Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông 36 bài tập trắc nghiệm chương di truyền học quần thể gv trần thanh thảo file...

Tài liệu 36 bài tập trắc nghiệm chương di truyền học quần thể gv trần thanh thảo file word có lời giải chi tiết.image.marked.image.marked

.PDF
17
32
53

Mô tả:

DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ Câu 1: Trong một quần thể chuột cân bằng di truyền màu lông có 60% con đực có kiểu hình lông xám. Biết rằng gen B quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen b quy định lông đen, liên kêt với NST giới tính X, không có alen trên Y. Các cá thể giao phối ngẫu nhiên thì kiểu giao phối giữa các kiểu gen hay xảy ra nhất là A. XBXb và XBY B. XBXb và XbY C. XbXb và XbY D. XBXB và XBY Câu 2: Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc lông do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 3 alen quy định. Alen quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen quy định lông xám và alen quy định lông trắng; alen quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen quy định lông trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có kiểu hình gồm: 75% con lông đen, 24% con lông xám, 1% con lông trắng. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Nếu chỉ cho các con lông xám của quần thể ngẫu phối thì đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 35 con lông xám : 1 con lông trắng. B. Nếu chỉ cho các con lông đen của quần thể ngẫu phối thì đời con có kiểu hình lông xám thuần chủng chiếm 16%. C. Tổng số con lông đen dị hợp tử và con lông trắng của quẩn thế chiếm 48%. D. Số con lông đen có kiểu gen đồng hợp tử trong tồng số con lông đen của quần thể chiếm 25%. Câu 3: Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có hai alen, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, gen quy định tính trạng trên NST thường. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm ti lệ 10%. Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. kiểu hình thân thấp ở thế hệ con chiếm tỉ lệ 12,25%. Tính theo lý thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể (P) là: A. 0.65 AA : 0.25 Aa : 0,1 aa B. 0,4 AA : 0.5 Aa : 0.1 aa. C. 0,855 AA : 0.045 Aa : 0.1 aa D. 0,4225 AA : 0,455 Aa : 0,1225 aa Câu 4: Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số 2000 hạt. Đem gieo các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 1280 hạt nảy mầm. Trong số các hạt nảy mầm, số lượng hạt có kiểu gen đồng hợp tính chiếm tỉ lệ là: A. 25%. B. 12,5% C. 50% D. 75% Câu 5: Cho một quần thể thực vật lưỡng bội, cân bằng di truyền; sau đó cho các cây tự thụ phấn bắt buộc qua 2 thế hệ thu được tỉ lệ cây hoa trắng là 24,75%. Biết rằng, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, không có đột biến xảy ra. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ cây hoa đỏ thuần chủng ở thế hệ xuất phát chiếm bao nhiêu? A. 91% B. 49% C. 70% D. 75,25% Câu 6: Quần thể có thành phần kiểu gen nào dưới đây là ở trạng thái cân bằng? A. 0,5AA : 0,25Aa : 0,25aa. B. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. C. 0,33AA : 0,34Aa : 0,33aa. D. 0,25AA : 0,25Aa : 0,5aa. Câu 7: Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên cân bằng di truyền ở một gen có hai alen là A và a. Tỉ số của tần số tương đối của alen A/a = 4. Cấu trúc di truyền của quần thể này sẽ như sau: A. 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. B. 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64aa = 1. C. 0,01AA + 0,18Aa + 0,81aa = 1. D. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1. Câu 8: Với một gen có 2 alen A và a, bắt đầu từ 1 cá thể có kiểu gen Aa. Ở thế hệ tự thụ thứ n, kết quả sẽ là: n 1 1−   n 2 1  ; Aa =   A. AA = aa = 2 2 1 1−   2 C. AA = aa =   2 n 1 1 B. AA = aa =   ; Aa = 1 − 2    2 2 n n +1 n +1 n +1 n +1 1 1 1 ; Aa =   D. AA = aa =   ; Aa = 1 − 2    2 2 2 Câu 9: Quần thể có cấu trúc di truyền như sau: 0,2 AABb : 0,2 AaBb : 0,3 aaBB : 0,3 aabB. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Nếu quần thể trên giao phối tự do, theo lý thuyết thì tỉ lệ cơ thể mang 2 cặp gen đồng hợp lặn sau 1 thế hệ là: A. 30% B. 12,25% C. 35% D. 5,25% Câu 10: Ở một quần thể thực vật lưỡng bội, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường: alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Khi quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 4%. Cho toàn bộ các cây hoa đỏ trong quần thể đó giao phấn ngẫu nhiên với nhau, theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là: A. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. B. 15 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. C. 24 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. D. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng Câu 11: Một loài thực vật giao phấn, xét một gen có hai alen, alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, thể dị hợp về cặp gen này cho hoa hồng. Quần thể nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền? A. Quần thể gồm toàn cây hoa đỏ. B. Quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây hoa trắng. C. Quần thể gồm toàn cây hoa hồng. D. Quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây hoa hồng. Câu 12: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả: Ở thế hệ P = 64%AA : 32%Aa : 4%aa Thế hệ F1 = 64%AA : 32%Aa : 4%aa Thế hệ F2 = 64%AA : 32%Aa : 4%aa Thế hệ F3 = 24%AA : 42%Aa : 34%aa Thế hệ F4 = 20,25%AA : 49,5%Aa : 30,25%aa Thế hệ F5 = 20,25%AA : 49,5%Aa : 30,25%aa Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là: A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Đột biến. Câu 13: Một quần thể ngẫu phối, xét một gen có 2 alen, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho biết quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số kiểu gen dị hợp tử gấp 8 lần tần số kiểu gen đồng hợp tử lặn. Theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu hình của quần thể là: A. 96% cây thân cao : 4% cây thân thấp. B. 36% cây thân cao : 64% cây thân thấp. C. 75% cây thân cao : 25% cây thân thấp. D. 84% cây thân cao : 16% cây thân thấp. Câu 14: Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở: A. số lượng cá thể và mật độ cá thể. B. tần số alen và tần số kiểu gen. C. số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể. D. nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể. Câu 15: Một quần thế cân bằng di truyền, xét 1 gen có 2 alen A, a trội lặn hoàn toàn. Quần thệ có 64% cá thể có kiểu hình trội. Điều kiện sống thay đổi làm chết tất cả các cá thể có kiểu hình lặn trước khi trưởng thành. Sau đó, điều kiện sống trở lại như cũ. Thành phần kiểu gen của quần thể trên sau một thế hệ ngẫu phối là: A. 0,14 AA + 0,47Aa + 039 aa. B. 0,39 AA + 0,47Aa + 0,14 aa. C. 0,1 AA + 0,44Aa + 0.46 aa. D. 0,16 AA + 0,48Aa + 0,36 aa. Câu 16: Cấu trúc di truyền của một quần thể tự thụ phấn ở thể hệ thứ nhất là: 20AA : 10Aa : 10aa. Tính theo lý thuyết tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở thế hệ thứ 4 là: A. 0,484375. B. 0,984375. C. 0,96875. D. 0,4921875. Câu 17: Ở một quần thể lưỡng bội ngẫu phối, xét một gen trên NST thường có 3 alen khác nhau. Theo lý thuyết có thể có tối da bao nhiêu kiểu gen khác nhau và bao nhiêu kiểu gen dị hợp tử? A. Tổng số kiểu gen là 5; số kiểu gen dị hợp tử là 3. B. Tổng số kiểu gen là 6; số kiểu gen dị hợp tử là 2. C. Tổng số kiểu gen là 6; số kiểu gen dị hợp tử là 3. D. Tổng số kiểu gen là 5; số kiểu gen dị hợp tử là 2. Câu 18: Một quần thể có thành phần kiểu gen 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Nhận định nào dưới đây là sai? A. Quần thể này có tần số các alen A và a tương ứng là 0,6 và 0,4. B. Quần thể này không cân bằng vì tần số alen A và a là  0, 5 . C. Nếu không chịu tác động bởi các nhân tố tiến hóa thì qua các thế hệ cấu trúc di truyền quần thể giao phối ngẫu nhiên này không thay đổi. D. Quần thể này ở trạng thái cân bằng vì thoả mãn công thức Hacdy ─ Veinberg ( p AA : 2pqAa : q aa ) . 2 2 Câu 19: Ở một quần thể động vật ngẫu phối, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường gồm 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những cá thể có kiểu hình lặn bị đào thải hoàn toàn ngay sau khi sinh ra. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có cấu trúc di truyền là 0,6AA : 0,4Aa. Cho rằng không có tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lý thuyết, thế hệ F3 của quần thể này có tần số alen a là: A. 1/5. B. 1/9. C. 1/8. D. 1/7. Câu 20: Ở một loài động vật, alen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen a quy định lông trắng. Gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Một quần thể của loài này ở thế hệ xuất phát (P) có cấu trúc di truyền 0,6AA : 0,3Aa : 0,1aa. Giả sử ở quần thể này, những cá thể có cùng màu lông chỉ giao phối ngẫu nhiên với nhau mà không giao phối với các cá thể có màu lông khác và quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lý thuyết, tỉ lệ cá thể lông trắng ở F1 là: 1 23 1 1 A. B. C. D. 180 40 8 36 Câu 21: Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm manh số lượng cá thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lý? A. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể. B. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột biến có hại. C. Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di - nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. D. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số alen có hại. Câu 22: Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên có hai alen là A và a. Tỷ số của tần số tương đối của alen A/a = 4. Cấu trúc di truyền của quần thể này sẽ như sau: A. 0,25 AA + 0,5 Aa + 0,25 aa. B. 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa. C. 0,01 A A + 0,18 Aa + 0,81 aa. D. 0.64 A A + 0,32 Aa + 0,04 aa. Câu 23: Một quần thể cân bằng di truyền về nhóm máu. Khi khảo sát hệ nhóm máu A, B, AB O của một quần thể có 14500 người, số cá thể có nhóm máu A, B, AB và O lần lượt là 3480, 5075, 5800, 145. Tần số tương đối của các alen I A ,I B ,I o lần lượt là: A. 0,5, 0,4 và 0,1 B. 0,4, 0,5 va 0,1 C. 0,5, 0,3 và 0,2 D. 0,3, 0,5 và 0,2 Câu 24: Ở một loài động vật, màu sắc lông do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Kiểu gen AA quy định lông xám, kiểu gen Aa quy định lông vàng và kiểu gen aa quy định lông trắng. Cho các trường hợp sau: (1) Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường (2) Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường (3) Các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường (4) Các cá thể lông trắng và các cá thể lông xám đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường Giả sử một quần thể thuộc loài này có thành phần kiểu gen là 0, 25AA + 0,5Aa + 0, 25aa = 1 . Chọn lọc tự nhiên sẽ nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể trong các trường hợp: A. (2), (4) B. (3), (4) C. (1), (2) D. (1), (3) Câu 25: Cấu trúc di truyền của một quần thể (P) như sau: 168BB: 72bb. Biết không xảy ra đột biến mới, tổ hợp gen có sức sống như nhau. Cho giao phối ngẫu nhiên sau 10 thế hệ. Cấu trúc di truyền của quần thể đó là: A. 70%BB: 30%bb B. 49%BB: 42%Bb: 9%bb C. 30%BB: 70%bb D. 30%BB: 40%Bb: 30%bb Câu 26: Cho 1 quần thể giao phối ngẫu nhiên. Ở thế hệ xuất phát P có 0,4AA: 0,6Aa. Biết không xảy ra đột biến mới, tổ hợp gen có sức sống như nhau. Nếu đến F3 có 1000 cá thể được sinh ra. Theo lý thuyết, số cá thể của từng kiểu gen là: A. 160AA: 360Aa: 480aa B. 490AA: 420Aa: 90aa C. 90AA: 490Aa: 420aa D. 480AA: 360Aa: 160aa Câu 27: Tần số các alen của một gen ở một quần thể giao phối là 0,4A và 0,6a đột ngột biến đổi thành 0,8A và 0,2a. Quần thể này có thể đã chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây? A. Đột biến B. Giao phối không ngẫu nhiên C. Chọn lọc tự nhiên D. Các yếu tố ngẫu nhiên Câu 28: Trong một quần thể giao phối tự do, xét một gen có 2 alen A và a có tần số tương ứng là 0,8 và 0,2; một gen khác nhóm liên kết với nó có 2 len B và b có tần số tương ứng là 0,7 và 0,3. Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội cả 2 tính trạng được dự đoán xuất hiện trong quần thể sẽ là: A. 87,36% B. 81,25% C. 31,36% D. 56,25% Câu 29: Một loài thực vật gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt dài; gen B quy định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen b quy định hạt trắng. Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thu được 63% hạt tròn, đỏ: 21% hạt tròn, trắng: 12% hạt dài, đỏ: 4% hạt dài, trắng. Tần số tương đối của các alen A, a; B, b trong quần thể lần lượt là: A. A = 0,5;a = 0,5;B = 0,6;b = 0,4 B. A = 0,7;a = 0,3;B = 0,6;b = 0,4 C. A = 0,6;a = 0,4;B = 0,5;b = 0,5 D. A = 0,5;a = 0,5;B = 0,7;b = 0,3 Câu 30: Ở một quần thể thú ngẫu phối, xét ba gen, mỗi gen đều có 2 alen. Gen thứ nhất nằm trên NST thường, hai gen còn lại nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Trong trường hợp không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu kết luận đúng? (1) Số loại kiểu gen tối đa về cả ba gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là 42 (2) Có tối đa 360 kiểu giao phối giữa các cá thể trong quần thể (3) Những con cái trong quần thể có tối đa là 30 kiểu gen (4) Những con đực trong quần thể có tối đa là 36 kiểu gen A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 31: Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau: P: 0,50AA : 0,30Aa : 0,20aa F1: 0,45AA : 0,25Aa : 0,30aa F2: 0,40AA : 0,20Aa : 0,40aa F3: 0,30AA : 0,15Aa : 0,55aa F4: 0,15AA : 0,10Aa : 0,75aa Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này? A. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần. B. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại các kiểu gen dị hợp. C. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn. D. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần. Câu 32: Một quần thể thực vật tự thụ phấn, thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen là 0,3AABb : 0,2AaBb : 0,5Aabb. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lý thuyết, trong các dự đoán sau đây về cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F1, có bao nhiêu dự đoán đúng? (1) Có tối đa 10 loại kiểu gen. (2) Số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen chiếm tỉ lệ 13,75%. (3) Số cá thể có kiểu hình trội về một trong hai tính trạng chiếm tỉ lệ 54,5%. (4) Số cá thể có kiểu gen mang hai alen trội chiếm tỉ lệ 32,3%. A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 33: Ở một loài thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Một quần thể thuộc loài này ở thế hệ xuất phát (P), số cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 80%. Cho biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lý thuyết, trong các dự đoán sau về quần thể này, có bao nhiêu dự đoán đúng? (1) Ở F5 có tỉ lệ cây hoa trắng tăng 38,75% so với tỉ lệ cây hoa trắng ở (P). (2) Tần số alen A và a không đổi qua các thế hệ. (3) Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở F5 luôn nhỏ hơn tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở (P). (4) Hiệu số giữa hai loại kiểu gen đồng hợp tử ở mỗi thế hệ luôn không đổi. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 34: Ở thỏ, màu lông được di truyền do dãy 3 alen: C (quy định màu xám tuyền), Ch (lông trắng điểm đen), c (lông bạch tạng); quan hệ trội lặn giữa các alen là C > Ch > c và các gen nằm trên các NST khác nhau. Gọi p, q, r lần lượt là tần số các alen C, Ch, c. Khi đạt trạng thái cân bằng di truyền thì tần số tương đối của alen C là: A. p2 + pr + pq. B. p2 + qr + pq. C. p2 + 2pq. D. p2 + pr. Câu 35: Trong quần thể của một loài động vật lưỡng bội, xét một lôcut có ba alen nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lý thuyết, số loại kiểu gen tối đa về lôcut trên trong quần thể là: A. 15. B. 6. C. 9. D. 12. Câu 36: Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là 0,36BB + 0,48Bb + 0,16bb = 1. Khi trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì A. alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể. B. tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hương không thay đổi. C. tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau. D. alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể ĐÁP ÁN 1-A 2-A 3-B 4-A 5-B 6-B 7-D 8-A 9-B 10-A 11-A 12-A 13-A 14-B 15-B 16-B 17-C 18-B 19-C 20-C 21-A 22-D 23-B 24-D 25-B 26-B 27-D 28-A 29-C 30-C 31-A 32-B 33-D 34-A 35-A 36-C 37- 38- 39- 40- LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án A Theo giả thiết: B quy định lông xám » b quy định lông đen/ NST giới tính X. Gọi p, q lần lượt là tần số alen X B , X b ( p + q = 1) + Phần cái Pcan bang di truyen = p2 X B X B + 2 pqX B X b + q2 X b X b = 1 + Phần đực Pcan bang di truyen = pX BY + qX bY = 1 Theo giả thiết: 60% X BY → p( X B ) = 0, 6; q( X b ) = 0, 4 Như vậy kiểu giao phối giữa con đực và con cái càng dễ xảy ra khi ti lệ kiểu gen của con đực và cái đó chiếm tỉ lệ càng cao (do số lượng cá thể có kiểu gen đó nhiều → nó dễ gặp nhau hơn) Như vậy: A. XBXb và XBY  48%XBXb x 60%XBY  Dễ xảy ra nhất. B. XBXb và XbY  48%XBXb x 40%XbY C. XbXb và XbY  16%XbXb x 40%XbY D. D.XBXB và XUY  36%XBXB x 60%XbY Câu 2: Đáp án A Theo giả thiết: tính trạng màu sắc do 1 gen có 3 alen trên NST thường. Quy ước :a1 (lông đen) >a2 (lông xám)>a3 (lông trắng). Gọi p, q, r lần lượt là tần số alen a1, a2, a3 PCBDT = p 2 a1a1 : 2pqa1a 2 : 2pra1a 3 : q 2a 2a 2 : 2pqa 2a 3 : r 2a 3a 3 Lông trắng ( a 3a 3 ) : r 2 = 0,01 → r = 0,1 Lông xám ( a 2a 2 + a 2a 3 ) : q 2 + 2qr = 0, 24 → q = 0, 4 → p = 0,5 A → đúng. Vì lông xám ( a 2 − ) = q2 2qr 2 1 a 2a 2 : 2 a 2a 3 = a 2a 2 : a 2a 3 2 q + 2qr q + 2qr 3 3 1 1 2  2  Cho a2- × a2-:  a 2 a 2 : a 2 a 3   a 2 a 2 : a 2 a 3  3 3 3  3  5 1 5 1 G : a2 : a3 a2 : a3 6 6 6 6 F1 kiểu hình là 34 con lông xám: 1 con lông trắng. B → sai. ( a1 − ) = p2 2pq 2pr 5 8 2 a1 a1 : 2 a1 a 2 : 2 a 1 a 3 = a 1 a 1 : a 1 a 2 : a 1a 3 2 15 15 15 p + 2pq + 2pr p + 2pq + 2pr p + 2pq + 2pr 8 2  5  Cho a1- × a1-:  a1a1 : a1a 2 : a1a 3  (.....................) 15 15  15  10 4 1 10 4 1 G : a1 : a 2 : a 3 a1 : a 2 : a 3 15 15 15 15 15 15 4 4 F1 : xám thuần chủng (a2a2) chiếm = .  7,1% 15 15 C → sai. Vì tổng số con lông đen dị hợp tử và con lông trắng ( a1a1 + a1a 2 + a1a3 ) = 2pq + 2pr + r 2 = 51% D →sai. Vì a1 a1 p2 5 = 2 = a1a1 + a1a 2 + a1a 3 p + 2pq + 2pr 15 Câu 3: Đáp án B Theo giả thiết: A quy định thân cao >> a quy định thân thấp Gọi quần thể ban đầu P = xAA + yAa + zaa = 1( x + y + z = 1, z = 10%) Khi cho P  P → F1 (cân bằng di truyền = cân bằng di truyền) F1 (cân bằng di truyền) = p2 AA + 2pqAa = q 2 aa = 1 Có thaaos (aa) = q 2 = 0,1225 → q ( a ) = 0,35 → p ( A ) = 0,65 z = 0,1 y = 0, 65 2 y q = z + = 0,35 2  x = 0, 4; y − 0,5; z = 0,1 P = 0, 4AA + 0,5Aa + 0,1aa = 1 Dựa trên p, q tính: p = x + Câu 4: Đáp án A Theo giả thuyết: (A) nảy mầm trên đất mặn >> (a) không có khả năng. P cân bằng di truyền = p2 AA + 2pqAa = q 2 aa = 1 (với p, q lần lượt là tần số tương đối của alen A, a) → Số hạt không nảy mầm ( aa ) = q 2 = 2000 − 1280 = 0,36 2000 → q ( a ) = 0,6, p ( A ) = 0, 4 Vậy trong số hạt nảy mầm (A-) số hạt có kiểu gen đồng hợp ( AA )  AA p2 = 2 = 25% A − p + 2pq Câu 5: Đáp án B Theo giả thuyết: A quy định hoa đỏ >> a quy định hoa trắng ( với p, q lần lượt là tần số tương đối của alen A, a) P cân bằng di truyền = p2 AA + 2pqAa + q 2 aa = 1  x = p2 ; y = 2pq; z = q 2 Cho tự thụ qua 2 thế hệ Fn  y 1   y 1  y  x + 2 1 − 2n   AA +  2n  Aa +  z + 2 1 − 2n   aa = 1( n = 2 )         p + q =1 p + q =1 Ta có  2 2pq  3  y 1  z + 1 − 2  = 0, 2475 q +   = 0, 2475 2 2  2 4 p + q =1  q2 + → q = 0,3; p = 0, 7 2pq  3    = 0, 2475 2 4 Vậy cây hoa đỏ thuần chủng (AA) ở thế hệ P = p2 = 49% Câu 6: Đáp án B Chú ý: Phương pháp xác định cấu trúc di truyền quần thể P có cân bằng di truyền hay không cân bằng di truyền sau: Quần thể P = xAA + yAa + zaa = 1 (x,y,z lần lượt là tỉ lệ kiểu gen AA, Aa, aa: x + y + z = 1; 0  x, y, z  1 ) + Nếu quần thể P cân bằng di truyền thì y = 2 x.z . + Nếu quần thể P chưa cân bằng di truyền thì y  2 x.z . Vậy: A. 0,5 AA : 0,25Aa : 0,25 aa → có y  2 x.z  Không cân bằng di truyền B. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa → có y = 2 x.z  Cân bằng di truyền C. 0,33AA : 0,34Aa : 0,33aa → có y  2 x.z  Không cân bằng di truyền D. 0,25AA : 0,25Aa : 0,5aa → có y  2 x.z  Không cân bằng di truyền Câu 7: Đáp án D Pcân bằng di truyền = p2 AA + 2pqAa + q 2aa = 1 (với p,q lần lượt là tần số tương đối của alen A, a)  p (A) =4  p ( A ) = 0,8  Ta có:  q ( a )   p ( A ) + q ( A ) = 1 q ( a ) = 0, 2  Vậy P = p2 AA + 2pqAa + q 2aa = 1  0,64 AA+ 0,32 Aa + 0,04aa = 1 Câu 8: Đáp án A Cho P = xAA + yAa + zaa = 1  y 1   y 1  y → Fn :  x + 1 − n   AA +  n  Aa +  z + 1 − n   aa = 1 2  2  2    2  2  Trong trường hợp giả thiết cho P = 1Aa ( x = 0; y = 1;z = 0 )  1 1   1 1  1 → Fn = 0 + 1 − n   AA +  n  Aa + 0 + 1 − n   aa = 1 2   2  2   2  2  Câu 9: Đáp án B Quần thể giao phối P = 0,2 AABb : 0,2 AaBb : 0,3aaBB : 0,3aabb Gp: AB = 0,2.1/2 + 0,2.1/4 = 0,15 Ab = 0,2.1/2 + 0,2.1/4 = 0,15 aB = 0,2.1/4+ 0,3.1 = 0,35 ab = 0,2.1/4+ 0,3.1 = 0,35 P × P: (0,15AB : 0,15Ab : 0,35aB : 0,35ab)(0,15AB : 0,15Ab : 0,35aB : 0,35ab) F1: Tỉ lệ đồng hợp lặn (aabb) = 0,35 × 0,35 = 12,25% (để tính nhanh chỉ cần tìm giao tử lặn ab = 0,35) Câu 10: Đáp án A Một gen có 2 alen A, a. Đang cân bằng di truyền = p2 AA + 2pqAa + q 2aa = 1 (p là tần số alen A; q là tần số alen a). Theo giả thiết: trắng (aa) = 0,04  q2 = 0,04  q ( a ) = 0, 2 → p ( A ) = 0,8 Chọn đỏ/P: 0, 64 0,32 AA : Aa  2/3AA : 1/3Aa 0, 64 + 0,32 0, 64 + 0,32 A-/P x A-/P: (2/3AA : 1/3Aa)(2/3AA : 1/3Aa) G: 5/6A : 1/6a 5/6A : 1/6a → F2 : 35/36A- : 1/36aa A. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng Câu 11: Đáp án A Theo giả thiết: AA: đỏ; Aa: hồng; aa: trắng A. Quần thể gồm toàn cây hoa đỏ  P = 100%AA → x = 1, y = 0, z = 0  y = 2 x.z  quần thể đã cân bằng di truyền  Vậy: A đúng B. Quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây hoa trắng  → x  0, y = 0, z  0  y  2 x.z  quần thể không cân bằng di truyền. P = xAA : zaa C. Quần thể gồm toàn cây hoa hồng  P = yAa → x = 0, y = 1, z = 0,  y  2 x.z  quần thể không cân bằng di truyền. D. Quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây hoa hồng  P = xAA : yAa → x  0, y  0, z = 0  y  2 x.z  quần thể không cân bằng di truyền Câu 12: Đáp án A - Theo kết quả từ P → F5 nhận thấy qua 5 thế hệ tần số kiểu gen thay đổi → không thể giao phối ngẫu nhiên (còn nếu tự phối thì thay đổi: tăng đồng hợp, giảm dị hợp). - Nếu giao phối không ngẫu nhiên (hay tự phối) thì AA, aa tăng từng thế hệ  không đúng (không đúng với từng thế hệ). - Thế hệ 1, 2 không đổi; chỉ thay đổi F3 (thay đổi mạnh: A/a = 0,4/0,6 nhưng thế hệ 4,5 không đổi) → không thể giao phối không ngẫu nhiên. - Nếu đột biến thì tần số alen thay đổi rất chậm (10-6 → 10-4) chứ không phải thay đổi từ F2 → F3 chỉ 1 thế hệ mà mạnh mẽ như thế  không thể đột biến. Vậy nên chỉ có do yếu tố ngẫu nhiên tác động vào thế hệ F3 Câu 13: Đáp án A Theo giả thiết: A quy định thân cao >> a quy định thân thấp. Cho biết quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Gọi p, q là tần số alen A, a Vì CB  PCB = p2 AA + 2pqAa + q 2aa = 1 Giả thiết: 2pq = 9.q 2 với p + q = 1  p ( A ) = 0,8;q ( a ) = 0, 2  P = 64%AA + 32%Aa + 4%aa = 1  Tỉ lệ kiểu hình = 96% cây thân cao : 4% cây thân thấp. Câu 14: Đáp án B Về mặt di truyền học, mỗi quần thể giao phối được đặc trưng bởi tần số alen và tần số kiểu gen. Câu 15: Đáp án Theo giả thiết: một gen có 2 alen (A > a) P = xAA + yAa + zaa = l ( x + y + z = l ) Vì cân bằng  PCBDT = p 2 AA + 2pqAa + q 2 aa = 1 Cá thể có kiểu hình trội (A-) = p2 + 2pq = 0,64 với p + q = 1  p(A) = 0,4; q(a) = 0,6  P = 0,16AA + 0, 48Aa + 0,36aa = 1 các cá thể aa chết P’ = 0,16AA + 0,48Aa< 1  P’= 0,16AA + 0,48Aa = 1/4AA + 3/4Aa = 1 → A = 5/8; a = 3/8 F1 = P ' x P ' = 25 / 64AA + 30 / 64Aa + 9 / 64aa = 1 Câu 16: Đáp án P = xAA + yAa + zaa = 1( x + y + z = 1)  2 / 4AA + l / 4Aa + l / 4aa = 1  y 1 Tự phối n = 4 thế hệ F4 :  x + 1 − n 2 2   y 1  y   AA +  n  Aa + z + 1 − n  2   2 2   y 1 ng hôïp ( AA + aa) ôûF4 =  x +  1 − n  Tæleäñoà Vậy  2 2  ÔÛtheáheäP coù: x = 0,5; y = 0,25;z = 0,25     aa = 1    y 1    + z +  1 − n   = 1 2  2     Tỉ lệ đồng hợp ( AA + aa) = 0,984375. Câu 17: Đáp án C Gen I có số alen: n1 = 3 nằm trên NST thường. → Số kiểu gen = C2n1 +1 = 6 Số kiều gen dị hợp C2n1 = 3 (kiểu gen có 2 alen khác nhau, nên cách tính là lấy 2 alen khác nhau đó trong số n1 alen của gen đó). Câu 18: Đáp án B P = xAA + yAa + zaa = 1 ( x + y + z = 1)  0,36AA + 0, 48Aa + 0,16aa = 1 a. → đúng. A = 0.36 + 0,48/2 = 0, 6 → a = 0.4 ( vì A + a = 1 ). b. → sai. quần thể này cân hàng. Vì y = 2 x.z → quần thể cân bằng di truyền ( y  2 x.z → quần thể không cân bằng di truyền). Nhưng quần thể không cân bằng không liên quan gì đến A, a  0,5. c. → đúng. d. → đúng, khi quần thề thỏa mãn cấu trúc di truyền cân bằng của Hardy - Veinberg. ( p AA : 2pqAa : q aa ) thì cân bằng di truyền. 2 2 Câu 19: Đáp án C Theo giả thiết: A trội hoàn toàn so với alen a, trên NST thường; quần thể ngẫu phối. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những cá thể có kiểu hình lặn bị đào thải hoàn toàn ngay sau khi sinh ra. P = 0,6AA : 0, 4Aa → q ( a ) = 0, 2, p ( A ) = ,8 Vì giao phối qua mỗi thế hệ sinh ra lặn (aa) sẽ bị đào thải q0 1 → F3 : q n −3 ( a ) = = = 0,125 1 + n.q 0 8 Câu 20: Đáp án C P = 0, 6AA : 0,3Aa : 0,1aa . Do chỉ giao phối cùng kiểu hình. Nên những con đỏ chỉ lai với đỏ, trắng lai với trắng. Nên để sinh ra F1 thì cách đặt giao phối P: + 0,9 ( 2/3AA : l/3Aa )  ( 2/3AA : l/3Aa )  G: 5/6A : 1/6a 5/6A : 1/6a → F1 : 0,9 35/36A- : 1/36aa  + 0,1aa  aa  → F1 : 0,1aa Vậy F1 : aa = 0,9. 1/36 + 0,1 = 12,5% = 1/8 Câu 21: Đáp án A Khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu → quần thể có nguy cơ tuyệt chủng. Nguyên nhân do: + Khi sổ lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động dì truyền, làm nghèo vốn gen cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể. + Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể và khả năng chống chọi với những thay đổi trong môi trường của quần thể giảm. + Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại cùa quần thể và khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít. B. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột biến có hại. C. Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di - nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. D. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số alen có hại. Câu 22: Đáp án D  p (A) =4  → p ( A ) = 0,8;q ( a ) = 0, 2 Giả thiết:  q ( a ) p ( A ) + q ( a ) = 1  Với p ( A ) = 0,8;q ( a ) = 0, 2 → P : p2 AA + 2pqAa + q 2aa = 1  0, 6AA + 0,32Aa + 0, 04aa = 1 Câu 23: Đáp án B Gọi p, q, r lần lượt là tần số alen IA , IB , IO Pcân bằng di truyền = p 2 ( I A I A ) + 2pr ( I A IO ) + q 2 ( I B I B ) + 2qr ( I BI O ) + 2pq ( I A I B ) + r 2 ( I O I O ) = 1 Nhóm máu A có kiểu gen và tỉ lệ: IA IA + IA IO = p2 + 2pr = 0.24 Nhóm máu B có kiểu gen và tỉ lệ: IBIB + IBIO = q 2 + 2qr = 0.35 Nhóm máu AB có kiểu gen và tỉ lệ: IA IB = 2qp = 0.4 Nhóm máu O có kiểu gen và tỉ lệ: IO IO = r 2 = 0.01 → r ( IO ) = 0,1 thế vào trên tính được p, q. Câu 24: Đáp án D Theo giả thiết: Kiểu gen AA quy định lông xám Kiểu gen Aa quy định lông vàng Kiểu gen aa quy định lông trắng Giả sử P = 0, 25AA + 0,5Aa + 0, 25aa = 1 mà CLTN nhanh chóng làm thay đổi tần số alen trong trường hợp: (1) Giả thiết cho  AA (lông xám) giảm → tần số (tỉ lệ) A giảm, a tăng (2) Giả thiết cho  Aa (lông vàng) giảm → thì tần số (tỉ lệ) A, a không thay đổi (3) Giả thiết cho  aa (lông trắng) giảm → thì tần số (tỉ lệ) a giảm, A tăng (4) Giả thiết cho  AA, aa tăng hoặc giảm như nhau  thì tần số (tỉ lệ) alen A, a không đổi Vậy 1, 3 → làm thay đổi tần số tương đối của alen A, a Câu 25: Đáp án B P = xAA + yAa + zaa = 1(x + y + z = 1)  P :168 / 240 BB + 72 / 240 bb  7 /10 BB + 3 /10bb = 1 (x = 7 /10; y = 0; z = 3 /10) → p(B) = x + y / 2 = 7 /10; q(b) = 3 /10 F1 (cân bằng di truyền) = p2AA + 2pqAa + q2aa = 1 = 49%BB :42%Bb :9%bb Vì F1 đã cân bằng di truyền mà không chịu tác động các nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen thì đến Fn vẫn không thay đổi. Nên F10 = 49%BB :42%Bb :9%bb Câu 26: Đáp án B P = xAA + yAa + zaa = 1(x + y + z = 1)  P : 0, 4AA + 0, 6Aa = 1 → x = 0, 4; y = 0, 6; z = 0 → p(A) = x + y / 2 = 0, 7 → q(a) = 1 − 0, 7 = 0,3 Vì giao phối ngẫu nhiên nên F1  F3 : 0, 49AA : 0, 42Aa : 0, 09aa Vậy số lượng ứng với F3 = 490AA : 420Aa : 90aa Câu 27: Đáp án D  A = 0,4 ®ét ngét biÕn ®æi  A = 0,8 ⎯⎯⎯⎯⎯⎯→  Quần thể:  a = 0,6 a = 0,2 Nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen (đột biến, CLTN, di nhập gen, yếu tố ngẫu nhiên). Sự biến đổi tần số tăng đột ngột A và giảm đột ngột a → có thể là yếu tố ngẫu nhiên hoặc cũng có thể di nhập gen Câu 28: Đáp án A Theo giả thiết: A = 0,8;a = 0,2;B = 0,7;b = 0,3 . 2 gen di truyền phân ly độc lập (do thuộc 2 nhóm liên kết khác nhau) Gọi p, q và p’, q’ lần lượt là tần số tương đối của alen A, a; B, b Pcân bằng di truyền = (p2AA : 2pqAa: q2aa)(p'2 BB: 2p'q'Bb: q'2 bb) Vậy số cá thể mang 2 tính trạng trội (A − B−) = (p2AA + 2pqAa)(p2BB + 2pqBb) = (0,82 + 2.0,8.0,2)(0,72 + 2.0,7.0,3) = 87,36% Câu 29: Đáp án C A quy định hạt tròn >> a quy định hạt dài; B quy định hạt đỏ >> b quy định hạt trắng Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập Theo giả thiết: Pcân bằng di truyền: (p2AA : 2pqAa: q2aa)(p'2 BB: 2p'q'Bb: q'2 bb) Giả thiết cho: A − B− = (p2 + 2pq)(p'2 + 2p'q') = 0,63 A − bb = (p2 + 2pq)(q'2 ) = 0,21 aaB− = (q2 )(p'2 + 2p'q') = 0,12 aabb = (q2 )(q'2 ) = 0,04 vµbiÕt p + q = 1;p'+ q' = 1 Tính ra được: p(A) = 0,6;q(a) = 0,4 p'(B) = 0,5;q'(b) = 0,5 Câu 30: Đáp án C Gei I có số alen: n1 = 2. Gen trên cặp NST thường Gen II, III có số alen 2 alen: n2 = 2; n3 = 2 nằm vùng không tương đồng của X (không có trên Y) ( ) (1)→đúng. Vì số kiểu gen = C2n1+1 C2n2,n3+1 + n2.n3.1 = 42 (2)→đúng. Số kiểu giao phối = Số kiểu gen con đực x số kiểu gen con cái ( )( ) = C2n1+1xC2n2,n3+1 x C2n1+1x n2.n3.1 (3)→đúng. Những con cái trong quần thể có tối đã 30 kiểu gen C2n +1 x C2n ,n +1 = 30 1 2 3 (4)→sai. Những con đực trong quần thể có tối đa là 36 kiểu gen. Số kiểu gen tối đa bằng C2n1+1 x n2.n3.1 = 12 Câu 31: Đáp án A P: 0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1 → A/a = 0,65/0,35 F1: 0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1 → A/a = 0,575/0,425  kiểu hình lặn tăng, tỉ lệ kiểu hình trội giảm. F2: 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1 → A/a = 0,5/0,5  kiểu hình lặn tăng, tỉ lệ kiểu hình trội giảm. F3: 0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1 → A/a = 0,375/0,625  kiểu hình lặn tăng, tỉ lệ kiểu hình trội giảm. F4: 0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa =1 → A/a = 0,2/0,8  kiểu hình lặn tăng, tỉ lệ kiểu hình trội giảm. Chúng ta thấy qua từng thế hệ tần số kiểu hình trội giảm đều đặn, lặn tăng; tần số alen trội giảm, lặn tăng  chứng tỏ chỉ do tác động của CLTN. A. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần → trội giảm, lặn tăng. B. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp. Kết quả giả thiết ta thấy đồng hợp lặn tăng. C. Chọn lọc tự nhiên mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần. Kết quả giả thiết ta thấy đồng hợp lặn tăng. Câu 32: Đáp án B Theo giả thiết: Mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Đây là quần thể tự thụ phấn. P = 0,3AABb : 0,2AaBb : 0,5Aabb tự thụ + 0,3( AABb  AABb) → F1 : 0,3(1AABB: 2AABb:1AAbb) + 0,2 ( AaBb  AaBb) → F1 : 0,2 (1/ 4AA : 2 / 4Aa:1/ 4aa)(1/ 4BB : 2 / 4Bb :1/ 4bb)  + 0,5( Aabb  Aabb) → F1 : 0,5(1bbAA : 2bbAa:1bbaa) Vậy F1:…………………………………. (1) → sai. Vì có tối đa 9 kiểu gen (phép tự thụ số 2 đã tạo ra tối đa rồi). (2) → đúng aabb = 0,2(1/ 4.1/ 4) + 0,5(1/ 4.1) = 11/ 80 = 13,75%. (3) → sai. Vì A-bb +n aaB- = 0,3(1.1/ 4) + 0,2(3/ 4.1/ 4 + 1/ 4.3/ 4) + 0,5(3/ 4.1) = 21/ 40 = 52,5%. (4) → sai. Vì cá thể mang 2 alen trội (AAbb + aaBB + AaBb) = 0,3(1.1/4) + 0,2(1/4.1/4 + 2/4.2/4 + 1/4.1/4) + 0,5(1/4.1) = 11/40. Câu 33: Đáp án D Quần thể tự thụ: P = xAA : yAa : zaa (trong đó x + y + z = 1, giả thiết cho y = 0,8) ( ) ( ) F5 = x + 0,8/ 2 1− 1/ 25  AA : 0,8/ 25  Aa: z + 0,8/ 2 1 − 1/ 25  aa (1)  đúng. Giả thiết cho: aa/ F5 = aa/ P + 0,3875 còn theo lý thuyết thì thì trắng aa/F5 tăng so với P = 0,8 / 2 (1 − 1/ 25 ) = 0,3875 (2)  đúng. Giao phối và tự phối thì A/a = const qua các thế hệ. (3)  đúng. Đỏ P(A- = AA + Aa) phải luôn lớn hơn đỏ F5. Qua từng thế hệ dị hợp giảm, đồng hợp tăng  tăng đồng hợp trội và lặn. Nhưng do lặn tăng mà tổng kiểu hình = 100%  trội F5(AA + Aa) giảm so với P. (4)  đúng. Hiệu số giữa hai loại kiểu gen đồng hợp tử ở mỗi thế hệ luôn không đổi: AA – aa = const qua các thế hệ  đúng. ( ) ( ) Vì: tự thụ thì x + 0,8/ 2 1− 1/ 2n  − z + 0,8/ 2 1− 1/ 2n  = x − z = const hay ngược lại z − x = const  đúng Câu 34: Đáp án A Gọi p, q , r lần lượt là tần số alen C, Ch, c Khi cân bằng di truyền một gen có 3 alen: p2CC + 2pqCCh + 2prCc + q2ChCh + 2qrChc + r2cc =1 2pr 2pq + = p2 + pr + pq Nên tần số alen C = p2 + 2 2 2qr 2pq 2qr 2pr + + Tính tần số alen ch = q2 + và tần số alen c = r 2 + 2 2 2 2 Câu 35: Đáp án A. Gen I có số alen: n = 3 Gen ở vùng tương đồng của X, Y ( ) → Số kiểu gen = C2n+1 + n.n = 15 Câu 36: Đáp án C P = 0,36BB + 0,48Bb + 0,16bb = 1.  có tần số alen B/b = 0,6/0,4. Nhưng nếu các cá thể BB, bb có sức sống kém thì càng về sau tỉ lệ Bb tăng lên. Khi tỉ lệ dị hợp càng lớn thì (gần 100%)  B = b. Kết luận A. → sai. Alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể  Nếu vậy thì dị hợp cũng không có khả năng sống. B. → sai. Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng không thay đổi  Nếu vậy thì khả năng sống các kiểu gen như nhau. C. → đúng. Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau. D. → sai. Alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể  Nếu vậy thì chỉ khả năng sống của hình lặn kém thôi.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan