Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông 33 câu trắc nghiệm chương cảm ứng nguyễn thành công file word có lời giải ch...

Tài liệu 33 câu trắc nghiệm chương cảm ứng nguyễn thành công file word có lời giải chi tiết.image.marked.image.marked

.PDF
15
193
55

Mô tả:

Cảm ứng Câu 1. Khi đặt một cây đang sinh trưởng cạnh cửa sổ, sau một thời gian cây sẽ sinh trưởng uốn cong về phía cửa sổ. Đây là biểu hiện của: A. Quang ứng động chủ động B. Quang hướng động âm C. Quang hướng động dương D. Quang ứng động thụ động Câu 2. Tại sao các đáp ứng trả lời kích thích của chân khớp lại chính xác, hiệu quả và tiết kiệm năng lượng hơn so với ruột khoang? A. Chân khớp có hệ thống tế bào thần kinh phân tán khắp cơ thể nên các đáp ứng trở nên nhanh nhạy hơn so với ruột khoang, tế bào thần kinh tập trung ở xúc tu. B. Chân khớp có các tế bào thần kinh tập trung lại thành hạch thần kinh phụ trách các vùng cơ thể xác định, còn ruột khoang có hệ thần kinh dạng mạng lưới toàn thân. C. Nhóm chân khớp có tế bào thần kinh tương tác với nhau nhờ các synape thần kinh, trong khi nhóm ruột khoang không có các synape thần kinh. D. Nhóm chân khớp phân hóa cấu tạo cơ thể thành các phần đầu, thân, chi trong khi nhóm ruột khoang toàn bộ cơ thể là một khối thống nhất. Câu 3. Khi nói về hoạt động của hệ thần kinh dạng ống, trong số các phát biểu sau đây, phát biểu nào chính xác? A. Tất cả các hoạt động trả lời kích thích của tế bào động vật có hệ thần kinh dạng ống đều dựa trên nguyên tắc phản xạ.đều được thực hiện theo nguyên tắc phản xạ. B. Trong một cung phản xạ, kích thích sẽ tác động đến cơ quan thụ cảm để tiếp nhận tín hiệu từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. C. Bất kỳ một cung phản xạ nào cũng bao gồm sự tham gia của 3 neuron là 1 neuron cảm giác, 1 neuron trung gian và 1 neuron vận động. D. Các phản xạ không điều kiện là các phản xạ mang tính học được, phải trải qua quá trình rèn luyện mới có thể hình thành. Câu 4. Cây hai năm là loại cây: A. Cây sống lâu năm, mỗi năm có một chu kỳ sinh trưởng và phát triển riêng. B. Cây hoàn thành vòng đời từ khi nảy mầm cho đến khi chết đi trong khoảng thời gian của một năm. C. Nhóm cây có vòng đời kéo dài đủ lâu, qua một mùa đông sang năm sau ra hoa kết trái và chết đi. D. Nhóm cây lâu năm, ra hoa hai lần trong một năm nhằm tăng tốc độ quá trình sinh sản. Câu 5. Não bộ hoàn thiện ở người sẽ có: A. 5 phần chức năng khác nhau bao gồm: Não trái, não phải, não giữa, não trung gian và tiểu não. B. 5 phần chức năng khác nhau bao gồm: Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành - cầu não. C. 5 phần chức năng khác nhau bao gồm: Đại não, tiểu não, hành não, cuống não và chất xám. D. 5 phần chức năng khác nhau bao gồm: Đại não trái, đại não phải, tiểu não, hành não và bắt chéo thần kinh. Câu 6. Khẳng định nào dưới đây là phù hợp cho thấy cơ chế của hiện tượng hướng tiếp xúc ở một số loài thực vật? A. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không tiếp xúc sẽ sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. B. Do sự sinh trưởng đều nhau của hai phía cơ quan, các tế bào sẽ uống cong ngọn cây hoặc tua cuốn để gắn vào đối tượng tiếp xúc. C. Phía tiếp xúc với vật, các tế bào sinh trưởng mạnh gây ra uốn cong và làm cho tua cuốn hay ngọn cây bám vào đó. D. Các tế bào ở phía không tiếp xúc không sinh trưởng nên không thể đẩy ngọn cây hay tua cuốn về phía đối diện. Câu 7. Các vật nuôi đặc biệt được nuôi dưỡng và huấn luyện như chó nghiệp vụ, thú biểu diễn xiếc, chim cảnh báo… được con người biến đổi các tập tính của chúng bằng cách: A. Tạo ra mối liên hệ và các tập tính xã hội phức tạp giống như ở loài người. B. Hình thành các phản xạ không điều kiện mới, tạo ra sự đa dạng trong mối tương tác giữa các cá thể trong bầy đàn. C. Tạo nên các mối liên hệ thần kinh tạm thời, hình thành các phản xạ có điều kiện và tạo ra hiện tượng điều kiện hóa hành động. D. Chủ động dạy cho các loài này các bài học trong học ngầm để chúng có thể biểu hiện khi cần thiết. Câu 8. Nhóm thực vật nào sau đây thể hiện rõ nhất hiện tượng hướng tiếp xúc? A. Các cây thân gỗ có kích thước lớn. B. Các cây dây leo hoặc các cây có tua cuốn. C. Các cây thủy sinh trôi nổi trong dòng nước. D. Các cây thân ngầm hoặc các cây thân bò. Câu 9. Các tập tính bẩm sinh thường rất bền vững, dù không được thường xuyên củng cố, nguyên nhân là do: A. Nó mang tính chất sống còn, bảo vệ cơ thể trước điều kiện ngoại cảnh. B. Nó đảm bảo khả năng tồn tại, sinh trưởng và phát triển của cơ thể. C. Phần lớn các tập tính này là tập tính sinh sản và được truyền cho đời sau nhờ sinh sản. D. Đó là các đặc điểm được mã hóa trong hệ gen và được hình thành qua quá trình tiến hóa lâu dài, có thể di truyền được. Câu 10. Để làm mất cảm giác đau, gây tê cục bộ phục vụ cho phẫu thuật, các thuốc tê được sử dụng. Cơ chế nào sau đây phù hợp với cơ chế hoạt động của thuốc tê? A. Thuốc tê phá hủy các synape thần kinh - cơ dẫn đến mất khả năng truyền tín hiệu. B. Thuốc tê liên kết với các sợi nhánh của neuron thần kinh dẫn đến các sợi nhánh bị đứt và cắt đứt con đường truyền tín hiệu thần kinh. C. Thuốc tê liên kết cạnh tranh với mặt trong thụ thể kênh Na+ trên màng tế bào, dẫn đến giảm tính thấm của tế bào với ion này và không tạo ra điện thế hoạt động. D. Thuốc tê liên kết với vùng nhân tế bào neuron, gây ức chế phiên mã và dịch mã các gen chi phối quá trình truyền xung thần kinh. Câu 11. Ý nghĩa quan trọng nhất của hướng động đối với cơ thể thực vật: A. Giúp cơ thể thực vật phát triển mạnh. B. Giúp thực vật thích nghi với môi trường C. Giúp thực vật tăng trưởng chiều cao so với các cá thể thực vật khác để cạnh tranh nguồn sống. D. Tạo nhiều sản phẩm quang hợp, hô hấp hơn. Câu 12. Cơ chế nào dẫn đến việc truyền xung thần kinh khi bóng chứa chất trung gian thần kinh được giải phóng vào khe synapse? A. Sự thay đổi tính thấm của màng sau synapse đối với ion Ca2+ làm xuất hiện xung thần kinh mới. B. Các chất trung gian thần kinh đóng vai trò là nhân tố kích thích quá trình phiên mã của tế bào sau synapse. C. Chất trung gian được hấp thu vào tế bào thần kinh tiếp theo và tạo ra xung thần kinh mới. D. Chất trung gian tác động lên thụ thể màng sau synapse, thay đổi tính thấm của màng đối với các ion phù hợp từ đó dẫn đến sự lan truyền xung thần kinh ở tế bào tiếp theo. Câu 13. Cho các ví dụ sau đây: (1). Quạ bay trên trời và đàn gà con nháo nhác tìm nơi ẩn nấp. (2). Thả hòn sỏi cạnh đầu con rùa, những lần đầu nó rụt cổ, những lần sau thì nó “bơ”. (3). Bạn Hằng nhắn tin hàng ngày với “crush”, nhưng rồi một ngày “crush” bỏ đi, bạn thấy nhớ. (4). Những con chim bồ câu ở nhà thờ Đức Bà không còn bay đi mỗi khi có người đi gần đến chúng. Có bao nhiêu hiện tượng kể trên cho thấy tập tính quen nhờn? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 14. Đặc điểm nào sau đây cho thấy tính cảm ứng ở cơ thể thực vật? A. Xảy ra với tốc độ nhanh chóng, dễ nhận biết và giúp thực vật thích nghi ngay tức thì với điều kiện môi trường. B. Xảy ra một cách chậm chạp, khó nhận thấy, giúp thực vật thích nghi với các điều kiện ngoại cảnh tương ứng. C. Xảy ra một cách chậm chạp, khó nhận thấy và có thể có lợi, hoặc có hại tùy trường hợp đáp ứng với môi trường. D. Xảy ra một cách nhanh chóng, khó nhận diện và giúp thực vật đảm bảo sự tồn tại trước các biến động của môi trường. Câu 15. Chất curare là một chất thuộc nhóm alkaloid được tìm thấy ở một số loài thực vật khu vực Trung và Nam Mỹ. Chất này có khả năng ức chế thụ thể nAChR trên màng sau synapse thần kinh-cơ. Khi thổ dân Nam Mỹ dùng mũi tên độc bắn vào một con thú, con thú này sẽ: (1). Thở gấp, thở mạnh, co thắt nhanh các cơ hô hấp. (2). Không thể di chuyển do không co cơ được. (3). Chạy nhanh về chỗ trú ẩn để tránh xa người bắn (4). Yếu cơ và khó di chuyển Có bao nhiêu hậu quả mô tả đúng tác động của chất này đối với con thú hoang? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 16. Trong các hình thức vận động sinh trưởng sau đây, hình thức vận động nào không liên quan đến sinh trưởng của tế bào? A. Vận động theo ánh sáng B. Vận động theo trọng lực C. Vận động theo nguồn dinh dưỡng D. Vận động theo sức trương nước Câu 17. Về các hình thức học tập ở động vật, cho các phát biểu dưới đây: I. Tập tính quen nhờn giúp cho động vật tiết kiệm năng lượng, tránh lãng phí năng lượng vào các hành động vô ích. II. Hiện tượng in vết ở một số loài động vật giúp tăng khả năng sống sót của con non trong giai đoạn mới sinh. III. Học ngầm là kiểu phối hợp các kinh nghiệm cũ, vốn có trong tiềm thức để giải quyết những tình huống mới trong thực tế. IV. Dạy thú làm xiếc hoặc thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của con người bằng cách thưởng hoặc phạt có cơ sở từ hiện tượng điều kiện hóa đáp ứng. Số phát biểu chính xác là: A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 18. Phát biểu nào sau đây KHÔNG chính xác khi nói về cảm ứng ở động vật đa bào? A. Các động vật có hệ thần kinh dạng ống có sự tiến hóa của não bộ thành 5 phần bao gồm: bán cầu đại não trái, bán cầu đại não phải, não giữa, hành não và tiểu não.. B. Mức độ phát triển của hệ thần kinh càng cao, số lượng các phản xạ có điều kiện và khả năng học tập của động vật càng nhiều. C. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch phản ứng lại kích thích theo nguyên tắc phản xạ, hầu hết phản xạ của chúng là phản xạ không điều kiện. D. Các loài động vật thuộc lớp côn trùng đều có não bộ. Câu 19. Khi gieo một số hạt ngô ở cạnh cửa sổ, sau một thời gian thấy hiện tượng mọc cong về phía cửa sổ nơi có nguồn sáng mạnh hơn. Phân tích tế bào thì thấy lượng auxin ở phía không được chiếu sáng cao hơn phía được chiếu sáng. Kết luận nào có thể được đưa ra từ quan sát này? A. Auxin được tổng hợp chỉ ở một phía dẫn tới mất cân đối hormone và làm sinh trưởng cong về một phía. B. Hàm lượng cao auxin ở một phía đã ức chế quá trình sinh trưởng của tế bào làm cho cây cong về một phía. C. Ở phía được chiếu sáng, cây quang hợp mạnh hơn nên lượng sinh chất tạo ra nhiều hơn và làm cho cây lớn nhanh hơn, uốn cong cây. D. Một cơ chế nào đó khiến hàm lượng auxin phía tối cao hơn, giúp tế bào tăng sinh mạnh hơn và đẩy cây sinh trưởng cong về phía sáng. Câu 20. Nguyên nhân trực tiếp gây ra tính hướng sáng dương của ngọn cây khi trồng trong điều kiện nguồn sáng lệch về một phía là: A. Ánh sáng tác động lên tế bào làm tế bào mất nước, giảm sức trương và dẫn đến cây cong về phía ánh sáng. B. Ánh sáng chiếu về một phía, tốc độ quang hợp ở phía có ánh sáng cao hơn nên cây cong về phía đó. C. Sự sinh trưởng không đều của các tế bào tại phía được chiều sáng và phía không được chiếu sáng ở phần ngọn cây do sự phân bố hormone auxin khác nhau. D. Ánh sáng tạo ra sự khác biệt về mặt nhiệt độ giữa 2 phía của thân khi chiếu sáng khiến cho tốc độ các phản ứng sinh hóa khác nhau và gây ra sự uấn cong. Câu 21. Khi nói về sự truyền tin qua synapse, cho các phát biểu dưới đây: I. Mỗi synapse có chứa một loại chất trung gian hóa học. II. Điện thế hoạt động khi lan đến chùy synapse sẽ kích thích quá trình giải phóng các túi chứa chất trung gian hóa học giải phóng sản phẩm của mình vào khe synapse. III. Nếu các thụ thể ở màng sau synapse bị ức chế, quá trình truyền tin đến tế bào đó sẽ bị ngưng trệ. IV. Các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau synapse làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Số phát biểu chính xác là: A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 22. Khi nói về quá trình cảm ứng ở thực vật, cho các phát biểu sau đây: I. Phản ứng hướng sáng của cây giúp cây tìm nguồn sáng để tăng cường quá trình quang hợp ở thực vật. II. Phản ứng của cây đối với kích thích từ một phía của trọng lực gọi là phản ứng sinh trưởng vì sự uốn cong xảy ra tại miền sinh trưởng dãn dài của tế bào thân và rễ. III. Sự vận chuyển nước từ một nửa thể gối gốc lá cây trinh nữ vào trong thân khiến lá chét ép vào cuống lá và lá khép lại. IV. Sự gia tăng hàm lượng nước trong tế bào bảo vệ lỗ khí làm tế bào trương lên và lỗ khí đóng lại. Số phát biểu chính xác là: A. 1 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 23. Khi nói về điện thế hoạt động và quá trình hình thành xung thần kinh, cho các phát biểu sau đây: I. Sự xuất hiện điện thế hoạt động trải qua các pha lần lượt là đảo cực, mất phân cực và tái phân cực. II. Ở giai đoạn đảo cực, mặt trong của màng tế bào thần kinh mang điện âm so với mặt ngoài. III. Nguyên nhân dẫn tới sự khử cực là do dòng vận động của các ion Na+ từ ngoài tế bào vào bên trong. IV. Điện thế hoạt động hình thành tại một vị trí có thể kích thích vị trí lân cận trải qua các pha của điện thế hoạt động và dẫn đến hình thành xung thần kinh. Số phát biểu chính xác là: A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 24. Khi nói về cấu trúc và hoạt động của hệ thần kinh dạng ống, cho các phát biểu sau đây: (1). Hệ thần kinh dạng ống có mặt ở tất cả các loài động vật có xương sống. (2). Hệ thần kinh dạng ống xuất hiện ở một số rất ít loài động vật không xương sống. (3). Trong cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống, không còn các hạch thần kinh. (4). Các loài động vật có xương sống đều có não bộ. (5). Tất cả các hoạt động trả lời kích thích của tế bào động vật có hệ thần kinh dạng ống đều dựa trên nguyên tắc phản xạ. (6). Cùng với mức độ phát triển của hệ thần kinh, số lượng các phản xạ có điều kiện tăng dần. Số lượng luận điểm đúng trong số 6 luận điểm trên: A. 2 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 25. Trong các quy trình nhân giống ở thực vật ứng dụng trong nông nghiệp, cho các phát biểu sau đây: (1). Các quy trình nhân giống vô tính đều tạo ra các cây con có vật chất di truyền giống với cây ban đầu. (2). Trong các kỹ thuật giâm, chiết, ghép nếu cây giống ban đầu bị nhiễm virus thì các cây con cũng sẽ bị nhiễm virus. (3). Do có tính toàn năng, từ một tế bào lưỡng bội của thực vật có thể phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh với tất cả các đặc tính vốn có của loài. (4). Trong kỹ thuật ghép cành, việc buộc chặt cành ghép với gốc ghép nhằm tạo điều kiện cho dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép. Số phát biểu chính xác là: A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 26. Cho một số hạt đậu nảy mầm trong mùn cưa ướt trên một cái rây đặt nằm ngang. Rễ cây mọc xuống, chui ra ngoài rây, sau đó lại uốn cong lên chui vào trong rây, cơ chế của hiện tượng này là: A. Rễ cây mọc xuống do tác dụng của trọng lực, rễ cây chui vào lại là do tác động của chất dinh dưỡng. B. Rễ cây mọc xuống do tác dụng của chất dinh dưỡng, rễ cây chui vào lại là do tác động của độ ẩm. C. Rễ cây mọc xuống do tác dụng của độ ẩm, rễ cây chui vào lại là do tác động của ánh sáng. D. Rễ cây mọc xuống do tác dụng của trọng lực, rễ cây chui vào lại là do tác động của độ ẩm và ánh sáng. Câu 27. Về quá trình hình thành tập tính ở các loài động vật, một học sinh đưa ra các phát biểu dưới đây: (1) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron bền vững. (2) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi. (3) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa nơron nên có thể thay đổi. (4) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron và được di truyền. Những phát biểu nào không đúng với sự hình thành tập tính học được là: A. (1), (3) và (4) B. (2), (3) và (4) C. (1), (2) và (3) D. (1), (2) và (4) Câu 28. Trong số các hình thức cảm ứng sau đây, hình thức nào không xuất hiện ở thực vật bậc cao? A. Hướng sáng âm B. Hướng trọng lực âm C. Hướng trọng lực dương D. Hướng nước âm Câu 29. Khi nói về các dạng hệ thần kinh ở động vật, phát biểu nào sau đây chính xác? A. Ở thủy tức, hệ thần kinh có dạng chuỗi hạch, sự điều chỉnh hoạt động các xúc tu do các hạch thần kinh khác nhau điều khiển. B. Ở mực và bạch tuộc, hệ thần kinh có dạng mạng lưới, điều chỉnh các phản xạ theo kiểu co giật toàn thân. C. Ở hệ thần kinh dạng ống, trung ương thần kinh bao gồm não và tủy sống. D. Não người gồm có 5 phần riêng rẽ nằm trong hộp sọ bao gồm: bán cầu đại não trái, bán cầu đại não phải, tiểu não, hành não, cầu não. Câu 30. Khi nói về cảm ứng ở thực vật, cho các phát biểu sau đây: (1). Cùng một tác nhân kích thích, có cơ quan thì cảm ứng âm, có cơ quan lại cảm ứng dương. (2). Cảm ứng có thể có lợi hoặc gây hại cho cây trồng, tùy từng môi trường và tác nhân kích thích. (3). Thực vật trả lời các kích thích của môi trường tương đối chậm chạp so với động vật. (4). Việc trả lời kích thích của thực vật với các tác nhân của môi trường đều gắn liền với sự phân chia và sinh trưởng của các tế bào. Số phát biểu chính xác là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 31. Khi nói về tập tính ở động vật, cho các phát biểu sau đây: (1). Các tập tính của động vật trong tự nhiên giúp chúng tăng khả năng sống sót trước các điều kiện môi trường. (2). Các tập tính bẩm sinh của động vật không được con người sử dụng trong các hoạt động huấn luyện động vật. (3). Việc huấn luyện các động vật làm công tác nghiệp vụ dựa trên quá trình xây dựng và hình thành các phản xạ có điều kiện. (4). Các tập tính học được có thể bị dập tắt nếu các kích thích duy trì tập tính không còn nữa. Số phát biểu chính xác là: A. 4 B. 2 C. 1 D. 3 Câu 32. Tất cả các hiện tượng kể ra dưới đây đều là biểu hiện của tính hướng dương đối với tác nhân kích thích, ngoại trừ: A. Tính hướng trọng lực của rễ cây B. Tính hướng sáng của ngọn cây C. Tính hướng nước của rễ cây D. Tính hướng sáng của rễ cây. Câu 33. Thứ tự nào sau đây mô tả các giai đoạn của quá trình xuất hiện và biến mất của điện thế hoạt động tại một điểm nằm trên sợi trục của tế bào thần kinh? A. Điện thế nghỉ -- giai đoạn mất phân cực -- giai đoạn đảo cực -- giai đoạn tái phân cực. B. Giai đoạn đảo cực -- giai đoạn mất phân cực -- giai đoạn điện thế nghỉ -- giai đoạn tái phân cực. C. Giai đoạn mất phân cực -- giai đoạn tái phân cực -- giai đoạn đảo cực -- điện thế nghỉ. D. Giai đoạn tái phân cực -- giai đoạn mất phân cực -- điện thế nghỉ -- giai đoạn đảo cực. Đáp án 1 C 11 B 21 B 31 D 2 B 12 D 22 B 32 D 3 B 13 B 23 C 33 A 4 C 14 B 24 B 34 5 B 15 B 25 D 35 6 A 16 D 26 D 36 Lời giải chi tiết Câu 1. Đáp án C 7 C 17 C 27 A 37 8 B 18 A 28 D 38 9 D 19 D 29 C 39 10 C 20 C 30 B 40 Khi đặt một cây đang sinh trưởng cạnh cửa sổ, sau một thời gian cây sẽ sinh trưởng uốn cong về phía cửa sổ. Đây là biểu hiện của quang hướng động dương. Câu 2. Đáp án B Các đáp ứng trả lời kích thích của chân khớp lại chính xác, hiệu quả và tiết kiệm năng lượng hơn so với ruột khoang vì chân khớp có các tế bào thần kinh tập trung lại thành hạch thần kinh phụ trách các vùng cơ thể xác định, còn ruột khoang có hệ thần kinh dạng mạng lưới toàn thân. Câu 3. Đáp án B A. Tất cả các hoạt động trả lời kích thích của tế bào động vật có hệ thần kinh dạng ống đều dựa trên nguyên tắc phản xạ đều được thực hiện theo nguyên tắc phản xạ. → sai B. Trong một cung phản xạ, kích thích sẽ tác động đến cơ quan thụ cảm để tiếp nhận tín hiệu từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. → đúng C. Bất kỳ một cung phản xạ nào cũng bao gồm sự tham gia của 3 neuron là 1 neuron cảm giác, 1 neuron trung gian và 1 neuron vận động. → sai. D. Các phản xạ không điều kiện là các phản xạ mang tính học được, phải trải qua quá trình rèn luyện mới có thể hình thành. → sai, phản xạ không điều kiện là các phải xạ bẩm sinh, không qua học tập. Câu 4. Đáp án C Cây hai năm là loại cây có vòng đời kéo dài đủ lâu, qua một mùa đông sang năm sau ra hoa kết trái và chết đi. Câu 5. Đáp án B Não bộ hoàn thiện ở người sẽ có 5 phần chức năng khác nhau bao gồm: Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành - cầu não. Câu 6. Đáp án A Khẳng định phù hợp cho thấy cơ chế của hiện tượng hướng tiếp xúc ở một số loài thực vật là do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không tiếp xúc sẽ sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. Câu 7. Đáp án C Các vật nuôi đặc biệt được nuôi dưỡng và huấn luyện như chó nghiệp vụ, thú biểu diễn xiếc, chim cảnh báo… được con người biến đổi các tập tính của chúng bằng cách: Tạo nên các mối liên hệ thần kinh tạm thời, hình thành các phản xạ có điều kiện và tạo ra hiện tượng điều kiện hóa hành động. Câu 8. Đáp án B Nhóm thực vật thể hiện rõ nhất hiện tượng hướng tiếp xúc là các cây dây leo hoặc các cây có tua cuốn. Câu 9. Đáp án D Các tập tính bẩm sinh thường rất bền vững, dù không được thường xuyên củng cố, nguyên nhân là do đó là các đặc điểm được mã hóa trong hệ gen và được hình thành qua quá trình tiến hóa lâu dài, có thể di truyền được. Câu 10. Đáp án C Để làm mất cảm giác đau, gây tê cục bộ phục vụ cho phẫu thuật, các thuốc tê được sử dụng. Cơ chế hoạt động của thuốc tê là thuốc tê liên kết cạnh tranh với mặt trong thụ thể kênh Na+ trên màng tế bào, dẫn đến giảm tính thấm của tế bào với ion này và không tạo ra điện thế hoạt động. Câu 11. Đáp án B Ý nghĩa quan trọng nhất của hướng động đối với cơ thể thực vật là giúp thực vật thích nghi với môi trường Câu 12. Đáp án D Cơ chế dẫn đến việc truyền xung thần kinh khi bóng chứa chất trung gian thần kinh được giải phóng vào khe synapse: Chất trung gian tác động lên thụ thể màng sau synapse, thay đổi tính thấm của màng đối với các ion phù hợp từ đó dẫn đến sự lan truyền xung thần kinh ở tế bào tiếp theo. Câu 13. Đáp án B (1) Quạ bay trên trời và đàn gà con nháo nhác tìm nơi ẩn nấp. → sai (2) Thả hòn sỏi cạnh đầu con rùa, những lần đầu nó rụt cổ, những lần sau thì nó “bơ”. → đúng (3) Bạn Hằng nhắn tin hàng ngày với “crush”, nhưng rồi một ngày “crush” bỏ đi, bạn thấy nhớ. → sai (4) Những con chim bồ câu ở nhà thờ Đức Bà không còn bay đi mỗi khi có người đi gần đến chúng. → đúng Câu 14. Đáp án B Đặc điểm cho thấy tính cảm ứng ở cơ thể thực vật là xảy ra một cách chậm chạp, khó nhận thấy, giúp thực vật thích nghi với các điều kiện ngoại cảnh tương ứng. Câu 15. Đáp án B Hậu quả của chất này đối với con thú hoang: (2). Không thể di chuyển do không co cơ được; (4). Yếu cơ và khó di chuyển Câu 16. Đáp án D Trong các hình thức vận động sinh trưởng sau đây, hình thức vận động không liên quan đến sinh trưởng của tế bào là vận động theo sức trương nước Câu 17. Đáp án C I. Tập tính quen nhờn giúp cho động vật tiết kiệm năng lượng, tránh lãng phí năng lượng vào các hành động vô ích. → sai. II. Hiện tượng in vết ở một số loài động vật giúp tăng khả năng sống sót của con non trong giai đoạn mới sinh. → đúng III. Học ngầm là kiểu phối hợp các kinh nghiệm cũ, vốn có trong tiềm thức để giải quyết những tình huống mới trong thực tế. → sai. IV. Dạy thú làm xiếc hoặc thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của con người bằng cách thưởng hoặc phạt có cơ sở từ hiện tượng điều kiện hóa đáp ứng. → đúng Câu 18. Đáp án A A. Các động vật có hệ thần kinh dạng ống có sự tiến hóa của não bộ thành 5 phần bao gồm: bán cầu đại não trái, bán cầu đại não phải, não giữa, hành não và tiểu não… → sai, não bộ có 5 phần gồm bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não, hành – cầu não. B. Mức độ phát triển của hệ thần kinh càng cao, số lượng các phản xạ có điều kiện và khả năng học tập của động vật càng nhiều. → đúng C. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch phản ứng lại kích thích theo nguyên tắc phản xạ, hầu hết phản xạ của chúng là phản xạ không điều kiện. → đúng D. Các loài động vật thuộc lớp côn trùng đều có não bộ. → đúng Câu 19. Đáp án D Khi gieo một số hạt ngô ở cạnh cửa sổ, sau một thời gian thấy hiện tượng mọc cong về phía cửa sổ nơi có nguồn sáng mạnh hơn. Phân tích tế bào thì thấy lượng auxin ở phía không được chiếu sáng cao hơn phía được chiếu sáng. Một cơ chế nào đó khiến hàm lượng auxin phía tối cao hơn, giúp tế bào tăng sinh mạnh hơn và đẩy cây sinh trưởng cong về phía sáng. Câu 20. Đáp án C Nguyên nhân trực tiếp gây ra tính hướng sáng dương của ngọn cây khi trồng trong điều kiện nguồn sáng lệch về một phía là sự sinh trưởng không đều của các tế bào tại phía được chiều sáng và phía không được chiếu sáng ở phần ngọn cây do sự phân bố hormone auxin khác nhau. Câu 21. Đáp án B Khi nói về sự truyền tin qua synapse, các phát biểu đúng: I, II, III, IV Câu 22. Đáp án B I. Phản ứng hướng sáng của cây giúp cây tìm nguồn sáng để tăng cường quá trình quang hợp ở thực vật. → đúng II. Phản ứng của cây đối với kích thích từ một phía của trọng lực gọi là phản ứng sinh trưởng vì sự uốn cong xảy ra tại miền sinh trưởng dãn dài của tế bào thân và rễ. → đúng III. Sự vận chuyển nước từ một nửa thể gối gốc lá cây trinh nữ vào trong thân khiến lá chét ép vào cuống lá và lá khép lại. → đúng. IV. Sự gia tăng hàm lượng nước trong tế bào bảo vệ lỗ khí làm tế bào trương lên và lỗ khí đóng lại. → sai, sự trương nước làm lỗ khí mở ra. Câu 23. Đáp án C I. Sự xuất hiện điện thế hoạt động trải qua các pha lần lượt là đảo cực, mất phân cực và tái phân cực. → sai, điện thế hoạt động trải qua các pha lần lượt là mất phân cực, đảo cực và tái phân cực. II. Ở giai đoạn đảo cực, mặt trong của màng tế bào thần kinh mang điện âm so với mặt ngoài. → sai, ở giai đoạn đảo cực, mặt ngoài tích điện âm so với mặt trong. III. Nguyên nhân dẫn tới sự khử cực là do dòng vận động của các ion Na+ từ ngoài tế bào vào bên trong. → đúng IV. Điện thế hoạt động hình thành tại một vị trí có thể kích thích vị trí lân cận trải qua các pha của điện thế hoạt động và dẫn đến hình thành xung thần kinh. → đúng. Câu 24. Đáp án B (1) Hệ thần kinh dạng ống có mặt ở tất cả các loài động vật có xương sống → đúng (2) Hệ thần kinh dạng ống xuất hiện ở một số rất ít loài động vật không xương sống. → sai (3) Trong cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống, không còn các hạch thần kinh. → sai, hệ thần kinh dạng ống vẫn có các hạch thần kinh. (4) Các loài động vật có xương sống đều có não bộ. → đúng (5) Tất cả các hoạt động trả lời kích thích của tế bào động vật có hệ thần kinh dạng ống đều dựa trên nguyên tắc phản xạ. → (6) Cùng với mức độ phát triển của hệ thần kinh, số lượng các phản xạ có điều kiện tăng dần. → đúng Câu 25. Đáp án D (1). Các quy trình nhân giống vô tính đều tạo ra các cây con có vật chất di truyền giống với cây ban đầu. → đúng (2). Trong các kỹ thuật giâm, chiết, ghép nếu cây giống ban đầu bị nhiễm virus thì các cây con cũng sẽ bị nhiễm virus. → đúng (3). Do có tính toàn năng, từ một tế bào lưỡng bội của thực vật có thể phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh với tất cả các đặc tính vốn có của loài. → đúng (4). Trong kỹ thuật ghép cành, việc buộc chặt cành ghép với gốc ghép nhằm tạo điều kiện cho dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép. → đúng Câu 26. Đáp án D Cho một số hạt đậu nảy mầm trong mùn cưa ướt trên một cái rây đặt nằm ngang. Rễ cây mọc xuống, chui ra ngoài rây, sau đó lại uốn cong lên chui vào trong rây, cơ chế của hiện tượng này là: Rễ cây mọc xuống do tác dụng của trọng lực, rễ cây chui vào lại là do tác động của độ ẩm và ánh sáng. Câu 27. Đáp án A (1) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron bền vững. → sai, phản xạ có điều kiện hình thành mối liên hệ ít bền vững giữa các nơron. (2) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi. → đúng (3) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa nơron nên có thể thay đổi. → sai, các phản xạ không điều kiện không thay đổi được. (4) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron và được di truyền. → sai, các phản xạ có điều kiện không di truyền. Câu 28. Đáp án D Trong số các hình thức cảm ứng sau đây, hình thức không xuất hiện ở thực vật bậc cao là hướng nước âm. Câu 29. Đáp án C A. Ở thủy tức, hệ thần kinh có dạng chuỗi hạch, sự điều chỉnh hoạt động các xúc tu do các hạch thần kinh khác nhau điều khiển. → sai, thủy tức có hệ thần kinh dạng lưới. B. Ở mực và bạch tuộc, hệ thần kinh có dạng mạng lưới, điều chỉnh các phản xạ theo kiểu co giật toàn thân. → sai, chúng có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. C. Ở hệ thần kinh dạng ống, trung ương thần kinh bao gồm não và tủy sống. → đúng D. Não người gồm có 5 phần riêng rẽ nằm trong hộp sọ bao gồm: bán cầu đại não trái, bán cầu đại não phải, tiểu não, hành não, cầu não. → sai, não người có 5 phần: bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não, hành-cầu não. Câu 30. Đáp án B (1). Cùng một tác nhân kích thích, có cơ quan thì cảm ứng âm, có cơ quan lại cảm ứng dương. → đúng, ví dụ như hướng trọng lực. (2). Cảm ứng có thể có lợi hoặc gây hại cho cây trồng, tùy từng môi trường và tác nhân kích thích. → sai, cảm ứng là có lợi cho cây trồng. (3). Thực vật trả lời các kích thích của môi trường tương đối chậm chạp so với động vật. → đúng (4). Việc trả lời kích thích của thực vật với các tác nhân của môi trường đều gắn liền với sự phân chia và sinh trưởng của các tế bào. → sai, có hiện tượng ứng động là không liên quan đến sự phân chia, sinh trưởng của các tế bào. Câu 31. Đáp án D (1). Các tập tính của động vật trong tự nhiên giúp chúng tăng khả năng sống sót trước các điều kiện môi trường. → đúng (2). Các tập tính bẩm sinh của động vật không được con người sử dụng trong các hoạt động huấn luyện động vật. → sai (3). Việc huấn luyện các động vật làm công tác nghiệp vụ dựa trên quá trình xây dựng và hình thành các phản xạ có điều kiện. → đúng (4). Các tập tính học được có thể bị dập tắt nếu các kích thích duy trì tập tính không còn nữa. → đúng Câu 32. Đáp án D Tất cả các hiện tượng kể ra dưới đây đều là biểu hiện của tính hướng dương đối với tác nhân kích thích, ngoại trừ: tính hướng sáng của rễ cây. Câu 33. Đáp án A Thứ tự mô tả các giai đoạn của quá trình xuất hiện và biến mất của điện thế hoạt động tại một điểm nằm trên sợi trục của tế bào thần kinh: Điện thế nghỉ -- giai đoạn mất phân cực -- giai đoạn đảo cực -- giai đoạn tái phân cực.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan