Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những đặc sắc nghệ thuật của franz kafka qua hoá thân và vụ án...

Tài liệu Những đặc sắc nghệ thuật của franz kafka qua hoá thân và vụ án

.PDF
54
2602
143

Mô tả:

Lời cảm ơn Chúng em xin gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của phòng quản lí khoa học Trường Đại học Tây Bắc, các thầy, các cô trong khoa Ngữ Văn, thư viện trường Đại học Tây Bắc. Đặc biệt, chúng em xin cảm ơn sự chỉ dẫn tận tình của cô giáo - Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thúy đã giúp đỡ để chúng em hoàn thành được đề tài này. Qua đây, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, và tập thể lớp K53 Đại học Sư phạm Ngữ Văn B đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Là tác phẩm đầu tay nên không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 5 năm 2015 Nhóm tác giả: Chu Thị Kim Liên Lã Thị Thu Hằng Lò Thị Quyên MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 3 2.1. Về Hóa thân ................................................................................................... 4 2.2. Về Vụ án ......................................................................................................... 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 7 3.1. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 7 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 7 4.1. Về đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 7 4.2 Về phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 7 6. Đóng góp của đề tài........................................................................................... 8 7. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................. 8 NỘI DUNG........................................................................................................... 9 CHƢƠNG 1: NHÂN VẬT .................................................................................. 9 1.1. Biến dạng về ngoại diện ............................................................................... 10 1.1.1. Bắt đầu từ cái tên ...................................................................................... 10 1.1.2. Diện mạo méo mó ...................................................................................... 11 1.2. Nhân tính ...................................................................................................... 12 1.2.1. Con người cô đơn ...................................................................................... 13 1.2.2. Con người thích nghi................................................................................. 15 1.3. Con người với sự biến dạng không hoàn toàn ............................................. 17 Tiểu kết ................................................................................................................ 24 CHƢƠNG 2: KẾT CẤU ................................................................................... 26 2.1. Cốt truyện được nới lỏng.............................................................................. 27 2.2. Kết thúc mở .................................................................................................. 33 Tiểu kết ................................................................................................................ 35 CHƢƠNG 3: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT .............................................. 37 3.1. Không gian phi địa danh .............................................................................. 37 3.2. Không gian bị biến dạng .............................................................................. 38 3.2.1 Không gian đời tư....................................................................................... 39 3.2.2. Không gian cộng đồng .............................................................................. 41 3.3. Không gian thiên nhiên ................................................................................ 44 Tiểu kết …………………………………………………………………….….51 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 47 Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 50 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Franz Kafka là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của thế kỉ XX. “Có những nhà văn mà ta không thể xếp họ vào trường phái nào nhưng tác phẩm của họ lại thật sự là những cái mốc của quá trình văn học thế giới. Họ là những hiện tượng mà sự lặp lại sẽ là vô vị… Kafka chính là một hiện tượng như vậy” [6;181]. “Kafka trở thành hiện tượng độc nhất vô nhị trong văn học và cũng trở thành nhân vật phức tạp bậc nhất trên thế giới” [3;6-7]. Franz Kafka (1883-1924) là người gốc Do Thái, nói tiếng Đức, sinh sống và viết văn ở Frague, thủ đô cuả Tiệp Khắc (Cộng hòa Czech ngày nay). Ban đầu khi bước vào văn đàn, ông vẫn giữ cách sống âm thầm, lặng lẽ. Bởi vậy mà nhà văn Cộng hòa Czech, gốc Do Thái này đã tách mình ra khỏi quỹ đạo của trào lưu, trường phái văn học đương thời để khai phá một lối đi mới, riêng biệt và đầy sức ám ảnh. Tuy cách viết của Kafka bình thản không ồn ào, không tuyên ngôn thậm chí là lạnh lùng khô khốc “Những câu văn lủng củng với nhiều chỗ trống có thể nhét được cả hai tay vào. Một câu cao, một câu thấp, tùy tiện, câu nọ chèn câu kia, như lưỡi chèn vào răng sâu hoặc răng giả vậy, có câu còn thô thiển chòi lên trước khiến cho cả truyện cứng đơ trong sự ngơ ngác đáng buồn” [21;818], những lời văn như thế kì lạ thay lại như một thanh nam châm kéo người ta đến gần tác phẩm của Kafka hơn. Càng đọc càng không hiểu, càng đọc càng tò mò, người ta cứ phải lần theo ông, cố gắng hiểu từng con chữ của ông. Có lẽ từ quan niệm “có nhiều cách khác nhau để biểu hiện tư tưởng nhà văn trong viết, nghệ thuật đã và sẽ không phải là sự bắt chước hiện thực một cách trần trụi” [23;45]. Phải chăng vì lẽ đó mà khi thời gian trôi qua, khi những trường phái, sáng tác của các nhà văn khác lắng xuống thì các sáng tác của Kafka vẫn có sức sống bền bỉ: bởi sự độc đáo trong thế giới nghệ thuật. Tuy không phải là người đầu tiên nói về cái phi lí trong văn học, nhưng Kafka được coi là mở đường cho dòng văn học phi lí phát triển mạnh mẽ đầu thế kỉ XX. Từ Kafka người ta thấy rõ rằng có nhiều cách khác nhau để biểu hiện tư tưởng nhà văn trên trang viết, có thể nói Kafka là chiếc cầu nối nghệ thuật văn xuôi phương Tây: từ đỉnh cao nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại thế kỉ XIX, H.Balaz (1799-1850) sang tiểu thuyết hiện đại thế kỉ XX với những phá cách táo bạo đôi khi có phần cực đoan ở tiểu thuyết mới và kịch phi lí sau này. Trước thực tại 1 xã hội và văn học đầy biến động, Kafka lặng lẽ “trút” vào tác phẩm hơi thở, tình cảm, khát vọng của con người về một cuộc sống tốt đẹp, “các tác phẩm của Kafka là sự lí giải những ấn tượng nghiệt ngã về thế giới phi lí, về sự tha hóa của con người trong vòng vây của những thiết chế quyền lực vô hình” [23;34]. Cho đến nay, khi Kafka đã ra đi gần 1 thế kỉ, khi thời gian đã tiến hành sự phán xét rất nghiệt ngã mà rất công bằng của nó và làm lắng xuống những niềm si mê xung quanh người “Do Thái” thì tác phẩm của ông không ngớt làm rung động trái tim độc giả. Kafka và văn chương của ông là nỗi ám ảnh, là nguồn cảm hứng sáng tạo vô bờ, những vấn đề mà Kafka đặt ra trong trang viết của mình như: bầu không khí ác mộng, những thế lực siêu hình, tội lỗi, nỗi lo sợ… đến nay vẫn là những vấn đề mà chúng ta phải đối đầu. Cảm giác bất ổn của thời đại ông vẫn là cảm giác bất ổn của thực tại bây giờ khi con người luôn phải đối đầu với chiến tranh, khủng bố và cả sự hoài nghi… Đọc Kafka, nhịp tim con người như chùng lại, máu không dồn nhanh trong huyết quản bởi khắp nơi ngập đầy nỗi buồn của sự tha hóa, sự thắng thế của cái phi lí, sự lên ngôi của nạn độc tài, quan liêu, tham nhũng... Trong bài phát biểu tại lễ tưởng niệm X, W. H. Ô đơn đã phát biểu: “Tôi thiên về niềm tin rằng ai đó chỉ nên đọc Kafka khi đang ở trong trạng thái hưng phấn của sự sung mãn cả về thể chất lẫn tinh thần và kết quả là (người đó) bị cám dỗ để gạt bỏ bất kì sự dằn vặt tự vấn lương tâm nào như một sự nhắng nhít chán chường. Khi ai đó rơi vào trạng thái suy thoái thì hãy tránh xa ông, bởi vì, nếu sự tự vấn không thể được đi cùng, như nó luôn thường trực ở Kafka, bởi một xúc cảm tương tự cho một cuộc sống tốt đẹp, thì mọi thứ dễ dàng suy sụp và sự quyến rũ của tính nhu nhược tự ngưỡng mộ bản thân với sự yếu ớt và tội lỗi của chính người đó”. Vụ án và Hóa thân chính là hai thiên phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Kafka. Hóa thân là tác phẩm được viết năm 1912 và xuất bản năm 1915 tại Leipzig. Các nhà phê bình đã xem đây là một trong những tác phẩm hư cấu sáng tạo nhất của thế kỉ XX. Hóa thân thể hiện nỗi ám ảnh, những trăn trở về sự tồn tại của con người trong thế giới phi lí mà có thật. Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Gregor Samsa một nhân viên giao hàng lưu động trong một buổi sáng tỉnh giấc anh chợt thấy mình đã biến đổi thành một con côn trùng khổng lồ gớm ghiếc. Sự biến dạng của nhân vật đã tạo nên những tầng vỉa ý nghĩa sâu sắc, để lại nhiều dư âm trong lòng độc giả. 2 Vụ án được Kafka bắt tay vào viết năm 1914. Một câu truyện về một người đàn ông tên Jozep K, bị bắt giữ và thẩm vấn bởi một chính quyền ở xa, không thể tiếp cận được mà bản chất hành vi phạm tội của anh ta là gì thì cả chính anh ta và độc giả đều không được biết. Vụ án như một ẩn dụ cho tội lỗi của con người, trong xã hội đương thời như ai cũng phải mang một trọng tội nào đó, như là lời cảnh báo về tội lỗi của con người. Hóa thân và Vụ án như một sự hấp dẫn bởi sự tha hóa, sự phi lí. Qua đó, cho thấy tài năng nghệ thuật của Kafka không chỉ là cách cảm nhận về con người, cuộc sống trong xã hội mà còn là các phương thức biểu hiện độc đáo, sáng tạo. Cũng chính vì vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu về “Những đặc sắc nghệ thuật của Franz Kafka qua Hoá thân và Vụ án” với mong muốn khẳng định những đóng góp cũng như vị trí của Kafka trong nền văn học thế giới. Đồng thời trong quá trình tìm hiểu tác giả và tác phẩm của ông, chúng tôi cũng sẽ học tập và nâng cao hiểu biết của mình. 2. Lịch sử vấn đề Trên thế giới, Kafka đã trở thành một hiện tượng văn học, khoa nghiên cứu về Kafka đã xuất hiện từ những năm giữa thế kỉ XX. Nhà phê bình văn học Shimon Sand bank cho rằng: “Bất chấp sự lan tỏa rộng khắp di sản của Kafka, văn phong bí ẩn của ông vẫn chưa thể bị bắt chước” [7;89]. Năm 1924, báo “Quyền lợi đỏ” của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã viết về ông: “Một nhà văn viết tiếng Đức đã từ giã chúng ta, một trí tuệ tinh tế và trong sạch, từng ghê tởm cái thế giới này và mổ xẻ nó bằng con dao không xót thương của lẽ phải. Kafka thâm nhập vào cơ thể xã hội, ông thấy nỗi đau của kẻ này, quyền lực và giàu sang của kẻ khác. Trong những bài viết của mình, ông tấn công vào kẻ mạnh của thế giới này bằng phương tiện trào phúng và bằng một hình thức chứa chất đầy hình ảnh” [10;645]. Lời nhận xét đã cho thấy cái nhìn thấu suốt, bao quát hệ thống tác phẩm và thế giới nghệ thuật cũng như tư tưởng của ông. Còn Milela Jesenka, người tình của Kafka thì nhận thấy: “Những cuốn sách (của ông) đã để lại một ấn tượng về thế giới hoàn chỉnh đến nỗi người ta không thể thêm vào đó một chữ nào” [19] Sau chiến tranh thế giới thứ hai, làn sóng phê bình Kafka đã chiếm lĩnh văn đàn thế giới. Khoa học về Kafka được xem như “cương lĩnh của văn học thế kỉ XX” 3 [13;84]. “Đến năm 1964, người ta ước lượng có tới 5000 bài báo, tiểu luận, sách nói về Kafka, 26 tác phẩm lớn, 214 tiểu luận, 10 luận án tiến sĩ” [13;84] Đến Việt Nam, nghiên cứu về Kafka và tác phẩm có phần bình lặng, chủ yếu trong giới phê bình và mới chỉ bắt đầu rộ lên ở thập kỉ 1970. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tác phẩm và nghệ thuật của Kafka vẫn còn rất khiêm tốn. Xuất phát từ hạn chế ngôn ngữ (Kafka viết bằng tiếng Đức) vừa do tâm lí e ngại trước những tác phẩm mơ hồ, đa âm chứ không dễ dàng lí giải. Bên cạnh việc phê phán, phủ định tác phẩm của Kafka “là nơi cư trú tối tăm của những tư tưởng tôn giáo, các loại triết học siêu hình” [25;26]; “gánh nặng của tôn giáo, của tinh thần lo âu, của những quan niệm bi thảm về cuộc sống” [25;31]; “sự phản kháng tiêu cực, mơ hồ, bất lực và tuyệt vọng” [13;89]… thì các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận những nét tích cực trong sáng tác của Kafka. 2.1. Về Hóa thân Tiểu thuyết gia Vladimir Nabokov xếp ông vào số những nhà văn vĩ đại nhất thế kỉ XX. Nhà văn Gabrie Garcia Marquez nhận xét việc đọc Hóa thân của Kafka cho ông thấy: “không thể nào viết theo một cách khác” [16]. Max Bord cho rằng: “Gregor Samsa là hình ảnh chúa biến thành người, chịu mọi oan khổ để cứu vớt sinh linh, cái chết của Samsa tượng trưng cho sự hi sinh của chúa trên cây thập tự” [14;85], với quan niệm tác phẩm của Kafka thấm nhuần tính Do thái giáo. Nhận xét về sự biến dạng của nhân vật Samsa trong bài viết: “Vốn là một thủ pháp văn học hoàn toàn hợp lệ, hình tượng huyễn hoặc của Kafka vẫn có cái gì đó thách thức bởi sức nặng “phi thẩm mĩ” của nó được thể hiện” [15;187]. Hóa thân là “phép ẩn dụ vĩ đại” cho “Tổng thể tội lỗi trước người cha và gia đình - một trong những cảm giác mạnh nhất ở một nhân cách bị gò bó như Kafka” [15;188]. Không chỉ vậy truyện còn là ẩn dụ về “con người bỗng phát hiện ra sự cô đơn tuyệt đối của mình”, “Sự cô đơn được khơi dậy bởi nhận thức rõ ràng về sự khác biệt tuyệt đối của mình với người khác về tính lập dị của mình” [15;189-190]. Tác giả Vladimdi Nabokov đã nhận định: “Nghệ thuật của Kafka ở một mặt tích tụ tất cả chi tiết đau buồn khi anh nằm dưới lớp vỏ côn trùng và một mặt khác trước người đọc, duy trì một cách sống động và rõ ràng bản tính con người nhân hậu và tinh tế nhạy cảm Gregor” [19]. 4 Bách khoa toàn thư Anh nói đã lí giải cái chết của nhân vật Gregor Samsa như sau: “Trong Hóa thân người con trai tỉnh dậy và thấy mình biến thành côn trùng quái dị và ghê tởm, anh ta chết dần không chỉ vì gia đình xấu hổ và bỏ rơi anh mà còn là sự tuyệt vọng tội lỗi của chính anh” [29;678]. Gilles Deleuze và Felix Guattari trong “Kafka vì một nền văn học thiểu số” cho ông thấy sự biến dạng của Gregor “không chỉ là để chạy trốn cha mình mà đúng hơn là để tìm một lối thoát ở nơi người cha đã không tìm thấy, để trốn chạy người quản lí, giới thương nghiệp và những kẻ quan liêu để đạt tới cái vùng này nơi giọng nói chỉ còn tạo nên tiếng rì rầm” [7;60]. Tuy nhiên, việc giải lãnh thổ hóa của Gregor trong sự trở thành động vật bị thất bại: “anh ta tự tái Oedipe hóa vì bị quả táo ném vào lưng và chỉ còn chờ cái chết” [7;63-64]. Trong “phương Tây - văn học và con người”, Hoàng Trinh cho rằng: “Truyện Hóa thân nói lên tinh thần chán ghét, khinh bạc của Kafka đối với thực tại xã hội và thế giới cuả sự tha hóa theo quan niệm của ông. Đối với tác giả thật khó mà phá vỡ những nề nếp, cung cách của cuộc sống, trong đó con người bị cầm tù mà không biết” [26;30]. Nhưng mặt khác nó cũng bộc lộ sự mất lòng tin của ông ở sinh tồn của con người, ở công việc cải tạo xã hội. Cái phi lí trong sáng tác của Kafka được Nguyễn Văn Dân đặc biệt chú ý tới. Mà truyện Hóa thân là một ví dụ “Gregor Samsa mang cả một gánh nặng phi lí trên người để bày tỏ số phận bi kịch của kiếp người lao động” [6;182]. Đặng Anh Đào trong bài viết Franz Kafka cho rằng: “cái kì lạ không hẳn nằm trong việc nhân vật Gregor Samsa của truyện biến dạng biến thành con bọ mà ở cách thể hiện phản ứng của nhân vật: cái phi tâm lí lấn át. Cái không bình thường trở thành cái thường nhật” [8;42]. Cuốn chuyên luận “Nghệ thuật Franz Kafka” (2006) của Lê Huy Bắc nhìn nhận Kafka không chỉ ở phương diện “thiên tài nghịch lí”, “người tẩy não nhân loại” mà còn nhìn nhận ở phương diện “người khai sinh hiện thực”, “nghệ thuật gián tiếp”. Kafka đã khai sinh ra “hiện thực về sự biến dạng của con người” [3;112] mà Gregor samsa là minh chứng điển hình thể hiện ở “sự biến dạng về hình hài” đến “biến dạng hoàn toàn về tính cách” [3;114]. Nguyễn Thị Giang Chi với bài viết “Thân phận con người trong truyện ngắn Hóa thân” của Franz Kafka đã nhận xét: “Truyện ngắn Hóa thân đã xây dựng một hình tượng đầy ám ảnh về con người cô đơn, lạc loài phải sống kiếp lưu đầy ngay trong ngôi nhà thân yêu của mình” [5]. 5 Những nhận định trên đều khẳng định vai trò quan trọng của Kafka trong việc mở đường cho văn học hiện đại, khẳng định giá trị vô giá của Hoá thân và giúp ích đối với chúng tôi trong quá trình triển khai đề tài. 2.2. Về Vụ án Vụ án không chỉ ẩn dụ cho cái án (bệnh lao phổi) lửng lơ trên đầu Kafka , ẩn dụ cho cái án (phát xít) lửng lơ trên đầu nhân loại, ẩn dụ cho cái án (bệnh quan liêu, độc tài) luôn hành hạ con người, mà còn ẩn dụ cho nhiều yếu tố nhỏ hơn, liên quan đến chính cuộc đời Kafka. Nhà kí hiệu học Umberto Eco phát hiện ra “tính chất mở” ở tác phẩm của Kafka: “Tác phẩm của Kafka tiêu biểu cho loại tác phẩm mở: Vụ án, Lâu đài, Đợi chờ, Kết án, Tra tấn không thể được hiểu theo nghĩa đen” [9;106]. Dịch giả Orimo Levi người ý gốc Do Thái đã có nhận xét như sau khi dịch Vụ án của Kafka: “Ông để cho mọi độc giả tự xoay sở về ý nghĩa những câu chuyện hoang tưởng đó…. Chỉ riêng cuốn Vụ án có chừng 20 cách giải thích”[20;106]. Theo giáo sư Đỗ Đức Hiểu trong công trình “Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa” cho rằng: “Thế giới Kafka là thế giới đầy lo âu, một thứ lo âu siêu hình, không nguyên nhân cụ thể, không thể lí giải…, là thế giới của cô đơn và tuyệt vọng… tính thần bí bao trùm tác phẩm Kafka” [13;90]. Trên tờ tạp chí “Ngày nay” số 10/2004 với bài viết “Mắt của Kafka màu gì” , tác giả Đặng Thị Hạnh đã đưa ra những ý kiến phân tích về văn phong , ngôn từ, ý nghĩa tác phẩm Kafka: “Đọc Kafka ta thường phải đọc lại bởi sau khi có cảm giác đọc một cái gì đấy rất trong sáng, dễ hiểu ta lại thấy hình như có một ý nghĩa gì đấy ta chưa nắm được” [11;50] , “Thứ văn xuôi trong veo của Kafka không hề là dễ dịch”, bởi “màu mắt của Kafka còn khó xác định nữa là chữ nghĩa của ông” [11;51]. Pavel Fisner diễn giải tác phẩm kinh điển Vụ án như hiện thân của mức độ hiện diện của người Do thái ở Praha … vai chính Jozep K là bị bắt giữ (một cách tượng trưng) bởi một người Đức (Rabesteiner), một người Séc (Kullich) và một người Do thái (Kaminer), ông bênh vực cho tội lỗi vô tội (Guitless Guilt ) thấm đẫm người Do Thái. Vụ án được nhắc đến với vấn đề “huyền thoại”, “thân phận con người”. Dù tiếp cận ở các khía cạnh khác nhau và nhiều ý kiến, nhận định khác nhau nhưng đây thực sự là những gợi mở quan trọng cho chúng tôi tập trung vào đề tài: Những đặc sắc nghệ thuật của Franz Kafka qua “Hóa thân” và “Vụ án” 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Với đề tài “Những đặc sắc nghệ thuật qua hai tác phẩm Vụ án và Hóa thân” trong tuyển tập Kafka, chúng tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu những thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu được nhà văn sử dụng. Từ đó chúng tôi muốn hướng đến việc chỉ ra và làm sáng tỏ những cách tân nghệ thuật độc đáo của Kafka so với nghệ thuật văn xuôi đương thời. Từ đó chúng ta thấy được Kafka vừa là người mở đường lưu giữ bí mật, nên những gì ông để lại đến ngày nay vẫn luôn mới, viết về tác phẩm của ông càng không đơn giản. Song chúng tôi rất muốn bằng sự say mê nghiên cứu khoa học của mình sẽ góp phần quảng bá rộng hơn hình ảnh con người và giá trị nghệ thuật trong sang tác của Kafka đến những thế hệ bạn đọc tiếp sau. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với đề tài, chúng tôi mong muốn tìm hiểu và làm sáng rõ được về nhân vật, cốt truyện và không gian nghệ thuật qua Vụ án và Hoá thân. Qua đó nhằm khẳng định giá trị nghệ thuật qua hai tác phẩm và toàn bộ những sáng tác của Kafka, góp một phần nhỏ bé vào công cuộc tìm kiếm “đích” cho những người say mê “thiên tài Do Thái” này. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi chỉ tìm hiểu “Những đặc sắc nghệ thuật của Franz Kafka qua Hóa thân và Vụ án”. Qua các phương diện: nhân vật, cốt truyện và không gian nghệ thuật. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi nghiên cứu tác phẩm Vụ án và Hóa thân của Franz Kafka qua bản dịch Tiếng Việt đã được lưu hành ở Việt Nam, ở Tuyển tập tác phẩm Kafka, nhà xuất bản Hội nhà văn, Trung tâm văn hoa ngôn ngữ Đông Tây, năm 2003. Tên tác phẩm Hóa thân còn được dịch là “Biến dạng”, trong quá trình thực hiện đề tài, để tránh sự nhầm lẫn, chúng tôi thống nhất dung tên gọi chung là Hóa thân. Trong đề tài, chúng tôi thực hiện nghiên cứu về nghệ thuật qua ba bình diện chính đó là: nhân vật, kết cấu và không gian nghệ thuật trong hai tác phẩm Vụ án và Hoá thân. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng chủ yếu phương pháp: 7 Phương pháp thống kê, phân loại: Ở đề tài này, chúng tôi thống kê các nhân vật dưới các góc nhìn khác nhau giữa hai tác phẩm Vụ án và Hoá thân. Phương pháp nghiên cứu tiểu phương pháp này giúp chúng tôi tìm hiểu một cách rõ nét và khái quát nhất về tác giả Kafka. Qua đó thấy rõ được những nét tiêu biểu trong cuộc đời và sự nghiệp của ông. Phương pháp phân tích - tổng hợp cùng các thao tác bình giảng: Đây là những thao tác không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học. Nhờ phân tích- tổng hợp, chúng tôi sẽ nhìn nhận bản chất của vấn đề một cách rõ ràng hơn, và đưa ra những ý kiến đánh giá của mình… 6. Đóng góp của đề tài Tác phẩm Hóa thân và Vụ án nói riêng và sáng tác của Franz Kafka nói chung đã trở nên quen thuộc với độc giả Việt Nam. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều người đi sâu tìm hiểu nghiên cứu về những đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Kafka. Vì vậy chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc tìm hiểu rõ hơn về một số đặc sắc nghệ thuật trong Hoá thân và Vụ án của “thiên tài Do Thái” này. Chúng tôi không khỏi hy vọng sẽ là chiếc cầu nối để bạn đọc bước lên trên “hành trình chân lí Kafka”. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm ba chương: Chương 1: Nhân vật Chương 2: Kết cấu Chương 3: Không gian nghệ thuật 8 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: NHÂN VẬT Nhân vật trong tác phẩm văn học là hình tượng nghệ thuật khái quát cuộc sống xã hội và con người. Tất cả những gì liên quan đến con người, thuộc về con người điều nằm trong phạm vi biểu hiện của văn học. Xét về mặt sáng tác, người ta không thể miêu tả về con người, nếu như không hiểu biết, cảm nhận và có các phương tiện, biện pháp biểu hiện nhất định. Điều này đã tạo nên chiều sâu, tính độc đáo của hình tượng con người văn học. Quan niệm nghệ thuật về con người là “sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức biểu hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật trong đó” [28;55]. Quan niệm nghệ thuật về con người vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là phẩm của văn hóa tư tưởng, cũng vừa mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ sĩ, gắn liền với cái nhìn đầy tính phát hiện, độc đáo của nhà văn. Văn học không chấp nhận một khuôn mẫu có sẵn, bởi mọi nghệ thuật luôn là sự tìm tòi sáng tạo không ngừng, nếu anh ngồi yên lập tức anh bị đào thải. Thế kỉ XIX, bạn đọc vẫn quen thuộc với Balzac - “Người thư ký trung thành của thời đại” - qua các nhân vật điển hình, mang tính lịch sử - cụ thể ngay “trong những cái bình thường hằng ngày”. Bước sang thế kỉ XX, “khi thế giới thiếu mất vị phán xét tối cao” (M.Kundrea), thì nhân vật trong văn văn học cũng hiện lên đa dạng, phức tạp, nhiều vẻ hơn. Bước vào tác phẩm Kafka, người ta thấy ở đó một “thế giới tạp chủng” với “những âm vang mênh mông, vô tận những hình bóng nhảy múa nửa hư, nửa thực” [13;89]. Đó là thế giới hiện thực không thể biết, không thể hiểu, bấp bênh giữa hư và thực, đổ nát, gẫy vụn, rời rạc của thế kỉ xx, thế kỉ của những con người bất an, bị bỏ quên, bị quyết định. Một thế giới nhân vật đầy những bất thường trong một thế giới ngập tràn “cái phi lí”. Những phi lí, bất công khiến con người dù đứng hai chân trên mặt đất, đã có lực hút của mặt đất, đã có lực hút của trái đất mà vẫn chông chênh. Trong Vụ án và Hóa thân của Kafka, thế giới nhân vật hiện lên thật cô đơn, biến dạng từ nhân hình đến nhân tính. 9 1.1. Ngoại diện Hiện hình trong những trang viết của Kafka là những nhân vật bị mất mát nhân hình. Gregor Samsa trong Hóa thân là con người không đầy đủ dáng hình người, chuyển thành lốt côn trùng gớm ghiếc. Chúng ta cũng bắt gặp những nhân vật méo mó dị dạng về hình thể trong Vụ án. 1.1.1. Bắt đầu từ cái tên Nếu như nhân vật của Balzac hiện lên như tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, ngòi bút của nhà văn làm cho nhân vật trở nên đầy đặn và toàn vẹn, trở thành những điển hình bất hủ thì đến Kafka, nhân vật chỉ là những cái bóng mơ hồ, trừu tượng hóa. Việc chọn cho nhân vật một cái tên hoàn chỉnh đã trở thành vô nghĩa với Kafka. Ông thích gắn cho nhân vật của mình “một cái tên mang độ hẫng hụt” (chữ dùng của P.G.S.TS. Lê Nguyên Cẩn) của Jozep K… trong Vụ án. Đó là những cái tên viết tắt đầy gợi ý, dấu hiệu thiếu hụt đầu tiên của nhân vật. Sự ám ảnh này chỉ dành cho những cái tên không có họ, hay người ta cũng chẳng biết đấy là họ hay tên nữa: những là Huld, Leni, Block, Grubach, Brustner,… trong Vụ án. Có khi, người đọc thấy Kafka cho nhân vật một cái tên đầy đủ nguồn gốc, dòng tộc: Gregor Samsa trong Hóa thân. Nhưng tác giả lại đặt vào cái tên ấy dấu ấn sự xa lạ, bị ghẻ lạnh (theo E.M.Meletinsky) thì: tên Samsa gắn với tên người Sec Samisem “ta một mình - nghĩa là cô đơn, là chỗ bấu víu” [18;487], bị tuyên án trong chính gia đình mình, bởi những người thân yêu nhất của mình. Cái tên, trước hết là để phân biệt người này với người khác. Nó cũng xác định gốc gác, gia đình, dòng họ. Mặt khác, một cái tên có thể là lời hé mở về số phận, cuộc đời, tính cách của nhân vật. Thế nhưng nhân vật của Kafka thì khác. Trong tác phẩm Hóa thân, ngoại trừ các thành viên trong gia đình Samsa và cô hầu Anna, những nhân vật còn lại đều không có tên. Nhà văn sử dụng nghề nghiệp hoặc mối quan hệ xã hội để định danh cho nhân vật: viên quản lý, chị bếp, bà lao công, ba người khách trọ. Ngay từ đầu trang sách của Kafka nhân vật xuất hiện một cách đột ngột: “Một sáng tỉnh dậy băn khoăn, Gregor Samsa nằm trên giường thấy mình biến thành con côn trùng khổng lồ”, “chắc hẳn là người ta đã vu oan cho Jozep K , bởi vì chẳng làm điều gì nên tội, thế mà một buổi sáng kia anh bị bắt”[21;81], … Kafka dường như muốn “tẩy trắng” lịch sử nhân vật từ những cái tên đầy thiếu hụt. Độc giả không biết gì về thời thơ ấu của Samsa, quá khứ chỉ là những mảnh vỡ rời rạc hắt lên hiện tại với 10 một tấm ảnh Samsa khi còn trong quân đội, với ý nghĩ chợt hiện về “một cô hầu phòng ở một khách sạn vùng quê, một kỉ niệm ngọt ngào thoáng qua, một cô thu ngân trong một cửa hàng bán mũ và anh đã tán tỉnh thật tình nhưng quá chậm” [21;56]. Nghề nghiệp chào hàng cũng không cho ta biết thêm gì về nhân vật. Nếu đổi nghề nghiệp cho Jozep K - nhân viên ngân hàng Vụ án, thì có lẽ câu chuyện cũng không có gì thay đổi. Với việc đặt tên như vậy, Kafka khoét sâu thêm độ chơi vơi của nhân vật, sự tồn tại vô nghĩa của kiếp người. Chúng ta còn nhớ Jean Valjean con người khốn khổ, suốt một đời cứ dứt day vì cái tên ký hiệu đọc chệch chữ V’la Jean, có nghĩa “Jean đấy” ông chỉ là một con số đồng nghĩa với những số tù 24601, 9430. Đó là người bị gạt ra ngoài lề xã hội. “Tôi không thuộc gia đình của con người. Những ngôi nhà, nơi họ sum họp, tôi là người thừa (…) tôi là người khốn khổ, tôi ở bên ngoài”. Jean Valjean cay đắng nói với Marius như vậy. Nhưng nhân vật của Kafka đâu có đi tù mà sao cũng chỉ là những ký hiệu? Bởi thời đại của Kafka là thời đại của trại tập trung, thời của số học, của kí hiệu học, kể cả kí hiệu người những con người phi lí. Chỉ bằng một cái tên, Kafka chỉ ra rằng trong thời hiện đại, con người đã không được nhìn nhận trong sự toàn vẹn, nguyên khối của nó. Khi kí hiệu học đã trở thành công nghệ, khi cái trại tập trung bùng nổ khắp mọi nơi thì con người cũng chỉ là những kí hiệu không hơn không kém. Nhân vật trong truyện của Kafka từ đó gợi lên suy tưởng về thân phận con người thời hiện đại: tồn tại mơ hồ, trừu tượng, vô nghĩa. 1.1.2. Diện mạo méo mó Không chỉ trừu tượng từ cái tên, khi đọc truyện ngắn của Kafka, người đọc còn bị ám ảnh bởi những nhân vật dị dạng về hình thể. Ngoại hình nhân vật qua lăng kính độc đáo của nhà văn trở lên méo mó, kì lạ. Nhân vật vốn đã vô danh, phiếm chỉ, càng thêm nhỏ bé và thảm hại bởi những khuyết tật, méo mó, què quặt về thân xác. Riêng trong Vụ án có tới mười nhân vật dị tật: ba người chân đi khập khiễng: cô Montart, hiến binh ở tòa, người bỏ coi đồ thờ, hai người bị câm: tên đao phủ, một người chân đi vòng kiềng: anh sinh viên Berton; một người chân vẹo: vợ viên mõ tõa; một người lưng gù: em bé gái ở khu nhà họa sĩ Titorelli; một Leni bị dị tật ở tay: ngón giữa và ngón tay đeo nhẫn bị dính liền; một thanh tra Vilem bụng phệ, “cái đầu khô khốc và xương xẩu, có cái mũi vẹo vọ to tướng, chẳng hợp với tấm thân phốp pháp ấy chút nào”[21-94]. 11 Chân dung của Gregor Samsa được miêu tả như những bức họa nghịch dị. Yếu tố nghịch dị trong xã hội thế kỷ XX “dịch chuyển giữa cái hư và cái phi lí”. Yếu tố nghịch dị là “yếu tố tạo nên hiện tượng trái với thông thường, ở dạng thức méo mó và cái phi lí” [27]. Yếu tố nghịch dị là “yếu tố tạo nên hiện tượng trái với thông thường, ở dạng thức méo mó, lệch lạc so với thông niệm” [27]. Trong Hóa thân Gregor Samsa trước khi biến dạng không được miêu tả về ngoại hình. Sự biến dạng diễn ra bất ngờ, không báo trước và triệt để. Ngay dòng đầu tiên của chương I, tại thời điểm “Một sáng tỉnh giấc” mơ hồ, đậm chất huyền ảo, Samsa đã “thấy mình biến thành một con côn trùng khổng lồ” [21;15]. Với diện mạo quái dị, “lưng anh như thể được bọc kín bằng giáp sắt, anh nằm ngửa dợm nhấc đầu lên và nhìn thấy bụng mình khum tròn, nâu bóng, phân chia thành nhiều đốt cong cứng đờ (…) chân anh nhiểu ra, mảnh khảnh đến thảm hại so với phần còn lại của thân hình to đùng, vung vẩy bất lực trước mặt anh”[21;15]. Samsa khi biến thành con vật cũng xa lạ với hình dáng của chính mình. Độc giả dõi theo cứ mỗi cử động của “con bọ” Samsa, những bộ phận bên ngoài càng hiện rõ nét. Samsa nhận thấy thân hình “to bè ra khác thường” [21;19] với “vô số cặp chân nhỏ không ngừng vung vẩy khắp mọi hướng không làm sao điều khiển được” mỗi khi anh ta cố gắng ngồi dậy. Khi cố gắng tiến về phía cửa, nhân vật cảm nhận “những gót chân tận cùng những chiếc cẳng khẳng khiu của anh hơi dinh dính” [21;27] và khi “dùng mồm hì hục cố xoay chìa khóa trong ổ”, “khốn thay, anh nhận ra miệng mình dường như không còn chiếc răng nào” nhưng bù lại “đôi hàm của anh lại rất chắc khỏe, nhờ đó anh có thể xoay được chìa trong ổ khóa” [21;27]. Trước khi biến dạng, chân dung Samsa trong hình dáng một con người là ẩn số, khi hóa thành bọ, ngoại hình anh ta được miêu tả rất tỉ mỉ. Kafka đã “vật hóa” nhân vật hoàn toàn về hình hài. Tuy nhiên, ngoại hình nhân vật dẫu được miêu tả rất tỉ mỉ nhưng nó vẫn được khoác lên tấm áo mơ hồ, huyền hoặc bởi các chi tiết tưởng như cụ thể nhưng không đi đến đích thông báo Samsa hóa thành côn trùng gì. 1.2. Nhân tính Gregor Samxa không chỉ bất thường từ tên gọi đến diện mạo, mà còn bất thường về cả tâm lí đến tính cách, họ còn là những nhân vật cô đơn. Nhân vật đứng trong một vũ trụ riêng rẽ, ở đó, tâm hồn mỗi người như một tiểu vũ trụ, không những chơi vơi, xa lạ với đồng loại mà nhiều khi còn xa lạ với chính bản thân mình. Nỗi cô 12 đơn vì đó luôn thường trực trong các nhân vật của Kafka với những nguyên cơ và biểu hiện khác nhau. 1.2.1. Con người cô đơn Kafka mang trong mình dòng máu Do thái, sinh ra tại Prague, thủ đô của Tiệp Khắc, tiếp thu nền văn hóa và sự giáo dục của Đức, ở ông còn có sự hòa trộn phong phú giữa các nền văn hóa này. Nhưng đây lại là nguyên thủy sâu xa khiến Kafka luôn mang trong mình mặc cảm thiếu quê hương, cảm giác về một sự tồn tại lơ lửng, chênh chao ở một tâm hồn nhạy cảm, dễ tổn thương. Cảm giác này in dấu khá đậm nét trong thế giới nhân vật của Kafka - thế giới của những con người cô đơn. Nhân vật của Kafka đã chẳng thể có một cái tên hoàn chỉnh, ông luôn xây dựng hai thế giới đối lập: một nhân vật trung tâm đối diện với các nhân vật khác và thậm chí là đối lập với cả thế giới còn lại. Một mình nhân vật rơi vào sự phi lí, không bạn bè, không người thân trong con đường số phận, chỉ va chạm với những nhân vật khác trong chốc lát rồi họ cũng biến mất. Khi một mình cách chia với nghìn thế giới thì sự tồn tại của cá nhân con người trở thành vô nghĩa. Khi không được thấu hiểu, giữa con người với con người mãi mãi sẽ chỉ là hai vũ trụ chứa đầy bí mật (Xuân Diệu). Trong Hóa thân Gregor Samxa xa lạ, biệt lập, cô đơn, phải sống kiếp lưu đày ngay trong chính gia đình mình, giữa những người thân yêu của mình. Vốn là một nhân viên chào hàng cần mẫn, là niềm tự hào của gia đình, song một sáng tỉnh dậy, anh đã biến thành một con côn trùng khổng lồ. Và tiếp đó là những chuỗi ngày đau khổ, ê chề của Gregor. Từ sau khi biến dạng, những người thân Gregor vô cùng yêu quý và nhiệt tình phụng sự đã khiếp sợ, khinh bỉ và căm thù anh. Họ đã quên đi những ngày tháng được sống nhàn nhã trong hưởng thụ khi Gregor phải làm việc cật lực không dám nghỉ ốm lấy một ngày. Giờ đây, trong mắt bố, mẹ và em gái Gregor, anh như một quái vật ghê tởm gây ra bao rắc rối và làm khổ tất cả mọi người. Suy nghĩ thường trực của họ lúc này là “Ta phải làm sao tống khứ nó đi; Ta phải làm sao rũ bỏ được nó; Nó phải đi” [21;64-65]. Đáng thương cho Gregor, trong chuỗi ngày sống trong hình dáng côn trùng, anh vẫn hiểu tiếng người, và vẫn có suy nghĩ như một con người. Gregor suy nghĩ về những ngày tháng đã qua, về cuộc đời mình - cuộc đời mà trước kia mải miết chạy theo guồng quay cuộc sống dường như chưa bao giờ anh kịp suy nghĩ. Anh thấm thía sự ghẻ lạnh của người thân trong gia đình, Gregor đau đớn nhận ra từ trước đến nay anh chẳng hiểu gì về những người thân của mình, anh chỉ là 13 một cái bóng giữa gia đình, là cái máy kiếm tiền để những con người kia yên tâm hưởng thụ. Tâm hồn nhạy cảm với trách nhiệm, tình thương của Gregor bị chấn thương, nhỏ máu. Thế nhưng anh vẫn không nguôi tình yêu thương gia đình. Gregor muốn mọi người hiểu mình nhưng thật khó vì giờ đây tiếng nói của anh “đâu phải tiếng người” [21;26]. Cho nên anh càng cố gắng làm cho mọi người hiểu mình, càng cố gắng để bày tỏ tình cảm của mình đối với mọi người thì người thân của họ lại càng kinh hoàng, sợ hãi. Một trong những chi tiết quan trọng dẫn đến bước ngoặt khiến Gregor phải chết là khi nghe tiếng đàn của em gái, bất chấp sự đau đớn về thể xác, sự mặc cảm về hình hài, Gregor cố gắng lết về phía cô, tìm cách cổ vũ, khích lệ, động viên cô. Vì trước đây, trong cái gia đình này không ai hiểu tiếng đàn của em gái bằng anh. Thế nhưng tình cảm tốt đẹp đó chẳng những không nhận được sự thấu hiểu mà ngược lại nó còn làm bùng lên sự giận dữ của mọi người. Họ sợ hãi, xua đuổi anh như một con vật gớm ghiếc và khi anh khó nhọc về đến phòng sau khi bị ông bố “oanh kích” [21;67], người em gái phóng vọt tới cài then, khóa kĩ cửa rồi kêu to: “Thế là xong” [21;67]. Họ quyết định phải ra đi. Gregor phải chết và anh đã chết nhưng trước khi trút hơi thở cuối cùng, anh vẫn nghĩ đến gia đình với tình yêu thương trìu mến. Trong khi đó, những người thân của Gregor lại thở phào nhẹ nhõm, sung sướng như trút được gánh nặng trước cái chết của anh. Họ tự thưởng cho niềm vui giải thoát này bằng một chuyến đi dạo phố, nghỉ ngơi suốt ngày. Họ còn lập kế hoạch sẽ thay đổi căn nhà đang ở nhà trước đây Gregor đã chọn bằng một căn hộ khác nhỏ hơn, rẻ hơn, tiện hơn… Như vậy, Gregor cô đơn, xa lạ trong chính ngôi nhà của mình, giữa những người thân của mình. Trong quá khứ, anh luôn phải làm việc cật lực, lăn lộn kiếm tiền một mình mà không hề có sự chia sẻ, hiện tại, khi biến thành côn trùng, anh luôn bị bỏ đói và tương lai, viễn cảnh mà gia đình vẽ ra không có sự xuất hiện của anh. Câu chuyện nói lên sự bi đát của thân phận con người thời hiện đại qua nhân vật Gregor. Không những cô đơn trong cuộc đời, con người còn cô đơn ngay trong chính gia đình của mình. Cuộc sống con người rồi sẽ đi về đâu khi sự cô đơn luôn ngự trị như thế, khi con người không hiểu nổi thế giới cũng như không thể hiểu nổi chính bản thân mình. Còn trong Vụ án Jozep K cô đơn trong chính nơi mình đang sống, mình làm việc. Anh chẳng làm gì nên tội thế mà một buổi sang kia anh bị bắt. Trước sự ngỡ ngàng của mọi người, không hiểu vì một lí do vô cớ mà anh bị bắt. Sáng hôm ấy mọi thứ diễn ra không như mọi ngày. Chị nấu bếp của bà Grubach chủ cho thuê nhà không 14 thấy mang bữa sáng đến cho Jozep K. Nhìn thấy sự hiện diện của một bà già đối diện phòng bên và tiếng gõ cửa vào lúc sáng sớm của của hai người mặc bộ đồ đen bó lấy người có vẻ như thực dụng lắm. Trong suốt công cuộc tìm kiếm sự giải thoát cho bản thân, suốt tác phẩm ta không hề thấy bóng dáng của những người thân trong gia đình Jozep K, duy nhất chỉ có một ông chú xuất hiện nhưng sự giúp đỡ cũng nửa chừng và không mang lại kết quả gì. Kết quả của cuộc tìm kiếm lí do phạm tội trong suốt một thời gian dài của Jozep K không gì khác ngoài cái chết “Cách một hôm trước sinh nhật lần thứ ba mươi mốt của K- lúc ấy khoảng chín giờ tối, giờ yên tĩnh trong các phố xá - có hai người tới nhà anh” [21;294]. Ngày định mệnh của K đã đến, chúng đưa anh tới một “công trường nhỏ khai thác đá bỏ hoang” [21;298]. Không một người thân gia đình, không bạn bè tiễn đưa, ta chỉ thấy một mình Jozep K loay hoay với hai tên được cử đến để thi hành án. Jozep K chết trong sự cô đơn, cô đơn đến tột cùng. 1.2.2. Con người thích nghi Gregor Samsa là nhân vật khuyết thiếu, có gia đình nhưng bị kết án cô đơn ngay trong chính gia đình mình, quá khứ chỉ là nỗi niềm, những mảnh vỡ vụn vặt. Nhân vật bị cắt rời trong chiều quá khứ và tương lai, chỉ sống với khoảnh khắc ở thực tại. Nhưng cuộc sống ấy cũng không mang ý nghĩa tích cực, không phải là sống cho mình mà là sự thích nghi với thực tại một cách máy móc và bị động. Samsa bị dồn vào “tình thế cạm bẫy” (chữ dùng của M.Kundera), và từ đó, cuộc sống của anh là kiếp thích nghi với cuộc sống côn trùng mới. Trong biến cố đầy ngẫn nhiên và hết sức phi lí, ban đầu, Samsa cũng cưỡng lại việc mình bị biến thành côn trùng. Dù nhận thức được hình dáng thay đổi “Gregor Samsa nằm trên giường và thấy mình biến thành một con côn trùng khổng lồ” [21;15] và cũng biết “đây đâu phải chiêm bao” [21;15] nhưng anh ta vẫn chỉ coi đây là một việc vô lí, vẫn muốn xoay người ra khỏi giường để bắt kịp chuyến tàu. Kafka đã dặt nhân vật vào sự mâu thuẫn giữa hình dáng côn trùng bên ngoài và hành động theo bản năng, ý thức của con người để thể hiện triệt để nghịch lí: “những hành động thông thường, những cái hợp với quy luật cứ bị cái phi lí lôi đi tuồn tuột, mất hút tăm dạng” [23;78] Samsa từ chỗ muốn thoát khỏi sự trở ngại của lốt vật để làm việc, lo cho gia đình dần quen với cuộc sống của loài vật. Anh làm quen với cơ thể mới, cảm thấy thoải mái khi nằm sấp xuống và khám phá ra công dụng của những bộ phận khác. 15 Những món ăn ưa thích trước kia khiến anh kinh tởm và không chịu nổi mùi của nó nữa, thay vào đó là những đồ ôi thiu. Anh “đâm ra có thói quen bò ngoằn ngoèo trên sàn nhà và bốn bức tường để giải khuây” [21;44]. Anh “háo hức mong đợi người ta dọn dẹp hết đồ trong phòng anh đi” [21;46]. Ý thức về thời gian cũng dần trở nên mơ hồ và “những cảnh vật gần kề cũng dần dần nhạt nhòa đi trong mắt anh” [21;42]. Bản năng sống của loài vật kéo Samsa ra xa cuộc sống con người. Tự nhân vật đã phủ định chính nó. Thích nghi với kiếp sống loài vật cũng là biểu hiện của con người chấp nhận một cách hiển nhiên. Con người bất lực trước cuộc sống, thờ ơ với chính bản thân mình. Vì thế, hình hài côn trùng khổng lồ gây cho những người xung quanh cảm giác ghê tởm về sự phi thẩm mĩ nhưng Gregor Samsa lại không cảm nhận thấy điều đó. Trong buổi sáng định mệnh, anh không lo lắng cho bản thân mà chỉ quan tâm tới việc trễ giờ. Nhân vật bị chi phối bởi những mối lo bên ngoài, hành động theo nguyên tắc ngoài mình. Nếu như Samsa là con người thích nghi sự thay đổi một cách hoàn toàn nhanh chóng thì Jozep K trong Vụ án ban đầu khi mới bị bắt, anh cũng hết sức ngạc nhiên “sao tôi lại bị bắt?” [21;79] “dẫn tôi đến gặp cấp trên của anh” [21;81]. Cuộc hành trình của Jozep K bắt đầu, anh tìm đến những nơi ở của tòa án, nơi chịu trách nhiệm về vụ án của anh. Ban đầu anh tìm đến những khu phố ngoằn ngoèo, đường xá tĩnh lặng, những ngôi nhà cao chót vót. Với những chiếc cầu thang ngoằn ngoèo, lối đi chật hẹp với nhiều tầng gác máy nối tiếp nhau. “Một hành lang dài có những cái cửa thô sơ thông với các gian khác nhau của tầng nóc. Mặc dầu chẳng có ánh sáng mặt trời chiếu vào trực tếp nhưng không hoàn toàn tối mò vì có khá nhiều phòng không ngăn cách với hành lang bằng vách kín mà chỉ bằng lớp gỗ đóng mắt cáo nên cũng có chút ít ánh sáng lọt qua và từ ngoài nhìn vào có thể thấy các viên chức đương ngồi hí hoái viết ở bàn hoặc đứng tựa vào mắt các theo dõi mọi người qua lại. Vả chăng công chúng ngồi ở phòng đợi có rất ít vì là ngày chủ nhật, họ hầu như chẳng gây ấn tượng gì, họ ngồi dải đều trên các ghế dài bằng gỗ kê hai bên hành lang.Tất cả bọn họ đều ăn mặc luộm thuộm tuy rằng nếu xét đoán qua diện mạo, tư thế, cách để râu và những thứ linh tinh khác phần đông họ đều thuộc những tầng lớp khá giả trong xã hội” [21;136]. Họ bắt đầu hỏi nhau, bàn luận về vụ án của Jozep K theo nhiều khía cạnh khác nhau nhưng cũng không đi đến được kết quả. Sau nhiều lần cứ như vậy Jozep K lại về, lại đến cứ như thế không gian và con người vẫn vậy. Chúng ta ngạc nhiên khi 16 Jozep K bị bắt mà anh vẫn được đến ngân hàng mình làm việc một cách bình thường như không hề có chuyện gì sảy ra. Cũng chính vì thế mà sau một thời gian điều tra tìm kiếm không mang lại kết quả gì anh dần dần thích nghi với việc mình có tội. Một lần nữa, con người lại bất lực trước cuộc sống, loay hoay đi tìm lẽ phải, đi tìm chân lí. Đến cuối tác phẩm câu nói “như một con chó” của Jozep K khiến người đọc băn khoăn. Chết mà không biết mình có tội gì, nhân vật không biết, người đọc không biết. Một cái chết mang đầy tính phi lí. 1.3. Con ngƣời với sự biến dạng không hoàn toàn Trong thế kỉ ít nước mắt nhất, có người bị rửa trôi về nhân hình và nhân tính. Bức chân dung con người mang đậm chất nghịch dị ở những biến dạng về hình hài. Trong kỉ nguyên hiện đại, khi con người càng tiến xa trên nấc thang của văn minh thì hiện trạng con người mất mát nhân hình càng trở nên đậm nét. Một con bọ Samsa hay một vụ án oái oăm thoát thai từ nguy cơ con người đánh mất chính mình là lời cảnh báo cho toàn nhân loại. Tuy nhiên các nhân vật của Kafka không biến dạng hoàn toàn, bên trong mỗi nhân vật đều vẫn tồn tại chất người. Nó là chất kết dính để con người vẫn neo đậu tại ranh giới người - vật hay thiện - ác. Một sáng tỉnh giấc, sau khi biến thành con bọ Samsa vẫn ý thức được chuyện gì xảy ra. Anh bắt đầu nghĩ “Mình làm sao thế này ? - Đây đâu phải chiêm bao. Vẫn là gian phòng yên tĩnh của anh giữa bốn bức tường quen thuộc, một phòng ngủ bình thường trong thế giới loài người, chỉ có điều hơi nhỏ hẹp mà thôi. Bên trên chiếc bàn đầy những mẫu vải vóc quảng cáo đủ loại - Samsa làm nghề chào hàng vẫn còn treo bức tranh mà gần đây anh đã cắt ra từ một tờ họa báo và đem chưng trong một chiếc khung mạ vàng xinh xắn.Tranh vẽ một người đàn bà đội mũ cho khách chiêm ngưỡng, một chiếc bao tay to tướng bằng lông phủ kín đến tận khuỷu” [21;16]. Gregor Samsa đưa mắt nhìn qua khung cửa sổ, chứng kiến những sự vật đang xảy ra trước mắt mình “giọt mưa”, không tin vào sự biến dạng của mình bằng nán ngủ thêm lúc nữa để “quên luôn cái chuyện vô lí này đi”. Nhưng vì anh là người có trách nhiệm và luôn luôn gương mẫu hơn bao giờ hết. Bất chợt anh nhìn chiếc đồng hồ báo thức đang tích tắc trên đầu tủ. “Trời đất ơi! anh hoảng hốt - Đã sáu giờ rưỡi rồi và chiếc kim đồng hồ vẫn lầm lì chuyển động” [21;17]. Chuyến tàu kế tiếp khởi hành và anh đã không kịp đến nơi làm việc. Anh nghĩ ra những lí do vì anh chưa tin, chưa chấp nhận sự thật, vẫn còn kháng cự - thay vì mang bản chất của con người. “Hay là anh sẽ viện cớ ốm đau 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan