Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông 163 bài tập trắc nghiệm chương cơ chế di truyền và biến dị gv trần thanh thảo ...

Tài liệu 163 bài tập trắc nghiệm chương cơ chế di truyền và biến dị gv trần thanh thảo file word có lời giải chi tiết.image.marked.image.marked

.PDF
51
66
88

Mô tả:

CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Câu 1: Mỗi gen mã hóa protein điển hình có 3 vùng trình tự nucleotit. Vùng trình tự nucleotit nằm ở đầu 5' trên mạch mã gốc của gen có chức năng: A. Mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã. B. Mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã. C. Mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã. D. Mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã. Câu 2: Điều hoà hoạt động của gen sau phiên mã thực chất là A. Điều khiển lượng mARN được tạo ra. B. Điều khiển sự trưởng thành và thời gian tồn tại của mARN. C. Điều hoà số lượng riboxom tham gia dịch mã trên các phân tử mARN. D. Điều khiển sự trưởng thành hay bị phân huỷ của các chuỗi polipeptit. Câu 3: Khi nói đến các cơ chế di truyền phân tử, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quá trình phiên mã có ở virút, vi khuẩn, sinh vật nhân thực. II. Quá trình dịch mã chỉ có sinh vật nhân thực. III. Ở sinh vật nhân sơ một gen có thể quy định tổng hợp nhiều loại chuỗi polipeptit khác nhau. IV. Trong quá trình nguyên phân sự nhân đôi ADN diễn ra vào pha S của kì trung gian A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 4: : Khi nói đến những điểm khác nhau giữa ADN ở tế bào nhân sơ và ADN trong nhân ở tế bào nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. ADN ở tế bào nhân sơ có dạng vòng còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực không có dạng vòng. II. Các bazơ nitơ giữa hai mạch của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực liên kết theo nguyên tắc bổ sung còn các bazơ nitơ của ADN ở tế bào nhân sơ không liên kết theo nguyên tắc bổ sung. III. ADN ở tể bào nhân sơ chỉ có một chuỗi polinucleotit còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực gồm hai chuỗi polinucleotit IV. Đơn phân của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là A, T, G, X còn đơn phân của ADN ở tế bào nhân sơ là A, U, G, X A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 5: Khi nói đến phiên mã và dịch mã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Trong quá trình dịch mã, thường trong cùng thời điểm, trên mỗi mARN thường có một số riboxom hoạt động được gọi là polixom. II. Trong quá trình dịch mã, nguyên tắc bổ sung giữa codon và anticodon thể hiện trên toàn bộ các nucleotit của mARN III. Trong quá trình dịch mã, riboxom dịch chuyển trên mARN theo chiều 3’ 5’. IV. Điểm giống nhau trong cơ chế của quá trình phiên mã và dịch mã là đều dựa trên nguyên tắc bổ sung. V. Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực, chỉ diễn ra trên mạch mã gốc của gen A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 6: Các quá trình dưới đây xảy ra trong 1 tế bào nhân chuẩn: 1- phiên mã; 2 - gắn riboxom vào mARN; 3 - cắt các intron ra khỏi ARN ; 4 - gắn ARN polimeraza vào ADN; 5 - chuỗi polipeptit cuộn xoắn lại; 6 - metionin bị cắt ra khỏi chuỗi polipeptit. Trình tự đúng là: A. 1-3-2-5-4-6 B. 4-1-2-6-3-5 C. 4-1-3-6-5-2 D. 4-1-3-2-6-5 Câu 7: Khi nói đến cơ chế di truyền phân tử, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cơ thể bình thường có gen tiền ung thư nhưng gen này không phiên mã nên cơ thể không bị bệnh ung thư. Khi gen tiền ung thư bị đột biến thành gen ung thư thì cơ thể sẽ bị bệnh. Gen tiền ung thư bị đột biến ở vùng điều hoà. II. Sản phẩm của gen là phân tử ARN hay chuỗi polipeptit. III. Khả năng tự sao chép chính xác là đặc tính cơ bản đảm bảo con cái sinh ra giống với cha mẹ chúng. IV. Người đầu tiên công bố mô hình cấu trúc không gian cùa ADN là Oatxơn và Cric A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 6 Câu 8: Một phân tử ADN nhân sơ có tổng số nucleotit là 10 cặp nucleotit, tỷ lệ A:G = 3:2. Cho các phát biểu sau đây: I. Phân tử ADN đó có 3.105 cặp nucleotit loại A-T. II. Phân tử ADN đó có 2.106 liên kết cộng hóa trị giữa đường và acid. III. Phân tử ADN đó có tỷ lệ nucleotit loại X là 20% IV. Nếu phân tử ADN tái bản 3 lần liên tiếp thì số nucleotit loại G môi trường cung cấp là 1,4.106 cặp nucleotit A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 9: Dạng đột biến nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống của sinh vật? A. Đảo đoạn. B. Lặp đoạn. C. Chuyển đoạn nhỏ. D. Mất đoạn. Câu 10: Bộ ba trên ADN mã hóa cho bộ ba mở đầu trên mARN là: A. 3’UAX5'. B. 3’GTA5’. C. 5’GUA3'. D. 3'TAX5’. Câu 11: Đột biến xoma và đột biến tiền phôi có điểm giống nhau là: A. không di truyền qua sinh sản hữu tính. B. xảy ra trong tế bào sinh dục. C. xảy ra trong quá trình nguyên phân. D. Không di truyền qua sinh sản vô tính. Câu 12: Nhiều đột biến điểm loại thay thế cặp nucleotit hầu như không gây hại gì cho thể đột biến. Giải thích nào sau đây không hợp lý? A. Đột biến xảy ra ở các đoạn vô nghĩa trên gen cấu trúc. B. Đột biến xảy ra làm thay thế một acid amin này bằng acid amin khác ở vị trí không quan trọng của phân từ protein. C. Đột biến xảy ra ở mã thoái hoá tạo ra một bộ ba mới nhưng vẫn mã hoá acid amin ban đầu. D. Đột biến xảy ra làm alen trội trở thành alen lặn Câu 13: Mức độ có lợi hay có hại của đột biến gen biến phụ thuộc vào: A. Tần số phát sinh đột biến. B. số lượng cá thể trong quần thể. C. Tỉ lệ đực, cái trong quần thể D. Môi trường sống và tổ hợp gen. Câu 14: Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào nhân thực, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau. B. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau. C. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau. D. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau. Câu 15: Ở sinh vật nhân thực, câu khẳng định đúng là: A. Hai gen giống nhau thì tổng hợp nên các phân tử protein giống nhau. B. Hai gen giống nhau thì tổng hợp nên các phân tử protein khác nhau khi một gen bị đột biến C. Hai gen khác nhau (không bị đột biến) có thể tổng hợp nên các phân tử protein giống nhau D. Khi gen bị đột biến thì sản phẩm protein của nó phải khác với sản phẩm protein của gen bình thường. Câu 16: Một gen sinh vật nhân sơ. Trong quá trình dịch mã tổng hợp 1 chuỗi pilipeptit đã cần 300 lượt tARN tham gia vận chuyển các acid amin. Số ribonucleotit trên một phân tử mARN. A. 300 B. 301 C. 903 D. 90 Câu 17: Môt gen sinh vật nhân sơ. Trong quá trình dịch mã tổng hợp 1 chuỗi polipeptit đã cần 300 lượt tARN tham gia vận chuyển các acid amin. Biết bộ ba không mã hóa acid amin trên mARN là UAA, tỷ lệ các ribonucleotit A:U:G:X trong các bộ ba mã hóa lần lượt là 2 : 2 : 1 : 1. số nucleotit từng loại của gen quy định chuỗi polipeptit trên là: A. A = T = 600; G = X = 300. B. A = T = 300; G = X = 603. C. A = T = 603; G = X = 300. D. A = T = 900; G = X = 303. Câu 18: Từ một tế bào xôma có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, qua một số lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con. Tuy nhiên, trong một lần phân bào, ở một tế bào con có hiện tượng tất cả các nhiễm sắc thể không phân li nên chỉ tạo ra một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n; tế bào 4n này và các tế bào con khác tiếp tục nguyên phân bình thường với chu kì tế bào như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên tạo ra 240 tế bào con. Theo lý thuyết, trong số các tế bào con tạo thành, có bao nhiêu tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n? A. 208 B. 212 C. 224 D. 128 Câu 19: Trong tế bào có bao nhiêu loại phân tử tARN mang bộ ba đối mà khác nhau? A. 4 B. 64 C. 61 D. 60 Câu 20: Theo Jacop và Môno, các thành phan cấu tạo của Operon Lac gồm: A. Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P). B. Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O). C. Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P). D. Vùng vận hành (O), nhóm gen cảu trúc, vùng khởi động (P). Câu 21: Có loại đột biến gen thay thế cặp nucleotit nhưng không làm ảnh hưởng đến mạch polipeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp vì: A. liên quan tới 1 cặp nucleotit. B. đó là đột biến vô nghĩa không làm thay đổi bộ ba. C. đó là đột biến lặn. D. đó là đột biển trung tính. Câu 22: Khả năng đột biến gen xảy ra phụ thuộc nhiều nhất vào yếu tố: A. Đặc điểm cấu trúc của gen B. Giai đoạn sinh lý tế bào. C. Đặc điểm của loại tế bào xảy ra đột biến D. Hậu quả của đột biến. Câu 23: Đột biến gen xảy ra vào thời điểm nào sau đây: A. Khi tế bào đang còn non B. Khi NST đang đóng xoắn C. Khi ADN tái bản D. Khi ADN phân ly cùng với NST ở kỳ sau của quá trình phân bào Câu 24: Cho các phát biểu sau đây: (1) Các bộ ba khác nhau bởi số lượng nucleotit; thành phần nucleotit; trình tự các nucleotit. (2) ARN polimeraza của sinh vật nhân sơ xúc tác tổng hợp mạch ARN theo chiều 5' - 3'; bắt đầu phiên mã từ bộ ba mở đầu trên gen; phân tử ARN tạo ra có thể lai với ADN mạch khuôn. (3) Chỉ có 1 loại ARN polimeraza chịu trách nhiệm tổng hợp cả rARN, mARN, tARN. (4) Bộ ba trên mARN (3’GAU5’; 3'AAU5’; 3’AGU5’) là tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã. (5) Điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là đều diễn ra trên toàn bộ phần tư ADN và đều có có enzim ARN polimeraza xúc tác. Số phát biểu đúng: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 25: Khi nói đến cơ chế di truyền cấp độ phân tử, cho các phát biểu sau đây: (1) Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn phiên mã. (2) Ở sinh vật nhân chuẩn, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn dịch mã. (3) Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các nucleotit trên AND là yếu tố quan trọng nhất quyết định tính đặc thù của mỗi loại AND. (4) Ở giai đoạn hoạt hóa acid amin, ATP có vai trò cung cấp năng lượng để acid amin được hoạt hóa và gắn với tARN. (5) ARN polimeraza là enzim trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã ở các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ. Số phát biểu đúng: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 26: Xét một mARN trưởng thành có tỷ lệ các loại ribonucleotit là 1A = 2U = 3G = 4X. Sử dụng enzim sao chép ngược tổng hợp AND mạch kép từ mARN trên, tỷ lệ % A. A= T= 30%, G=X=70%. B. A=T=72 %, G=X =28 %. C. A= T= 15%, G=X=35%. D. A=T=36%, G=X=14%. Câu 27: Loại nucleotit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên ADN A. Timin B. Xitozin C. Uraxin D. Ađênin Câu 28: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai? A. Nhờ các enzym tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y. B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn D. Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ – 5’ Câu 29: Ở sinh vật nhân thực một gen có thể quy định tổng hợp nhiều loại chuỗi polipeptit khác nhau là nhờ: A. tính thoái hóa của mã di truyền. B. sự kết nối nhiều cách giữa các exon lại với nhau. C. có nhiều sai sót trong quá trình phiên mã và dịch mã. D. sự điều hòa tổng hợp protein diễn ra ở nhiều cấp độ. Câu 30: Việc sử dụng arcidin gây ra dạng đột biến mất hay thêm 1 cặp nuclêôtit có ý nghĩa gì? A. Biết được hóa chất có gây ra đột biến B. Chứng minh độ nghiêm trọng của 2 dạng đột biến này C. Chứng minh độ nghiêm trọng của 2 dạng đột biến này D. Cho thấy quá trình tái bản ADN có thể không đúng mẫu Câu 31: Nhận định nào sau đây là không đúng về thể đột biến? A. Thể đa bội chẵn có độ hữu thụ cao hơn thể đa bội khác nguồn. B. Thể đa bội thường phổ biến ở thực vật, ít có ở động vật. C. Thể đa bội cùng nguồn thường có khả năng thích ứng, chống chịu tốt hơn thể lưỡng bội. D. Thể đa bội lẻ thường bất thụ. Câu 32: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau: (1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met-tARN (UAX) gắn bổ sung với codon mở đầu (AUG) trên mARN. (2) Tiểu đơn vị lớn của riboxom kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành riboxom hoàn chỉnh. (3) Tiểu đơn vị bé của riboxom gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. (4) Codon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticodon của phức hệ sau aa1 – tARN (aa1: acid amin đứng liền sau acid amin mở đầu). (5) Riboxom dịch đi một codon trên mARN theo chiều 5’ → 3’. (6) Hình thành liên kết peptit giữa acid amin mở đầu và aa1. Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi polipeptit là: A. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5). B. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5). C. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5). D. (5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3). Câu 33: Kết quả phân tích trình tự 7 acid amin đầu mạch của phân tử Hêmôglôbin ở người bình thường được kí hiệu là Hb.A, còn của người bị bệnh là Hb.B như sau: Hb.A: Valin – Histidin – Loxin – Thrêônin – Prolin – Acid glutamic – Acid glutamicHb.B: Valin – Histidin – Loxin – Thrêônin – Prolin – Valin – Acid glutamicQua so sánh ta nhận thấy phân tử Hb.B đã xảy ra: A. Số lượng acid amin không đổi. B. Trật tự acid amin hầu như không đổi. C. Thay đổi acid amin số 6 từ acid glutamic thành acid valin. D. Thành phần acid amin không đổi. Câu 34: Trong cơ thể người, xét một gen (1) có 2 len (B,b) đều có chiều dài 0,408μm. Gen B có chứa hiệu số giữa nuclêôtit loại T với một loại nuclêôtit khác là 20%, gen b có 3200 liên kết hidro. Phân tích hàm lượng nuclêôtit thuộc gen trên (gen I) trong một tế bào, người ta thấy có 2320 nuclêôtit loại X. Theo lý thuyết, nhận định nào sau đây đúng: (1) Tế bào đang xét có kiểu gen BBbb. (2) Có thể tế bào này đang ở kỳ đầu của quá trình nguyên phân. (3) Tế bào này là tế bào lưỡng bội. (4) Tế bào này có thể đang ở kỳ đầu của quá trình giảm phân I. (5) Có thể tế bào đó thuộc tế bào sinh dưỡng của cơ thể tứ bội. Số nhận định đúng: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 35: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật? (1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục. (2) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính. (3) Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực. (4) Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng. A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 Câu 36: Xét cặp NST giới tính XY của một cá thể đực. Trong quá trình giảm phân xảy ra sự phân li bất thường ở kì sau của cặp NST giới tính. Cá thể trên có thể tạo ra loại giao tử nào? A. XY và O. B. X, Y, XY và O. C. XY, XX, YY và O. D. X, Y, XX, YY, XY và O. Câu 37: Xét 3 gen (A, a; B, b; C, c) trên một cặp NST thường số 2; biết khoảng cách giữa các gen trên NST (cùng phía tâm động) như sau: d(AB) = 46 cM; d(AC) = 34 cM; d(BD) = 12cM. Bản đồ gen của 3 gen trên NST số 2 là: A. ACB. B. BAC. C. CAB. D. ABC. Câu 38: Trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực; quá trình dịch mã ở được bắt đầu bằng bộ ba nào trên mARN và aa nào mở đầu chuỗi polipeptit? A. AUG và axit amin Met. B. AGU và axit foocmin-Met. C. AGU và axit amin Met. D. AUG và axit foocmin-Met. Câu 39: Đột biến điểm là A. Đột biến liên quan đến một cặp NST. B. Đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit. C. Đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit. D. Đột biến liên quan đến một số cặp NST. Câu 40: Nhận định nào sau đây không đúng khi phát biểu về đột biến gen? A. Đột biến gen khi phát sinh sẽ được tái bản qua cơ chế tự nhân đôi của ADN. B. Đột biến gen có khả năng di truyền cho thế hệ sau. C. Đột biến gen là những biến đổi nhỏ xảy ra trên phân tử ADN. D. Đột biến gen khi phát sinh đều được biểu hiện ngay ra kiểu hình của cá thể. Câu 41: Đặc điểm đột biến gen là: A. Mọi đột biến gen đều có hại cho cơ thể đột biến. B. Cơ thể mang đột biến thì gọi là thể đột biến. C. Đa số đột biến điểm là trung tính. D. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa. Câu 42: Phần lớn các bệnh tật di truyền ở người như thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm, máu khó đông, bạch tạng, mù màu… là do đột biến nào sau đây gây ra? A. Đột biến trội. B. Đột biến gen. C. Đột biến trung tính. D. Đột biến xoma. Câu 43: Câu khẳng định nào sau đây về sự nhân đôi ADN là chính xác? A. Tất cả các phân tử ADN đều có mạch kép. B. Sự nhân đôi ADN chỉ xay ra vào pha S của kì trung gian. C. Chỉ có ADN mới có khả năng tự sao. D. Tất cả các phân tử ADN nhân đôi đều dựa theo nguyên tắc bổ sung. Câu 44: Một gen rất ngắn được tổng hợp nhân tạo trong ống nghiệm có trình tự nuclêôtit như sau: Mạch I: (1) TAX ATG ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG GTA XAT (2) Mạch II: (1) ATG TAX TAG TAA AGT TGA TTA AAG ATX XAT GTA (2) Gen này dịch mã trong ống nghiệm cho ra 1 chuỗi polipeptit chỉ gồm 5 acid amin. Hãy cho biết mạch nào được dùng làm khuôn để tổng hợp ra mARN và chiều sao mã (phiên mã) trên gen? A. Mạch II làm khuôn, chiều sao mã (phiên mã) từ (2) → (1). B. Mạch II làm khuôn, chiều sao mã (phiên mã) từ (1) → (2). C. Mạch I làm khuôn, chiều sao mã (phiên mã) từ (2) → (1). D. Mạch I làm khuôn, chiều sao mã (phiên mã) từ (1) → (2). Câu 45: Cho biết các lượt phân tử tARN khi dịch mã tổng hợp 1 chuỗi polipeptit (không tính acid amin mở đầu) có bộ ba đối mã (anticodon) mang số lượng của từng loại acid amin tương ứng: 10 Glixin có bộ ba XXA, 20 Alanin có bộ ba XGG, 30 Valin có bộ ba XAA, 40 Xistein có bộ ba AXA, 50 Lizin có bộ ba UUU, 60 Lơxin có bộ ba AAX và 70 Prolin có bộ ba GGG. Số lựng từng loại nuclêôtit của gen (không tính mã mở đầu và mã kết thúc): A. A = T = 420 Nu và G = X = 420 Nu. B. A = T = 400 Nu và G = X = 500 Nu. C. A = T = 350 Nu và G = X = 400 Nu. D. A = T = 400 Nu và G = X = 400 Nu. Câu 46: Phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng? A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xoma. B. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen qui định tính đực, cái còn các gen qui định các tính trạng thường. C. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. D. Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính thường chỉ gồm một cặp, khác nhau giữa giới đực và giới cái. Câu 47: Theo Jacôp và Mônô, các thành phần cấu tạo của operon Lac gồm: A. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P). B. Vùng khởi động (P), vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc. C. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O). D. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P) Câu 48: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của operon Lac ở vi khuẩn E. coli, gen điều hòa có vai trò: A. Quy định tổng hợp protein ức chế. B. Khởi đầu quá trình phiên mã của các gen cấu trúc. C. Quy định tổng hợp enzim phân giải lactozơ. D. Kết thúc quá trình phiên mã của các gen cấu trúc. Câu 49: Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản. B. Trong dịch mã, sự kết cặp các nucleotit theo nguyên tấc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên phân tử mARN. C. Trong tái bản ADN, sự kết cặp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên mỗi mạch đơn. D. Trong phiên mã, sự kết cặp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên mạch mã gốc ở vùng mã hoá của gen. Câu 50: Hoá chất gây đột biến nhân tạo 5-Bromuraxin (5BU) thường gây đột biến gen dạng: A. thay thế cặp G - X bằng cặp A - T. B. thay thế cặp G - X bằng cặp X - G. C. thay thế cặp A - T bằng cặp T - A. D. thay thế cặp A - T bằng cặp G - X. AB De Câu 51: Xét 4 tế bào sinh dục trong một cá thể ruồi giấm cái có kiểu gen . 4 tế bào ab dE trên giảm phân tạo ra số loại trứng tối đa có thể có là: A. 16. B. 8. C. 2. D. 4. Câu 52: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ. B. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản). C. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN. D. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại. Câu 53: Cho các loại acid nuclêic và các quá trình truyền đạt thông tin di truyền: 1. ADN mạch kép. 2. mARN ở nhân sơ và nhân chuẩn. 3. tARN. 4. rARN. 5. quá trình tự sao ở sinh vật nhân chuẩn. 6. quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ. 7. quá trình dịch mã. 8. quá trình sao chép ngược ở virut. Nguyên tắc bổ sung giữa các nucleotit được thể hiện trong bao nhiêu cấu trúc và cơ chế di truyền? A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. 15 Câu 54: Một phân tử ADN nhân sơ chứa toàn N có đánh dấu phóng xạ, có tổng số nucleotit là 106 và G = 30%, được tái bản 4 lần trong môi trường chứa toàn N14 . Cho các kết luận sau: 1. Có 14 phân tử ADN có chứa N15 trong các phân tử ADN con. 2. Trên 1 ADN có 6.105 nucleotit loại G và X. 3. Có 9.105 số liên kết hidro giữa các cặp A - T trên 1 pt ADN. 4. Có 999998 liên kết CHT giữa đường và acid giữa các nucleotit trên 1 ADN. 5. Quá trình tái bản ADN trên theo nguyên tác bán bảo toàn. 6. Có tổng số 2 phân tử ADN chứa hoàn toàn N15 . Số kết luận đúng: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 55: Theo quan điểm về operon, các gen điều hòa giữ vai trò quan trọng trong: A. cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp protein. B. việc ức chế và cảm ứng các gen cấu trúc để tổng hợp protein theo nhu cầu tế bào. C. tổng hợp ra chất ức chế. D. ức chế sự tổng hợp protein vào lúc cần thiết. Câu 56: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactozơ và khi môi trường không có lactozơ? A. Một số phân tử lactozo liên kết với protein ức chế. B. Gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế. C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng. D. ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động của operon Lac và tiến hành phiên mã. Câu 57: Phát biểu nào sau đây là đúng về vùng điều hòa của gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ? A. Trong vùng điều hòa có chứa trình tự nucleotit kết thúc quá trình phiên mã. B. Vùng điều hòa cũng được phiên mã ra mARN. C. Trong vùng điều hòa có trình tự nucleotit đặc biệt giúp ARN polimeraza có thể nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã. D. Vùng điều hòa nằm ở đầu 5’ trên mạch mã gốc của gen. Câu 58: Protein không thực hiện chức năng: A. điều hòa các quá trình sinh lý. B. xúc tác các phản ứng sinh hóa. C. bảo vệ tế bào và cơ thể. D. tích lũy thông tin di truyền. Câu 59: Phát biểu nào sau đây là đúng về thể đột biến? A. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình. B. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng chưa biểu hiện ra kiểu hình. C. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng không bao giờ biểu hiện ra kiểu hình. D. Thể đột biến là cơ thể mang biến dị tổ hợp được biểu hiện ra kiểu hình. Câu 60: Phát biểu nào sau đây về sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen là đúng? A. Đột biến gen lặn không biểu hiện được. B. Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp hoặc dị hợp. C. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện khi ở thể dị hợp. D. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp. Câu 61: Cho các phát biểu sau đây: (1) Đột biến xoma và đột biến tiền phôi có điểm giống nhau là xảy ra trong quá trình nguyên phân. (2) U ác tính khác với u lành là các tế bào của khối u có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u khác nhau. (3) U ác tính khác với u lành là tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào. (4) Nhiều đột biến điểm loại thay thế cặp nucleotit hầu như không gây hại gì cho thể đột biến. Vì đột biến xảy ra làm alen trội trở thành alen lặn. Số phát biểu đúng: A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 o Câu 62: Hai cặp gen dị hợp, mỗi gen đều dài 4080 A . Gen A có tỷ lệ A : G = 3 : 1, Gen a có tỉ lệ T : X = 1 : 1. Gen B có tỷ lệ G : A = 7 : 9 và gen b có tỷ lệ X : T = 3 : 5. Một tế bào lưỡng bội chứa các gen dị hợp trên nguyên phân, theo lý thuyết số nucleotit từng loại về 2 gen trên trong một tế bào đang ở kỳ giữa nguyên phân là:  A = TTB = 1875  ATB = TTB = 2925 A.  B.  TB G TB = XTB = 1875 G TB = XTB = 2925  ATB = TTB = 1500 C.  G TB = XTB = 900  ATB = TTB = 5850 D.  G TB = XTB = 3750 Câu 63: Hoạt động của gen chịu sự kiểm soát chủ yếu của: A. gen ức chế B. gen điều hòa C. gen sản xuất D. gen khởi động Câu 64: Sự điều hòa hoạt động của operon Lac ở E.coli dựa vào tương tác của protein ức chế với A. gen điều hòa. B. vùng vận hành. C. vùng khởi động. D. nhóm gen cấu trúc. Câu 65: Hiện tượng nào sau đây là đột biến? A. Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa. B. Cây sồi rụng lá vào cuối mùa thu và ra lá non vào mùa xuân. C. Người bị bạch tạng có da trắng, tóc trắng, mắt hồng. D. Số lượng hồng cầu trong máu của người tăng khi đi lên núi cao. Câu 66: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi thành phần nucleotit của gen? A. Thay thế cặp A – T bằng cặp G – X. B. Mất một cặp nucleotit. C. Thêm một cặp nucleotit. D. Đảo vị trí các cặp nucleotit. Câu 67: Các bộ ba khác nhau bởi 1. Số lượng nucleotit; 2. Thành phần nucleotit; 3. Trình tự các nucleotit; 4. Số lượng liên kết photphođieste. Câu trả lời đúng là: A. 2 và 3. B. 1, 2 và 3. C. 1 và 4. D. 3 và 4. Câu 68: Khẳng định nào dưới đây là không đúng về ARN polymeraza của sinh vật nhân sợ? A. Xúc tác tổng hợp mạch ARN theo chiều 5’ – 3’. B. Chỉ có 1 loại ARN polymeraza chịu trách nhiệm tổng hợp cả rARN, mARN, tARN. C. Bắt đầu phiên mã từ bộ ba mở đầu trên gen. D. Phân tử ARN tạo ra có thể lai với ADN mạch khuôn. Câu 69: Một loài thực vật có 10 nhóm gen liên kết. Số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào sinh dưỡng của thể một nhiễm, thể ba nhiễm thuộc loài này lần lượt là: A. 18 và 19. B. 9 và 11. C. 19 và 20. D. 19 và 21. Câu 70: Cho các phát biểu sau đây: (1) Điều hòa hoạt động của gen sau phiên mã thực chất là điều khiển sự trưởng thành và thời gian tồn tại của mARN. (2) Ở sinh vật nhân thực, hai gen khác nhau (không bị đột biến) có thể tổng hợp nên các phân tử protein giống nhau. (3) Ở sinh vật nhân thực, khi gen bị đột biến thì sản phẩm protein của nó phải khác với sản phẩm protein của gen bình thường. (4) Hoạt động của gen chịu sự kiểm soát chủ yếu của gen điều hòa. (5) Sự điều hòa hoạt động của operon Lac ở E.coli dựa vào tương tác của protein ức chế với vùng vận hành. Số phát biểu đúng: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 71: Một đoạn gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ có trình tự các nuclêôtit như sau: Mạch 1: 5’…TAXTTAGGGGTAXXAXATTTG…3’ Mạch 2: 3’…ATGAATXXXXATGGTGTAAAX…5’ Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Mạch mang mã gốc là mạch 2; số axit amin được dịch mã là 6. B. Mạch mang mã gốc là mạch 1; số axit amin được dịch mã là 7. C. Mạch mang mã gốc là mạch 1; số axit amin được dịch mã là 5. D. Mạch mang mã gốc là mạch 1; số axit amin được dịch mã là 4. Câu 72: Trong tế bào, loại acid nuclêic nào sau đây có kích thước lớn nhất? A. mARN. B. tARN. C. ADN D. rARN Câu 73: Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng? A. Ở sinh vật nhân thực, codon 3’AUG5’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa acid amin metionin. B. Codon 3’UAA5’ quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã. C. Với ba loại nucleotit A, U, G có thể tạo ra 24 loại codon mã hóa các acid amin. D. Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là mỗi codon có thể mã hóa cho nhiều loại acid amin. Câu 74: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Một bộ ba mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số loại acid amin. B. Trong phân tử ARN có chứa gốc đường C5 H10O5 và các bazo nitric A, T, G, X. C. Ở sinh vật nhân chuẩn, acid amin mở đầu chuỗi polipeptit sẽ được tổng hợp là metionin. D. Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép. Câu 75: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng? A. Khi dịch mã, riboxom chuyển dịch theo chiều 5’ → 3’ trên phân tử mARN. B. Khi dịch mã, riboxom chuyển dịch theo chiều 3’ → 5’ trên phân tử mARN. C. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều riboxom tham gia dịch mã trên một phân tử mARN. D. Acid amin mở đầu trong quá trình dịch mã là metionin. Câu 76: Khi nói về đột biến gen, câu nào sau đây có nội dung không đúng? A. Đột biến gen làn xuất hiện các alen khác nhau cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa. B. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như phụ thuộc vào tổ hợp gen. C. Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm thường vô hại (trung tính). D. Khi đột biến làm thay thế một cặp nucleotit trong gen sẽ làm thay đổi trình tự acid amin trong chuỗi polipeptit. Câu 77: Một gen có 2346 liên kết hiđrô. Hiệu số giữa Adenin của gen với một loại nucleotit khác bằng 20% tổng số nucleotit của gen đó. Gen này tự tái bản liên tiếp 5 lần, thì số lượng từng loại nucleotit tự do môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tự tái bản của gen là: A. Acc = Tcc = 14880 Nu và G cc = Xcc = 22320 Nu. B. Acc = Tcc = 12648 Nu và G cc = Xcc = 18972 Nu. C. Acc = Tcc = 22134 Nu và G cc = Xcc = 9486 Nu. D. Acc = Tcc = 22320 Nu và G cc = Xcc = 14880 Nu. Câu 78: Cặp gen thứ nhất (A,a) có gen A chứa 600 Adenin và 900 Guanin, gen a chứa 450 Adenin và 1050 Guanin. Cặp gen thứ hai (B,b) có gen B chứa 240 Adenin và 960 Guanin, gen b chứa 720 Adenin và 480 Guanin. Các cặp gen này đều nằm trên một cặp NST tương đồng. Số lượng nucleotit từng loại hợp tử dị hợp 2 cặp gen: A. A = T = 1050 Nu và G = X = 1950 Nu. B. A = T = 840 Nu và G = X = 1860 Nu. C. A = T = 3390 Nu và G = X = 2010 Nu. D. A = T = 2010 Nu và G = X = 3390 Nu. Câu 79: Mẹ có kiểu gen X A X a , bố có kiểu gen XA Y, con gái có kiểu gen X A X a X a . Cho biết quá trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm phân ở bố và mẹ là đúng? A. Trong giảm phân II ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường. B. Trong giảm phân I ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường. C. Trong giảm phân II ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường. D. Trong giảm phân I ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường. Câu 80: Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực A. Cần môi trường nội bào cung cấp các nucleotit A. T. G, X B. Chỉ xảy ra trong nhân mà không xảy ra trong tế bào chất. C. Cần có sự tham gia cùa enzim ligaza. D. Chỉ diễn ra trên mạch mã gốc của gen. Câu 81: Điểm giống nhau trong cơ chế của quá trình phiên mã và dịch mã là: A. Đều có sự tham gia của các loại enzim ARN polimeraza. B. Đều diễn ra ở tế bào chất của sinh vật nhân thực. C. Đều dựa trên nguyên tắc bổ sung. D. Đều có sự tham gia của mạch gốc ADN. Câu 82: Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác, nhưng số lượng và trình tự acid amin trong chuỗi polipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng? A. Mã di truyền là mã bộ ba. B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại acid amin. C. Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại acid amin. D. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ. Câu 83: Cơ thể bình thường có gen tiền ung thư nhưng gen này không phiên mã nên cơ thể không bị bệnh ung thư. Khi gen tiền ung thư bị đột biến thành gen ung thư thì cơ thể sẽ bị bệnh. Gen tiền ung thư bị đột biến ở vùng nào sau đây của gen? A. Vùng kết thúc. B. Vùng bất kỳ ở trên gen. C. Vùng điều hoà. D. Vùng mã hoá. Câu 84: Dạng đột biến thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác loại thì: A. Chỉ bộ ba có nucleotit thay thế mới thay đổi còn các bộ ba khác không thay đổi. B. Toàn bộ các bộ ba nucleotit trong gen bị thay đổi. C. Nhiều bộ ba nucleotit trong gen bị thay đối. D. Các bộ ba từ vị trí cặp nucleotit bị thay thế đến cuối gen bị thay đổi. Câu 85: Đột biến gen là những biến đối: A. Trong cấu trúc cùa gen, liên quan đến một hoặc một số nucleotit tại một điểm nào đó trên ADN. B. Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử hoặc cấp độ tế bào. C. Trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit tại một điểm nào đó trên gen. D. Trong cấu trúc của nhiễm sắc thể, xảy ra trong quá trình phân chia tế bào. Câu 86: Tần số đột biến ở một gen phụ thuộc vào: 1. Số lượng gen có trong kiểu gen. 2. Đặc điểm cấu trúc của gen. 3. Cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến. 4. Sức chống chịu của cơ thể dưới tác động của môi trường. Phương án đúng là: A. (2),(3). B. (l),(2). C. (2), (4). D. (3), (4) Câu 87: Cho một đoạn ADN chứa gen cấu trúc có trình tự nucleotỉt chưa đầy đủ như sau: 5’ -AXATGTXTGGTGAAAGXAXXX... 3’-TGTAXA GAXXAXTTTXGTGGG... Trình tự ribonucleotit / mARN do gen phiên mã có trình tự: A. 5’ - AXA UGU XUG GUG AAA GXA XXX... B. 5’ - AUG UXU GGU GAA AGX AXX X... C. 5’- GUX UGG UGA AAG XAX XX... D. 5’- XAU GUX UGG UGA AAG XAX XX... Câu 88: : Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội là x. Trong trường hợp phân chia bình thường, hàm lượng ADN nhân của tế bào này đang ở kì sau của giảm phân I là: A. 1x. B. 0,5x. C. 4x. D. 2x. Câu 89: Trong quá trình dịch mã, A. riboxom dịch chuyển trên mARN theo chiều 3’ → 5’. B. trong cùng thời điểm, trên mỗi mARN thường có một số riboxom hoạt động được gọi là polixom. C. nguyên tắc bổ sung giữa codon và anticodon thể hiện trên toàn bộ các nucleotit cùa mARN. D. có sự tham gia trực tiếp của ADN, mARN, tARN và rARN Câu 90: Nucleotit là đơn phân cấu tạo nên: A. gen. B. ARN polimeraza. C. ADN polimeraza. D. hoocmôn insulin Câu 91: Tác nhân acridin gây ra loại đột biến gen là: A. vô nghĩa. B. đồng nghĩa. C. dịch khung. D. nhầm nghĩa. Câu 92: Dạng đột biến gen nào sau đây có thể làm thay đổi thành phần lacid amin nhưng không làm thay đổi số lượng acid amin trong chuỗi polipeptit tương ứng? A. Thêm 1 cặp nucleotit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen. B. Mất 3 cặp nucleotit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen. C. Mất 1 cặp nucleotit ở bộ ba mã hoá thứ năm cùa gen. D. Thay thế 1 cặp nucleotit này bằng 1 cặp nucleotit khác xảy ra ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen. Câu 93: Trong quá trình nhân đôi ADN để tổng hợp nên các mạch mới cần phải có đoạn ARN mồi. Vì: A. ADN polimeraza chỉ kéo dài mạch khi có ARN mồi. B. ADN polimeraza chỉ kéo dài mạch khi có đầu 3’ OH tự do. C. Cần có ARN mồi để khởi động quá trình tái bản. D. ARN mồi tạo nơi bám cho ADN polimeraza hoạt động. Câu 94: Khi nói về mã di truyền ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây là không đúng? A. Mã di truyền được đọc liên tục theo chiều 5’ → 3’ trên mạch mang mã gốc. B. Bộ ba mở đầu mã hóa cho acid amin metionin. C. Trong thành phần của codon kết thúc không có bazơ loại X. D. Mỗi acid amin do một hoặc một số bộ ba mã hóa. Câu 95: Một phân tử mARN cỏ X = A + G và U = 300 ribonucleotit. Gen sinh ra phân tử mARN đó có hiệu số giữa Guanin với một loại nucleotit khác bằng 12,5% số nucleotit của gen. Trên một mạch theo chiều 3’ − 5’ của gen có 25% Xitozin so với số nucleotit của mạch. Nếu khối lượng phàn tử của một nucleotit là 300 đơn vị cacbon thì khối lượng phân từ của gen: A. 36 x 10 4 đơn vị cacbon. B. 36 x 105 đơn vị cacbon. C. 72 x 105 đơn vị cacbon. D. 72 x 10 4 đơn vị cacbon Câu 96: Cho biết một đoạn của một loại protein có trật tự các acid amin như sau: Glixin ─ Valin ─ Lizin ─ Lơxin. Bộ ba mã sao của các acid amin đó trên mARN như sau: Glixin: GGG, Lizin: AAG, Valin: GUG và Lơxin: UUG. Trình tự các cặp nucleotit của đoạn gen đã điều khiển tổng hợp đoạn protein: A. 3’ ─ XXX ─ XAX ─ TTX ─ AAX B. 3’ ─ XXX ─ AXX ─ TTX ─ XAX 5’ ─ GGG ─ GTG ─ AAG ─ TTG 5’ ─ GGG ─ GTG ─ AAG ─ TTG C. 3’ ─ XXX ─ XAX ─ AAX ─ TTX D. 3’ ─ XXX ─ XAX ─ XTT ─AAX 5’ ─ GGG ─ GTG ─ TTG ─ AAG 5’ ─ GGG ─ GTG ─ GAA ─ TTG Câu 97: Cho số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit A. trong vùng điều hòa của gen. B. trong các đoạn êxôn của gen. C. trên ADN không chứa mã di truyền. D. trong vùng kết thúc của gen. Câu 98: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza (enzim nối) có vai trò? A. nối các đoạn Okazaki với nhau. B. tách hai mạch đơn của phân tử ADN. C. tháo xoắn phân tử ADN. D. tổng hợp và kéo dài mạch mới. Câu 99: Ở sinh vật nhân thực, codon nào sau đây mà hoá acid amin mctionin? A. 5’UUG3’. B. 5’UAG3’. C. 5’AGU3’. D. 5’AUG3’ Câu 100: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN. B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa. C. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nucleotit. D. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến. Câu 101: Khi nói về thành phần cấu tạo của gen cấu trúc, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5’ mạch gốc của gen chỉ có chức năng điều hoà sự phiên mã của gen. B. Vùng điều hoà có chức năng tổng hợp ra protein ức chế điều hoà hoạt động phiên mã của gen. C. Vùng điều hoà chứa các trình tự nucleotit đặc biệt giúp cho ARN polimeraza liên kết để khởi động phiên mã và điều hoà phiên mã. D. Vùng điều hoà nằm ở đầu 3’ của mạch gốc có chức năng điều hoà và kết thúc sự phiên mã của gen. Câu 102: Quá trình sinh tổng hợp protein được gọi là dịch mã vì: A. đây là quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit từ các acid amin trong tế bào chất của tế bào. B. quá trình này diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và có sự tham gia của riboxom. C. đây là quá trình chuyển thông tin di truyền từ dạng các mã di truyền trên mARN thành các aa. D. đây là quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất. Câu 103: Một phân tử mARN được tổng hợp từ một gen ở sinh vật nhân sơ chứa 1500 ribonucleotit, trong đó số ribonucleotit Adenin gấp hai lần số Uraxin, gấp 3 lần số Guanin và gấp 4 lần so Xitôzin. Số lượng từng loại nucleotit của gen bằng: A. A = T = 760 Nu, G = X – 740 Nu B. A = T = 720 Nu, G = X = 480 Nu C. A = T = 1050 Nu, G = X = 450 Nu D. A = T = 1080 Nu, G = X = 420 Nu Câu 104: Ở sinh vật nhân sơ, gen thứ I mã hóa một phân tử protein (1 chuỗi polipeptit không tính acid amin mở đầu) có 198 acid amin. Phân tử mARN I có số lượng từng loại ribonucleotit A : U : G : X lần lượt theo tỷ lệ 1 : 2 : 3 : 4. 0 Gen thứ II dài 2550A , có hiệu số Adenin với một loại nucleotit khác bằng 20% so với số nucleotit của gen. Hai gen đó gắn liền với nhau làm thành một đoạn phân tử ADN, số nucleotit từng loại của đoạn phân tử ADN là: A. A = T = 705 Nu, G = X = 645 Nu B. A = T = 405 Nu, G = X = 945 Nu. C. A = T = 645 Nu, G = X = 705 Nu. D. A = T = 945 Nu, G - X = 405 Nu. Câu 105: Trong quá trình sinh tổng hợp protein, ở giai đoạn hoạt hóa acid amin, ATP có vai trò cung cấp năng lượng A. Để các riboxom dịch chuyển trên mARN B. Để acid amin được hoạt hóa và gắn với tARN C. Để cắt bỏ acid amin mở đầu ra khỏi chuỗi polipeptit D. Để gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN Câu 106: Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ? A. Ligaza B. Restrictaza C. ARN polimeraza D. ADN polimeraza Câu 107: Vai trò chủ yếu của enzym ADN polimeraza trong quá trình tự sao của ADN là: A. Mở xoắn NST và ADN B. Liên kết nucleotit của môi trường với nucleotit của mạch khuôn theo NTBS C. Tổng hợp đoạn mồi trên mạch có chiều 5’ đến 3’ D. Phá vỡ liên kết H2 để ADN thực hiện tự sao Câu 108: Đặc tính cơ bản nào của vật chất di truyền đảm bảo con cái sinh ra giống với cha mẹ chúng? A. Mang đầy đủ thông tin di truyền dưới dạng mật mã B. Có khả năng tự sao chép chính xác bản thân nó C. Có khả năng tổng hợp các phân tử quan trọng của tế bào D. Có khả năng biến đổi tạo ra các nguồn biến dị di truyền Câu 109: Đột biến gen trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng không có khả năng: A. Di truyền qua sinh sản vô tính B. Nhân lên trong mô sinh dưỡng C. Di truyền qua sinh sản hữu tính D. Tạo thể khảm Câu 110: Sự khác biệt cơ bản giữa các cây tam bội với cây tứ bội là: A. Cây tứ bội có cơ quan sinh dưỡng lớn hơn so với cây tam bội B. Cơ quan sinh dục của cây tứ bội phát triển hơn so với cây tam bội C. Cây tứ bội không mất khả năng sinh sản, cây tam bội hầu như mất khả năng sinh sản D. Cây tứ bội thường sinh trưởng, phát triển và khả năng chống chịu mạnh hơn cây tam bội Câu 111: Một số tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AaBbDd tiến hành giảm phân bình thường. Biết rằng không xảy ra đột biến, thực tế số loại tinh trùng là: (1) Tối đa là 2 loại (2) Là ABD và abd (3) Là ABD, abd, ABd, abD, AbD, aBd, aBD, Abd (4) Là AbD và aBd (5) Là ABD, abd, ABd và abD Số đáp án đúng: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 112: Một nhóm tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaXBY tiến hành giảm phân hình thành giao tử, trong đó ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân ly giảm phân 2. Theo lý thuyết, kết thúc quá trình này sẽ tạo ra số loại giao tử tối đa là: A. 6 B. 12 C. 4 D. 20 Câu 113: Bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thiết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất có thể là ARN? A. ARN có thể nhân đôi mà không cần đến enzim (protein) B. ARN có kích thước nhỏ hơn ADN C. ARN có thành phần nucleotit loại uraxin D. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân Câu 114: Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh học phân tử? A. Protein của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin B. ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotit C. Mã di truyền của các loài sinh vật đều có đặc điểm giông nhau D. Các cơ thể sống đều được cấu tạo bởi tế bào Câu 115: Trong quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ, enzim ARN polimeraza có chức năng: A. Nhận biết vị trí khởi đầu của đoạn ADN cần nhân đôi B. Tổng hợp đoạn ARN mồi có nhóm 3’ – OH tự do C. Nối các đoạn Okazaki với nhau D. Tháo xoắn phân tử ADN Câu 116: Yếu tố quan trọng nhất quyết định tính đặc thù của mỗi loại ADN là: A. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào B. Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các nucleotit trên ADN C. Tỷ lệ A + T/ G + X D. Thành phần các bộ ba nucleotit trên ADN Câu 117: Nguyên tắc bổ sung có tầm quan trọng với cơ chế di truyền sau: 1.Nhân đôi ADN 2.Hình thành mạch đơn 3.Phiên mã 4.Mở xoắn 5.Dịch mã A. 1, 2, 3 B. 1, 3, 4 C. 1, 3, 5 D. 2, 3, 4 Câu 118: Khâu nào dưới đây được coi là ý tưởng sáng tạo độc đáo trong việc giải mã di truyền A. Sử dụng mARN nhân tạo để tổng hợp protein trong ống nghiệm B. Sử dụng bộ máy tổng hợp protein từ dịch chiết tế bào Ecoli C. Sử dụng tế bào Ecoli để tạo dùng ADN tái tổ hợp D. Sử dụng Plasmid làm Vector mang ADN tái tổ hợp Câu 119: Tại sao đột biến gen có tần số thấp nhưng lại thường xuyên xuất hiện trong quần thể giao phối? A. Vì gen trong quần thể giao phối có cấu trúc kém bền vững B. Vì vốn gen trong quần thể rất lớn C. Vì số lượng gen trong tế bào rất lớn D. Vì trong quần thể giao phối hiện tượng NST bắt cặp và trao đổi chéo xảy ra thường xuyên hơn Câu 120: Khi một gen bị đột biến mất một cặp nucleotit thứ 5 thì chuỗi polipeptit đột biến bị: A. Thay thế một acid amin B. Thay đổi trình tự toàn bộ các acid amin C. Mất 1 acid amin D. Thay đổi trình tự từ aa thứ 2 Câu 121: Ở sinh vật nhân sơ, hai gen đều giống nhau có 3000 nucleotit, đều phiên mã một lần. Trên mỗi phân tử mARN đều có 5 riboxom dịch mã một lần thì số lượt phân tử tARN tới dịch mã một lần là: A. 996 lượt phân tử tARN B. 1000 lượt phân tử tARN C. 994 lượt phân tử tARN D. 4990 lượt phân tử tARN Câu 122: Một gen có 600 Adenin và 900 Guanin. Gen đó có 400 Xitozin trên một mạch và gen đó đã tái bản liên tiếp 3 lần. Mỗi gen được tái bản đều phiên mã một lần. Môi trường nội bào đã cung cấp cho toàn bộ quá trình phiên mã là 2000 Uraxin. Số lượng từng loại Adenin và Timin của mỗi mạch đơn của gen là: A. AG = TBS = 250 nucleotit, TG = A BS = 350 Nucleotit B. AG = TBS = 150 nucleotit,TG = ABS = 250 Nucleotit C. AG = TBS = 250 nucleotit,TG = ABS = 150 Nucleotit D. Không có đáp án nào đúng Câu 123: Một trong những đặc điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là: A. Đều diễn ra trên toàn bộ phận tử ADN B. Đều có sự hình thành các đoạn Okazaki C. Đều theo nguyên tắc bổ sung D. Đều có sự xúc tác của enzim ADN polimeraza Câu 124: Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn A. Trước phiên mã B. Sau dịch mã C. Dịch mã D. Phiên mã Câu 125: Khi gen trên ADN của lục lạp ở thực vật bị đột biến sẽ không dẫn đến kết quả nào dưới đây? A. Trong 1 tế bào có mang gen đột biến sẽ có 2 loại lục lạp xanh và trắng B. Làm cho toàn cây hóa trắng do không tổng hợp được chất diệp lục C. Sự phân phối ngẫu nhiên và không đồng đều của những lạp thể này thông qua quá trình nguyên phân sẽ sinh ra hiện tượng lá có đốm xanh, đốm trắng D. Lục lạp sẽ mất khả năng tổng hợp diệp lục làm xuất hiện màu trắng Câu 126: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau B. Khi các bazo nito dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nucleotit C. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nucleotit thường làm thay đổi ít nhất thành phần acid amin của chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp D. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến Câu 127: Loài bông của châu Âu có 2n=26 nhiễm sắc thể đều có kích thước lớn, loài bông hoang dại ở Mĩ có 2n=26 nhiễm sắc thể đều có kích thước nhỏ hơn. Loài bông trồng ở Mĩ được tạo ra bằng con đường lai xa và đa bội hóa giữa loài bông châu Âu với loài bông hoang dại ở Mĩ. Loài bông trồng ở Mĩ có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là A. 13 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ B. 13 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ C. 26 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ D. 26 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ Câu 128: Cho các phát biểu sau đây: (1)Khả năng đột biến gen xảy ra phụ thuộc nhiều nhất vào đặc điểm cấu trúc của gen (2)Khả năng đột biến gen xảy ra phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn sinh lý tế bào, hậu quả của đột biến (3)Đột biến gen xảy ra khi ADN tái bản (4)Đột biến xảy ra khi NST phân ly ở kỳ sau của quá trình phân bào (5)Vì vốn gen trong quần thể rất lớn nên đột biến gen có tần số thấp nhưng lại thường xuyên hiện trong quần thể giao phối A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 129: Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n=8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Kết luận nào sau đây về thể một nhiễm của loài trên là đúng? (1) AaaBbDdEe hoặc AaBbDdEe (2) AaBbDde hoặc ABbDdEe hoặc AaBDdEe (3) AabbDDE (4) AaaBDdEe (5) AaBbDdE, aBbDdEe, AaBBDEe, AaBbDde Số kết luân đúng: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 130: Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là: A. 2 B. 8 C. 6 D. 4 Câu 131: Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu là AaBbDdEe bị rối loạn phân li trong phân bào ở 1 nhiễm sắc thể kép trong cặp Dd sẽ tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là: A. AaBbDDdEe và AaBbddEe B. AaBbDddEe và AaBbDEe C. AaBbDDddEe D. AaBbDddEe và AaBbddEe Câu 132: Các nguyên tố có mặt trong cấu trúc đơn phân của Acid Nucleic là: A. C, H, O, N, S. B. C, N, O, S, P. C. C, H, O, N, P. D. C, H, O. Câu 133: Phân tử tARN mang acid amin foocmin metionin ở sinh vật nhân sơ có bộ ba đối mã (anticon) là: A. 5’AUG3’. B. 5’UAX3’. C. 3’AUG5’. D. 3’UAX5’. Câu 134: Trong mô hình cấu trúc của operon Lac, vùng vận hành là nơi A. chứa thông tin mã hóa các acid amin trong phân tử protein cấu trúc. B. ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. C. protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. D. mang thông tin quy định cấu trúc protein ức chế. Câu 135: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. B. Đột biến gen làm thay đổi vị trí gen trên nhiễm sắc thể. C. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể. D. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến. Câu 136: Khi nói về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tần số phát sinh đột biến gen không phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của tác nhân gây đột biến. B. Trong quá trình nhân đôi ADN, sự có mặt của bazơ nitơ dạng hiếm có thể làm phát sinh đột biến gen. C. Đột biến gen phát sinh do tác động của các tác nhân lý hóa ở môi trường hay do các tác nhân sinh học. D. Đột biến gen được phát sinh chủ yếu trong quá trình nhân đôi ADN. Câu 137: Theo quan niệm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là: A. Axit nuclêic và lippit. B. Saccarit và phôtpholipit. C. Prôtêin và axit nuclêic. D. Prôtêin và lipit. Câu 138: Cho các phát biểu sau đây: (1) Loại đột biến thay thế cặp nucleotit có thể làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể. (2) Khi đột biến làm thay thế một cặp nucleotit trong gen sẽ làm thay đổi trình tự acid amin trong chuỗi polipeptit. (3) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như phụ thuộc vào tổ hợp gen. (4) Trong quá trình nhân đôi ADN, sự có mặt của bazơ nitơ dạng hiếm có thể làm phát sinh đột biến gen. Số phát biểu đúng: A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 139: Một loài sinh vật lưỡng bội, xét hai lôcut gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể thường; lôcut I có 2 alen, lôcut II có 3 alen. Biết rằng không phát sinh đột biến mới, quá trình ngẫu phối có thể tạo ra trong quần thể của loài này tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về hai lôcut trên? A. 18. B. 36. C. 21. D. 42. Câu 140: Giả sử từ một tế bào vi khuẩn 3 plasmit, qua 2 đợt phân đôi bình thường liên tiếp, thu được các tế bào con. Theo lý thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng? (1) Quá trình phân bào của vi khuẩn này không có sự hình thành thoi phân bào. (2) Vật chất di truyền trong tế bào vi khuẩn này luôn phân chia đồng đều cho các tế bào con. (3) Có 4 tế bào vi khuẩn được tạo ra, mỗi tế bào luôn có 12 plasmit. (4) Mỗi tế bào vi khuẩn được tạo ra có 1 phân tử ADN vùng nhân và không xác định đước số plasmit. (5) Trong mỗi tế bào vi khuẩn được tạo ra, luôn có 1 phân tử ADN vùng nhân và 1 plasmit. A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 141: Loại ARN đa dạng nhất là: A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. ARN enzim (ribozim) Câu 142: Người đầu tiên công bố mô hình cấu trúc không gian của ADN là: A. Sacrap B. Oatxơn và Cric. C. Páplốp. D. Moogan Câu 143: Phát biểu không đúng về đột biến gen là: A. Đột biến gen làm biến đổi một hoặc một số cặp nucleotit trong cấu trúc của gen. B. Đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể. C. Đột biến gen làm biến đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật. D. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể. Câu 144:Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, vùng khởi động (promoter) là: A. nơi mà chất cảm ứng có thể liên kết để khởi đầu phiên mã. B. những trình tự nucleotit đặc biệt, tại đó protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. C. những trình tự nucleotit mang thông tin mã hóa cho phân tử protein ức chế. D. nơi mà ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. Câu 145: Quá trình hình thành loài lúa mì (T. aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: Loài lúa mì (T.monococcum) lai với loài cỏ dại (T.speltoides) đã tạo ra con lai. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì hoang dại (A.squarrosa). Loài lúa mì hoang dại (A.squarrosa) lai với loài cỏ dại (T.tauschii) đã tạo ra con lai. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T.aestivum). Loài lúa mì (T.aestivum) có bộ nhiễm sắc thể gồm A. bốn bộ nhiễm sắc thể đơn bội của bốn loài khác nhau. B. bốn bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của bốn loài khác nhau. C. ba bộ nhiễm sắc thể đơn bội của ba loài khác nhau. D. ba bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ba loài khác nhau. Câu 146: Một số tế bào sinh trứng của cơ thể có kiểu gen AaBbDd tiến hành giảm phân bình thường. Biết rằng không xảy ra đột biến, thực tế số loại trứng là: (1) tối đa là 1 loại. (2) là ABD và abd. (3) chỉ một loại đó là ABD hoặc abd hoặc Abd hoặc abD hoặc AbD hoặc aBd hoặc aBD hoặc Abd. (4) là AbD và aBd. (5) là ABD, abd, Abd và abD. Số đáp án đúng: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 147: Trong những dạng đột biến sau, những dạng nào thuộc đột biến gen? I – Mất một cặp nucleotit. II – Mất đoạn làm giảm số gen. III – Đảo đoạn làm trật tự các gen thay đổi. IV – Thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác. V – Thêm một cặp nucleotit. VI – Lặp đoạn làm tăng số gen. Tổ hợp trả lời đúng là: A. I, IV, V. B. II, III, VI. C. I, II, V. D. II, IV, V. Câu 148: Cho các phát biểu sau đây: (1) Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa và số lượng hồng cầu trong máu của người tăng khi đi lên núi cao là đột biến. (2) Thể đột biến là cơ thể mang biến dị tổ hợp được biểu hiện ra kiểu hình. (3) Đột biến gen lặn không biểu hiện được; đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp hoặc dị hợp. (4) Đột biến thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác loại thì chỉ bộ ba có nucleotit thay thế mới thay đổi còn các bộ ba khác không thay đổi. (5) Đột biến thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác thì nhiều bộ ba nucleotit trong gen bị thay đổi. Số phát biểu đúng: A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 149: Giả sử có 3 tế bào vi khuẩn E.coli, mỗi tế bào có chứa một phân tử ADN vùng nhân được đánh dấu bằng N15 ở cả hai mạch đơn. Người ta nuôi các tế bào vi khuẩn này trong môi trường chỉ chứa N14 mà không chứa N15 trong thời gian 3 giờ. Trong thời gian nuôi cấy này, thời gian thế hệ của vi khuẩn là 20 phút. Cho biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng? (1) Số phân tử ADN vùng nhân thu được sau 3 giờ là 1536. (2) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N14 thu được sau 3 giờ là 1533. (3) Số phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14 thu được sau 3 giờ là 1530. (4) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N15 thu được sau 3 giờ là 6. A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 150: Mỗi gen mã hoá protein điển hình gồm 3 vùng trình tự nucleotit. Vùng điều hoà nằm ở: A. đầu 5’ của mạch mã gốc, có chức năng khởi động và điều hoà phiên mã. B. đầu 3’của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc phiên mã. C. đầu 5’cùa mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc dịch mã. D. đầu 3’của mạch mã gốc, có chức năng khởi động và điều hoà phiên mã Câu 151: Bộ ba đối mã (anticodon) cùa tARN vận chuyển acid amin metionin là: A. 5’AUG3’. B. 3'XAU5’. C. 5’XAU3’. D. 3’AUG5’. Câu 152: Đột biến gen A. phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính. B. thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống. C. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính. D. phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể Câu 153: Cho các thành phần: (1) mARN của gen cấu trúc; (2) Các loại nucleotit A, U, G, X; (3) ARN polimeraza ; (4) ADN ligaza; (5) ADN polimeraza. Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc của operon Lac ở E.coli là: A. (3) và (5) B. (2) và (3). C. (1), (2) và (3). D. (2), (3) và (4). Câu 154: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng? 1. Đột biến thay thế một cặp nucleotit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã. 2. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. 3. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nucleotit. 4. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến. 5. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường A. (1), (3), (5). B. (1), (2), (3). C. (3), (4), (5). D. (2), (4), (5) Câu 155: Giả sử một operon Lac có gen R, O, Z lần lượt là gen điều hoà, vùng vận hành và gen tổng hợp protein Lac Z. Ở trạng thái hoạt động kí hiệu là (+), không hoạt động (ức chế) là (-). Một chủng vi khuẩn có kiểu gen R+O− Z− , vi khuẩn này sẽ: A. Không tổng hợp protein Lac Z trong tất cả các loại môi trường. B. Chỉ tổng hợp protein Lac Z trong môi trường có lactozơ. C. Luôn tổng hợp protein Lac Z trong tất cả các loại môi trường. D. Các gen này không phụ thuộc nhau. Câu 156: Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc? A. 3' AGU5'. B. 3' UAG5'. C. 3' UGA5'. D. 5' AUG3' Câu 157: Sản phâm của gen là: A. phân tử protein hay mARN. B. phân tử ARN hay chuỗi polipeptit. C. polipeptit hay phân tử mARN, tARN, rARN. D. phân tử protein hay phân tử tARN, rARN. Câu 158: Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể? A. Đột biến điểm. B. Đột biến dị đa bội. C. Đột biến tự đa bội. D. Đột biến lệch bội. Câu 159: Một phân tử ADN đang trong quá trình nhân đôi, nếu có một phân tử acridin chèn vào mạch khuôn thì sẽ phát sinh đột biến dạng A. thay thế cặp G – X bằng cặp A – T. B. thay thế cặp A – T bằng cặp G – X. C. thêm một cặp nucleotit. D. mất một cặp nucleotit. Câu 160: Thể song nhị bội A. có tế bào mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài bố mẹ. B. có 2n nhiễm sắc thể trong tế bào. C. chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính. D. chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ. Câu 161: Một vi khuẩn bị đột biến gen nên có khả năng tổng hợp được enzim phân giải lactozo ngay cả khi có hoặc không có lactozo trong môi trường. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến hiện tượng trên? 1. Đột biến đã xảy ra ở vùng vận hành làm cho protein ức chế không bám được. 2. Đột biến đã xảy ra ở vùng khởi động làm cho enzim ARN polimeraza không bám vào được 3. Đột biến đã xảy ra ở gen điều hòa làm cho protein ức chế mất chức năng. 4. Đột biến đã xảy ra ở nhóm gen cấu trúc. A. 1, 3. B. 3, 4. C. 1, 2, 3, 4. D. 1, 2, 3. Câu 162: Điều khẳng định nào dưới đây về hoạt động của operon Lac là đúng? A. Khi môi trường có lactozơ thì phân tử đường này sẽ liên kết với ARN polimeraza làm cho nó bị biến đổi cấu hình nên không thể liên kết được với vùng vận hành. B. Khi môi trường không có lactozơ thì phân tử ARN polimeraza không thể liên kết được với vùng vận hành. C. Khi môi trường có lactozơ thì phân tử đường này sẽ liên kết với phân tử protein ức chế làm cho nó bị biến đổi cấu hình nên không thể liên kết được với vùng vận hành. D. Khi môi trường không có lactozơ thì phân tử protein ức chế sẽ liên kết với ARN polimeraza làm cho nó bị biến đổi cấu hình nên có thể liên kết được với vùng khởi động. Câu 163: Quá trình giảm phân bình thường của một cây lưỡng bội (cây B), xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên cặp nhiễm sắc thể số 2 đã tạo ra tối đa 128 loại giao tử. Quan
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan