Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông 47 bài tập trắc nghiệm chương hệ sinh thái sinh quyển và bảo vệ môi trường gv ...

Tài liệu 47 bài tập trắc nghiệm chương hệ sinh thái sinh quyển và bảo vệ môi trường gv trần thanh thảo file word có lời giải chi tiết.image.marked.image.marked

.PDF
16
134
139

Mô tả:

HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Câu 1: Một quần xã sinh vật có độ da dạng càng cao thì: A. số lượng cá thể của mỗi loài càng lớn. B. lưới thức ăn của quần xã càng phức lạp. C. ổ sinh thái của mỗi loài càng rộng. D. số lượng loài trong quần xã càng giảm. Câu 2: Sử dụng chuỗi thức ăn sau: Sinh vật sản xuất (2.1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật liêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo). Hiệu suất sinh thái của sinh vật ở bậc dinh dưỡng cấp 4 so với sinh vật ở bậc dinh dưỡng cấp 2 là: A. 0,57%. B. 0.42%. C. 45,5%. D. 0.02%. Câu 3: Khi nói về sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong một hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng? A. Nâng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được, sinh vật sản xuất tái sử dụng. B. Năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng. C. Vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng D. Vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sản lượng sinh vật sơ cấp tinh (sản lượng thực tế để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng)? A. Những hệ sinh thái có sức sản xuất cao nhất, tạo ra sản lượng sơ cấp tinh lớn nhất là các hoang mạc và vùng nước của đại dương thuộc vĩ độ thấp. B. Mức độ tạo ra sản phẩm sơ cấp tinh giảm dần lần lượt qua các hệ sinh thái: Đồng rêu → hoang mạc → rừng lá rụng ôn đới → rừng mưa nhiệt đới C. Sản lượng sơ cấp tinh bằng sản lượng sơ cấp thô trừ đi phần hô hấp của thực vật. D. Những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới thường có sản lượng sơ cấp tinh thấp do có sức sản xuất thấp. Câu 5: Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình năng lượng bị thất thoát tới 90%. Phần lớn năng lượng thất thoát đó bị tiêu hao: A. qua các chất thải (ở động vật qua phân và nước tiểu). B. do hoạt động của nhóm sinh vật phân giải C. qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,...). D. do các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật). Câu 6: Cơ sở để xác định chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật là: A. vai trò của các loài trong quần xã B. mối quan hệ sinh sản giữa các cá thể trong loài C. mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã D. mối quan hệ về nơi ở giữa các loài trong quần xã Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật? A. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao. B. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chi có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định C. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp D. Trong tất cả các quần xã sinh vật trên cạn, chỉ có loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng. Câu 8: Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái: (1) Thực vật nổi. (2) Động vật nổi. (3) Giun. (4) Cỏ. (5) Cá ăn thịt. Các nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái trên là: A. (2) và (3). B. (1) và (4). C. (3) và (4). D. (2) và (5). Câu 9: Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái: (1) Động vật ăn động vật. (2) Động vật ăn thực vật. (3) Sinh vật sản xuất. Sơ đồ thể hiện đúng thứ tự truyền dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là: A. (1) → (3) → (2). B. (2) → (3) → (1). C. (1) → (2) → (3). D. (3) → (2) → (1). Câu 10: Những hoạt động nào sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái? (1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp. (2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh. (3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá. (4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí. (5) Bảo vệ các loài thiên địch. (6) Tăng cường sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt các loài sâu hại. Phương án đúng là: A. (1), (2), (3), (4). B. (2), (3), (4), (6). C. (2), (4), (5), (6). D. (1), (3), (4), (5). Câu 11: Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là: A. chim sâu, thỏ, mèo rừng. B. cào cào, chim sâu, báo. C. chim sâu, mèo rừng, báo. D. cào cào, thỏ nai. Câu 12: Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong các hệ sinh thái trên cạn, sinh vật sản xuất gồm thực vật và vi sinh vật tự dưỡng. B. Các hệ sinh thái tự nhiên trên Trái Đất rất đa dạng, được chia thành các nhóm hệ sinh thái trên cạn và các nhóm hệ sinh thái dưới nước. C. Các hệ sinh thái tự nhiên được hình thảnh bởi các quy luật tự nhiên và có thể bị biến đổi dưới tác động của con người. D. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có một loại chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh vật sản xuất. Câu 13: Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình năng lượng thất thoát tới 90%, trong đó có khoảng 70% năng lượng bị tiêu hao do: A. chất thải (phân động vật và chất bài tiết). B. hoạt động hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,...). C. các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật). D. hoạt động của nhóm sinh vật phân giải Câu 14: Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ cái từ A đến E, trong đó: A = 400 kg; B = 500 kg; C = 4000 kg; D = 40 kg; E = 4 kg. Chuỗi thức ăn nào sau đây là bền vững nhất? A. C → A → D → E. B. E → D → C → B. C. E → D → A → C. D. A → B → C → D. Câu 15: Cho các hoạt động của con người sau đây: (1) Khai thác và sử dụng hợp lý các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh. (2) Bảo tồn đa dạng sinh học. (3) Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp. (4) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản. Giải pháp của sự phát triển bền vững là các hoạt động. A. (2) và (3). B. (1) và (2). C. (1) và (3). D. (3) và (4). Câu 16: Nói chung trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình trong sinh quyển năng lượng mất đi khoảng: A. 80% B. 95% C. 90% D. 85% Câu 17: Trong hệ sinh thái, sản lượng sinh vật sơ cấp không phải do nhóm sinh vật nào sau đây tạo ra? A. Vi khuẩn quang hợp. B. Tảo. C. Cây xanh. D. Vi khuẩn hóa tổng hợp. Câu 18: Quá tình nào ảnh hưởng quan trọng nhất tới sự vận động của chu trình cacbon? A. Hô hấp thực vật và động vật. B. Sự lắng đọng cacbon. C. Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. D. Quang hợp của thực vật. Câu 19: Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với một hệ sinh thái? A. Trong hệ sinh thái, sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn. B. Trong hệ sinh thái, sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn. C. Trong hệ sinh thái, càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần. D. Trong hệ sinh thái, sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình. Câu 20: Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là: A. châu chấu và sâu. B. rắn hổ mang và chim chích. C. rắn hổ mang. D. chim chích và ếch xanh. Câu 21: Khi nói về sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong một hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng? A. Năng lượng thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn là rẩt lớn. B. Sự biến đổi năng lượng diễn ra theo chu trình. C. Sự chuyển hoá vật chất diễn ra không theo chu trình. D. Năng lượng của sinh vật sàn xuất bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó. Câu 22: Hiệu suất sinh thái là: A. tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng. B. tỉ số sinh khối trung bình giữa các bậc dinh dưỡng. C. hiệu số sinh khối trung bình của hai bậc dinh dưỡng liên tiếp. D. hiệu số năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng liên tiếp. Câu 23: Cơ sở để xây dựng tháp sinh khối là: A. tổng sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng tính trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích. B. tổng sinh khối bị tiêu hao do hoạt động hô hấp và bài tiết. C. tổng sinh khối mà mỗi bậc dinh dưỡng đồng hoá được. D. tổng sinh khối của hệ sinh thái trên một đơn vị điện tích. Câu 24: Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ: A. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng. B. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hộ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín. C. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. D. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. Câu 25: Cho một số khu sinh học: (1) Đồng rêu (Tundra). (2) Rừng lá rộng rụng theo mùa. (3) Rừng lá kim phương Bắc (Taiga). (4) Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới. Có thể sắp xếp các khu sinh học nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là: A. ( 2) → ( 3) → ( 4) → (1) . B. ( 2) → ( 3) → (1) → ( 4) . C. (1) → ( 3) → ( 2) → ( 4) . D. (1) → ( 2) → ( 3) → ( 4) . Câu 26: Phát biểu nào sau đây đúng với tháp sinh thái? A. Tháp khối lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn. B. Các loại tháp sinh thái bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên. C. Các loại tháp sinh thái không phải bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên. D. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn. Câu 27: Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là: A. sinh vật tiêu thụ cấp II. B. sinh vật sản xuất, C. sinh vật phân hủy. D. sinh vật tiêu thụ cấp I. Câu 28: Một trong những đặc điểm của khu sinh học rừng lá rộng rụng theo mùa là: A. nhóm thực vật chiếm ưu thế là rêu, cỏ bông. B. khu hệ động vật khá đa dạng nhưng không có loài nào chiếm ưu thế. C. khí hậu lạnh quanh năm, cây lá kim chiếm ưu thế. D. kiểu rừng này tập trung nhiều ở vùng xích đạo, nơi có nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều. Câu 29: Giả sử lưới thức ăn của một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật được kí hiệu là: A,B, C, D, E, F, G và H. Cho biết loài A và loài C là sinh vật sản xuất, các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ. Trong lưới thức ăn này, nếu loại bỏ loài C ra khỏi quần xã thì chỉ loài D và loài F mất đi. Sơ đồ lưới thức ăn nào sau đây đúng với các thông tin đã cho? A. Sơ đồ I. B. Sơ đồ IV. C. Sơ đồ III. D. Sơ đồ II. Câu 30: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn? A. Lúa → rắn → chuột → diều hâu B. Lúa → chuột → diều hâu → rắn C. Lúa → chuột → rắn → diều hâu D. Lúa → diều hâu → chuột → rắn Câu 31: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái? A. Sinh vật đóng vai trò quan trọn nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm B. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại C. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải, … chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn. D. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường Câu 32: Hệ sinh thái nào sau đây có độ đa dạng sinh học cao nhất? A. Đồng rêu hàn đới B. Rừng rụng lá ôn đới C. Rừng lá kim phương Bắc (rừng Taiga) D. Rừng mưa nhiệt đới Câu 33: Khi nói về các thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng? A. Nấm hoại sinh là một trong số các nhóm sinh vật có khả năng phân giải chất hữu cơ thành các chất vô cơ B. Sinh vật sản xuất bao gồm thực vật, tảo và tất cả các loài vi khuẩn C. Sinh vật kí sinh và hoại sinh đều được coi là sinh vật phân giải D. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 Câu 34: Trong cùng một thủy vực, người ta thường nuôi ghép các loài cá khác nhau, mỗi loài chỉ kiếm ăn ở một tầng nước nhất định. Mục đích chủ yếu của việc nuôi ghép các loài cá khác nhau này là A. Tính cạnh tranh giữa các loài do đó thu được năng suất cao hơn B. Hình thành nên chuỗi và lưới thức ăn trong thủy vực C. Tận dụng tối đa nguồn thức ăn, nâng cao năng suất sinh học của thủy vực D. Tăng cường mối quan hệ cộng sinh giữa các loài Câu 35: Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó B. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monooxit (CO) C. Một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích D. Toàn bộ lượng cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được quay trở lại môi trường không khí Câu 36: Những tài nguyên nào sau đây là tài nguyên tái sinh? A. Năng lượng Mặt Trời và năng lượng gió B. Địa nhiệt và khoáng sản C. Đất, nước và sinh vật D. Năng lượng sóng và năng lượng thủy triều Câu 37: Giả sử lưới thức ăn đơn giản của một ao nuôi cá như sau: Biết rằng cá mè hoa là đối tượng được chủ ao chọn khai thác để tạo ra hiệu quả kinh tế. Biện pháp tác động nào sau đây sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của ao nuôi này? A. Làm tăng số lượng cá mương trong ao B. Loại bỏ hoàn toàn giáp xác ra khỏi ao C. Hạn chế số lượng thực vật phù du có trong ao D. Thả thêm cá quả vào ao Câu 28: Yếu tố quyết định mức độ đa dạng của một thảm thực vật ở cạn là: A. không khí. B. nước. C. ánh sáng. D. gió. Câu 39: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, nhái là động vật tiêu thụ: A. bậc 3. B. bậc 1. C. bậc 2. D. bậc 4. Câu 40: Trong hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng được sinh vật hấp thụ cuối cùng đều A. chuyển cho các sinh vật phân giải. B. sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật. C. chuyển đến bậc dinh dưỡng tiếp theo. D. giải phóng vào không gian dưới dạng nhiệt năng Câu 41: Phát biểu nào sau đây là đúng về hệ sinh thái? A. Trong hệ sinh thái, năng lượng được sử dụng lại, còn vật chất thì không. B. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất lớn. C. Trong hệ sinh thái, nhóm loài có sinh khối lớn nhất là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cao nhất. D. Trong hệ sinh thái, hiệu suất sinh thái tăng dần qua mỗi bậc dinh dưỡng. Câu 42: Trong một vùng bình nguyên, năng luợng bức xạ chiếu xuống mặt đất là 3.106 Kcalo/m2/ngày. Thực vật đồng hoá được 0,35% tổng năng lượng đó đưa vào lưới thức ăn. Động vật ăn cỏ tích luỹ được 25%, còn động vật ăn thịt bậc 1 tích luỹ được 1,5% năng lượng của thức ăn. Hiệu suất chuyển hoá năng lượng ở động vật ăn thịt bậc 1 so với nguồn năng lượng từ thực vật là A. 0,37%. B. 0,0013125%. C. 0,4%. D. 0,145%. Câu 43: Trong chu trình sinh địa hóa, cacbon đi từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật thông qua hoạt động của nhóm A. sinh vật sản xuất. B. sinh vật tiêu thụ bậc 1. C. sinh vật phân giải. D. sinh vật tiêu thụ bậc 2. Câu 44: Trong một chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây có tổng sinh khối lớn nhất? A. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. C. Sinh vật tiêu thụ bậc 3. D. Sinh vật sản xuất. Câu 45: Trong hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng sau khi đi qua chuỗi thức ăn đều được A. tái sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật. B. giải phóng vào không gian dưới dạng nhiệt. C. trở lại môi trường ở dạng ban đầu. D. tích tụ ở sinh vật phân giải. Câu 46: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tháp sinh thái? A. Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đỉnh nhỏ. B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. C. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng. D. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. Câu 47: Khi nói về chu trình cacbon, phát biểu nào sau đây sai? A. Không phải tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín. B. Trong quần xã, hợp chất cacbon được trao đổi thông qua chuỗi và lưới thức ăn. C. Khí CO2 trở lại môi trường hoàn toàn do hoạt động hô hấp của động vật. D. Cacbon từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật chủ yếu thông qua quá trình quang hợp. ĐÁP ÁN 1-B 2-B 3-B 4-C 5-C 6-C 7-C 8-B 9-D 10-D 11-D 12-D 13-B 14-A 15-B 16-C 17-D 18-D 19-B 20-D 21-A 22-A 23-A 24-C 25-C 26-C 27-B 28-B 29-B 30-C 31-C 32-D 33-A 34-C 35-C 36-C 37-D 38-B 39-C 40-D 41-B 42-A 43-A 44-D 45-B 46-B 47-C LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án B Trong hệ sinh thái, độ đa dạng càng cao thì: + Số loài càng nhiều => tính ổn định cao, lưới thức ăn phức tạp. + Số lượng cá thể mỗi loài ít lại. Vì sổ loài nhiều thì khu vực sinh sống của loài bị thu hẹp (ổ sinh thái thu hẹp lại) => số lượng nhỏ lại Câu 2: Đáp án B Sinh vật sản xuất (2.1.106 calo) (bậc dinh dưỡng cấp 1) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) (bậc dinh dưỡng cấp 2)→ sinh vật liêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) ( bậc dinh dưỡng cấp 3) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo).(bậc dinh dưỡng cấp 4) 0,5.102 H bậc dd cấp 4 so với bậc dinh dưỡng cấp 2 = = 0, 42% 1, 2.104 Câu 3: Đáp án B A. → sai. Năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng. (không sử dụng lại mà biến mất dưới dạng nhiệt). B. → đúng. C → sai. Vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng. (Chỉ có năng lượng mới không tái sử dụng lại). D→ sai. Vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng (chỉ có vật chất mới tái sử dụng lại). Câu 4: Đáp án C A. →sai. Vì những hệ sinh thái hoang mạc có độ đa dạng thấp nhất → năng suất sinh học thấp. B. →sai. Múc độ tạo ra sản phẩm sơ cấp tinh được sắp xếp tăng dần lần lượt qua các hệ sinh thái: hoang mạc → đồng rêu → rừng lá rụng ôn đới → rừng mưa nhiệt đới. C. → đúng. D. → sai. Những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới thường có sản lượng sơ cấp tinh thấp do có sức sản xuất thấp. Câu 5: Đáp án C Hiệu suất sinh thái: là tỉ lệ phầm trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp và tạo nhiệt của cơ thể,… là khoảng 90% hay suất sử dụng năng lượng của bậc phía sau là khoảng 10%. Trong đó hô hấp và sinh nhiệt tiêu hao nhất hết khoảng 70%. Câu 6: Đáp án C Chuỗi thức ăn: là 1 dãy nhiều loại sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là 1 mắc xích, vừa tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa bị mắc xích phía sau tiêu thụ. Lưới thức ăn: lức thức ăn là tập hợp nhiều chuỗi thức ăn có mỗi quan hệ dinh dưỡng với nhau, trong đó mỗi loài tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn. Quần xã sinh vật càng đa dạng và thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp. Câu 7: Đáp án C A. → sai. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao (Lưới thức ăn phức tạp từ vĩ độ cao → vĩ độ thấp: từ đồng rêu hàn đới → rừng nhiệt đới). B. → sai. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định. (Mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn). C. → đúng. D. → sai. Trong tất cả các quần xã sinh vật trên cạn, chỉ có loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng. (Có loại chuỗi thứ 2 bắt đầu từ mùn bả hữu cơ) Câu 8: Đáp án B (1) Thực vật nổi, (4) Cỏ: là sinh vật sản xuất thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1, (3) là sinh vật tiêu thụ, một số tiêu thụ sinh vật sản xuất thuộc ít bậc dinh dưỡng cấp 2. (4) Cá ăn thịt nó chỉ ăn động vật ăn thực vật hay động vật ăn động vật nên nó ít nhất phải thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3. Câu 9: Đáp án D Trong hệ sinh thái: + Năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm (do thất thoát phần lớn 90%). + trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền theo một chiều từ SVSX → các bậc dinh dưỡng (sinh vật ăn thực vật → sinh vật ăn động vật) → môi trường, còn vật chất được trao đổi qua chu trình sinh dưỡng. Câu 10: Đáp án D (1) → đúng. Vì khi tác động tích cực → hệ sinh thái nông nghiệp  nâng cao năng suất hệ sinh thái nông nghiệp. (2) → sai. Vì khi khai thác triệt để nguồn tài nguyên không tái sinh → sẽ làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái → giảm năng suất sinh học. (3) → đúng. Vì loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ thì cá, tôm các loài sẽ phát triển mạnh → nâng cao năng suất hệ sinh thái nông nghiệp. (4) → đúng. Khi xây dựng hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí → cho năng suất sinh học của hệ sinh thái nông nghiệp cao. (5) → đúng. Khi bảo vệ các loài thiên địch và sử dụng tốt thiên địch → tác động tích cực đến môi trường và năng suất sinh học. (6) → sai. Khi sử dụng các chất hóa học quá nhiều → tác động tiêu cực đến môi trường và sinh vật có ích…  giảm hiệu quả sử dụng của hệ sinh thái. Câu 11: Đáp án D + Thực vật thuộc SVSX (bậc dinh dưỡng cấp 1) + Cào cào, thỏ, nai (sinh vật tiêu thuộc bậc 1  bậc dinh dưỡng cấp 2) + Chim sâu, báo, mèo rừng (sinh vật tiêu thụ bậc 2  bậc dinh dưỡng cấp 3) + Chim, mèo rừng (sinh vật tiêu thụ bậc 3  bậc dinh dưỡng cấp 4) Câu 12: Đáp án D Hệ sinh thái tự nhiên: - Hệ sinh thái trên cạn: chủ yếu gồm hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc, hoang mạc, sa van đồng cỏ, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới, rừng thông phương Bắc, đồng rêu hàn đới. - Hệ sinh thái nước mặn (bao gồm cả vùng nước lợ): điển hình ở các vùng ven biển là các rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển, hệ sinh thái vùng biển khơi. - Hệ sinh thái nước ngọt: gồm hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ…) và hệ sinh thái nước chảy (sông suối). Hệ sinh thái nhân tạo: đồng ruộng, hồ nước, thành phố. Kết luận: A, B, C → đúng. D → sai. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có một loại chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh vật sản xuất. (Có loại chuỗi thứ 2 là bắt đầu từ mùn bã hữu cơ) Câu 13: Đáp án B Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình năng lượng thất thoát tới 90%, trong đó có khoảng 70% năng lượng bị tiêu hao do hô hấp, tạo nhiệt. Chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn. A. → sai. Chất thải (phân động vật và chất bài tiết) ≈ 10%. B. → đúng. Hoạt động hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,...). C. → sai. Các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật) ≈ 10%. D. → sai. Hoạt động của nhóm sinh vật phân giải. Câu 14: Đáp án A Lưu ý, cứ qua mỗi bậc dinh dưỡng năng lượng tiêu hao hết khoảng 90% còn lại tích trữ để tổng hợp chất sống là 10%. Cho nên bậc dinh dưỡng phía sau có tổng năng lượng không bằng quá 10% so với tổng năng lượng bậc dinh dưỡng phía trước. Vậy chuỗi thức ăn: C = 4000 kg → A = 400 kg → D = 40 kg → E = 4 kg Câu 15: Đáp án B Hình thức sử dụng gây ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm không khí, chất thải rắn, nguồn nước, hóa chất độc và ô nhiễm do sinh vật gây bệnh. Cách khắc phục: Sử dụng bên vững nguồn tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên biển và ven biển, duy trì đa dạng sinh học và giáo dục tuyên truyền bảo vệ môi trường. (1), (2) → đây là hoạt động của con người mang tính phát triển bền vững. (3), (4) → đây là hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến cân bằng sinh học  hoạt động không bền vững. Câu 16: Đáp án C Nói chung trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình trong sinh quyển năng lượng mất đi khoảng 90% (mất đi do hô hấp, bài tiết, tiêu hóa,…). Chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn. Câu 17: Đáp án D Sản lượng sinh vật sơ cấp do nhóm sinh vật sản xuất tự tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ đơn giản nhờ có năng lượng ánh sáng mặt trời. Nhóm này gồm: vi khuẩn quang hợp, tảo, cây xanh. D → sai. Vi khuẩn hóa tổng hợp → nhóm này vẫn tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ đơn giản nhờ năng lượng hóa học. Nhưng nhóm này lại không tham gia vào bậc dinh dưỡng cấp 1. Câu 18: Đáp án D Trong chu trình cacbon, nguồn C đầu tiên phải nói là từ khí quyển (dưới dạng CO2 ), nguồn C này được lấy vào và di chuyển qua chuỗi, lưới thức ăn đó là nhờ nhóm sinh vật tự dưỡng (thực vật là chủ yếu) có khả năng quang hợp để chuyển CO2 khí quyển thành C trong các hợp chất hữu cơ (gluxit) từ đó mới cung cấp cho các nhóm sinh vật khác. Câu 19: Đáp án B Hệ sinh thái: là hệ thống hoàn chỉnh, tương đối ổn định, bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Trong đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên các chu trình sinh địa hóa. A. → đúng. Trong hệ sinh thái sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn (qua mỗi bậc dinh dưỡng có tới khoảng 90% năng lượng bị mất đi). B. → sai. Trong hệ sinh thái sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn. (Năng lượng biến đổi qua các bậc dinh dưỡng rồi mất đi dưới dạng nhiệt, không trở lại ban đầu  không có chu trình tuần hoàn năng lượng). C. → đúng. Vì qua mỗi bậc dinh dưỡng có tới khoảng 90% năng lượng bị mất đi. D. → đúng. Nên có các chu trình N, C, H 2 O ,… Câu 20: Đáp án D Trong lưới thức ăn trên: + Sinh vật sản xuất: ngô  bậc dinh dưỡng cấp 1. + Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu, châu chấu  bậc dinh dưỡng cấp 2. + Sinh vật tiêu thụ bậc 2: chim chích, ếch xanh  bậc dinh dưỡng cấp 3. + Sinh vật tiêu thụ bậc 3: rắn hổ mang  bậc dinh dưỡng cấp 4. Câu 21: Đáp án A. A. → đúng. Năng lượng thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn là rất lớn. Qua mỗi bậc dinh dưỡng có tới khoảng 90% năng lượng bị mất đi. B. → sai. Sự biến đổi năng lượng diễn ra theo chu trình. (Không có chu trình tuần hoàn năng luợng). C. → sai. Sự chuyển hoá vật chất diễn ra không theo chu trình. (Theo chu trình tuần hoàn vật chất: nước, CO2, N,...) D. → sai. Năng lượng của sinh vật sản xuất bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó. (Lớn hơn là đúng). Câu 22: Đáp án A. Hiệu suất sinh thái: là ti lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp và tạo nhiệt của cơ thể,... (90%) hay hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc phía sau là khoảng 10%. Câu 23: Đáp án A Hình tháp sinh thái: là hình sắp xếp các loài trong chuỗi thức ăn từ bậc dinh dưỡng thấp đến bậc dinh dưỡng cao hơn theo số lượng cá thể, sinh khối hoặc năng lượng có dạng hình tháp. Tháp sinh khối: dựa trên tổng khối lượng của tất cả các sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng trên cùng 1 đơn vị diện tích hay thể tích (có nhiều dạng) Câu 24: Đáp án C A. → đúng. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng. (Để đảm bảo duy trì hệ sinh thái nhân tạo thì người ta bổ sung vào phân bón....). B. → sai. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín. C. → sai. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. (Hệ sinh thái tự nhiên có độ đa dạng cao → khả năng tự điều chinh cao). D. → sai. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. (Độ đa dạng sinh học của hệ sinh thái tự nhiên cao). Câu 25: Đáp án C Sắp xếp các khu sinh học theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng: Đồng rêu (Tundra) → rừng lá kim phương Bấc (Taiga) → rừng lá rụng ôn đới → rừng mưa nhiệt đới (sự sắp xếp này đi theo từ vĩ độ cao → vĩ độ thấp, sự đa dạng sinh học đi từ thấp đến cao). Câu 26: Đáp án C Hình tháp sinh thái là hình sắp xếp các loài trong chuỗi thức ăn từ bậc dinh dưỡng thấp đến bậc dinh dưỡng cao hơn theo số lượng cá thể, sinh khối hoặc năng lượng có dạng hình tháp A. → sai. Tháp khối lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn. B. → sai. Các loại tháp sinh thái bao giờ cùng có đáy lớn, đỉnh huớng lên trên. (Chỉ có tháp năng lượng mới đúng) C. → đúng. Các loại tháp sinh thái không phải bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên. D. → sai. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn. (Chỉ có tháp năng lượng mới chuẩn) Câu 27: Đáp án B Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật sản xuất có sinh khối lớn nhất (SVSX nằm ở bậc dinh dưỡng đầu tiên nên tổng sinh khối phải lớn nhất) Câu 28: Đáp án B Đặc điểm của khu sinh học rừng lá rộng rụng theo mùa: + Điều kiện môi trường biến đổi lớn theo mùa. Thực vật là cây thường xanh và cây lá rụng theo mùa. + Hệ động vật khá đa dạng nhưng không có loài nào chiếm ưu thế. A. → sai. Nhóm thực vật chiếm ưu thế là rêu, cỏ bông. (∈ khu sinh học đồng rêu hàn đới), C. → sai. Khí hậu lạnh quanh năm, cây lá kim chiếm ưu thế. (∈ khu sinh học rừng lá kim phương Bắc). D. → sai. Kiểu rừng này tập trung nhiều ở vùng xích đạo, nơi có nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều (∈ khu sinh học rừng lá nhiệt đới). Câu 29: Đáp án B Theo giả thiết: Khi loại bỏ loài C ra khỏi quần xã thì chỉ loài D và F mất đi. Chỉ có thể xảy ra như sau: + Loài D, F chỉ sử dụng loài C làm thức ăn. + Loài F chỉ ăn loài D và D chỉ ăn loài C. + Loài D chỉ ăn F và F chỉ ăn loài C. Như vậy chỉ có lưới IV là loài F chỉ ăn D và D chỉ ăn C. Câu 30: Đáp án C A. → sai. Lúa → rắn → chuột → diều hâu (chuột không ăn rắn, rắn không ăn lúa) B. → sai. Lúa → chuột → diều hâu → rắn (rắn không ăn diều hâu) C. → đúng. Lúa → chuột → rắn → diều hâu D. → sai. Lúa → diều hâu → chuột → rắn (diều hâu không ăn lúa) Câu 31: Đáp án C Dòng năng lượng trong hệ sinh thái: Trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm (do thất thoát phần lớn 90%). Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất (SVSX) → các bậc dinh dưỡng → môi trường, còn vật chất được trao đổi quan chu trình dinh dưỡng. A.→ sai. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm. (Quan trọng nhất là SVSX). B. → sai. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại. (Chỉ theo một chiều và không sử dụng lại) C. → đúng. D. → sai. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường. (SVSX đầu tiên, năng lượng không quay lại môi trường) Câu 32: Đáp án D Sắp xếp mức độ đa dạng lớn dần của các hệ sinh thái như sau: Đồng rêu → rừng lá kim phương Bắc → rừng lá rụng ôn đới → rừng mưa nhiệt đới. Câu 33: Đáp án A B→ sai. Sinh vật sản xuất bao gồm thực vật, tảo và tất cả các loài vi khuẩn. Vi khuẩn gồm có sống hoại sinh, tự dưỡng quang hợp và hóa quang hợp,… C → sai do: Sinh vật kí sinh và hoại sinh đều được coi là sinh vật phân giải. (sinh vật kí sinh không phải là sinh vật phân giải) D → sai do: Sinh vật tiêu thụ bậc 1 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1. (nó thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2) Câu 34: Đáp án C Trong cùng một thủy vực, người ta thường nuôi ghép các loài cá khác nhau, mỗi loài chỉ kiếm ăn ở một tầng nước nhất định. Việc nuôi này tránh được sự cạnh tranh giữa các loài khác nhau, trong khi đó lại tận dụng được nguồn sống tối đa, nuôi được số lượng lớn trong một không gian vừa phải  mang lại giá trị kinh tế cao Chọn đúng/sai A. →sai. Tăng tính cạnh tranh giữa các loài do đó thu hút được năng suất cao hơn B. →sai. Hình thành nên chuỗi và lưới thức ăn trong thủy vực C. →đúng D. →sai. Tăng cường mối quan hệ cộng sinh giữa các loài Câu 35: Đáp án C A.→sai. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó. (Lượng cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng nhiều hay ít là lệ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó) B. →sai. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monooxit (CO). (Cacbon tham gia vào chu trình dưới dạng CO2) C. →đúng. Vì một phần nhỏ cacbon trong các lớp trầm tích như mỏ than; mỏ dầu,… D. →sai. Toàn bộ lượng cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được quay trở lại môi trường không khí. (Một phần quay trở lại) Câu 36: Đáp án C - Tài nguyên không tái sinh: khoáng sản nhiên liệu, nguyên liệu - Tài nguyên tái sinh: rừng và lâm nghiệp, đất và nông nghiệp, tài nguyên thủy sản Câu 37: Đáp án D Vì cá mè hoa là đối tượng khai thác chính để mang lại giá trị kinh tế. Nên biện pháp mang lại giá trị kinh tế cao là khi năng suất cá mè hoa cao nhất. Nên: A.→ sai. Làm tăng số lượng cá mương trong ao → giáp xác giảm → nguồn thức ăn của cá mè hoa bị ảnh hưởng → năng suất giảm B. sai. Loại bỏ hoàn toàn giáp xác ra khỏi ao → Nguồn thức ăn của cá mè hoa mất → cá mè hoa bị tiêu diệt C. → sai. Hạn chế số lượng thực vật phù du có trong ao → giáp xác giảm → thức ăn cho cá mè hoa thiếu → năng suất cá mè hoa giảm D. → đúng. Thả thêm cá quả vào ao → cá mương sẽ giảm → giáp xác tăng → thức ăn mè hoa dồi dào → năng suất cá mè hoa tăng Câu 38: Đáp án B Nước là yếu tố quyết định mức độ đa dạng của thảm thực vật ở cạn. Câu 39: Đáp án C Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → (SVSX  Bậc dinh dưỡng cấp 1) ↓ Sâu ăn lá ngô → (sinh vật tiêu thụ (SVTT) bậc 1  Bậc dinh dưỡng cấp 2) ↓ Nhái → (SVTT bậc 2  Bậc dinh dưỡng cấp 3) ↓ Rắn hổ mang → (SVTT bậc 3  Bậc dinh dưỡng cấp 4) ↓ Diều hâu → (SVTT bậc 4  Bậc dinh dưỡng cấp 5) Câu 40: Đáp án D. Tất cả các dạng năng lượng được sinh vật hấp thụ cuối cùng đều A. → sai. Chuyển cho các sinh vật phân giải. B. → sai. Sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật. C. → sai. Chuyển đến bậc dinh dưỡng tiếp theo. D. → đúng. Giải phóng vào không gian dưới dạng nhiệt năng. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền theo một chiều từ SVSX → các bậc dinh dưỡng → môi trường dưới dạng nhiệt, còn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng. Câu 41: Đáp án B. Trong hệ sinh thái: năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm (do thất thoát phần lớn 90%). Năng lượng được truyền theo một chiều từ SVSX → các bậc dinh dưỡng → môi trường, còn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng. A. → sai. Trong hệ sinh thái, năng lượng được sử dụng lại, còn vật chất thì không. C. → sai. Trong hệ sinh thái, nhóm loài có sinh khối lớn nhất là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cao nhất. (Thuộc bậc dinh dưỡng thấp nhất !à SVSX). D. → sai. Trong hộ sinh thái, hiệu suất sinh thái tăng dần qua mỗi bậc dinh dưỡng. Câu 42: Đáp án A. Năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt đất là 3.106 Kcalo/m2/ngày  Thực vật đồng hóa 0,35% Sinh vật sản xuất ( 3.106 × 0,35% = 10500 Kcal)  Động vật tiêu thụ bậc 1 tích lũy 25% Sinh vật tiêu thụ bậc 1 (10500 × 25% = 2625 Kcal)  Động vật tiêu thụ bậc 2 tích lũy 1,5% Sinh vật tiêu thụ bậc 2 (2625 × 1,5% = 39 Kcal) Vậy hiệu suất chuyển hoá năng lượng ở động vật ăn thịt bậc 1 so với nguồn năng lượng từ 39 .100%  0,37% 10500 Câu 43: Đáp án A. thực vật là Chu trình cacbon: - Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon điôxit ( CO2 ) . - Thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ đầu tiên nhờ có quang hợp. - Khi sử dụng và phân hủy các hợp chất chứa cacbon, sinh vật trả lại CO2 và nước cho môi trường và 1 phần đi vào các lớp trầm tích. Câu 44: Đáp án D Trong một chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn thì sinh vật sản xuất (SVSX) có tổng sinh khối lớn nhất. (SVSX nằm ở bậc dinh dưỡng cấp 1 (tự tổng hợp được chất hữu cơ từ chất vô cơ) có tổng sinh khối lớn nhất, nhờ đó mới cung cấp năng lượng cho bậc dinh dưỡng phía sau,…và qua mỗi bậc dinh dưỡng tổng năng lượng mất đi khoảng 90%) Câu 45: Đáp án B Trong hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng sau khi đi qua chuỗi thức ăn đều được giải phóng ra môi trường dưới dạng nhiệt mà không bao giờ trở lại ban đầu (ban đầu là quang năng của ánh sáng mặt trời). A. → sai. Tái sử dụng cho các hoạt động của sinh vật. B. → đúng. Giải phóng vào không gian dưới dạng nhiệt. C. → sai. Trở lại môi trường ở dạng ban đầu. D. → sai. Tích tụ ở sinh vật phân giải. Câu 46: Đáp án B Các loại tháp sinh thái - Tháp số lượng: dựa trên tổng số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng trên cùng 1 đơn vị diện tích (có nhiều dạng). - Tháp sinh khối: dựa trên tổng khối lượng của tất cả các sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng trên cùng 1 đơn vị diện tích hay thể tích (có nhiều dạng). - Tháp năng lượng: dựa trên tổng năng lượng được tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng trên cùng 1 đơn vị diện tích hay thể tích trong 1 đơn vị thời gian (đây là tháp chuẩn nhất, luôn có một dạng đáy lớn đỉnh bé). Như vậy: B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. Câu 47: Đáp án C A. → đúng. Không phải tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục vòng tuần hoàn kín. Vì một phần C tách ra khỏi chu trình lắng đọng và tạo lớp trầm tích. B. → đúng. Trong quần xã, hợp chất cacbon được trao đổi thông qua chuỗi và lưới thức ăn. C. → sai. Khí CO2 trở lại môi trường hoàn toàn do hoạt động hô hấp của động vật. (CO2 được trả lại môi trường do hô hấp; đốt cháy, hoạt động của của con người….). D. → đúng. Vì thực vật lấy CO2, H2O để tổng hợp ra chất hữu cơ đầu tiên nhờ thực vật có sắc tố quang hợp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan