Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn minh inca p2...

Tài liệu Văn minh inca p2

.PDF
9
188
84

Mô tả:

VĂN MINH INCA 5. Đế chế Incas hùng mạnh nhờ... trái đất nóng lên Theo các chuyên gia, sự ấm nóng kéo dài nhiều thế kỷ đã giúp mảnh đất Incas cổ tận dụng lợi thế để phát triển nông nghiệp, mở rộng đế chế. Một nghiên cứu mới tiết lộ việc nhiệt độ tăng trong khoảng thời gian từ năm 1100 đến 1533 sau Công nguyên đã cho phép người Incas canh tác nhiều hơn, phát triển thủy lợi, kênh đào và ruộng bậc thang. Tiến sĩ, nhà sinh thái học Alex Chepstow-Lusty, đến từ Viện nghiên cứu Andean ở Lima, Peru, cho biết nghiên cứu này cho thấy, sự thay đổi khí hậu là yếu tố giúp người Incas trở thành những người nông dân thành công. Thành phố Machu Pichu được xây dựng trong quá trình thay đổi khí hậu. "Sự ấm nóng là một “lò ấp” hoàn hảo cho quá trình mở rộng của bộ lạc cổ này, vốn trải dài từ Columbia tới giữa Chile. Bằng cách phân tích các trầm tích dưới nền hồ Marcacoha ở khu vực Cuzco, Andes, các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng về sự ấm nóng của khí hậu vào thời kỳ đó", tiến sĩ Chepstow-Lusty. Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Chepstow-Lusty tìm thấy các loại hạt giống được gieo trồng dưới bùn ở độ cao 3.352 mét so với mực nước biển, tương ứng với một hàng cây ở phía trên. Điều đó cho thấy, việc canh tác được thực hiện trên các vùng núi cao, nơi khí hậu thường mát mẻ hoặc lạnh lẽo, không thích hợp với việc canh tác. Tiến sĩ Chepstow-Lusty cho rằng, sự ấm nóng của trái đất thời kỳ đó giúp người Incas đã xây dựng mở rộng diện tích canh tác, trồng trọt, nhờ đó tích lũy được sự giàu có. "Họ phát triển một hệ thống kênh đào để tăng cường thủy lợi, đồng thời phân bổ đất đai theo hình bậc thang có gắn các đường dẫn nước", tiến sĩ Chepstow-Lusty cho biết. Khí hậu ấm nóng giúp người Incas phát triển nông nghiệp. Các “kỳ quan” quan trọng khác như con đường hoàng gia Incas và Machu Pichu nổi tiếng cũng được hình thành trong thời kỳ này. “Điều kiện này rất lý tưởng để khai hóa nền văn minh. Họ tổ chức tương đối khoa học và có một hệ thống tưới tiêu phức tạp nhưng điều đó là không thể nếu không có sự trợ giúp của thời tiết”, tiến sỹ khẳng định. Như vậy, bên cạnh mặt trái, biến đổi khí hậu cũng có những "mặt phải", có tính tích cực. Tuy nhiên, tiến sỹ Chepstow-Lusty cho biết thêm, các trầm tích ở hồ cũng tiết lộ về thời kỳ hạn hán trong khoảng những năm 880 sau Công nguyên, đã “quét sạch” đế chế Wari trước đó. 6. Tìm hiểu nền văn minh Inca cổ xưa Lịch sử khởi điểm nền văn minh Inca có thể được xem là từ thế kỷ XIII. Cũng như các nền văn minh cổ xưa, nền văn minh Inca được khảo sát khá đầy đủ và chính xác. Những điều được thể hiện và ghi lại bằng nhiều hình thức, văn hóa truyền khẩu, bia đá, chạm khắc, đồ châu báu vàng bạc và các hoa văn trên đồ thảm dệt. Huyền thoại về sự giàu có vàng, bạc, đá quý đã lôi cuốn nhiều người phương Tây, một số lượng lớn được chế tạo tinh xảo và đa dạng. Quan niệm của người Inca về vàng như mồ hôi của Mặt Trời và với bạc là nước mắt của Mặt Trăng. Vùng Cuzco (Peru ngày nay) được xem là trung tâm quyền lực của Đế chế Inca, được xem như một xã hội văn minh thời bấy giờ ở vùng Andes, họ đã biết làm thủy lợi, đồ gốm, làm nông nghiệp, kiến trúc cao, dệt và luyện sắt. Những thành tựu của nền văn minh Inca cổ xưa Vàng của người Inca cổ xưa Nhờ biết luyện kim loại từ quặng nên người Inca đã biết chế ra nhiều loại nhạc cụ đa dạng từ kim loại. Một loại nhạc cụ như trumpet và các loại chuông, các loại nhạc cụ từ đồng và đàn đá. Âm nhạc của các cư dân Inca chủ yếu phục vụ các nghi lễ trang trọng. Nghề gốm của Inca đạt đến trình độ thẩm mỹ cao, những di vật còn lại đến ngày nay gây kinh ngạc các nhà khảo cổ bởi giá trị nghệ thuật cũng như tín ngưỡng của họ. Nghề dệt vải và thảm của người Inca đạt một trình độ cao thời bấy giờ, những tấm khăn, thảm với những hoa văn sặc sỡ và chất liệu tân tiến. Người Inca nổi tiếng nhất về những công trình kỹ thuật và kiến trúc. Họ đã xây dựng một hệ thống trục lộ lớn bao gồm những con đường kiến trúc chắc chắn và luôn được bảo trì, bao phủ ít nhất là 23.000km. Hệ thống giao thông này đã đem lại dễ dàng cho sự liên lạc và di chuyển của con người và hàng hóa. Ðể vượt qua những khe núi trắc trở trong dãy Andes, người Inca đã xây những chiếc cầu treo đáng khâm phục. Trên sườn núi tại nhiều khu vực, họ đã xây những vùng canh tác giống như bậc thang để gia tăng việc sản xuất lương thực. Người Inca đã kiến tạo thủ đô Cuzco, trung tâm nghi lễ và chính trị, thành một dự án kiến trúc biểu trưng để cho tất cả những người đến xem đều phải kinh ngạc. Phong cách và kiểu xây dựng lan truyền đi nhanh chóng trong khắp vương quốc. Trong các công trình kíến trúc họ bao giờ cũng quan tâm đến khu vực chung quanh và cố gắng phối hợp cả hai. Thí dụ tốt nhất là Machu Picchu, nơi các yêu cầu về kiến trúc đã hòa hợp với địa hình chung quanh. NTO - Những thành tựu của nền văn minh Inca cổ xưa Hệ thống đường giao thông của người inca Các công trình xây dựng khổng lồ không những chỉ có giá trị thực tiễn mà còn là một hình thức phô trương quyền lực và vinh quang, gây ấn tượng cho những người có thể là kẻ thù. Hai con đường dài nhất trong hệ thống đường sá Inca là cột trụ cho vương quốc, chạy dài khắp đất nước. Hai con đường này, một đường từ Cuzco qua dãy núi Andes đến Quito và con đường kia dọc theo bờ biển Thái Bình Dương cộng với các đường cắt ngang được dùng để di chuyển nhanh chóng quân đội, tiếp tế cũng như trao đổi hàng hóa và thông tin. Chúng cũng có ảnh hưởng quyết định trong việc truyền những thông tin quan trọng trong thời gian ngắn. Để có thể cung cấp lương thực cho vương quốc to lớn này, người Inca đã di dời chỗ ở nông dân trong toàn đất nước, khuyến khích trao đổi hàng hóa giữa những không gian sinh sống khác nhau trong dãy núi Andes. Họ đào kênh tưới nước tại những vùng đất giống như thảo nguyên. Vì thế, người Inca đã tạo thành nhiều vùng đất màu mỡ từ sa mạc và thung lũng trên cao, những nơi thông thường là trồng khoai tây và ngô. Từ đấy họ sản xuất Chicha, một loại thức uống có cồn và cũng được dùng cho mục đích tế lễ. Cạnh bờ hồ Titicaca, người Inca đã phát triển một hệ thống thoát nước để có thể trồng trọt ngay trên các vùng đất ngập nước và giảm thiệt hại của băng tuyết. Người Inca có nhiều kiến thức trong y khoa, họ đã có thể mổ thành công trên đầu. Lá cây coca được dùng để làm giảm đói và giảm đau, vẫn còn được phổ biến rất rộng rãi cho đến ngày nay tại vùng núi Andes. Những người Casqui đã nhai lá coca để có thêm năng lượng nhằm hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ chạy đưa tin trong khắp trong vương quốc. Một phương thức trị liệu khác là dùng vỏ cây tiêu Peru (Schinus molle) đã được nấu còn ấm để đắp lên vết thương. 7. Bí ẩn Cuzco, nguồn cội của người Inca Cuzco (Peru) là thành phố nhiều màu sắc nhất ở Nam Mỹ. Lá cờ 7 sắc cầu vồng của người Inca bay phần phật trước cửa các ngân hàng, hành lang khách sạn hay trên nóc các tòa nhà chính quyền, John Flinn, cây viết của tạp chí Chronicle, kể lại hành trình khám phá miền đất bí ẩn này. Francisco Pizarro và những người đồng bào của ông đến đây chinh phục và đã “quét sạch” những người Inca cuối cùng cách đây gần 500 năm, nhưng bạn sẽ không bao giờ biết được điều đó ở Cuzco, thủ đô cũ của họ. Nền văn hóa Inca không bao giờ nằm quá sâu bên dưới bề mặt đất. Pháo đài Machu Picchu. Cuzco tự bộc lộ qua những họa tiết Inca sống động trên bức họa Bữa tối cuối cùng và Đức mẹ Đồng Trinh trong thánh đường của thành phố, hoặc qua những cái tên đường phố khó phát âm hay những chiếc khăn quàng cổ rực rỡ màu sắc và cả trong tiếng Quechua, ngôn ngữ Inca vẫn được rất nhiều người sống quanh dãy núi Andes nói. Kể từ thời của Hiram Bingham, Cuzco đã trở thành một điểm xuất phát đi Machu Picchu, thung lũng thiêng và đường kẻ Inca trên sa mạc. Theo tiếng Quechua, Cuzco có nghĩa là “rốn của trái đất”. Nơi này từng một thời là kinh đô của một đế chế trải dài từ Quito (Ecuador) đến Santiago (Chile) với 25.000 dặm đường lát và các hệ thống thủy lợi có tính ứng dụng kỹ thuật cao, những thứ đã mang đến cho người Inca biệt hiệu “những người La Mã của Tân Thế Giới”. Song, đế chế Inca không tồn tại lâu. Người Inca chẳng hề chú trọng củng cố những vùng đất đai chinh phục được mà lại đi lao vào một cuộc nội chiến tàn sát cho đến khi thực dân xuất hiện. Đến năm 1535, chưa đầy ba năm sau khi tới vùng đất này, Pizarro đã chiếm đoạt được toàn bộ số vàng mà họ có thể gỡ bong ra khỏi những cung điện và đền thờ của Cuzco và bắt đầu xây dựng một thành phố Tây Ban Nha ngay trên thành phố đổ nát của người Inca. Tại vị trí của cung điện Kiswarkanchar, những người Tây Ban Nha đã dựng lên một thánh đường theo phong cách “Barốc Quechua” bằng những khối đá mà họ chở đến bằng xe bò từ Sacsayhuamán, một địa điểm tiến hành nghi lễ trên một đỉnh đồi cách đó vài dặm. Những phiến đá lâu đời Vào một chiều muộn, rờ tay vào túi để bảo đảm vẫn còn con dao găm của mình ở đó, tôi đánh bạo đi xuôi xuống một con hẻm hẹp tách ra từ Plaza de Armas. Tôi muốn điều tra một cái gì đó đã hấp dẫn tôi từ hồi học lớp 4. Hồi đó, tôi học được rằng, những người thợ xây Inca thông minh đã ghép những bức đường đá của họ hoàn hảo đến mức — không cần dùng đến những công cụ kim loại hay vữa hồ gì — mà đến tận ngày nay, 6 thế kỷ đã trôi qua, bạn vẫn không thể lách con dao vào giữa những phiến đá. Điều này đại thể là đúng. Tôi có thể thấy ở đây đó có vết rạn, nhưng phần lớn những phiến đá đều gắn lại với nhau một cách khá liền mạch. Con hẻm nổi tiếng Calle Loreto. Trận động đất mạnh vào năm 1950 đã làm vỡ ra một số mảng công trình xây dựng thời kỳ thực dân của người Tây Ban Nha, lần đầu tiên trong nhiều thế kỷ phơi bày ra những bức tường Inca đồ sộ. Bạn có thể thấy chúng có ở khắp thành phố — tôi đi vào khách sạn mình ở qua một lối đi Inca hình thang kép vô cùng lộng lẫy — nhưng một trong những điểm đáng chú ý nhất là một con hẻm có tên gọi Calle Loreto, nơi dẫn từ Plaza de Armas đến Iglesia de la Compania. Việc người Inca xây những bức tường này bằng cách nào vẫn còn là một điều gì đó bí ẩn. Một chương trình truyền hình của Đài NOVA đã từng gọi họ là “nền văn minh lạ lẫm và kỳ bí nhất mà trái đất này từng chứng kiến” dù có hơi quá lời một chút. Nhưng đúng là họ thực hiện những kỳ công kỹ thuật lớn lao và phức tạp này mà không hề biết đến bánh xe, nhịp cuốc, sử dụng động vật kéo hay ngôn ngữ viết. Đền Mặt Trời Một công trình Inca nổi tiếng nữa ở Cuzco là Coricancha hay Đền Mặt Trời. Vào thời Đế chế Inca còn hưng thịnh, ngôi đền kiêm tháp canh này là một trong những tòa nhà uy nghi nhất ở Tân Thế Giới, với những bức tường được dát vàng để soi sáng phần bên trong qua ánh sáng mặt trời phản chiếu. Mái của nó là một sự kết hợp giữa rạ khô và “sợi kim tuyến” để phát sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời. Những căn phòng để hiến dâng cho mặt trăng và các vì sao được trang trí bằng bạc. Coricancha (Đền Mặt Trời.) Có một bệ thờ bằng vàng tấm được cho là đủ lớn để hai người ngồi trên đó được và một khu vườn mô hình được tạo nên từ những miếng kim loại quý, trong đó có những thân cây ngô bằng bạc và bắp ngô bằng bàng. Các bức tượng lạc đà, cừu và hoa bằng vàng được đem trang trí cho mặt sàn ngôi đền. Tất cả những thứ đó không còn nữa. Công việc đầu tiên của những người thực dân là bóc mọi ounce vàng và bạc có thể ra khỏi các bức tường, đúc thành thỏi và chở về Tây Ban Nha. Họ đã xây dựng một tu viện mang tên Santa Domingo ngay trên đống đổ nát của ngôi đền và phải đến sau trận động đất năm 1950 thì toàn bộ cội rễ Inca của nó mới được phơi bày ra. Sacsayhuamán Một số người Peru nói với tôi, họ thực sự thấy Sacsayhuamán bí ẩn và kích thích trí tò mò hơn so với Machu Picchu. Tôi không nói là đồng ý với điều đó, nhưng cũng không phủ nhận đó là một nơi rất ấn tượng. Công trình trên đỉnh đồi này gần với khu phố chính của Cuzco đến mức có thể đi bộ được, nhưng đó là một đoạn đường dốc và hầu hết mọi người đều bắt taxi hay xe buýt để đi. Sacsayhuamán. Các nhà khảo cổ học cho rằng Cuzco xưa kia được thiết kế theo hình dáng một con báo sư tử và Sacsayhuamán là cái đầu của nó. Những gì còn lại giờ đây, sau khi những người thực dân Tây Ban Nha di chuyển những phiến đá cắt đi nơi khác, là một dãy những bức tường lỗ ba lớp chạy ngoằn ngoèo trong khoảng 304m và được tạo thành từ những phiến đá được khớp với nhau một cách chính xác, mỗi phiến nặng tới 300 tấn. Dù mục đích ban đầu của nó có là gì đi nữa, thì người Inca đã sử dụng nó như một pháo đài vào năm 1536 trong một cuộc khởi nghĩa đẫm máu chống lại người Tây Ban Nha. Ở phía bên kia các bức tường thành, bên phía xa của cái thường được gọi là “bãi diễu hành”, là một tập hợp đá với những bậc thềm được xẻ hướng về phía bãi, dẫn đến những ghế ngồi được cắt gọt phía trên đỉnh. Nó được gọi là “Ngai vàng của người Inca”, nơi những người có địa vị cao ngồi trong những dịp lễ hội. Nhưng trên thực tế, không ai biết được điều này có đúng như vậy không. Sau một ngày nghe những người hướng dẫn viên kể những sự kiện liên quan đến người Inca, phần nhiều trong số đó là những chuyện có thật. Tôi tách ra khỏi nhóm, leo lên những bậc thang, tìm một chỗ ngồi và nhìn chăm chú vào những phiến đá lặng ngắt của Sacsayhuamán, để cảm nhận hết cái hay, cái đẹp của kỳ quan này và sự bí ẩn của người Inca, đôi khi tốt hơn là hãy dùng trí tưởng tượng. 8. XÁC ƯỚP INCA TRÊN ĐỈNH NÚI Năm 2007 vừa qua, tại Salta, Argentina, Museum of High Altitude Archaeology mở cửa lần đầu tiên, khánh thành sự thành lập của viện bảo tàng với một cuộc triển lãm đặc biệt nhất từ xưa đến nay. Cuốc triển lãm bao gồm thi thể của ba trẻ em người Inca và những vật dụng tìm thấy tại nơi chôn cất trên đỉnh núi tuyết Mount Llullaillaco, cao 22 ngàn bộ Anh. Cô gái Inca như đang say ngủ Năm 1999, các nhà khảo cổ tìm thấy trên đỉnh núi tuyết kia một hầm mộ được thiên nhiên bảo bọc và duy trì suốt 500 năm qua. Ba đứa trẻ được tế thần trong một cuộc tế lễ có tính cách tôn giáo, chúng bị đông lạnh trong giấc ngủ. Không khí lạnh buốt và khô đã giữ tất cả mọi bộ phận trong cơ thể y nguyên, máu vẫn còn trong tim và phổi, khuôn mặt vẫn bình an như khi ba đứa trẻ này đi vào giấc ngủ. Cô bé lớn nhất, 15 tuổi, được đặt tên là La Doncella, trong thế ngồi, hai chân chéo nhau, mặc áo nâu và đi giày có những vạch sọc. Môi cô bé còn ngậm một ít lá coca, mái tóc dài bện thành những con rít nhỏ nhỏ để xõa trên mặt. Hai đứa trẻ kia, một bé gái 6 tuổi, khuôn mặt và thân trên bị sét đánh nên có vệt phỏng cháy, và bé trai 7 tuổi. Cả hai đều có bộ xương sọ được kéo dài, người thủa ấy dùng khăn quấn đầu để kéo dài xương sọ trẻ em, một cách tạo hình của giới quý tộc. Qua hình quang tuyến, CT scan và DNA thử nghiệm, người ta thấy rằng ba đứa trẻ này đều khoẻ mạnh trước khi chết, và không có liên hệ huyết thống với nhau. Theo tục lệ Inca, những đứa trẻ hoàn hảo, xinh đẹp và khoẻ mạnh được lựa chọn để tế thần linh, cuộc tế lễ có tên là capacocha. Họ đi bộ mấy trăm dặm đường từ Cuzco đến đỉnh núi Llullaillaco. Những đứa trẻ được lựa chọn, một vinh dự lớn, được cho uống chica, một loại bia cất bằng bắp ngô. Sau khi chúng đi vào giấc ngủ, được đưa xuống hầm mộ nơi chúng bị đông lạnh. Người Inca tin rằng những đứa trẻ không chết, từ đỉnh núi như những thiên thần, đi gặp tổ tiên và tiếp tục độ trì cho thôn làng và thân nhân chúng. Viện bảo tàng High Altitude Archaeology đã cần 8 năm để sửa soạn, tiếp tục bảo trì những di thể và cổ vật trước khi có thể mở cuộc triển lãm tại Salta. Thành phố này là thủ đô của tỉnh lỵ. Nơi này, nặng truyền thống Thiên Chúa giáo từ thế kỷ thứ 16, cũng là một phần của hoàng triều Inca cho đến khi bị người Tây Ban Nha tiêu diệt và truy đuổi lên núi thẳm. Ban Điều Hành của bảo tàng viện đã phải đối đầu với những dư luận trái ngược nhau, cùng lúc, tổ chức một bảo tàng viên trưng bày khám phá của con người. Cuộc triển lãm có tính cách giáo dục và văn hóa nhưng giữ sự tôn kính với di thể, với cổ tục Inca và với tinh thần bảo thủ của người địa phương; những gì khác với Thiên Chúa giáo đều là việc mê tín, ma quỷ. Di thể của những đứa trẻ Inca được đặt trong hai lồng kính, trang bị những loại máy móc để giữ hàn độ ở zero, lượng oxygen, độ ẩm và áp suất tương tự như thời tiết của đỉnh núi Llullaillaco. Bảo tàng viện đặt sẵn những máy phát điện cấp thời phòng khi mất điện và họ dự bị cả máy bay để di chuyển những di tích quý giá này đến nơi an toàn nếu có trận động đất xảy ra. Inca là một dân tộc có mặt từ thế kỷ thứ 12, hoàng triều Inca trải dài mấy ngàn dặm, qua nhiều quốc gia Nam Mỹ ngày nay, từ Á căn Đình, Chí Lợi đến Bolivia, Ecuador, Colombia .. Nguòi Inca không có chữ viết, nhưng có ngôn ngữ chung là Quachu, nhưng những thổ ngữ vẫn thông dụng tại địa phương vì hoàng triều Inca quá rộng lớn, trải dài suốt miền Tây Nam Mỹ, khó lòng thống nhất tiếng nói. Trước khi bị người Tây Ban Nha tiêu diệt, hoàng triều Inca có khoảng 13 triệu dân! Người Inca có tổ chức xã hội khá chặt chẽ, xây đền đài, theo kiểu "Kim Tự Tháp" tương tự như Ai Cập, họ đã biết tính toán theo ánh mặt trời và mặt trăng để lấy ánh sáng. Họ giữ "sổ sách" bằng những ký hiệu, và dùng những sợi dây thắt nút có màu sắc khác nhau để tính toán. Văn hóa Inca vẫn là một điều khá bí ẩn cho các nhà khảo cổ hiện nay.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan