có 14 cặp nhiễm sắc thể tương đồng có hình thái khác nhau. Từ các thí nghiệm trên, một số nhận xét được rút ra như sau: (1) Thí nghiệm của nhà nghiên cứu trên không thành công là do cơ chế cách li sau hợp tử. (2) Cây C là có thể hình thành lên một loài mới. (3) Cây C là kết quả của sự lai xa và đa bội hóa. (4) Cây C mang các đặc tính của hai loài A và B. (5) Cây C không thể được nhân giống bằng phương pháp lai hữu tính. Số nhận xét chính xác là: A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1:Đáp ánC Trong hai loại đột biến trội và đột biến lặn loại đột biến lặn có vai trò quan trọng hơn đối với tiến hoá vì Nếu là đột biến trội → chúng biểu hiện ngay thành kiểu hình ở thế hệ sau → chúng sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải nhanh chóng, còn đột biến lặn, chúng sẽ tồn tại ở cạnh alen trội, bị alen trội lấn át → chọn lọc tự nhiên không tác động. Mặt khác vì nó ít nghiêm trọng sẽ lan tràn trong quần thể nhờ quá trình giao phối. Câu 2:Đáp ánA Nội dung C, D sai vì các yếu tố môi trường không tạo ra các đặc điểm hình thái trên cơ thể sinh vật, nó chỉ chọn lọc những kiểu hình đã có sẵn trong quần thể tạo nên các đặc điểm thích nghi. Nội dung B sai vì Đacuyn chưa có khái niệm về đột biến. Câu 3:Đáp ánC Câu 4:Đáp ánB Câu 5:Đáp ánA Quần thể sinh vật đa hình về kiểu gen và kiểu hình, khi dùng kháng sinh cũng không thể tiêu diệt được toàn bộ số vi khuẩn do đã có gen kháng thuốc có sẵn trong quần thể. Khi dùng kháng sinh liên tục, áp lực chọn lọc càng mạnh, kiểu gen có sức đề kháng cao hơn càng nhanh chóng thay thế các kiểu gen có sức đề kháng kém, dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc hay quen thuốc. Câu 6:Đáp ánB Câu 7:Đáp ánB Câu 8:Đáp ánD Phân li tính trạng là từ 1 dạng ban đầu hình thành nên nhiều đơn vị phân loại khác nhau. Quá trình đột biến + giao phối đã tạo nên nhiều biến dị tổ hợp. Trong những điều kiện sống khác nhau CLTN đã chọn lọc theo nhiều hướng khác nhau nên đã tạo ra phân li tính trạng. Kết quả của phân li tính trạng là tạo nên nhiều loài mới khác nhau. Câu 9:Đáp ánD Nội dung A sai. Quần thể giao phối không ngẫu nhiên, tức là giao phối có chọn lọc, tần số alen cũng thay đổi nhưng khá chậm. Nội dung B sai. Môi trường thay đổi theo một hướng xác định sẽ làm tần số alen thay đổi theo một hướng nhưng không nhanh. Nội dung C sai. Tần số đột biến gen là rất thấp do đó đột biến gen không thể làm thay đổi tần số alen trong quần thể một cách nhanh chóng. Nội dung C sai. Tần số đột biến gen là rất thấp do đó đột biến gen không thể làm thay đổi tần số alen trong quần thể một cách nhanh chóng. Nội dung D đúng. Đây là hiện tượng biến động di truyền.Khi có một nhân tố nào đó tác động làm cho kích thước quần thể giảm mạnh sẽ làm thay đổi nhanh chóng tần số alen của quần thể. Câu 10:Đáp ánA Chỉ có nội dung (1) đúng Câu 11:Đáp ánC Nội dung (2); (3); (5) đúng Câu 12:Đáp ánC Cách li sau hợp tử là dạng cách li xảy ra sau khi hợp tử đã được hình thành. Trong các ví dụ trên thì con lai giữa lừa và ngựa là con la không có khả năng sinh sản là dạng cách li sau hợp tử. Các đáp ánA (cách li nơi ở), B (cách li tập tính), C (cách li cơ học) là dạng cách li trước hợp tử. Câu 13:Đáp ánC Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động vào vốn gen có sẵn của quần thể chứ không có khả năng tạo ra các alen mới và kiểu gen mới trong quần thể. Nội dung A đúng. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn 1 alen lặn có hại ra khỏi quần thể do các alen lặn luôn tồn tại trong quần thể với một tần số rất thấp trong các cá thể dị hợp. Nội dung B đúng. Nội dung D đúng. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể vì tất cả các cá thể mang gen trội đều được biểu hiện ở kiểu hình, không giống như alen lặn, có thể tồn tại ở trạng thái dị hợp tử. Câu 14:Đáp ánA Câu 15:Đáp ánC Cơ quan thoái hoá là cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành, mất dần chức năng ban đầu, tiêu giảm dần, chỉ để lại 1 vài vết tích. VD: ruột thừa ở người, di tích nhụy ở hoa đực cây đu đủ... Câu 16:Đáp ánC Nội dung 1, 3, 4, 5 đúng. Nội dung 2 sai. Kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ sẽ hình thành nên loài mới. Có 4 nội dung đúng. Câu 17:Đáp ánA Con đường sinh sản không hình thành nên loài mới => B sai Nhận thấy, cả 3 loài cũng không có hiện tượng đột biến đa bội hay lai xa => C sai. Vì cả 3 loài cùng sinh sống trên một dòng sông, không có sự cách li địa lí xảy ra nên đây không phải hình thành loài bằng con đường địa lí =>D sai. Đây là hình thức hình thành loài bằng con đường sinh thái, khi các loài cùng sống trong một khu vực địa lí, các quần thể của loài được chọn lọc theo hướng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau, hình thành nên các nòi sinh thái rồi đến loài mới. Câu 18:Đáp ánD Chi trước của cá voi, dơi, mèo là những cơ quan tương đồng. Chúng tiến hóa theo hướng phân li. Những cơ quan này có cùng nguồn gốc nên có thể thức cấu tạo chung giống nhau nhưng do thực hiện các chức năng khác nhau nên hình dạng bên ngoài của chúng rất khác nhau Câu 19:Đáp ánA Câu A sai vì chọn lọc tự nhiên tác động đến cả các tính trạng của cơ thể thông qua đó tác động lên các alen nhất định Câu 20:Đáp ánD Lời giải chi tiết Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng duy nhất nên có vai trò quy định chiều hướng nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. Đây là vai trò quan trọng nhất của chọn lọc tự nhiên Câu 21:Đáp ánD Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền, là nhân tố trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới Câu 22:Đáp ánA Nội dung (1); (2); (3); (5) đúng Câu 23:Đáp ánD Nội dung A sai, giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổitần số alen của quần thể. Nội dung B sai. Giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể. Nội dung C sai. Chọn lọc tự nhiên không làm phát sinh những biến dị mới trong quần thể. Nội dung D đúng. Cả 3 nhân tố tiến hóa trên đều làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể. Câu 24:Đáp ánC Hướng tiến hóa phân li là những cơ quan tương đồng, chúng có chung một nguồn gốc ở thời tổ tiên nhưng do quá trình tiến hóa thực hiện các chức năng rất khác nhau nên chúng có hình thái khác nhau. Các đôi sụn vành mang ở cá, nòng nọc phát triển thành mang nhưng ở người phát triển thành xương tai giữa và sụn thanh quản => Có chung nguồn gốc và phát triển theo các hướng khác nhau. Câu 25:Đáp ánC Câu 26:Đáp ánD Đacuyn chưa có khái niệm về gen, và cũng chưa hiểu rõ về sự phát sinh các biến dị, do đó nội dung A, B sai. Nội dung C không có trong quan niệm của Đacuyn. Câu 27:Đáp ánA Nội dung B, C sai vì Đacuyn chưa biết đến khải niệm đột biến và gen. Nội dung D sai. Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi trừ khi có biến đổi bất thường về môi trường. Câu 28:Đáp ánB Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biết đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động để làm biến đồi tần số alen và KG có sắn trong quần thể mà không tạo ra các alen hay biến dị mới. Câu 29:Đáp ánC Câu 30:Đáp ánB Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là: giao phối không ngẫu nhiên, di nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên. Giao phối không ngẫu nhiên kiểu tự phối làm tăng tỉ lệ đồng hợp, giảm tỉ lệ dị hợp, làm nghèo vốn gen của quần thể. Nếu xảy ra hiện tượng di nhập gen, một lượng lớn cá thể trong quần thể chuyển đi nơi khác sẽ làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. Chọn lọc tự nhiên đào thải những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình không thích nghi sẽ làm mất gen nên làm nghèo vốn gen của quần thể. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể gây chết một số lượng lớn cá thể, trong những cá thể đó mang vốn gen của quần thể nên cũng có thể làm nghèo vốn gen, giảm sự đa dạng di truyền trong quần thể. Có 4 nội dung đúng. Câu 31:Đáp ánC Do 3 loài này không hề xảy ra giao phối với nhau, không hình thành nên hợp tử nên đây là hình thức cách li trước hợp tử. Chúng không giao phối với nhau không phải vì có ổ sinh thái khác nhau (cách li sinh thái), cũng không có cơ quan giao phối khác nhau (cách li cơ học), mà sự khác nhau ở tiếng kêu, tức là tập tính của loài.Vậy đây là dạng cách li tập tính. Câu 32:Đáp ánA Câu 33:Đáp ánB Sự hình thành các loài cá hồi trên diễn ra theo con đường sinh thái. Chúng sống ở cùng một dòng sông, không có cách li địa lý, cũng không có hiện tượng lai xa xảy ra mà chúng thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau, do đó đẻ trứng vào các thời gian khác nhau và vào các mùa khác nhau. Câu 34:Đáp ánC Đacuyn là người đầu tiên đề xuất khái niệm biến dị cá thể. Theo Ông: Biến dị cá thể để chỉ những khai khác xuất hiện một cách riêng lẻ trên một vài cá thể, không theo hướng xác định là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tiến hóa và chọn giống Câu 35:Đáp ánA Câu 36:Đáp ánB Nhân tố không làm thay đổi tần số alen của quần thể là giao phối cận huyết và giao phối ngẫu nhiên. Giao phối cận huyết chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể, giao phỗi ngẫu nhiên không làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Các nhân tố còn lại đều làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Câu 37:Đáp ánA Quá trình đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa Câu 38: Đáp án B Câu 39: Đáp án C Nội dung D sai. Cách li địa lý chỉ duy trì sự khác biệt về tần só alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể chứ không tạo ra các kiểu gen mới. Nội dung A sai. Không phải lúc nào cách li địa lí cũng dẫn đến hình thành loài mới. Nội dung Bsai. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở thực vật. Câu 40: Đáp án C Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội vì vi khuẩn sinh sản nhanh và có hệ gen đơn bội nên alen biểu hiện ngay ra kiểu hình và chịu tác động của chọn lọc tự nhiên. Mặt khác ở vi khuẩn sinh sản nhanh nên thời gian thế hệ ngắn hơn so với sinh vật nhân thực Câu 41: Đáp án D Câu 42: Đáp án C Nội dung A sai. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp là cơ quan tương tự. Nội dung B sai. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của thân, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của lá. Nội dung C đúng. Nội dung D sai. Cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương tự vì chúng cùng thực hiện chức năng giống nhau nhưng lại có nguồn gốc khác nhau Câu 43: Đáp án A Nội dung 1 sai. Có nhiều loài phân bố rộng khắp trên thế giới, không thể vì chúng sống ở các vùng địa lí khác nhau mà khẳng định chúng thuộc 2 loài khác nhau. Nội dung 2 đúng. Nội dung 3 sai. Mỗi quần thể có một vốn gen riếng. Nội dung 4 sai. Nếu chúng sinh ra con bất thụ thì không thể thuộc cùng một loài. Nội dung 5 đúng. Câu 44: Đáp án B Câu 45: Đáp án D Lai xa là phép lai giữa các dòng thuộc hai loài khác nhau hoặc các dòng thuộc các chi, họ khác nhau nhằm tạo ra biến dị tổ hợp mới. Ở vật nuôi, do có hệ thần kinh cao cấp và cơ chế xác định giới tính phức tạp nên khó có thể áp dụng lai xa. Ở vi sinh vật không sử dụng phương pháp lai xa. Lai xa được sử dụng đặc biệt phổ biến trong chọn giống cây trồng. Câu 46: Đáp án A Các nội dung B, C, D vì cách li địa lý chỉ là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến những sự thay đổi trên. Cách li địa lí có vai trò thúc đẩy sự phân hoá vốn gen của quần thể gốc. Câu 47: Đáp án B Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể, làm cho quần thể dễ bị diệt vong Câu 48: Đáp án B Trong tiến hoá nhỏ, quá trình đột biến có vai trò tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá, làm cho mỗi loại tính trạng của loài có phổ biến dị phong phú → A đúng. A, D sai vì biến dị tổ hợp mới là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa. C sai vì quá trình đột biến chỉ tạo ra biến dị đột biến chứ không phải biến dị tổ hợp. Câu 49: Đáp án B Câu 50: Đáp án A
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan