Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM...

Tài liệu BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

.PDF
30
1
72

Mô tả:

lOMoARcPSD|15547689 Giang Chí Huy tiểu luận Văn học dân gian Cơ sở tiếng Việt ở tiểu học 2 (Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh) lOMoARcPSD|15547689 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN --------------------------------------- BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM Giang Chí Huy 46.01.607.031 lOMoARcPSD|15547689 TP HỒ CHÍ MINH – tháng 6 năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hữu Nghĩa Sinh viên thực hiện: Giang Chí Huy MSSV: 46.01.607.031 lOMoARcPSD|15547689 TP HỒ CHÍ MINH – Tháng 6 năm 2021 lOMoARcPSD|15547689 I. MỤC LỤC: I. MỤC LỤC……………………………………………..……………………1 II. LỜI NÓI ĐẦU………………………………………….. …………………..2 III. PHÂN BIỆT TỤC NGỮ VÀ CA DAO……...…………..………………… 3 1. Các trường hợp cần đặt ra vấn đề phân biệt giữa tục ngữ và ca dao…2 2. Các tiêu chí phân biệt một tác phẩm là tục ngữ hay ca dao………...3 2.1. Thế nào là tục là ca ngữ?...............................................................................4 2.2 Thế nào dao?..................................................................................5 2.3 Các tiêu chí phân biệt………………………………………………….8 3. Ví dụ………………………………………………………………………9 IV. XÁC ĐỊNH LOẠI VẦN VÀ CÁC LOẠI PHÉP DIỄN TÂM TÌNH. ĐỐI……………............12 V. CÁC PHƯƠNG THỨC PHÔ ……………………….17 Page | 1 lOMoARcPSD|15547689 VI. SỰ KẾT HỢP TÍNH CHẤT DUY LÍ VÀ TÍNH CHẤT NGHỆ THUẬT TRONG TỤC NGỮ VIỆT NAM……………………..…………………24 1. Thế nào là tính chất duy lí…………………………………...…………… 24 2. Thế nào là tính chất nghệ thuật……………………………...…………… 24 3. Sự kết hợp tính chất duy lí và tính chất nghệ thuật trong tục ngữ Việt Nam…………………………..…………………………………………….25 II. LỜI NÓI ĐẦU: Nhà văn người Nga Aleksandr Solzhenitsyn[1] từng nói: “Văn chương trở thành ký ức sống động của một quốc gia”, từ xa xưa văn học đã mang dấu ấn đậm nét từ những câu ca dao, tục ngữ và dần dần nó phát triển mạnh mẽ hơn không chỉ còn là truyền miệng mà nó còn là trên sách vở, có nghiên cứu khoa học và trở thành một lĩnh vực riêng biệt. Thông qua những tác phẩm văn học, ta dường như có thể khám phá ra tất cả các phong tục, tập quán của từng địa phương, dân tộc, của một quốc gia, là một phương tiện tuyệt vời đưa ta sống lại với từng giai đoạn lịch sử. Các tác phẩm như Tam Quốc diễn nghĩa, Hoàng Lê nhất thống chí tái hiện lại một thời kỳ lịch sử hoành tráng của dân tộc, Lão Hạc cho ta thấy được cuộc sống cùng cực của con người Việt Nam trong thời chiến, những bài thợ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh cho ta thấy được sức mạnh cũng như ý chí hào hùng của dân tộc. Người ta vẫn nói văn học là một cái gì đó rất trừu tượng, nó không phải một bàn tay nhưng lại có sức mạnh vô hình kéo con người ta Page | 2 lOMoARcPSD|15547689 lại gần nhau hơn. Đó chính là tâm tư, tình cảm của con người, là ý thức xã hội hình thành trong não chúng ta. Văn học mang đến cảm xúc khác biệt cho từng người, làm cho tình cảm yêu thương, kiêu hãnh, bao dung đến với chúng ta. Từ đó có thể thấy được rằng sức ảnh hưởng của văn học đối với đời sống của con người là vô củng to lớn và là một thành phần không thể thiếu trong quá trình hình thành xúc cảm của con người. Đối với lịch sử phát triển văn học Việt Nam, văn học dân gian đóng một vai trò vô củng quan trọng trong việc thể hiện đời sống lao động và tâm hồn người nông dân, nhân dân lao động Việt Nam. “Văn học dân gian là cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng tâm hồn dân tộc Việt Nam”, ra đời từ buổi sớm của xã hội loài người, lúc con người chưa phát minh ra chữ viết, văn học dân gian là nguồn sữa trong lành nuôi dưỡng bao thế hệ trẻ lớn lên trong chiếc nôi tre Việt Nam, trong tiếng ru ầu ơ dân tộc, qua văn học dân gian, ta cảm nhận rõ hơn sự kỳ diệu của ngôn ngữ tình yêu, thấy thương hơn gốc lúa, vườn rau, thương hơn cuộc sống quanh ta. Mang trong mình lý tưởng thẩm mỹ, triết lý sống cao đẹp mà tác giả gửi gắm một cách kín đáo, đến với văn học dân gian, ta không chỉ cảm thấy hồn mình thư thái, quên đi bao muộn phiền, mà còn học được nhiều điều tưởng như đơn giản nhưng hết sức cần thiết trong cuộc sống. Qua văn học dân gian, vốn tiếng Việt của ta phong phú hơn. Ta biết sống nhân ái, biết cư xử đúng mực hơn. Đặc biệt, bài học nhân sinh, bài học về lòng cao thượng mà văn học dân gian mang lại càng phát huy hiệu quả đối với thanh thiếu niên và học sinh ngày nay. Học và tiếp cận với văn học dân gian, các em biết trân trọng hơn những gì mình đang có, biết hành xử đúng mực trong mọi tình huống để người gần người hơn. Sao cho truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được lưu giữ và phát triển đến muôn đời sau. Page | 3 lOMoARcPSD|15547689 III. PHÂN BIỆT TỤC NGỮ VÀ CA DAO: “Tục ngữ, ca dao là phần phong phú nhất trong văn học dân gian của dân tộc ta. Đây cũng là phần có giá trị nhất về mặt trí tuệ, tình cảm và nghệ thuật biểu hiện. Do đặc điểm nội dung và hình thức ngắn gọn, có vần, dễ nhớ, nên nó luôn được nhân dân vận dụng, truyền miệng qua nhiều thế hệ. Chính vì vậy nó luôn được trau chuốt mà vẫn giữ được cái hồn, cái hình mặc dù có thay đổi một vài từ khi đến “cư trú” ở các địa phương khác nhau…” (trích “Tục ngữ, ca dao Việt Nam” của Mã Giang Lân). 1. Các trường hợp cần đặt ra vấn đề phân biệt giữa tục ngữ và ca dao: Trong bài “Tiếng nói văn nghệ” của tác giả Nguyễn Đình Thi có viết: “Tác phẩm (Văn học) vừa là kết tinh của tâm hồn sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho người đọc sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.” Điều đó có nghĩa là văn học đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển tâm hồn của mỗi con người. Đặc biệt là với lứa tuổi học Page | 4 lOMoARcPSD|15547689 sinh. Mỗi tác phẩm văn học là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, là tiếng nói của tác giả trong cuộc đời. Nhà thơ Tố Hữu từng nói rằng: “Cuộc đời chính là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học”. Nghĩa là văn học được tạo ra để phục vụ cho cuộc sống của mỗi chúng ta. Cuộc sống có trở nên tươi đẹp và nhân ái hơn là bởi có văn học. Vì thế mà văn học có một vị trí riêng cho mình trong các lĩnh vực nghiên cứu một cách chặt chẽ và có tính khoa học. Trong quá trình nghiên cứu, phân tích và đánh giá một đơn vị tác phẩm văn học, không thể không đặt ra các vấn đề phân biệt giữa tục ngữ, thành ngữ và ca dao cũng như đặt ra những vấn đề phân biệt các thể loại văn học nhằm đưa ra những kết luận hợp lí nhất, khách quan nhất. Khi tìm hiểu, phân tích một tác phẩm, đặc biệt là các tác phẩm văn học dân gian, cần nắm rõ các khái niệm về tục ngữ, thành ngữ, ca dao để cảm nhận tác phẩm một cách sâu sắc và chi tiết nhất. Tương tự, khi soạn các bài báo có liên quan đến các yếu tố văn chương, cần phải nêu rõ, phân biệt giữa tục ngữ và ca dao để có được thông tin chính xác nhất đến tay người đọc. 2. Các tiêu chí phân biệt một tác phẩm là tục ngữ hay ca dao: 2.1. Thế nào là tục ngữ? Tục ngữ là một trong những thể loại của văn học dân gian. Khác với ca dao, dân ca là những khúc hát tâm tình, thiên về khía cạnh tinh thần, tình cảm, tục ngữ có chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm trên rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống hằng ngày. Khác với cách ngôn, tục ngữ không bao hàm ý nghĩa khuyên răn trực tiếp. Với đề tài phong phú, đa dạng, tục ngữ là những lời nói có tính nghệ thuật thể hiện sự đúc kết những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử – xã hội, những bài học ứng xử, những phương châm xử thế của nhân dân. Tục ngữ thường rất cô đọng, tiết kiệm lời nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc. Nội dung của tục ngữ thường đề cao những quan hệ ứng xử phù hợp với cộng đồng, hướng đến mục đích xây dựng và củng cố quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau. Với các chủ đề khác nhau, những câu tục ngữ này thể hiện những quan niệm của dân gian về cuộc sống như khi khuyên con người nên chăm chỉ làm ăn, tục ngữ nói: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”. “Hàm nhai” chỉ hoạt động cụ thể của con người là ăn, được dùng để khái quát ý nghĩa có của ăn của Page | 5 lOMoARcPSD|15547689 để, và dùng hình ảnh “miệng trễ” để chỉ sự nghèo đói. Hoặc để nói đến đức tính cần cù, tục ngữ nói: “Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ”. Dùng một hình ảnh rất gần gũi, dễ hiểu để truyền tải một ý nghĩa sâu sắc như một quy luật của cuộc sống. Cũng có khi tục ngữ dùng cách nói giàu hình ảnh, nhịp nhàng, truyền cảm như “Tình thương quán cũng là nhà, lều tranh có nghĩa hơn toà ngói cao”. Đặt sự vật, sự việc trong thế đối lập, để làm nổi bật điều muốn nói. Vì thế, tục ngữ thường rất dễ nghe, dễ hiểu và dễ thuộc, nó phù hợp với suy nghĩ của số đông người trong cộng đồng. Đây cũng là nguyên nhân làm cho tục ngữ có sức sống và sức phát triển lâu bền đến như vậy. Trong kho tàng những câu nói dân gian, tục ngữ về đạo đức, lối sống là một mảng nội dung rất phong phú. Là những câu nói đưa ra những kinh nghiệm sống, những lời răn dạy, tục ngữ về đạo đức lối sống cũng là nơi thể hiện những phẩm chất đẹp đẽ của nhân dân lao động. Tục ngữ chứa đựng những tinh hoa ứng xử, những quan niệm nhân văn về lối sống, lẽ sống, về những phẩm chất quý giá của con người. 2.2. Thế nào là ca dao? “Từ bao giờ đến bây giờ, từ Homerơ đến Kinh Thi, đến ca dao Việt Nam, thơ ca có một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại, nó ra đời từ những buồn vui của loài người và sẽ làm bạn với con người cho đến ngày tận thế” (Hoài Thanh). Trong quá khứ, ca dao dân ca đã trải qua thời hoàng kim của nó, có thể nói ca dao dân ca có mặt trong mọi hoạt động của con người, góp mặt trong mọi khía cạnh của đời sống. Kể từ khi con người vươn mình khỏi bóng tối nguyên thủy, mở rộng tâm hồn để đón nhận những vang vọng của đất trời, để trái tim mình cất lên những xúc cảm buồn vui yêu ghét, thì ca dao dân ca, những câu thơ khúc nhạc đầu tiên của nhân loại, đã nảy sinh và bầu bạn với con người như tri âm, tri kỉ. Ca dao dân ca Việt Nam đã chiếm một phần quan trọng không thể thay thế trong đời sống sinh hoạt cũng như đời sống tinh thần của người Việt, trở thành một mảnh ghép của hồn Việt, một mảnh ghép cổ xưa, chân thành, mộc mạc mà sâu sắc, dạt dào… Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hân Page | 6 lOMoARcPSD|15547689 – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi thì khái niệm Dân ca (tiếng Pháp: chanson populaire; tiếng Anh: folk song) là một loại hình sáng tác dân gian mang tính tổng hợp bao gồm lời nhạc, động tác, điệu bộ kết hợp với nhau trong diễn xướng. Xét về đặc điểm âm nhạc, làn điệu, có thể chia dân ca thành hai loại hính là loại đa điệu và đơn điệu. Đa điệu (nhiều làn điệu) như dân ca quan họ Bắc Ninh (khoảng hai ba trăm làn điệu khác nhau). Đơn điệu như hát ví, giặm Nghệ – Tĩnh, hát trống quân, hát đúm… Tuy nhiên, do tác động của hoạt động sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian, thật ngữ ca dao đã dần dần chuyển nghĩa. Từ một thế kỉ nay, các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam dã dùng danh từ ca dao để chỉ riêng thành phần nghệ thuật ngôn từ (phần lời thơ) của dân ca (không kể những tiếng đệm, luyến láy, tiếng đưa hơi). Với nghĩa này ca dao là thơ dân gian truyền thống. Dựa vào chức năng kết hợp với hệ thống đề tài, có thể phân ca dao cổ truyền thành những loại ca dao khác nhau, ca dao ru con, ca dao về tình yêu, ca dao về tình cảm gia đình, ca dao than thân, ca dao trào phúng… Cũng như các thể loại khác của văn học dân gian, ca dao dân ca ra đời từ chính những hoạt động thực tiễn của đời sống con người, và cũng chính vì vậy, sự tồn tại của ca dao dân ca trước hết gắn chặt với những hoạt động sinh hoạt của cuộc sống thường nhật. Những khúc hát ru của mẹ, của bà, của chị bên cánh nôi tuổi thơ chính là một trong những biểu hiện sống động mà gần gũi, thân thuộc của sự tồn tại của ca dao dân ca trong đời sống hôm nay. Trong cuộc sống hiện đại, tuy rằng sự xuất hiện của những khúc ru em đang dần thưa vắng, nhưng chúng ta vẫn có thể bắt gặp hình ảnh những người mẹ, người bà, người chị cất lên những lời hát ngọt ngào để vỗ về những đứa trẻ vào giấc ngủ. Cùng nhịp võng đều đều hay vòng tay đong đưa nhẹ nhàng, ấm áp, những lời ca ngọt ngào, êm dịu của những bài hát ru như một cơn gió mát lành đưa tâm hồn trẻ thơ vào thế giới mộng ảo, huyền diệu của những giấc mơ lành, giúp em ngủ say, ngủ êm, không bị quấy phá bởi những cơn ác mộng… còn gì đẹp hơn hình ảnh ấy, người mẹ ẵm đứa trẻ trên tay, cất lên chất giọng tha thiết yêu thương. Có thể đó là những khúc ru trầm bổng của miền kinh Bắc: Page | 7 lOMoARcPSD|15547689 “Cái ngủ mày ngủ cho ngoan Để mẹ đi cấy đồng xa trưa về Bắt được con trắm con trê Thòng cổ mang về cho cái ngủ ăn…” Hay những khúc hát ru của người mẹ miền Trung:’ “Bạn chào ta có ân có ái Ta chào lại bạn có nghĩa có nhơn May mô may quyển lại gặp đờn Quyển kêu thánh thót còn tiếng đờn thì ngâm nga Nhắn em về nói với mẹ cha Dọn đàng quét ngõ tháng ba dâu về Dâu về không lẽ về không? Ngựa Ô đi trước ngựa Hồng theo sau Ngựa Ô đi tới vạt cau Ngựa Hồng thủng thỉnh đi sau vạt chè…” Hay khúc ầu ơ của người mẹ miền Nam, mộc mạc, chân tình mà ngọt ngào, tha thiết: “Ầu ơ … ví dầu Cầu ván đóng đinh Cầu treo lắc lẻo Gập ghềnh khó qua … Ầu ơ … Khó qua mẹ dắt con qua… Page | 8 lOMoARcPSD|15547689 Con đi trường học Mẹ đi trường đời …” Đó là những khúc ca đi cùng tuổi thơ, khi nhìn thấy người mẹ hát ru, ta như bắt gặp cả tuổi thơ mình trong đó, trở về với phần hồn nhiên nhất, ấm cúng nhất của tâm hồn mình. 2.3. Các tiêu chí phân biệt: Ca dao là những bài ca ngắn có vần, điệu để nói lên quan niệm về Thiên nhiên, cuộc sống, Con người và Xã hội. Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là “trí khôn dân gian”. Trí khôn đó rất là phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn ngữ ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng vào đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn. Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác, được tách ra từ các tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại, được rút ra từ các tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài. Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: Nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,…Và đa số tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca…Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến thức vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý, tục ngữ có thể có một vế, chứa một phán đoán, nhưng cũng có thể có nhiều vế, chứa nhiều phán đoán. Trong khi đó, ca dao sử dụng nhiều thể thơ khác nhau, thể lục bát rất phổ biến trong ca dao, cấu trúc thể Page | 9 lOMoARcPSD|15547689 loại thơ trong ca dao theo lối ngẫu nhiên không có chủ đề nhất định, bao gồm cấu trúc theo lối đối thoại, và cấu trúc theo lối phô diễn về thiên nhiên. 3. Ví dụ: Như đã được đề cập, tục ngữ được cấu tạo trên cơ sở thực tế, do lý trí nhiều hơn xúc cảm, tư tưởng biểu hiện trong tục ngữ là tư tưởng đanh thép, sắc bén, rút ở cuộc đời. Ở tục ngữ, tính chất phản phong là mạnh hơn cả, ban đầu tục ngữ chỉ mang tính chất nói xuôi tai, hợp lí, sau dần mới trở thành câu nói có vần vè, gọn gàng hơn. Như câu tục ngữ “Quá mù ra mưa” đã nhắn nhủ chúng ta rằng mọi sự vật sự việc đều có giới hạn của riêng nó và trong cuộc sống hãy cố gắng nhiều từ những việc làm nhỏ tích lại chắc chắn sẽ thành công. Theo lối chiết tự ta biết được “Mù” ở đây chính là sương mù. Sương mù ở đây nó hiểu rất đơn giản nếu như chúng ta chịu học hỏi đó chính là hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti giống như mây nhưng hiện ra áp trên mặt đất. Hiện tượng này thay vì trên trời cao như những đám mây lơ lửng. Thực tế ta như biết được chính sương mù được tạo nên từ hơi ẩm trên Trái đất bốc hơi. Điều cần phải nhớ đó chính là khi bốc hơi, thì chính hơi ẩm chuyển động lên cao. Khi lên cao thì nhiệt độ cũng giảm đí, lạnh dần và ngưng tụ tạo thành hiện tượng sương mù mà ta hay nhìn thấy. Thế rồi trong khi đó thì mưa là dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh. Đặc biệt hơn ta như thấy được khi có quá nhiều giọt nước hình thành ở mây, khi mà để lâu ngày các đám mây càng nặng sẽ rơi xuống tạo thành mưa. Câu tục ngữ “Quá mù ra mưa” dường như cũng đã có ý muốn nói đó chính là khi không gian có quá nhiều sương mù – “quá mù” thì sẽ tạo ra thành mưa. Thực tế mỗi chúng ta dường như cũng thật dễ dàng nhận ra rằng sương mù chỉ là những hạt nước nhỏ li ti mà thôi. Những sương mù mà có nhiều người ta cũng có thấy được nó giống như những cơn mưa phùn có đôi khi lại như chẳng thể nào mà có thể làm ướt áo ai cả. Còn đối với cơn mưa thì lại khác, nó có thể làm ướt sũng, ngập nơi mà nó đi qua. Tuy ta như thấy được hai hiện tuộng này thoạt nghĩ thì nó khác nhau như thực sự nó cũng chỉ là một quá trình vận động bình thường mà thôi. Khi “Quá mù ra mưa” là vậy, nhiều mù sẽ tạo ra một cơn mưa. Đó chính là sự chuyển hóa về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Thế nên nếu như những cơn mù mà cứ nho nhỏ vừa đủ thì nó Page | 10 lOMoARcPSD|15547689 cũng mãi mãi chỉ là cơn sương mù mà thôi. Nhưng khi đã tích trữ đủ lớn những hạt mù đó như lớn hơn sẽ tạo được thành một cơn mưa. Nhà thi sĩ Nguyễn Bính từng viết: “Nắng mưa là chuyện của trời Tương tư là chuyện của tôi yêu nàng” Thì tục ngữ cũng có câu nói về “nắng” và “mưa” như “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”, tục ngữ có hai vế, trong hai về lại gồm các chữ đối nhau. Một cách nói vần vè dễ nhớ. “Mau” có nghĩa là nhiều, dày; “mau sao” là nhiều sao, dày sao và sao xuất hiện sớm, mọc sớm. vê mùa hè, trời vừa chập tối, nhiều sao sáng xuất hiện trên bầu trời xanh qua đó nhân dân ta biết ngày mai và những ngày sắp tới trời nắng, rất đẹp trời, để chủ động sắp xếp công việc làm ăn, cày bừa cấy hái,... “vắng” là thưa sao, ít sao trên bầu trời. Đó là một hiện tượng cho biết trời sắp mưa. Biết trước trời mưa, nắng thì mọi công việc làm ăn, nhất là nghề nông mới chủ động tích cực, mới tránh được rủi ro thiệt hại. Câu tục ngữ “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” là một kinh nghiệm hay về dự báo thời tiết mùa hè. Mùa đông thì trái lại: “Nhiều sao thì mưa, thưa sao thì nắng”. Có thể nói, muốn hiểu biết về tình cảm của con người Việt Nam xem dồi dào, thắm thiết và sâu sắc đến cỡ nào….thì không thể nào không nghiên cứu và biết đến ca dao. Ca dao Việt Nam là những bài tình tứ, là khuôn thước cho lối thơ trữ tình của ta. Ca dao thể hiện tình yêu như tình yêu đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước, lao động, giai cấp, thiên nhiên, hòa bình,…Chẳng hạn như: “Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Tuyệt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ…” Ca dao dân ca xưa và kể cả không ít những nhà thơ đã tả nhiều về vẻ đẹp thanh bình kinh thành Thăng Long. Cảnh mùa thu thật đẹp, gió nhẹ nhẹ đủ làm Page | 11 lOMoARcPSD|15547689 gợn sóng mặt hồ Tây, bên bờ hồ liễu rủ biêng biếc. Câu thơ mở đầu cho thấy gió rất nhẹ, gió không thổi mà chỉ đưa nhẹ nhàng làm đung đưa những cành trúc rậm rạp la đà sát mặt đất. Cành trúc được làn gió thu trong trẻo, mát lành vuốt ve êm dịu, cùng vói gió cành trúc khẽ lay động bay cùng chiều gió. Bài thơ tả cảnh dẹp kinh thành Thăng Long, nhưng thông qua miêu tả cảnh, ẩn chứa tình cảm tự hào về quê hương đất nước: “Rủ nhau chơi khắp Long Thành Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai” Quê hương đang ngày ngày thay da đổi thịt, cảnh tình thấm vào nhau rung động mãi trong hồn ta. Tâm hồn tác giả thật say sưa mới có những vần thơ hay đến vậy. Bài ca dao để lại trong ta ấn tượng tuyệt vời về Thăng Long. Nó giúp ta yêu hơn tự hào hơn, về kinh đô ngàn năm văn hiến. Bài ca dao mang vẻ đẹp cổ điển hoa lệ như một bài cổ thi trác tuyệt. Page | 12 lOMoARcPSD|15547689 IV. XÁC ĐỊNH LOẠI VẦN VÀ CÁC LOẠI PHÉP ĐỐI: Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Đây là một quy luật để nối các câu trong bài thơ với nhau. Thường vần được dùng để nối câu gieo vào chữ cuối cùng của câu thơ. Có thể nói điểm khác biệt then chốt giữa thơ và văn xuôi là vần, gồm 2 loại vần là vần bình và vần trắc. Vần bình là những chữ không dấu hoặc có dấu huyền, vần trắc là những chữ có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng. Và phép đối là cách sử dụng từ trong thơ sao cho các từ đối nhau hoặc trái nghĩa với nhau, cùng trường nghĩa với nhau, hoặc đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa…Từ các khái niệm như trên, ta có thể ứng dụng trong việc xác định các loại vần và các loại phép đối được sử dụng trong các câu tục ngữ sau: “Đất lề, quê thói.” Là câu tục ngữ được nói ngắn gọn cùa tục ngữ “Đất có lề, quê có thói” tức mỗi địa phương có các phong tục, tập quán khác nhau, “lề” trong “lề lối” có một sự phân chia rõ ràng, “thói” trong “thói quen” chỉ những việc làm thường nhật, đã làm nhiều lần, có thể nói thói quen như là một văn hóa của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng. “Đất có lề” tức đất đã có sự phân chia rõ ràng đâu ra đấy, “quê có thói” tức ở quê nhà đã có những thói quen, phong tục nơi quê, đã được những người dân trong làng gắn bó, gìn giữ và truyền lại qua nhiều thế hệ, vì vậy nơi đâu đều có định luật của nơi đó mà chúng ta phải tuân theo, vì nếu ta làm trái lại, tức là làm trái cả một tập thể lớn. Tục ngữ Đất lề quê thói Vần Vần bình: “lề”, “quê” Vần trắc: “Đất”, “thói” Phép đối “lề” trong “lề lối” và “thói” trong “thói quen” là hai từ đối lập nhau, bởi lề lối mang trong mình những qui tắc của cộng đồng, của tập thể, còn thói quen không mang ý bắt buộc. Page | 13 lOMoARcPSD|15547689 “Giàu trọng, khó khinh.” Câu tục ngữ ví von thói quen, hành động của những người phân biệt đối xử giữa người giàu và người nghèo trong xã hội, những hành vi sống phản bội, hai mặt trong cách đối nhân xử thế, xem trọng những người giàu có, nhiều tiền tài và của cải, đến khi họ gặp “khó” thì trở nên khinh bỉ, xa lánh. Đó là một hành động đáng bị chê trách và cần được bãi bỏ vì với con người, tình thương, tình yêu đối với người với người là tiền đề để một xã hội phát triển hơn hết. Ngoài ra, trong câu tục ngữ còn mang ý chê trách những người xem trọng giàu – nghèo trong các mối quan hệ, “khó” không chỉ mang trong mình ý nghĩa của hoạn nạn, khó khăn, mà còn mang trong mình ý nghĩa cuộc sống khó khăn, nghèo nàn của con người, đó có lẽ là một thói quen xấu của một số người và thói quen đó đã tồn tại từ rất lâu kể từ khi chế độ tư hữu ra đời. Tục ngữ Giàu trọng, khó khinh Vần Phép đối Vần bình: “Giàu”, “Giàu” – “khó”: những vị “khinh” thế, điều kiện trong xã hội. Vần trắc: “trọng”, “khó” “trọng” – “khinh”: Thái độ của con người đối với nhau. “Chị ngã, em nâng.” Tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình là một tình cảm vô cùng thiêng liêng và đáng quý của mỗi con người chúng ta cần phải biết trân trọng những tình cảm đó, đúng như truyền thống của dân tộc Việt Nam đã có rất nhiều những câu ca dao tục ngữ nói về vấn đề này như “Anh em như thể chân tay”, “Lá lành đùm lá rách”, hay như câu “Chị ngã em nâng”. Ý nghĩa sâu xa mà câu tục ngữ thể hiện đó là nói về tình cảm của hai chị em trong gia đình luôn luôn phải tương trợ giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, khi khó khăn và khi gian nan nhất, mỗi người chúng ta đều hiểu được những ý nghĩa to lớn mà nó dành cho mỗi người. Câu tục ngữ trên đã xuất hiện từ xưa đến nay nó đã được nhân dân ta đúc kết từ những kinh nghiệm sống quý báu, giá trị đó để lại những niềm tin yêu sâu sắc và giá trị to lớn mạnh mẽ cho mỗi con người, hiểu được điều đó con người sẽ cảm thấy cuộc đời này có nhiều ý nghĩa và giá trị hơn. Page | 14 lOMoARcPSD|15547689 Tục ngữ Chị ngã, em nâng Vần Vần bình: “Chị”, “ngã” Vần trắc: “em”, “nâng” Phép đối “Chị” – “em”: mối quan hệ máu mủ, ruột thịt trong gia đình. “ngã” – “nâng”: khó khăn và sự giúp đỡ từ những người thân trong gia đình. “Bún, giá, cá, ruốc.” Theo quan niệm của cha ông, nhất cận thủy, nhị cận sơn, cư dân Hà Tĩnh phần lớn sống ven sông, ven biển, vùng bán sơn địa, chủ yếu bằng nghề canh nông, một số nghề thủ công gắn với nông nghiệp như nuôi tằm, dệt lụa, rèn, mộc, chế biến nước mắm, ruốc tôm từ nguyên liệu biển và làm bánh trái. Chính yếu tố này chi phối đến thói quen sinh hoạt, ăn, ở, mặc, đi lại của người dân. Thói quen chế biến các sản phẩm đó của người Hà Tĩnh thể hiện sự trân trọng của chủ đối với khách, đối với làng, với nước, đồng thời cũng là sự sáng tạo, chứa đựng nhiều ý nghĩa, tầng sâu văn hóa. Thưởng thức những món ăn của người Hà Tĩnh không chỉ ở cái vị ngọt của nó mà còn có cả vị “ngọt” của tình người Bồng bồng nấu với tép khô/ Chết xuống nhà mồ cũng muốn dậy ăn. Thực đơn để đãi khách theo thành ngữ “Bún, giá, cá, ruốc” mộc mạc, chân thành như chính con người vậy. Tục ngữ Bún, giá, cá, ruốc Vần Phép đối Vần trắc: “Bún”, “giá”, Các từ “Bún”, “giá”, “cá”, “ruốc” “cá”, “ruốc” đồng nghĩa với nhau, làm tăng hiệu quả bổ sung và hoàn chỉnh về nghĩa khi nói về phong tục của người Hà Tĩnh. “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.” Về mặt giáo dục, cha mẹ là một tấm gương để con của họ xác định những giá trị đúng đắn về đạo đức cho bản thân. Làm gương là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của những người làm cha làm mẹ. Đây là một việc rất khó khăn vì đạo đức Page | 15 lOMoARcPSD|15547689 không phải là thứ mà các bậc phụ huynh có thể dạy cho con mình từ sách giáo khoa. Những kinh nghiệm và những lời khuyên của cha mẹ trước hành vi, ứng xử… của con mới sẽ tạo ra giá trị đạo đức, cốt cách ở con ngay từ khi còn bé. Tục ngữ Đời cha ăn mặn, đời con khát nước Vần Vần bình: “Đời”, “cha”, “ăn”, “con” Vần trắc: “mặn”, “khát”, “nước” Phép đối “cha” – “con”: mối quan hệ thiêng liêng ruột thịt trong gia đình. “ăn mặn” – “khát nước” Vần điệu chính là những con ốc bắt các bộ phận của chiếc xe vào với nhau. Bài thơ không vần thường rời rạc, khó bấu víu được vào trí nhớ người đọc. Ấy là xét về mặt cấu trúc thì vần điệu có một vai trò như vậy. Nói cách khác thì vần điệu chính là đặc điểm để phân biệt thơ với các loại hình nghệ thuật khác (trước nhất là như thế, còn có vần điệu mà vẫn không hay lại là chuyện khác). Về mặt nào đó cũng có thể xem vần điệu như là y phục của cơ thể. Điệu múa Âu châu váy cộc, điệu múa dân tộc váy dài. Y phục thay đổi theo từng thời kỳ, vừa là phù hợp với thị hiếu và thể tạng con người, vừa là để thích nghi với từng công việc. Chẳng hạn, người gầy thì nên mặc thế nào, người béo phải mặc ra sao. Bộ nào cần mặc lúc làm lụng chân tay và bộ nào vừa hay vận khi đi ngủ. Chính vì vậy mà tiến sĩ Ngộ Tự Lập đã đưa ra kết luận: “Thơ có thể viết dưới dạng văn vần hoặc văn xuôi, điều đó ngày nay chẳng cần bàn cãi, không ai có thể phủ nhận được rằng từ hàng ngàn năm nay, tuyệt đại đa số thơ được viết bằng văn vần, đến mức gần như ở mọi nơi trên Trái Đất, nhiều người vẫn có xu hướng đồng nhất thơ với văn vần.” Page | 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan