Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiểu nhân vật con người nhỏ bé trong truyện ngắn a.p.sêkhôp...

Tài liệu Kiểu nhân vật con người nhỏ bé trong truyện ngắn a.p.sêkhôp

.DOCX
63
2725
89

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN === === NGUYỄN THỊ VÂN KIỂU NHÂN VẬT CON NGƯỜI NHỎ BÉ TRONG TRUYỆN NGẮN A.P.SÊKHÔP TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. LÊ THỊ THU HIỀN HÀ NỘI, 2016 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành, sâu sắc của mình tới TS. Lê Thị Thu Hiền, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong tổ Văn học nước ngoài, khoa Ngữ Văn, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu. Xin cảm ơn bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Vân LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp“Kiểu nhân vật con người nhỏ bé trong truyện ngắn A.P.Sêkhôp”là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo. Những nội dung này không hề trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Vân MỤC LỤC MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................1 1.1. Lý do khoa học................................................................................1 1.2. Lý do sư phạm..................................................................................2 2. Lịch sử vấn đề.....................................................................................3 2.1. Tình hình dịch thuật tác phẩm Sêkhôp tại Việt Nam.......................3 2.2.Tình hình nghiên cứu Sêkhôp ở Việt Nam........................................3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu...................6 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.......................................................6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................6 4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................7 5. Cấu trúc khóa luận.............................................................................. 7 CHƢƠNG 1: CÁC KIỂU LOẠI NHÂN VẬT CON NGƯỜI NHỎ BÉ TRONG TRUYỆN NGẮN A.P.SÊKHÔP.....................................................8 1.1. Khái niệm kiểu nhân vật con người nhỏ bé trong văn học Nga.......8 1.2. Quan niệm nghệ thuật của A.P.Sêkhôp về con người....................10 1.3. Bảng khảo sát, phân loại................................................................ 13 1.3.1. Bảng khảo sát..............................................................................13 1.3.2. Phân loại nhân vật.......................................................................13 1.3.2.1. Nhân vật nhỏ bé về thân phận..................................................14 1.3.2.2. Nhân vật nhỏ bé về tâm lí........................................................19 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG KIỂU NHÂN VẬT CON NGƯỜI NHỎ BÉ TRONG TRUYỆN NGẮN A.P.SÊKHÔP.................................................................................................37 2.1. Miêu tả chân dung, ngoại hình.......................................................37 2.2. Nghệ thuật tạo tình huống..............................................................41 2.3. Giọng điệu hài hước.......................................................................45 2.4. Miêu tả tâm lý nhân vật................................................................. 47 KẾT LUẬN.................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lý do chọn đề tài MỞ ĐẦU 1.1. Lý do khoa học Nước Nga - một đất nước rộng lớn, trải dài từ Đông Âu sang Bắc Á chiếm 1/8 lục địa toàn thế giới và là một quốc gia có vị trí đặc biệt trên trường quốc tế. Nước Nga có một nền văn học giàu tính nhân bản, tính cộng đồng nhân loại vì vậy mà có ảnh hưởng lớn đến văn học thế giới. Văn học Nga thế kỉ XIX có những cống hiến to lớn và có ảnh hưởng sâu rộng tới nền văn học nói chung và Việt Nam nói riêng. Các tác giả đã làm cho văn học Nga thời kì này đạt đến đỉnh cao đó là: A.X.Puskin, F.M.Đôxtôiepxki, L.Tônxtôi,…và chúng ta không thể nào không nhắc đến A.P.Sêkhôp. Có thể nói A.Sêkhôp đã góp phần làm cho diện mạo văn học Nga thế kỉ XIX mang một sắc màu trọn vẹn và đạt đến một đỉnh cao mới như những gì mà chúng ta nhìn nhận ngày hôm nay. Từ Puskin đến A.Sêkhôp, đặc biệt là A.Sêkhôp đã đưa văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX “đi từ khởi đầu tới hoàn mĩ ”. A.Sêkhôp đã có những cách tân vĩ đại trong lĩnh vực truyện ngắn. Ông được xem là một nhà văn viết truyện ngắn thiên tài của văn học Nga và văn học thế giới. Sêkhôp là một trong những “ông thánh truyện ngắn” vĩ đại trong lịch sử văn học thế giới. Là người “sáng tạo nên cách viết mới cho toàn thế giới ” (L.Tônxtôi). A.Sêkhôp đã mang đến cho nhân loại các tác phẩm đậm tính nhân văn qua những sáng tác của mình. Hiện nay, tên tuổi của A.Sêkhôp ngày càng trở nên gần gũi với những tác phẩm nổi tiếng, được bạn đọc nhiều nước đón nhận và yêu mến. Qua những tác phẩm của ông chúng ta thấy được ở ông một con người tài năng, một tâm hồn Nga trung thực, giản dị và trong sáng vô ngần, một trái tim nhân hậu dạt dào tình yêu thương dành cho con người. Vì vậy ông luôn được 6 mọi người yêu mến và là một trong những tác giả được đọc nhiều nhất ở thế kỉ XX. 7 Những sáng tác nghệ thuật của A.Sêkhôp giữ một vị trí, một vai trò đặc biệt trong sự phát triển của văn học Nga và văn học thế giới. Hệ thống thi pháp của ông có tác động mạnh mẽ tới sáng tác của nhiều thế hệ nhà văn. Ở Việt Nam, độc giả làm quen với những tác phẩm của nhà văn Nga vĩ đại này từ hơn nửa thế kỉ nay. Kể từ đó, A.Sêkhôp luôn là một trong những nhà văn nước ngoài được đọc nhiều nhất, được yêu quý nhất ở Việt Nam bởi sự gần gũi với mỗi trái tim đọc giả. Những sáng tác tiêu biểu của ông được đưa vào giảng dạy trong chương trình Đại học và chương trình THPT. Sáng tác nghệ thuật của A.Sêkhôp giữ một vị trí, vai trò đặc biệt trong sự phát triển của văn học Nga và văn học thế giới. Hệ thống thi pháp của ông có tác động mạnh mẽ tới sáng tác của nhiều thế hệ nhà văn. Chúng tôi nhận thấy rằng ở Việt Nam nguồn tư liệu nghiên cứu về Sêkhốp chưa được phong phú, độc giả chỉ biết về ông qua các chương trong giáo trình lịch sử văn học, các bài giới thiệu ở đầu mỗi tuyển tập truyện ngắn hay trong những cuốn sách viết về tiểu sử danh ngôn. Chọn đề tài: “Kiểu nhân vật con người nhỏ bé trong truyện ngắn A.P.Sêkhôp” chúng tôi mong sẽ đáp ứng được phần nào sự quan tâm của độc giả và cung cấp thêm một tài liệu nghiên cứu nhỏ về Sêkhôp và sáng tác của nhà văn. 1.2. Lý do sƣ phạm Hiện nay bộ sách giáo khoa Ngữ Văn đã đưa tác phẩm Người trong bao - một truyện ngắn đặc sắc của A.Sêkhôp vào giảng dạy ở lớp 11. Điều này cho thấy A.Sêkhôp và sáng tác của ông có một vị trí trong chương trình môn Văn ở nhà trường phổ thông Việt Nam. Vì thế hy vọng đề tài này của chúng tôi sẽ giúp sinh viên có thêm những thông tin cần thiết cho quá trình giảng dạy sau này. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Tình hình dịch thuật tác phẩm Sêkhốp tại Việt Nam Ở Việt Nam trước kia, giới tri thức gặp A.Sêkhôp qua các văn bản dịch tiếng Pháp. Cách mạng tháng Tám vừa thành công được một năm, chúng ta đã có một tập truyện ngắn dịch ra tiếng Việt. Trong những năm 50 và 70 đều có dịch truyện và kịch A.Sêkhôp. Mỗi năm A.Sêkhôp lại có thêm bạn đọc mới ở Việt Nam. A.Sêkhôp đến với độc giả Việt Nam bắt đầu bằng truyện ngắn “Tuổi già” đăng trên “tiểu thuyết thứ bẩy”(1943). Đến năm 1957 ra đời tuyển tập truyện ngắn do Nguyễn Tuân tuyển chọn và giới thiệu. Năm 1978 ra đời truyện ngắn (2 tập) của dịch giả Phan Hồng Giang (nhà xuất bản văn hóa thông tin). Lần xuất bản mới nhất là năm 1999 với tuyển tập gồm 3 tập, 2 tập truyện ngắn và 1 tập kịch do tác giả Vương Trí Nhàn tuyển chọn và giới thiệu (nhà xuất bản văn học). Gần đây xuất hiện A.Sêkhôp – truyện ngắn chọn lọc do tác giả Trần Thị Quỳnh Nga biên soạn. 2.2. Tình hình nghiên cứu Sêkhốp ở Việt Nam Ở Việt Nam những công trình lớn nghiên cứu về A.Sêkhôp có thể nói là chưa có nhưng trong các giáo trình ở đại học A.Sêkhôp đã được nhắc đến. Cuốn giáo trình Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX của tác giả Nguyễn Hải Hà, Đỗ Xuân Hà,… chương viết về Sêkhốp đã đi vào những đặc điểm khái quát về nội dung và nghệ thuật. Người viết cho rằng truyện A.Sêkhôp “ mang tính chất trữ tình, tâm lý – xã hội rõ nét” nhưng chưa đi vào cụ thể. Tác giả Đỗ Hồng Chung trong Lịch sử văn học Nga chủ yếu đề cập đến nội dung của tác phẩm A.Sêkhôp. Ngoài ra còn một số bài giới thiệu trong các tuyển tập về A.Sêkhôp như bài của Vương Trí Nhàn, Phan Hồng Giang, Đỗ Hồng Chung…Các bài này đã đưa ra những nhận xét chung về đặc điểm truyện ngắn A.Sêkhôp. Những đánh giá này rất có giá trị, chúng tôi coi đó là những định hướng quan trọng cho khóa luận của mình. Tác giả Vương Trí Nhàn – Sổ tay truyện ngắn – NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh có đoạn trích “nhà văn có thể khóc lóc, rên rỉ, có thể đau khổ với nhân vật của mình, nhưng theo tôi, cần phải làm sao để độc giả khỏi thấy những cái đó, càng khách quan, càng có thể tạo ra những ấn tượng mạnh mẽ” Nguyễn Tuân trong cuốn Bàn về văn học nghệ thuật đã có những cảm tưởng, suy nghĩ đánh giá sau khi đọc A.Sêkhôp. Nguyễn Tuân đã đề cập đến chất thơ của văn xuôi trong truyện ngắn của A.Sêkhôp và bàn về thái độ, cách phản ánh hiện thực của người cầm bút. Và ông cũng chính là nhà văn - nhà nghiên cứu đã có những nhận xét rất đắt giá A.Sêkhôp: Sêkhốp là con người nước Nga xưa. A.Sêkhôp là cái diều sáo vĩ đại trên đôi cánh âm vang tiếng nói hiện thực và nhịp thơ của lãng mạn. A.Sêkhôp là bậc thầy của tiếng Nga. A.Sêkhôp là một văn hào tên tuổi chói sáng trong lâu đài của chủ nghĩa nhân đạo. Tác giả La Côn viết về chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm của Sêkhốp. Ông cho rằng sức rung cảm mãnh liệt trong mỗi tác phẩm của nhà văn Nga tài hoa này do chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc và thấm nhuần đem lại. Tác phẩm Nghệ thuật dân tộc và quốc tế (Mai Thúc Luân) có bài viết “Sêkhôp, nhà văn vĩ đại của nhân dân Nga” đã khẳng định vai trò, vị trí, tài năng và sức sáng tạo của A.Sêkhôp trong nền văn học Nga nói riêng và nền văn học nhân loại nói chung. Tác giả Đào Tuấn Ảnh trong tạp chí Văn học số 1/1992 có bài viết Sêkhôp và Nam Cao đã đưa ra nhận xét và so sánh về những điểm tương đồng trong truyện ngắn của hai nhà văn hiện thực nổi tiếng của Nga và Việt Nam. Tác giả Trần Thị Quỳnh Nga trong lời giới thiệu cuốn Antôn Sê-khốp – truyện ngắn chọn lọc (NXB Văn học – 2000) đã nêu lên những chủ đề chính trong truyện ngắn của Sêkhốp và giá trị hiện thực trong sáng tác của ông. Tác giả trích dẫn nhiều nhận xét đánh giá của các nhà nghiên cứu phê bình văn học Nga và Việt Nam. Vương Trí Nhàn trong lời giới thiệu “Chất nhân bản trong Sêkhôp” (Anton Sekhov tuyển tập tác phẩm, tập 1, truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn học, Trung tâm văn hóa - ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội 1999) đã đi sâu tìm hiểu giá trị hiện thực và đặc biệt là chất nhân bản - chiều sâu giá trị nhân đạo trong tác phẩm của nhà văn, nhà nhân đạo chủ nghĩa Sêkhôp: "Đọc ông, không ai có thể nghi ngờ niềm tha thiết với tất cả những biểu hiện của con người và cái ý tưởng đau đáu nơi tác giả: lẽ ra, con người có thể sống cao đẹp hơn biết bao, so với hàng ngày họ đã sống! (…) Hai yếu tố làm nên giá trị văn chương của các nhà văn lớn xưa nay là hiện thực và nhân đạo. Với A.Sêkhôp người ta cũng chỉ có cách dừng lại hai tiêu chí ấy. Chỉ có điều cần ghi chú thêm: A.Sêkhôp hiện thực theo cách của ông. Nhất là A.Sêkhôp nhân đạo theo cách riêng của ông - không bao giờ nhà văn đứng trên để chỉ lối cho con người, ngược lại ông chỉ muốn giúp họ nhận ra sự thật về bản thân để họ thức tỉnh. Chủ nghĩa nhân đạo với A.Sêkhôp trước tiên chưa phải là yêu con người, mà là hiểu con người, giúp con người vượt lên cái tầm thường của đời sống hàng ngày, tránh được sự ăn mòn của thói quen dung tục, và nói chung là sống một cuộc sống xứng đáng hơn nữa" [5,23-24]. Trong số các nhà say mê và yêu quý A.Sêkhôp ở Việt Nam không thể không kể tới Phan Hồng Giang. Ông là một trong những người có nhiều cố gắng đưa những tác phẩm xuất sắc nhất của A.Sêkhôp đến với bạn đọc Việt Nam qua bản dịch từ tiếng Nga. Năm 1994 ông đã tuyển chọn dịch và giới thiệu “Sêkhôp tuyển tập truyện ngắn”. Trong bài giới thiệu tập truyện, Phan Hồng Giang khẳng định quan điểm của A.Sêkhôp về mối liên hệ chặt chẽ, sự ảnh hưởng qua lại giữa đời sống hiện thực với sáng tác văn học và nhận xét về kĩ thuật viết của nhà văn bậc thầy được thể hiện qua sự giản dị, trong sáng, ngắn gọn, hàm súc, nguyên tắc kể chuyện khách quan. Năm 2004, khi nhiều nơi trên thế giới kỉ niệm 100 năm ngày mất của nhà văn vĩ đại A.Sêkhôp, tại Việt Nam xuất hiện những bài nghiên cứu sâu sắc về cuộc đời và sáng tác của nhà văn như của Nguyễn Hải Hà “Cái mới trong truyện ngắn của A.Sêkhôp”, “Cách tân nghệ thuật của Anton Chekhov” của Đào Tuấn Ảnh, “Tchekhov, nhà văn xuôi tự sự, nhà viết kịch” của Phạm Vĩnh Cư, “Sekhov và Nam Cao - nhìn từ hai nền văn học” của Phong Lê, “Antôn Sêkhôp người thuật truyện điềm tĩnh tài hoa ” của tác giả Nguyễn Trường Lịch. Như vậy, điểm qua các bài viết nghiên cứu về Sêkhốp ở Việt Nam dù còn khiêm tốn nhưng những gì mà giới nghiên cứu văn học dành cho ông là rất đáng quý. Ông xứng đáng được coi là nhà cách tân vĩ đại ở hai thể loại truyện ngắn và kịch, là nhà văn nhân đạo sâu sắc. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Do không có điều kiện khảo sát toàn bộ tác phẩm của A.Sêkhôp bằng tiếng Nga, khóa luận tốt nghiệp chỉ có thể làm việc trên cơ sở những truyện ngắn đã được dịch ra tiếng Việt. Chủ yếu là qua 50 truyện ngắn trong “Tuyển tập Antôn Sêkhôp” do Vương Trí Nhàn tuyển chọn và giới thiệu , tuyển tập truyện ngắn Sêkhốp của Phan Hồng Giang và Cao Xuân Hạo. Đây là hai tư liệu có ở Việt Nam được coi là đầy đủ nhất. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trước hết khóa luận chỉ ra một số kiểu loại nhân vật con người nhỏ bé trong tác phẩm của A.Sêkhôp, sau đó chúng tôi đi vào phân tích một số đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng kiểu loại nhân vật con người nhỏ bé trong truyện ngắn A.Sêkhôp. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu cơ bản là: phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp tiếp cận thi pháp học, phương pháp so sánh, đối chiếu, phân loại phân tích tác phẩm và một số phương pháp khác. 5. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung khóa luận tốt nghiệp này được triển khai theo hai chương như sau: Chương 1: Các kiểu loại nhân vật con người nhỏ bé trong truyện ngắn A.P.Sêkhôp. Chương 2: Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật con người nhỏ bé trong truyện ngắn A.P.Sêkhôp. Cuối cùng là danh mục các tài liệu tham khảo. Chƣơng 1 CÁC KIỂU LOẠI NHÂN VẬT CON NGƯỜI NHỎ BÉ TRONG TRUYỆN NGẮN A.P.SÊKHÔP 1.1. Khái niệm kiểu nhân vật con người nhỏ bé trong văn học Nga Trong tác phẩm văn học, nhân vật giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là mắt xích cơ bản xâu chuỗi, kết dính các biến cố sự kiện và là nơi chủ yếu để nhà văn thể hiện tư tưởng của mình.Việc xây dựng nhân vật vì vậy mà trở thành một công việc quan trọng đòi hỏi sự sáng tạo độc đáo của tác giả, có như vậy thì hình tượng nhân vật mới lôi cuốn hấp dẫn được bạn đọc. Do vậy muốn tìm hiểu giá trị của tác phẩm, chúng ta đều phải bắt đầu từ hình tượng nhân vật trong tác phẩm.Vậy nhân vật là gì? Chúng tôi thấy có rất nhiều định nghĩa khác nhau của các nhà nghiên cứu về nhân vật văn học. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học”[12,202]. GS Hà Minh Đức cho rằng: “Nhân vật văn học không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên khắc họa sâu đậm hoặc thoảng qua trong tác phẩm mà còn có thể là những nhân vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng tính cách của con người được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người"[6,126]. Tác giả còn xem nhân vật như là một “phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng”[6,126]. Nhìn chung, nhân vật văn học chính là con người (tồn tại ở nhiều dạng thức khác nhau) được miêu tả thể hiện trong tác phẩm văn học để thể hiện đề tài, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Tiêu chí phân loại nhân vật: Từ những góc độ khác nhau, có thể chia nhân vật văn học thành nhiều kiểu loại khác nhau. Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi thì: - Dựa vào tầm quan trọng của việc xây dựng nhân vật đối với nội dung cụ thể, đối với cốt truyện của tác phẩm người ta phân thành nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ. - Dựa vào đặc điểm của tính cách nhân vật, việc truyền đạt lý tưởng của nhà văn, nhân vật được chia làm 3 loại: chính diện, phản diện, và trung gian. - Dựa vào cấu trúc hình tượng của nhân vật được chia nhân vật thành nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật lý tưởng [12,203- 204]. Dựa vào Từ điển thuật ngữ văn học và các tiêu chí phân loại nhân vật như trên chúng tôi có cách hiểu về khái niệm kiểu nhân vật con người nhỏ bé như sau: Nhân vật con người nhỏ bé bao gồm các nhân vật tiểu tư sản, tư sản, tiểu tư sản trí thức, quý tộc suy tàn, những người đầy tớ. Sở dĩ gọi họ là nhân vật con người nhỏ bé vì các nhân vật này không đáp ứng được yêu cầu của thời đại, không có tầm vóc và bản lĩnh. Những nhân vật này vốn dĩ không hề “nhỏ bé ” nhưng do sự đè nặng, áp chế của chế độ Nga hoàng nên họ trở nên “nhỏ bé ”. Puskin là người khởi xướng đề tài “con người nhỏ bé” với những tác phẩm như: Người coi trạm. Các nhân vật của ông hầu hết đều là những công chức bậc thấp, nghèo nàn và bị vùi dập dưới cường quyền và đồng tiền. Gôgôl là người tiếp tục Puskin với tác phẩm Chiếc áo khoác. Các nhân vật của Gôgôl là những công chức quèn, những kẻ tiểu thị dân hay thậm chí là quý tộc nghèo. Trong sáng tác của Đôxtôiepxki cũng xây dựng những nhân vật viên chức nghèo, những con người nhỏ bé trong xã hội. Viết về những con người nhỏ bé A.Sêkhôp thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với những nỗi khổ, tủi cực mà họ phải chịu đựng, họ chính là nạn nhân của xã hội áp bức bạo tàn. Những con người ấy chẳng có ước mơ, hoài bão gì lớn. Họ sống quẩn quanh trong không gian tù túng, chật hẹp trong bốn bức tường. Điểm tiến bộ của A.Sêkhôp so với một số nhà văn trước đó khi viết về con người nhỏ bé đó là ông đi tìm nguyên nhân làm cho họ trở nên “nhỏ bé” về phương diện nhân cách. Chúng tôi dựa vào những tiêu chí trên để làm căn cứ tìm hiểu và phân loại kiểu nhân vật trong truyện ngắn của Sêkhôp. 1.2. Quan niệm nghệ thuật của A.P.Sêkhôp về con ngƣời Quan niệm nghệ thuật về con người của một nhà văn là cách hiểu, cách nhìn cuộc đời, là nhân sinh quan của nhà văn đó trong sáng tác, là cách lĩnh hội, khám phá hiện thực bằng nghệ thuật của ông ta. Do đó, quan niệm nghệ thuật về con người chi phối toàn bộ nghệ thuật của nhà văn và cũng chính là cơ sở để nhà văn xây dựng nhân vật. Khi nói tới nhân vật L.Tônxtôi, nhân vật Đôxtôiepxki hay nhân vật Sêkhôp là ta muốn nói tới cách nhìn nghệ thuật của các nhà văn này về con người và cách thể hiện độc đáo nhân vật đó. Ở đây, cái nhìn mới trong sáng tác có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi nó luôn gắn liền với cá tính sáng tạo của nhà văn. Đại văn hào L.Tônxtôi quan niệm: Thực ra khi chúng ta đọc hoặc quan sát một tác phẩm nghệ thuật của một tác giả mới thì câu hỏi chủ yếu nảy sinh trong lòng chúng ta bao giờ cũng là như sau: Nào, anh là con người như thế nào đây? Anh có gì khác với tất cả những người mà tôi đã biết, và anh có thể nói cho tôi một điều gì mới về việc cần phải nhìn cuộc sống của chúng ta như thế nào? Nếu như đó là một nhà văn cũ đã quen thuộc thì câu hỏi không phải là “anh là người như thế nào?” mà sẽ là: Nào, anh có thể cho tôi biết thêm một điều gì mới? Bây giờ anh sẽ lý giải cuộc sống cho tôi từ khía cạnh nào? Turghênep đánh giá tài năng của người nghệ sĩ qua “tiếng nói riêng”, “giọng nói riêng” của họ. Sêkhôp khẳng định mối liên hệ chặt chẽ giữa sự độc đáo trong cách nhìn thế giới với cá tính sáng tạo của nhà văn: Sự độc đáo của tác giả không chỉ thể hiện trong phong cách, nó còn thể hiện trong cách tư duy, trong các quan điểm,… M.Khrapchencô cho rằng “cách nhìn và cách thể hiện thế giới” chính là cốt lõi cá tính sáng tạo của nghệ sỹ, mối liên hệ chặt chẽ giữa chúng quy định phương pháp sáng tác, quy định cái chủ đạo trong hệ thống thẩm mỹ của anh ta. Như vậy, quan niệm nghệ thuật về con người bao gồm cả cách hiểu, cách nhìn, cả cách thể hiện thế giới trong sáng tác nghệ thuật. Sự độc đáo trong cách nhìn thế giới và trong cách thể hiện thế giới của Sêkhôp tạo nên nhân vật trong sáng tác của Sêkhôp. Có thể khẳng định rằng điểm tựa, cái cốt lõi trong cách nhìn thế giới, cách nhìn con người của nhà văn là triết lý tương đối, khách quan, trung thực xuyên suốt toàn bộ sáng tác của ông. Sêkhôp luôn cho rằng bản chất con người là không hoàn thiện nên ông có cái nhìn toàn diện đối với các nhân vật. Ở họ có cả cái tốt và cái xấu, cả ưu điểm và những khuyết điểm, cả cái cao thượng và cái thấp hèn, cả cái đáng trân trọng và cái đáng lên án. Ngoài đời, A.Sêkhôp thể hiện quan niệm của mình về con người qua thư từ, ghi chép. Trước khi là nhà văn A.Sêkhôp đã là một con người với bản lĩnh hết sức rõ ràng. Ngay từ khi mới bước vào tuổi trưởng thành, A.Sêkhôp đã bộc lộ rõ ràng quan niệm của mình về con người lí tưởng. Cái mà A.Sêkhôp quan tâm trước tiên ấy là nhân phẩm. Trong thư trả lời cậu em tên là Misa, A.Sêkhôp đã viết rạch ròi: “…Nét chữ của em khá đẹp, trong cả bức thư anh không thấy một lỗi ngữ pháp nhỏ nào. Chỉ có một điều anh không vừa ý: việc gì em phải tôn sùng một người khác bằng cách tự gọi mình là kẻ hèn mọn, không đáng để ý đến. Em thấy mình hèn mọn ư ? Không, Misa ạ, giữa mọi người cần phải ý thức được nhân phẩm của mình. Vì em đâu phải là kẻ bạc giả, em là một người trung thực. Vậy thì em hãy biết tôn trọng con người trung thực dù là nhỏ bé trong em, em hãy biết rằng con người nhỏ bé trung thực không phải là người hèn mọn”[ 8,11]. A.Sêkhôp cũng đề xuất ra những chuẩn mực rõ ràng cho hình mẫu có văn hóa, con người được gọi là có giáo dục. Trong thư gửi Nikôlai, một người em khác Sêkhốp đã viết: “Những người có giáo dục biết tôn trọng nhân cách và bởi vậy bao giờ họ cũng độ lượng, mềm mỏng, lịch sự và biết nhường nhịn…Họ không bao giờ nổi đóa lên vì ăn phải một bát xúp cho muối quá tay, hay vì một cục tẩy bị rơi mất…Họ không chỉ biết thương những người ăn mày và những chú mèo con. Họ biết đau đến cả những điều mắt thường không trông thấy…Họ không nói dối ngay cả trong những chuyện tầm phào vặt vãnh. Dối trá là xúc phạm người nghe và ti tiện hóa người nói… Họ không tự hạ mình để gợi lòng thương hại ở kẻ khác…”[8,12] A.Sêkhôp luôn ước ao về một cuộc sống trong sạch và cao cả, bước vào đời, Sêkhốp gặp ngay những nghịch cảnh ghê gớm. Sêkhốp phải đối mặt với một thể chế hết sức tàn bạo, hà khắc, một thể chế vùi dập mọi cái đẹp của thiên nhiên và lòng người. Một nỗi buồn man mác, tiếc cho những gì cao đẹp, những gì tràn đầy sức sáng tạo đang bị rơi rụng, dập vùi thấm sâu vào nhiều tác phẩm của A.Sêkhôp. Tất cả quan niệm về con người của ông đều được thể hiện trong những truyện ngắn viết về con người nhỏ bé. Có thể coi Puskin là người khởi xướng đề tài này trong văn học Nga. Ông mô tả bi kịch của những người công chức nghèo bị vùi dập bởi cường quyền, bởi những hoàn cảnh phi nhân tính, bởi sức mạnh cái ác, bởi số phận nghiệt ngã của con người nhỏ bé đáng thương. Còn nhân vật của Sêkhốp là những con người nhỏ bé với những bi kịch tinh thần rất riêng. Sêkhốp quan niệm: “Con người vốn cao đẹp nên con người không thể nhỏ bé”[5,450]. Sêkhốp không miêu tả nhiều về đời sống, tư tưởng, tình cảm của con người nhỏ bé đáng thương, mà miêu tả những gì làm cho con người thành “nhỏ bé ”, ví dụ như nỗi sợ, thói hám hư danh, sự thỏa mãn hợm hĩnh. Hay nói cách khác, ông miêu tả những nhược điểm của con người do hoàn cảnh tạo nên. Nhà văn phê phán cái khả năng trở thành con người nhỏ bé, cái tinh thần sẵn sàng trở thành “con người nhỏ bé ”, cái lòng ham muốn trở thành “con người nhỏ bé ”. Tiếng cười của Sêkhốp ở đây có lẫn nước mắt, vừa giận vừa thương nhằm thức tỉnh con người chống lại sự sợ hãi thâm căn cố đế, sự rụt rè khúm núm khi đứng trước kẻ giàu người sang, luôn luôn mặc cảm thân phận nô lệ hèn kém. Để hiểu quan niệm nghệ thuật về con người, hiểu được nhân vật của nhà văn ta phải khảo sát các kiểu loại nhân vật “con người nhỏ bé” trong truyện ngắn Sêkhôp. 1.3. Bảng khảo sát, phân loại 1.3.1. Bảng khảo sát ( Xem trong phần phụ lục) 1.3.2. Phân loại nhân vật Dựa trên định nghĩa về nhân vật con người nhỏ bé đã được nêu ở trên chúng tôi đã khảo sát 50 truyện ngắn của A. Sêkhôp tìm ra các kiểu nhân vật con người nhỏ bé trong mỗi tác phẩm. Qua thống kê chúng tôi nhận thấy rằng nhân vật trong sáng tác của A. Sêkhôp là những loại người khác nhau trong xã hội từ lão đánh xe ngựa đến em bé đi ở, từ nữ hầu tước cho đến viên chức bậc 7, quan lại tất cả họ đều thuộc kiểu nhân vật con người nhỏ bé trong truyện ngắn Sêkhôp. Trong 50 truyện ngắn mà chúng tôi đã khảo sát, có thể nhận thấy nhân vật của Sêkhốp chủ yếu là con người bị nô lệ trong xã hội Nga hoàng ở thế kỉ XIX. Chúng tôi chia ra làm các kiểu loại nhân vật con người nhỏ bé sau: - Nhân vật nhỏ bé về thân phận. - Nhân vật nhỏ bé về tâm lí. + Nhân vật Viên chức nô lệ trước quyền uy và sợ hãi cấp trên. + Nhân vật nô lệ trước danh vọng và đồng tiền. + Nhân vật chịu sự khuất phục hoàn cảnh, có tâm lí bạc nhược và ngụy biện. (Xem phần phụ lục) 1.3.2.1. Nhân vật nhỏ bé về thân phận. Truyện ngắn của Sêkhốp có rất nhiều các kiểu loại nhân vật nhỏ bé khác nhau, một trong số đó có kiểu nhân vật nhỏ bé về thân phận chiếm 58%, là một số lượng lớn được thể hiện ở một số truyện ngắn sau: Hai kẻ thù; Một chuyện đùa ; Vanka ; Chuyện đời vặt vãnh ; Quân ăn hại… Tác phẩm Chuyện đời vặt vãnh mở đầu bằng cuộc gặp gỡ giữa cậu bé Aliôsa và Nikôlai Ilíts Bêliaép. Trở về sau dự buổi đua ngựa, Bêliaép ghé vào thăm bà Onga Ivanốpna Irơnina – mẹ của Aliôsa – người mà trước đây Bêliaép đã từng chung sống, hay theo cách nói của anh, đã cùng kéo dài một mối tình buồn tẻ “Thật ra những trang đầu của mối tình đó, đầy thú vị và sôi nổi, đã qua đi từ lâu và bây giờ những trang cuối cứ kéo dài, kéo dài mãi, không còn một chút mới mẻ, hứng thú nào”[7,57]. Khi Bêliaép đến thì Onga Ivanốpna đi vắng, anh đành ngồi lại nhà đợi. Nhìn quanh Bêliaép chỉ thấy cậu bé Aliôsa đang chơi trò nhào lộn, cậu bé đang bắt chước một diễn viên xiếc nào đó. Lần này Bêliaép mới nhìn kĩ cậu bé Aliôsa vì trước đó khi đến đây anh không để ý đến cậu bé lúc nào cũng quẩn quanh mẹ nó, anh không hề chú ý đến sự tồn tại của thằng bé. Bêliaép bắt chuyện với Aliôsa, Bêliaép hỏi thăm Aliôsa về mẹ, về việc học của cậu bé,…Aliôsa trả lời những câu hỏi của Bêliaép, thật vô tình khi cậu bé nhắc đến cha mình và điều đó làm Bêliaép rất ngạc nhiên vì cha của cậu bé đã không sống cùng mẹ con cậu bé lâu rồi. Bêliaép cứ gặng hỏi cậu bé có gặp cha không, sau một hồi do dự Aliôsa đồng ý nói cho Bêliaép nghe việc cậu bé đã gặp cha với điều kiện là Bêliaép không nói việc này lại với mẹ cậu. Bêliaép lắng nghe cậu bé nói, Bêliaép tỏ ra tức giận khi cha của Aliôsa bảo là vì anh ta mà đã làm cho mẹ của Aliôsa khổ. Đúng lúc ấy thì mẹ của Aliôsa về, Bêliaép không kìm nén được sự bực tức mặc cho cậu bé Aliôsa đã nhắc về lời hứa của anh ta khi nãy là sẽ không nói việc này lại với mẹ cậu. Mẹ của Aliôsa cũng ngạc nhiên không kém về việc này và quay sang hỏi Aliôsa, lúc này cậu bé sợ hãi đến mức không nghe thấy
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan