Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông 19 câu trắc nghiệm chương cảm ứng gv phan khắc nghệ, nguyễn quang anh file w...

Tài liệu 19 câu trắc nghiệm chương cảm ứng gv phan khắc nghệ, nguyễn quang anh file word có lời giải chi tiết.image.marked.image.marked

.PDF
8
111
133

Mô tả:

Cảm ứng Câu 1: Cung phản xạ “ co ngón tay của người ” thực hiện theo trât tự nào? A. Thụ quan đau ở da → Tuỷ sống → Sợi vân động của dây thần kinh tuỷ → Các cơ ngón tay B. Thụ quan đau ở da → Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ → Tuỷ sống → Các cơ ngón tay C. Thụ quan đau ở da → Sợi vân động của dây thần kinh tuỷ → Tuỷ sống → Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ → Các cơ ngón tay . D. Thụ quan đau ở da → Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ → Tuỷ sống → Sợi vân động của dây thần kinh tuỷ → Các cơ ngón tay . Câu 2: Hệ thần kinh ống gặp ở động vât nào? A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, thân mềm. B. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú . C. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt . D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun tròn. Câu 3: Tại sao người hạ Canxi đường huyết lại mất cảm giác? Hãy chọn câu trả 1ời chính xác nhất A. Ion Canxi có tác dụng giải phóng chất môi giới thần kinh từ chùy xinap vào khe xinap, thiếu Ca làm cho quá trình giải phóng chất môi giới giảm dẫn xung thần kinh không truyền qua các noron, do đó không có cảm giác . B. Ion Canxi được giải phóng từ chùy xinap vào khe xinap , màng sau xinap tiếp nhân ion Canxi thành thành xung thần kinh . Khi thiếu Canxi màng sau xinap không hình thành được xung thần kinh, do đó mất cảm giác. C. Một số xinap điện, sự lan truyền xung thần kinh phụ thuộc vào sự chênh lệch điện tích của hai lớp màng . Ion Canxi mang điện tích, khi thiếu canxi làm giảm điện tích màng thần kinh, gây mất cảm giác . D. Điện thế hoạt động hình thành do sự chênh lệch điện tích hai bên màng của sợi thần kinh . Khi thiếu canxi làm thay đổi điện tích hai bên lớp màng, do đó không hình thành được điện thế hoạt động, dẫn đến gây mất cảm giác . Câu 4: Một nhà khoa học đã thả chuột vào lồng thí nghiệm . Trong lồng có một cái bàn đạp gắn thức ăn . Khi chuột chạy lồng và vô tình đạp phải bàn đạp thì thứ cắn rơi ra . Sau nhiều lần như thế, chuột chủ động chạy đến nhấn bàn đạp để lấy thức ăn mỗi khi đói bụng . 2. Một nhà khoa học đã thí nghiệm vừa đánh chuông vừa cho chó ăn . Sau vài ngày chục lần phối hợp tiếng chuông và thức ăn, chỉ cần nghe tiếng chuông là chó đã tiết nước bọt Hãy cho biết sự hình thành tâp tính của động vât trong mỗi thí nghiệm trên thuộc loại hình thức học tâp nào? A. 1. điều kiện hóa đáp ứng ; 2. điều kiện hóa hành động B. 1. học ngầm ; 2. học khôn C. 1. điều kiện hóa hành động ; 2. điều kiện hóa đáp ứng D. 1. học khôn; 2. học ngầm Câu 5: Trong các nhận định dưới đây về tập tính của động vật, có bao nhiêu nhận định đúng? 1. Hổ cắn vào cổ con mồi : tập tính kiếm ăn 2. Hươu đặc quyện dịch ở tuyến nằm cạnh mắt vào thân cây: bảo vệ lãnh thổ 3. Cá định hướng vào thành phần hóa học của nước và hướng dòng chảy để di chuyển : tập tính sinh sản 4. Chim tu hú đẻ trứng vào tổ của loài chim khác : tập tính sinh sản 5. Báo tiểu để đánh dấu đường : tập tính bảo vệ lãnh thổ 6. Trong đàn gàn con đầu đàn có thểm ổ bất kì con nào trong đàn : tập tính kiếm ăn 7. Ong đực lao động cần mẫn để phục vụ cho sinh sản của ong chúa và chiến đấu Với kẻ thù để bảo vệ tổ : tập tính sinh sản 8. Nhện giăng tơ : tập tính kiếm ăn A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 6: Hai loại hướng động chính là : A. Hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới đất) . B. Hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) . C. Hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) . D. Hướng động dương (sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hướng động âm (sinh trưởng về trọng lực) . Câu 7: Điện thế nghỉ là : A. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương . B. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện dương và ngoài màng mang điện âm . C. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương . D. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích, phía trong màng mang điện dương và ngoài màng mang điện âm . Câu 8: Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự nào? A. Khe xinap → Màng trước xinap → Chuỳ xinap → Màng sau xinap. B. Màng trước xinap → Chuỳ xinap → Khe xinap → Màng sau xinap. C. Màng sau xinap → Khe xinap → Chuỳ xinap → Màng trước xinap. D. Chuỳ xinap → Màng trước xinap → Khe xinap → Màng sau xinap. Câu 9: Quan sát thí nghiệm như sau: Con sên đang bò qua cái bảng sẽ rút vào trong vỏ khi bạn cho rơi hòn đá lên bảng. Bạn lặp lại động tác rơi làm cho hành vi chui vào vỏ của con sên yếu dần và cuối cùng con sên không nhận phản ứng với đá rơi nữa. Thuật ngữ nào dưới đây đúng với sự biến mất hành động rút vào v ỏ của sên 1. Thích ứng 2. Phản xạ có điều kiện 3. Quen nhờn 4. In vết 5. Học khôn 6. Tập tính học được Đ áp án đúng là A. 1, 2, 3, 5 B. 3, 4, 5 C. 1, 3, 6 D. 2, 3, 4, 5 Câu 10: Phân loại các hình thức cảm ứng của thực vật dưới đây thành hai dạng hướng động và ứng động (1) Ngọn cây mọc hướng về phía ánh sáng. (2) Lá cây xấu hổ cụp lại khi gặp tiếp xúc. (3) Tua cuốn của cây bầu bí bám vào giàn. (4) Lá cây mẹ cụp lại vào ban đêm (5) Rễ cây tránh xa nguồn chất độc hại (6) Khí khổng đóng, mở điều tiết thoát hơi nước (7) Cây nắp ấm bắt côn trùng A. Hướng động: 1, 4, 5; Ứng động: 2, 3, 6,7. B. Hướng động: 1, 3, 5; Ứng động: 2, 4, 6,7. C. Hướng động: 2, 4, 6,7; Ứng động: 1, 3, 5. D. Hướng động: 4, 6, 7; Ứng động: 1, 2, 3, 5. Câu 11: Bóng đen ập xuống lặp lại nhiều lần mà không có nguy hiểm nào, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học tập A. học ngầm B. quen nhờn C. học khôn D. in vết Câu 12: Các hiện tượng nào sau đây thuộc dạng ứng động không sinh trưởng? A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở B. Lá cây họ Đậu xoè ra và khép lại theo chu kỳ ngày đêm, khí khổng đóng mở. C. Lá cây trinh nữ khép lại khi có va chạm cơ học, khí khổng đóng mở. D. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng và thức ngủ của cây trinh nữ Câu 13: Cho các hiện tượng sau đây: I. Cây luôn vươn về phía có ánh sáng. II. Rễ cây luôn mọc hướng đất và mọc vươn đến nguồn nước, nguồn phân bón. III. Cây hoa trinh nữ cụp lá lại khi va chạm. IV. Rễ cây mọc tránh xa chất gây độc. V. Hiện tượng nở hoa của cây bồ công anh. Hiện tượng thuộc ứng động ở thực vật là: A. III, V. B. III, IV C. I, II D. I, II, IV. Câu 14: Cho các tập tính sau: (1) Đàn ngỗng chạy theo mẹ, (2) Cá lên ăn khi gõ kẻng, (3) Khi cho tay vào lửa thì rụt tay lại. (4) tập tính săn mồi của động vật ăn thịt, (5) Người tham gia giao thông thấy đèn đỏ thì dừng lại, (6) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản. Những tập tính học được là: A. (2), (3), (5). B. (1), (2), (3). C. (3), (4), (6). D. (2), (4), (5). Câu 15: Ý nào đúng với đặc điểm của phản xạ nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ thì dừng lại? A. Trình tự ghi ở trong gen. B. Là phản xạ có tính di truyền. C. Là phản xạ có điều kiện. D. Là phản xạ bẩm sinh. Câu 16: Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ co ngón tay? A. Là phản xạ bẩm sinh B. Là phản xạ không điều kiện C. Là phản xạ có tính di truyền D. Là phản xạ có điều kiện Câu 17: Cho các hiện tượng sau ở thực vật (1) Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng, khép lại lúc trạng vạng tối (2) Ngọn cây hướng ra ngoài ánh sáng (3) Lá cây trinh nữ cụp lại khi tay chạm vào (4) Rễ cây lan rộng hướng tới nguồn nước (5) Hoa quỳnh nở vào lúc 12 giờ đêm (6) Vận động bắt mồi của cây nắp ấm Những hiện tượng thuộc kiểu ứng động là A. (1), (2), (3) và (6) B. (1), (3), (5) và (6) C. (1), (2), (3) và (5) D. (1), (2), (4) và (6) Câu 18: I. Cây luôn vươn về phía có ánh sáng. II. Rễ cây luôn mọc hướng đất và mọc vươn đến nguồn nước, nguồn phân bón. III. Cây hoa trinh nữ cụp lá lại khi va chạm. IV. Rễ cây mọc tránh xa chất gây độc. V. Hiện tượng nở hoa của cây bồ công anh. Hiện tượng thuộc ứng động ở thực vật là: A. III, V B. III, IV C. I, II D. I, II, V Câu 19: Khi nói về các kiểu hướng động của thân và rễ cây, phát biểu nào sau đây đúng? A. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương. B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương C. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương. Đáp án 0 1- 0 B 1 D 1 B 2 C 2 C 3 A 3 A 4 D 4 D 5 B 5 C 6 B 6 D 7 B 7 B 8 D 8 A 9 C 9 A Lời giải chi tiết Câu 1: Đáp án D Câu 2: Đáp án C Câu 3: Đáp án A Câu 4: Đáp án D Câu 5: Đáp án B Câu 6: Đáp án B Câu 7: Đáp án B Câu 8: Đáp án D Câu 9: Đáp án C Câu 10: Đáp án B Câu 11: Đáp án B Quen nhờn là hình thức học tập đơn giản nhất. Động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nếu những kích thích đó không kèm theo sự nguy hiểm nào. - In vết là dễ thấy nhất ở chim. Ngay sau khi mới sinh nở ra, con non có “tính bám” và đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên. - Học ngầm là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được. Sau khi có nhu cầu thì kiến thức đó tái hiện lại giúp động vật giải quyết được những tình huống tương tự. - Học khôn là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới. Học khôn chỉ có ở động vật có hệ thần kinh rất phát triển như người và các động vật khác thuộc bộ Linh trưởng → Bóng đen ập xuống lặp lại nhiều lần mà không có nguy hiểm nào, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa mà kiểu học tập quen nhờn Câu 12: Đáp án C Lá cây trinh nữ khép lại khi có va chạm cơ học, khí khổng đóng mở là những ứng động liên quan đến sức trương nước, không liên quan đến sinh trưởng → Chúng thuộc dạng ứng động không sinh trưởng Câu 13: Đáp án A Ứng động (vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng. III. Cây hoa trinh nữ cúp lá lại khi va chạm là do sức trương của nửa dưới của các chỗ phình nước bị giảm do nước di chuyển vào những mô lân cận. Thuộc ứng động dưới tác dụng của nước (ứng động không sinh trưởng). V. Hiện tượng nở hoa của cây bồ công anh: Hoa của cây bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu. Thuộc ứng động dưới tác động của ánh sáng ( ứng động sinh trưởng). I, II, IV thuộc vận động định hướng (hướng động). I. Hướng sáng. II. Hướng trọng lực, hướng hóa và hướng nước IV. Hướng hóa. Câu 14: Đáp án D Câu 15: Đáp án C - Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần tập luyện -> mang tính bẩm sinh, bền vững, có tính di truyền, mang tính chủng loại. - Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm -> được hình thành trong đời sống cá thể, dễ mất đi khi không được củng cố, mang tính cá thể và không được di truyền. → Phản xạ nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ thì dừng lại là phản xạ có điều kiện. Câu 16: Đáp án D - Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần tập luyện -> mang tính bẩm sinh, bền vững, có tính di truyền, mang tính chủng loại. - Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm -> được hình thành trong đời sống cá thể, dễ mất đi khi không được củng cố, mang tính cá thể và không được di truyền. =>Phản xạ co ngón tay là phản xạ không điều kiện. Câu 17: Đáp án B Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng. Trong các hiện tượng trên, các hiện tương 1, 3, 5, 6 là ứng động Hiện tượng (2), (4) là hướng động Câu 18: Đáp án A Ứng động (vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng. III. Cây hoa trinh nữ cúp lá lại khi va chạm là do sức trương của nửa dưới của các chỗ phình nước bị giảm do nước di chuyển vào những mô lân cận. Thuộc ứng động dưới tác dụng của nước (ứng động không sinh trưởng). V. Hiện tượng nở hoa của cây bồ công anh: Hoa của cây bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu. Thuộc ứng động dưới tác động của ánh sáng (ứng động sinh trưởng). I, II, IV thuộc vận động định hướng (hướng động). I. Hướng sáng. II. Hướng trọng lực, hướng hóa và hướng nước IV. Hướng hóa. Câu 19: Đáp án A
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan