Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu 20 đề thi thử môn đại lý 2016 có đáp án

.PDF
106
1185
82

Mô tả:

ĐỀ THI THỬ VÀO ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI PHẦN 3: Phần tự chọn (khoa học xã hội) Số câu: 40 câu hỏi Thời gian làm bài: 55 phút 1. Nhóm nước nào sau đây tham gia vào liên kết vùng Maxơ – Rainơ? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Italy – Đức – Pháp B: Bỉ – Đức – Hà Lan C: Pháp – Đức – Thụy sĩ D: Bỉ – Hà Lan – Pháp 2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nhà nước: Chọn 1 câu trả lời đúng A: Quản lý xã hội theo huyết thống và theo vùng lãnh thổ B: Quản lý xã hội theo vùng lãnh thổ C: Quản lý xã hội bằng quy tắc đạo đức D: Quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật 3. Trường Đại học X tổ chức ca nhạc dưới sân trường. Một nhóm sinh viên nam lớp A nhìn lên ban công tầng 3 thấy một nam sinh cứ nhìn về phía mình. Cho rằng nam sinh lớp B trên tầng 3 nhìn “đểu” mình, nhóm sinh viên nam lớp A cùng nhau chạy lên. Đến nơi, không còn thấy nam sinh nào ở ban công nữa. Vì không nhìn rõ ai nên nhóm sinh viên nam lớp A vào trong lớp B, nhìn tất cả các sinh viên lớp B và quát:Đứa nào lúc nãy ở ban công nhìn đểu chúng tao? Khó chịu về điều đó, lớp trưởng lớp B đứng ra nhận và quát lại: Tao nhìn đấy! Nhìn thế thì đã làm sao? Nghĩ rằng lớp trưởng lớp B là người đã nhìn “đểu” mình, cả nhóm sinh viên nam lớp A cùng lao vào đuổi đánh lớp trưởng lớp B. Hậu quả là lớp trưởng lớp B bị thương nặng. Trong nhóm sinh viên nam lớp A đánh lớp trưởng lớp B có một sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ mất sớm. Hỏi: Sinh viên này phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào so với các sinh viên nam khác trong nhóm đó? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Như nhau B: Ngang nhau C: Bằng nhau D: Có thể khác 4. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, các quốc gia Tây Âu gánh chịu nhiều tổn thất. Tuy nhiên, đến năm 1950, kinh tế của họ đã cơ bản phục hồi như giai đoạn trước chiến tranh là nhờ: Chọn 1 câu trả lời đúng A: Viện trợ của Hoa Kỳ trong khuôn khổ “Kế hoạch Mác–san” B: Nguồn vốn vay nặng lãi từ Hoa Kỳ C: Sự hỗ trợ vốn của Liên hợp quốc D: Nguồn thu từ hệ thống thuộc địa 5.Giải pháp nào sau đây KHÔNG được lựa chọn để nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên hiện nay? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Đầu tư cải tạo đất, nhập ngoại một số giống cây công nghiệp mới B: Đẩy mạnh chế biến sản phẩm cây công nghiệp phục vụ xuất khẩu C: Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp D: Quy hoạch mở rộng diện tích cây công nghiệp 6. Sản phẩm công nghiệp nào của Nhật Bản chiếm tỷ trọng khoảng 60% tổng giá trị sản phẩm đó của toàn thế giới? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Xe gắn máy B: Tàu biển C: Vải, sợi D: Ô tô 7. Yếu tố nào quyết định giá cả của hàng hóa? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Giá trị của hàng hóa B: Trọng lượng của hàng hóa C: Giá trị sử dụng của hàng hóa D: Hình thức của hàng hóa 8. Đai khí hậu cận nhiệt đới gió mùa khu vực phía Nam nước ta phân bố ở độ cao nào? Chọn 1 câu trả lời đúng A: 1000 m và 1100 m đến 2650 m B: 900 m và 1000 m đến 2600 m C: 800 m và 900 m đến 2550 m D: 700 m và 800 m đến 2500 m 9. Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam và Đông Dương, hai chính sách: Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh của Hoa Kỳ có quan hệ với nhau. Mối quan hệ đó được thể hiện trong yếu tố nào dưới đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Quân đội Sài Gòn là xương sống của Đông Dương hóa chiến tranh B: Hoa Kỳ quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương C: Quân đội Sài Gòn sang xâm chiếm Campuchia D: Quân đội Sài Gòn chiến đấu ở Lào 10. Trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất để bảo đảm giành và giữ độc lập cho dân tộc? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Có quân đội bách chiến bách thắng B: Được quốc tế ủng hộ C: Có các nhà quân sự thiên tài D: Sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc 11. Cuộc cách mạng mang màu sắc tư sản cuối thế kỷ XIX đã đưa quốc gia nào ở châu Á phát triển thành nước đế quốc chủ nghĩa vào đầu thế kỷ XX? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Nhật Bản B: Trung Quốc C: Ấn Độ D: Thái Lan 12. Theo quy định của pháp luật nước ta, ai có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Cán bộ, công chức nhà nước B: Tất cả mọi công dân C: Những người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy nhà nước D: Tất cả mọi người 13. Liên hợp quốc được thành lập sau phiên họp của đại biểu 50 nước từ ngày 25/4/1945 đến 26/6/1945 tại: Chọn 1 câu trả lời đúng A: Luân Đôn (Anh) B: Niu-Ooc (Hoa Kỳ) C: Xan Phranxico (Hoa Kỳ) D: Paris (Pháp) 14. Nhóm sản phẩm nông – công nghiệp nào của Trung Quốc KHÔNG đứng ở vị trí hàng đầu thế giới? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Thịt bò – Điện B: Lương thực – Than C: Thịt lợn – Xi măng D: Bông – Thép 15. Từ năm 2000 đến nay, khu vực II trong cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta KHÔNG được chuyển biến theo hướng nào sau đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Tăng cường đa dạng hóa sản phẩm B: Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác C: Tăng tỉ trọng sản xuất sản phẩm cao cấp D: Giảm sản xuất các mặt hàng chất lượng trung bình 16. Quá trình nào sau đây đã tạo cho đất Feralít có màu đỏ vàng? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Phong hóa mạnh các loại đá mẹ B: Rửa trôi mạnh các chất Bazơ C: Tích tụ mạnh các chất Fe 2O 3 và Al 2O 3 D: Khai thác và sử dụng đất quá mức của con người 17. Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN vào năm nào? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Năm 1986 B: Năm 1995 C: Năm 1975 D: Năm 1979 18. Vì sao cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Nhân dân Việt Nam bùng nổ vào cuối năm 1946? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Việt Nam không thể nhân nhượng được nữa B: Lực lượng kháng chiến của Việt Nam đã mạnh hơn thực dân Pháp C: Việt Nam được các nước xã hội chủ nghĩa chi viện D: Việt Nam được nhân dân thế giới ủng hộ 19. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập bởi năm quốc gia Inđônêxia, Mã Lai, Thái Lan, Xing–ga–po, Philippin vào: Chọn 1 câu trả lời đúng A: Tháng 8 năm 1976, tại Kuala – Lumpur B: Tháng 8 năm 1967, tại Băng Cốc C: Tháng 8 năm 1967, tại Xing–ga–po D: Tháng 8 năm 1976, tại Manila 20. Từ năm 1990 đến nay, trong cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta, nhóm ngành nào có sự chuyển dịch chậm nhất? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Nhóm ngành khu vực I và II B: Nhóm ngành khu vực III C: Nhóm ngành khu vực I D: Nhóm ngành khu vực II 21. Nguyên nhân nào dẫn đến Cách mạng Tháng Tám (1945) diễn ra ít đổ máu? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Được quốc tế ủng hộ B: Lực lượng cách mạng Việt Nam chưa mạnh C: Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam đã thua trận, đầu hàng Đồng minh D: Cách mạng diễn ra bằng phương pháp hòa bình 22. Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), lực lượng Đồng minh kéo vào Việt Nam. Quốc gia nào dưới đây KHÔNG có quân đội đóng ở Việt Nam vào năm 1946? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Pháp B: Trung Quốc C: Hoa Kỳ D: Anh 23. Sông nào lớn nhất ở đồng bằng Đông Âu? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Enitxây B: Ôbi C: Lêna D: Vônga 24. Chiến thắng Biên giới năm 1950 của Nhân dân Việt Nam chứng tỏ rằng: Chọn 1 câu trả lời đúng A: Quân đội nhân dân Việt Nam đã đông hơn quân Pháp B: Ý đồ đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị phá sản C: Lực lượng kháng chiến đã mạnh hơn đội quân viễn chinh của thực dân Pháp D: Sự trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam 25. Sườn Đông Trường Sơn ở Trung Bộ mưa nhiều từ tháng 9 đến tháng 11 là do nguyên nhân nào sau đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Ảnh hưởng của gió mùa và tín phong B: Ảnh hưởng của hiệu ứng phơn và gió phơn C: Có nhiều sườn chắn gió D: Ảnh hưởng của gió mùa và dải hội tụ nhiệt đới 26. Hàng hóa có những thuộc tính nào dưới đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Giá trị sử dụng và giá cả hàng hóa B: Giá trị và giá cả sản xuất C: Giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa D: Giá trị và giá trị trao đổi 27. Sản phẩm công nghiệp nào của Hoa Kỳ đứng hàng đầu thế giới năm 2004? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Khí đốt B: Than đá C: Điện D: Dầu thô 28. Năm 1979, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Cuộc chiến tranh đó xảy ra trong hoàn cảnh nào? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Chiến tranh lạnh đã kết thúc B: Quốc phòng Trung Quốc đã phát triển hùng mạnh C: Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ D: Sự bành trướng của Trung Quốc ở Đông Dương trước đó đã thất bại 29. UNCLOS là chữ viết tắt của tên gọi nào dưới đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Tuyên bố ứng xử ở Biển Đông B: Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông C: Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển D: Hiến chương Liên hiệp quốc 30. Ông A là người có thu nhập cao. Hàng năm, ông chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, ông A đã: Chọn 1 câu trả lời đúng A: Tuân thủ pháp luật B: Sử dụng pháp luật C: Thi hành pháp luật D: Áp dụng pháp luật 31. Biện pháp nào sau đây KHÔNG PHẢI là biện pháp cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Đào kênh dẫn nước từ Sông Hậu về tưới cho vùng Tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau B: Chia ruộng thành nhiều ô nhỏ để cải tạo C: Mở rộng diện tích quảng canh và độc canh lúa D: Các hoạt động kinh tế hợp lý, có cơ sở khoa học của con người 32. Pháp luật là phương tiện để nhà nước: Chọn 1 câu trả lời đúng A: Quản lý xã hội B: Bảo vệ các giai cấp C: Quản lý công dân D: Bảo vệ các công dân 33. Nội dung của pháp luật được quy định bởi quan hệ nào? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Quan hệ xã hội B: Quan hệ đạo đức C: Quan hệ kinh tế D: Quan hệ chính trị 34. Sự gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta trong những năm qua KHÔNG dẫn đến kết quả nào sau đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Tăng nhu cầu chỗ làm việc B: Thúc đẩy quá trình đô thị hóa nhanh C: Sức ép lớn của dân số với phát triển kinh tế - xã hội D: Tăng cường đầu tư phát triển giáo dục mầm non 35. Cần ưu tiên phát triển ngành công nghiệp nào để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Các ngành công nghiệp sạch ít gây ô nhiễm B: Các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động dư thừa C: Công nghiệp năng lượng điện D: Công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí 36. Ở nước ta, việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ khi bầu cử đại biểu Quốc hội là vi phạm nguyên tắc bầu cử nào theo Luật bầu cử? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Nguyên tắc bỏ phiếu kín B: Nguyên tắc trực tiếp C: Nguyên tắc bình đẳng D: Nguyên tắc phổ thong 37. Phong trào Cần Vương (1885 - 1896) diễn ra khắp ba miền Trung - Nam - Bắc Việt Nam. Lực lượng nào lãnh đạo phong trào này? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Tư sản B: Sĩ phu yêu nước C: Nông dân D: Công nhân 38. Nhóm các tỉnh nào ở nước ta trồng lúa và nuôi cá tra, cá basa nhiều nhất cả nước? Chọn 1 câu trả lời đúng A: An Giang – Kiên Giang B: Tiền Giang – Hậu Giang C: Hậu Giang – Kiên Giang D: Tiền Giang – An Giang 39. Kháng chiến lâu dài là đặc điểm chung của hai cuộc đấu tranh chống Pháp (1945 - 1954) và chống Mỹ (1954 - 1975). Tuy nhiên, có những chiến dịch quân đội nhân dân Việt Nam đã đánh địch với khí thế thần tốc, táo bạo. Chiến dịch đó thuộc sự kiện nào dưới đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 B: Chiến dịch tiến công năm 1968 C: Chiến dịch Biên giới năm 1950 D: Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 40. Bà Hiệp dựng xe đạp ở hè phố nhưng quên mang túi xách vào nhà. Quay trở ra không thấy túi xách đâu, bà Hiệp hoảng hốt vì trong túi có hơn 1 triệu đồng và một chiếc điện thoại di động. Bà Hiệp nghi cho Toán (13 tuổi) lấy trộm vì Toán đang chơi ở gần đó. Bà Hiệp đòi vào khám nhà Toán. Mặc dù Toán không đồng ý song bà Hiệp vẫn xông vào nhà lục soát. Hành vi của bà Hiệp đã vi phạm quyền nào sau đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân B: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật riêng tư C: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe D: Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA (Đề thi có 02 trang) LẦN 5 NĂM 2016 Môn: Địa lý Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề ---------------------------------------- Câu I (3,0 điểm) 1. Trình bày các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta. Nêu những nét khái quát về biển Đông? 2. Giải thích tại sao Hà Nội là một trong hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta? Câu II (2,0 điểm) Dựa vào các thông tin dưới đây: * Một số chỉ số về dân số của Việt Nam Tổng dân số năm 2007: 85,17 triệu người - Dân số thành thị 23,37 triệu người - Dân số nông thôn 61,8 triệu người Thứ hạng về quy mô dân số: - Thế giới Thứ 13 - Khu vực Đông Nam Á Thứ 3 Việt Nam có 54 dân tộc anh em, người Việt chiếm 86,2 % . * Mật độ dân số một số vùng nước ta, năm 2006. (Đơn vị: người/km2) Vùng Mật độ dân số Đồng bằng sông Hồng 1225 Đông Bắc 148 Tây Bắc 69 Tây Nguyên 89 Đồng bằng sông Cửu Long 429 Anh (chị) hãy: Rút ra một số đặc điểm của dân số và phân bố dân cư nước ta. Nêu ảnh hưởng của những đặc điểm đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội? Câu III (2,0 điểm) 1. Các sân bay: Nội Bài, Cát Bi, Nà Sản, Phú Bài, Tân Sơn Nhất thuộc loại nào và nằm ở tỉnh (thành) nào của nước ta? 2. Ý nghĩa của việc phát triển cây lương thực, thực phẩm? Kể tên các vùng nông nghiệp của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam. Câu IV (3 ,0 điểm) Cho bảng số liệu: Diện tích lúa cả năm phân theo mùa vụ ở nước ta. (Đơn vị: nghìn ha) Năm Tổng cộng Chia ra Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa 1999 7653,6 2888,9 2341,2 2423,5 2010 7489,4 3085,9 2436,0 1967,5 1. Anh (chị) hãy: vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ của nước ta năm 1999 và năm 2010. 2. Rút ra nhận xét sự thay đổi cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ ở nước ta trong thời gian trên và giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó. ------------- Hết ------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh ……………………………………… Số báo danh …………….. TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN (Hướng dẫn chấm có 06 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 5 NĂM 2015 Môn: Địa lí -------------------------------- Câu I Nội dung cần đạt Ý 1 Điểm Các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta. Nêu những nét 2,0 khái quát về biển Đông. * Các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta - Nội thủy: 1,25 0,25 + Là vùng nước tiếp giáp với đất liền ở phía trong đường cơ sở. Được coi như bộ phận lãnh thổ trên đất liền. Ngày 12 – 11 – 1982, Chính phủ nước ta ra tuyên bố quy định đường cơ sở ven bờ để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. - Lãnh hải: 0,25 + Là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, rộng 12 hải lí (1 hải lí= 1852m), được xác định bởi các đường song song cách đều đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên các vịnh với các nước hữu quan. Là đường biên giới quốc gia trên biển. - Vùng tiếp giáp lãnh hải: 0,25 + Có chiều rộng 12 hải lí (tính từ rìa ngoài của lãnh hải). Là vùng được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của các quốc gia ven biển. Nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trương, nhập cư. - Vùng đặc quyền kinh tế: 0,25 + Là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do hoạt động về hàng hải , hàng không theo công ước của luật biển quốc tế. - Thềm lục địa: + Là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa , có độ sâu 200m hoặc hơn nữa. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam. 0,25 * Khái quát về biển Đông 0,75 - Là biển rộng: diện tích 3,447 triệu km2, lớn thứ 2 trong số 0,25 các biển của Thái Bình Dương. - Là biển tương đối kín: phía bắc và phía tây là lục địa, phía 0,25 đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo. - Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: Nhiệt độ 0,25 trung bình nước biển trên 230C, độ mặn trung bình 33 phần nghìn, giàu ánh sáng và ôxy… 2 Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn vì: - Có vị trí địa lí thuận lợi: 1,0 0,25 + Là thủ đô, nằm ở trung tâm của đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế… + Nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm, có nguồn nguyên liệu dồi dào từ nông, lâm, thủy sản. - Lao động – thị trường 0,25 + Đông dân, mật độ dân số cao, người dân có trình độ dân trí cao nhất là vùng nội đô→ có nguồn lao động dồi dào. + Thị trường tiêu thụ tại chỗ lớn - Cơ sở VCKT và cơ sở hạ tầng phát triển mạnh: 0,25 + Là đầu mối giao thông lớn thứ 2 cả nước, với nhiều loại hình… + Tập trung nhiều KCNTT, khu chế xuất, khu công nghệ cao (dc). - Chính sách phát triển 0,25 + Là thủ đô nên được sự quan tâm đầu tư lớn của Đảng và Nhà nước. + Có nhiều chính sách thông thoáng để thu hút đầu tư nước ngoài trong phát triển công nghiệp. II * Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta. 1,25 - Là nước đông dân, đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á, thứ 0,25 13 trên thế giới. - Nhiều thành phần dân tộc: 54 dân tộc anh em, trong đó chủ 0,25 yếu là người Việt chiếm 86,2% dân số, các dân tộc còn lại chỉ chiếm 13,8%. - Phân bố dân cư : không đồng đều + Giữa nông thôn và thành thị: chủ yếu sống ở nông thôn, 0,25 dân cư ở nông thôn chiếm 72,6% , dân thành thị chỉ chiếm 27, 4 + Giữa đồng bằng và miền núi: . Đồng bằng tập trung tới ¾ dân số với mật độ rất cao(dc) 0,25 . Miền núi chỉ tập trung ¼ dân số, mật độ thấp(dc), thấp hơn nhiều so với các vùng đồng bằng và cả nước. 0,25 + Ngay giữa các vùng: . Giữa các vùng đồng bằng (dc) . Giữa các vùng núi (dc) ( Khi trình bày các ý trên nếu học sinh không có số liệu(dc) thì chỉ cho một nửa số điểm của ý đó) * Ảnh hưởng đến việc phát triển KTXH - 0,75 0,25 Thuận lợi: + Có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, là nguồn lực quan trọng để phát triển KTXH. + Bản sắc văn hóa, phong tục tập quán đa dạng, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nhất là sản xuất nông- lâm – ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. - Khó khăn: + Dân số đông trong điều kiện nước ta hiện nay gây khó 0,25 khăn trong phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.Sự chênh lệch đáng kể về trình độ PTKTXH giữa các vùng, mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp. + Dân cư phân bố không đồng đều gây khó khăn trong việc 0,25 khai thác tài nguyên, PTKTXH của các vùng, miền: Đồng bằng đất chật người đông, thừa lao động thiếu việc làm. Miền núi giàu tài nguyên nhưng thiếu lao động nhất là lao động có trình độ tay nghề. III 1 Các sân bay … 0,5 Tên sân bay Phân loại Thuộc tỉnh (thành) 1. Nội Bài Sân bay Quốc TP Hà Nội tế 2. Cát Bi Sân bay Quốc TP Hải Phòng tế 3. Nà Sản Sân bay nội Sơn La địa 4. Phú Bài Sân bay Quốc Thừa Thiên – Huế tế 5. Tân Sơn Nhất Sân bay Quốc TP Hồ Chí Minh tế ( Mỗi ý đúng được 0,1 điểm. Nếu chỉ làm được 1 trong 2 yêu cầu trên thì chỉ cho ½ số điểm của mỗi ý) 2 Ý nghĩa của việc phát triển cây lương thực, thực phẩm. Các vùng nông nghiệp của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam 1,5 * Ý nghĩa của PT cây lương thực, thực phẩm: 1,0 - Cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhân dân, đảm bảo sự 0,25 sống, tồn tại cho xã hội. - Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, thúc đẩy chăn nuôi phát 0,25 triển dần trở thành ngành chính trong nông nghiệp. Tạo điều kiện để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. - Tạo nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến. Tạo 0,25 ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị( lúa gạo, rau quả nhiệt đới). - Góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Đặc biệt với nước ta 0,25 - một nước đông dân, gia tăng dân số còn cao, kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp thì sản xuất lương thực, thực phẩm càng có vai trò quan trọng và được đặt lên hàng đầu trong các mục tiêu PTKTXH. * Các vùng nông nghiệp nước ta theo thứ tự từ bắc vào 0,5 Nam - Nước ta có 7 vùng nông nghiệp. Bao gồm: + Trung du miền núi bắc bộ. + Đồng bằng sông Hồng. + Bắc Trung Bộ. + Duyên Hải Nam Trung Bộ. + Tây Nguyên. + Đông Nam Bộ. + Đồng bằng sông Cửu Long (Nếu học sinh chỉ:- kể được từ 3 - 4 vùng thì không cho điểm; kể được 5 – 6 vùng thì cho 0,25 điểm. Kể đúng tên 7 vùng nhưng không đúng thứ tự như trên thì chỉ cho 0,25 điểm) IV 1 Vẽ biểu đồ 2,0 *Tính tỷ lệ bán kính: 0,25 Quy ước tỷ lệ bán kính của năm 1999= 1 đvbk, thì tỷ lệ bán kính của năm 2010 là 0,99 đvbk. * Tính cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ: 0,25 Bảng : Cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ. Đơn vị: %. Năm Tổng cộng Chia ra Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa 1999 100 37,75 30,59 31,66 2010 100 41,2 32,53 26,27 *Vẽ biểu đồ: 1,5 - Biểu đồ thích hợp nhất là 2 biểu đồ tròn. Các dạng biểu đồ khác không cho điểm. - Yêu cầu: vẽ theo đúng tỷ lệ bán kính, có đầy đủ tên biểu đồ, chú giải, số liệu ghi trên biểu đồ, đẹp, chính xác về mặt toán học. Nếu thiếu một trong những yêu cầu trên thì trừ mỗi ý 0,25 điểm. 2 Rút ra nhận xét sự thay đổi cơ cấu diện tích lúa phân theo 1,0 mùa vụ ở nước ta trong thời gian trên và giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó * Nhận xét: - Cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ có sự thay đổi: 0,25 + Tăng tỷ lệ diện tích lúa đông xuân và lúa hè thu (dc) + Giảm tỷ lệ diện tích lúa mùa (dc) * Nguyên nhân: - Diện tích lúa đông xuân tăng là do: là vụ chính, có năng 0,25 suất cao, ổn định do ít chịu ảnh hưởng của sâu bệnh và mưa bão. 0,25 - Diện tích lúa hè thu tăng (đặc biệt ở phía Nam) do đảm bảo được vấn đề nước tưới. - Diện tích lúa mùa có xu hướng giảm do: là vụ có năng suất, 0,25 sản lượng thấp và không ổn định, do thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh Lưu ý: học sinh có thể trình bày theo cách khác nhưng vẫn đầy đủ ý thì vẫn cho điểm tuyệt đối. Tổng điểm toàn bài thi: I + II + III + IV = 10,0 điểm SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 - LỚP 12 NĂM HỌC 2015-2016 ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1: (2 điểm) Chứng minh rằng sinh vật nước ta có sự phân hóa đa dạng. Nguyên nhân làm cho nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng, phong phú. Câu 2: (1 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy: a. Cho biết các vườn quốc gia ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ thuộc tỉnh (thành phố) nào? b. Kể tên các cao nguyên đá vôi và cao nguyên ba gian ở nước ta. Câu 3: (2,5 điểm) a. So sánh điều kiện hình thành, diện tích, đặc điểm địa hình, đất giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. b. Có ý kiến cho rằng: "Lũ ở đồng bằng sông Cửu Long hàng năm gây nhiều thiệt hại và cũng mang đến một số nguồn lợi cho đồng bằng này". Dựa vào kiến thức và hiểu biết của bản thân, em thấy ý kiến này đúng hay sai, em hãy làm rõ ý kiến trên. Câu 4: (2 điểm) Trình bày ảnh hưởng của Biển Đông đến địa hình, hệ sinh thái ven biển và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thiên thai vùng biển nước ta. Vì sao nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước cùng vĩ độ? Câu 5: (2,5 điểm) Cho bảng số liệu: Độ che phủ theo các vùng ở nước ta năm 1943 và năm 1991 (Đơn vị: %) Vùng 1943 1991 Trung du và miền núi Bắc Bộ 75 23 Đồng Bằng Sông Hồng 3 3 Bắc Trung Bộ 66 35 Duyên Hải Nam Trung Bộ 62 32 Tây Nguyên 93 60 Đông Nam Bộ 54 24 Đồng Bằng Sông Cửu Long 23 9 Cả Nước 67 29 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện độ che phủ rừng và nhận xét sự thay đổi độ che phủ rừng các vùng, của cả nước ta năm 1943, 1991. b. Nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta. ______Hết______ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:……….……….….……………. Số báo danh:…………… ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Câu Nội dung đáp án Điểm 1 * Chứng minh rằng sinh vật nước ta có sự phân hóa đa dạng. (Nếu không ghi giới hạn theo bắc – nam, độ cao, hoặc thiếu trừ tổng là 0,25 đ ) 1,5 * Sinh vật có sự phân hóa theo B-N - Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) + Tiêu biểu là rừng nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông cây thường rụng lá và mùa hạ cây xanh tốt. + Sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế, nhưng cũng có những loài cận nhiệt như dẻ, re và loài ôn đới như samu, pơmu; động vật có chồn, gấu. 0,25 - Phần lãnh thổ phía nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) + Tiêu biểu là rừng cận xích đạo gió mùa với thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương nam lên. + Trong rừng xuất hiện các loài cây chịu hạn và rụng lá vào mùa khô như các cây họ Dầu; động vật là các loài thú nhiệt đới như hổ, báo, voi, cá sấu… 0,25 * Sinh vật có sự phân hóa theo độ cao - Đai nhiệt đới gió mùa (từ độ cao dưới 600-700m ở miền Bắc và 9001000m ở miền Nam) + Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, rừng với cấu trúc nhiều tầng tán, nhiều cây dây leo. Giới động vật nhiệt đới đa dạng và phong phú. + Chiếm ưu thế là kiểu hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô. Hệ sinh thái rừng phát triển trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt: rừng thường xanh trên đá vôi, rừng ngập mặn trên đất mặn, rừng tràm trên đất phèn, xa van, cây bụi gai nhiệt đới khô trên đất cát, đất xám vùng khô hạn. 0,25 - Đai cận nhiệt đới gió trên núi (MB từ 600-700 ->2600m; MN từ 9001000m -> 2600m ) + Độ cao 600-700m đến 1600-1700m: rừng cận nhiệt đới lá rộng với thành phần chủ yếu là các loài cây thuộc họ dẻ, re, hồ đào và rừng cận nhiệt lá kim như thông, pơmu, samu. Động vật: chim, thú cận nhiệt phương Bắc; thú có lông dày: gấu, sóc, cầy, cáo. - Ở độ cao từ 1600-1700m đến 2600m: rừng sinh trưởng, phát triển kém, thực vật thấp nhỏ, đơn giản về thành phần loài, rêu, địa y phủ kín thân, cành cây. Trong rừng có các loài cây ôn đới, chim di cư thuộc khu hệ Himalaya. 0,25 - Ở độ cao trên 2600m: quần hệ thực vật núi cao, các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam. 0,25 * Sinh vật phân hóa theo đông – tây 0,25 - Vùng biển và thềm lục địa + Hệ sinh thái rừng ven biển: rừng ngập mặn, thực vật có các loài sú, vẹt đước, động vật có loài thủy sản. - Vùng đồng bằng: là các cây lương thực, rau đậu.. - Vùng đồi núi chủ yếu là hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa trên đất feralit là chủ yếu, 2 * Nguyên nhân làm cho nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng, phong phú. 0,5 - Do vị trí nước ta nằm trên đường di lưu và di cư của SV nên có TNSV phong phú, đa dạng - Do thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt, ẩm cao nên là điều kiện thuận lợi cho SV sinh trưởng và phát triển. 0,25 - Do nước ta có lịch sử hình thành lãnh thổ lâu đời nên sv đa dạng - Do sự phận hóa của nhiều yếu tố: ĐH, KH, Đất - Do tác động của con người: Nhập các giống SV mới từ bên ngoài vào 0,25 a. Cho biết các vườn quốc gia ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ thuộc tỉnh (thành phố) nào? - Vườn Quốc gia: Xuân Thủy (Nam Định); Cát Bà (Hải Phòng); Bái Tử Long (Quảng Ninh); Ba Bể (Bắc Cạn); Ba Vì (Hà Nội); Tam Đảo(Vĩnh Phúc); Cúc Phương (Ninh Bình) (Nêu đúng được tên tỉnh của 4,5 VQG cho 0,25đ; đủ 6,7 VQG cho 0,5đ ) 0,5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan