Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông 16 câu trắc nghiệm chương sinh trưởng và phát triển đề chinh phục điểm 9 10 ...

Tài liệu 16 câu trắc nghiệm chương sinh trưởng và phát triển đề chinh phục điểm 9 10 file word có lời giải chi tiết.image.marked.image.marked

.PDF
9
78
101

Mô tả:

Sinh trưởng và phát triển Câu 1: Đặc điểm nào không có ở hoocmôn thực vật? A. Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể B. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây C. Tính chuyên hoá cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao D. Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây Câu 2: Sinh trưởng sơ cấp của cây là A. sự sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và rễ cây do sự phân chia của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng. B. sự sinh trưởng làm tăng đường kính của thân và rễ cây do sự phân chia của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng. C. sự sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và rễ cây do sự phân chia của mô phân sinh bên. D. sự sinh trưởng làm tăng đường kính của thân và rễ cây do sự phân chia của mô phân sinh bên. Câu 3: Không dùng Auxin nhân tạo đối với nông phẩm trực tiếp làm thức ăn là vì A. làm giảm năng suất của cây sử dụng lá B. không có enzim phân giải nên tích luỹ trong nông phẩm sẽ gây độc hại đối với người và động vật. C. làm giảm năng suất của cây sử dụng củ. D. làm giảm năng suất của cây sử dụng thân. Câu 4: Phát triển ở thực vật là A. toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu trình sống, bao gồm hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể. B. toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu trình sống, bao gồm ba quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể. C. toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu trình sống, bao gồm ba quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể. D. toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu trình sống, bao gồm hai quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể. Câu 5: Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà A. ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành. B. con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành. C. con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành. D. ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian (ở côn trùng là nhộng) ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành. Câu 6: Tirôxin có tác dụng A. kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin. Kích thích phát triển xương (xương dài ra và to lên). B. kích thích chuyển hoá ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. C. kích thích sự sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dạy thì nhờ tăng phát triển xương, kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp ở con cái. D. kích thích sự sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dạy thì nhờ tăng phát triển xương, kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp ở con đực. Câu 7: Tại sao cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ? A. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò chuyển hoá natri, hình thành xương, qua đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển. B. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò chuyển hoá canxi, hình thành xương, qua đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển. C. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò chuyển hoá kali, hình thành xương, qua đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển. D. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò chuyển hoá oxi, hình thành xương, qua đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển. Câu 8: Juvenin có tác dụng: A. Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu bướm biến thành nhộng và bướm B. Gây ức chế lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu bướm biến thành nhộng và bướm C. Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu bướm biến thành nhộng và bướm D. Gây ức chế lột xác của sâu bướm, kích thích sâu bướm biến thành nhộng và bướm Câu 9: Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói đến sinh trưởng sơ cấp ở thực vật? A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây. B. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh. C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần. D. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm. Câu 10: Tương quan giữa AAB điều tiết sinh lý của hạt như thế nào? GA A. Trong hạt khô, GA và AAB đạt trị số ngang nhau. B. Trong hạt nảy mầm, AAB đạt trị lớn hơn GA. C. Trong hạt nảy mầm, GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại. Trong hạt khô, GA tăng nhanh và đạt trị số cực đại, còn AAB giảm xuống rất mạnh. D. Trong hạt khô, GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại. Trong hạt nảy mầm, GA tăng nhanh và đạt trị số cực đại còn AAB giảm rất mạnh. Câu 11: Bảng sau cho biết nơi sản xuất của một số hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống. Tên hoocmôn Nơi sản xuất (1) Hoocmôn sinh trưởng (GH) (a) Tuyến giáp (2) Tirôxin (b) Tinh hoàn (3) Ơstrôgen (c) Buồng trứng (4) Testostêrôn (d) Tuyến yên A. (1)-(d), (2)-(a), (3)-(c), (4)-(b). B. (1)-(a), (2)-(d), (3)-(c), (4)-(b). C. (1)-(c), (2)-(b), (3)-(d), (4)-(a). D. (1)-(b), (2)-(c), (3)-(a), (4)-(d). Câu 12: Các cây ngày ngắn là A. cây cà phê chè (Coffea arabica), cây lúa (Oryza sativa). B. cây cà phê chè (Coffea arabica), cây lúa (Oryza sativa), hướng dương (Helianthus annuus). C. cây rau bina (Spinacia oleracea), lúa đại mạch (Hordeum vulgare), lúa mì (Triticum aestivum). D. cà phê chè (Coffea arabica), lúa đại mạch (Hordeum vulgare), lúa mì (Triticum aestivum). Câu 13: Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà A. con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành nhưng khác về sinh lí. B. con non có đặc điểm cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành nhưng khác về hình thái. C. con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành. D. con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành. Câu 14: Từ một tế bào hoặc một mô thực vật có thể nuôi cấy để phát triển thành một cây hoàn chỉnh là vì tế bào thực vật có tính A. toàn năng B. phân hóa C. chuyên hóa cao D. tự dưỡng. Câu 15: Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là: A. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp →tầng sinh mạch →gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp → tuỷ B. Bần → tầng sinh bần → mạch rây thứ cấp → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp → tuỷ C. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → tầng sinh mạch → gỗ sơ cấp → gỗ thứ cấp → tuỷ D. tầng sinh bần → bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp → tuỷ Câu 16: Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng sơ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là: A. Vỏ → biểu bì → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ sơ cấp → tuỷ B. Biểu bì → vỏ → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ sơ cấp → tuỷ C. Biểu bì → vỏ → gỗ sơ cấp → tầng sinh mạch → mạch rây sơ cấp → tuỷ D. Biểu bì → vỏ → tầng sinh mạch → mạch rây sơ cấp → gỗ sơ cấp → tuỷ Đáp án 0 1- 0 D 1 C 1 A 2 A 2 A 3 B 3 C 4 C 4 A 5 C 5 A 6 B 6 B 7 D 7 8 B 8 9 C 9 Lời giải chi tiết Câu 1: Đáp án C – Hoocmôn thực vật mang các đặc điểm sau: + Được tạo ra ở một một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây; + Với nồng độ thấp nhưng gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể; + Tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao. – Các hoocmôn được sản sinh ra ở rễ thì sẽ được vận chuyển lên các bộ phận trên mặt đất của cây (lá, hoa, quả) theo dòng mạch gỗ còn các hoocmôn được sản sinh ra ở các bộ phận trên mặt đất của cây sẽ được vận chuyển xuống rễ theo dòng mạch rây. Câu 2: Đáp án A - Sinh trưởng sơ cấp là sự sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và rễ cây do sự phân chia của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng. - Sinh trưởng thứ cấp là sự sinh trưởng làm tăng đường kính của thân và rễ cây do sự phân chia của mô phân sinh bên. Câu 3: Đáp án B Câu 4: Đáp án C - Phát triển ở thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu trình sống, bao gồm ba quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể. Câu 5: Đáp án C - Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành. - Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian (ở côn trùng là nhộng) ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành. - Phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành. Câu 6: Đáp án B - Phương án A sai, đây là tác dụng của hoocmôn sinh trưởng. - Phương án B đúng, tirôxin có tác dụng kích thích chuyển hoá ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. - Phương án C sai, đây là tác dụng của Ơstrogen. - Phương án D sai, đây là tác dụng của Testostêrôn. Câu 7: Đáp án B - Vì khi ánh sáng yếu, cường độ ánh sáng và các tia độc hại không gây ảnh hưởng đến da, đồng thời tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò chuyển hoá canxi, hình thành xương, qua đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển. Câu 8: Đáp án B - Hai hoocmon chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là ecđixơn và juvenin. - Ecđixơn được sản xuất từ tuyến trước ngực → gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu bướm biến thành nhộng và bướm. - Juvenin được sản xuất từ thể allata → phối hợp với ecđixơn gây lột xác sâu bướm, ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm. Câu 9: Đáp án C Đặc điểm Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp Khái niệm - là sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và rễ cây. - Là sinh trưởng làm tăng đường kính của thân và rễ cây. Nguyên nhân - Do sự phân chia của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng. - Do sự phân chia của mô phân sinh bên (tần sinh bần và tầng sinh mạch). Đối tượng - Cây 1 lá mầm. - Cây 2 lá mầm. - Đỉnh sinh trưởng cây 2 lá mầm. Ý nghĩa - Giúp cây tăng độ cao để thu nhận ánh sáng cung cấp cho quang hợp. Đồng thời tăng độ dài rễ để đâm sâu vào lòng đất nhằm bám chặt cây và tăng cường hút nước và ion khoáng. - Giúp cây tăng đường kính thân làm cho cây vững chắc. Đồng thời làm tăng số lượng mạch dẫn trong thân cây. Câu 10: Đáp án D GA tăng nhanh và đạt trị số cực đại, còn AAB giảm xuống rất mạnh. AAB điều chỉnh sự ngủ nghỉ và nảy mầm của hạt. Nếu tỉ lệ nghiêng về AAB thì hạt GA ngủ, nghỉ. Ngược lại thì hạt nảy mầm. - Tỉ lệ của Đáp án D. Câu 11: Đáp án A Tên hoocmôn Nơi sản xuất Hoocmôn sinh trưởng (GH) Tuyến yên Tác dụng sinh lí - Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin. - Kích thích phát triển xương. Tirôzin Tuyến giáp - Kích thích chuyển hóa của tế bào. - kích thích quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể. - Riêng lưỡng cư: Có tác dụng gây biến thái nòng nọc thành ếch. Ơstrôgen Buồng trứng - Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì do: Testostêrôn Tinh hoàn + Tăng phát triển xương. + Kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. - Riêng testostêrôn: Tăng tổng hợp protêin, phát triển cơ bắp. Câu 12: Đáp án A - Sự ra hoa của thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm gọi là quang chu kì. - Căn cứ vào sự ra hoa của những cây phụ thuộc vào quang chu kì mà chia 3 nhóm cây: + Cây ngày dài: Chỉ ra hoa khi độ dài của ngày ít nhất bằng 14 giờ (ví dụ, lúa đại mạch, lúa mì…). + Cây ngày ngắn: Chỉ ra hoa trong điều kiện ngày ngắn (ví dụ, cà phê chè, cây lúa…). + Cây trung tính: Đến tuổi là ra hoa, không phụ thuộc vào nhiệt độ xuân hoá và quang chu kì (ví dụ, hướng dương). Câu 13: Đáp án C 1. Phát triển không qua biến thái - Có ở đa số động vật có xương sống và nhiều động vật không có xương sống. - Phát triển của người gồm 2 giai đoạn: a. Giai đoạn phôi thai - Diễn ra trong dạ con của người mẹ. - Hợp tử phân chia → phôi → phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan → thai nhi. b. Giai đoạn sau sinh - Con sinh ra có đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự người trưởng thành. 2. Phát triển qua biến thái Biến thái hoàn toàn Biến thái không hoàn toàn Giai đoạn phôi - Hợp tử phân chia → phôi → phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan → ấu trùng Giai đoạn hậu phôi - Ấu trùng có đặc điểm hình thái ,cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành. - Ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, phải trải qua nhiều lần lột xác mới biến đổi thành con trưởng thành. - Sự khác biệt về hình thái và cấu tạo của ấu trùng giữa các lần lột xác là rất nhỏ… Đại diện - Đa số côn trùng (bướm, ruồi, ong…) và lưỡng cư. Câu 14: Đáp án A Câu 15: Đáp án A - Châu chấu, cào cào, gián… Câu 16: Đáp án B
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan