Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông 43 câu hỏi trắc nghiệm chương câu hỏi chương bằng chứng và cơ chế tiến hóa meg...

Tài liệu 43 câu hỏi trắc nghiệm chương câu hỏi chương bằng chứng và cơ chế tiến hóa megabook file word có lời giải chi tiết.image.marked.image.marked

.PDF
16
176
126

Mô tả:

43 câu hỏi chương Bằng chứng và cơ chế tiến hóa Câu 1: Khi nói về quá trình tiêu hóa ở động vật, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng? I. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là tiêu hóa nội bào, nhờ các enzim thủy phân trong lizôxôm. II. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa, quá trình tiêu hóa gồm cả tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào. III. Tiêu hóa ở động vật đã hình thành ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa, với sự tham gia của các enzim chủ yếu là tiêu hóa ngoại bào. IV. Tiêu hóa ở động vật ăn thịt và ăn tạp diễn ra trong các cơ quan tiêu hóa. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên có chung đặc điểm nào sau đây? A. Luôn dẫn đến hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật. B. Làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một chiều hướng nhất định. C. Cung cấp nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hóa. D. Có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể. Câu 3: Đặc điểm chung của các nhân tố tiến hóa: đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên là A. làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. B. làm phát sinh những kiểu gen mới trong quần thể. C. làm thay đổi tần số alen của quần thể. D. làm phát sinh những biến dị mới trong trong quần thể. Câu 4: Trong một hồ ở Châu Phi, có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ, 1 loài màu xám, chúng không giao phối với nhau. Khi nuôi chúng trong bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của 2 loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng A. cách li tập tính B. cách li sinh thái C. cách li sinh sản D. cách li địa lí. Câu 5: Hình ảnh dưới đây khiến em liên tưởng đến nhân tố tiến hóa nào? A. Di – nhập gen. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Đột biến. D. Các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 6: Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là: A. Chọn lọc tự nhiên B. Đấu tranh sinh tồn C. Phân li tính trạng D. Chọn lọc nhân tạo Câu 7: Trong các nhân tố tiến hóa, nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể chậm nhất là A. đột biến. B. chọn lọc tự nhiên. C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. di - nhập gen Câu 8: Nhận định nào sau đây thể hiện quan điểm tiến hóa của Đacuyn? A. Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa. B. Sinh vật biến đổi dưới tác dụng trực tiếp của điều kiệu ngoại cảnh. C. Sự hình thành các giống vật nuôi cây trồng là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên. D. Các loài mới được hình thành từ một loài ban đầu dưới tác động của quá trình chọn lọc tự nhiên. Câu 9: Hình ảnh này khiến em liên tưởng đến nhân tố tiến hóa nào? A. Di - nhập gen. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối ngẫu nhiên. Câu 10: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây về chọn lọc tự nhiên là sai? A. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và qua đó gián tiếp tác động lên vốn gen của quần thể. B. Chọn lọc tự nhiên không bao giờ loại bỏ hết alen lặn ra khỏi quần thể. C. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành cá thể mang kiểu hình thích nghi với môi trường. D. Chọn lọc chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể. Câu 11: Khi tìm hiểu về thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, những kết luận nào đưa ra sau đây là đúng? I. Tiến hóa nhỏ hiện đang chiếm vị trí trung tâm trong thuyết tiến hóa hiện đại. II. Sự hình thành loài được xem là ranh giới giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn. III. Tiến hóa sẽ vẫn xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền. IV. Mỗi cá thể được xem là một đơn vị tiến hóa cơ sở. A. I, II B. I, III C. III, IV D. I, IV Câu 12: Thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển quan niệm về chọn lọc tự nhiên của Đacuyn ở những điểm nào sau đây? 1. Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động tới từng cá thể riêng lẻ mà tác động tới cả quần thể. 2. Chọn lọc tự nhiên dựa trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật. 3. Chọn lọc tự nhiên không tác động tới từng gen mà tác động tới toàn bộ vốn gen 4. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa. A. 2, 3 B. 1, 3, 4 C. 1, 2, 3, 4 D. 1, 2, 4 Câu 13: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, khi nói về các nhân tố tiến hóa phát biểu nào sau đây sai? A. Đột biến và giao phối ngẫu nhiên tạo nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. B. Đột biến luôn làm phát sinh các biến dị có lợi từ đó cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc. C. Yếu tố ngẫu nhiên có thể loại alen có lợi ra khỏi quần thể. D. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng. Câu 14: Nhân tố tiến hóa nào sau đây vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể vừa có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể? A. Di – nhập gen. B. Các yếu tố ngẫu nhiên C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 15: Có bao nhiêu phát biểu sau thể hiện quan điểm của học thuyết tiến hóa hiện đại? (1) Đột biến gen cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa. (2) Chọn lọc tự nhiên tác động gián tiếp lên kiểu hình qua đó làm phân hóa vốn gen của quần thể giao phối. (3) Những biến dị xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định mới có ý nghĩa trong tiến hóa. (4) Chọn lọc tự nhiên và biến dị cá thể là nhân tố thúc đẩy quá trình tiến hóa. A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 16: Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo quan niệm hiện đại, nhân tố tiến hoá nào được xem là cơ bản nhất? A. Đột biến. nhiên. B. Giao phổi. C. Di nhập gen. D. Chọn lọc tự Câu 17: Theo quan niệm hiện đại, một trong những vai trò của giao phối ngẫu nhiên là A. tạo các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể B. quy định chiều hướng tiến hoá C. làm thay đổi tần số các alen trong quần thể theo một hướng xác định. D. tạo ra biến dị tổ hợp, là nguyên liệu cho quá trình tiến hoá Câu 18: Theo thuyết tiến hoá hiện đại, những phát biểu dưới đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên? I. Chọn lọc tự nhiên tác động gián tiếp lên kiểu hình và trực tiếp làm biến đổi thành phần kiểu gen, tần số alen của quần thể. II. Khi mâu thuẫn nảy sinh giữa lợi ích cá thể và quần thể thì chọn lọc tự nhiên thường hướng tới sự bảo tồn quần thể hơn là cá thể. III. Đối tượng tác động chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là quần thể. IV. Chọn lọc tự nhiên là một nhân tố tiến hoá có hướng. A. I, II. B. I, III. C. III, IV. D. II, IV Câu 19: Nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước của quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là A. đột biến B. chọn lọc tự nhiên C. các yếu tố ngẫu nhiên D. di - nhập gen Câu 20: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng? A. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động lên quần thể mà không tác động lên cá thể B. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội C. Ở quần thể sinh vật lưỡng bội, chọn lọc chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với chọn lọc chống lại alen trội D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen làm thay đổi tần số alen của quần thể Câu 21: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, đột biến và di - nhập gen có chung đặc điểm nào sau đây? A. Là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa B. Có thể làm phong phú vốn gen của quần thể C. Cung cấp nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hóa D. Chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể Câu 22: Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí, phát biểu nào sau đây đúng? A. hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra ở các loài động vật ít di chuyển B. cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa C. cách li địa lí luôn dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới D. cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể Câu 23: Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng? A. các yếu tố ngẫu nhiên chỉ đào thải alen lặn mà không đào thải alen trội ra khỏi quần thể B. các yếu tố ngẫu nhiên luôn làm phong phú vốn gen của quần thể C. các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một chiều hướng nhất định D. các yếu tố ngẫu nhiên quy định chiều hướng tiến hóa Câu 24: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một chiều hướng nhất định? A. Đột biến B. các yếu tố ngẫu nhiên C. di - nhập gen D. chọn lọc tự nhiên Câu 25: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai? A. Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật B. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể C. Các yếu tố ngẫu nhiên dẫn đến làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể D. Tiến hóa nhỏ sẽ không xảy ra nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì cân đối từ thế hệ này sang thế hệ khác Câu 26: Nhân tố tiến hóa tác động trực tiếp lên sự hình thành quần thể thích nghi là: A. giao phối B. đột biến C. chọn lọc tự nhiên D. di nhập gen Câu 27: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về quá trình hình thành loài mới? (1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lý hoặc khác khu vực địa lý (2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới (3) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội (4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 28: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố đột biến có vai trò nào sau đây? A. Quy định chiều hướng tiến hóa. B. Làm thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. C. Tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. D. Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. Câu 29: Các nhân tố tiến hóa nào sau có thể làm phong phú vốn gen của quần thể? A. CLTN và yếu tố ngẫu nhiên. B. Đột biến và giao phối không ngẫu nhiên. C. Đột biến và di - nhập gen. D. Di - nhập gen và giao phối không ngẫu nhiên. Câu 30: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tiến hóa lớn? A. Diễn ra trong phạm vi của loài, với qui mô nhỏ. B. Không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. C. Diễn ra trong thời gian lịch sử dài. D. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài. Câu 31: Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng? A. Hình thành loài bằng con đường địa lí xảy ra ở cả động vật và thực vật. B. Cách li địa lí tất yếu dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới. C. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra nhanh chóng trong thời gian ngắn. D. Hình thành loài bằng con đường sinh thái chỉ xảy ra ở thực vật mà không xảy ra ở động vật. Câu 32: Theo Đacuyn, đối tượng bị tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là A. cá thể. B. quần thể. C. quần xã. D. hệ sinh thái. Câu 33: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều có chung vai trò nào sau đây? A. Loại bỏ hoàn toàn alen lặn ra khỏi quần thể. B. Làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một chiều hướng nhất định. C. Cung cấp các alen đột biến cho quá trình tiến hóa. D. Làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể. Câu 34: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa? A. Giao phối ngẫu nhiên. B. Di – nhập gen. C. Đột biến. D. Chọn lọc tự nhiên. Câu 35: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lê A. kiểu gen. B. alen. C. kiểu hình. D. gen. Câu 36: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có vai trò cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa? A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Đột biến. C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên. Câu 37: Sự thay đổi mạnh mẽ và đột ngột tần số các alen trong một quần thể thường xảy ra do nhân tố nào dưới đây? A. Các yếu tố ngẫu nhiên B. Đột biến gen C. Giao phối ngẫu nhiên D. Giao phối không ngẫu nhiên Câu 38: Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, phát biểu nào sau đây sai? A. Có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể. B. Làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định. C. Có thể dẫn đến làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể. D. So với quần thể có kích thước lớn thì sự biến đổi một cách ngẫu nhiên về tần số alen và thành phần kiểu gen ở quần thể có kích thước nhỏ xảy ra phổ biến hơn. Câu 39: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, một alen có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể bởi tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây? A. Đột biến. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 40: Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây đúng? A. Đột biến quy định chiều hướng của quá trình tiến hóa nhỏ. B. Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên loài mới. C. Tiến hóa nhỏ không thể diễn ra nếu không có di - nhập gen. D. Nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa nhỏ là biến dị tổ hợp. Câu 41: Trong quần thể có kích thước nhỏ, nhân tố tiến hóa nào sau đây làm biến đổi nhanh nhất tần số tương đối của các alen trong một gen nào đó? A. Chọn lọc tự nhiên B. Các yếu tố ngẫu nhiên C. Giao phối không ngẫu nhiên D. Đột biến Câu 42: Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai? A. Khi không xảy ra đột biến thì các yếu tố ngẫu nhiên không thể làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần sổ alen của quần thể. B. Một quần thể đang có kích thước lớn, nhưng do các yếu tố bất thường làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác với vốn gen của quần thể ban đầu. C. Với quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại. D. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, làm giảm sự đa dạng di truyền. Câu 43: Cặp cơ quan nào sau đây ở các loài sinh vật là cơ quan tương tự? A. Cánh chim và cánh bướm. B. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật. C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người. D. Chi trước của mèo và tay của người. ĐÁP ÁN 1. D 11. A 21. B 31. A 2. D 12. D 22. B 32. A 41. B 3. A 13. B 23. C 33. D 42. A 4. A 14. A 24. D 34. A 5. B 15. D 25. C 35. C 6. D 16. D 26. C 36. B 7. A 17. D 27. B 37. A 8. D 18. D 28. C 38. A 9. A 19. C 29. C 39. D 10. C 20. C 30. A 40. B 43. A LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án D - I, II, III, IV đều là những phát biểu đúng Câu 2: Đáp án D - A sai ở từ “luôn” không phải lúc nào CLTN và yếu tố ngẫu nhiên cũng hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật. - B sai vì CLTN thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định. - C sai vì đây không phải là đặc điểm của cả 2 yếu tố trên. - D đúng vì cả chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể. Câu 3: Đáp án A - A chọn vì cả 3 nhân tố tiến hóa “Đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, chọc lọc tự nhiên” đều làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. - B, D sai vì “giao phối không ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên không làm phát sinh những kiểu gen mới, không phát sinh những biến dị mới trong quần thể. - C sai vì “giao phối không ngẫu nhiên” không làm thay đổi tần số alen của quần thể. Câu 4: Đáp án A Những cá thể đột biến có màu sắc khác biệt dẫn đến thay đổi về tập tính giao phối, nên các cá thể có cùng màu sắc thích giao phối với nhau hơn (giao phối có lựa chọn), dần dần tạo nên một quần thể cách li về tập tính giao phối với quần thể gốc. Câu 5: Đáp án B Hình ảnh trên có bọ cánh cứng màu nâu và xanh lá cây. Con chim là kẻ ăn thịt. Con bọ cánh cứng màu màu xanh sẽ được con chim chú ý đầu tiên. Vì vậy, trong trường hợp này, các bọ cánh cứng màu nâu sẽ sống đủ lâu để vượt qua những đặc điểm của nó cho thế hệ tiếp theo. Chọn lọc tự nhiên là quá trình mà các sinh vật thích nghi tốt nhất với môi trường của chúng tồn tại và vượt qua những đặc điểm của nó cho thế hệ tiếp theo. Vậy nhân tố tiến hóa được thấy trong hình ảnh trên là “Chọn lọc tự nhiên” Câu 6: Đáp án D Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là chọn lọc nhân tạo. Nó giải thích vì sao mỗi giống vật nuôi hay cây trồng đều thích nghi cao độ với một nhu cầu xác định của con người. Câu 7: Đáp án A Vì tần số đột biến gen tính trên mỗi gen trong một thế hệ dao động từ 10-6 → 10-4. Như vậy, ở mỗi thế hệ, cứ khoảng một triệu giao tử sẽ có một giao tử mang alen đột biến. Với tốc độ như vậy, đột biến gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm và có thể coi như không đáng kể. Câu 8: Đáp án D - A sai vì đây là quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại. - B sai vì đây là quan điểm thuyết tiến hóa của Lamac. - C sai vì sự hình thành giống vật nuôi cây trồng là kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo. - D đúng là quan điểm của Đacuyn Câu 9: Đáp án A Quan sát hình ảnh ta thấy có một cá thể di cư từ quần thể I sang quần thể II là xuất hiện alen a ở quần thể II → hình ảnh phản ánh hiện tượng di – nhập gen. Câu 10: Đáp án C - A, B, D là những phát biểu đúng. - C sai vì kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang kiểu gen quy định đặc điểm thích nghi với môi trường. Câu 11: Đáp án A - I đúng - II đúng - III sai vì sự tiến hóa trong sinh giới bắt đầu từ sự biến đổi cấu trúc di truyền của quẩn thể (tiến hóa nhỏ) → tiến hóa sẽ không thể xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền. - IV sai vì quần thể có tính toàn vẹn trong không gian, tồn tại thực trong tự nhiên và biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ → mỗi quần thể được xem là một đơn vị tiến hóa cơ sở chứ không phải cá thể. Câu 12: Đáp án D Thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển quan niệm về chọn lọc tự nhiên của Đacuyn ở những điểm 1, 2, 4. - Ý 3 là quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại chứ không phải được phát triển từ quan niệm của Đacuyn. Câu 13: Đáp án B - A đúng, đột biến tạo nguyên liệu sơ cấp, còn giao phối ngẫu nhiên tạo nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. - B sai vì đột biến có thể phát sinh những biến dị có lợi, có hại hoặc trung tính. - C đúng, vì yếu tố ngẫu nhiên xảy ra đột ngột, không theo một hướng xác định, do thiên tai hoặc dịch bệnh nên có thể thể loại alen có lợi ra khỏi quần thể. - D đúng, chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa quy định chiều hướng và nhịp độ tiến hóa nên nó là nhân tố tiến hóa có hướng. Câu 14: Đáp án A - A đúng vì nhập gen có thể làm phong phú vốn gen của quần thể và đồng thời làm thay đồi tần số alen của quần thể. - B sai vì các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể. - C sai vì chọn lọc tự nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể. - D sai vì giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đồi tần số alen của quần thể. Câu 15: Đáp án D - (1) đúng với quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại. - (2) sai vì theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại thì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình. - (3) sai vì theo quan điểm hiện đại thì những biến dị xuất hiện theo một hướng xác định (thường biến) thường không có ý nghĩa cho tiến hóa. - (4) sai vì khái niệm biến dị cá thể là của học thuyết tiến hoán của Đacuyn. Vậy chỉ có 1 phát biểu đưa ra là đúng Câu 16: Đáp án D Theo quan niệm hiện đại thì nhân tố tiến hoá cơ bản nhất là chọn lọc tự nhiên. Câu 17: Đáp án D - A, C sai vì giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quẩn thể → không tạo ra alen mới. - B sai vì giao phối ngẫu nhiên không quy định chiều hướng tiến hoá, mà chọn lọc tự nhiên mới là nhân tố quy định chiếu hướng tiến hoá. - D đúng, vì giao phối ngẫu nhiên tạo biến dị tổ hợp là nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá. Câu 18: Đáp án D - I sai vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi thành phần kiểu gen, tần số alen của quần thể. - II đúng - III sai vì đối tượng tác động chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là cá thể - IV đúng vì khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định → chọn lọc tự nhiên là một nhân tố tiến hoá có hướng Câu 19: Đáp án C Yếu tố ngẫu nhiên là yếu tố xảy ra đột ngột, không theo một hướng xác định do thiên tai, khí hậu nên yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen một cách nhanh chóng, với những quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại. Câu 20: Đáp án C - A sai vì chọn lọc tự nhiên tác động lên cả cá thể của quần thể - B sai vì vi khuẩn có cấu tạo đơn giản nên chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội - C đúng vì kiểu gen chứa alen trội được biểu hiện ra kiểu hình mà chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình - D sai vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình chứ không phải kiểu gen Câu 21: Đáp án B - A sai vì đột biến gen và di - nhập gen đều là nhân tố tiến hóa vô hướng - B đúng, cả đột biến gen và di nhập gen (gen nhập vào các khác gen có sẵn trong quần thể) đều có thể xuất hiện alen mới nên làm phong phú vốn gen của 1uần thể - C sai vì cả đột biến gen và di - nhập gen đều không cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa - D sai vì cả đột biến gen và di - nhập gen đều làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể Câu 22: Đáp án B - A sai vì hình thành loài bằng con đường cách li địa lí hay xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán mạch - B đúng - C sai ở từ “luôn” vì không phải cứ cách li địa lí là dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới - D sai vì cách li địa lí không trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể Câu 23: Đáp án C - A sai vì yếu tố ngẫu nhiên xảy ra đột ngột, không theo hướng xác định nên đào thải cả gen trội và gen lặn ra khỏi quần thể - B sai vì yếu tố ngẫu nhiên làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể - C đúng - D sai vì yếu tố ngẫu nhiên không quy định chiều hướng tiến hóa Câu 24: Đáp án D - A, B, C loại vì đều là nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen của quần thể một các vô hướng - D đúng, chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng Câu 25: Đáp án C - A đúng - B đúng - C sai vì yếu tố ngẫu nhiên làm giảm đa dạng di truyền của quần thể Câu 26: Đáp án C Nhân tố tiến hóa tác động trực tiếp lên sự hình thành quần thể thích nghi là chọn lọc tự nhiên vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình Câu 27: Đáp án B - (1) → đúng - (2) → đúng vì đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn NST đều góp phần hình thành loài mới - (3) → đúng lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ NST song nhị bội chứa bộ NST của hai loài khác nhau - (4) → đúng vì các yêu tố ngẫu nhiên tác động sẽ dẫn đến cách li địa lí, dẫn đến cách li sinh sản → hình thành loài mới Vậy cả 4 phát biểu trên đều đúng Câu 28: Đáp án C - A sai vì chọn lọc tự nhiên mới quy định chiều hướng tiến hoá. - B sai vì đột biến làm thay đổi cả tần số aỉen và thành phấn kiểu gen của quần thể. - C đúng vì đột biến phát sinh những biến dị, tạo alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. - D sai vì đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp của tiến hoá. Câu 29: Đáp án C - Nhân tố tiến hoá làm phong phú vốn gen của quần thể là đột biến gen và di – nhập gen. Câu 30: Đáp án A - A là phát biểu sai, vì tiến hoá lớn diễn ra trong phạm vị hình thành các nhóm phân loại trên loài, có quy mô lớn. - B, C, D là những phát biểu đúng Câu 31: Đáp án A - A đúng - B sai vì không phải lúc nào cách li địa lí cũng dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới. - C sai vì hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều dạng chung gian chuyển tiếp. - D sai vì hình thành loài bằng con đường sinh thái thường xảy ra ở thực vật và các loại động vật ít di chuyển. Câu 32: Đáp án A Theo Đacuyn đối tượng bị tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là cá thể. Câu 33: Đáp án D - A sai vì chỉ có các yếu tố ngẫu nhiên mới có thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn ra khỏi quần thể. - B sai vì chỉ có chọn lọc tự nhiên mới làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng nhất định. - C sai vì đây không vai trò của của cả hai nhân tố trên. - D đúng vì cả chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên đều làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể. Câu 34: Đáp án A Theo thuyết tiến hoá hiện đại, nhân tố không phải là nhân tố tiến hoá là “Giao phối ngẫu nhiên” vì giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể Câu 35: Đáp án C Theo quan niệm tiến hóa hiện đại thì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen → C đúng Câu 36: Đáp án B Nhân tố tiến hóa có vai trò cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa là đột biến. Câu 37: Đáp án A Giao phối ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số các alen, đột biến gen làm phát sinh alen mới nhưng làm thay đổi một cách chậm chạp → loại B, C, D. Chỉ có yếu tố ngẫu nhiên (thiên tai, địch bệnh,...) là làm thay đổi tẩn số alen một cách đột ngột Câu 38: Đáp án A - A sai vì yếu tố ngẫu nhiên không làm xuất hiện kiểu gen mới trong quần thể mà nó chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. - B, C, D là những phát biểu đúng. Câu 39: Đáp án D Một alen có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể bởi tác động của nhân tố tiến hóa "Các yếu tố ngẫu nhiên" vì yếu tố ngẫu nhiên là những yếu tố xảy ra do thiên tai, dịch bệnh nên nó có tính chất đột ngột và vô hướng. Câu 40: Đáp án B - A sai vì đột biến là nhân tố tiến hóa vô hướng. - B đúng - C sai vì tiến hóa nhỏ vẫn diễn ra khi không có di - nhập gen. - D sai vì nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa nhỏ là đột biến gen. Câu 41: Đáp án B Trong quần thể có kích thước nhỏ, nhân tố tiến hóa làm biến đổi nhanh nhất tần số tương dối của các alen trong một gen nào đó là các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 42: Đáp án A - A là phát biểu sai vì kể cả khi không có đột biến thì các yếu tố ngẫu nhiên vẫn làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. - B, C, D là những phát biểu đúng. Câu 43: Đáp án A Cơ quan tương tự là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự → Cánh chim và cánh bướm là cơ quan tương tự - B loại vì ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật là cơ quan thoái hóa. - C, D loại vì đây là những cặp cơ quan tương đồng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan