Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông 39 câu hỏi trắc nghiệm chương cá thể và quần thể sinh vật phần 1 thầy thịnh ...

Tài liệu 39 câu hỏi trắc nghiệm chương cá thể và quần thể sinh vật phần 1 thầy thịnh nam file word có lời giải chi tiết.image.marked.image.marked

.PDF
12
147
128

Mô tả:

CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT Câu 1:Cây rừng khộp Tây Nguyên lá rộng rụng lá vào mùa khô do A. Nhiệt độ giảm. B. Lượng mưa trung bình. C. lượng mưa cực thấp. D. gió nhiều với cường độ lớn. Câu 2:Cho các thông tin sau - Giới hạn về nhiệt độ của loài chân bụng Hiđrôbia aponensis là từ 10C đến 600C, của đỉa phiến là 0,50C đến 240C. - Loài chuột cát Đài nguyên sống được khi nhiệt độ từ -50C đến 300C. - Cá chép ở Việt Nam sống được khi nhiệt độ từ 20C đến 440C. Trong các loài trên, loài nào có khả năng phân bố hẹp nhất? A. Chuột cát. B. Hiđrôbia aponensis. C. Cá chép. D. Đỉa phiến. Câu 3:Các cá thể trong quần thể có quan hệ sinh thái nào sau đây? 1. Quan hệ hỗ trợ. 2. Quan hệ cạnh tranh khác loài. 3. Quan hệ hỗ trợ hợp tác. 4. Quan hệ cạnh tranh cùng loài. 5. Quan hệ vật ăn thịt – con mồi. Phương án đúng: A. 1, 4. B. 1, 4, 5. C. 1, 2, 3, 4. D. 1, 3, 4. Câu 4:Giới hạn sinh thái là A. khoảng cư trú thường xuyên của một loài nào đó. B. khoảng xác định khu vực sống của một loài nào đó. C. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái. D. khoảng không gian bao quanh của một loài nào đó. Câu 5:Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau: (1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC. (2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều. (3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002. (4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô. Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là A. (2) và (3). B. (2) và (4). C. (1) và (4). D. (1) và (3). Câu 6:Một nhà khoa học quan sát hoạt động của 2 đàn ong ở trên cùng một cây cao và đã đi đến kết luận chúng thuộc 2 loài khác nhau. Quan sát nào dưới đây giúp nhà khoa học này đi đến kết luận như vậy? A. Chúng làm tổ trên cây ở độ cao và vị trí khác nhau. B. Các con ong của hai đàn bay giao hợp vào thời điểm khác nhau trong mùa sinh sản. C. Các con ong của hai đàn có kích thước khác nhau. D. Các con ong của hai đàn kiếm ăn vào thời điểm khác nhau trong mùa sinh sản. Câu 7:Cho nội dung sau nói về quần thể: (1) Quần thể là tập hợp những cá thể khác loài nhưng có cùng khu phân bố. (2) Về mặt di truyền có thể chia quần thể thành 2 nhóm: quần thể tự phối và quần thể giao phối. (3) Mỗi quần thể có khu phân bố xác định và luôn luôn ổn định. (4) Quần thể tự phối thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật. Có bao nhiêu nội dung đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 8: Cho các nội dung sau: (1) Động vật biến nhiệt sống ở vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn hơn những cá thể cùng loài khi sống ở vùng nhiệt đới. (2) Gấu sống ở vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn hơn những cá thể cùng loài khi sống ở vùng nhiệt đới. (3) Chó sống ở vùng ôn đới có kích thước tai nhỏ hơn những cá thể cùng loài khi sống ở vùng nhiệt đới. (4) Động vật đẳng nhiệt sống ở vùng nhiệt đới có đuôi, các chi lớn hơn những cá thể cùng loài khi sống ở vùng ôn đới. Số nội dung đúng là A. 2. B. 3. C. 0. D. 1. Câu 9: Môi trường là A. khoảng không gian sống bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. B. phần không gian bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. C. khoảng không gian kiếm ăn, hoạt động và sinh sản của sinh vật, ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng của sinh vật. D. khoảng khu vực sinh vật di chuyển và hoạt động, ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Câu 10: Các nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ quần thể là A. sức sinh sản và mức độ tử vong. B. sự xuất-nhập cư các cá thể trong quần thể. C. ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. D. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng một đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt. Câu 11: Tập hợp những quần thể nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Những con tê giác một sừng sống trong Vườn Quốc Gia Cát Tiên. B. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì. C. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương. D. Những con cá sống trong Hồ Tây. Câu 12: Cây tầm gửi sống trên cây bưởi, sán lá gan sống trong ống tiêu hoá của chó, mèo. Các sinh vật đó có loại môi trường sống là A. môi trường nước. B. môi trường trên cạn. C. môi trường đất. D. môi trường sinh vật. Câu 13: Trong các nhân tố dưới đây, nhân tố chủ yếu quyết định trạng thái cân bằng số lượng cá thể của quần thể là A. mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. B. kiểu phân bố cá thể của quần thể. C. sức sinh sản và mức độ tử vong của các cá thể trong quần thể. D. khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Câu 14: Cho các da ̣ng biế n đô ̣ng số lươ ̣ng cá thể của quầ n thể sinh vâ ̣t sau: (1) Ruồi, muỗi phát triển từ tháng 3 đến tháng 6. (2) Cá cơm ở vùng biển Pêru cứ 7 năm có sự biến động số lượng. (3) Số lươ ̣ng cây tràm ở rừng U Minh Thươ ̣ng sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002 (4) Năm 1997 sự bùng phát của virut H5N1 đã làm chết hàng chục triệu gia cầm trên thế giới. Những da ̣ng biế n đô ̣ng số lươ ̣ng cá thể của quầ n thể sinh vâ ̣t theo chu kì là A. (1) và (3). B. (1) và (2). C. (2) và (3). D. (1), (2) và (4). Câu 15: Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái A. ở mức độ đó sinh vật không thể sinh sản được. B. gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật. C. ở mức độ đó sinh vật không thể sinh trưởng được. D. ở mức độ đó sinh vật không thể phát triển được. Câu 16: Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể, kiểu phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi A. điều kiện sống phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. B. điều kiện sống phân bố không đồng đều và giữa các cá thể không có sự hỗ trợ lẫn nhau. C. điều kiện sống phân bố đồng đều và kích thước quần thể ở mức vừa phải. D. điều kiện môi trường phân bố ngẫu nhiên và không có sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Câu 17: Cho các nhận xét sau, các nhận xét không đúng là: Mật độ cỏ có thể tăng mãi theo thời gian vì vốn dĩ loài này đã có sức sống cao, có thể tồn tại ở bất cứ điều kiện khắc nghiệt nào. Trong sinh cảnh cũng tồn tại nhiều loài có họ hàng gần nhau thường dẫn đến phân li ổ sinh thái. Rét đậm kéo dài ở miền bắc vào mùa đông vào năm 2008, đã làm chết rất nhiều gia súc là biến động theo chu kì mùa. Nhân tố hữu sinh là nhân tố không phụ thuộc vào mật độ quần thể. Có 2 dạng biến động là biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì. Trong cấu trúc tuổi của quần thể, thì tuổi sinh lý là tuổi trung bình của các cá thể trong quần thể. A. 2, 4, 5. B. 1, 3, 4, 6. C. 3, 4, 6. D. 1, 4, 5, 6. Câu 18: Ổ sinh thái của một loài là A. một "không gian sống" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong khoảng thuận lợi cho phép loài đó phát triển tốt nhất. B. một "khu vực sinh thái" mà ở đó có nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép các loài tồn tại và phát triển lâu dài. C. một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài. D. một "không gian hoạt động" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường đảm bảo cho sinh vật có thể kiếm ăn và giao phối với nhau. Câu 19: Cho các kiểu quan hệ: (1) Quan hệ hỗ trợ. (2) Quan hệ cạnh tranh khác loài. (3) Quan hệ hỗ trợ hợp tác. (4) Quan hệ cạnh tranh cùng loài. (5) Quan hệ vật ăn thịt - con mồi. Có bao nhiêu mối quan hệ thể hiện mối quan hệ sinh thái trong quần thể? A. 3. B. 4. C. 2. D. 1 Câu 20: Kích thước của quần thể chịu chi phối của nhân tố chính: A. Sinh sản, tử vong, mật độ cá thể của quần thể. B. Sinh sản, tử vong. C. Sinh sản, tử vong, di cư, nhập cư. D. Sinh sản và nhập cư Câu 21: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm A. vi sinh vật, thực vật, động vật và con người. B. thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau. C. thực vật, động vật và con người. D. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người. Câu 22: Khi kích thước quần thể giao phối xuống dưới mức tối thiểu, mức sinh sản sẽ giảm. Giải thích nào sau đây là đúng? A. Do số lượng giảm nên các cá thể có xu hướng di cư sang quần thể khác làm giảm mức sinh. B. Do các cá thể có xu hướng giao phối gần nên mức sinh giảm. C. Do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực và cái giảm nên mức sinh giảm. D. Do sự hỗ trợ giữa các cá thể giảm nên làm giảm khả năng sinh sản. Câu 23: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. B. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ không thể tồn tại được. C. Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho các hoạt động sinh lí của sinh vật. D. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài đều giống nhau. Câu 24: Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất. B. mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường. D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Câu 25: Các cá thể trong quần thể có quan hệ sinh thái nào sau đây? 1. Quan hệ hỗ trợ. 2. Quan hệ cạnh tranh khác loài. 3. Quan hệ hỗ trợ hợp tác. 4. Quan hệ cạnh tranh cùng loài. 5. Quan hệ vật ăn thịt – con mồi. Phương án đúng: A. 1, 4, 5. B. 1, 4. C. 1, 3, 4. D. 1, 2, 3, 4. Câu 26: Tập hợp nào sau đây là một quần thể sinh vật? A. Cây trong rừng. B. Gà trong vườn. C. Chim cánh cụt ở Bắc Cực. D. Cá ở Hồ Tây. Câu 27: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của quần thể giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. Ví dụ nào sau đây cho thấy quần thể của loài có kiểu phân bố ngẫu nhiên? A. Nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng, bầy chim cánh cụt ở Nam cực. B. Các cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ. C. Các con sâu sống trên tán lá cây, các cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới. D. Các cây thông trong rừng thông và các loài sò sống trong phù sa vùng triều. Câu 28: Ở rừng nhiệt đới châu Phi. Muỗi Aedes afrieanus (loài A) sống ở vòm rừng, còn muỗi Anophenles gambiae (loài B) sống ở tầng sát mặt đất. Từ nghiên cứu trên người ra đưa ra các kết luận: (1) Loài A là loài hẹp nhiệt hơn so với loài B. (2) Cả hai loài đều hẹp nhiệt như nhau. (3) Loài A là loài rộng nhiệt, loài B là loài hẹp nhiệt. (4) Cả hai loài đều rộng nhiệt như nhau. Số kết luận có nội dung đúng là: A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 29: Cho các nhận xét sau: (1) Đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S. (2) Tuổi sinh lí là thời gian sống thực tế của cá thể. (3) Tuổi sinh thái là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể. (4) Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy điều kiện môi trường sống. (5) Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi. Trong số những phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 Câu 30: Trong điều kiện sống khó khăn ở các khe chật hẹp vùng nước sâu dưới đáy biển, một số cá đực kí sinh trên con cái chỉ để thụ tinh trong mùa sinh sản, giảm sức ép lên nguồn thức ăn hạn hẹp. Kí sinh trên đồng lọai có thể coi là quan hệ A. ức chế cảm nhiễm. B. cạnh tranh cùng loài.C.kí sinh - vật chủ. D. hỗ trợ cùng loài. Câu 31: Ở những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống như cá, hươu, nai,... thì yếu tố nào sau đây ảnh hưỡng rõ rệt nhất đến sự biến động số lượng cá thể trong quần thể? A. Sức sinh sản và mức độ tử vong. B. Số lượng kẻ thù ăn thịt. C. Sự phát tán của các cá thể. D. Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng một đàn. Câu 32: Có 3 quần thể cá, sau khi bị khai thác, số lượng cá thể ở các nhóm tuổi trong mỗi quần thể như sau: Quần thể I: cá lớn còn nhiều, cá bé rất ít; quần thể II: cá lớn rất ít và cá bé còn nhiều; quần thể III: cá lớn và cá bé đều còn nhiều. Nếu tiếp tục đánh bắt với mức độ lớn thì quần thể nào sẽ bị suy kiệt? A. Quần thể I và II. B. Quần thể I. C. Quần thể I và III. D. Quần thể III. Câu 33: Ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể là A. các loài ong, kiến, mối luôn sống thành đàn. B. con người trong xen canh giữa ngô và lạc. C. hải quỳ và tôm ký cư luôn di chuyển cùng nhau. D. các loài cây mọc cùng sống trong một khu rừng. Câu 34: Mối quan hệ giữa loài A và B được biểu diễn bằng sự biến động số lượng của chúng theo hình bên. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? (1) Mối quan hệ giữa hai loài này là quan hệ cạnh tranh. (2) Kích thước cơ thể của loài A thường lớn hơn loài B. (3) Sự biến động số lượng của loài A dẫn đến sự biến động số lượng của loài B và ngược lại. (4) Loài B có thường xu hướng tiêu diệt loài A. (5) Mối quan hệ giữa 2 loài A và B được xem là động lực cho quá trình tiến hoa. A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 35: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa gì? A. Đảm bảo thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn. B. Giúp khai thác tối ưu nguồn sống. C. Duy trì số lượng và sự phân bố của các thể trong quần thể ở mức độ phù hợp. D. Đảm bảo cho quần thể tồn tại trước sự biến đổi của môi trường sống Câu 36: Đồ thị biểu diễn sự sinh trưởng của quần thể trong tự nhiên thường có dạng hình chữ S. Giải thích nào dưới đây là đúng? A. Tốc độ sinh trưởng tối đa của quần thể đạt được khi số lượng cá thể của quần thể còn tương đối ít. B. Tốc độ sinh trưởng tối đa của quần thể đạt được khi số lượng cá thể của quần thể đạt gần kích thước tối đa. C. Tốc độ sinh trưởng tối đa của quần thể đạt được khi quần thể vừa bước vào điểm uốn trên đồ thị sinh trưởng của quần thể. D. Tốc độ sinh trưởng tối đa của quần thể đạt được khi quần thể vượt qua điểm uốn trên đồ thị (điểm uốn giữa của đường cong) sinh trưởng của quần thể. Câu 37: Ví dụ thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là A. Ở thực vật, tre lứa thường có xu hướng quần tụ với nhau giúp chúng tăng khả năng chống chịu với gió bão, giúp chúng sinh trưởng phát triển tốt hơn. B. Ở cá, nhiều loài khi hoạt động chúng di cư theo đàn có số lượng rất động nhờ đó chúng giảm lượng tiêu hao oxi, tăng cường dinh dưỡng, chống lại các tác nhân bất lợi. C. Ở loài khỉ, khi đến mùa sinh sản các con đực đánh nhau để tìm ra con khoẻ nhất, các con đực yếu hơn sẽ phải di cư đến một nơi khác, chỉ có con đực khoẻ nhất được ở lại đàn. D. Ở loài linh dương đầu bò, các cá thể khi hoạt động thường theo đàn có số lượng rất lớn, khi gặp vật ăn thịt cả đàn bỏ chạy, con yếu sẽ bị vật ăn thịt tiêu diệt. Câu 38: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật? (1) Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. (2) Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. (3) Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. (4) Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 39: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xảy ra khi A. mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. B. khi các cá thể sống trong các khu vực khác nhau, khi chúng xâm phạm nơi của nhau thì sự cạnh tranh diễn ra. C. khi hai cá thể có cùng một tập tính hoạt động, sống trong cùng một môi trường nên chúng mâu thuẫn với nhau dẫn đến cạnh tranh. D. khi các cá thể có cùng một nhu cầu dinh dưỡng và trước cùng một nguồn dinh dưỡng, khi đó xảy ra sự cạnh tranh dinh dưỡng. LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1:Đáp ánC Rừng khộp là một kiểu rừng với các loài cây thuộc họ Dầu lá rộng (Dipterocarpaceae) chiếm ưu thế. Loại rừng này hình như là một kiểu rừng đặc trưng chỉ có ở Đông Nam Á. Tại Việt Nam, rừng khộp được phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Loại rừng thưa và thoáng này thường phân bố ở những vùng có khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt.Ở rừng khộp, cây rừng phát triển mạnh vào mùa mưa và rụng lá vào mùa khô. Vào mùa khô, lượng mưa thấp đã làm rừng trơ trụi lá, đất đai khô cằn, các dòng suối trong rừng hầu hết đều cạn kiệt, nhìn như những khu rừng chết, nhưng chỉ cần có một cơn mưa thoáng qua là cả khu rừng lập tức bừng màu xanh trở lại. Câu 2:Đáp ánD Loài nào có giới hạn sinh thái về nhiệt độ càng hẹp thì có khả năng phân bố hẹp nhất. Giới hạn sinh thái nhiệt độ của các loài là: Loài chân bụng Hiđrôbia aponensis: 60 – 1 = 59oC. Đỉa phiến: 24 – 0,5 = 23,5oC. Loài chuột cát Đài nguyên: 30 – (-5) = 35oC. Cá chép ở Việt Nam: 44 – 2 = 42oC. Vậy loài đỉa phiến có khả năng phân bố hẹp nhất. Câu 3:Đáp ánA Câu 4:Đáp ánC Giới hạn sinh thái: - Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định của môi trường, nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật không tồn tại được. Giới hạn sinh thái có: * Khoảng thuận lợi: là khoảng nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật sống tốt nhất. * Khoảng chống chịu: là khoảng nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật. Câu 5:Đáp ánB Câu 6:Đáp ánB Vị trí tổ ong, kích thước các con ong và thời điểm kiếm ăn của chúng không đủ cơ sở để phân biệt chúng thuộc 2 loài khác nhau. Có nhiều quần thể cùng một loài cũng có sự khác nhau ở các đặc điểm trên. Cơ sở để đi đến kết luận 2 đàn ong này thuộc 2 loài đó là các con ong của hai đàn bay giao hợp vào thời điểm khác nhau trong mùa sinh sản. Đây là tiêu chuẩn cách li sinh sản. Ở những loài giao phối thì tiêu chuẩn cách li sinh sản là tiêu chuẩn chính xác nhất để phân biệt 2 quần thể có thuộc 2 loài khác nhau hay không Câu 7:Đáp ánB Nội dung (2) và (4) đúng Câu 8:Đáp ánB Theo quy tắc Alen: Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi, chi,… thường bé hơn tai, đuôi, chi,… của loài động vật tương tự sống ở vùng nóng. Nội dung 3, 4 đúng. Theo quy tắc Becman: Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới thì kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài hay với loài có quan hệ họ hàng gần sống ở vùng nhiệt đới. Nội dung 1 sai vì quy tắc này không dùng cho loài biến nhiệt. Nội dung 2 đúng. Có 3 nội dung đúng. Câu 9:Đáp ánB Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật. Có các loại môi trường như: môi trường trên cạn, môi trường đất, môi trường nước và môi trường sinh vật. Câu 10:Đáp ánC Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống sinh vật.Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành 1 tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật. Nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ quần thể (nhân tố hữu sinh) là thế giới hữu cơ của môi trường và là mối quan hệ giữa 1 sinh vật (nhóm sinh vật) này với 1 sinh vật (nhóm sinh vật) khác sống xung quanh. Trong các nhân tố trên thì nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ quần thể là: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. Câu 11:Đáp ánA Các đáp án: những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì, những con cá sống trong Hồ Tây, những con chim sống trong rừng Cúc Phương đều không cùng loài nên không phải quần thể. Chỉ có đáp án:Những con tê giác một sừng sống trong Vườn Quốc Gia Cát Tiên là quần thể do thỏa mãn các điều kiện: - Cùng loài - Cùng sống trong 1 khoảng không gian - Tại 1 thời điểm - Có khả năng sinh sản sinh ra thế hệ mơi hữu thụ. Câu 12:Đáp ánD Có 4 loại môi trường sống là: Môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường đất và môi trường sinh vật. Cây tầm gửi sống trên cây bưởi, sán lá gan sống trong ống tiêu hóa của chó mèo là những ví dụ về môi trường sinh vật. Môi trường sinh vật bao gồm thực vật, động vật và con người, nơi sinh sống của những sinh vật kí sinh... Câu 13:Đáp ánD Nhân tố chủ yếu quyết định trạng thái cân bằng số lượng cá thể của quần thể là khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường quyết định Câu 14:Đáp ánB Câu 15:Đáp ánB Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật. Trong khoảng đó sinh vật không thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản được. Câu 16:Đáp ánA Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể, kiểu phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể Câu 17:Đáp ánB Câu 18:Đáp ánC Ổ sinh thái của một loài là một không gian sinh thái, các nhân tố sinh thái đều nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài tồn tại và phát triển. Ổ sinh thái biểu thị các sinh sống của loài sinh vật đó. Câu 19:Đáp ánC Các mối quan hệ thể hiện mối quan hệ sinh thái trong quần thể là quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh cùng loài. Các mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi, quan hệ hỗ trợ hợp tác, quan hệ cạnh tranh khác loài là các mối quan hệ trong quần xã, quần thể chỉ gồm một loài nên không có các mối quan hệ này. Câu 20:Đáp ánC Câu 21:Đáp ánB Câu 22:Đáp ánC Khi kích thước quần thể giao phối xuống dưới mức tối thiểu, số lượng cá thể của quần thể còn lại rất ít, do đó các cá thể đực và cái rất khó để gặp nhau, làm giảm mức sinh sản Câu 23:Đáp ánD Câu 24:Đáp ánB Giới hạn sinh thái: Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định của môi trường, nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật không tồn tại được. Giới hạn ST có: * Khoảng thuận lợi: là khoảng nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật sống tốt nhất. * Khoảng chống chịu: là khoảng nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật. Ví dụ: giới hạn sinh thái của cá rôphi Việt Nam là 5,6oC đến 42oC Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20oC đến 30oC Câu 25:Đáp ánB Các cá thể trong quần thể thuộc cùng một loài nên quan hệ giữa chúng là các mối quan hệ cùng loài. Các mối quan hệ sinh thái có trong quần thể là: quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh cùng loài. Các mối quan hệ cạnh tranh khác loài, quan hệ hợp tác, quan hệ vật ăn thịt – con mồi là những mối quan hệ sinh thái giữa các loài khác nhau trong quần xã. Câu 26:Đáp ánC Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong 1 không gian nhất định, ở 1 thời điểm xác định và có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới hữu thụ Các đáp án A, B, D sai vì chưa đảm bảo yếu tố là " tập hợp các cá thể cùng loài", vì có rất nhiều loài cá, loài cây và loài gà khác nhau. Câu 27:Đáp ánC Nội dung B,D sai. Cây thông trong rừng thông là kiểu phân bố đồng đều. Nội dung A sai. Đàn trâu rừng phân bố theo nhóm, chim cánh cụt phân bố đồng đều. Câu 28:Đáp ánD Lời giải chi tiết Loài A sống ở vòm rừng nên có sự thay đổi về nhiệt độ lớn hơn loài B (sống ở tầng sát mặt đất, là nơi ẩm ướt, ánh sáng mặt trời ít chiếu xuống được do đó sự dao động về nhiệt độ của vùng này ít) → Loài A được coi là rộng nhiệt hơn so với loài B. Chỉ có nội dung (3) đúng. Câu 29:Đáp ánD Câu 30:Đáp ánB Câu 31:Đáp ánB Ở những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống như cá, hươu, nai,... thì số lượng kẻ thù ăn thịt có ảnh hưởng rõ rệt nhất đến sự biến động số lượng cá thể trong quần thể Câu 32:Đáp ánB Câu 33: Đáp án A Câu 34: Đáp án C Nội dung (1); (3); (4); (5) đúng Câu 35: Đáp án C Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là đặc điểm thích nghi của quần thể. Cạnh tranh giúp duy trì số lượng và sự phân bố của các thể trong quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể Câu 36: Đáp án C Tốc độ sinh trưởng tối đa của quần thể đạt được khi quần thể vừa bước vào điểm uốn trên đồ thị sinh trưởng của quần thể Câu 37: Đáp án C Câu 38: Đáp án A Nội dung 1, 3, 4 đúng. Nội dung 2 sai. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Có 3 nội dung đúng. Câu 39: Đáp án A
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan