Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng Khối C Môn địa lý 35 đề thi thử thpt quốc gia môn địa lý 2016 có hướng dẫn...

Tài liệu 35 đề thi thử thpt quốc gia môn địa lý 2016 có hướng dẫn

.PDF
175
540
133

Mô tả:

SỞ GD & ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN: ĐỊA LÝ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1. ( i m) a) Trình bày những đặc điểm chung của địa hình nước ta. b) Phân tích ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta. Chứng minh vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản. Câu 2. (3 i m) a) Trình bày những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên để phát triển ngành thủy sản của nước ta. Vì sao việc đẩy mạnh hoạt động đánh bắt xa bờ lại có ý nghĩa không chỉ đối với sự phát triển của ngành thủy sản mà còn có ý nghĩa quan trọng về chính trị, xã hội. b) Tại sao Đông Nam Bộ lại đặt ra đặt vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu? Trình bày phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng. Câu 3. (2 i m) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) Nhận xét về sự phân bố dân cư nước ta. Vì sao trong những năm qua người lao động nước ta khó tìm được việc làm? b) Chứng minh rằng trong những năm qua, nền kinh tế nước ta có những chuyển biến rõ rệt về cơ cấu ngành. Câu 4. ( i m) Cho bảng số liệu sau: Diện tích, sản lượng lúa cả năm giai đoạn 1995-2009. Năm 2000 2003 2009 2012 Diện tích (nghìn ha) 7666 7452 7437 7761 Sản lượng (triệu tấn) 32,5 34,6 38,9 43,7 a) Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện diện tích, sản lượng lúa của nước ta theo bảng số liệu trên. b) Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất lúa nước ta giai đoạn 2000 -2012. ---------H t--------Thí sinh ược sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam SỞ GD & ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN Câu I (2,0 điểm) Ý Nội dung 1 Hãy nêu những đặc điểm chung của địa hình nước ta. a/ Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp + Đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả nước, đồng bằng chiếm 1/4 diện tích cả nước. + Đồi núi thấp chiếm hơn 60%, nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích, núi cao trên 2000m chiếm khoảng 1% diện tích cả nước. b/ Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng: - Địa hình được trẻ hóa và có tính phân bật rõ rệt. - Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. - Địa hình gồm 2 hướng chính: + Hướng Tây Bắc-Đông Nam: vùng núi Tây Bắc, TS Bắc. + Hướng vòng cung: các dãy núi vùng Đ Bắc, Trường Sơn Nam.. c/ Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: quá trình xâm thực và bồi tụ diễn ra mạnh mẽ. d/ Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người (d/c) 2 a) Phân tích ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta. Chứng minh vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản - Khái quát Biển Đông: Rộng, nhiệt độ nước biển cao, biến động theo mùa... - Ảnh hưởng: + Làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển. + Mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn. + Làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và dịu bớt thời tiết nóng bức mùa hè. + Nhờ có biển Đông, khí hậu mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hoà hơn. + Mỗi năm trung bình có 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông tạo nên tính thất thường của khí hậu nước ta. -Tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt với trữ lượng lớn ở bể Nam Côn Sơn và Cửu Long, Thổ Chu-Mã Lai, sông Hồng. -Ngoài ra còn có các bãi cát ven biển, quặng titan là nguyên liệu quý cho công nghiệp. -Vùng ven biển có trữ lượng muối biển lớn, tập trung ở NTrung Bộ. 1 (3,0 HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN: ĐỊA LÝ Điểm 1.0 0.25 0.25 0.25 0.25 1.0 0.25 0.25 0.25 0.25 Trình bày những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên để phát 1.5 triển ngành thủy sản của nước ta. Vì sao việc đẩy mạnh hoạt động đánh bắt xa bờ lại có ý nghĩa không chỉ đối với sự phát triển của 1/4 điểm) ngành thủy sản mà còn có ý nghĩa quan trọng về chính trị, xã hội. a/ Thuận lợi: Nước ta có đường bờ biển dài, có 4 ngư trường lớn: Hải PhòngQuảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau-Kiên Giang. -Nguồn lợi hải sản rất phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm, rong biển hơn 600 loài,… -Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng hải sản. Nước ta có nhiều sông, suối, kênh rạch…có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. DT mặt nước nuôi trồng thủy sản là 850.000 ha, trong đó 45% thuộc Cà Mau, Bạc Liêu. b/ Khó khăn: -Thiên tai, bão, gió mùa Đông Bắc thường xuyên xảy ra. -Môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm. Tạo điều kiện tăng nhanh sản lượng thủy sản khai thác, cũng như sản lượng thủy sản nói chung của cả nước. 0.25 0.25 0.25 0.25 * Việc đẩy mạnh hoạt động đánh bắt xa bờ có ý nghĩa…. - Khai thác được nhiều loại thủy sản có giá trị, năng suất khai thác nâng cao. 0.25 - Tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho như dân 2 - Bảo vệ, khẳng định chủ quyền biển đảo, tăng cường khả năng an ninh, quốc phòng trên biển của đất nước. 0.25 Tại sao Đông Nam Bộ lại đặt ra đặt vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu? Trình bày phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng. 1.5 * Đông Nam Bộ đặt ra đặt vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, vì - Là vùng có nhiều thế mạnh trong phát triển kinh tế: vị trí thuận lợi, đktn và tntn đa dạng, đkkt-xh phong phú….. - Là vùng có giá trị và tỉ trọng cao nhất trong nền kinh tế đất nước, các tài nguyên đều được khai thác ở mức độ lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Một số tài nguyên đang có nguy cơ bị suy thoái, ô nhiễm: * Phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp. - Thực trạng phát triển: + Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu CN cả nước. 0.25 2/4 0.25 0.25 0.25 + Giải quyết tốt vấn đề năng lượng: thủy điện Trị An, Thác Mơ, nhiệt điện Phú Mỹ, Bà Rịa-Vùng Tàu, đường dây cao áp 500KV đảm bảo cung cấp năng lượng cho vùng. + Phát triển các ngành công nghệ cao: luyện kim, điện tử, chế tạo máy… + Hình thành và phát triển các khu CN, khu chế xuất. - Hướng hoàn thiện; + Tăng cường cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, và cơ sở năng lượng. + Xây dựng cơ cấu CN đa dạng, mở rộng thu hút đầu tư. + Quan tâm đến môi trường, phát triển CN tránh tổn hại đến du lịch. III (2,0 điểm) 1 Câu IV. 1 (3,0điểm ) 0.25 0.25 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét về sự phân bố dân cư nước ta. Vì sao trong những năm qua người lao động nước ta khó tìm được việc làm? a) Nhận xét về sự phân bố dân cư nước ta: Không đồng đều tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng và ven biển thưa thớt ở trung du, miền núi phía tây. - Đồng bằng tập trung 75% dân số, mật độ dân số rất cao. Ví dụ: Vùng ĐBSH có mật độ dân số cao từ 1001 - 2000 người/km2 tiếp đó đến ĐNB và ĐBSCL….Đặc biệt dân cư tập trung đông đúc trong các thành phố lớn: TPHCM, HN, HP có quy mô ds>100.000 người… -Dọc ven biển dân cư cũng tập trung đông với mật độ từ 100-500 người. VD: Đà Nẵng 500-1000người/km2…. - Trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng. Vùng Tây Nguyên và vùng Tây Bắc có mật độ từ 50 - 100 người/km2, nhiều nơi dưới 50 người/km2. Vì sao trong những năm qua người lao ộng nước ta khó tìm ược việc làm? - Nền kinh tế tạo việc làm ít hơn số lao động gia tăng hàng năm. - Nhiều bất cập trong đào tạo nghề của nhà nước và chọn nghề của học sinh. 2.Chứng minh rằng trong những năm qua, nền kinh tế nước ta có những chuyển biến rõ rệt về cơ cấu ngành. - Cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: Giảm tỷ trong khu vực I, tăng tỉ trọng KVII, III. (d/c) - Khu vực III chiếm tỷ trọng cao nhất (d/c) nhưng chưa ổn định. => Xu hướng chuyển dịch là tích cực, nhưng vẫn còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới. - Trong từng ngành có sự chuyển dịch…. 1.0 a) Vẽ bi u ồ 2.0 Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường ( o i hác h ng cho điểm), có tên biểu đồ, chú giải, đúng tỉ lệ. ( h ng c t n iểu đ ho c ch gi i tr điểm t ệ tr c ngang 3/4 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 h ng đ ng tr điểm) 2 1.0 b) Nhận xét và giải thích * Nhận xét: Từ năm 2000 đến 2012 - Diện tích tăng không ổn định (dẫn chứng) - Sản lượng lúa tăng liên tục (dẫn chứng) * Gi i thích - Diện tích giai đoạn đầu giảm do sử dụng đất lúa xây dựng cở sở hạ tầng, chuyển trồng cây khác, … - Năng suất lúa tăng nhờ áp dụng nhiều thành tựu khoa học trong sản suất như giống mới, phân bón, … - Sản lượng lúa giai đoạn đầu tăng do năng suất tăng, giai đoạn sau nhờ năng suất và diện tích tăng. - HẾT - 4/4 0.25 0.25 0.25 0.25 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi có 01 trang) KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2016 Môn thi: Địa Lí Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu I (2,0 điểm) 1. Nêu đặc điểm của sông ngòi Việt Nam 2. Trình bày đặc điểm nguồn lao động của nước ta Câu II (2,0 điểm) Dựa vào trang 4 - 5 và trang 30 của Atlat Địa lý Việt Nam, hãy: 1. Xác định các tỉnh của nước ta có đường biên giới trên đất liền chung với Trung Quốc 2. Kể tên các trung tâm công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Câu III (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH TRÔNG CÂY CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA Năm 2005 2007 2010 2012 Tổng diện tích (nghìn ha) 2496 2668 2809 2953 - Cây công nghiệp hàng năm 862 846 798 730 - Cây công nghiệp lâu năm 1634 1822 2011 2223 Giá trị sản xuất (nghìn tỉ đồng) 79 91 105 116 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014). 1. Vẽ biểu đồ kết hợp (giữa cột chồng và đường) thể hiện diện tích và giá trị sản xuất của ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 2005-2012. 2. Nhận xét tình hình phát triển của ngành trồng cây công nghiệp từ biểu đồ đã vẽ và giải thích. Câu IV (3,0 điểm) 1. Phân tích thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp khai thác than và dầu khí ở nước ta. Tại sao các nhà máy thủy điện có công suất hàng đầu của Việt Nam lại tập trung ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. 2. Chứng minh rằng nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển. Giải thích tại sao việc khai thác tài nguyên biển - đảo có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. HẾT - Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến 2015. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:.........................................Số báo danh..................................... ĐỀ THI THỬ VÀO ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI PHẦN 3: Phần tự chọn (khoa học xã hội) Số câu: 40 câu hỏi Thời gian làm bài: 55 phút 1. Nhóm nước nào sau đây tham gia vào liên kết vùng Maxơ – Rainơ? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Italy – Đức – Pháp B: Bỉ – Đức – Hà Lan C: Pháp – Đức – Thụy sĩ D: Bỉ – Hà Lan – Pháp 2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nhà nước: Chọn 1 câu trả lời đúng A: Quản lý xã hội theo huyết thống và theo vùng lãnh thổ B: Quản lý xã hội theo vùng lãnh thổ C: Quản lý xã hội bằng quy tắc đạo đức D: Quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật 3. Trường Đại học X tổ chức ca nhạc dưới sân trường. Một nhóm sinh viên nam lớp A nhìn lên ban công tầng 3 thấy một nam sinh cứ nhìn về phía mình. Cho rằng nam sinh lớp B trên tầng 3 nhìn “đểu” mình, nhóm sinh viên nam lớp A cùng nhau chạy lên. Đến nơi, không còn thấy nam sinh nào ở ban công nữa. Vì không nhìn rõ ai nên nhóm sinh viên nam lớp A vào trong lớp B, nhìn tất cả các sinh viên lớp B và quát:Đứa nào lúc nãy ở ban công nhìn đểu chúng tao? Khó chịu về điều đó, lớp trưởng lớp B đứng ra nhận và quát lại: Tao nhìn đấy! Nhìn thế thì đã làm sao? Nghĩ rằng lớp trưởng lớp B là người đã nhìn “đểu” mình, cả nhóm sinh viên nam lớp A cùng lao vào đuổi đánh lớp trưởng lớp B. Hậu quả là lớp trưởng lớp B bị thương nặng. Trong nhóm sinh viên nam lớp A đánh lớp trưởng lớp B có một sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ mất sớm. Hỏi: Sinh viên này phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào so với các sinh viên nam khác trong nhóm đó? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Như nhau B: Ngang nhau C: Bằng nhau D: Có thể khác 4. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, các quốc gia Tây Âu gánh chịu nhiều tổn thất. Tuy nhiên, đến năm 1950, kinh tế của họ đã cơ bản phục hồi như giai đoạn trước chiến tranh là nhờ: Chọn 1 câu trả lời đúng A: Viện trợ của Hoa Kỳ trong khuôn khổ “Kế hoạch Mác–san” B: Nguồn vốn vay nặng lãi từ Hoa Kỳ C: Sự hỗ trợ vốn của Liên hợp quốc D: Nguồn thu từ hệ thống thuộc địa 5.Giải pháp nào sau đây KHÔNG được lựa chọn để nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên hiện nay? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Đầu tư cải tạo đất, nhập ngoại một số giống cây công nghiệp mới B: Đẩy mạnh chế biến sản phẩm cây công nghiệp phục vụ xuất khẩu C: Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp D: Quy hoạch mở rộng diện tích cây công nghiệp 6. Sản phẩm công nghiệp nào của Nhật Bản chiếm tỷ trọng khoảng 60% tổng giá trị sản phẩm đó của toàn thế giới? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Xe gắn máy B: Tàu biển C: Vải, sợi D: Ô tô 7. Yếu tố nào quyết định giá cả của hàng hóa? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Giá trị của hàng hóa B: Trọng lượng của hàng hóa C: Giá trị sử dụng của hàng hóa D: Hình thức của hàng hóa 8. Đai khí hậu cận nhiệt đới gió mùa khu vực phía Nam nước ta phân bố ở độ cao nào? Chọn 1 câu trả lời đúng A: 1000 m và 1100 m đến 2650 m B: 900 m và 1000 m đến 2600 m C: 800 m và 900 m đến 2550 m D: 700 m và 800 m đến 2500 m 9. Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam và Đông Dương, hai chính sách: Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh của Hoa Kỳ có quan hệ với nhau. Mối quan hệ đó được thể hiện trong yếu tố nào dưới đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Quân đội Sài Gòn là xương sống của Đông Dương hóa chiến tranh B: Hoa Kỳ quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương C: Quân đội Sài Gòn sang xâm chiếm Campuchia D: Quân đội Sài Gòn chiến đấu ở Lào 10. Trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất để bảo đảm giành và giữ độc lập cho dân tộc? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Có quân đội bách chiến bách thắng B: Được quốc tế ủng hộ C: Có các nhà quân sự thiên tài D: Sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc 11. Cuộc cách mạng mang màu sắc tư sản cuối thế kỷ XIX đã đưa quốc gia nào ở châu Á phát triển thành nước đế quốc chủ nghĩa vào đầu thế kỷ XX? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Nhật Bản B: Trung Quốc C: Ấn Độ D: Thái Lan 12. Theo quy định của pháp luật nước ta, ai có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Cán bộ, công chức nhà nước B: Tất cả mọi công dân C: Những người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy nhà nước D: Tất cả mọi người 13. Liên hợp quốc được thành lập sau phiên họp của đại biểu 50 nước từ ngày 25/4/1945 đến 26/6/1945 tại: Chọn 1 câu trả lời đúng A: Luân Đôn (Anh) B: Niu-Ooc (Hoa Kỳ) C: Xan Phranxico (Hoa Kỳ) D: Paris (Pháp) 14. Nhóm sản phẩm nông – công nghiệp nào của Trung Quốc KHÔNG đứng ở vị trí hàng đầu thế giới? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Thịt bò – Điện B: Lương thực – Than C: Thịt lợn – Xi măng D: Bông – Thép 15. Từ năm 2000 đến nay, khu vực II trong cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta KHÔNG được chuyển biến theo hướng nào sau đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Tăng cường đa dạng hóa sản phẩm B: Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác C: Tăng tỉ trọng sản xuất sản phẩm cao cấp D: Giảm sản xuất các mặt hàng chất lượng trung bình 16. Quá trình nào sau đây đã tạo cho đất Feralít có màu đỏ vàng? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Phong hóa mạnh các loại đá mẹ B: Rửa trôi mạnh các chất Bazơ C: Tích tụ mạnh các chất Fe 2O 3 và Al 2O 3 D: Khai thác và sử dụng đất quá mức của con người 17. Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN vào năm nào? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Năm 1986 B: Năm 1995 C: Năm 1975 D: Năm 1979 18. Vì sao cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Nhân dân Việt Nam bùng nổ vào cuối năm 1946? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Việt Nam không thể nhân nhượng được nữa B: Lực lượng kháng chiến của Việt Nam đã mạnh hơn thực dân Pháp C: Việt Nam được các nước xã hội chủ nghĩa chi viện D: Việt Nam được nhân dân thế giới ủng hộ 19. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập bởi năm quốc gia Inđônêxia, Mã Lai, Thái Lan, Xing–ga–po, Philippin vào: Chọn 1 câu trả lời đúng A: Tháng 8 năm 1976, tại Kuala – Lumpur B: Tháng 8 năm 1967, tại Băng Cốc C: Tháng 8 năm 1967, tại Xing–ga–po D: Tháng 8 năm 1976, tại Manila 20. Từ năm 1990 đến nay, trong cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta, nhóm ngành nào có sự chuyển dịch chậm nhất? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Nhóm ngành khu vực I và II B: Nhóm ngành khu vực III C: Nhóm ngành khu vực I D: Nhóm ngành khu vực II 21. Nguyên nhân nào dẫn đến Cách mạng Tháng Tám (1945) diễn ra ít đổ máu? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Được quốc tế ủng hộ B: Lực lượng cách mạng Việt Nam chưa mạnh C: Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam đã thua trận, đầu hàng Đồng minh D: Cách mạng diễn ra bằng phương pháp hòa bình 22. Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), lực lượng Đồng minh kéo vào Việt Nam. Quốc gia nào dưới đây KHÔNG có quân đội đóng ở Việt Nam vào năm 1946? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Pháp B: Trung Quốc C: Hoa Kỳ D: Anh 23. Sông nào lớn nhất ở đồng bằng Đông Âu? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Enitxây B: Ôbi C: Lêna D: Vônga 24. Chiến thắng Biên giới năm 1950 của Nhân dân Việt Nam chứng tỏ rằng: Chọn 1 câu trả lời đúng A: Quân đội nhân dân Việt Nam đã đông hơn quân Pháp B: Ý đồ đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị phá sản C: Lực lượng kháng chiến đã mạnh hơn đội quân viễn chinh của thực dân Pháp D: Sự trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam 25. Sườn Đông Trường Sơn ở Trung Bộ mưa nhiều từ tháng 9 đến tháng 11 là do nguyên nhân nào sau đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Ảnh hưởng của gió mùa và tín phong B: Ảnh hưởng của hiệu ứng phơn và gió phơn C: Có nhiều sườn chắn gió D: Ảnh hưởng của gió mùa và dải hội tụ nhiệt đới 26. Hàng hóa có những thuộc tính nào dưới đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Giá trị sử dụng và giá cả hàng hóa B: Giá trị và giá cả sản xuất C: Giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa D: Giá trị và giá trị trao đổi 27. Sản phẩm công nghiệp nào của Hoa Kỳ đứng hàng đầu thế giới năm 2004? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Khí đốt B: Than đá C: Điện D: Dầu thô 28. Năm 1979, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Cuộc chiến tranh đó xảy ra trong hoàn cảnh nào? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Chiến tranh lạnh đã kết thúc B: Quốc phòng Trung Quốc đã phát triển hùng mạnh C: Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ D: Sự bành trướng của Trung Quốc ở Đông Dương trước đó đã thất bại 29. UNCLOS là chữ viết tắt của tên gọi nào dưới đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Tuyên bố ứng xử ở Biển Đông B: Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông C: Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển D: Hiến chương Liên hiệp quốc 30. Ông A là người có thu nhập cao. Hàng năm, ông chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, ông A đã: Chọn 1 câu trả lời đúng A: Tuân thủ pháp luật B: Sử dụng pháp luật C: Thi hành pháp luật D: Áp dụng pháp luật 31. Biện pháp nào sau đây KHÔNG PHẢI là biện pháp cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Đào kênh dẫn nước từ Sông Hậu về tưới cho vùng Tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau B: Chia ruộng thành nhiều ô nhỏ để cải tạo C: Mở rộng diện tích quảng canh và độc canh lúa D: Các hoạt động kinh tế hợp lý, có cơ sở khoa học của con người 32. Pháp luật là phương tiện để nhà nước: Chọn 1 câu trả lời đúng A: Quản lý xã hội B: Bảo vệ các giai cấp C: Quản lý công dân D: Bảo vệ các công dân 33. Nội dung của pháp luật được quy định bởi quan hệ nào? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Quan hệ xã hội B: Quan hệ đạo đức C: Quan hệ kinh tế D: Quan hệ chính trị 34. Sự gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta trong những năm qua KHÔNG dẫn đến kết quả nào sau đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Tăng nhu cầu chỗ làm việc B: Thúc đẩy quá trình đô thị hóa nhanh C: Sức ép lớn của dân số với phát triển kinh tế - xã hội D: Tăng cường đầu tư phát triển giáo dục mầm non 35. Cần ưu tiên phát triển ngành công nghiệp nào để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Các ngành công nghiệp sạch ít gây ô nhiễm B: Các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động dư thừa C: Công nghiệp năng lượng điện D: Công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí 36. Ở nước ta, việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ khi bầu cử đại biểu Quốc hội là vi phạm nguyên tắc bầu cử nào theo Luật bầu cử? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Nguyên tắc bỏ phiếu kín B: Nguyên tắc trực tiếp C: Nguyên tắc bình đẳng D: Nguyên tắc phổ thong 37. Phong trào Cần Vương (1885 - 1896) diễn ra khắp ba miền Trung - Nam - Bắc Việt Nam. Lực lượng nào lãnh đạo phong trào này? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Tư sản B: Sĩ phu yêu nước C: Nông dân D: Công nhân 38. Nhóm các tỉnh nào ở nước ta trồng lúa và nuôi cá tra, cá basa nhiều nhất cả nước? Chọn 1 câu trả lời đúng A: An Giang – Kiên Giang B: Tiền Giang – Hậu Giang C: Hậu Giang – Kiên Giang D: Tiền Giang – An Giang 39. Kháng chiến lâu dài là đặc điểm chung của hai cuộc đấu tranh chống Pháp (1945 - 1954) và chống Mỹ (1954 - 1975). Tuy nhiên, có những chiến dịch quân đội nhân dân Việt Nam đã đánh địch với khí thế thần tốc, táo bạo. Chiến dịch đó thuộc sự kiện nào dưới đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 B: Chiến dịch tiến công năm 1968 C: Chiến dịch Biên giới năm 1950 D: Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 40. Bà Hiệp dựng xe đạp ở hè phố nhưng quên mang túi xách vào nhà. Quay trở ra không thấy túi xách đâu, bà Hiệp hoảng hốt vì trong túi có hơn 1 triệu đồng và một chiếc điện thoại di động. Bà Hiệp nghi cho Toán (13 tuổi) lấy trộm vì Toán đang chơi ở gần đó. Bà Hiệp đòi vào khám nhà Toán. Mặc dù Toán không đồng ý song bà Hiệp vẫn xông vào nhà lục soát. Hành vi của bà Hiệp đã vi phạm quyền nào sau đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân B: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật riêng tư C: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe D: Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 Môn: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 1 trang) Câu I (2,0 điểm) 1. Trình bày phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Hình dáng lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào đến đặc điểm sông ngòi nước ta? 2. Phân tích đặc điểm dân số và mối quan hệ giữa quy mô dân số với nguồn lao động nước ta. Câu II (3,0 điểm) 1. Kể tên các tuyến đường sắt của nước ta. Tuyến nào quan trọng nhất? Tại sao? 2. So sánh sản phẩm chuyên môn hóa nông nghiệp của Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. Giải thích nguyên nhân khác nhau về hướng chuyên môn háo của 2 vùng. Câu III (2,0 điểm) Dựa vào Atlat điạ lí Việt Nam, chứng minh rằng ngành trồng lúa nước ta có sự phân hóa rõ rệt. Câu IV (3,0 điểm) KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN THÔNG QUA CÁC CẢNG BIỂN CẢU NƯỚC TA DO TRUNG ƯƠNG QUẢN LÍ GIAI ĐOẠN 2000- 2012 (Nghìn tấn) Năm 2000 2005 2010 2012 Tổng số 21 902,5 38 328,0 60 924,8 67 045,8 Hàng Xuất khẩu 5 460,9 9 916,0 17 476,5 22 474,0 Hàng nhập khẩu 9 293,0 14 859,0 21 179,9 20 820,3 Hàng nội địa 7 148,6 13 553,0 22 268,4 23 751,5 1. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu hàng hóa vận chuyển qua các cảng do Trung Ương quản lí giai đoạn 2000- 2012. 2. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển thông qua các cảng do Trung Ương quản lí. TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM NGUYỄN QUANG DIÊU ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 ĐỀ CHÍNH THỨC Câu I (2,0 đ) Môn: ĐỊA LÍ (Đáp án - thang điểm có 02 trang) Nội dung Ý 1 Trình bày phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Hình dáng lãnh thổ có ảnh Điểm 1,00 hưởng như thế nào đến đặc điểm sông ngòi nước ta? a) Lãnh thổ nước ta bao gồm 3 bộ phận: - Vùng đất: diện tích 331.212 km2 với hơn 4000 đảo, 2 QĐ lớn là HS, TS, đường biên giới trên 4600 km giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia, giao thông với các nước thông qua các cửa khẩu - Vùng biển: diện tích trên 1 triệu km2. Chiều dài bờ biển 3260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, có 28/63 tỉnh thành giáp biển, gồm các bộ phận: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền KT và thềm lục địa - Vùng trời: khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta b) Ảnh hưởng hình dáng lãnh thổ đến sông ngòi nước ta: HDLT kéo dài, hẹp ngang nên sông ngòi có đắc điểm ngắn dốc, 60% lượng nước ngoài lãnh thổ 2 Phân tích đặc điểm dân số và mối quan hệ giữa quy mô dân số với 1,00 nguồn lao động nước ta. - Đặc điểm của dân số: + Dân số đông, nhiều TP dân tộc (dẫn chứng) 0,25 + Ds tăng nhanh (dẫn chứng). 0,25 + Cơ cấu dân số đang có sự chuyển đổi (dẫn chứng). VN đang ở thời kì 0,25 “cơ cấu DS vàng” 0,25 - Mối quan hệ Ds và lao động: dân số càng đông → lao động càng dồi dào II (3,0 đ) 1 Kể tên các tuyến đường sắt của nước ta. Tuyến nào quan trọng nhất? 1,50 Tại sao? - Các tuyến đường sắt: HN- Đồng Đăng; HN - Lào Cai; HN - HP; HN - Thái 0,25 Nguyên; Lưu xá - Kép - Uông Bí - Bãi Cháy; HN - Tp HCM 0,25 - Tuyến HN - TP HCM quan trọng nhất, vì: 0,25 0,25 + Là tuyến đường sắt dài nhất, nối các TTKT quan trọng nhất, nhiều vùng 0,25 KT… 0,25 + Có vai trò quan trọng khác: an ninh QP, VH… 2 So sánh sản phẩm chuyên môn hóa nông nghiệp của TD MNBB và TN. 1,50 Giải thích nguyên nhân khác nhau về hướng chuyên môn háo của 2 vùng. a) So sánh: 1,00 - Giống nhau: + Đều là vùng chuyên canh cây CN lâu năm (dc) 0,25 + Chăn nuôi GS lớn. - Khác nhau: + TDMNBB: chuyên canh cây Cn có nguồn gốc cận nhiệt , ôn đới (dc), rau 0,25 vụ đông, dược liệu, chăn nuôi trâu, bò + TN: Chuyên canh cây Cn nuồn gốc nhiệt đới(dc), chăn nuôi bò thịt, bò 0,25 sữa. 0,25 b) Giải thích: do sự khác nhau về điều kiện sinh thái nông nghiệp (đất, địa hình, khí hậu….) (phân tích) III Dựa vào Atlat điạ lí Việt Nam, chứng minh rằng ngành trồng lúa nước 2,0 ta có sự phân hóa rõ rệt. - Vùng trồng lúa rất phát triển: 1,0 + ĐBSCL; là vựa lúa lớn nhất, diện tích, sản lượng dẫn dẫn đầu (dc) + ĐBSH: thứ hai (dẫn chứng dt và SL) - Các vùng còn lại ngành trồng lúa phát triển mức độ khác nhau 1,0 + DHMT: tương đối phát triển do có lợi thế chủ yếu ĐB ven biển + Các vùng còn lại ít phát triển (dc) IV 1. Vẽ biểu đồ: 2,0 a) Xử lí số liệu (%) Năm 2000 2005 2010 2012 Tổng số 100 100 100 100 Xuất 24,9 25,9 28,7 33,5 nhập 42,4 38,8 34,8 31,1 35,3 36,5 35,4 Hàng khẩu Hàng khẩu Hàng nội địa 32,7 b) Vẽ biểu đồ miền đẹp, chính xác, đầy đủ (Biểu đồ khác không cho điểm) 2. Nhận xét và giải thích: - Cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển thông qua các cảng do Trung Ương quản lí có sự thay đổi từ năm 2000 - 2012 (dẫn chứng) - Giải thích: 1,0 + Tác động của công cuộc Đổi mới đất nước (phân tích) + Chính sách của Nhà nước trong ngoại thương.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan