Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông 25 câu trắc nghiệm chương cảm ứng đề chinh phục điểm 9 10 file word có lời g...

Tài liệu 25 câu trắc nghiệm chương cảm ứng đề chinh phục điểm 9 10 file word có lời giải chi tiết.image.marked.image.marked

.PDF
12
95
114

Mô tả:

Cảm ứng Câu 1: Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng? A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. Khí khổng đóng, mở B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng C. Sự đóng, mở của lá cây trinh nữ. Khí khổng đóng mở D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại. Khí khổng đóng, mở Câu 2: Những tập tính nào là những tập tính bẩm sinh? A. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu là bỏ chạy B. Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe tiếng mèo kêu là bỏ chạy C. Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản D. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản Câu 3: Ý nào không đúng với sự tiến hoá của hệ thần kinh? A. Tiến hoá theo hướng dạng lưới → Dạng chuỗi hạch → Dạng ống B. Tiến hoá theo hướng tiết kiệm năng lượng trong phản xạ. C. Tiến hoá theo hướng phản ứng chính xác và thích ứng trước kích thích của môi trường D. Tiến hoá theo hướng tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng. Câu 4: Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc là do sự sinh trưởng A. không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. B. đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. C. không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. D. không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. Câu 5: Ứng động (vận động cảm ứng) là A. hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích đồng thời. B. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích có hướng hoặc vô hướng. C. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng. D. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định. Câu 6: Ý nào không đúng đối với phản xạ? A. Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh B. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ. C. Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng. D. Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng. Câu 7: Ý nào không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh chuỗi hạch? A. Khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên. B. Phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới. C. Phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới. D. Số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới. Câu 8: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin theo cách “nhảy cóc” vì A. đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng. B. giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện. C. tạo cho tốc độ truyền xung nhanh. D. sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie. Câu 9: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap? A. Màng trước xinap. B. Khe xinap. C. Chuỳ xinap. D. Màng sau xinap. Câu 10: Phản xạ là A. phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích từ môi trường bên ngoài cơ thể. B. phản ứng của cơ thể chỉ trả lời lại các kích thích từ môi trường bên trong cơ thể. C. phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích từ môi trường sống thông qua hệ thần kinh. phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích từ môi trường sống. Câu 11: Vì sao tập tính học được ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều? A. Vì số tế bào thần kinh rất nhiều và tuổi thọ thường cao B. Vì sống trong môi trường phức tạp. C. Vì hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron. D. Vì có nhiều thời gian để học tập. D. Câu 12: Ong thợ lao động cần mẫn suốt cả cuộc đời chỉ để phục vụ cho sinh sản của ong chúa hoặc khi có kẻ đến phá tổ nó lăn xả vào chiến đấu và hi sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ tổ. Đây là ví dụ về tập tính nào ở động vật? A. Tập tính kiếm ăn B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ. C. Tập tính sinh sản. D. Tập tính vị tha. Câu 13: Vì sao trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ dẫn truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng? A. Vì sự chuyển giao xung thần kinh qua xinap nhờ chất trung gian hoá học chỉ theo một chiều. B. Vì các thụ thể ở màng sau xináp chỉ tiếp nhận chất trung gian hoá học theo một chiều. C. Vì khe xináp ngăn cản sự truyền tin ngược chiều. D. Vì chất trung gian hoá học chỉ bị phân giải sau khi đến màng sau. Câu 14: Ở thực vật, có hai loại hướng động chính là A. hướng động dương (sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hướng động âm (sinh trưởng về trọng lực). B. hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích). C. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích). D. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới đất). Câu 15: Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước? A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng. B. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở. C. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở. D. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở. Câu 16: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về cảm ứng của thủy tức? (1) Phản ứng của thủy tức không phải là phản xạ. (2) Toàn bộ cơ thể co lại khi bị kích thích. (3) Tiêu phí ít năng lượng hơn so với giun dẹp. (4) Tiêu phí nhiều năng lượng hơn so với lớp chim. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 17: Cung phản xạ “co ngón tay của người” thực hiện theo trật tự nào? A. Thụ quan đau ở da → sợi vận động của dây thần kinh tuỷ → tuỷ sống → sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ → các cơ ngón tay. B. Thụ quan đau ở da → sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ → tuỷ sống → các cơ ngón tay. C. Thụ quan đau ở da → sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ → tuỷ sống → sợi vận động của dây thần kinh tuỷ → các cơ ngón tay. D. Thụ quan đau ở da → tuỷ sống → sợi vận động của dây thần kinh tuỷ → các cơ ngón tay. Câu 18: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là A. dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm và ít tiêu tốn năng lượng. B. dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm chạp và tiêu tốn nhiều năng lượng. C. dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và ít tiêu tốn năng lượng. D. dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng. Câu 19: Khi xung thần kinh lan truyền qua xináp chỉ theo một chiều từ màng trước sang màng sau xináp. Nguyên nhân là do A. phía màng sau không có bóng chứa chất trung gian hóa học; màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học. B. khe xináp có kích thước rộng nhưng điện hế hoạt động ở màng trước quá nhỏ nên chỉ truyền được theo một chiều. C. xung thần kinh chỉ có ở phía màng trước xináp sau đó mới truyền đến màng sau xináp chứ xung không bao giờ xuất hiện ở màng sau xináp. D. do chiều dẫn truyền của xung thần kinh chỉ được phép lan truyền theo một chiều từ màng trước đến màng sau xináp. Câu 20: Tiếng hót của con chim được nuôi cách li từ khi mới sinh thuộc loại tập tính A. bẩm sinh. B. học được C. bản năng. D. vừa là bản năng vừa là học được. Câu 21: Ứng dụng tập tính nào của động vật, đòi hỏi công sức nhiều nhất của con người? A. Phát huy những tập tính bẩm sinh. B. Phát triển những tập tính học tập. C. Thay đổi tập tính bẩm sinh. D. Thay đổi tập tính học tập. Câu 22: Cung phản xạ “co ngón tay của người” thực hiện theo trật tự nào? A. Thụ quan đau ở da → Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ → Tuỷ sống → Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ → Các cơ ngón tay. B. Thụ quan đau ở da → Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ → Tuỷ sống → Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ → Các cơ ngón tay. C. Thụ quan đau ở da → Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ → Tuỷ sống → Các cơ ngón tay D. Thụ quan đau ở da → Tuỷ sống → Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ → Các cơ ngón tay. Câu 23: Ý nào không có trong quá trình truyền tin qua xináp? A. Xung thần kinh lan truyền liên tiếp từ màng sau ra màng trước B. Các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp C. Chất trung gian hóa học có trong các bóng được Ca2+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xináp đến màng sau D. Xung thần kinh lan truyền đến làm Ca2+ đi vào trong chuỳ xináp. Câu 24: Ý nào không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch? A. Số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới B. Khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên C. Phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới D. Phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới. Câu 25: Trình tự các giai đoạn của đồ thị điện thế hoạt động là: A. Mất phân cực → Khử cực → Tái phân cực B. Đảo cực → Khử cực → Tái phân cực C. Tái phân cực → Mất phân cực → Đảo cực D. Khử cực → Đảo cực → Tái phân cực. Đáp án 0 12- 0 C 0 A 1 C 1 A 1 C 2 C 2 D 2 B 3 D 3 A 3 A 4 A 4 C 4 D 5 C 5 B 5 D 6 D 6 B 6 7 C 7 C 7 8 B 8 C 8 9 D 9 A 9 Lời giải chi tiết Câu 1: Đáp án C – Vận động nở hoa ở hoa mười giờ là do sự sinh trưởng của 2 phía trong và ngoài không đều: khi hoa còn búp thì mặt trong của cánh hoa sinh trưởng mạnh làm cánh hoa uốn cong ra ngoài gây ra phản ứng nở hoa → ứng động sinh trưởng; – Sự đóng mở khí khổng liên quan đến sức trương nước: khi tế bào hạt đậu no nước, thành mỏng căng kéo thành dày cong theo → khí khổng mở; khi tế bào hạt đậu mất nước, thành mỏng duỗi thẳng thành dày duỗi theo → khí khổng đóng. Không có liên quan đến sự sinh trưởng của khí khổng → ứng động không sinh trưởng; – Sự đóng, mở (sự xòe hay cụp) của lá cây trinh nữ liên quan đến sức trương nước. Do cấu trúc thể gối (khớp gối) luôn căng nước, làm cành lá xòe rộng. Khi va chạm, ion K+ rời khỏi không bào của tế bào thể gối phía dưới → nước di chuyển sang các tế bào lân cận một cách nhanh chóng → làm cụp lá xuống. Không liên quan đến sự sinh trưởng của lá → thuộc kiểu ứng động không sinh trưởng; – Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng liên quan đến tốc độ trao đổi chất, sinh trưởng của chồi khác nhau ở điều kiện thuận lợi và khắc nghiệt → ứng động sinh trưởng; – Lá cây họ đậu xoè ra vào buổi sáng và khép lại vào chiều tối: do khi có ánh sáng auxin kích thích mặt trên sinh trưởng nhanh hơn mặt dưới → lá xòe ra ; còn khi chiều tối auxin kích thích mặt dưới của lá sinh trưởng nhanh hơn mặt trên→ lá cụp lại → Ứng động sinh trưởng. Câu 2: Đáp án C – Tập tính bẩm sinh là sinh ra đã có, không cần phải học tập, rèn luyện – Tập tính học được được hình thành nhờ quá trình học tập, rèn luyện – Trẻ em nếu bố mẹ, thầy cô không dạy thì sẽ không biết dừng lại khi gặp đèn đỏ → tập tính học được. – Chuột con khi được sinh ra không hề sợ và bỏ chạy khi nghe mèo kêu, nhưng do nó thấy bố mẹ nó sợ và bỏ chạy khi nghe tiếng mèo kêu nên nó cũng bỏ chạy khi nghe tiếng mèo kêu → tập tính học được. – Mùa hè là mùa sinh sản, ve mẹ đẻ trứng, trứng này nở thành ấu trùng đó lột xác thành ve trưởng thành vào mùa hè năm sau cũng biết cất tiếng kêu để gọi bạn tình mà không hề có sự học hỏi gì từ bố mẹ cả (vì phần lớn cuộc đời của ve là thời kỳ ấu trùng ở dưới đất với độ sâu khoảng từ 30 cm bố mẹ chúng không thể dạy cho chung kêu) → tập tính bẩm sinh. – Vào mùa sinh sản, ếch đực cất tiếng kêu để gọi bạn tình. Đa số các loài ếch khi trứng nở thành nòng nọc, bố mẹ chúng để cho chúng tự lập và khi đến tuổi sinh sản các con ếch đực vẫn có khả năng kêu gọi bạn tình như bố của chúng → tập tính bẩm sinh. Câu 3: Đáp án D Chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh: + Chưa có hệ thần kinh → hệ thần kinh dạng lưới → hệ thần kinh dạng chuỗi hạch → hệ thần kinh dạng ống; + Tiến hoá theo hướng phản ứng chính xác và thích ứng trước kích thích của môi trường: từ phản ứng co toàn cơ thể (dạng lưới) → → từng phần của cơ thể (dạng chuỗi hạch) → từng bộ phận, cơ quan cụ thể (dạng ống) → tiết kiệm năng lượng trong phản xạ; + Tiến hoá theo hướng tăng tốc độ phản ứng → giúp phản ứng kịp thời với các kích thíc từ môi trường → thích nghi tốt hơn với môi trường sống. Câu 4: Đáp án A Câu 5: Đáp án C - KN ứng động trong SGK Sinh học 11 ban cơ bản (trang 102). Câu 6: Đáp án D Câu 7: Đáp án C Câu 8: Đáp án B Câu 9: Đáp án D Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở màng sau xináp. Câu 10: Đáp án C - Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ. Cung phản xạ gồm các bộ phận sau đây: + Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm). + Đường dẫn truyền vào (đường cảm giác). + Bộ phận phân tích kích thích và tổng hợp thông tin (thần kinh Trung ương). + Đường dẫn truyền ra (đường vận động). + Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến…). - Cần lưu ý rằng, các tế bào và các cơ quan trong cơ thể đều có khả năng cảm ứng, nghĩa là phản ứng lại khi bị kích thích, nhưng không phải tất cả các phản ứng của chúng đều là phản xạ. Chỉ có những phản ứng nào có sự tham gia của hệ thần kinh mới được gọi là phản xạ. Câu 11: Đáp án A - Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, các tập tính của chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh vì chúng có hệ thần kinh cấu tạo khá đơn giản, số tế bào thần kinh không nhiều → khả năng học tập rất thấp, việc học tập và rút kinh nghiệm rất khó khăn. Hơn nữa, tuổi thọ của chúng thường ngắn nên không có nhiều thời gian cho học tập. - Ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển có rất nhiều tập tính học được vì hệ thần kinh phát triển rất thuận lợi cho học tập và rút kinh nghiệm. Tập tính ngày càng hoàn thiện do phần học tập được bổ sung ngày càng nhiều và chiếm ưu thế so với phần bẩm sinh. Ngoài ra, thường có tuổi thọ dài, đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng và phát triển kéo dài cho phép động vật thành lập nhiều phản xạ có điều kiện, hoàn thiện các tập tính phức tạp thích ứng với điều kiện sống luôn biến động. Câu 12: Đáp án D - Tập tính vị tha là tập tính hi sinh quyền lợi bản thân, thậm chí cả tính mạng vì lợi ích sinh tồn của bầy đàn. Câu 13: Đáp án A + Trong một cung phản xạ dẫn truyền xung thần kinh chỉ đi theo một chiều vì các nơron trong cung phản xạ liên hệ với nhau qua xináp mà xináp chỉ cho xung thần kinh đi theo một chiều. + Mặt khác, tại xinap màng sau không có chất trung gian hoá học để đi về phía màng trước và màng trước cũng không có các thụ thể để tiếp nhận chất trung gian hoá học. Câu 14: Đáp án C Câu 15: Đáp án B 1. Ứng động sinh trưởng - Bản chất: Do tốc độ sinh trưởng không đều của các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan như lá, cánh hoa... - VD: Ứng động nở hoa: + Quang ứng động: Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu. + Nhiệt ứng động: Hoa nghệ tây và hoa tulip nở và cụp do sự biến đổi của nhiệt độ. 2. Ứng động không sinh trưởng - Bản chất: Do không có sự phân chia và lớn lên của tế bào mà chỉ là sự trương nước của tế bào. - VD: + Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ khi va chạm: Nguyên nhân là do sức trương của nửa dưới của các chỗ phình bị giảm do nước di chuyển vào những mô lân cận. + Hiện tượng đóng mở khí khổng: Nguyên nhân là do sự biến động hàm lượng nước trong tế bào khí khổng. Câu 16: Đáp án B Tiêu chí Động vật có hệ thần kinh dạng lưới Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch Đại diện Đồng vật ngành ruột khoang Giun dẹp, giun tròn và chân khớp Đặc điểm hệ thần kinh - Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua các sợi thần kinh tạo thành mạng lưới thần kinh. - Các tế bào thần kinh tập trung tạo thành hạch thần kinh. Đặc điểm phản ứng - Khi có kích thích, tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích, thông tin được truyền về mạng lưới thần kinh rồi đến các tế bào biểu mô cơ làm cho động vật co mình lại. - Kích thích ở một phần nào đó trên cơ thể sẽ được truyền về hạch thần kinh ở bộ phận tương ứng để phân tích rồi theo dây thần kinh đến cơ quan thực hiện. - Phản ứng toàn thân → tiêu tốn nhiều năng lượng. - Các hạch thần kinh nối với nhau bằng dây thần kinh tạo thành chuỗi hạch thần kinh. Mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều khiển hoạt động của một vùng xác định - phản ứng cục bộ ở vùng bị kích thích → chính xác và ít tốn năng lượng. (1) sai, phản ứng của thủy tức có sự tham gia của hệ thần kinh nên phải là phản xạ. (2) đúng, toàn bộ cơ thể của thủy tức co lại khi bị kích thích. (3) sai, cảm ứng của thủy tức tiêu phí nhiều năng lượng hơn so với giun dẹp. (4) đúng, cảm ứng của thủy tức tiêu phí nhiều năng lượng hơn so với lớp chim. Câu 17: Đáp án C Câu 18: Đáp án C Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh Tiêu chí Trên sợi thần kinh không có bao miêlin Cấu tạo - Sợi trục không có bao miêlin bao bọc Trên sợi thần kinh có bao miêlin - sợi trục có bao miêlin bao bọc. - Bao miêlin bao bọc không liên tục, ngắt quãng tạo thành các eo Ranvie - Bao miêlin có bản chất là phôpholipit nên có màu trắng và có tính chất cách điện. Cách lan truyền - Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác trên sợi thần kinh - Xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Cơ chế lan truyền - Do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp vùng này sang vùng khác trên sợi thần kinh - Do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Vận tốc lan truyền - Tốc độ lan truyền chậm hơn (35m/giây) - Tốc độ lan truyền nhanh (khoảng 100m/giây) Năng lượng - Tiêu tốn nhiều năng lượng - Tiêu tốn ít năng lượng. Câu 19: Đáp án A - Xung thần kinh chỉ truyền từ màng trước đến màng sau vì chỉ ở chùy xináp mới có các bóng chứa các chất trung gian hóa học, chỉ màng sau xináp mới có các thụ quan màng tiếp nhận các chất trung gian hóa học này. Vì vậy xung thần kinh chỉ đi theo một chiều từ màng trước đến màng sau mà không thể theo chiều ngược lại. Câu 20: Đáp án A - Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Ví dụ: Nhện giăng tơ, thú con bú sữa mẹ, tiếng hót của chim... - Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể thông qua học tập và rút kinh nghiệm. Ví dụ: Nai chạy trốn hổ, chuột nghe tiếng mèo thì bỏ chạy. - Nhiều tập tính của động vật có cả nguồn gốc bẩm sinh và học được. Ví dụ: Tập tính bắt chuột của mèo, tập tính xây tổ của chim... Câu 21: Đáp án C Câu 22: Đáp án B Câu 23: Đáp án A Câu 24: Đáp án D Do mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng chính xác hơn tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới. Câu 25: Đáp án D
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan