Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Yếu tố trữ tình trong thể loại nhật kí văn học (2017)...

Tài liệu Yếu tố trữ tình trong thể loại nhật kí văn học (2017)

.PDF
67
230
104

Mô tả:

chgtr TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN *************** LÝ THỊ XUÂN YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG THỂ LOẠI NHẬT KÍ VĂN HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận Văn học Người hướng dẫn khoa học ThS. HOÀNG THỊ DUYÊN HÀ NỘI, 2017 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của cô giáo - Thạc sĩ Hoàng Thị Duyên - Tổ lí luận văn học, cùng các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn - Trường ĐHSP Hà Nội 2 em đã hòa thành tốt khóa luận của mình. Qua đây em xin trân trọng cảm ơn tới cô giáo hướng dẫn cùng toàn thể các thầy cô giáo và các bạn đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thức hiện khóa luận này. Mặc dù có nhiều cố gắng song với trình độ kiến thức còn hạn chế của người viết, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 04 năm 2017 Sinh viên thực hiện Lý Thị Xuân LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo - Thạc sĩ Hoàng Thị Duyên. Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi có tham khảo những tài liệu có liên quan đã được hệ thống trong mục tài liệu tham khảo. Kết quả thu được là hoàn toàn trân thực và không có trong một đề án nghiên cứu nào. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 04 năm 2017 Sinh viên thực hiện Lý Thị Xuân MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 5 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 6 6. Đóng góp của khóa luận ...................................................................................... 6 7. Cấu trúc của khóa luận ........................................................................................ 6 NỘI DUNG ............................................................................................................ 6 CHƯƠNG 1: YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG VĂN HỌC VÀĐÔI NÉT VỀ THỂ LOẠI NHẬT KÍ VĂN HỌC ........................................................................ 6 1.1. Biểu hiện của yếu tố trữ tình trong nhật kí văn học văn học .............................. 7 1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 7 1.1.2. Biểu hiện ....................................................................................................... 7 1.1.2.1. Độc thoại nội tâm........................................................................................ 7 1.1.2.2. Trữ tình tình ngoại đề ................................................................................. 8 1.1.2.3. Giọng điệu .................................................................................................. 8 1.2. Về thể loại nhật kí............................................................................................. 9 1.2.1. Khái niệm nhật kí .......................................................................................... 9 1.2.2. Dạng thức tồn tại của nhật kí ....................................................................... 10 1.2.2.1. Chủ yếu viết bằng văn xuôi ....................................................................... 11 1.2.2.2. Có thể tồn tại dưới dạng tập thơ ................................................................ 11 1.2.2.3. Có thể tồn tại dưới dạngthư điện tử ........................................................... 11 1.2.3. Một vài đặc điểm của thể loại nhật kí ........................................................... 12 1.2.4. Sự hình thành và phát triển của thể loại nhật kí ............................................ 14 1.2.5. Sự hình thành và phát triển của thể loại nhật kí ở Việt Nam ......................... 15 1.2.5.1. Nhật kí trong giai đoạn từ đầu thế kỉ XVIII đến trước năm 1930 ............... 15 1.2.5.2. Nhật kí trong giai đoạn 1930 - 1945 .......................................................... 16 1.2.5.3. Nhật kí giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954) ........................... 16 1.2.5.4. Nhật kí trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà (1955 - 1975) ........................................................................ 16 1.2.5.5. Nhật kí trong giai đoạn sau 1975 đến nay.................................................. 16 CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG THỂ LOẠI NHẬT KÍ VĂN HỌC .......................................................................................... 18 2.1. Biểu hiện qua việc khắc họa nội tâm nhân vật ................................................. 18 2.1.1. Qua tâm trạng của người trong cuộc ............................................................ 18 2.1.2. Qua tình yêu người chiến sĩ ......................................................................... 23 2.1.3. Qua sự giằng xé giữa khát vọng sống cá nhân và trách nhiệm công dân ....... 26 2.1.4. Qua ngôn ngữ độc thọai ............................................................................... 29 2.2. Biểu hiện qua nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên.......................................... 32 2.2.1. Qua cái nhìn về thiên nhiên.......................................................................... 32 2.2.2. Qua bút kết hợp giữa gợi và tả ..................................................................... 34 2.3. Biểu hiện qua những suy tư của tác giả ........................................................... 36 2.3.1. Suy tư về cải cách ruộng đất ........................................................................ 36 2.3.2. Suy tư về chế độ xã hội ................................................................................ 39 2.3.3. Suy tư về chiến tranh ................................................................................... 40 2.4. Biểu hiện qua triết lí trữ tình ngoại đề ............................................................. 43 2.4.1. Trữ tình ngoại đề qua sứ mạng và số phận con người................................... 43 2.4.2. Trữ tình ngoại đề qua việc lên án mặt trái của con người trong chiến tranh .. 45 2.5. Biểu hiện qua sắc thái giọng điệu .................................................................... 48 2.5.1. Giọng điệu trữ tình mượt mà, sâu lắng ......................................................... 49 2.5.2. Giọng điệu suy tư triết lí .............................................................................. 51 2.5.3. Giọng điệu trăn trối, di chúc ........................................................................ 54 2.6. Biểu hiện qua kết cấu linh hoạt và tự do của nhật kí........................................ 56 2.6.1. Là những ghi chép nhanh, linh hoạt ............................................................. 56 2.6.2. Mang tính tổng hợp...................................................................................... 57 2.6.3. Là những ghi chép dở dang, không trọn vẹn ................................................ 58 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nhật kí là loại có tính chất riêng tư nhằm việc ghi chép lại những sự việc, bày tỏ những tình cảm, cảm xúc, tâm sự riêng tư thầm kín nhưng từ trước tới nay nhật kí thường ít được chú ý hơn so với các tiểu loại khác như phóng sự, hồi kí, truyện kí... Ít được chú ý không phải bởi giá trị của nó nhỏ mà từ trước tới nay số lượng nhật kí được xuất bản và đến taybạn đọc quá ít. Sự ít ỏi về số lượng tác phẩm ấy cũng tỉ lệ thuận với mối quan tâm của bạn đọc và giới nghiên cứu cũng bởi vậy lí thuyết về nhật kí vẫn còn trống. Thực trạng ấy đòi hỏi cần phải có có sự quan tâm chú ý hơn nữa đến thể loại nhật kí. Là một thể loại ra đời khá muộn trong nền Văn học Việt Nam. So với các thể loại khác như tiểu thuyết, truyện, thơ thì nhật kí ra đời muộn hơn và chưa đạt được nhiều thành tựu nên chưa tạo được sự quan tâm của bạn đọc và giới nghiên cứu. Vì vậy lí thuyết về thể loại nhật kí trong văn học Việt Nam hiện nay còn rất nhiều khoảng trống cần được bù đắp kịp thời để góp phần làm phong phú thêm diện mạo nền văn học dân tộc. Tuy nhiên trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định hay đời sống đặc biệt của một cá nhân nào đó, nhật kí có một vai trò đặc biệt mà không thể loại nào có thể thay thế được. Vì lẽ ấy nên nhật kí được rất nhiều nhà văn, nhiều người sử dụng để bộc lộ chân tình những tâm sự riêng tư, để kí thác những suy nghĩ khó giãy bày. Đó chính là những góc khuất chân thực nhất của đời sống tâm hồn con người mà không một thể loại nào có thể thay thế được. Xuất hiện trong dòng văn học viết với đề tài chiến tranh, thể loại nhật kí được biết đến như một sự mới mẻ và chân thực. Đặc biệt từ sau “cơn sốt” nhật kí, nhiều cuốn nhật kí viết trong thời chiến được công bố rộng rãi và đã thu hút được sự đón nhận đông đảo từ phía bạn đọc. Từ đây văn học Việt Nam đã mang một diện mạo mới kể từ khi có sự ra đời và góp mặt của của thể nhật kí chiến tranh. Qua những ghi chép tỉ mỉ, chỉ tiết, người viết đã đem đến cho thế hệ sau biết về chiến tranh một cách chân thực, sống động về những gian khổ, mất mát hi sinh của thế hệ cha anh đã sống và chiến đấu vì độc lập của Tổ quốc. Hơn thế đó lại là những trang viết của 1 những người trong cuộc, chính họ đã có mặt trong cuộc chiến, trực tiếp sống và chiến đấu cho nên những di bút của họ vừa chân thực và chính xác, tỉ mỉ và chi tiết vừa ghi chép sự thật vừa bày tỏ, phô diễn những trạng thái cảm xúc chủ quan của người viết trong cõi riêng tư, người đọc đã khám phá ra nhiều điểm còn tiềm ẩn, đã vén lên được những bức màn bí mật về cuộc sống mà không cần che đậy, trang điểm như Nhật kí Đặng Thùy Trâm, Nhật kí Nguyễn Văn Thạc, Nhật kí chiến trường… đều là những tiếng lòng thành thật của chính tác giả viết trong các nhật kí giữa một thời gian khổ và oanh liệt… Vì lẽ đó nên việc nghiên cứu về Yếu tố trữ tình trong thể loại nhật kí văn học vừa mang ý nghĩa lí luận vừa mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Chọn nghiên cứu về Yếu tố trữ tình trong thể loại nhật kí văn học, chúng tôi rất mong muốn được góp phần vào việc tìm hiểu một cách chuyên sâu hơn Yếu tố trữ tình của thể loại nhật kí chiến tranh Việt Nam, một số đặc điểm nổi bật của thể loại nhật kí và vị trí của thể loại này trong tiến trình phát triển của nền văn học dân tộc. 2.Lịch sử vấn đề Nhật kí vốn là thể loại mang tính chất riêng tư. Vì vậy có thể nói trước năm 1986, số lượng những cuốn nhật kí chiến tranh không nhiều và chưa thu hút được sự quan tâm của bạn đọc cũng như giới nghiên cứu. Trong các công trình nghiên cứu về thể loại, nhật kí chỉ được điểm mặt sơ lược với định nghĩa và một số đặc trưng cơ bản, chứ chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu bản chất của thể loại nhật kí, đặc biệt là Yếu tố trữ tình của thể loại nhật kívăn học. Những công trình nghiên cứu với qui mô lớn hầu như không có, việc đưa vào chương trình học ở các cấp học, các bậc học cũng chưa thấy được đề cập đến. Trước năm 2005, số lượng tác phẩm nhật kí xuất hiện trong văn học Việt Nam rất ít. Năm 2005, sau sự kiện “trở về” từ nước Mĩ của cuốn Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, một loạt các cuốn nhật kí, thư từ thời chiến được xuất bản như là một trào lưu, một “cơn sốt” trong văn học thì nhật kí dần nhận được sự quan tâm của độc giả cuãng như giới nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến nay số lượng tác phẩm nhật kí vẫn là những con số rất khiêm tốn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân nhật kí chưa thật sự thu hút được sự quan tâm của nguời đọc. 2 Và đó cũng là lí do vì sao việc nghiên cứu nhật kí dưới góc độ đặc trưng thể loại cũng chưa được chú trọng. Hiện nay, việc nghiên cứu nhật kí như là một thể loại văn học mang tính qui mô như nhiều thể loại văn học khác cũng chưa có. Thật ra, các nhà nghiên cứu văn học chưa có sự quan tâm nhiều đến vấn đề vềthể loại của nhật kí. Trong một số năm gần đây, khái niệm về nhật kí với tư cách như là một thể loại văn học mới được đề cập đến trong các cuốn sách Lí luận văn học, song dung lượng nội dung nói về nhật kí trong các sách cũng chưa nhiều.Cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” [12] của tập thể các tác giả có thể coi là một trong những cuốn sách đầu tiên trong văn học Việt Nam đã nhắc đến thể loại nhật kí với tư cách là “Một thể loại văn học thuộc loại hình kí” [12]. Bên cạnh đó thể loại nhật kí còn được nhắc đến ở một số bài viết và các công trình nghiên cứu khác. Trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỉ XX, giáo sư Phan Cự Đệcó quan điểm đồng nhất với giáo sư Trần Đình Sử khi nhắc đến thể loại nhật kí với tư cách là một tiểu loại của loại hình kí “Nhật kí ghi chép ghi chép những sự việc và cảm nghĩ về bản thân, về cuộc đời diễn biến theo ngày tháng. Nhật kí thiên về tâm tình hơn là sự kiện. Một tập nhật kí có ý nghĩa văn học khi thể hiện được một thế giới tâm hồn, qua sự việc và tâm trạng cá nhân toát lên những vấn đề xã hội rộng lớn” [2; 432]. Hiện nay, nhật kí đã nhận được sự quan tâm của khá nhiều độc giả, nhà nghiên cứu, phê bình văn học.Từ những năm 2005 trở lại đây. Sau thành công vang dội của Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật kí Đặng Thùy Trâm thì những cuốn nhật kí chiến tranh đã được tập hợp và phát hành rộng rãi, thu hút được sự quan tâm lớn của công chúng và giới nghiên cứu. Tạo nên một “cơn sốt” trong đời sống văn học Việt Nam đương đại, một số cuốn nhật kí và tên tuổi tác giả gắn liền với nhật kí đó được nhiều trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường Trung cấp, trường Cao đẳng, trường Đại học, nhiều cơ quan, nhiều đơn vị bộ đội… phát động phong trào học tập các tấm gương liệt sĩ - tác giả của những cuốn nhật kí đã hi sinh. Sự xuất hiện của một loạt các cuốn nhật kí trong khoảng ba năm (2005 - 2008) đã thu hút được sự quan tâm của số đông bạn đọc ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề khác nhau. Nhà thơ, nhà báo Đặng Vương Hưng, người sử dụng rất hiệu quả tư liệu 3 viết tay cá nhân cho những bài báo của mình cho biết “Tôi nhận ra rằng mỗi bức thư, trang nhật kí của những con người bình thường là một kho tàng vô giá của cuộc sống, đặc biệt đối với người làm báo, viết văn”[26]. Nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định “Hiện tượng nhật kí chiến tranh cũng cho thấy chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề bảo tồn kí ức, lâu nay chúng ta rất quan tâm đến bảo tồn những di tích vật thể mà quên mất rằng kí ức cũng là một di sản phi vật thể. Nhất là với thực tiễn lịch sử đất nước ta, với cuộc chiến tranh hào hùng như vậy, thì mỗi một con người đi vào cuộc chiến tranh đó đều có thể là những pho sử liệu rất quí”[26]. Hiện nay, những công trình nghiên cứu và những bài viết về nhật kí chiến tranh ở Việt Nam còn mang tính chất lẻ tẻ, rải rác trên một số trang báo phát hành hoặc trên một số trang web ở báo điện tử… Tuy vậy, tất cả các bài báo đó đều có sự đánh giá cao về những đóng góp của nhật kí chiến tranh đối với tiến trình phát triển văn học của dân tộc, đối với đời sống tinh thần của con người vào thời điểm cuốn nhật kí đó được ra mắt công chúng. Đóng góp lớn nhất mà những cuốn nhật kí được viết trong thời kì đất nước có chiến tranh mang lại cho nền văn học Việt Nam chính là giá trị tư liệu nhiều mặt về cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩxâm lược của dân tộc Việt Nam liên tục trong suốt gần ba chục năm. Nhưng nếu xét một cách toàn diện thì những bài viết này mới chỉ mang tính chất là những bài viết thể hiện suy nghĩ, đánh giá, nhận xét ở mức độ cơ bản về từng cuốn nhật kí; nếu là những đánh giá chung về nhật kí chiến tranh thì đó cũng mới chỉ là những đánh giá mang tính tổng thể về giá trị của thể loại này trên phương diện lịch sử hoặc trong lĩnh vực văn học. Những bài nghiên cứu về nhật kí chiến tranh có tính chất chuyên sâu xuất hiện rất ít. Có thể nói nghiên cứu về nhật kí chiến tranh bước đầu chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sách và khai thác thông tin bên lề tác phẩm, chứ chưa có công trình nghiên cứu văn học cụ thể nào nghiên cứu chuyên sâu về thể loại nhật kí nói chung, về Yếu tố trữ tình trong thể loại nhật kívăn họcnói riêng. Nhìn chung, qua khảo sát và tìm hiểu, chúng tôi thấy các công trình, bài nghiên cứu còn sơ sài. Cho nên việc nghiên cứu sâu hơn về Yếu tố trữ tình trong thể loại nhật kí văn học là một việc làm cần thiết. Có thể nói khóa luận của 4 chúng tôi là một hướng đi khá mới mẻ trong việc nghiên cứu về Yếu tố trữ tình trong thể loại nhật kí văn học cũng như đóng góp về thể loại của dòng sách này. Vì thế luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong hội đồng và các thầy cô giáo cho ý kiến đóng góp để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. 3. Đối tượng và phạm vinghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Yếu tố trữ tình trong thể loại nhật kí văn học 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khóa luận này, chúng tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu 4 cuốn Nhật kí nổi bật nhất của 4 tác giả mà theo tôi các tác phẩm này hội tụ đầy đủ những yếu tố nằm trong nội dung của đề tài: Nhật kí Đặng Thùy Trâm(Liệt sĩ - Anh hùng Đặng Thùy Trâm); Mãi mãi tuổi hai mươi(Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc); Nhật kí chiến trường(Liệt sĩ Anh hùng Dương Thị Xuân Quý); Nhật kí (gồm 3 tập của Liệt sĩ - Nguyễn Huy Tưởng) Ngoài ra, trong khóa luận chúng tôi còn tìm hiểu, tham khảo một số sáng tác của các tác giả khác để có căn cứ làm rõ vấn đề mà khóa luận trình bày. 4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về Yếu tố trữ tình trong thể loại nhật kí văn học, chúng tôi hướng tớiviệc hiểu về tâm hồn của một thế hệ những chiến sĩ tham gia cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ ác liệt của thế kỉ XX, đồng thời cũng khám phá những giá trị nghệ thuật ẩn chứa trong các cuốn nhật kí. Nghiên cứu các cuốn nhật kí chiến tranh cũng hướng tới việc nhìn nhận, kiểm chứng văn học trong chiến tranh của Việt Nam. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận sẽ đi sâu vào nghiên cứu những biểu hiện cụ thể của Yếu tố trữ tình trong thể loại nhật kí văn học ở những phương diện như: Biểu hiện qua việc khắc họa nội tâm nhân vật; Nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên; Những suy tư của tác giả;Trữ tình ngoại đề; Sắc thái giọng điệu; Kết cấu linh hoạt và tự do của nhật kí. 5 Dựa trên cơ sở lí luận về Yếu tố trữ tình trong thể loại nhật kí văn họckhóa luận mong góp phần làm sáng tỏ hơn những biểu hiện của Yếu tố trữ tình trong thể loại nhật kí văn học qua một số những yếu tố, tín hiệu nghệ thuật của các cuốn nhật kí. 5. Phương pháp nghiên cứu Triển khai đề tài, chúng tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được vận dụng đểtìm hiểu, cắt nghĩa, lí giải những đặc điểm về nội dung và hình thức của nhật kí chiến tranh. - Phương pháp so sánh đối chiếu: Trong quá trình tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của nhật kí, phương pháp này được vận dụng để so sánh, đối chiếu nhật kí với những thể loại khác nhằm tìm ra sự khác biệt, đặc trưng của nhật kí. - Bài viết cũng được thực hiện từ góc nhìn thi pháp học để xem xét, đánh giá các yếu tố thuộc về hình thức nghệ thuật theo những tiêu chí thi pháp, trong thể nhật kí về đề tài chiến tranh. 6. Đóng góp của khóa luận Nhật kí chiến tranh là một thể loại khá mới mẻ. Do vậy những đóng góp của nhật kí chiến tranh cho dòng văn học viết về đề tài chiến tranh nói riêng và văn chương Việt Nam nói chung dường như vẫn chưa được đánh giá đúng mức. Với đề tài Yếu tố trữ tình trong thể loại nhật kí văn học,chúng tôi mong muốn luận văn sẽ mang lại cái nhìn toàn diện về những đóng góp của thể loại nhật kí chiến tranh trong đời sống văn học Việt Nam cũng như giá trị nhân văn cao cả mà dòng sách này mang đến. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung của bài viết được triển khai trong hai chương Chương 1: Yếu tố trữ tình trong văn học và đôi nét về thể loại nhật kí văn học Chương 2: Biểu hiện của yếu tố trữ tình trong thể loại nhật kí văn học NỘI DUNG CHƯƠNG 1: YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG VĂN HỌC VÀĐÔI NÉT VỀ THỂ LOẠI NHẬT KÍ VĂN HỌC 6 1.1. Biểu hiện của yếu tố trữ tình trong nhật kí văn học văn học 1.1.1. Khái niệm Trữ tình là một phương thức cơ bản của sáng tác nghệ thuật, có nội dung phản ánh hiện thực bằng cách biểu hiện những ý nghĩ, xúc cảm, tâm trạng riêng của con người trước cuộc sống. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm trữ tình. Theo từ điển thuật ngữ văn học trữ tình (tiếng Pháp-lyrique) “Là phương thức tái hiện đời sống” và “được dùng làm cơ sở để phân loại tác phẩm văn học”[12, 385]. “Phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người luôn cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh”[12, 373]. Trong Dẫn luận nghiên cứu văn học, Khalizev viết“Tính trữ tình là một tâm trạng xúc cảm cao cả được thể hiện qua ngôn từ của tác giả, người kể chuyện và nhân vật” [7; 204], và “Cái chủ yếu của trữ tình là những suy tư và và miêu tả có suy tư màu sắc xúc cảm” [10; 323]. 1.1.2. Biểu hiện Từ các khái niệm trên ta có thể thấy yếu tố trữ tình trong văn học được biểu hiện ở nhiều phương diện nhưng về cơ bản chúng được biểu hiện rõ nhất ở một số yếu tố sau 1.1.2.1. Độc thoại nội tâm Độc thoại nội tâm là thủ pháp khám phá chiều sâu con người bên trong nhân vật. Theo chiết tự, độc thoại có nghĩa là “Tự nói một mình” là hình thức giao tiếp chỉ có một bên, không bị tác động, chi phối bởi ngôn cảnh của một cuộc thoại, là lời tự nhủ, tự mình nói với mình của các nhân vật. Nếu đối thoại là hình thức giao tiếp sử dụng hình thức nói năng giữa người này với người khác thì độc thoại là dạng giao tiếp đặc biệt của ngôn ngữ nhân vật, là hình thức nói với chính mình. Mà qua lời độc thoại đó người tiếp nhận ngôn bản (người đọc) có thể hiểu được tâm trạng nhân vật dù đó chỉ là kiểu ý nghĩ - tư duy bằng ngôn ngữ thầm. Đây là thủ pháp khá phổbiến trong các tác phẩm văn học. 7 1.1.2.2. Trữ tình tình ngoại đề Trữ tình ngoại đề là một hình thức ngôn ngữ của tác giả kiêm người trần thuật, mang tính biểu cảm cao so với trần thuật tự sự. Lời trữ tình ngoại đề chính là phần mà tác giả thể hiện ngoài nội dung của tác phẩm. Với các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết hay trữ tình thì các đoạn trữ tình ngoại đề xuất hiện đúng với chức năng và ranh giới của nó, thường tách riêng ra ngoài sự miêu tả để nhằm bình luận đánh giá về đối tượng khác nhưng được công bố công khai, đó được coi như là một cách tác giả tự xây dựng hình tượng của mình đến gần hơn với độc giả với tư cách là người trò chuyện thân cận, là hình thức sử dụng ngôn ngữ đặc biệt và qua đó tác giả có thể dễ dàng xâm nhập vào thế giới tâm hồn của bạn đọc, cũng có thể như những lời tâm sự (nhận xét, đánh giá) đối với nhân vật hình tượng trong tác phẩm nhằm gợi ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc. Trong quan hệ với tác giả, trữ tình ngoại đề trực tiếp thể hiện tư tưởng tác giả, giúp cho việc xây dựng hình tượng tác giả như một người trò chuyện tâm giao với độc giả. Do đó, trữ tình ngoại đề là phương tiện giúp soi sáng nội dung tư tưởng của tác phẩm: bộc lộ đầy đủ và trực tiếp hơn thái độ, sự đánh giá nhân vật, cũng như quan niệm nhân sinh của tác giả. Qua trữ tình ngoại đề, người ta thấy trực tiếp hình tượng tác giả. Trữ tình ngoại đề thường là xuất hiện khi tác giả miêu tả một cảnh vật, một hiện tượng, một nhân vật nào đó, tiếp đến là những lời bình luận, đánh giá, đặc biệt là thổ lộ “Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung; Những người bạc ác tinh ma, Mình làm mình chịu kêu mà ai thương; Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài; Tu là cõi phúc, tình là dây oan” (Truyện Kiều - Nguyễn Du). Trữ tình ngoại đề chính là điểm giao thoa giữa thể loại tự sự và trữ tình.Tính ước lệ của xúc cảm ngôn từ thi ca khiến trữ tình ngoại đề thường phổ biến ở các tiểu thuyết bằng thơ, truyện thơ hoặc những tác phẩm văn xuôi mang tính biểu cảm cao. 1.1.2.3. Giọng điệu Giọng điệu là một phương biểu hiện tiêu biểu của chủ thể tác giả. Các nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng “Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc” [12]. Như vậy, 8 điểm nổi bật của giọng điệu là qua nó, nhà văn thể hiện thái độ, tư tưởng, tình cảm của chính mình. 1.2. Về thể loại nhật kí Dưới nhiều góc độ khác nhau của đời sống hiện thực, văn học bằng thế mạnh của mình đã phản ánh, khai thác đời sống hiện thực dưới nhiều phương diện khác nhau, khai thác triệt để mọi khía cạnh của cuộc sống cũng như những cung bậc cảm xúc của thế giới tâm hồn con người trong sự đa dạng muôn màu làm nên sự phong phú trong tâm hồn trước hiện thực đời sống xã hội.Thế giới khách quan được nhìn qua thế giới chủ qua của tác giả,hiện thực sinh động được phản ánh cụ thể độc đáo trong tác phẩm văn chương. Để có thể hoàn thành tốt sứ mạng của mình, văn học nghệ thuật không chỉ mang đến cho bạn đọc một cách nhìn mà còn phản ánh hiện thực cuộc sống một cách đa dạng với nhiều thể loại phong phú như thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, phóng sự… Mỗi một thể loại lại có thế mạnh riêng làm nên sức hấp dẫn của văn chương. Nhật kí cũng là một loại hình có sức hút lớn đối với các nhà văn, giới nghiên cứu cũng như bạn đọc. Là một biến thể của loại hình kí, nhật kí mang những đặc điểm chung của thể loại, đồng thời cũng có những nét riêng độc đáo góp phần làm nên sự phong phú đa dạng của văn chương nghệ thuật. 1.2.1. Khái niệm nhật kí Trong văn học Việt Nam, nhật kí xuất hiện chưa nhiều. Trước thời điểm 2005, số lượng nhật kí chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bởi lẽ đó, thể loại nhật kí được đề cập hết sức sơ lược, khái quát và cũng chỉ giới hạn trong một số mục nhỏ của bài viết, của giáo trình, công trình chứ chưa trở thành đối tượng nghiên cứu của công trình nghiên cứu độc lập. Thậm chí, khái niệm nhật kí như một thể loại văn học cũng mới được nhắc đến trong cuốn giáo trình Lí luận văn học xuất bản gần đây. Có thể nói, một trong những công trình đầu tiên đề cập đến nhật kí như một thể loại văn học là cuốnTừ điển thuật ngữ văn học[12] của tập thể các tác giả. Trong mục “Kí” các tác giả đã định nghĩa về thể kí “Một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể chủ nếu là văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, kí sự, nhật kí tùy bút…”[12;137]. Đến mục nhật kí, các tác giả đưa ra định nghĩa “Một thể loại 9 thuộc loại hình kí. Nhật kí là hình thức tự sự ở ngôi thứ nhất được thực hiện dưới dạng những ghi chép hằng ngày theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện của đời sống mà tác giả hoặc nhân vật chính là người trực tiếp tham gia hay chứng kiến, khác với hồi kí, nhật kí thường ghi lại những sự kiện, những cảm nghĩ”[12; 200]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học[12] thì nhật kí “Là một thể loại thuộc loại hình kí”, là một dạng biến thể của kí hiện đại. So với các thểloại khác như tiểu thuyết, thơ…thì kí xuất hiện muộn hơn, tận thế kỉ XVIII khi có sự gia tăng chú ý đến thế giới nội tâm của con người, khi xuất hiện nhu cầu tự bộc bạch, tự quan sát thì thể loại này mới xuất hiện ở Châu Âu và phát triển cực thịnh vào thế kỉ XIX. Ở Việt Nam, thể kí ra đời muộn, có thể lấy điểm mốc cho sự xuất hiện của thể loại này ở thời Lý- Trần với Vũ trung tùy bút và Thượng kinh kí sự. Cũng như ở phương Tây, thể kí ở Việt Nam cũng được coi là thể loại mở đường dẫn tới sự phát triển rực rỡ của chủ nghĩa hiện thực trong văn học nghệ thuật. Qua nhiều giai đoạn lịch sử, kí cũng có những biến thể cho phù hợp với xu thế phát triển của văn học. Nhật kí chính là một dạng biến thể của kí hiện đại bên cạnh hồi kí, tùy bút, tản văn, phóng sự… Trong Từ điển văn học (bộ mới) [4] định nghĩa nhật kí là “Loại văn ghi chép sinh hoạt thường ngày. Trong văn học, nhật kí là hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất số ít, dưới dạng những ghi chép hàng ngày có đánh số ngày tháng(…) bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, những gì đã nếm trải, thể nghiệm; nó ít hồi cố; được viết ra chỉ cho bản thân người ghi chứ không tính đến việc được công chúng tiếp nhận”[4; 1257]. Trong cuốn giáo trình Lí luận văn học, tập 2: Tác phẩm và thể loại văn học do Trần Đình Sử chủ biên [5] định nghĩa “Nhật kí là thể loại kí ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc hàng ngày của chính người viết, là những tư liệu có giá trị về tiểu sử và thời đại của người viết”[12;261] Như vậy, có thể nói rằng, nhật kí chính là những ghi chép của cá nhân về những sự kiện, những cảm xúc, suy nghĩ trước những sự kiện xảy ra trong ngày hay trong thời điểm gần mang tính chân thực và độ tin cậy cao. 1.2.2. Dạng thức tồn tại của nhật kí Cũng giống như dạng thức tồn tại của một số thể loại văn học, dạng thức tồn tại của nhật kí rất đa dạng. 10 1.2.2.1. Chủ yếu viết bằng văn xuôi Thông thường nhật kí thường được viết bằng văn xuôi, người viết thường sử dụng ngôn ngữ để ghi lại và không chịu qui định về số câu, số chữ hay những qui định về vần, điệu như trong thơ ca, người viết tự do viết theo cảm xúc, suy nghĩ và có thể xuống dòng chuyển đoạn và khi hết câu thì chấm ở cuối dòng. Đây là dạng thức tồn tại chủ yếu và cũng là phổ biến nhất của thể loại nhật kí, tiêu biểu như: Nhật kí Đặng Thùy Trâm của Đặng Thùy Trâm; Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc; Nhật kí chiến trường của Dương Thị Xuân Quý; Nhật kí chiến tranh của Chu Cẩm Phong; Nhật kí Nguyễn Ngọc Tấn; Nhật kí chiến dịch của Nguyễn Thành Vân; Nhật kí của Nguyễn Huy Tưởng… Tất cả đều được viết bằng văn xuôi. Tuy nhiên do đặc điểm của thể loại nhật kí là tính riêng tư nên đôi khi có trường hợp có người làm giả nhật kí hoặc mượn hình thức của nhật kí để sáng tác. Bởi vậy trong dạng thức văn xuôi nhật kí còn xuất hiện như một truyện ngắn hoặc tiểu thuyết như Nhật kí công chúa của tác giả người Anh - Meg, tiểu thuyết Nhật kí son môi của tác giả Vũ Phương Thanh… 1.2.2.2. Có thể tồn tại dưới dạng tập thơ Bên cạnh dạng thức văn xuôi, nhật kí còn được mượn hình thức của nó để sáng tác thơ ca tiêu biểu là cuốn Nhật kí trong tù của Nguyễn Ái Quốc, Nhật kí trong tù thực chất là một tập thơ nhưng tác giả đã mượn hình thức của nhật kí đề sáng tác, Nhật kí chìm tàu của Nguyễn Ái Quốc, Chàng ngốc của Doxtoiepki… Đây là dạng thức tồn tại thứ hai của thể loại nhật kí. 1.2.2.3. Có thể tồn tại dưới dạngthư điện tử Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa kĩ thuật và công nghệ điện tử nên phần nhiều con người chuyển sang một dạng khác của nhật kí đó là nhật kí điện tử như: Blog cá nhân, Zalo, Facebook, Instagram, Line, Zingme, Viber…Nguyên nhân là do cuộc sống hiện đại cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, con người tiếp xúc và làm việc với máy móc, công nghệ điện tử nhiều nên việc sử dụng nhật kí điện tử trở nên phổ biến đồng thời khả năng lưu giữ tốt hơn. Đây là dạng thức tồn tại thứ ba của nhật kí. 11 1.2.3. Một vài đặc điểm của thể loại nhật kí Từ các dạng thức tồn tại nêu trên của nhật kí, xét một cách tổng thể thì đặc trưng của thể loại nhật kí nói chung và nhật kí văn học nói riêng có những đặc điểm cơ bản sau. 1. Là một biến thể của kí, nhật kí mang những nét đặc điểm chung nhất của kí, đồng thời lại có những đặc điểm riêng biệt làm nên nét độc đáo của thể loại. Với thể kí thể loại được coi là sự can thiệp trực tiếp của nghệ thuật vào đời sống xã hội thì đặc điểm nổi bật nhất của nhật kí là khả năng ghi chép tỉ mỉ, trung thực, chính xác diễn biến của những sự việc hiện tượng xảy ra xung quanh người viết. Nhật kí cũng vậy, dù là nhật kí văn học hoặc nhật kí ngoài văn học đều coi trọng tính chân thực, đáng tin cậy của sự kiện được ghi chép lại. Vì một cuốn nhật kí trước hết là sự giao lưu của người viết với chính bản thân họ, bao giờ cũng ghi lại những điều đã xảy ra, nếm trải, thử nghiệm. Với các nhật kí ngoài văn học thì tính xác thực là yếu tố quan trọng hàng đầu chẳng hạn một cuốn nhật kí công tác hay nhật kí khoa học đòi hỏi một sự chính xác cao hay với nhật kí riêng tư yếu tố bí mật là yếu tố quan trọng vì nó là những lời bộc bạch tâm sự của chủ thể không hướng tới mục đích quảng bá nên những điều viết ra luôn chân thực. Còn trong nhật kí văn học để mang tính hiện đại cho những vấn đề có ý nghĩa lớn thì bản thân việc ghi chép phải có sự chân thực mới thu hút được sự quan tâm của độc giả cũng như xã hội, người viết luôn có ý thức lựa chọn những sự kiện tiêu biểu nhất, có ý nghĩa nhất với việc thể hiện tính nhiều mặt của đời sống xã hội hoặc có tác động mạnh mẽ đến cảm xúc, đến suy nghĩ của người viết để đưa vào trang viết. Ví dụ như nhật kí Ở rừng của Nam Cao là những ghi chép chân thực những ngày tháng gian khổ mà đầy ý nghĩa trong những ngày đầu hoạt động cách mạng của nhà văn, đó cũng là những gian khổ và thách thức của các văn nghệ sĩ. Tác phẩm thành công bởi nó chứa đựng những cảm xúc chân thành của người viết thể hiện tư tưởng, tình cảm và cái nhìn bao quát mọi sự vật, sự việc. 2. Nhật kí là lời tâm sự bộc bạch, chia sẻ lúc cô đơn của tác giả hoặc nhân vật. Vì thế có thể nói nhật kí là thể loại mang tính chất riêng tư, tính chân thật và đời thường “Với tư cách là những ghi chép cá nhân, trong nhật kí, người viết có thể tự 12 do trình bày suy nghĩ, quan điểm, tình cảm và thái độ trước một sự thật” [26; 215]. Riêng tư chính là lí do tồn tại của nhật kí, là yếu tố hấp dẫn của thể loại văn học đặc biệt này, vì nó liên quan đến những tâm tư, tình cảm, bí mật của cá nhân, đặc biệt là những nhân vật được xã hội quan tâm.Trong nhật kí tính “ghi việc” luôn kết hợp chặt chẽ với việc bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của con người. Nhật kí được viết không phải mục đích xã hội mà là do nhu cầu tự thân của người viết, nhu cầu thổ lộ những cảm xúc riêng tư và giúp người viết ghi lại những cảm xúc, sự việc của chính mình. Đến lượt nó nhật kí lại quay lại phục vụ chính tác giả đã sinh ra mình, giúp họ nhớ lại, hồi tưởng lại những sự kiện, tâm trạng mình đã từng trải nghiệm. Tóm lại nhật kí mang tính chất riêng tư, giãy bày xuất hiện khi con người có nhu cầu được giải tỏa cảm xúc, suy nghĩ và những điều không thể nói. 3. Điều khác biệt giữa nhật kí so với các cuốn nhật kí thông thường là hoàn cảnh ra đời, nhật kí thường được ra đời trong những hoàn cảnh đặc biệt, viết trong những phút giây con người giáp mặt với sự sống và cái chết, nỗi cô đơn, biệt li, tan vỡ, bất hạnh, là những dòng ghi chép vội vàng lúc, ngắt quãng lúc giải lao sau bao cuộc hành quân vất vả… Vì vậy nó luôn là những tâm sựđể gửi gắm lòng mình. Nhật kí Nguyễn Ngọc Sơn viết trong những ngày tháng anh mang trọng bệnh. Căn bệnh suy thận mãn tính luân rình rập cướp đi mạng sống của chàng trai mới ngoài 20 tuổi. Cô đơn và khủng hoảng, Sơn tìm đến nhật kí, những điều không thể thổ lộ cùng ai, Sơn trút vào cả nhật kí, những người xung quanh chỉ thấy Sơn cười rất lạc quan và luôn cặm cụi làm việc. Trong nhật kí của anh, qua những dòng tâm sự đẫm nước mắt, người đọc lại thấy một Nguyễn Ngọc Sơn suy sụp, hoảng loạn và tuyệt vọng trước án tử hình của bệnh tật đang treo lơ lửng trên đầu “Sao, tôi bị sao thế này? Có lẽ tôi sắp chết rồi chăng? Những cơ tê cứng đã bắt đầu xâm lấn cơ thể, từ dưới lên trên, có những chỗ đã chẳng có cảm giác gì nữa. Nước mắt lại chảy ra rồi, cuộc đời ơi tôi sao chết trẻ thế này? Bao nhiêu phấn đấu chả nhẽ để tan như bong bóng xà phòng? Không! Tôi chưa muốn chết, ai cứu tôi với” [11;27]. Bởi vậy nhật kí luôn là lời thổ lộ lúc cô đơn, là nơi chứa đựng những bí mật riêng tư không thể nói ra. 13 4. Nhật kí là thể loại độc thoại, tự mình nói với mình vì thế nhân vật chính, nhân vật trung tâm luôn là bản thân người viết ở ngôi thứ nhất. Đó là chủ thể của những nỗi niềm tâm sự, những cảm nhận, là người trong cuộc chứng kiến sự việc xảy ra và ghi chúng lại“Sáng hôm nay tôi tỉnh dậy sớm và không ngủ được. Tôi đi đặt một cuốn “Thơ Thơ” của Xuân Diệu, mua một cuốn “Trung Quốc Sử cương”, một tập “Đường thi”, một quyển “Bà Chúa chè” mà không đủ nghị lực mà sách nữa” ( Nhật kí Nguyễn Huy Tưởng).“Nhật kí là những ghi chép hằng ngày về những điều mắt thấy tai nghe”[1; 214]. Những điều mắt thấy tai nghe được ghi lại ấy nhất thiết phải là những chuyện liên quan đến cuộc sống cá nhân người viết, có ý nghĩa tác động cụ thể nhất định đến họ. Bởi vậy nhật kí bao giờ cũng là ngôi kể thứ nhất, chính điều này góp phần tạo nên sự hấp dẫn của nhật kí cá nhân. Người đọc luôn chờ đợi ở nhật kí những chuyện bí mật nhất của cá nhân người viết không thể nói ra nhưng lại được bộc lộ ra rõ ràng, không che đậy, không giấu diếm trong những ghi chép đó. Bởi vậy trong sáng tác văn học, nhiều khi tác giả sử dụng hình thức nhật kí như một thủ pháp nghệ thuật để tạo nên sự hấp dẫn cho tác phẩm. 5. Một đặc điểm nữa của nhật kí đó là lời văn của nhật kí là sự ngắn gọn, tự nhiên bởi nó là lời nói bên trong, là tiếng nói nội tâm về những sự việc riêng tư, những tâm sự thầm kín. Vì thế lời văn thường kết hợp linh hoạt giữa tự sự và trữ tình, giữa ngôn ngữ đời thường và giọng văn trữ tình mượt mà. 6.Thông thường, nhật kí được viết bằng văn xuôi. Thế nhưng đôi lúc nhật kí lại xuất hiện như là một truyện ngắn: Nhật kí người điên của LỗTấn, hay có thể được thể hiện dưới hình thức một tập thơ: Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. 1.2.4. Sự hình thành và phát triển của thể loại nhật kí Ở nhiều nước trên thế giới, thể loại nhật kí đã phổ biến từ rất lâu và thực sự nhật kí đã được coi là một thể loại văn học. Trong bài Về lối văn nhật kí đăng trên báo Phụ Nữ tân văn, số 150, ra ngày 23/6/1932, Phan Khôi cho biết là ở Trung Hoa, từ mấy trăm năm nay, việc viết nhật kí đã khá phổ biến; riêng ở Nhật, nhật kí xuất hiện sớm hơn nữa “Vào thời trung cổ của họ, từ một ngàn năm nay, mà cũng đã có nhiều bản nhật kí truyền đạt đến bây giờ” [24]. Phan Khôi ước mong là người Việt 14 Nam hãy tập thói quen ghi chép nhật kí. Ông còn khẳng định “Nhật kí, không nói quá có lẽ nó là cái thước để đo trình độ văn minh của một dân tộc” [24]. Ở Nhật, nhật kí được gọi là Nikki Bungaku, thể loại này xuất hiện rất sớm trong giai đoạn đầu đời sống văn học trung đại. Hiện nay, cuốn nhật kí cổ nhất còn được lưu giữ là cuốn Tosa Diary (Nhật kí Tosa) của Kino Tsurayuki được viết vào khoảng năm 935; nhiều cuốn nhật kí nổi tiếng từ thời trung cổ được dịch ra tiếng Anh: Sara Shina Nikki (Khi tôi băng qua chiếc cầu của những giấc mơ) - viết vào khoảng thế kỉ XI, cuốn Nhật kí thơ Nhật Bản, Nhật kí của người phụ nữ Nhật cao quý… Nhật kí ở Nhật Bản ngày xưa được chia thành hai loại. Loại đầu, viết bằng chữ Hán, toàn là nhật kí công vụ, chuyên ghi chép những sự kiện xảy ra hàng ngày trong cung đình, chỉ có ý nghĩa sử liệu. Loại thứ hai, viết bằng chữ Nhật, chú trọng vào tâm tình và đời sống riêng tư, rất có ý nghĩa văn học. Ở đây, nội dung và giá trị của các cuốn nhật kí rõ ràng là có quan hệ mật thiết đến vấn đề văn tự. Ở phương Tây, thể tài nhật kí xuất hiện rất sớm trong đời sống văn học và thực sự đã có nhiều đóng góp đáng kể cho văn học. Ở Việt Nam thể loại nhật kí xuất hiện khá muộn so với các thể loại khác như thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết… Tuy nhiên nhật kí cũng đã bắt đầu manh nha từ khoảng thế kỉ XVIII. Sự hình thành và phát triển của thể loại nhật kí ở Việt Nam về cơ bản được chia theo một số giai đoạn như sau. 1.2.5. Sự hình thành và phát triển của thể loại nhật kí ở Việt Nam 1.2.5.1. Nhật kí trong giai đoạn từ đầu thế kỉ XVIII đến trước năm 1930 Ở Việt Nam thể loại nhật kí xuất hiện khá muộn. Tuy nhiên nhật kí đã bước đầu manh nha trong nền văn học dân tộc giai đoạn từ đầu thế kỉ XVIII đến trước năm 1930. Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác được đánh là là đỉnh cao của thể kí thời trung đại. Qua tác phẩm ta nhận thấy sự tài tình của tác giả khi kết hợp đồng thời nhiều tiểu loại của kí như du kí, nhật kí, hồi kí… Như vậy đặc điểm của kí đã bắt đầu xuất hiện trong những tác phẩm kí thời trung đại. Ta cũng thấy một số đặc điểm của kí xuất hiện thơ Cao Bá Quát, khi làm thơ thường ghi rõ ngày nào, làm gì, ở đâu… tiêu biểu như các tác phẩm Thanh minh nhật cảm tác, Đêm mười bảy dưới 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan