Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng danh lục các loài thực vật có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày ở trạm đa d...

Tài liệu Xây dựng danh lục các loài thực vật có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày ở trạm đa dạng sinh học mê linh (2017)

.PDF
67
192
94

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN ====== NGUYỄN NHƢ QUỲNH XÂY DỰNG DANH LỤC CÁC LOÀI THỰC VẬT CÓ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH ĐAU DẠ DÀY Ở TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Thực vật học HÀ NỘI - 2017 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN ====== NGUYỄN NHƢ QUỲNH XÂY DỰNG DANH LỤC CÁC LOÀI THỰC VẬT CÓ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH ĐAU DẠ DÀY Ở TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Thực vật học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. Nguyễn Văn Dƣ TS. Hà Minh Tâm HÀ NỘI - 2017 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Văn Dư và TS. Hà Minh Tâm là những người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thiện khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc, Ban chủ nhiệm khoa Sinh – KTNN – Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc nghiên cứu, thu thập số liệu. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ và khích lệ tôi trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 3 tháng 5 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Nhƣ Quỳnh LỜI CAM ĐOAN Để đảm báo tính trung thực c a khóa luận, tôi xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp: “Xây dựng danh lục các loài thực vật có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh” là công trình nghiên cứu c a cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn c a TS. Nguyễn Văn Dư, TS. Hà Minh Tâm. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 3 tháng 5 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Nhƣ Quỳnh DANH MỤC VIẾT TẮT 1. ĐDSH : Đa dạng sinh học 2. SCN : Sau Công nguyên 3. PRA : Participatory Rural Appraisal (Cùng tham gia đánh giá nông thôn) 4. RRA : Rural Rapid Appraisal (Đánh giá nhanh nông thôn) 5. TCN : Trước Công nguyên 6. VQG : Vườn quốc gia 7. WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...................................................................... 2 4. Điểm mới c a đề tài ...................................................................................... 3 5. Bố cục c a khóa luận .................................................................................... 3 Chương 1. Tổng quan tài liệu ........................................................................... 4 1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 4 1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 6 1.3. Những nghiên cứu về các loài thực vật có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh .................................................................. 11 Chương 2. Đối tượng, phạm vi, thời gian và phương pháp nghiên cứu ......... 12 2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 12 2.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 12 2.2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 12 2.2.2. Địa hình ................................................................................................. 13 2.2.3. Địa chất - Thổ nhưỡng .......................................................................... 14 2.2.3.1. Địa chất .............................................................................................. 14 2.2.3.2. Thổ nhưỡng ........................................................................................ 14 2.2.4. Khí hậu - thuỷ văn ................................................................................. 15 2.2.5. Hiện trạng thảm thực vật ....................................................................... 15 2.2.6. Tình hình dân sinh kinh tế..................................................................... 17 2.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 18 2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18 2.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 18 Chương 3. Kết quả nghiên cứu ....................................................................... 23 3.1. Danh lục các loài thực vật có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh.................................................................................... 23 3.2. Cách sử dụng các loài có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh. ........................................................................................... 45 3.3. Giới thiệu một số bài thuốc có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày. ............. 49 3.4. Đặc điểm, hình thái c a những loài quý hiếm có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh. ..................................................... 50 3.4.1. Trám đen (Canarium pimela K. D. Koening) ..................................... 50 3.4.2. Đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f.) ............................. 52 3.4.3. C dòm (Stephania dielsiana Y. C. Wu) ............................................... 53 3.4.4. Lá khôi (Ardisia silvestris Pitard) ......................................................... 54 3.4.5. Cỏ râu hùm (Tacca integrifolia Ker-Gawl.).......................................... 55 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 58 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong các bộ phận bên trong cơ thể người, dạ dày có vai trò quan trọng rất lớn trong vấn đề về dinh dưỡng. Ngoài việc dự trữ thức ăn đưa vào để tiêu hóa dần, dạ dày còn là cơ quan nghiền nhuyễn thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa, hấp thu thức ăn ở ruột non. Đau dạ dày, viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến hàng đầu trong các bệnh đường tiêu hóa, bệnh xuất hiện ở nhiều quốc gia và ở mọi lứa tuổi. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách bệnh có thể gây ung thư dạ dày. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, tỷ lệ người bệnh ước tính khoảng 10%, hàng năm tăng khoảng 0,2%. Ở Việt Nam, theo điều tra trong những năm gần đây, bệnh chiếm khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Theo Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, 70% người Việt có nguy cơ bị đau dạ dày. Đó thực sự là một con số đáng báo động và góp phần làm gánh nặng xã hội tăng lên. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng lao động và sinh hoạt hàng ngày c a người bệnh, thậm chí nhiều trường hợp bệnh nặng hoặc biến chứng, sẽ gây tử vong. Vì vậy việc phòng ngừa và điều trị bệnh đau dạ dày là rất quan trọng. Người dân trên thế giới hiện nay có xu hướng tìm đến các loại thảo mộc thiên nhiên, có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày để chữa bệnh. Chúng không những chữa khỏi bệnh mà lại không gây hại cho cơ thể mà còn rất dễ chế biến và sử dụng hàng ngày. Cho nên, việc nghiên cứu tài nguyên thực vật để khai thác và sử dụng hợp lý các cây cỏ có ích vào việc chữa trị bệnh này là hết sức cần thiết. Vốn là một đất nước được thiên nhiên ưu đãi, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có một thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng với 1 hơn 12.000 loài thực vật bậc cao khác nhau. Hiện đã tìm thấy được hơn 2.000 loại thảo mộc có khả năng chữa bệnh, trong đó, có rất nhiều loài thực vật có tác dụng chữa bệnh đay dạ dày. Trạm đa dạng sinh học Mê Linh có diện tích khoảng gần 200 ha với hơn 1.126 loài thực vật, trong đó nhiều loài đã và đang được sử dụng làm thuốc trong dân gian. Để chuẩn bị đánh giá toàn diện giá trị làm thuốc c a hệ thực vật nơi đây, chuẩn bị cho việc nghiên cứu toàn diện về các loài thực vật có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày ở Việt Nam, góp phần cung cấp dữ liệu cho việc nhận biết và sử dụng các loài thực vật có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày ở Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng danh lục các loài thực vật có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh”. 2. Mục đích nghiên cứu Hoàn thành công trình khoa học về xác định thành phần các loài thực vật có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh một cách hệ thống, làm cơ sở cho việc nghiên cứu các loài thảo mộc có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày ở Việt Nam và cho những nghiên cứu có liên quan. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học Kết quả c a đề tài phục vụ cho các ngành ứng dụng, y - dược, sinh thái, tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học, bảo tồn các loài thuốc và chuẩn bị cho việc đánh giá toàn diện về giá trị làm thuốc c a hệ thực vật tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh. Góp phần nâng cao chất lượng sử dụng các phương pháp trong nghiên cứu và giảng dạy môn phân loại thực vật nói chung, trong đó, có các loài thực có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày nói riêng. - Ý nghĩa thực tiễn Kết quả c a đề tài phục vụ cho việc khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên cây thuốc xung quanh khu vực con người sinh sống, mang lại lợi ích 2 chung cho cộng đồng, sử dụng các bài thuốc góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. 4. Điểm mới của đề tài Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu xác định danh lục các loài thực vật có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh. 5. Bố cục của khóa luận Gồm 60 trang, 4 hình, 5 ảnh, 2 bảng được chia thành các phần chính như sau: Mở đầu (3 trang), chương 1 (Tổng quan tài liệu: 8 trang), chương 2 (Đối tượng, phạm vi, thời gian và phương pháp nghiên cứu: 11 trang), chương 3 (Kết quả nghiên cứu: 34 trang), kết luận và kiến nghị (1 trang), tài liệu tham khảo: 27 tài liệu. 3 Chƣơng 1. Tổng quan tài liệu 1.1. Trên thế giới Trên thế giới từ thời thượng cổ đến nay con người vẫn luôn coi trọng cây cỏ như là một nguồn thuốc chính để chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ. Theo thống kê c a WHO, đến năm 1985 trên thế giới có khoảng 20.000 loài thực vật (bao gồm cả bậc cao và bậc thấp) trong số các loài đã biết, được sử dụng trực tiếp làm thuốc hoặc làm nguyên liệu để cung cấp hoạt chất tự nhiên dùng làm thuốc. Hiện nay, số loài cây thuốc được sử dụng trên thế giới ước tính từ 30.000 đến 70.000 loài [1]. Lịch sử nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc đã xuất hiện cách đây hàng nghìn năm. Các kinh nghiệm dân gian về sử dụng cây thuốc chữa bệnh được nghiên cứu ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển c a từng quốc gia. G.M.Ebers và E.Smith đã tìm được một số bản papyrus c a người Ai Cập cổ đại có niên đại 1700 năm trước Công nguyên liệt kê 700 phương thuốc từ thảo mộc được người Ai Cập sử dụng như lô hội, dầu thầu dầu, rễ lựu, thuốc phiện,....[15] Nền y học Hy Lạp cũng đã có nhiều thành tựu rực rỡ mà không thể không nhắc tới Hyppocrate (460-370 TCN), ông được xem như ông tổ c a ngành y học hiện đại, thầy thuốc vĩ đại nhất thời cổ đại. Bên cạnh những công trình nghiên cứu về giải phẫu, sinh lí, nhi khoa, sản khoa,… Hyppocrate còn đưa vào sử dụng hơn 200 loài thực vật làm thuốc [15]. Năm 384-322 (TCN), Aistote người Hy Lạp đã ghi chép và lưu giữ sớm nhất kiến thức về cây cỏ nước này [14]. Sau đó Théophraste, một nhà thực vật học người Hy Lạp (372-286 TCN), bác sĩ quân đội La Mã, đã thống kê và miêu tả 500 loài thực vật trong cuốn sách “Lịch sử thực vật”, trong đó có 40 loài vẫn còn được sử dụng làm thuốc đến ngày nay. Năm 79-24 (TCN), nhà tự nhiên học người La Mã Plinus soạn thảo bộ 4 sách “Vạn vật học” gồm 37 tập giới thiệu 1000 loài cây cỏ có ích [14]. Tại châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có nền y học cổ truyền từ rất lâu đời với nhiều thành tựu rực rỡ. Ngoài ra, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và một số nước Đông Nam Á cũng có truyền thống chữa bệnh theo lối y học cổ truyền. Ấn Độ cổ đại có một nền y dược học phát triển và có ảnh hưởng đến nhiều nước trong khu vực. Các kiến thức về y học và sử dụng cây thuốc c a người Ấn Độ được đề cập đến trong kinh Vệ đà (Ayurveda – Khoa học c a đời sống) xuất hiện khoảng 4000-1000 năm TCN. Nhiều tri thức bản địa đã được nghiên cứu, đánh giá và ứng dụng có hiệu quả; theo thống kê có khoảng 2.000 loài cây cỏ có công dụng làm thuốc [15]. Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền Y học cổ truyền rất phát triển. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Y học Trung Quốc dựa trên nền tảng có sẵn c a các dân tộc trên đất nước Trung Hoa cổ đại chịu ảnh hưởng c a y học Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Ấn Độ đồng thời cũng kế thừa những kinh nghiệm về y học dân tộc c a các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam,… Cuốn “Kinh Thần Nông” thế kỷ I sau Công nguyên (SCN) đã ghi chép 364 vị thuốc. Đây là cuốn sách tạo nền tảng cho sự phát triển liên tục c a nền y học dược thảo Trung Quốc cho đến nay [14]. Năm 1595, Lý Thời Trân (1519-1593) người Trung Quốc, sống ở đời nhà Minh, đã tổng kết tất cả các kinh nghiệm về cây thuốc và dược liệu để soạn thành quyển “Bản thảo cương mục”, đây là bộ sách quan trọng và đầy đ nhất về các dược liệu và công dụng c a chúng. Để viết cuốn sách này, ông đã tìm đọc hơn 800 cuốn sách tổ, kết hợp sự thu thập c a mình và viết cuốn dược điển qua 3 lần sửa đổi. Trải qua gần 30 năm nỗ lực, năm 1578 ông đã hoàn thành. Bản Thảo cương mục gồm hơn 90 vạn từ, chia làm 16 bộ, 60 loại gồm 50 cuốn, thống kê được 12000 vị thuốc với hơn 11 nghìn bài thuốc. Ông còn 5 có tranh minh họa, để mọi người dễ nhận biết. Bản Thảo cương mục đã hiệu đính và làm rõ nhiều sai lầm trước đây c a tiền nhân, tăng thêm các loại thuốc mới phát hiện cũng như công hiệu c a thuốc. Lý Thời Trân đã dốc cả cuộc đời cho việc tổng kết những kinh nghiệm y dược trong nhân dân Trung Quốc mấy nghìn năm qua, biên soạn lên cuốn “Bản thảo cương mục” nổi tiếng, đưa nền y học cổ đại Trung Quốc lên tới đỉnh cao, bởi vậy ông là nhà dược học vĩ đại nhất trong thời cổ đại Trung Quốc [15]. Năm 1952, tác giả người Pháp A.Pétélot có công trình “Les phantes de médicinalea du Cambodye, du Laos et du Viet Nam” gồm 4 tập nghiên cứu về cây thuốc và sản phẩm làm thuốc từ thực vật ở Đông Dương [14]. Như vậy, những công trình nghiên cứu về dược liệu đã có từ lâu đời. Hiện nay, với sự giúp đỡ c a khoa học công nghệ, việc nghiên cứu không chỉ dừng ở mô tả, nêu công dụng c a các loài theo kinh nghiệm dân gian mà đã có những dẫn chứng về khả năng chữa bệnh c a chúng bằng việc nghiên cứu thành phần hóa học, tính chất dược lý trong tế bào. Công nghệ chiết xuất các hoạt tính sinh học trong cây để sản xuất dược phẩm cũng được chú trọng rất nhiều. 1.2. Ở Việt Nam Việt Nam được đánh giá là nước đứng thứ 16 trên thế giới về sự phong phú và đa dạng sinh vật, trong đó, hệ thực vật cũng rất phong phú và đa dạng. Với lợi thế về khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, Việt Nam có nguồn tài nguyên thực vật phong phú, vì vậy mà tập quán sử dụng cây thuốc đã có từ lâu. Lịch sử Y học cổ truyền Việt Nam đã được hình thành cùng với tiến trình phát triển c a dân tộc Việt Nam. Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, tổ tiên ta đã ngẫu nhiên phát hiện ra công dụng và tác hại c a nhiều loại cây. Với các kinh nghiệm chữa bệnh c a cộng đồng gồm 54 dân tộc Việt Nam, cùng với kinh nghiệm sử dụng các nguồn dược liệu phong phú c a đất nước trong vùng 6 nhiệt đới, trải qua nhiều thế hệ, các thầy thuốc Y học cổ truyền Việt Nam đã xây dựng nền Y học cổ truyền vững mạnh phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Những nghiên cứu về cây thuốc đã được tiến hành từ rất sớm, gắn liền với tên tuổi c a các danh y nổi tiếng như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác,... Tuệ Tĩnh hay Nguyễn Bá Tĩnh là một thầy thuốc giỏi sống ở thời nhà Trần thế kỷ XIV. Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu những cây cỏ Việt Nam dùng để chữa bệnh, sưu tầm ý nghĩa các bài thuốc thường dùng trong dân gian, đúc kết các kinh nghiệm trị bệnh c a Trung y nên đã xây dựng được một sự nghiệp y dược có tính chất dân tộc, đại chúng. Tuệ Tĩnh để lại hai tác phẩm có giá trị lớn cho nền y học dân tộc Việt nam là bộ “Nam dược thần hiệu” và “Hồng nghĩa giác tư y thư” [20]. + Bộ “Nam dược thần hiệu” gồm 11 quyển với 496 vị thuốc nam, trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc thực vật. Đây là tập sách thứ hai xuất hiện trong lịch sử nghiên cứu cây thuốc ở nước ta sau tập “Bản thảo thực vật toàn yếu” do Phan Chu Tiên biên soạn (1492) là tập cây thuốc và dược liệu đầu tiên c a Việt Nam [14]. + Bộ “Hồng nghĩa giác tư y thư” gồm hai quyển Thượng và Hạ vừa viết bằng chữ Hán, vừa bằng chữ Nôm mô tả về dược tính cây thuốc, ch trị c a cây thuốc và các bài thuốc cụ thể, được triều hậu Lê in lại (1727 và 1723) và được lưu truyền đến nay [14]. Thế kỷ XVIII, Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác (1720-1791) là nhà y học uyên bác, nhà dược học nổi tiếng c a Việt Nam. Trên tinh thần kế thừa và phát huy truyền thống c a Tuệ Tĩnh, tổng kết kinh nghiệm c a Trung y và Y học cổ truyền dân tộc, ông đã biên soạn bộ “Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm lý, pháp, phương, dược và biện chứng luận trị 7 về nội khoa và ngoại khoa, sản phụ khoa, khoa nhi, cấp cứu... đạo đức y học, vệ sinh phòng bệnh. Trong đó, quyển 12 và 13 - “Lĩnh Nam bản thảo” Lê Hữu Trác đã sưu tầm, mô tả thêm 300 vị thuốc nam, tổng hợp được 2854 phương thuốc chữa bệnh bằng kinh nghiệm dân gian [21]. Bộ sách c a ông được đánh giá cao trong và ngoài nước, góp phần phát triển nền y học dân tộc c a đất nước. Ngoài bộ sách trên còn kể đến tập “Vạn phương thập nghiệm” c a Nguyễn Nho và Ngô Văn Tĩnh gồm 8 tập, xuất bản năm 1763. Tập “Nam bang thảo mộc” c a Trần Nguyệt Phương mô tả 100 loài cây thuốc Nam, xuất bản năm 1858 [14]. Triều Tây Sơn (1788-1808), Nguyễn Hoành đã để lại tập “Nam dược” với 620 vị thuốc, các phương thuốc kinh nghiệm gia truyền [14]. Triều Nguyễn (1802-1845) có quyển “Nam dược tập quốc âm” c a Nguyễn Quang Lượng về phương thuốc dân gian [14]. Nguồn tài nguyên cây thuốc vô cùng phong phú c a nước ta còn thu hút sự quan tâm c a các nhà nghiên cứu nước ngoài. Thời kỳ Pháp thuộc, một số tác giả người Pháp đã có những cố gắng để tìm hiểu những cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam. Có hai bộ sách được nhiều người biết đến: + Bộ thứ nhất mang tên “Dược liệu học và dược điển Trung Việt” (Matière médicale et pharmacopée sinoannamite) c a hai tác giả E.M. Perrot và Paul Hurrier xuất bản tại Pari năm 1907. Trong bộ sách này, các tác giả chia thành hai phần lớn, phần thứ nhất có một số nhận xét chung về y học Á Đông, việc hành nghề Đông Y ở Việt Nam và Trung Quốc; phần thứ hai kê danh mục những vị thuốc có nguồn gốc thực vật, động vật và khoáng vật dùng trong y học Trung Quốc và Việt Nam. + Bộ sách thứ hai mang tên “Danh mục những sản phẩm ở Đông Dương – Phần cây thuốc” (Catalogue des produits de L’lndochine – Produits 8 médicinaux) do hai tác giả Ch.Crévost và A.Pételot biên soạn thành hai tập: tập I năm 1928, tập II năm 1935. Bộ sách này chỉ thống kê những vị thuốc có nguồn gốc thảo mộc dùng trong y học dân tộc ở ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Đến năm 1952, A.Pételot có sửa chữa lại, bổ sung thêm, đặt cho bộ sách tên mới là “Những cây thuốc c a Campuchia, Lào và Việt Nam” (Les plantes de médicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam) và cho in thành 4 tập: tập I (1952), tập II (1953), tập III và IV (1954). Trong bộ sách này, tác giả đã thống kê 1482 vị thuốc thảo mộc trên ba nước Đông Dương, so với bộ cũ chỉ có 1340 vị [12]. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 và chiến thắng Điện Biên Ph năm 1945 đã mở ra một con đường mới cho ngành Y học cổ truyền dân tộc phát triển. Đảng và nhà nước ch trương xây dựng nền Y học dân tộc “đại chúng”, “kết hợp Đông y và Tây y” với phương châm “tự lực cánh sinh” (Đỗ Tất Lợi, 2005). Vì vậy các nhà khoa học Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc sưu tầm,điều tra, phát hiện, thống kê và nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc, với nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Năm 1965, GS.TS Đỗ Tất Lợi cho xuất bản bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tập, giới thiệu trên 600 vị thuốc. Công trình này sau đó được tái bản nhiều lần, không ngừng được tác giả bổ sung thêm các kết quả nghiên cứu mới trong nước và quốc tế, đến năm 1995 lên đến 792 loài [15]. Trương Công Quyền, Đỗ Tất Lợi và cộng sự với cuốn “Dược liệu Việt Nam” (1978) đã giới thiệu 415 loài thực vật làm thuốc. Các tác giả cũng đã miêu tả khá chi tiết cách thu hái, bảo quản [14]. Năm 1990, tập thể các nhà khoa học Viện dược liệu đã giới thiệu tổng số 399 loài trong cuốn “Cây thuốc Việt Nam” có kèm theo hình vẽ minh họa rất rõ ràng [14]. 9 Năm 1993, Viện Dược liệu đã cho giới thiệu “Tài nguyên cây thuốc Việt Nam” cho chương trình tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc (KY – 02 ), trong đó giới thiệu 721 loài cây có khả năng làm thuốc [22]. Trần Đình Lý năm 1993 đã xuất bản cuốn “1900 loài cây cỏ có ích ở Việt Nam” cho biết trong số các loài thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam có 76 loài cho nhựa thơm, 160 loài cho tinh dầu, 260 loài cho dầu béo, 600 loài chứa tanin, 50 loài cây gỗ có giá trị, 40 loài tre nứa, 40 loài song mây [14]. Nhà khoa học Võ Văn Chi là người có tâm huyết, năm 1976, ông đã thống kê 1.360 loài cây thuốc thuộc 192 họ trong ngành hạt kín ở miền Bắc. Sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu, năm 1997, ông đã cho ra mắt cuốn sách “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, trong đó có đề cập tới 3.165 loài. Tác giả đã mô tả chi tiết từng cây có kèm theo hình vẽ minh họa, nơi phân bố, thành phần hóa học, công dụng và liều dùng. Đặc biệt ông đã tham khảo kinh nghiệm sử dụng cây thuốc c a nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin, Pháp… nên đã bổ sung được công dụng c a rất nhiều loài mà các nghiên cứu tại Việt Nam trước đây chưa đề cập tới [5]. Đến năm 2012, trong cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (bộ mới), tác giả đã giới thiệu 4.472 loài cây làm thuốc thuộc 1.862 chi, trong 338 họ, c a 9 nhóm ngành từ sinh vật tiền nhân đến ngành Ngọc lan và 1500 ảnh màu, rất thuận tiện cho việc tra cứu. Có thể nói, tài liệu này đã giới thiệu một số lượng cây thuốc lớn nhất và đầy đ nhất c a nước ta cho tới nay [15]. Ngoài những công trình nghiên cứu thuốc trên toàn lãnh thổ Việt Nam còn có những công trình nghiên cứu cây thuốc c a từng vùng, từng địa phương. Mỗi cuốn sách, mỗi công trình nghiên cứu là kết quả c a những chuyến đi thực tế, tìm hiểu nguồn cây thuốc và bài thuốc cổ truyền trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, kết hợp với sự nghiên cứu lâu dài cũng như sưu tầm tài 10 liệu trong và ngoài nước c a các tác giả hoặc một nhóm tác giả. Từ đó cho thấy, Việt Nam là 1 đất nước có nguồn tài nguyên cây thuốc vô cùng phong phú và quý giá tạo nên một nền Y học cổ truyền không chỉ phong phú về tài nguyên cây thuốc mà còn phong phú về các phương thuốc trị bệnh. Việc điều tra, nghiên cứu, thống kê những loài có giá trị làm thuốc, tìm hiểu kinh nghiệm trị bệnh c a các đồng bào dân tộc sinh sống trên khắp đất nước ta vẫn là một vấn đề cần được quan tâm hơn nữa. Nó không chỉ góp phần làm phong phú thêm kho tàng y học dân tộc nước nhà, bảo tồn và phát huy nền văn hóa dân tộc mà còn giúp bảo tồn đa dạng sinh học đảm bảo cho sự phát triển bền vững. 1.3. Những nghiên cứu về các loài thực vật có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh Trạm đa dạng sinh học Mê Linh có diện tích 170,3 ha (thuộc xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) là khu vực nằm bên cạnh VQG Tam Đảo và là khu vực đầu nguồn c a con suối Đại Lải, do đó thảm thực vật ở đây hết sức phong phú. Theo Vũ Xuân Phương và cộng sự (2001) hệ thực vật tại đây có 171 họ thực vật với 669 chi và 1.226 loài, trong đó có rất nhiều thực vật có tác dụng chữa bệnh cho con người [16]. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về các loài thực vật có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 11 Chƣơng 2. Đối tƣợng, phạm vi, thời gian và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Các loài thực vật có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, dựa trên cơ sở mẫu vật và tài liệu. Tài liệu: Các tài liệu về các loài thực vật ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh và các tài liệu về các loài có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày ở Việt Nam. Mẫu vật: Các mẫu thực vật c a các loài có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày phân bố ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh. 2.2. Phạm vi nghiên cứu (theo Vũ Xuân Phương & nnk. 2001) [16] Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 2.2.1. Vị trí địa lý Trạm đa dạng sinh học Mê Linh nằm trong địa phận c a xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (trước thuộc huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc). Trạm đa dạng sinh học cách trung tâm thị xã Phúc Yên khoảng 35 km về phía Bắc. Với diện tích 170,3 ha trong đó chiều dài khoảng 3.000 m, chiều rộng trung bình khoảng 550 m (chỗ rộng nhất khoảng 800 m, chỗ hẹp nhất khoảng 300 m). Khu vực Trạm có toạ độ: 21o23’57’’ - 21o23’35’’ vĩ độ Bắc 105o42’40’’ - 105o42’40’’ kinh độ Đông Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Phía Đông và phía Nam giáp hợp tác xã Đồng Trầm, xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên Phía Tây giáp vùng ngoại vi Vườn Quốc gia Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc 12 2.2.2. Địa hình Đây thuộc vùng bán sơn địa phía Bắc huyện Mê linh, là phần kéo dài về phía Đông Nam c a dãy Tam Đảo, có địa hình đồi và núi thấp với xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam. Hình 3.1. Bản đồ địa hình Trạm ĐDSH Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (Nguồn: Vũ Thị Thúy, 2015) 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan