Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông 144 bài tập trắc nghiệm chương chuyển hóa vật chất và năng lượng gv trần thanh...

Tài liệu 144 bài tập trắc nghiệm chương chuyển hóa vật chất và năng lượng gv trần thanh thảo file word có lời giải chi tiết.image.marked.image.marked

.PDF
36
210
80

Mô tả:

CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Câu 1: Khi so sánh hoạt động tuần hoàn của 2 cầu thù Bùi Tiến Dũng (thủ môn) và Nguyễn Quang Hải (tiền vệ) trong trận chung kết U23 Châu Á giữa Việt Nam và Uzbekistan. Biết rằng ở trạng thái bình thường nhịp tim và huyết áp của 2 cầu thủ như nhau. Kết luận nào sau đây đú? A. Nhịp tim trung bình trong 120 phút thi đấu của Nguyễn Quang Hải thấp hơn B. Huyết áp của Bùi Tiến Dũng trung bình trong 120 thi đấu cao hơn C. Nhịp tim và huyết áp trung bình trong 120 phút thi đấu của Nguyễn Quang Hải cao hơn D. Nguyễn Quang Hải có nhịp tim trung bình cao, huyết áp trung bình thấp hơn Nguyễn Tiến Dũng trong 120 phút thi đấu. Câu 2: Rễ cây có thể hấp thụ ion khoáng theo cơ chế bị động, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp. II. Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước. III. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp, không tiêu tốn năng lượng. IV. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có thế nước thấp đến nơi có thế nước cao, không tiêu tốn năng lượng. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 3: Khi nói đến quá trình phân giải kị khí trong hô hấp thực vật, có bao phát biểu nào sau đây sai? I. Xảy ra khi rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm vào nước. II. Xảy ra cây ở trong điều kiện thiếu oxi. III. Xảy ra ở tế bào chất của tế bào. IV. Diễn ra qua 3 quá trình là đường phân, lên men và chu trình Crep A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4: Khi nói về không bào tiêu hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tiết enzim tiêu hóa thức ăn. II. Chứa thức ăn. III. Liên kết với lizoxom để phân giải thức ăn. IV. Có khả năng hòa hợp với màng tế bào, A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 5: Dựa trên đồ thị về sự biến động huyết áp trong hệ mạch ở người trưởng thành và bình thường, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng? I. Ở người trường thành và bình thường có huyết áp tâm thu khoảng 110 - 120 mmHg. II. Ở người trưởng thành và bình thường có huyết áp tâm trương khoảng 70 - 80 mmHg. III. Huyêt áp lớn nhất ở động mạch, nhỏ nhất ở mao mạch. IV. Càng xa tim huyết áp có sự dao động (tăng, giảm) tuần hoàn. V. Huyết áp lớn nhất là đo được ở động mạch chủ, lúc tâm thất co. A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 6: : Khi nói đến đặc điểm bề mặt trao đổi khí ở các loài, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Mỏng và luôn ẩm ướt. II. Diện tích tiếp xúc với không khí rất lớn. III. Có rất nhiều mao mạch. IV. Có cơ quan chứa khí. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 7: Dưa trên hình vẽ thí nghiệm minh họa hô hấp thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Khí hút ra phía bên phải thí nghiệm là khí giàu CO2 II. Sau thí nghiệm, ống nghiệm bên phải nước vôi vẫn đục là do hạt hô hấp thải ra CO2 III. Dòng khí bên trái cung cấp vào bình chứa hạt nẩy mầm có nhiều CO2 . IV. Khí hút ra bên phài bình chứa hạt là khí giàu CO2 mà nghèo O2 . A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8: Trong quang hợp, khi nói về vai trò năng lượng ánh sáng mặt trời, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Kích thích điện tử của diệp lục ra khỏi quĩ đạo. II. Quang phân li H 2 O cho các điện từ thay thế các điện tử của diệp lục bị mất. III. Quang phân li H 2 O giải phóng O2 . IV. Thực hiện quá trình khử CO2 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 9: Quá trình hấp thụ nước từ môi trường đất vào mạch gỗ diễn ra theo trình tự nào? A. Nước từ đất → mạch gỗ của rễ → mạch rây của thân B. Nước từ đất → tế bào lông hút → mạch rây của thân C. Nước từ đất → tế bào lông hút → mạch gỗ của rễ → mạch gỗ của thân. D. Nước từ đất → mạch gỗ của rễ → té bào lông hút → mạch gỗ của thân Câu 10: Dựa trên hình vẽ minh họa về 2 pha của quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nguyên liệu của pha sáng là nước. II. Pha sáng xảy ra trên các tylacoic. III. Nguyên liệu sử dụng trong pha sáng là sản phẩm của pha tối. IV. Pha tối xảy ra ở miền cơ chất. V. Nguyên liệu pha tối là NADPH, ATP và CO2. VI. Pha tối tổng hợp chất hữu cơ cacbpohidrat. A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 11: Khi nói đến quá trình phân giải hiếu khí trong hô hấp thực vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Đường phân là quá trình phân giải glucozơ → axit piruvic và ATP. B. Quá trình đường phân xảy ra ở tế bào chất của tế bào. C. Chuỗi truyền electron diễn ra màng trong ty thể. Giai đoạn này sản sinh ít ATP nhất. D. Khi có oxi, axit piruvic từ tế bào chất vào ti thể chuyển hoá theo chu trình Crep. Câu 12: Một trong những điểm khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và lên men ở thực vật là gì? A. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở tế bào chất còn lên men xảy ra ở ti thể B. Hô hấp hiếu khí khi có mặt O2 còn lên men thì không. C. Hô hấp hiếu khí giải phóng năng lượng nhỏ hơn lên men nhiều lần. D. Sản phẩm của hô hấp hiếu khí là hợp chất hữu cơ còn sản phẩm của lên men là CO2 và H2O Câu 13: Khi nói đến dòng mạch rây trong cây, phát biểu nào sau đây đúng? A. Vận chuyển nước từ đất → mạch rây của rễ → mạch rây trong thân → lá và các bộ phận khác. B. Vận chuyển ion khoáng từ đất → mạch rây của rễ → mạch rây trong thân → lá và các bộ phận khác. C. Vận chuyển nước và ion khoáng từ đất → mạch rây của rễ → mạch rây trong thân → lá và các bộ phận khác. D. Vận chuyển đường saccarozơ, các axit amin, hoocmon thực vật… từ lá đến mạch rây của thân → tế bào của cơ quan chứa (rể…). Câu 14: Dựa trên hình vẽ về sự tiến hóa nội bào ở trùng đế giày, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ? 1. Chú thích (I) là sự hình thành không bào tiêu hóa. 2. Chú thích (II) là chất thải được đưa ra khỏi tế bào. 3. Chú thích (III) là không bào tiêu hóa. 4. Chú thích (IV) là lizoxom gắn vào không bào tiêu hóa. 5. Chú thích (V) là enzim từ lizoxom vào không bảo tiêu hóa. 6. Chú thích (VI) là chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thu vào tế bào A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 15: Khi nói đến quá trình hô hấp ở động vật, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Các chất khi được trao đổi trong hô hấp đều phải hòa tan trong nước. II. Nhiệt độ càng cao, tốc độ khuếch tán càng giảm dần. III. Hiệu quả trao đổi khí không phụ thuộc vào diện tích bề mặt trao đổi khí. IV. Sự trao đổi khí không tiêu tốn năng lượng ATP. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 16: Liên quan đến sự hấp thụ ion khoáng chủ động ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nhờ tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất. II. Các chất khoáng cần thiết cho cây đều có khả năng được vận chuyển trái với quy luật khuếch tán. III. Quá trình này cần cung cấp năng lượng ATP. IV. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có thế nước thấp đến nơi có thế nước cao. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 17: Sau khi vào tế bào lông hút, nước vận chuyễn một chiều vào mạch gỗ của rễ do cơ chế nào? A. Sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu theo hướng giảm dần từ ngoài vào trong. B. Sự chênh lệch sức hút nước của tế bảo theo hướng tăng dần từ ngoài vào trong. C. Sự chênh lệch sức hút nước của tế bào theo hướng giảm dần từ ngoài vào trong. D. Sự chênh lệch thế nước theo hướng tâng dần từ ngoài vào trong. Câu 18: Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cơ chế nào? A. Khuyếch tán bị động, nhờ chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp. B. Chủ động, cần tiêu tốn năng lượng. C. Hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước. D. Hút bám trao đổi. Câu 19: Hô hấp ở tế bào thực vật là quá trình oxi hoá: A. Ribulôzơ - diphôtphat và APG đến CO2 B. nguyên liệu hô hấp đến CO2 và H2O đồng thời tích luỹ năng lượng ATP C. axit piruvic thành rượu êtylic hoặc axit lactic D. nguyên liệu hô hấp đến CO2 và H2O Câu 20: Khi nói đến dòng mạch gỗ trong cây, phát biểu nào sau đây sai? A. Vận chuyển nước từ đất → mạch gỗ của rễ → mạch gỗ trong thân → lá và các bộ phận khác. B. Vận chuyển ion khoáng từ đất → mạch gỗ của rễ → mạch gỗ trong thân → lá và các bộ phận khác. C. Vận chuyển nước và ion khoáng từ đất → mạch của rễ → mạch trong thân → lá và các bộ phận khác. D. Dịch mạch gỗ gồm nước, ion khoáng, các chất hữu cơ như acid amin; vitamin, một số loại hooc môn. Câu 21: Những loài động vật mà chất cặn bã và thức ăn được đi qua lỗ miệng, loài đó sẽ thực hiện quá trình tiêu hóa nào? A. Chỉ tiêu hóa nội bào và có hệ tiêu hóa dạng ống B. Chỉ tiêu hóa ngoại bào và có hệ tiêu hóa dạng túi C. Vừa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào. D. Đã có hệ tiêu hóa hoàn chỉnh Câu 22: Khi nói đến hệ tuần hoàn ở người trưởng thành và bình thường. Có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? (1) Hệ tuần hoàn người có duy nhất một vòng tuần hoàn lớn. (2) Máu đi theo tĩnh mạch phổi về tim là máu giàu CO2. (3) Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất. (4) Vận tốc máu ở tại mao mạch nhỏ nhất. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 23: Khi nói đến cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu đúng về cân bằng nội môi? I. Đảm bảo ổn định điều kiện lí, hoá trong tế bào sẽ giúp cho cơ thể hoạt động bình thường. II. Khi nhiệt độ môi trường tăng, cơ thể sẽ tăng thải nhiệt. III. Trong việc chống lạnh thì tăng sinh nhiệt có vai trò quan trọng hơn giảm mất nhiệt. III. Hiện tượng cảm nắng là do trung khu chống nóng bị tê liệt khi ngoài nắng lâu. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 24: Dựa trên hình vẽ minh họa về một chu trình quang hợp ở một nhóm thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Đây là pha tối của nhóm thực vật C4. 2 Chú thích (I) là chất nhận CO2 khí quýển đầu tiên có tên là Rib - 1,5 điP. 3 Chú thích (II) là sản phẩm cố định CO2 đầu tiên có tên là APG. 4 Chú thích (IV) là sản phẩm cùa giai đoạn khử có tên là AM (acid malic). 5 Chú thích (III) là nguyên liệu tham gia giai doạn khử APG lấy từ pha sáng cung cấp cho, có tên là ATP, NADPH. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 25: Nước từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ theo con đường nào? A. Con đường qua gian bào và con đường qua tế bào chất. B. Con đường qua gian bào và con đường qua thành tế bào. C. Con đường qua chất nguyên sinh và không bào. D. Con đường qua chất nguyên sinh và thành tế bào. Câu 26: Quá trình nào sau đây liên quan chặt chẽ với hấp thụ nước và các chất khoáng ở thực vật? A. Quá trình quang hợp. B. Quá trình hô hấp của rễ. C. Vận động cảm ứng ở thực vật. D. Các chất điều hòa sinh trưởng. Câu 27: Vì sao quá trình tiêu hóa trong túi tiêu hóa ưu việt hơn tiêu hóa nội bào? A. Có thể lấy được thức ăn có kích thước lớn. B. Sự biến đổi thức ăn từ phức tạp thành dạng đơn giản. C. Thức ăn được biến đổi nhờ enzim do các tế bào của túi tiêu hóa tiết ra. D. Enzim tiêu hóa không bị hòa loãng với nước. Câu 28: Khi nói đến vai trò của gan trong cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Gan điều hòa áp suất thông qua sự điều hòa nồng độ glucozơ. II. Khi nồng độ glucozơ trong máu tăng cao thì gan sẽ chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ, nhờ có insulin. III. Khi nồng độ glucozơ trong máu giảm thì gan sẽ chuyển glicôgen thành glucozơ, nhờ có glucagon. IV. Khi nồng độ glucozơ trong máu giảm và tuyến tụy tiết ra insulin giúp gan chuyển glicôgen thành glucozơ. A. 1. B. 2 C. 3 D. 4 Câu 29: Giai đoạn khử trong pha tối của nhóm thực vật C3 được tóm tắt như thế nào? A. APG + (NADPH, ATP từ pha sáng) → PEP. B. APG + (NADPH, ATP từ pha sáng) → AIPG. C. AOA + (NADPH, ATP từ pha sáng) → AIPG. D. AOA + (NADPH, ATP từ pha sáng) → AM. Câu 30: Dựa trên hình vẽ thí nghiệm hô hấp thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Bình thí nghiệm A, khi mở nắp bình đưa ngọn lửa vào thì sẽ bị tắt. II. Bình thí nghiệm B, khi mở nắp bình đưa ngọn lửa vào thì cháy bình thường. III. Trong thí nghiệm A, trong bình lượng O2 thấp CO2 cao hơn môi trường ngoài. IV. Trong thí nghiệm B, trong bình lượng O2 cao CO2 thấp hơn môi trường ngoài. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 31: Khi nói đến quá trình hấp thụ ion khoáng ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Hấp thụ chủ động cần tiêu tốn năng lượng ATP. II. Hấp thụ bị động theo chiều gradien nồng độ. III. Hấp thụ thụ động, các ion khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. IV. Các quá trình hấp thụ đều xảy ra một cách chủ động. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 32: Phân tích thành phần không khí hít vào và thở ra ở người, người ta thu được kết quả; Loại khí Không khí hít vào Không khí thở ra O2 20,9% 16,4% CO2 0,03% 4,1% N2 79,4% 79,5% Kết luận nào sau đây đúng nhất? A. O2 được cơ thể lấy vào dùng cho hô hấp tế bào. B. Lượng O2 lấy vào cân bằng với lượng CO2 thải ra. C. Cơ thể có nhu cầu lấy O2 cao hơn thải CO2. D. Nitơ không có vai trò gì đối với sự hô hấp. Câu 33: Khi nói đến quá trình vận chuyển nước trong cây, phát biểu nào sai? A. Nước được vận chuyển trong thân theo mạch gỗ. B. Chiều dài của cột nước phụ thuộc vào chiều dài của thân cây. C. Quá trình vận chuyển nước trong cây được thực hiện nhờ lực hút của lá và áp suất rễ. D. Nước được vận chuyển trong thân theo mạch libe. Câu 34: Ở thực vật, nitơ có vai trò nào? A. Thành phần của diệp lục. B. Thành phần của prôtêin, axit nuclêic. C. Duy trì cân bằng ion, tham gia quang hợp. D. Thành phần của xitôcrôm, nhân tố phụ gia của enzim. Câu 35: Giai đoạn cố định CO2 khí quyển trong pha tối của nhóm thực vật C3 được tóm tắt như thế nào? A. Rib – 1,5 điP + CO2 → PEP. B. Rib – 1,5 điP + CO2 → AOA. C. Rib – 1,5 điP + CO2 → APG. D. Rib – 1,5 điP + CO2 → AIPG. Câu 36: Khi nói đến quá trình hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Diễn ra mở mọi cơ quan của cơ thể thực vật. B. Những cơ quan hoạt động sinh lý mạnh thì hô hấp càng mạnh. C. Hạt đang nảy mầm, hoa, quả đang sinh trưởng có quá trình hô hấp mạnh. D. Thực vật có những cơ quan hô hấp chuyên trách, hoạt động hô hấp ngoài và trong rất mạnh Câu 37: Phân tích thành phần không khí hít vào và thở ra ở người, người ta thu được kết quả; Loại khí Không khí hít vào Không khí thở ra O2 20,9% 16,4% CO2 0,03% 4,1% N2 79,4% 79,5% Có bao nhiêu kết luận sai? I. O2 và CO2 tham gia vào sự trao đổi khí. II. Cơ thể lấy O2 và thải CO2 trong quá trình hô hấp. III. Nitơ cũng tham gia vào quá trình trao đổi khí. IV. Nitơ trong không khí thở ra nhiều hơn trong không khí hít vào. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 38: Ở động vật, khi nói đến sự biến đổi thức ăn trong túi tiêu hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? I. Lấy thức ăn và thải cặn bã qua lỗ miệng. II. Thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành chất đơn giản trong túi tiêu hóa. III. Thức ăn bị trộn lẫn với các chất thải. IV. Dịch tiêu hóa tiết ra bị hòa loãng với nước. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 39: Khi nói đến quá trình vận chuyển các chất trong cây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Vận chuyển chủ động một chất có thể xảy ra ngược chiều građien nồng độ. II. Vận chuyển bị động một chất có thể xảy ra cùng chiều gradien nồng độ. III. vận chuyển chủ động cần tiêu tốn năng lượng. IV. Vận chuyển bị động không cần tiêu tốn năng lượng. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 40: Khi noòng độ glucozơ trong máu dưới mức trung bình (0,6 gam/lit), có bao nhiêu phát biểu đúng về sự điều tiết của gan? I. Chuyển glicogen dự trữ thành glucozơ. II. Tạo ra glucozơ mới từ aixt lăctic hoặc axit amin. III. Tổng hợp glucozơ từ sản phẩm phân hủy mỡ. IV. Tăng cường sự hấp thụ glucozơ từ nước tiểu vào máu. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 41: Trong hệ sinh thái trên cạn, thực vật hấp thụ nitơ qua hệ rễ dưới dạng A. NO 3− và NH +4 B. NO và NH −4 C. NO 3− và N 2 D. N 2 O và NO3 Câu 42: Ở tế bào sống, hiện tượng vận chuyển các chất chủ động qua màng sinh chất là gì? A. Các chất đi vào tế bào theo chiều građien nồng độ. B. Các chất đi vào tế bào theo chiều chênh lệch áp suất. C. Vận chuyển thụ động các chất vào tế bào. D. Vận chuyển các chất vào tế bào ngược chiều građien nồng độ. Câu 43: Ở thực vật, nitơ không có vai trò nào? A. Thành phần của prôtêin. B. Thành phần của axit nuclêic. C. Thành phần của hợp chất giàu nâng lượng ATP. D. Làm biến đổi thế nước trong tế bào bào vệ. Câu 44: Sản phẩm đầu tiên của giai đoạn cố định CO2 khí quyển trong pha tối ở nhóm thực vật C3 là gì? A. Rib - 1,5 điP. B. PEP. C. AOA. D. APG. Câu 45: Một quá trình hô hấp được tiến hành ở tế bào chất của tế bào thực vật và không giải phóng CO2. Quả trình này là gì? A. Hô hấp hiệu khí B. Lên men lactic. C. Lên men êtylic D. Hô hấp kị khí. Câu 46: Khi nói về hệ tuần hoàn hờ, cấu tạo nào sau đây là sai? A. Tim. B. Động mạch. C. Mao mạch. D. Tĩnh mạch. Câu 47: Khi nói đến vai trò của thận trong cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Thận tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu trong máu. II. Khi nồng độ glucozo trong máu giảm, thận sẽ tăng cường chuyển hóa glycogen thành glucozo nhờ insulin. III. Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm là thận tăng thải nước. II. Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng, thận tăng cường tái hấp thu nước. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 48: Sự trao đổi khí ở động vật diễn ra theo cơ chế khuếch tán không cần năng lượng. Tuy nhiên quá trình hô hấp vẫn tiêu tốn một lượng năng lượng khá lớn của cơ thể. Số kết luận đúng để giải thể quá trình này? I. Sự vận chuyển khí O2 và CO2 phải gắn vào chất mang. II. Sự bay hơi nước qua bề mặt hô hấp làm mất nhiệt. II. Sự thông khí phụ thuộc vào hoạt động của các cơ hô hấp. IV. Sự vận chuyển khí O2 và CO2 nhờ liên kết với hồng cầu. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 49: Ở tế bào sống, các chất có thể được hấp thụ từ môi trường ngoài vào trong tế bào, có bao nhiêu phát biểu đúng về quá trình hấp thụ ở tế bào? I. Nhờ sự khuyếch tán và thẩm thấu các chất qua màng tế bào theo cơ chế bị động. II. Nhờ sự hoạt tải các chất qua màng tế bào một cách chủ động. III. Nhờ khả năng biến dạng của màng tế bào mà các phân tử kích thước lớn được đưa vào. IV. Nhờ khả năng vận chuyển chủ động mà các chất đi vào không cần tiêu tốn năng lượng. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 50: Khi nói đến quá trình vận chuyển nước trong cây, phát biểu nào sai? A. Chịu ảnh hưởng của áp suất rễ. B. Liên quan với lực đẩy do áp suất rễ. C. Cùng chiều với chiều của trọng lực. D. Liên quan với lực hút do thoát hơi nước ở lá. Câu 51: Bộ phận nào của cây để tạo nên bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất, đảm bảo cho rễ cây hấp thụ nước và ion khoáng đạt hiệu quả cao nhất? A. Đỉnh sinh trưởng. B. Lông hút. C. Phần kéo dài. D. Phần rễ bên. Câu 52: Chất nhận CO2 khí quyển trong pha tối ở nhóm thực vật C3 là gì? A. Rib – 1,5 điP. B. PEP. C. AOA. D. APG. Câu 53: Trong hô hấp hiếu khí, 1 phân tử axit piruvic ( C3H4O3 ) khi vào chu trình Crep, phân giải hoàn toàn giải phóng ra: A. 1 phân tử CO2 . B. 3 phân tử CO2 . C. 2 phân tử CO2 . D. 6 phân tử CO2 . Câu 54: Quá trình biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng đơn giản nhất để có thể hấp thụ là quá trình biến đổi gì? A. Hóa cơ học. B. Hóa lý học. C. Đồng hóa. D. Hóa hóa học. Câu 55: Hô hấp sâu (hít thở sâu) đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể sống. Có bao nhiêu phát biểu đúng liên quan đến quá trình hít thở sâu? II. Chịu sự điều khiển của vỏ não. III. Có sự tham gia của cơ hoành và các cơ liên sườn trong và ngoài. III. Giảm hẳn lượng khí đọng trong phổi. IV. Không tiêu tốn năng lượng A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 56: Khi trời lạnh các động vật đẳng nhiệt có thể chống lạnh bằng nhiều cách khác nhau, có bao nhiêu hoạt động giúp giữ ổn định nhiệt độ cơ thể? I. Ngủ đông. II. Xù lông, co mạch máu dưới da. III. Tụ tập thành bầy. IV. Giảm cường độ chuyển hóa tế bào. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 57: Dựa trên hình vẽ mô tả hệ tuần hoàn của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Hình vẽ mô tả sơ đồ hệ tuần hoàn hở ở động vật thân mềm, chân khớp. (2) Chú thích (I) là tim, là nơi bơm máu chảy vào hệ mạch. (3) Chú thích (III) là động mạch, máu chảy trong động mạch này với 1 áp lực thấp. (4) Chú thích (II) là khoang cơ thể, máu đổ ra khoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô. (5) Chú thích (IV) là tĩnh mạch, là nơi dẫn máu từ khoang cơ thể về tim. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 58: Khi nói đến quá trình hấp thụ và vận chuyển nước trong cây, phát biểu nào sai? A. Cây hấp thụ nước qua hệ lông hút nhờ sự chênh lệch thế nước tăng dần từ đất đến mạch gỗ. B. Nhờ lực đẩy của rễ mà nước được đẩy từ rễ lên thân. C. Điều kiện để nước có thể vận chuyển từ rễ lên lá đó là tính liên tục của cột nước. D. Hai con đường vận chuyển nước trong cây là vận chuyển qua tế bào sống và vận chuyển qua mạch dẫn. Câu 59: Rễ cây trên cạn hấp thu nước và ion khoáng chủ yếu qua: A. miền lông hút. B. đỉnh sinh trưởng. C. miền sinh trưởng dãn dài. D. miền kéo dài. Câu 60: Ở thực vật trên cạn, vì sao trên đất nhiều mùn cây sinh trưởng tốt? A. Đất mùn có chứa nhiều ôxi. B. Trong mùn có chứa nhiều khoáng. C. Trong mùn có chứa nhiều nitơ. D. Đất mùn tơi xốp giúp cây hút nước dễ hơn. Câu 61: Sơ đồ dưới đây mô tả quá trình nào ở thực vật? A. Pha tối ở nhóm thực vật C3 . B. Pha tối ở nhóm thực vật C4 . C. Pha tối ở nhóm thực vật CAM. D. Pha sáng ở nhóm thực vật C3 . Câu 62: Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí? A. Tạo nhiều sản phẩm trung gian. B. Tích lũy năng lượng lớn hơn. C. Tạo CO2 và H 2 O cần cho quang hợp. D. Xảy ra trong điều kiện đủ O2 . Câu 63: Ở miệng, tinh bột được biến đổi thành đường manto nhờ enzim gì? A. Catalaza. B. Sacaraza. C. Amylaza. D. Maltaza. Câu 64: Khi nói đến hệ tuần hoàn ở động vật thân mềm, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? I. Máu lưu thông trong hệ mạch kín với áp lực thấp. II. Máu có sắc tố hemoxianin. III. Máu và nước mô tiếp xúc trực tiếp với các tế bào. IV. Tim chưa phân hóa. V. Giữa động mạch và tĩnh mạch không có mạch nối. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 65: Trong cơ chế chống lạnh, cơ thể có những đặc điểm sinh lý phù hợp. Có bao nhiêu đặc điểm sau đây đúng? I. Tăng sinh nhiệt thông qua chuyển hóa cơ bản. II. Giảm mất nhiệt bằng cách co mạch máu dưới da. III. Co các cơ chân lông. IV. Hình thành phản xạ “run”. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 66: Khi nói đến tế bào lông hút, thì đặc điểm cấu tạo và sinh lí nào không phù hợp với chức năng hút nước từ đất? A. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin. B. Chỉ có một không bào trung tâm lớn. C. Áp suất thẩm thấu cao do hoạt động hô hấp rễ mạnh. D. Môi trường tế bào nhược trương so với môi trường đất. Câu 67: Trong trồng trọt, vì sao cần cung cấp khoáng cho cây thường xuyên cho cây? A. Chất khoáng là thành phần dinh dưỡng chủ yếu nhất của cây. B. Chất khoáng tham gia vào thành phần cấu tạo và hoạt động hệ enzim. C. Chất khoáng là thành phần chính của gluxit và lipit. D. Cung cấp đầy đủ khoáng cho cây giúp cây hút nước tốt. Câu 68: Trong quang hợp, oxi được hình thành từ đâu? A. Diệp lục bị kích động. B. Phân li H2O. C. Pha tối quang hợp. D. Điện phân H2O. Câu 69: Trong hô hấp kị khí, 1 phân tử axit pruvic ( C3H 4O3 ) được phân giải thành rượu êtylic hoặc axit lactic và: A. giải phóng 2ATP B. giải phóng 36ATP. C. giải phóng 38ATP. D. không giải phóng ATP. Câu 70: Dịch vị không chứa enzim nào? A. Axit HCl. B. Enzim pepsin. C. Chất nhầy. D. Enzim tripsin. Câu 71: Khi nói đến chức năng của hệ tuần hoàn ở côn trùng (chân khớp,…), có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Vận chuyển các chất dinh dưỡng đến từng tế bào. II. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết. III. Điều hòa nhiệt độ. IV. Vận chuyển khí ( O2 và CO2 ) trong hô hấp. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 72: Để giúp cho bộ rễ cây phát triển tốt, có bao nhiêu biện pháp sau đây đúng? I. Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ. II. Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất. III. Vun gốc và xới xáo cây. IV. Cắt bớt các cành không cần thiết. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 73: Các quá trình sinh lý trong cơ thể sẽ xảy ra khi cơ thể bị mất nước do sốt cao hay tiêu chảy. Có bao nhiêu quá trình sinh lý sau đây đúng? I. Tăng áp suất thẩm thấu của máu. II. Giảm huyết áp. III. Kích thích tuyến yên tiết hoocmon ADH để tăng sự tái hấp thụ nước ở thận. IV. Ức chế thận tái hấp thu Na+. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 74: Nước đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân, nhờ cơ chế chính nào? A. Lực liên kết giữa các phân tử nước. B. Lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ. C. Áp suất rễ. D. Lực hút cùa tán lá. Câu 75: Khi nói đến quá trình cố định nito, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quá trình liên kết N 2 với H 2 để hình thành NH +4 nhờ vi sinh vật B. Quá trình liên kết N 2 với O2 để hình thành NO3− nhờ vi sinh vật. . C. Quá trình liên kết N 2 với O2 để hình thành NO2− nhờ vi sinh vật. D. Chuyển hoá NO3− → N2. Câu 76: Trong pha sáng quang hợp, quá trình quang phân li nước hình thành nên: A. H+ , OH− , e− . B. H+ , OH− . C. O2 và CO2 . D. H + , e− . Câu 77: Trong hô hấp kị khí, 1 phân tử axit pruvic (C3H4O3) được phân giải thành rượu êtylic hoặc axit lactic và: A. giải phóng 2ATP B. giải phóng 36ATP. C. giải phóng 38ATP D. không giải phóng ATP. Câu 78: Dưa trên hình vẽ dạ dày và ruột ở thú ăn thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Chú thích (I) là dạ dày 4 ngăn ở thú ăn thực vật. (2) Chú thích (II) là ruột non dài để thuận tiện cho biển đổi và hấp thụ thức ăn. (3) Chú thích (III) là manh tràng, là nơi tiêu hóa sinh học. (4) Chú thích (IV) là ruột già, là nơi chứa lấy chất cặn bã và tái hấp thụ nước. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 79: Ở hệ tuần hoàn hở, tại sao máu chảy với tốc độ chậm? A. Hệ mạch cấu tạo đơn giản. B. Tim có cấu tạo đơn giản, C. Kích thước cơ thể nhỏ. D. Nhu cầu oxy và chất dinh dưỡng thấp. Câu 80: Rễ thực vật trên cạn phát triển thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng, số phát biểu về khả năng thích nghi của rễ? I. Rễ đâm sâu, rộng làm tăng bề mặt hấp thụ. II. Phát triển với số lượng lớn tế bào lông hút. III. Có sự xuẩt hiện rễ chống giúp cây đứng vững. IV. Rễ phát triển sâu và rộng giúp cây đứng vững trong môi trường. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 81: Để tham gia cân bằng pH nội môi, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? I. Để duy trì pH máu có nhờ các hệ đệm prôtêinat, bicacbonat, photphat. II. Phổi điều hòa pH nội môi bằng cách thải CO2 . III. Thận điều hòa pH nội môi bằng cách thải H + , tái hấp thụ Na+ . IV. Gan điều hòa pH nội môi bằng cách tái hấp thụ NH3. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 82: Ở cây xanh, nhu cầu nước nhiều nhất ở giai đoạn nào? A. Nảy mầm của hạt. B. Già cỗi. C. Sinh trưởng và ra hoa. D. Các giai đoạn cần nước như nhau. Cầu 83: Khi nói đến quá trình cố định nito khí quyển theo con đường sinh học, sản phẩm của con đường này là gì? A. NH +4 . B. NO 3− . C. NO −2 . D. N 2 . Câu 84: Trong pha sáng quang hợp, nguyên liệu dược cung cấp từ môi trường là gì? A. H2O. B. CO2. C.ATP. D. O2. Câu 85: Các lớp tế bào rễ thực vật, đai caspari của tế bào nội bì có tác dụng gì? A. Ngăn nước và các chất khoáng qua gian bào, nhằm kiểm soát lượng nước và ion khoáng. B. Tăng khả năng hút nước và chất khoáng, nhằm kiểm soát lượng nước và ion khoáng. C. Chống mất nước do thoát hơi nước, hạn chế lượng nước và ion khoáng bị thất thoát. D. Tạo áp suất rễ cao, tăng sự hấp thu nước và ion khoáng từ môi trường đất. Câu 86: Quá trình phân giải, không có oxi được tiến hành ở tế bào chất của tế bào thực vật và giải phóng CO2. Đó là quá trình gì? A. Hô hấp kị khí. B. Hô hấp hiếu khí. C. Lên men êtylic. D. Lên men lactic. Câu 87: Trong ống tiêu hóa, thức ăn có thể được biến đổi về mặt cơ học, hóa học và sinh học. Quá trình biến đổi sinh học là gì? A. Phân giải thức ăn trong cơ thể B. Tiêu hóa nhờ enzim. C. Phân giải thức ăn nhờ vi sinh vật. D. Phân giải vi sinh vật để lấy chất dinh dưỡng. Câu 88: Trong cơ chế điều hòa thân nhiệt của cơ thể, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây sai? I. Cơ chế chống nóng ở động vật chủ yếu là tăng thải nhiệt. II. Trong việc chống lạnh thì tăng sinh nhiệt có vai trò quan trọng hơn giảm mất nhiệt. III. Hiện tượng cảm nắng là do trung khu chống nóng bị tê liệt khi đứng lâu ngoài nắng. IV. Các cơ chế điều hòa nhiệt độ cơ thể không chịu sự kiểm soát của vỏ não. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 89: Tác nhân nào trực tiếp điều tiết độ mở của khí khổng? A. Cường độ quang hợp và nồng độ CO2 trong không khí. B. Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng. C. Nồng độ CO2 trong không khí. D. Nhiệt độ môi trường. Câu 90: Đặc điểm nào không phải của thực vật chịu hạn? A. Thân ngắn. B. Giảm diện tích lá. C. Khí khổng đều ở hai mặt lá. D. Mặt trên lá có lớp cutin dày. Câu 91: Điều kiện cần thiết cho quá trình cố định nitơ phân tử theo con đường hoá học là gì? A. Lực khử mạnh. B. Enzim nitrôgenaza. C. Nhiệt độ và áp suất cao. D. Thực hiện trong điều kiện kị khí. Câu 92: Pha sáng quá trình quang hợp diễn ra ở đâu? A. Ty thể. B. Tylacoic. C. Chất nền. D. Vùng cơ chất (stroma). Câu 93: Cho phương trình: C6 H12 O6 + 6O2 → A + 6H 2 O + Q (năng lượng). Trong phương trình trên A là gì? A. C2 H 5OH B. C3 H 4 O3 C. C3 H 4 O3 D. CO2 Câu 94: Ở động vật nhai lại, quá trình tiêu hoá hóa học diễn ra chủ yếu ra ở đâu? A. Dạ cỏ. B. Dạ múi khế C. Dạ lá sách. D. Dạ tổ ong. Câu 95: Khi lao động nặng, có bao nhiêu quá trình sau đây diễn ra đúng? I. Quá trình biến đổi glicogen thành glucôzơ ở cơ diển ra mạnh. II. Quá trình điều hòa thân nhiệt diển ra mạnh. III. Quá trình điều hòa thân nhiệt mạnh mẽ, quá trình hô hấp giảm. IV. Quả trình điều hòa huyết áp và thân nhiệt diễn ra mạnh. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 96: Vai trò chủ yếu của tế bào lông hút là gì? A. Giúp cây bám chắc vào đất B. Hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây C. Bám vào đất, làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng hô hấp của rễ D. Giúp cho rễ cây đâm sâu và lan rộng Câu 97: Điều kiện cần thiết cho cố định nito phân tử theo con đường sinh học là gì? A. Nhiệt độ cao khoảng 2000C, điều kiện kị khí B. Áp suất 200 atm, lực khử mạnh, điều kiện kị khí C. Có enzim nitrogenaza, lực khử mạnh, ATP, điều kiện kị khí D. Có enzim nitrogenaza, lực khử mạnh, ATP, điều kiện hiếu khí Câu 98: Hệ sắc tố quang hợp hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời và truyền năng lượng vào sắc tố ở trung tâm phản ứng quang hợp theo thứ tự nào sau đây? A. Carotenoic → diệp lục a → diệp lục b → diệp lục a ở trung tâm phả ứng B. Carotenoic → diệp lục b → diệp lục a → diệp lục a ở trung tâm phả ứng C. Xantophyl → diệp lục a → diệp lục b → diệp lục a ở trung tâm phả ứng D. Caroten → diệp lục a → diệp lục b → diệp lục a ở trung tâm phả ứng Câu 99: Điểm nào sau đây để phân biệt giữa sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây? A. Vận chuyển trong mạch gỗ theo hướng từ trên xuống, mạch rây thì ngược lại B. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn mạch rây thì không C. Mạch gỗ vận chuyển theo hướng từ dưới lên, mạch rây thì ngược lại D. Mạch gỗ chuyển đường từ lá về cơ quán chứa, mạch rây thì không Câu 100: Trong hô hấp của thực vật, CO2 là một trong những sản phẩm cuối cùng của quá trình nào? A. Lên men etylic và lên men lactic B. Hô hấp hiếu khí và lên men lactic C. Hô hấp hiếu khí và lên men etylic D. Hô hấp hiếu khí và lên men Câu 101: Dựa trên hình vẽ dạ dày và ruột ở thú ăn thịt, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Dạ dày (I) là một túi lớn chứa đầy thức ăn, biến đổi cơ học và hóa học (2) Ruột non (II) ở thú ăn thịt, ngắn, nơi tiêu hóa chủ yếu là hóa học (3) Ruột tịt (III) là nơi tiêu hóa sinh học, vì có chứa nhiều vi sinh vật phân giải xenlulozo (4) Ruột già (IV) nơi chứa chất thải bã và tái hấp thụ nước A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 102: Dựa trên hình vẽ mô tả hệ tuần hoàn của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Hình vẽ mô tả sơ đồ hệ tuần hoàn hở ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt,… (2) Chú thích (I) là tim, là nơi bơm máu chảy vào hệ mạch (3) Chú thích (II) là mao mạch máu, là nơi mà máu trao đổi chất với tế bào thông qua thành mao mạch (4) Chú thích (III) là động mạch, máu chảy trong động mạch này với 1 áp lực cao hoặc trung bình (5) Chú thích (IV) là tĩnh mạch, là nơi dẫn máu từ mao mạch cơ thể về tim A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 103: Ở thực vật trên cạn, đặc điểm nào của rễ cây thích nghi với chức năng hấp thụ nước? A. Có các rễ hô hấp mọc từ các rễ bên và đâm thẳng từ dưới lên mặt đất B. Rễ hô hấp có mô sống, tầng biền phát triển và có nhiều bì khổng C. Dịch tế bào rễ có áp suất thẩm thấu rất cao D. Rễ cây đâm sâu, lan rộng, hình thành khối lượng khổng lồ các lông hút. Câu 104: Tế bào đặt trong môi trường có nồng độ chất tan cao (môi trường có áp suất thẩm thấu cao) thì tế bào sẽ như thế nào? A. Mất nước và vỡ B. Mất nước và co nguyên sinh C. Hấp thụ nước và phồng lên D. Hấp thụ nước và phản co nguyên sinh Câu 105: Khi nói đến quá trình khử NO3− trong cơ thể thực vật, trình tự nào sau đây đúng? A. Thực hiện nhờ enzim nitrogenaza B. Là phản ứng khử NO2 → NO3− C. Là phản ứng khử NO3− → NO2− → NH 4+ D. Là phản ứng khử N 2 → NO3− Câu 106: Khi nói đến hệ sắc tố quang hợp của cây xanh, phát biểu nào sau đây sai? A. Hệ sắc tố quang hợp gồm diệp lục và carotenoic B. Diệp lục có 2 loại là diệp lục a và diệp lục b C. Nhóm sắc tố chính carotenoic gồm caroten và xantophyl D. Diệp lục là nguyên nhân làm cho lá có màu lục Câu 107: Trong quá trình hô hấp hiếu khí, phân giải glucozo, giai đoạn nào tạo ra nhiều ATP nhất? A. Đường phân B. Chu trình Crep C. Chuỗi truyền electron D. Tạo thành Axetyl - CoenzimA Câu 108: Để đáp ứng nhu cầu protein cho cơ thể, các loài thú ăn thực vật có đặc điểm nào sau đây? A. Thường sử dụng lượng thức ăn rất lớn B. Đôi khi chúng ăn cả thức ăn động vật C. Tăng cường ăn các cây họ đậu D. Tiêu hóa vi sinh vật sống dạ cỏ Câu 109: Khi nói đến động vật có hệ tuần hoàn kín, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Các loài đẳng nhiệt đều có tim 4 ngăn II. Chỉ động vật ở cạn mới có hệ tuần hoàn kép III. Chỉ hệ tuần hoàn kín mới xuất hiện mao mạch IV. Cá là lớp động vật có xương sống duy nhất có hệ tuần hoàn đơn A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 110: Khi nói đến ý nghĩa sự thoát hơi nước ở lá, phát biểu nào sai? A. Tạo ra lực hút nước ở rễ B. Điều hòa nhiệt độ bề mặt thoát hơi nước C. Tạo lực liên kết giữa các phân tử nước D. Tạo điều kiện cho CO2 từ không khí vào lá thực hiện chức năng quang hợp Câu 111: Con đường vận chuyển nước qua nguyên sinh chất (tế bào chất) ở rễ là nhờ động lực nào? A. Nước đi qua các khoảng gian bào nhờ chênh lệch áp suất thẩm thấu B. Áp suất thẩm thấu của các tế bào giảm dần từ ngoài vào trong C. Thế nước tăng dần từ ngoài vào trong D. Áp suất thẩm thấu của các tế bào tăng dần từ ngoài vào trong Câu 112: Vi khuẩn cố định nito trong đất đã biến đổi nito diễn ra theo trình tự nào sau đây? A. Dạng NO3− thành dạng N2 B. Dạng NO2− thành dạng NO3− C. Dạng N2 thành dạng NH +4 D. Dạng NH +4 thành dạng NO3− Câu 113: Khi nói đến lục lạp, phát biểu nào sau đây sai? A. Lục lạp được cấu tạo bên ngoài là 2 lớp màng kép B. Bên trong màng là chất nền, có các hạt grana C. Trên các hạt grana là những dẹt (tylacoic) chồng lên nhau D. Các phân tử diệp lục nằm ở trong chất nền của lục lạp Câu 114: Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở tế bào thực vật, sản phẩm cuối cùng là gì? A. Rượu etylic (C2H5OH) B. CO2, H2O và ATP C. Axit lactic (C3H6O3) D. Axit oxaloaxetic (AOA) Câu 115: Quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non. Điều giải thích nào sau đây là sai? A. Ruột non có vi sinh vật, giúp thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành các chất đơn giản B. Vì chỉ đến ruột non thức ăn mới được biến đổi hoàn toàn thành các chất đơn giản C. Ruột non có diện tích bề mặt hấp thụ rất lớn D. Vì ruột non là phần dài nhất của ống tiêu hóa Câu 116: Khi nói đến động vật có hệ tuần hoàn kín, vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì? A. Dẫn máu đi nuôi nửa cơ thể phía trên B. Dẫn máu đi nuôi phổi C. Vận chuyển máu lên não D. Vận chuyển máu đến phổi để trao đổi khí Câu 117: Vì sao lượng nước thoát qua khí khổng lớn hơn lượng nước thoát qua bề mặt cutin lá nhiều lần? A. Diện tích của mỗi lỗ khí khổng lớn. B. Tổng diện tích của bề mặt cutin của lá lớn. C. Tổng chu vi lá lớn. D. Tổng chu vi của toàn bộ khí khổng lớn. Câu 118: Quá trình hút nước bị động của hệ rễ diễn ra là nhờ cơ chế nào? A. Sự thoát hơi nước ở lá tạo ra. B. Hoạt động trao đổi chất của hệ rễ. C. Hoạt động hô hấp của hệ rễ. D. Sự hút khoáng của rễ. Câu 119: Cây trồng hấp thu nitơ trong đất dưới dạng nào? A. Nito phân tử. B. NO và NO2. C. NO2 và NH3. D. NO 3 − và NH 4 + Câu 120: Bào quan của tế bào thực hiện quá trình quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ là gì? A. Lục tạp. B. Ty thể. C. Bộ máy gongi. D. Lizoxom. Câu 121: Trong hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí ở tế bào thực vật, đặc điểm nào sau đây là điểm giống nhau? A. Sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O. B. Sản phẩm cuối cùng là chất hữu cơ. C. Đều xảy ra giai đoạn đường phân. D. Năng lượng giải phóng là như nhau. Câu 122: Khi nói đến cơ quan tiêu hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? I. Các loài ăn thực vật đều có ruột rất dài và manh tràng phát triển. II. So với các loài ăn thịt, các động vật ăn cỏ có bộ răng ít phân hóa hơn. III. Các loài ăn thực vật đều có dạ dày kép. IV. Cả loài ăn thịt và loài ăn thực vật đều có các enzim tiêu hóa giống nhau. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 123: Dựa trên hình vẽ mô tả hệ tuần hoàn của cá, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Hình vẽ mô tả hệ tuần hoàn đơn ở cá. (2) Tim có 2 ngăn, gồm tâm nhĩ (II), tâm thất (I). (3) Có hệ tuần hoàn kép. (4) Tại mao mạch mang (IV), quá trình trao đổi khí giữa máu đến mang và môi trường nước qua mang diễn ra. (5) Máu được trao đổi khí ở mang sẽ theo động mạch lưng đến mao mạch của cơ thể (IV) để thực hiện trao đổi chất. (6) Máu từ mao mạch cơ thể theo tĩnh mạch (III) để về tâm thất (II) A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 124: Sự thoát hơi nước ở lá diễn ra bằng 2 con đường qua cutin và khí khổng, tuy nhiên chủ yếu diễn ra qua đường khí khổng. Vì sao? A. Có vận tốc lớn, không được điều chỉnh. B. Có vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng cơ chế đóng mở khí khổng. C. Có vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. D. Có vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng cơ chế đóng mở khí khổng. Câu 125: Sự thoát hơi nước ở lá xảy ra ở tế bào nào sau đây? A. Biều bì lá. B. Phiến lá. C. Gân lá. D. Khí khổng. Câu 126: Trong đất có thể xảy ra quá trình chuyển hóa nito phân tử ( NO3− → N 2 ), quá trình này gọi là gì? A. Đồng hóa nito. B. Cố định nito. C. Amoni hóa. D. Phản nitrat. Câu 127: Quá trình quang hợp đã sử dụng từ môi trường những chất nào sau đây cho quá trình tổng hợp chất hữu cơ? A. CO2 và H2O B. O2 và H2O. C. CO và CO2. D. CO2 và O2. Câu 128: Trong hô hấp tế bào, sản phẩm của chu trình Crep là gì? A. CO2, NAD, FADH2, ATP, các chất hữu cơ trung gian. B. CO2, NAD, FADH2, ADP. C. CO2, NADH, FADH2, các chất hữu cơ trung gian, ATP. D. NADH, FADH2, ADP. Câu 129: Trình tự nào đúng ở các loài có cấu tạo tim ngày càng hoàn thiện? A. Cá cóc → cá sấu → cá voi → cá mập B. Cá sấu → cá cóc → cá mập → cá voi C. Cá mập → cá cóc → thằn lằn → cá voi D. Cá mập → cá sấu → cá cóc → cá voi Câu 130: Các vi sinh vật cộng sinh trong ống tiêu hóa của động vật ăn cỏ đem lại nhiều lợi ích cho các loài này. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về vai trò của nhóm vi sinh vật cộng sinh này? I. Cung cấp nguồn protein quan trọng II. Giúp quá trình tiêu hóa xellulo III. Cung cấp cho vật chủ nhiều loại vitamin. IV. Tạo ra môi trường thích hợp cho enzim hoạt động. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 131: Khi nồng độ của một chất trong tế bào cao hơn trong môi trường, tế bào sẽ hấp thụ ion đó theo cơ chế nào sau đây? A. Hấp thụ bị động. B. Hấp thụ chủ động. C. Thẩm tách cùng nồng độ D. Thẩm thấu. Câu 132: Quá trình cố định nito khí quyển bằng con đường sinh học là do A. vi sinh vật thực hiện. B. virut thực hiện, C. thực vật thực hiện. D. động vật nguyên sinh thực hiện. Câu 133: Quang hợp là gì? A. Tổng hợp chất hữu cơ phức tạp từ những chất hữu cơ đơn giản, nhờ có diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời. B. Tổng hợp chất hữu cơ phức tạp từ những chất vô cơ đơn giản, nhờ có ty thể hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời. C. Quá trình diệp lục hấp thụ ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ từ nước và CO2 . D. Quá trình diệp lục hấp thụ ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ phức tạp từ các chất hữu cơ đơn giản. Câu 134: Tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy ôxi từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài. Quá trình này là gì? A. Hô hấp. B. Quang hợp. C. Hô ấp sán. D. Tiêu hóa. Câu 135: Dựa trên hình vẽ thí nghiệm hô hấp thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Trong bình chứa hạt nảy mầm đang diễn ra quá trình hô hấp mạnh mẽ. II. Sau một thời gian thí nghiệm, việc đổ nước vào phểu để tăng áp lực trong bình, đẩy khí sang ống nghiệm chứa nước vôi. III Lượng khí sục qua ổng nghiệm có nồng độ CO2 tăng cao. IV. Nước vôi vẫn đục, do lượng khí CO2 sinh ra trong hô hấp của hạt. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 136: Khi nói đến huyết áp động vật, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây sai? I. Càng xa tim, huyết áp càng giảm. II. Huyết áp ở mao mạch là thấp nhất. III. Huyết áp đo được có trị số cực đại lúc tâm thất co. IV. Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 137: Cây trên cạn khi bị ngập úng lâu ngày sẽ bị chết, có bao giải thích nào sau đây đúng? I. Thừa oxi hạn chế hô hấp và tích luỹ chất độc. II. Lông hút bị chết và không hình thành lông hút mới. III. Cây sẽ hấp thụ được nước và khoáng quá nhiều. IV. Sẽ tăng quá trình lên men gây tích lũy độc tố, lông hút sẽ chết và không hình thành lông hút mới làm cho cây không được hút nước và khoáng. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 138: Quá trình đóng, mở của khí khổng, nguyên nhân chính nào làm khí khổng mở chủ động? A. Nhiệt độ môi trường tăng. B. Lượng nước cây hút được nhiều. C. Ánh sáng tác động vào lá. D. Cường độ hô hấp của lá. Câu 149: Khi nói đến nitơ đối với cây trồng, phát biểu nào sau đây sai? A. Nguồn cung cấp nito chủ yếu cho cây là đất. B. Nito trong đất tồn tại 2 dạng là nito khoáng và nito hữu cơ. C. Rễ cây hấp thụ từ môi trường ở dạng NH4+ và NO3-. D. Cây có khả năng hấp thụ nito hữu cơ trong xác sinh vật. Câu 140: Quá trình quang hợp đã thải ra môi trường sống những chất nào? A. CO2. B. O2. C. CO. D. N2. Câu 141: Phát biểu nào sau đây sai? A. Độ ẩm tăng thuận lợi cho cây nảy mầm. B. Nồng độ CO2 quá cao sẽ ức chế cây nảy mầm. C. Mất nước kéo dài sẽ làm tăng cường độ hô hấp của mô đang sinh trưởng. D. Mất nước sẽ làm giảm cường độ hô hấp đối với cơ quan ở trạng thái ngủ. Câu 142: Quá trình thoát hơi nước qua mặt lá, người ta thấy bề mặt dưới lá thoát mạnh hơn mặt trên. Giải thích nào sau đây đúng? A. Ánh sáng tác động trực tiếp làm khí khổng ở mặt trên lá đóng lại. B. Khí khổng ở mặt dưới lá luôn ở trạng thái mở. C. Bề mặt dưới lá có tầng cutin mỏng hơn mặt trên lá. D. Khí khổng chủ yếu phân bố ở mặt dưới lá. Câu 143: Dựa trên hình vẽ dạ dày của thú ăn thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Dạ cỏ của trâu, bò lớn hơn thú ăn thịt. II. Dạ múi khế là nơi biến đổi hóa học chính của dạ dày của động vật ăn thực vật nhai lại. III. Dạ dày trâu, bò, hươu, nai, dê, cừu là dạ dày 4 ngăn. IV. Đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa: Miệng → thực quản → dạ cỏ → dạ tổ ong → thực quản → miệng (nhai kỹ) → thực quản → dạ lá sách → dạ múi khế. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 144: Ở hệ tuần hoàn, tim 4 ngăn có nhiều ưu điểm. Số phát biểu đúng về ưu điểm của tim 4 ngăn? I. Lực co bóp của tim mạch nên đẩy máu đi được xa. II. Máy chảy trong động mạch nhanh và áp lực mạnh. III. Khả năng điều hòa và phân phối máu tới các cơ quan nhanh chóng. IV. Máu đi nuôi cơ thể không bị pha trộn. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan