Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông 37 câu hỏi trắc nghiệm chương sinh sản phần 1 thầy thịnh nam file word có ...

Tài liệu 37 câu hỏi trắc nghiệm chương sinh sản phần 1 thầy thịnh nam file word có lời giải chi tiết.image.marked.image.marked

.PDF
11
151
82

Mô tả:

SINH SẢN Câu 1:Sinh sản vô tính ở động vật là: A. Một cá thể luôn sinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng. B. Một cá thể luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng. C. Một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng. D. Một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống và khác mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng. Câu 2:Cho các hình thức sinh sản sau đây: I. Giâm sắn, mọc cây sắn. II. Gieo hạt mướp, mọc cây mướp. III. Tre, trúc nảy chồi, mọc cây con. IV. Từ củ khoai lang, mọc cây con Có bao nhiêu hình thức sinh sản sinh dưỡng trong những hình thức trên A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 3:Cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép là vì: A. Để tránh gió, mưa làm lay cành ghép. B. Để tập trung nước nuôi các cành ghép. C. Loại bỏ sâu bệnh trên lá cây. D. Để tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá. Câu 4:Nguyên tắc của nhân bản vô tính là: A. Chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới. B. Chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới. C. Chuyển nhân của tế bào xôma (n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới. D. Chuyển nhân của tế bào trứng vào tế bào xôma, kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới. Câu 5:Cho các hình thức sinh sản sau đây: I. Sự sinh sản của cây lá tốt. II. Giâm cành rau muống. III. Sự sinh sản của cỏ gấu. IV. Chiết một cành chanh. V. Nuôi cấy mô. Có bao nhiêu hình thức sinh sản dinh dưỡng nhân tạo? A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 6:Sinh sản bào tử có ở những ngành thực vật nào? A. Quyết, hạt trần. B. Rêu, hạt trần. C. Quyết, hạt kín. D. Rêu, quyết. Câu 7:Hạn chế của sinh sản vô tính là: A. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng chậm chạp trước điều kiện môi trường thay đổi. B. Tạo ra các thế hệ con cháu không đồng nhất về mặt di truyền, nên thích nghi khác nhau trước điều kiện môi trường thay đổi. C. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng kém trước điều kiện môi trường thay đổi. D. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng đồng nhất trước điều kiện môi trường thay đổi. Câu 8:Trong các hình thức sinh sản ở thực vật, ghép là phương pháp có đặc điểm I. Cành ghép hoặc chồi ghép có đặc tính tốt mà con người mong muốn. II. Chồi hoặc cành ghép phải đồng sinh học với gốc ghép (cùng loài, cùng giống) III. Chất dinh dưỡng của gốc ghép sẽ nuôi cành ghép hoặc chồi ghép. IV. Chất lượng hoa quả cũng như sức sống của cây ghép phải tốt hơn cành hoặc chồi ghép. Số phương án đúng là: A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 9:Cho 3 cá thể X, Y và Z thuộc cùng một loài động vật sinh sản hữu tính. Tiến hành tách nhân một tế bào sinh dưỡng của X ghép vào trứng đã loại bỏ nhân của tế bào của Y. Nuôi cấy tế bào lai trong ống nghiệm tạo phôi sớm rồi chuyển vào tử cung của cá thể Z, tạo điều kiện để phôi phát triển sinh ra con lai. Nhận xét nào sau đây là đúng: A. Phần lớn các đặc điểm của con lai giống cá thể X, một phần nhỏ tính trạng giống cá thể Z. B. Con lai mang các đặc điểm giống với cá thể Z và một phần giống cá thể X và Y. C. Phần lớn các đặc điểm của con lai giống cá thể X, một phần nhỏ tính trạng giống cá thể Y. D. Con lai mang các đặc điểm của cá thể X, không biểu hiện các đặc điểm của cá thể Y và Z. Câu 10: Những cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành là vì: A. Dễ nhân giống nhanh và nhiều B. Để tránh sâu bệnh gây hại. C. Dễ trồng và ít công chăm sóc D. Rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả. Câu 11: Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật diễn ra đơn gian nhất? A. Nảy chồi. B. Trinh sinh. C. Phân đôi. D. Phân mảnh. Câu 12: Cho các phát biểu sau: I. Tự thụ phấn là trường hợp hạt phấn của hoa này thụ phấn cho noãn của hoa một cây khác. II. Thụ tinh kép là trường hợp cả hai giao tử đực đều tham gia vào thụ tinh. III. Nội nhũ có bộ NST 4n IV. Sau khi thụ tinh, nhân của giao tử đực thứ hai biến đổi thành hạt. V. Cây mầm gồm rễ mầm, than mầm, chồi mầm và lá mầm được phát triển từ nội nhũ. Số phát biểu có nội dung đúng là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 13: Ý nào không phải là sinh sản vô tính ở động vật đa bào? A. Bào tử phát triển thành cơ thể mới. B. Chồi con sau khi được hình thnành trên cơ thể mẹ sẽ được tách ra thành cơ thể mới. C. Trứng không thụ tinh (trinh sinh) phát triển thành cơ thể. D. Mảnh vụn từ cơ thể phát triển thành cơ thể mới. Câu 14: Hình thức sinh sản vô tính nào có cả ở động vật đơn bào và đa bào? A. Phân đôi. B. Nảy chồi. C. Phân mảnh. D. Trinh sinh. Câu 15: Sinh sản vô tính ở động vật là hình thức sinh sản I. Chỉ cần một cá thể gốc II. Trứng của cá thể gốc phát triển thành cơ thể mới. III. Không có sự thụ tinh giữa giao tử đực với giao tử cái. IV. Có sự tham gia của hai cá thể khác giới tính Số phương án đúng là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 16: Hướng tiến hoá về sinh sản của động vật là: A. Từ vô tính đến hữu tính, thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng. B. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con. C. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ trứng đến đẻ con. D. Từ hữu tính đến vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con. Câu 17: Sinh sản vô tính ở động vật đa bào bậc thấp giống với sinh sản vô tính ở động vật đa bào bậc cao là: A. Cơ thể mới được hình thành từ sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái. B. Cơ thể mới được hình thành từ phôi nhờ nguyên phân. C. Cơ thể mới được hình thành từ một giao tử cái nhờ nguyên phân. D. Cơ thể mới được hình thành từ một tế bào gốc ban đầu nhờ nguyên phân. Câu 18: Cho các phát biểu sau: I. Giun đất là loại động vật lưỡng tính nhưng chỉ thụ tinh chéo. II. Cầu gai là động vật phân tính, có hình thức thụ tinh chéo. III. Giun tròn là loại động vật lưỡng tính có thể sinh sản bằng hình thức tự phối. IV. Hình thức thụ tinh trong tiến hóa hơn thụ tinh ngoài. Số phát biểu có nội dung không đúng là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 19: Thời gian rụng trứng trung bình vào ngày thứ mấy trong chu kì kinh nguyệt ở người? A. Ngày thứ 13. B. Ngày thừ 25. C. Ngày thứ 14. D. Ngày thứ 12. Câu 20: Đặc điểm nào không đúng với sinh sản vô tính ở động vật? A. Đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ cơ thể. B. Cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường. C. Có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường. D. Tạo ra số luợng lớn con cháu trong thời gian ngắn. Câu 21: Sự khác nhau giữa sinh sản vô tính ở thực vật và động vật là: A. Ở động vật số lượng sinh sản vô tính bằng sinh sản sinh dưỡng rất ít còn ở thực vật có nhiều. B. Ở động vật không có sinh sản vô tính bằng sinh sản sinh dưỡng nhân tạo, còn ở thực vật có. C. Ở động vật không có sinh sản vô tính bằng bào tử, ở thực vật không có sinh sản vô tính bằng trinh sản. D. Ở động vật sinh sản vô tính bằng nẩy chồi và phân đôi là chủ yếu còn ở thực vật sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là chủ yếu. Câu 22: Cho các so sánh về mức độ tiến hóa sinh sản như sau (kí hiệu > là tiến hóa hơn) I. Sinh sản hữu tính > sinh sản vô tính II. Giao phối > tiếp hợp > tự phối III. Thụ tinh trong > thụ tinh ngoài IV. Đẻ con > đẻ trứng V. Động vật lưỡng tính > động vật phân tính Số so sánh không đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 23: Sinh sản theo kiểu giao phối tiến hoá hơn sinh sản vô tính là vì: A. Thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có lợi thích nghi với sự thay đổi của môi trường. B. Thế hệ sau có sự đồng nhất về mặt di truyền tạo ra khả năng thích nghi đồng loạt trước sự thay đổi của điều kiện môi trường. C. Thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường. D. Thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có hại và tăng cường khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Câu 24: Trùng roi có hình thức sinh sản: A. Nảy chồi. B. Phân mảnh. C. Phân đôi. D. Trinh sinh. Câu 25: Cho các phát biểu sau: I. Nhân bản vô tính là đem tế bào sinh dưỡng hai loài lai với nhau, rồi kích thích tế bào lai phát triển thành cơ thể mới. II. Sự hình thành cừu Doli là kết quả của hình thức trinh sản. III. Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản của bất cứ cá thể nào có cơ quan sinh sản. IV. Ở động vật, sinh sản tiếp hợp là hình thức sinh sản hữu tính, xảy ra ở động vật bậc thấp, nhờ đó có sự trao đổi nhân. V. Cầu gai, giun đất là loài động vật có hình thức sinh sản tự phối. A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 26: Thể vàng sản sinh ra hoocmôn: A. HCG. B. FSH. C. Prôgestêron. D. FSH. Câu 27: Vai trò của sinh sản sinh dưỡng đối với sản xuất nông nghiệp là: A. nhân nhanh giống cây trồng cần thiết trong thời gian ngắn. B. duy trì các tính trạng tốt cho con người. C. phục chế các giống cây trồng quý đang bị thoái hoá. D. tất cả các phương án trên. Câu 28: Cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép là vì: A. Để tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá. B. Loại bỏ sâu bệnh trên lá cây. C. Để tập trung nước nuôi các cành ghép. D. Để tránh gió, mưa làm lay cành ghép. Câu 29: Ý nào không đúng với sinh đẻ có kế hoạch? A. Điều chỉnh khoảng cách sinh con. B. Điều chỉnh về số con. C. Điều chỉnh thời điểm sinh con. D. Điều chỉnh sinh con trai hay con gái. Câu 30: Thụ tinh trong tiến hoá hơn thụ tinh ngoài là vì? A. Không nhất thiết phải cần môi trường nước. B. Không chịu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường. C. Cho hiệu suất thụ tinh cao. D. Đỡ tiêu tốn năng lượng. Câu 31: Sinh sản hữu tính gặp ở: A. động vật có xương sống. B. nhiều loài động vật có tổ chức thấp. C. động vật đơn bào. D. hầu hết động vật không xương sống và động vật có xương sống. Câu 32: Ở thực vật có 2 kiểu sinh sản: A. sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. B. sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử. C. sinh sản bằng thân củ và thân rễ. D. sinh sản phân đôi và nảy chồi. Câu 33: Sinh sản hữu tính ở hầu hết động vật là 1 quá trình gồm 3 giai đoạn nối tiếp là: A. giảm phân hình thành tinh trùng và trứng → thụ tinh tạo thành hợp tử → Phát triển phôi và hình thành cơ thể mới. B. Phát triển phôi và hình thành cơ thể mới → thụ tinh tạo thành hợp tử → giảm phân hình thành tinh trùng và trứng. C. giảm phân hình thành tinh trùng và trứng → thụ tinh tạo thành hợp tử. D. giảm phân hình thành tinh trùng và trứng → Phát triển phôi và hình thành cơ thể mới. Câu 34: Ở Thực vật có 2 hình thức sinh sản vô tính là: A. sinh sản bằng chồi và sinh sản bằng lá. B. sinh sản bằng hạt và sinh sản bằng cành. C. sinh sản bào tử và sinh sản sinh dưỡng. D. sinh sản bằng rễ và sinh sản bằng thân củ Câu 35: Ở động vật sinh sản hữu tính có các hình thức thụ tinh A. thụ tinh trong và tự thụ tinh. B. thụ tinh ngoài và thụ tinh trong. C. thụ tinh ngoài và thụ tinh chéo. D. tự thụ tinh và thụ tinh chéo. Câu 36: Khoai tây sinh sản bằng: A. rễ củ. B. thân củ. C. Lá. D. Thân rễ. Câu 37: Sinh sản hữu tính ở động vật là: A. Sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái với nhiều giao tử đực và một tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. B. Sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. C. Sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. D. Sự kết hợp ngẫu nhiên của hai giao tử đực và cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1:Đáp ánC Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng. Cơ thể con được hình thành từ một phần cơ thể mẹ (phân đôi, nảy chồi, phân mảnh) hoặc từ tế bào trứng (trinh sản) nhờ nguyên phân. Cơ sở tế bào học : Sinh sản vô tính chủ yếu dựa trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm để tạo ra các cá thể mới. Các cá thể mới giống nhau và giống cá thể gốc. Ưu điểm của sinh sản vô tính: Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu, vì vậy có lợi trong từng hợp mật độ quần thể thấp. Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền. Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh. Nhược điểm của sinh sản vô tính: Tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi.có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt Câu 2:Đáp ánA sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận của cơ thể mẹ (thân, rễ, lá). - Các hình thức sinh sản sinh dưỡng: + Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên Là hình thức sinh sản sinh dưỡng tạo ra cơ thể mới từ một bộ phận của một cơ thể như thân bò, thân rễ, thân củ, lá, rễ, củ... + Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo: Là hình thức sinh sản từ một bộ phận của cơ thể cắt rời, tạo nên cơ thể mới do con người tiến hành. Chúng gồm các hình thức: Giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô. Xét các hình thức của đề bài: I - Đúng.Đây là hình thức sinh sản sinh dưỡng từ một đoạn thân tạo ra cơ thể mới.Đây là hình thức sinh sản sinh dưỡng nhân tạo. II - Sai. Vì hạt mướp là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành quả, và hạt. Đây là hình thức sinh sản hữu tính III - Đúng.Đây là hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. IV - Đúng.Đây là hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. Câu 3:Đáp ánB Phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép vì để giảm mất nước qua con đường thoát hơi nước, nhằm tập trung nước nuôi các tế bào ghép, nhất là các tế bào mô phân sinh được đảm bảo Câu 4:Đáp ánB Câu 5:Đáp ánA Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo: Là hình thức sinh sản từ một bộ phận của cơ thể cắt rời, tạo nên cơ thể mới do con người tiến hành. Chúng gồm các hình thức: Giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô. Trong các hình thức trên, các hình thức II, IV, V là các hình thức sinh sản sinh dưỡng nhân tạo. I, III là hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. Câu 6:Đáp ánD Rêu, quyết sinh sản bằng bào tử Hạt trần, hạt kín sinh sản hữu tính. Câu 7:Đáp ánC Câu 8:Đáp ánD Ghép cành là phương pháp nhân giống lợi dụng tính chất tốt của một đoạn thân, cành, chồi của loài này (cành ghép) đem ghép vào thân của loài khác (gốc ghép), sao cho phần vỏ của các mô đồng tiếp xúc và khớp với nhau. Sau đó chỗ ghép sẽ liền lại và gốc ghép nuôi cành ghép phát triển. - Thường thì cành ghép mang các đặc tính tốt con người mong muốn. gốc ghép thuộc loài có tính chống chịu mạnh hơn. - Ví dụ: Ghép loài tảo quả ngọt và lớn trên gốc cho quả nhỏ, ít ngọt. Xét các phát biểu của đề bài: I – Đúng. Cành ghép hoặc chồi ghép có đặc tính tốt mà con người mong muốn. Gốc ghép có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường.Như vậy cây ghép có thể sống tốt và cho sản phẩm mong muốn. II - Đúng.Chồi hoặc cành ghép phải đồng sinh học với gốc ghép (cùng loài, cùng giống) thì quá trình trao đổi chất, vận chuyển các chất dinh dưỡng, nước... mới diễn ra được. Do đó cành ghép mới có thể sống được. III - Đúng.Xem giải thích ý I. IV - Sai. Chất lượng hoa quả của cành ghép hoặc chồi ghép phải tốt hơn gốc ghép.Còn sức sống của cành ghép hoặc chồi ghép thường kém hơn gốc ghép. Câu 9:Đáp ánC Cá thể Z chỉ mang thai và sinh ra con lai, không truyền lại vật chất di truyền cho con lai nên con lai sinh ra sẽ không mang đặc điểm tính trạng nào của cá thể Z. Nội dung A, B, D sai. Con lai sẽ mang phần lớn các đặc điểm tính trạng của cá thể X vì vật chất di truyền trong nhân của con lai là của cá thể X. Ngoài ra con lai sẽ mang một phần nhỏ tính trạng của cá thể Y. Đó là những tính trạng do gen nằm trong tế bào chất quy định, vì con lai được cấy vào tế bào trứng của cá thể Y, trong tế bào trứng lấy mất nhân vẫn có những gen nằm trong tế bào chất. Câu 10:Đáp ánD Cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành Vì nếu cây ăn quả mà bạn trồng bằng hạt thì tạo ra cây mới và để thu hoạch được thì phải đợi thời gian dài nên ta sử dụng phương pháp chiếc cành để rút ngắn thời gian sinh trưởng để thu hoạch sớm hơn hiện quả kinh tề cao hơn. Mặt khác nếu trồng bằng hạt đây kết quả của sinh sản hữu tính nên phát sinh nhiều biến dị khác không như mong muốn. Câu 11:Đáp ánC Câu 12:Đáp ánD I - Sai. Vì tự thụ phấn là trường hợp hạt phấn thụ phấn cho noãn trên cùng một hoa hoặc hạt phấn của hoa này thụ phấn cho noãn của hoa kia trên cùng một cây. II - Đúng.Khi ống phấn đến noãn, qua rễ noãn đến túi phôi, một giao tử đực kết hợp với noãn cầu thành hợp tử, giao tử thú hai kết hợp với nhân 2n tạo nội nhũ 3n. Vì cả hai giao tử đực đều được thụ tinh nên gọi là thụ tinh kép. III - Sai. Vì nội nhũ có bộ NST 3n. IV - Sai. Vì sau khi thụ tinh, noãn của hoa biến đổi thành hạt. V - Sai. Vì cây mầm gồm rễ mầm, than mầm, chồi mầm và lá mầm được phát triển từ phôi của hạt. Câu 13:Đáp ánA Câu 14:Đáp ánA Câu 15:Đáp ánB Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản chỉ cần một cá thể gốc, từ đó hình thành các cá thể mới, không có sự tham gia của cơ quan sinh dục. Trong sinh sản vô tính, cơ thể mới được sinh ra do các tế bào nguyên phân liên tục. Do vậy, đặc điểm của các cá thể mới giống hệt cá thể gốc. - Các kiểu sinh sản vô tính: Ở động vật đa bào bậc thấp, có cacsdangj sinh sản vô tính như phân đôi, mọc chồi, phân mảnh và tái sinh. Trong các đặc điểm trên, các đặc điểm I, III đúng. II , IV – Sai. Vì đây là đặc điểm của hình thức sinh sản hữu tính. Câu 16:Đáp ánB Câu 17:Đáp ánD Câu 18:Đáp ánD I – Đúng.Vì giun đất là cơ thể lưỡng tính, chúng tạo giao tử đực và giao tử cái, sau đó các giao tử thụ tinh với nhau. II – Sai. Vì cầu gai sính sản theo hình thức tự phối. III - Sai. Vì giun tròn sinh sản bằng hình thức thụ tinh chéo. IV - Đúng.Thụ tinh trong con được bảo vệ tốt hơn, nên hình thức này tiến hóa hơn so với thụ tinh ngoài. Câu 19:Đáp ánC Câu 20:Đáp ánC Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng. Cơ thể con được hình thành từ một phần cơ thể mẹ (phân đôi, nảy chồi, phân mảnh) hoặc từ tế bào trứng (trinh sản) nhờ nguyên phân. Cơ sở tế bào học : Sinh sản vô tính chủ yếu dựa trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm để tạo ra các cá thể mới. Các cá thể mới giống nhau và giống cá thể gốc. Ưu điểm của sinh sản vô tính: Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu, vì vậy có lợi trong từng hợp mật độ quần thể thấp. Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền. Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh. Nhược điểm của sinh sản vô tính: Tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi.có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt Trong các ý trên, ý C không đúng với đặc điểm của sinh sản vô tính, vì sinh sản vô tính tạo ra các cá thể thích nghi kém với điều kiện môi trường. Câu 21:Đáp ánC Câu 22:Đáp ánC Mức độ tiến hóa sinh sản - sinh sản hữu tính → sinh sản vô tính. Sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính: - Từ thụ tinh ngoài (cá chép) → thụ tinh trong (thỏ) - Từ đẻ nhiều trứng (cá chép) → đẻ con (chó). - Từ phôi phát triển qua biến thái (ếch) → trực tiếp (chim) → trực tiếp có nhau thai (thỏ) - Từ không có tập tính bảo vệ trứng → làm tổ ấp trứng (chim) → đào hang, lót ổ (thỏ) - Từ ấu trứng tự đi kiếm mồi → nuôi con bằng suowax diều, mớm mồi (chim) → nuôi con bằng sữa mẹ. - Động vật phân tính → động vật lưỡng tính. Xét các so sánh của đề bài: Các so sánh I, III, IV đúng II – Sai. Vì Giao phối > Tự phối > Tiếp hợp V - Sai. Vì Động vật phân tính > Động vật lưỡng tính. Câu 23:Đáp ánA Câu 24:Đáp ánC Câu 25:Đáp ánC I – Sai.Vì Nhân bản vô tính là trường hợp chuyển nhân của một tế bào xoma vào môt tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích phát triển thành phôi và cơ thể mới. II - Sai. Vì sự hình thành cừu Doli là kết quả của hình thức nhân bản vô tính. III - Sai. Vì sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới nhờ sự tham gia của giao tử đực và giao tử cái, kèm theo sự tổ hợp của vật chất di truyền. IV - Đúng. V - Sai. Vì giun đất sinh sản theo hình thức thụ tinh chéo. Câu 26:Đáp ánC Câu 27:Đáp ánD Vai trò của hình thức sinh sản sinh dưỡng đối với ngành nông nghiệp là rất quan trọng. Ví dụ, hình thức sinh sản này cho phép duy trì được các tính trạng tốt có lợi cho con người, nhân nhanh giống cây cần thiết trong thời gian ngắn, tạo được các giống cây trồng sạch bệnh, như giống khoai tây sạch bệnh, phục chế được các giống cây trồng quý đang bị thoái hoá nhờ nuôi cây mô và tế bào thực vật, giá thành thấp hiệu quả kinh tế cao. Vậy trong các đáp án trên, đáp án D đúng và đầy đủ nhất. Câu 28:Đáp ánC Phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép vì để giảm mất nước qua con đường thoát hơi nước, nhằm tập trung nước nuôi các tế bào ghép, nhất là các tế bào mô phân sinh được đảm bảo Câu 29:Đáp ánD Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh số con và khoảng cánh lần sinh sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội → Điều chỉnh sinh con trai và con gái là biện pháp sáng lọc giới tính. Biện pháp này làm mất cân bằng giới tính → không đúng với sinh đẻ có kế hoạch Câu 30:Đáp ánC Câu 31:Đáp ánD Câu 32: Đáp án A Ở thực vật có 2 kiểu sinh sản là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Sinh sản vô tính gồm: sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử. Các hình thức sinh sản phân đôi, nảy chồi, sinh sản bằng thân củ và thân rễ đều là hình thức sinh sản sinh dưỡng thuộc sinh sản vô tính. Câu 33: Đáp án A Câu 34: Đáp án C Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật gồm: + Sinh sản bào tử. + Sinh sản sinh dưỡng: thân, củ, thân rễ. Trong các đáp án trên, chỉ có đáp án C đúng. Đáp án B sai vì sinh sản bằng hạt thuộc sinh sản hữu tính, còn sinh sản bằng cành là sinh sản sinh dưỡng. C, D sai vì các hình thức sinh sản đó đều thuộc sinh sản sinh dưỡng. Câu 35: Đáp án B Câu 36: Đáp án B Câu 37: Đáp án D
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan