Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Vượt đích môn sinh tập 2 bài tập...

Tài liệu Vượt đích môn sinh tập 2 bài tập

.PDF
289
3641
65

Mô tả:

Thầy: TÔ NGUYÊN CƯƠNG Thạc sỹ Lý luận và Phương pháp dạy học Sinh học "Kh«ng ngõng luyÖn tËp, lu«n nç lùc luyÖn tËp mét c¸ch kiªn tr×, bÒn bØ lµ c¸ch mµ tÊt c¶ nh÷ng ng-êi thµnh c«ng lµm.” V-ît ®Ých m«n TËP 2: bµi tËp (Phiên bản BT6.4)  So¹n theo ch-¬ng tr×nh SGK c¬ b¶n.  Néi dung tr×nh bµy Sinh ®éng, dÔ hiÓu.  Gi¶i bµi tËp tù nhiªn, KH¤NG dïng “c«ng thøc”. Youtube: https://www.youtube.com/channel/UChpC4kYNkbbjEKmAIDLbVJg Năm 2016 Thầy: TÔ NGUYÊN CƯƠNG Thạc sỹ Lý luận và Phương pháp dạy học Sinh học NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI ĐƯỢC UPDATE TRONG PHIÊN BẢN LT6.3 1. Bổ sung Ma trận đề thi THPT Quốc gia 2. Cấu trúc lại các bằng chứng Tiến hóa. 3. Bổ sung thêm cácsơ đ ộng thêm nội dung. 4. Nhiều nội dung được diễn đạt đơn giản hóa, xúc tích và giầu hình ảnh. Youtube: https://www.youtube.com/channel/UChpC4kYNkbbjEKmAIDLbVJg Năm 2016 Vượt đích môn Sinh học - Tập 2 (BT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương Chúc mừng các bạn đã có trong tay bộ sách “Vượt đích môn Sinh học” của Ths Tô Nguyên Cương. Đọc tập sách này tôi thực sự bất ngờ, nó khác hẳn những quyển sách tham khảo dành cho ôn thi THPT Quốc gia mà tôi được biết. Cách trình bày chuyên nghiệp, lối viết đơn giản, không rườm rà, giàu hình ảnh cũng như logic của vấn đề đã thực sự cuốn hút tôi. Rất nhiều nội dung mà trước đây, thậm chí bây giờ học sinh khi học phải cố gắng tự tưởng tượng nhưng đã được anh cụ thể hóa, dễ hiểu, sinh động trong tập sách này. Phổ biến tất cả giáo viên, sách tham khảo đều yêu cầu học sinh học công thức, nhưng anh lại “cấm” học sinh học công thức. Anh đã hướng dẫn một cách tỉ mỉ, bản chất sinh học của các công thức giúp cho học sinh vừa nhớ lý thuyết, thông qua đó có thể vận dụng giải các tình huống bài tập một cách dễ dàng. Quả đúng là công thức trong sinh học rất nhiều nếu chúng ta không tiếp cận bản chất thì thực sự không thể nắm bắt hết được. Ngoài ra tôi rất thích thú với cách giải bài tập của anh – do dựa trên bản chất sinh học, không phụ thuộc vào công thức nên cách giải của anh đầy sáng tạo và linh hoạt. Có thể nói, bộ sách đã:  Cung cấp đầy đủ, hệ thống kiến thức Sinh học phổ thông một cách bản chất, logic.  Nội dung được thể hiện phần lớn bằng hình ảnh màu nên giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu.  Từng bước giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo, độc lập trong học tập môn Sinh học.  Giúp các em học sinh có thể dùng để tự học mà hoàn toàn không cần đi học thêm.  Là một kênh tham khảo giá trị dành cho các thầy cô giáo dạy bộ môn Sinh học. Chúng tôi trân trọng giới thiệu tới các em học sinh, các bậc phụ huynh và các thầy cô giáo bộ sách giá trị “Vượt đích môn Sinh học”, gồm 2 tập - Tập 1: Lý thuyết và Tập 2: Bài tập. Do tài liệu được tác giả dày công viết và biên soạn nên chúng tôi hy vọng các thầy cô giáo, các em học sinh sẽ ủng hộ tác giả bằng cách mua sách từ nhà xuất bản, tránh mua sách lậu là cơ sở để tập sách ngày càng hoàn thiện ở những lần tái bản sau, đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu dạy và học tập bộ môn Sinh học. Ông Nguyễn Thái Chi Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Sức khỏe cộng đồng, Hiệp hội Y học Việt Nam. Thạc sĩ Y tế công cộng, Khoa Y tế công cộng, Đại học Mahidol, Bangkok, Thái Lan. Youtube: Bé Nguyệt Channel - 1- Vượt đích môn Sinh học - Tập 2 (BT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương Để Bộ sách này đến được với người học không chỉ là sự nỗ lực của riêng cá nhân tôi mà còn có sự giúp đỡ nhiệt tình, sự động viên kịp thời của nhiều người. Con xin cảm ơn mẹ, mẹ Vũ Thị Uyên, người đã sinh con ra và nuôi con thành người, người chưa lúc nào nguôi tự hào về con, tin tưởng con trong quá trình học tập, công tác. Con xin cảm ơn bố, bố Tô Thế Bằng, cố Vụ trưởng Ban tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Bố luôn là tấm gương sáng về tinh thần học tập, nghị lực phấn đấu để con noi theo. Anh cảm ơn em Đào Thị Cẩm Vân, người vợ đã luôn bên anh, động viên anh, lo toan việc nhà để anh toàn tâm, toàn ý viết tập sách này. Bố cảm ơn con, con gái Tô Ánh Minh Nguyệt của bố, con luôn là nguồn cảm hứng giúp bố sẵn sàng vượt qua tất cả để phấn đấu, ngày càng hoàn thiện, từ đó làm gương cho con. Em xin cảm ơn các anh chị của em – Chị Tô Thị Phương Lan, anh Tô Thái Bình, anh Tô Bình Nguyên, những người luôn luôn tôn trọng, tin tưởng ý kiến, quyết định của em và động viên em thực hiện hết mình. Em xin cảm ơn PGS.TS. Dương Tiến Sỹ - Khoa Sinh học Trường Đại học sư phạm Hà Nội – Chủ tịch hội đồng quản lý Viện phát triển Công nghệ và Giáo dục. Thầy luôn là người thầy mẫu mực, nhiệt tình giúp đỡ em, tin tưởng em. Mặc dù bận việc gia đình em không theo con đường khoa học cùng thầy nhưng em luôn có gắng tự học, rèn luyện hàng ngày để niềm tin của thầy với em luôn luôn đúng. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường THPT Đại Từ đã tạo điều kiện để qua những giờ dạy thực tế trên lớp, ôn thi Đại học, ôn thi học sinh giỏi tôi hoàn thành tập sách này một cách sinh động, gần gũi với hiểu biết, trình độ nhận thức của học sinh. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn, các em đồng nghiệp - cô Lê Thị Thanh, thầy Phan Tấn Thiện, cô Trương Huyền Xâm, cô Vũ Thùy Dung, thầy Nguyễn Đình Huy, cô Phạm Thị Kim Huế đã có những nhận xét, đóng góp giá trị cho tôi qua các bài dạy để từ đó hệ thống kiến thức của tôi ngày càng hoàn thiện. Tôi vô cùng cảm ơn gần 50 thầy cô giáo trên cả nước đã tin tưởng mua dùng file word bộ sách này làm tài liệu ôn thi THPT Quốc gia, giúp cho các em học sinh có cách tiếp cận học tập môn Sinh học theo một cách thật sự đơn giản. Tôi xin cảm ơn Thạc sĩ Lê Đăng Khương – giảng viên khoa Hóa học Trường Đại học sư phạm Hà Nội đã nhận thấy giá trị của tôi và cho tôi thấy sứ mệnh cần phải chia sẻ những giá trị Sinh học mà tôi có cho cộng đồng. Tôi xin cảm ơn những bậc thầy truyền lửa, truyền động lực: Mr.Vas người Singapore và Luật sư – diễn giả Phạm Thành Long đã giúp cho tôi biết rằng cuộc sống là chia sẻ, là cho đi. Youtube: Bé Nguyệt Channel - 2- Vượt đích môn Sinh học - Tập 2 (BT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương Tôi xin được cảm ơn Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thái Chi đã đọc và đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan về tập sách. Cám ơn mạng internet, công cụ tìm kiếm google đã hỗ trợ giúp tôi tìm kiếm tài liệu, từ đó xây dựng được nhiều hình ảnh bản chất, sống động. Từ đó giúp các em học sinh có nhiều cảm hứng học tập bộ môn Sinh học. Đặc biệt cho thầy được cảm ơn sự tin yêu của các em học sinh với những tiết dạy, tiết ôn luyện của thầy. Cảm ơn các em học sinh trên cả nước đã yêu mến, đặt mua, tin dùng và trân trọng những giá trị mà bộ sách này mang lại cho các em. Chính các em là động lực quan trọng nhất để thầy có đủ quyết tâm miệt mài, không quản ngày đêm hệ thống toàn bộ chương trình ôn thi THPT Quốc gia thành Bộ sách giá trị này dành cho các em. Thạc sỹ Lý luận và Phương pháp dạy học Sinh học Tô Nguyên Cương Youtube: Bé Nguyệt Channel - 3- Vượt đích môn Sinh học - Tập 2 (BT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ THPT: Học chuyên Sinh trường THPT Chuyên Thái Nguyên. (9 điểm đầu vào môn chuyên, cao nhất lớp chuyên). Đại học: Khoa Sinh học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội (Từng học lớp Cử nhân Chất lượng cao). Cao học: Chuyên ngành Lý luận & phương pháp dạy học Sinh học dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Dương Tiến Sỹ - Trường Đại học sư phạm Hà Nội. Nghiên cứu sinh: Chuyên ngành Lý luận & phương pháp dạy học Sinh học theo quyết định số 3891/QĐ-ĐHSPHN ngày 9 tháng 10 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học sư phạm Hà Nội (do bận công việc riêng nên tạm nghỉ) Quan điểm sống: “Thời gian của các bạn là có hạn, vì thế đừng lãng phí để sống cuộc sống của ai đó. Đừng nhốt mình trong những giáo điều - sống với thành quả là suy nghĩ của những người khác. Đừng để quan điểm của những người xung quanh nhấn chìm đam mê trong sâu thẳm của bạn. Và điều quan trọng nhất, hãy dũng cảm đi theo trái tim và trực giác của mình. Bằng cách nào đó chúng sẽ biết bạn thực sự muốn trở thành cái gì. Tất cả những thứ khác chỉ là thứ yếu.” Steve Jobs. Sứ mệnh: Xây dựng thế giới phẳng trong học tập. Bắt đầu bằng việc viết tập sách Tự ôn thi THPT Quốc gia môn môn Sinh học mà không phải đi học thêm. Bảo vệ luận văn thạc sĩ ngành Lý luận & phương pháp dạy học Sinh học (2012) (Từ trái qua phải: Tác giả, PGS.TS Dương Tiến Sỹ - Đại học sư phạm Hà Nội, Thân Thị Lan – THPT Lương Ngọc Quyến, PGS.TS Nguyễn Văn Hồng – Đại học sư phạm Thái Nguyên) Youtube: Bé Nguyệt Channel - 4- Vượt đích môn Sinh học - Tập 2 (BT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG Trong quá trình trình bày lời giải cho các bài tập, chúng tôi đã cố gắng hướng dẫn trên cơ sở bản chất sinh học để từ quá trình giải bài tập sẽ giúp các em củng cố, hiểu sâu sắc bản chất vấn đề. Với các bài tập hay, các bài tập khó, đặc biệt với cách giải nào hay, chúng tôi đề nghị các em làm đi làm lại cho tới khi nào các em nhìn thấy bài đó và biết phải làm gì. Khi đó chắc chắn các em sẽ sao chép được tư duy của tôi và có được vốn kĩ năng, từ đó có được kĩ năng tư duy làm bài tập tự nhiên dựa trên bản chất một cách nhẹ nhàng, linh hoạt và sáng tạo. Các em đừng cố đạt về số lượng là làm nhiều câu, nhiều đề mà quên mất mình cần phải ôn tập lý thuyết thường xuyên. Chỉ cần các em nắm bắt được bản chất vấn đề thì bất cứ một bài tập, một tình huống nào, dù nó biến dạng ra sao các em cũng đều có thể giải quyết được một cách dễ dàng. Các kết quả tổng quát được chúng tôi đóng khung, chính là các “công thức” mà trong các sách tham khảo đã đưa ra. Đây là các bài tập tổng quát rất cơ bản, là công cụ không thể thiếu được khi làm bài tập. Nếu các em chỉ thuộc các kết quả tổng quát trong quyển sách mà không hiểu, không chứng minh lại được như trong quyển sách này thì các em đã thất bại trong việc dùng quyển sách này và đó là sự phí phạm vô cùng đáng tiếc. Ngoài ra với các kết quả đóng khung, các em nên để nguyên như vậy, đừng rút gọn lại. Mặc dù sau khi rút gọn, biểu thức trở nên đơn giản hơn nhưng sẽ làm mất đi bản chất vấn đề, từ đó khó nhớ hơn. Ví dụ: tổng số liên kết Đường – Phosphate trong một phân tử ADN là: LK Đ P  2( N  1)  N , chúng ta không nên rút gọn lại thành LK Đ P  2N  2 và 2 học nó. Bước biến đổi giữa 2 biểu thức trên ta có thể thực hiện một cách dễ dàng trong tích tắc, từ đó giúp việc ghi nhớ các “công thức” dựa trên bản chất sinh học một cách nhẹ nhàng, không căng thẳng. Với lý thuyết, các em cần hiểu logic tổng quan của từng vấn đề, tức cần nhớ và hiểu logic nội dung mà chúng tôi đã trình bày, nếu không hãy gán logic cho nó. Sau này em sẽ tự hiểu logic sinh học của nó là gì. Ngoài ra chúng tôi khuyến khích các em thể hiện các nội dung dưới dạng sơ đồ tư duy theo cách của mình. Khi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm các Youtube: Bé Nguyệt Channel - 5- Vượt đích môn Sinh học - Tập 2 (BT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương em nên có một quyển vở riêng. Còn với những câu hỏi khó, chứa bẫy các em đánh dấu vào sách bằng kí hiệu *, ** hoặc *** tùy vào mức độ khó của từng bài. Còn vở em ghi những vấn đề của câu đó mà mình cần lưu ý. Do thời gian bận nhiều việc và phải xử lý một số lượng câu hỏi lớn nên không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Tuy nhiên chúng tôi sẽ luôn tiếp thu và sửa chữa để tập sách ngày càng đáp ứng được nhu cầu của người học. Xin trân trọng giới thiệu tới bạn đồng nghiệp và các em học sinh! Youtube: Bé Nguyệt Channel - 6- Vượt đích môn Sinh học - Tập 2 (BT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU............................................................................. Error! Bookmark not defined. LỜI CẢM ƠN .................................................................................. Error! Bookmark not defined. ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ ............................................................................................................... 4 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ........................................................................................................... 5 MỤC LỤC ................................................................................................................................... 7 TOÁN HỌC TRONG SINH HỌC PHỔ THÔNG .................................................................. 10 CẤP SỐ - TỔ HỢP – XÁC SUẤT TRONG SINH HỌC ........................................................ 10 PHẦN I – DI TRUYỀN HỌC .................................................................................................. 15 CHƯƠNG I: DI TRUYỀN HỌC PHÂN TỬ .............................................................................. 15 BÀI 1. VẬT CHẤT DI TRUYỀN CẤP ĐỘ PHÂN TỬ .......................................................... 15 BÀI 2. CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ - QUÁ TRÌNH ADN NHÂN ĐÔI ...... 21 BÀI 3. CƠ CHẾ BIẾN DỊ Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ - ĐỘT BIẾN GENE .................................. 27 BÀI 4. CƠ CHẾ BIỂU HIỆN TÍNH TRẠNG Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ..................................... 30 BÀI 5. CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA BIỂU HIỆN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ ......................................... 37 CHƯƠNG II: DI TRUYỀN HỌC CẤP ĐỘ TẾ BÀO – CƠ THỂ ............................................... 41 BÀI 6&7. VẬT CHẤT & CƠ CHẾ DI TRUYỀN CẤP ĐỘ TẾ BÀO – CƠ THỂ ................... 41 I. NGUYÊN PHÂN ............................................................................................................ 41 II. GIẢM PHÂN ................................................................................................................. 42 BÀI 8. CƠ CHẾ BIẾN DỊ CẤP ĐỘ TẾ BÀO CƠ THỂ .......................................................... 46 BÀI 9. CƠ CHẾ BIỂU HIỆN TÍNH TRẠNG Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO – CƠ THỂ ...................... 52 I. QUY LUẬT PHÂN LI .................................................................................................... 52 II. QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP .................................................................................. 59 III. TƯƠNG TÁC GENE .................................................................................................... 64 IV - DI TRUYỀN ĐA HIỆU .............................................................................................. 71 V. LIÊN KẾT GENE, HOÁN VỊ GENE............................................................................. 73 VI. DI TRUYỀN LIÊN KẾT GIỚI TÍNH ........................................................................... 86 VII. DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN ...................................................................................... 90 VIII. PHẢ HỆ ..................................................................................................................... 93 BÀI 10. CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA BIỂU HIỆN Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO - CƠ THỂ: ...................... 101 CHƯƠNG III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ ....................................................................... 104 BÀI 11. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ ............................................................................. 104 CHƯƠNG IV. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC ...................................................................... 111 BÀI 12. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC TRONG NÔNG NGHIỆP ................................... 111 I - TẠO VÀ NHÂN GIỐNG MỚI BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI ..................................... 111 II. PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐB .......................................................................................... 113 III. CÔNG NGHỆ TẾ BÀO .............................................................................................. 114 Youtube: Bé Nguyệt Channel - 7- Vượt đích môn Sinh học - Tập 2 (BT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương IV. PHƯƠNG PHÁP NHỜ CÔNG NGHỆ GENE ............................................................ 117 BÀI 13: ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC - DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI.................................. 122 PHẦN II – TIẾN HÓA ........................................................................................................... 131 BÀI 14. CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ .......................................................................... 131 BÀI 15: CÁC HỌC THUYẾT TIẾN HÓA ........................................................................... 133 I. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA CỔ ĐIỂN .......................................................................... 133 II. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP-HIỆN ĐẠI ................................................... 137 BÀI 16: CƠ CHẾ TIẾN HÓA............................................................................................... 142 A - HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI................................................................ 142 B - HÌNH THÀNH LOÀI MỚI ......................................................................................... 144 C- TIẾN HOÁ LỚN.......................................................................................................... 149 BÀI 17: SỰ PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG ................................................... 150 BÀI 18: SỰ PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI NGƯỜI.............................................155 PHẦN III – SINH THÁI HỌC ............................................................................................... 160 BÀI 19&20: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN, SINH THÁI HỌC CÁ THỂ ......................... 160 BÀI 21: SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ ............................................................................... 164 BÀI 22: SINH THÁI HỌC QUẦN Xà ................................................................................. 170 BÀI 23: SINH THÁI HỌC HỆ SINH THÁI ......................................................................... 178 BÀI 24: SINH QUYỂN ........................................................................................................ 187 ĐÁP ÁN CÂU HỎI – BÀI TẬP CẤP SỐ - TỔ HỢP – XÁC SUẤT TRONG SINH HỌC ....................................................... 190 PHẦN I: DI TRUYỀN HỌC .................................................................................................. 193 BÀI 1. VẬT CHẤT DI TRUYỀN CẤP ĐỘ PHÂN TỬ ........................................................ 193 BÀI 2. CƠ CHẾ DI TRUYỀN CẤP ĐỘ PHÂN TỬ ............................................................. 196 BÀI 3. CƠ CHẾ BIẾN DỊ Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ - ĐỘT BIẾN GENE ................................ 201 BÀI 4. CƠ CHẾ BIỂU HIỆN TÍNH TRẠNG Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ ................................... 205 BÀI 5. CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA BIỂU HIỆN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ ....................................... 209 BÀI 6&7. VẬT CHẤT & CƠ CHẾ DI TRUYỀN CẤP ĐỘ TẾ BÀO – CƠ THỂ.................. 210 BÀI 8. CƠ CHẾ BIẾN DỊ CẤP ĐỘ TẾ BÀO CƠ THỂ ........................................................ 215 BÀI 9. CƠ CHẾ BIỂU HIỆN TÍNH TRẠNG Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO – CƠ THỂ .................... 217 I. QUY LUẬT PHÂN LI................................................................................................... 217 II. QUY LUẬT PHÂN LY ĐỘC LẬP .............................................................................. 223 III. TƯƠNG TÁC GENE .................................................................................................. 232 IV. DI TRUYỀN ĐA HIỆU .............................................................................................. 237 V. LIÊN KẾT GENE ........................................................................................................ 238 Youtube: Bé Nguyệt Channel - 8- Vượt đích môn Sinh học - Tập 2 (BT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương VI. DI TRUYỀN LIÊN KẾT GIỚI TÍNH ......................................................................... 255 VII. DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN .................................................................................... 259 VIII. PHẢ HỆ ................................................................................................................... 260 BÀI 10. CƠ CHẾ BIỂU HIỆN Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO - CƠ THỂ: ......................................... 268 BÀI 11. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ ............................................................................. 269 BÀI 12. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC TRONG NÔNG NGHIỆP ................................... 278 BÀI 13: ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC - DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI ................................. 279 PHẦN II: TIẾN HOÁ ............................................................................................................ 281 BÀI 14. CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ .......................................................................... 281 BÀI 15: CÁC HỌC THUYẾT TIẾN HÓA ........................................................................... 281 BÀI 16: CƠ CHẾ TIẾN HÓA .............................................................................................. 282 BÀI 17: SỰ PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG................................................... 282 BÀI 18: SỰ PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI NGƯỜI ............................................ 283 PHẦN III: SINH THÁI HỌC ................................................................................................ 284 BÀI 19&20: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN, SINH THÁI HỌC CÁ THỂ......................... 284 BÀI 21: SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ ............................................................................... 284 BÀI 22: SINH THÁI HỌC QUẦN Xà ................................................................................. 284 BÀI 23: SINH THÁI HỌC HỆ SINH THÁI ......................................................................... 285 BÀI 24: SINH QUYỂN ........................................................................................................ 286 Youtube: Bé Nguyệt Channel - 9- Vượt đích môn Sinh học - Tập 2 (BT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương TOÁN HỌC TRONG SINH HỌC PHỔ THÔNG CẤP SỐ - TỔ HỢP – XÁC SUẤT TRONG SINH HỌC  Em rất sợ các bài tập về Tổ hợp - xác suất, em phải làm gì để học tốt phần này?  Em không phân biệt được Hoán vị, Tổ hợp, Chỉnh hợp trong các bài tập di truyền; không biết khi nào cộng xác suất, khi nào nhân xác suất? I. CẤP SỐ 1. Cấp số cộng: Cho cấp số cộng u1, u2, …, un với công sai d. Ta luôn có: n SSn = u1 + u2 + … + un = n  2u1  (n  1)d  =  u1  un  2 2 Hệ quả cần ghi nhớ: 1 + 2 + 3 + … + n = n(n + 1)/2 2. Cấp số nhân: Cho cấp số nhân u1, u2, …, un với công bội q (q  0, q  1). Ta luôn có: n SSn = u1 + u2 + … + un = u1. q  1 q 1 Tình huống 1: Hãy chứng minh các công thức toán học trên? II. HOÁN VỊ, CHỈNH HỢP LẶP, CHỈNH HỢP, TỔ HỢP 1. HOÁN VỊ a. Ví dụ: Tình huống 2: Hoàn thành bài tập sau: - Có bao nhiêu cách ghép đôi giao phối giữa 13 con ruồi đực thân xám với 13 con ruồi cái thân đen? - Có bao nhiêu cách ghép đôi giao phấn giữa 7 cây đậu hạt vàng với 7 cây đậu hạt xanh? b. Định nghĩa: Hoán vị của n phần tử là cách chọn n phần tử từ n phần tử thỏa mãn 2 tính chất: - Tính chất không lặp lại: Mỗi phần tử chỉ được phép chọn một lần (Lấy ra không bỏ vào). - Tính chất thứ tự: Phân biệt thứ tự trước sau giữa các phần tử với nhau. Kí hiệu: Pn = 1.2.3….(n-2).(n-1).n 2. CHỈNH HỢP LẶP Youtube: Bé Nguyệt Channel - 10 - Vượt đích môn Sinh học - Tập 2 (BT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương a. Ví dụ: Tình huống 3: Hoàn thành bài tập - Cho 3 số 1,2 và 3. Hỏi có thể lập được bao nhiêu số gồm 2 chữ số? - Biển đang kí xe máy có dạng 20L abcde. Biết bảng chữ cái có 26 chữ và L là một chữ cái trong 26 chữ đó; a, b, c, d, e là một trong các số nguyên từ 0 đến 9 và. Có bao nhiêu xe có biển số 20? - Từ 4 loại nucleotide A, T, G và X thành lập được bao nhiêu mã di truyền bộ ba? b. Định nghĩa: Chỉnh hợp lặp chập k của n phần tử là phép chọn k phần tử từ n phần tử đã cho thỏa mãn 2 tính chất: - Tính chất lặp: Mỗi phần tử được phép chọn nhiều lần. (Lấy ra bỏ vào). - Tính chất thứ tự: Phân biệt thứ tự trước và sau giữa các phần tử với nhau. Kí hiệu: Ank  nk 3. CHỈNH HỢP a. Ví dụ: Tình huống 4: Hoàn thành bài tập: - Có 3 số 1, 2 và 3. Có thể thành lập được bao nhiêu số có 2 chữ số khác nhau? - Từ 4 loại nucleotide A, T, G và X thành lập được bao nhiêu mã bộ ba khác nhau gồm 3 nu khác nhau? b. Định nghĩa: Chỉnh hợp chập k của n phần tử là cách chọn k phần tử từ n phân tử thỏa mãn 2 tính chất: - Tính chất không lặp lại: Mỗi phần tử được phép chọn một lần (Lấy ra không bỏ vào). - Tính chất thứ tự: Phân biệt thứ tự trước sau giữa các phần tử với nhau. Kí hiệu: Ank  n! (n  k )! Chú ý: Nếu n = k, ta có Ank = Pn 4. TỔ HỢP a. Ví dụ: Tình huống 5: Hoàn thành bài tập: Từ 4 loại nucleotide A, T, G và X thành lập được bao nhiêu nhóm mã bộ ba gồm 3 nu khác nhau? b. Định nghĩa: Tổ hợp chập k của n phần tử là cách chọn k phần tử trong n phần tử thỏa mãn 2 tính chất: - Tính chất không lặp lại: Mỗi phần tử chỉ được phép chọn một lần (Lấy ra không bỏ vào). Youtube: Bé Nguyệt Channel - 11 - Vượt đích môn Sinh học - Tập 2 (BT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương - Tính chất thứ tự: Không phân biệt thứ tự trước sau. Kí hiệu: Cnk  n! k !(n  k )! 5. BÀI TẬP TỔNG HỢP: Giúp phân biệt bản chất các dạng. Tình huống 6: Một hộp có 7 quả đậu Hà Lan có đánh số từ 1 đến 7. Có bao nhiêu cách lấy khi: - Người ta tiến hành lấy ra 7 quả trong 7 lần lấy. - Người ta tiến hành lấy ra 5 quả trong 5 lần lấy. Sau mỗi lần lấy lại bỏ vào hộp. - Người ta tiến hành lấy ra 5 quả trong 5 lần lấy. - Người ta tiến hành lấy ra 5 quả trong 1 lần lấy. Sau đó hoàn thành: Tính chất HOÁN VỊ CHỈNH HỢP LẶP CHỈNH HỢP TỔ HỢP Tính chất lặp lại Không có Không Không Tính chất thứ tự Có có có không III. HAI QUY TẮC ĐẾM CƠ BẢN Một công việc có thể thực hiện có k phương án A1, A2, …, Ak. Mỗi phương án lần lượt có n1, n2, …, nk cách thực hiện. 1. Quy tắc cộng: Khi công việc thực hiện theo một trong k phương án A1, A2, …, Ak. 2. Quy tắc nhân: Khi công việc được thực hiện gồm k (2  k) giai đoạn A1, A2, …, Ak. Tình huống 7: Bạn Việt có 2 khu vườn trồng đậu Hà Lan, khu vườn 1 có 112, khu vườn 2 có 137 cây. Bạn Việt dự định lấy ngẫu nhiên 9 cây từ một khu vườn và trong số cây đó lấy ngẫu nhiên 17 quả. Với số hạt thu được bạn dự định tiếp tục lấy ngẫu nhiên 50 hạt đem đi gieo trồng. Vậy theo em bạn Việt có bao nhiêu cách tiến hành? Giả sử mỗi cây có 8 quả, mỗi quả có 7 hạt. IV. TÍNH XÁC SUẤT 1. Một số khái niệm cơ bản Youtube: Bé Nguyệt Channel - 12 - Vượt đích môn Sinh học - Tập 2 (BT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương Tình huống 8: Một hộp có 7 hạt đậu Hà Lan, gồm 2 hạt màu vàng, 5 hạt màu xanh. Người ta tiến hành lấy ra 3 hạt? Hãy xác định đâu là phép thử, biến cố và không gian mẫu? 2. Các quy tắc xác suất a. Quy tắc cộng xác suất *Tổng quát: Cho các biến cố A1, A2, …, Ak xung khắc với nhau từng đôi một. Ta có: P(A1  A2  …  Ak) = P(A1) + P(A2) + … + P(Ak) *Bài tập: Tình huống 9: Tiến hành lấy ra 5 hạt đậu Hà Lan trong một túi có 26 hạt trơn (11 vàng, 15 xanh) và 13 hạt nhăn (3 vàng, 10 xanh). Sau đó lấy 3 hạt mang đi gieo. Hãy tính xác suất: - “Biến cố 5 hạt lấy được có 2 hạt trơn, 3 hạt nhăn hoặc có 4 hạt trơn, 1 hạt nhăn”? - “Biến cố 5 hạt lấy được có 2 hạt trơn, 3 hạt nhăn” và “Biến cố 5 hạt lấy được có 4 hạt trơn, 1 hạt nhăn”? - “Biến cố 5 hạt lấy được không có hạt trơn nào” và “Biến cố 5 hạt lấy được có ít nhất một hạt trơn”? - “Biến cố 5 hạt gồm 2 hạt vàng, trơn; 3 hạt vàng, nhăn”? b. Quy tắc nhân xác suất *Tổng quát: Cho các biến cố A1, A2, …, Ak độc lập với nhau. Ta có: P(A1.A2 … Ak) = P(A1).P(A2) … P(Ak) *Bài tập: Tình huống 10: Tiến hành lấy ra 5 hạt đậu Hà Lan trong một túi có 26 hạt trơn (11 vàng, 15 xanh) và 13 hạt nhăn (3 vàng, 10 xanh). Sau đó lấy 5 hạt mang đi gieo. Hãy tính: - “Biến cố 5 hạt lấy được có 2 hạt trơn, 3 hạt nhăn và 3 hạt mang đi gieo có 2 hạt nhăn”? - “Biến cố 5 hạt lấy được có 2 hạt trơn, 3 hạt nhăn và trong đó có 1 hạt vàng”? 3. BÀI TẬP TỔNG HỢP: Youtube: Bé Nguyệt Channel - 13 - Vượt đích môn Sinh học - Tập 2 (BT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương Tình huống 11: Một dung dịch chứa 3 loại nu với tỉ lệ A : U: G = 1 : 3 : 7 dùng để tổng hợp nhân tạo một cách ngẫu nhiên một phân tử mARN. Tính tỉ lệ (xác suất) bộ ba: a) Có 2 A, 1U. b) Có ít nhất 1A. Lưu ý: Các em nên củng cố thêm kiến thức, kĩ năng giải bài tập phần này bằng cách làm bài tập thuộc các chuyên đề về Cấp số, Tổ hợp, Chỉnh hợp trong môn Toán. Youtube: Bé Nguyệt Channel - 14 - Vượt đích môn Sinh học - Tập 2 (BT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương PHẦN I – DI TRUYỀN HỌC CHƯƠNG I: DI TRUYỀN HỌC PHÂN TỬ BÀI 1. VẬT CHẤT DI TRUYỀN CẤP ĐỘ PHÂN TỬ I. LÝ THUYẾT 1. ADN (GENE) a. Tính số nucleotide * Mối quan hệ giữa các loại nu trên cả phân tử ADN: Do A chỉ liên kết với T, G chỉ liên kết với X nên ta luôn có: A  T;G  X * Mối quan hệ giữa các nu mỗi loại trên 1 mạch và cả 2 mạch ADN: Do A trên mạch 1 (A1) chỉ liên kết với T trên mạch 2 (T2) nên ta luôn có: A1  T2 , tương tự ta cũng luôn có: Hình 1.1. Sơ đồ 1 T1  A2 ;G1  X2 ; X1  G 2 Do 2 mạch có chiều dài bằng nhau nên: A1  T1  G1  X1  A 2  T2  G 2  X2  N 2 Hiển nhiên ta có, số nu loại A của ADN (hay gene) bằng tổng số nu loại A trên mạch 1 và tổng số nu loại A trên mạch 2 hay A  T  A1  A 2  A1  T1  A 2  T1  A 2  T2 Tương tự ta cũng có: G  X  G 1  G 2  G1  X1  G 2  X1  G 2  X 2 Chú ý: Khi tính tỉ lệ % % A1 là tỉ lệ A trên mạch 1, vì vậy khi xét tỉ lệ A của mạch 1 trên cả phân tử ADN là: %A 1 2 % A2 là tỉ lệ A trên mạch 2, vì vậy khi xét tỉ lệ A của mạch 2 trên cả phân tử ADN là: %A 2 2 Do đó hiển nhiên ta luôn có: %A  %T  %A1  %A 2 %T1  %T2 %A1  %T1 %A 2  %T2    2 2 2 2 Tương tự, ta cũng có: %G  %X  %G1  %G 2 %X1  %X2 %G1  %X1 %G 2  %X2    2 2 2 2 * Tổng số nu của ADN (N): N = A + T + G + X = A + A + G + G = 2A +2G  N  2A  2G  2A  2X  2T  2X  2A  2X => A  G  * Tính số chu kì xoắn (C): Youtube: Bé Nguyệt Channel - 15 - N hoặc %A  %G  50%N 2 Vượt đích môn Sinh học - Tập 2 (BT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương Một chu kì xoắn gồm 10 cặp nu (Gồm 10 × 2 = 20 nu). Khi biết tổng số nu (N) của ADN thì số chu kì xoắn của phân tử ADN là: C  N N  2.10 20 * Tính khối lượng phân tử ADN (M): Do khối lượng trung bình của một nucleotide là 300 đvC nên khối lượng phân tử ADN là: M  N.300đvC * Tính chiều dài của phân tử ADN (L): Do chiều dài phân tử ADN bằng với chiều dài của một mạch nên: L N N .3,4Ao , trong đó là số nu một mạch, 3,4Ao là độ dài 1 nu. 2 2 b. Tính số liên kết Hydrogene và liên kết Hóa trị Đ – P * Số liên kết Hydrogene (H): Do A chỉ liên kết với T bằng 2 liên kết hydrogene, G chỉ liên kết với X bằng 3 liên kết hydrogene, nên tổng số liên kết hydrogene của ADN là: H  2A  3G  2A  3X  2T  3X  2T  3G * Số liên kết hoá trị (HT): Liên kết hóa trị là mối liên kết được hình thành giữa 2 nguyên tử phi kim bằng cách góp chung electron để đạt trạng thái bền của khí hiếm. Do đó số liên kết hóa trị trong ADN, thậm chí trong một nu có rất nhiều nên trong di truyền học phân tử chúng ta chỉ đi tính số liên kết hóa trị nối các nu và số liên kết hóa trị được nối giữa Đường và Phosphate trong mỗi nu của phân tử ADN. a) Số liên kết hoá trị nối các nu trên 1 mạch ADN (gene): HT  N 1 2 b) Số liên kết hoá trị nối các nu trên 2 mạch ADN (gene): HT  2( c) Số liên kết hoá trị đường – phosphate trong gene ( LKĐ-P) Youtube: Bé Nguyệt Channel - 16 - N  1) 2 Vượt đích môn Sinh học - Tập 2 (BT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương - Mỗi nucleotide có một liên kết giữa Đường và phosphate nên số liên kết Đường – Phosphate trong các nu là: N - Số liên kết hóa trị nối giữa các nu bản chất là mối liên kết Đường – Phosphate nên số liên kết N Đường – Phosphate giữa các nu là: 2.( -1) 2 Vậy tổng số liên kết Đường – Phosphate trong một phân tử ADN là: LK Đ  P  2( N  1)  N 2 Hình 1.1. Cấu trúc phân tử ADN 2. ARN a. Tính số ribonucleotide - ARN gồm 4 loại ribonu: rA, rU, rG, rX và được tổng hợp từ mạch gốc ADN theo NTBS. Vì vậy số ribonu của ARN bằng số nu 1 mạch của ADN: rN = rA + rU + rG + rX = N 2 - Trong phân tử mARN, rA và rU cũng như rG và rX không liên kết bổ sung với nhau nên không nhất thiết phải bằng nhau. Sự bổ sung chỉ có giữa rA, rU, rG, rX của ARN lần lượt với T, A , X , G trên mạch gốc của ADN (Không giảm tính tổng quát, giả sử mạch 2 là mạch gốc - Sơ đồ 2). Vì vậy số ribonu mỗi loại của ARN bằng số nu bổ sung ở mạch gốc ADN: rA = Tgốc ; rU = Agốc rG = Xgốc ; rX = Ggốc * Chú ý: Ngược lại, số lượng và tỉ lệ % từng loại nucleotide của ADN được tính như sau: + Số lượng: A  T  rA  rU G  X  rG  rX + Tỉ lệ %: %A  %T  %rA  %rU %rG  %rX ;%G  %X  2 2 b. Tính khối lượng phân tử ARN (MARN) Một ribonu có khối lượng trung bình là 300 đvC, nên: M ARN  rN.300đvC  N .300đvC 2 c. Tính chiều dài và số liên kết hóa trị Đ-P của ARN * Tính chiều dài Youtube: Bé Nguyệt Channel - 17 - Vượt đích môn Sinh học - Tập 2 (BT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương - ARN có số lượng ribonu là rN và độ dài của một ribonu bằng độ dài một nu và bằng 3,4 A0. Mặt khác chiều dài ARN bằng chiều dài gen (ADN) tổng hợp nên nó, nên ARN đó có chiều dài (Sơ đồ 1): L ADN  L ARN  rN.3, 4Ao  N .3, 4Ao 2 * Tính số liên kết hoá trị Đ –P + Trong mạch ARN: Số liên kết hoá trị nối các ribonu trong mạch ARN là: HT  rN  1  N 1 2 + Trong mỗi ribonu có 1 liên kết hoá trị giữa Đường với nhóm phosphate của acid H3PO4. Do đó số liên kết hóa trị loại này có trong rN ribonu là rN. Vậy số liên kết hoá trị Đ–P trong phân tử ARN: LK Đ  P  (rN  1)  rN  ( N N  1)  2 2 Chú ý: Do gene (ADN) ở sinh vật nhân thực là phân mảnh vì vậy những vấn đề về mối quan hệ giữa gene với ARN được trình bày ở trên là của tế bào nhân sơ. Trên cơ sở đó chúng ta cũng có thể dễ dàng xử lý một cách linh hoạt các tình huống với gene của tế bào nhân thực. II. BÀI TẬP Câu 1: Vùng điều hoà của gene cấu trúc nằm ở vị trí nào của gene? A. Đầu 5’ mạch mã gốc B. Đầu 3’ mạch mã gốc C. Nằm ở giữa gene D. Nằm ở cuối gene Câu 2: Gene cấu trúc của vi khuẩn có đặc điểm gì? A. Phân mảnh B. Vùng mã hoá không liên tục C. Không phân mảnh D. Không mã hoá acid amin mở đầu Câu 3: Intron là gì? A. Đoạn gene có khả năng phiên mã nhưng không có khả năng dịch mã B. Đoạn gene không có khả năng phiên mã và dịch mã C. Đoạn gene mã hoá các acid amin D. Đoạn gene chứa trình tự nu đặc biệt giúp mARN nhận biết được mạch mã gốc của gen Câu 4: Nhóm codon nào không mã hoá các acid amin mà làm nhiệm vụ kết thúc tổng hợp Protein? A. UAG,UGA,AUA B. UAA,UAG,AUG C. UAG,UGA,UAA D. UAG,GAU,UUA Youtube: Bé Nguyệt Channel Câu 5: Có tất cả bao nhiêu loại bộ mã được sử dụng để mã hoá các acid amin? A. 60 B. 61 C. 63 D. 64 Câu 6: Từ 3 loại nu khác nhau sẽ tạo được nhiều nhất bao nhiêu loại mã bộ ba? A. 27 B.48 C. 16 D. 9 Câu 7: Đặc điểm thoái hoá của mã bộ ba có nghĩa là: A. một bộ ba mã hoá cho nhiều loại acid amin B. các bộ ba nằm nối tiếp nhưng không gối lên nhau C. nhiều loại bộ ba cùng mã hoá cho một loại acid amin D. một số bộ ba cùng mang tín hiệu kết thúc dịch mã Câu 8: Gene là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho: A. sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc B. sản phẩm tạo nên thành phần chức năng C. kiểm soát hoạt động của các gene khác D. sản phẩm nhất định (chuổi polypeptid hoặc ARN) Câu 9: Mã di truyền mang tính thoái hóa nghĩa là: A. có một bộ ba khởi đầu B. có một số bộ ba không mã hóa các acid amin C. một bộ ba mã hóa một acid amin - 18 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan