Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ TÊN ĐỀ TÀI: Ý NGHĨA VĂN HÓA CỦA HỌA TIẾT TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN...

Tài liệu TÊN ĐỀ TÀI: Ý NGHĨA VĂN HÓA CỦA HỌA TIẾT TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN

.PDF
30
1
52

Mô tả:

lOMoARcPSD|15547689 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM BÁO CÁO TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM TÊN ĐỀ TÀI: Ý NGHĨA VĂN HÓA CỦA HỌA TIẾT TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN Tên ngành đào tạo: Quản Trị Khách Sạn Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Thị Tự Nhóm thực hiện: 05 – Nhóm học 10 - Lớp chiều thứ 3,6 - Ca 3 TP. Hồ Chí Minh, 2021 lOMoARcPSD|15547689 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Công Nghệ TP HCM đã đưa môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam vào trương trình giảng dạy. Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Cô Trần Thị Tự đã nhiệt tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức hữu ích cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Cơ sở văn hóa Việt Nam, chúng tôi đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây sẽ là những kiến thức cần thiết và quan trọng để làm nền tảng hành trang phục vụ cho ngành học, cũng như công việc của chúng tôi sau này. Bộ môn Cơ sở văn hóa Việt Nam là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao. Đã cung cấp đủ kiến thức về các nền văn hóa cũng như các phong tục tín ngưỡng, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên cũng như là nhu cầu của ngành nghề thiên về văn hóa, du lịch. Đặc biệt, cảm ơn cô đã dành thời gian của cá nhân để đọc và xem qua bài tiểu luận nghiên cứu của chúng tôi. Do kiến thức còn hạn chế, và khả năng lý luận còn nhiều thiếu sót, nên trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót không mong muốn, mong cô bỏ qua. Kính mong nhận được lời nhận xét, góp ý, đóng góp của cô để bài tiểu luận hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. TP Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 11 năm 2021 lOMoARcPSD|15547689 LỜI CAM KẾT Chúng tôi xin cam đoan về tiểu luận với vấn đề "Ý NGHĨA VĂN HÓA CỦA HỌA TIẾT TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN" do các tất cả các thành viên trong nhóm đã cùng nhau hỗ trợ, nghiên cứu, tài liệu và tham khảo là trung thực, chính xác và có nguồn trích dẫn rõ ràng đầy đủ, khồn sao chép. Nhóm nghiên cứu (trưởng nhóm) Wong Yến Nhi lOMoARcPSD|15547689 MỤC LỤC DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT..............................................................1 DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH....................................................... 2 Ý NGHĨA VĂN HÓA CỦA HỌA TIẾT TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN3 I. MỞ ĐẦU:.............................................................................................................3 1.1. Lý do chọn đề tài...................................................................................... 3 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................3 1.3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................4 1.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.............................................................4 1.5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài...................................................4 1.5.1. Ý nghĩa lý luận................................................................................. 4 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn.............................................................................. 4 II. NỘI DUNG.........................................................................................................4 2.1. Cơ sở lý luận............................................................................................. 4 2.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................... 4 2.1.2. Các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu............................... 6 2.2. Các họa tiết về đời sống văn hóa vật chất được khắc họa trên trống đồng.................................................................................................................11 2.3. Các họa tiết về đời sống văn hóa tinh thần được khắc họa trên trống đồng.................................................................................................................16 2.3.1. Quan niệm tín ngưỡng....................................................................16 2.3.2.. Nghệ thuật..................................................................................... 17 2.4. Ứng dụng của hoạ tiết trống đồng Đông Sơn......................................21 lOMoARcPSD|15547689 2.5. Bài học rút ra được từ ý nghĩa và nền văn hóa qua các họa tiết trên trống đồng Đông Sơn.................................................................................... 22 III. Kết luận...........................................................................................................23 I.V. Tài liệu tham khảo........................................................................................ 23 lOMoARcPSD|15547689 DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TK: Thế Kỷ TCN: Trước Công Nguyên 1 lOMoARcPSD|15547689 DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH Hình 2.2: Một số hoạt tiết đã nêu trên trống đồng về chim công, hưu, người đối đáp, kho vựa và người đánh trống, người đánh cồng chiên............. 13 Hình 2.3: Thuyền chiến với binh lính là chim, cá, rùa dưới nước và thuyền chiến với người lính cầm đao, giáo.........................................................15 Hình 2.4: Hình người đứng trong nhà mái vòm tròn......................................18 (Nguồn: Thư viện trường Đại học Lâm Nghiệp, Trịnh Thanh Tâm, 10/05/2011)............................................................................................. 18 Hình 2.5: Hình người mặt trang phục cầm đao nhảy múa............................. 20 (Nguồn: Thư viện trường Đại học Lâm Nghiệp, Trịnh Thanh Tâm, 10/05/2011)............................................................................................. 20 2 lOMoARcPSD|15547689 Ý NGHĨA VĂN HÓA CỦA HỌA TIẾT TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN I. MỞ ĐẦU: 1.1. Lý do chọn đề tài Khởi nguồn của mĩ thuật Đông Sơn được xem như một thời kì cực thịnh của mĩ thuật kim khí và đặc sắc nhất đó chính là mĩ thuật chạm khắc. Những đường nét được chạm khắc trên trống đồng được xem như là nơi cất giữ những truyền thống văn hóa, xã hội và uy quyền của nước ta trong những thời kì đầu như Nhà Nước Hùng Vương. Qua đó đã thể hiện lên tầm quan trọng về những nét họa tiết trên trống đồng và nghệ thuật chạm khắc đặc sắc trong mĩ thuật Đông Sơn với quá trình phát triển lịch sử của dân tộc. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu về “Ý nghĩa văn hóa của họa tiết trên trống đồng Đông Sơn” nhằm nâng cao sự hiểu biết của mình cũng như góp phần tìm hiểu, củng cố lại về nghệ thuật chạm khắc và nền văn hóa của Đông Sơn. 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu: Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa văn hóa của họa tiết trên trống đồng Đông Sơn để thấy được sự đắc sắc về nên văn hóa và tính truyền thống của dân tộc. Từ đó, có thể đưa ra được các ứng dụng của họa tiết trên trống đồng vào đời sống nhằm duy trì, bảo tồn và phát huy tinh hoa của dân tộc.  Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến ý nghĩa của họa tiết được chạm khắc trên trống đồng trong mĩ thuật Đông Sơn. Tìm hiểu về nền văn hóa, đời sống qua các họa tiết trên trống đồng. Tìm hiểu về ứng dụng của các hoa văn chạm khắc trong các ngành như kiến trúc, nội thất, đồ họa và thời trang. Đưa ra các bài học được rút ra từ họa tiết trên trống đồng về nền văn hóa cổ xưa, từ đó đề xuất ra các biện pháp giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. 3 lOMoARcPSD|15547689 1.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích tư liệu, phương pháp tổng hợp, phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tư liệu. 1.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Trong nền mĩ thuật Đông Sơn rất đa dạng về các loại hình nghệ thuật. Song chúng tôi chỉ nghiên cứu về phần ý nghĩa nghệ thuật chạm khắc của các họa tiết trên trống đồng Đông Sơn về đời sống văn hóa vật chất và đời sống văn hóa tinh thần được thể hiện qua các họa tiết. 1.5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 1.5.1. Ý nghĩa lý luận Bài báo cáo tiểu luận này nhằm tìm hiểu về ý nghĩa về cá họa tiết trên trống đồng để có thể hiểu hơn về đời sống văn hóa Đông Sơn thời bấy giờ, cũng như một lần nữa đưa nền văn hóa, sự khéo về các họa tiết mang đầy ý nghĩa trên trống đồng đến giới trẻ hiện nay như những người nghiên cứu trước đây đã làm bằng việc tổng hợp lại đưa ra các ý nghĩa một cách thiết thực và hiệu quả và ứng dụng được vào cuộc sống. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Bài tiểu luận này đưa ra các thông tin về nghệ thuật chạm khắc trên đồ đồng, cũng như là đưa ra các ứng dụng hữu ích trong khía cạnh nghệ thuật thiết kế nội thất, kiến trúc và thời trang trong thời đại hiện nay. Chúng tôi hy vọng bài báo cáo này có thể mang lại hữu ích cho các nhà nghiên cứu về đời sống văn hóa xã hội. II. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Sự nổi tiếng của Trống Đồng Đông Sơn về mặt cổ vật quý vì kỹ thuật luyện kim thời ấy. Trống Đông Sơn là đỉnh cao của kỹ thuật hợp kim đồng, chì và thiếc, 4 lOMoARcPSD|15547689 nhờ vậy đồng có độ dai bền vô cùng, có thể dát mỏng làm mặt trống mà tha hồ đánh không thủng. Các hoa văn trên trống đồng cũng là những khắc chạm độc đáo cùng với vẻ hòanh tráng của trống đồng đã làm các nhà khảo cổ quốc tế ngưỡng mộ dẫn theo Đông Lan (2009). Thêm vào đó, theo Trần Văn Đạt (2014) “Các hoa văn này xuất hiện trên mặt, tang, thân và ngay cả chân trống đồng, chủ yếu gồm có văn mặt trời, văn kỷ hà, văn tả cảnh sinh hoạt và văn hình động vật.” Tác giả còn khẳng định thêm: “Tất cả những hoa văn trang trí nêu trên làm nổi bật vẻ đẹp sống động, hiện thực, cách điệu theo thời gian của xã hội đương thời – một bức tranh lịch sử sống thực của người Lạc Việt. Các hoa văn mặt trời, văn sinh hoạt con người lúc bấy giờ và văn hình động vật của trống đồng đã mô tả bức tranh nghề nông toàn diện và rõ ràng ngành nông nghiệp Cổ Đại gồm cả nông, lâm, ngư và súc đạt mức phồn thịnh trong nền văn hóa Đông Sơn.” Một nghiên cứu khác về các hoa văn trên trống đồng. Theo Nguyễn Văn Hảo (2019), hoa văn “người lông chim” là hoa văn của văn hóa Đông Sơn, là tiêu chí của người Lạc Việt, còn hoa văn người mặc áo dài là hoa văn của văn hóa Điền, là tiêu chí của người Điền. Cơ sở của hoa văn trang trí trên đồ gốm, đồ đồng của một văn hóa khảo cổ là sự tái hiện tiêu chí của tộc thuộc, của dân tộc đã sáng tạo ra chúng. Nghiên cứu của một nhà khảo cổ học người Áo đã khẳng định rằng: Trống đồng xuất phát từ miền Bắc Việt Nam, phân chia 165 chiếc trống được biết đến lúc ấy thành 04 loại Frans Heger (2019). Theo Vi Quang Thọ (2017), khi trở thành trống đồng - thẩm mĩ - quyền uy của nền văn hoá Đông Sơn rực rỡ, thì trống đồng không còn là nhạc khí nữa, mà trở thành báu vật được trưng bày trong các lễ hội để đông đảo nhân dân có điều kiện và thời gian thưởng thức, chiêm ngưỡng. Đồng thời, trống đồng cũng được trưng bày và tôn thờ ở những nơi quyền quý, sang trọng, kể cả nơi linh thiêng, như đình, chùa, miếu, đền... Qua quá trình lịch sử phát triển của mình, vai trò trống đồng - nhạc khí đơn thuần ban đầu đã chuyển hoá thành trống đồng - vật linh” 5 lOMoARcPSD|15547689 Qua các kết quả nghiên cứu chúng tôi đã đưa ra được kết quả về nghệ thuật chạm khắc, đặc biệt là những họa tiết được chạm khắc trên trên trống đồng Đông Sơn có nhiều ý nghĩa, mong muốn khác nhau, sự lưu giữ các nền văn hóa qua các thời kì được gửi gắm qua các họa tiết ấy. 2.1.2. Các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu  Khái quát nền văn hóa Đông Sơn Theo sách Sưu tập cổ vật tiêu biểu văn hóa Đông Sơn Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa (2019) viết: “Văn hóa Đông Sơn (khoảng thế kỷ 7 trước công nguyên đến thế kỷ 1-2 sau công nguyên), là nền văn hóa khảo cổ học thuộc thời đại kim khí ở Việt Nam. Thanh hóa là nơi đầu tiên phát hiện ra những di vật văn hóa Đông Sơn vào năm 1924 tại làng Đông Sơn ở ven bờ sông Mã (nay thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa). Đến năm 1934 nhà khảo cổ người Áo R.Heine Geldern đã đề nghị gọi tên nền văn hóa này là văn hóa Đông Sơn”. Bên cạnh đó, trong lược sử tộc việt ông Trình Năng Chung (2019) cũng cho rằng: “Thành tựu nghiên cứu khảo cổ học trong thời kỳ này có một ý nghĩa lớn là xác lập được diện mạo của các văn hoá Tiền Đông Sơn ở các vùng khác nhau. Những văn hoá này phát triển và hoà quyện với nhau để dần dần tiến lên một nền văn hoá chung, thống nhất trong đa dạng: Văn hoá Đông Sơn”. Ông còn nói thêm: “Các nhà khảo cổ học cũng đã đi sâu nghiên cứu nhiều vấn đề của văn hóa Đông Sơn như luyện kim, hoạt động kinh tế, đời sống vật chất, tinh thần, những loạt di vật độc đáo như trống đồng Đông Sơn, các loại vũ khí, các đồ trang sức bằng đồng.”. Và ông còn khẳng định: “Thời kỳ này cũng có nhiều phát hiện khảo cổ học quan trọng ngẫu nhiên trong lòng đất. Tiêu biểu là việc phát lộ hơn hai chục chiếc trống Đông Sơn trên những quả đồi ven sông Hồng ở thành phố Lào Cai, hay như địa điểm tại Động Xá (Hưng Yên), một khu mộ Đông Sơn với những quan tài thân cây khoét rỗng được phát hiện ngẫu nhiên trong quá trình nhân dân đào mương làm thủy lợi. Đây là những đóng góp cho sự nhận thức về một trung tâm văn hóa Đông Sơn ở vùng cực Bắc.”. 6 lOMoARcPSD|15547689 Ngoài ra, theo Hoàng Thị Chiến (2007) đã nghiên cứu: “Ở thời kỳ văn hóa Đông Sơn, người Việt cổ xứ Thanh đã chế tạo ra những bộ công cụ sản xuất vũ khí, đồ dùng sinh hoạt, nhạc khí,..bằng đồng vô cùng độc đáo, hoàn mỹ. Đồ đồng Đông Sơn Thanh Hóa không chỉ phong phú về chủng loại, đa dạng về kiểu dáng, kích cỡ, mà còn có giá trị cao về nghệ thuật.”. Bà cũng nói thêm: “ Trong bộ sưu tập hiện vật văn hóa Đông Sơn, sưu tập rìu đồng hết sức phong phú, đa dạng về loại hình, kiểu dáng cũng như tính năng sử dụng. Sưu tập này có nhiều loại, nhưng điển hình nhất là rìu lưỡi xéo gót tròn, rìu hình thuyền (có người còn gọi là rìu hình trăng khuyết).”. Bà Hoàng Thị Chiến còn cho rằng: “Bộ công cụ sản xuất của cư dân trồng lúa nước có đầy đủ các loại: Lưỡi cày cánh bướm, rìu, đục, thuổng, cuốc, liềm, hái… Trong đó, sưu tập lưỡi cày hình cánh bướm là loại hiện vật đặc trưng của văn hóa Đông Sơn ở Thanh Hóa. Bộ sưu tập lưỡi cày hình cánh bướm, sưu tập liềm, hái, sưu tập tượng thú, cùng các hình tượng hoa văn hình Bò U, hình bông lúa… trang trí trên trống đồng, thạp đồng, rìu đồng đã phản ánh sự phát triển vượt bật trong canh tác nông nghiệp của cư dân văn hóa Đông Sơn, đưa xã hội Đông Sơn bước vào thời kỳ văn minh.” Theo ông Nguyễn Văn Tiến cũng cho rằng: “Các di vật là đồ đồng rất phong phú về số lượng và đa dạng về loại hình, mang sắc thái và diện mạo của một nền văn hoá riêng biệt không giống bất kỳ một nền văn hoá nào trong nước.” Qua các nghiên cứu trên có thể thấy văn hóa Đông Sơn đã xuất hiện từ rất lâu TCN vào khoảng 800 năm, từng được tồn tại ở một số tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam như Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh với trung tâm là khu vực đền Hùng, và ba con sông lớn và chính của đồng bằng Bắc Bộ đó là sông Hồng, sông Mã và sông Lam. Đây là nền văn hóa được đặt tên theo địa phương nơi các dấu tích đặt trưng lần đầu tiên được phát hiện ở gần khu vực sông Mã, Thanh Hóa. Trải qua 80 năm phát hiện và nghiên cứu, nền văn hóa này được xem như là cơ sở vật chất cho sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, một nhà nước đầu tiên thời đại các Vua Hùng và đi sâu hơn là các nền văn hóa như luyện kim, đồ 7 lOMoARcPSD|15547689 đồng, trang trí thạp đồng, văn hóa đời sống vật chất tinh thần và đặc biệt chạm khắc là trống đồng Đông Sơn.  Nghệ thuật chạm khắc trong mĩ thuật Đông Sơn Theo Trần Thanh Hiền đã cho rằng: “Mĩ thuật Đông Sơn là một nền nghệ thuật tạo hình đạt đên đỉnh cao về tạo dáng. Người cổ Đông Sơn đã tạo ra nhiều loại hình hiện vật phong phú, đa dạng từ công cụ, vũ khí, đồ gia dụng, đến nhạc khí, đồ trang sức và tượng nghệ thuật. Trống đồng Đông Sơn - một nhạc khí cổ là tác phẩm tiêu biểu nhất độc đáo nhất dặc trưng cho thời kì này. Với kĩ thuật chạm khắc tinh xảo mang tính hoa truyền thống của dân tộc. Ở đó có vẻ đẹp về hình dạng, tỉ lệ các hoa văn trang trí được cách điệu cao, phong phú về thể loại.” Ngoài ra, theo bà Nguyễn Thị Bích Viên (2018) cho rằng: “Thời đại Hùng Vương như ta đã biết tương ứng với các nền văn hóa lớn: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn, mỹ thuật thời Hùng Vương hiện diện trong những bộ sưu tập hiện vật thời kỳ này: sưu tập đá, đồng, gốm với hàng ngàn các loại hình phong phú, đa dạng với các kỹ thuật tạo dáng, tạo hình đăng đối hay hoa văn chạm khắc cực kỳ tinh xảo, đỉnh cao là mỹ thuật Đông Sơn.”. Qua đó cho thấy nghệ thuật chạm khắc trong mĩ thuật Đông Sơn là một loại hình có thể nói là cực kì công phu và điêu luyện với những đồ vật được tạo ra đầy phong phú và đa dạng với những hiện vật như công cụ, đồ dùng, đồ gia dụng, dụng cụ nhạc khí, đồ trang sức, tượng nghệ thuật…v.v. Trong số đó thì trống đồng Đông Sơn là một tác phẩm tiêu biểu nhất với nét độc đáo của loại hình nhạc khí cổ của thời kỳ này. Trống được điêu khắc một cách khéo léo với nhiều nét tinh xảo, độc đáo mang tinh hoa truyền thống dân tộc. Với những hình ảnh được điêu khắc trong từng đồ vật cực kỳ cầu kì và tinh tế làm cho những đồ vật ấy trở nên sinh động hơn, bắt mắt hơn. Tổng thể về nghệ thuật chạm khắc trong mĩ thuật Đông Sơn đã làm cho loại hình này trở nên đặt sắc, nhiều ý nghĩa và mang dấu ấn cho thời kỳ này.  Tổng quan về trống đồng 8 lOMoARcPSD|15547689 Trống đồng là một loại nhạc cụ gõ bằng đồng hiện diện tại ở các vùng Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc. Trống đã xuất hiện lúc thời đại đồ đồng. Trống đồng không chỉ có chức năng nhạc khí mà nó còn có những chức năng khác ví dụ như là làm biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo. Trống còn được dùng trong các lễ hội, chống giặc ngoại xâm,… Trống thường thuộc về những người thủ lĩnh , đứng đầu và còn là biểu tượng quyền lực. Nếu người thủ lĩnh quyền lực càng lớn thì trống sẽ càng to và đẹp. Theo tín ngưỡng của người Việt thì trống đồng là một vật linh vì có vị thần tự xưng là thần đồng tức Đồng Cổ đã giúp rất nhiều triều đại Việt Nam trong việc giữ nước cho dân từ thời vua Hùng đến thời nhà Lý, nhà Trần. Và theo bà Hoàng Thị Chiến (2007) cũng đã cho rằng: “Trống đồng, di vật tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn, cũng là biểu tượng của nền văn hóa dân tộc thời các vua Hùng dựng nước.”. Trống đồng Đông Sơn là một loại trống tiêu biểu cho văn hóa Đông Sơn (700TCN-100) của người Việt cổ. Những loại trống này với quy mô rất lớn, hình dáng hài hoà, cân đối đã biểu hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật. Đặc biệt là những hoa văn phong phú được điêu khắc tả về đời sống một cách chân thật, lối sống sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam. Theo Vi Quang Thọ đã nghiên cứu: “Trống đồng Đông Sơn ra đời chắc chắn là ở thời đại đồ đồng và ở giai đoạn mà nghệ thuật đúc đồng của người Việt cổ đã đạt tới trình độ điêu luyện, tinh xảo.”. - Công dụng: + Trong lễ mai táng các vị chức lớn như quan lang Mường và các ngày hội mùa hè của người Mường, tỉnh Hòa Bình. + Trong buổi lễ tế “thần sấm” của người Lê, ở đảo Hải Nam, Trung Quốc. + Trống được diễn tấu với dàn nhạc trong vương triều phong kiến thời nhà Hậu Lê, trong sách “Cương mục”. 9 lOMoARcPSD|15547689 + Trống đồng được sử dụng ở trong quân đội thời nhà Trần theo một bài thơ của Trần Phu, sứ thần nhà Nguyên tại nước Đại Việt. + Trống biến thành vật chôn theo người chết như ở khu mộ tang Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Nhìn chung thì ta thấy chức năng chủ yếu của trống vẫn là chức năng của một nhạc khí. Trống đồng còn tượng trưng cho quyền lực của các vị thủ lĩnh có chức quyền ngày xưa. Thường thì các vị Vua sẽ thưởng cho các tù trưởng người dân tộc những chiếc trống đồng. Điều đó sẽ thể hiện uy quyền của Nhà nước đối với các vùng tự trị, tự do tương đối.  Phân loại trống Theo trang Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia của Minh Vượng (2014): “Trống loại I: có 3 phần tang, thân và chân phân biệt rõ ràng cân đối là loại trống có niên đại sớm nhất và trang trí đẹp nhất, phát hiện được nhiều nhất ở Bắc Việt Nam và Hoa Nam, mà tiêu biểu là loại trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ nước ta. Trống loại II muộn hơn, có 3 phần tang, thân và chân trống phân biệt không thật rõ rang trang trí các vành văn hoa chanh, văn đồng tiền, phát hiện được nhiều trong vùng đồng bào Mường sinh sống từ Phú Thọ đến Nghệ An và miền Nam Trung Quốc. Trống loại III có kiểu dáng hơi khác, mặt trống tràn rộng ra ngoài, tang, thân và chân gần hình ống, phân bố chủ yếu ở vùng Shan Miến Điện, cho đến những năm cuối TK XIX vẫn còn sản xuất. Trống loại IV gần giống kiểu dáng loại I nhưng thấp nhỏ, trang trí 12 con giáp, hoa văn tiền đồng và chữ Hán, phân bố chủ yếu ở vùng dân tộc Hoa Nam, trong những năm đầu TK XX người dân vùng này vẫn sử dụng trong các dịp lễ. ” Ngoài ra, Nguyễn Sỹ Toán (2017) cho rằng: “Có nhiều quan điểm trong việc phân loại trống Đông Sơn thành các nhóm. Thực tế có nhà nghiên cứu chia thành hai nhóm, trong khi một số nhà nghiên cứu khác lại chia thành 05 nhóm, trong đó nhóm IV có niên đại hậu văn hóa Đông Sơn, nhưng vẫn mang truyền thống kỹ thuật sản xuất trống Đông Sơn truyền thống.” 10 lOMoARcPSD|15547689 Ông còn thêm: “Trống nhóm I có hình dáng chia ba phần cân đối hài hòa (tang phình, thân thon, đế choãi), dáng trống đẹp, trống có kích thước lớn, hoa văn trang trí theo lối tả thực được phủ kín khắp mặt, thân và thậm chí có cả hoa văn hình học ở chân (đế) trống.”; “Trống nhóm II hình dáng cũng chia ba phần nhưng không hài hòa cân đối như nhóm I. Kính thước nhỏ hơn trống nhóm I, có thể dễ dàng nhận thấy các trống thuộc dòng trống lưng thẳng dáng trống cao hơn và các trống lưng choãi dáng trống thấp hẳn.”; “Trống nhóm III, đến nhóm này hình dáng cũng chia ba phần và trở lại cân đối hài hòa như nhóm I. Trống nhóm III có kích thước lớn, hoa văn trang trí giảm dần yếu tố tả thực mà theo lối cách điệu hóa.”; “Trống nhóm IV, hình dáng cũng chia ba phần, nhưng xét về thẩm mỹ thì đây là nhóm có hình dáng và hoa văn trang trí không đẹp như các nhóm trên. Hình dáng nhìn xa như chiếc nồi đồng lật úp xuống, phần tang ngắn, thân và chân dài và choãi nên trống có dáng thấp và không cân đối.” Qua đó chúng tôi có thể kết luận rằng trống đồng có 4 loại chính và các loại hình trung gian. Trống loại I: có 3 phần tang, thân và chân phân biệt rõ ràng cân đối là loại trống có niên đại sớm nhất và trang trí đẹp nhất, phát hiện được nhiều nhất ở Bắc Việt Nam và Hoa Nam, Trống loại II muộn hơn, có 3 phần tang, thân và chân trống phân biệt không thật rõ rang trang trí các vành văn hoa chanh, văn đồng tiền, phát hiện được nhiều trong vùng đồng bào Mường sinh sống từ Phú Thọ đến Nghệ An và miền Nam Trung Quốc. Trống loại III có kiểu dáng hơi khác, mặt trống tràn rộng ra ngoài, tang, thân và chân gần hình ống, phân bố chủ yếu ở vùng Shan Miến Điện. 2.2. Các họa tiết về đời sống văn hóa vật chất được khắc họa trên trống đồng Theo ông Nguyễn Đức Hiệp cho rằng: “Nhiều hình ảnh trên trống đồng phản ảnh ngày hội mùa để gặt lúa nước và thu thập mùa màng.” Giống ông Nguyễn Đức Hiệp, ông Trần Văn Đạt đã nghiên cứu: “Những hoa văn như mặt trời, nhà sàn, người giã gạo, chim cò bay, đàn hươu biểu diễn, thuyền ghe và người đánh trống, nhảy múa, đối đáp rất phổ cập, có thể tìm thấy dễ dàng trên nhiều trống đồng ở các vành hình tròn trên mặt, tang và đôi khi trên 11 lOMoARcPSD|15547689 thân trống. Các hình ảnh đó phát họa một bức tranh đồng quê trong thời kỳ thịnh vượng với chim cò tung bay ngoài đồng ruộng, người dân sinh hoạt với nghề nông trong mưa nắng dưới ánh mặt trời, biết chăn nuôi gia súc, sắn bắn, biết đánh bắt cá tôm, trồng trọt, nhứt là làm vụ lúa nước theo mùa, biết thu hoạch theo thời tiết và hoan ca chào đón ngày cuối vụ hay chào mừng hạt thóc mới, hò hát, giã gạo, nhảy múa kết đoàn dưới trăng”. Ngoài ra ông Trần Phú cũng đã viết: “Trống đồng Đông Sơn đã đẹp về tạo dáng lại càng đặc sắc hơn về lối tạo hình trong trang trí mang tính biểu tượng về những ý niệm vũ trụ, phong tục tập quán của đời sống con người. Tất cả vũ trụ, trời đất, sông núi, muôn loài…chỉ có thể xác nhận bằng trí tuệ con người và thống nhất một chủ đề là cuộc sống của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước thời đại các vua Hùng.”. Ông còn nói thêm: “Trong những hình trang trí trống đồng Đông Sơn, hoạt động ít người là hình đang giã gạo với đường nét đơn giản được chắt lọc từ hiện thực đời sống.” Qua đó cho thấy, trống đồng Đông Sơn được xem là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp phát triển và cả nghành kinh tế đặc trưng. Tiếp theo đó là đời sống văn hóa vật chất cũng trở nên đa dạng phong phú hơn. Đông Sơn được biết là một nơi rất thành thạo việc làm ruộng nước, và các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra được rằng tại thời kì của Đông Sơn thì các hạt thóc lúa ngày càng phổ biến. Các họa tiết như người giã gạo, đàn hưu biểu diễn, người đánh trống, chin cò bay, người nhảy múa và đối đáp được nhìn thấy tại tang, thân trống và các hình tròn trên mặt, đã khắc họa rõ nét đời sống văn hóa vật chất của người dân Đông Sơn về một bức ttranh đồng quê trong thời kì thịnh vượng nghề nông nghiệp cũng như nền nông nghiệp lúa nước với hình ảnh người dân làm lúa nước theo mùa vụ, phía trên là cánh chim sải cánh bay lượn, bài hát hoan ca chào đón ngày cuối vụ, họ cùng hát, cùng giã gạo, cùng đón chào hạt thóc mới và cùng vui đùa ca hát đòan kết dưới ánh trăng, qua đó thể hiện nền văn hóa văn minh của người dân Đông Sơn. Bên cạnh đó các họa tiết như hình ảnh kho chứa, thạp đồng, tượng cóc, hình trâu bò, rắn nước đã hiện hình ảnh nghành 12 lOMoARcPSD|15547689 nông nghiệp lúa nước ở thời kì này vô cùng phát triển, lượng sản xuất dư thừa, các nhà có điều kiện hay khá giả sẽ có trong nhà những vựa thóc, thạp đồng lớn và chạu bằng đồng. Hình 2.2: Một số hoạt tiết đã nêu trên trống đồng về chim công, hưu, người đối đáp, kho vựa và người đánh trống, người đánh cồng chiên (Nguồn: Viện Việt Học, giáo sư Trần Văn Đạt, website: viethocjournal.com ) Ngoài ra, nghề đánh cá, săn bắt cũng phát triển ở thời kỳ này. Các hoa văn như hình thuyền, thuyền đua, thuyền chiến, xương cá, rắn ,các loại cá, cho thấy nghề đánh cá thời bấy giờ cũng quan trọng không kém. Người dân biết khai thác cây rừng để làm thuyền bè làm phương tiện di chuyển cũng như công cụ sinh hoạt như lưỡi câu, đinh ba, móc, rìu… dùng đi đánh bắt cá, ốc và còn được dùng để chống giặc ngoại xâm. Đặt biệt, họa tiết thuyền ghe còn được các nhà nghiên cứu cho rằng đây là bước phát triển lớn, vì người dân biết mở rộng quan hệ với các quốc gia láng giềng, bộ tộc bằng đường hàng hải để trao đổi các thương phẩm. Bên cạnh đó, các họa tiết như hoa văn hưu nai, con công, chim trích, cá sấu, chó săn, chàng bè,chim bay, chim đậu cũng đã thể hiện rõ nét về nghề săn bắt của người dân Đông Sơn để có thể có thêm thực phẩm để sinh tồn hoặc trao đổi với các bộ tộc khác. Theo Trần Văn Đạt nghiên cứu: “Các hoa văn hình thuyền, thuyền đua, thuyền chiến, xương cá, các loại cá, rắn, nhà sàn, lầu gác cho thấy ngành ngư13 lOMoARcPSD|15547689 lâm cũng rất quan trọng trong xã hội bấy giờ. Nông dân biết khai thác cây rừng để làm nhà ở, gỗ đóng ghe thuyền dùng trong ngư nghiệp, phương tiện di chuyển, các dụng cụ sinh hoạt hàng ngày, và vũ khí gươm giáo chống xâm lăng. Trong thời Cổ Đại, có một bộ phận cư dân không nhỏ chuyên sống với nghề biển, sông hồ. Do đó, họ biết khai thác các chiến thuyền để chống ngoại xâm bảo vệ xứ sở, chuyên nghề đánh bắt cá, ốc sò để làm đa dạng lương thực hàng ngày. Ngành hàng hải cũng phát triển từ thời đó, nhiều trống đồng được tìm thấy ở Miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và vài nước Đông Nam Á.”. Ông còn nói thêm: “Các hoa văn hươu nai, chim bay, chim đậu, con công, chàng bè, chim trích, cá sấu, chó săn cho thấy cư dân Việt Cổ vẫn còn có một bộ phận không nhỏ còn sống về nghề săn bắn trong rừng núi.” Ngoài ra, theo tác giả Gia Bảy cũng cho rằng: “Hình thuyền: nhiều trống đồng hình chiếc thuyền được chạm khắc trên tang trống cho chúng ta thấy kỹ thuật đi biển của người Việt xưa đạt đến mức khá cao. Hãy xem hình người thuyền trưởng dùng trống đồng và một dụng cụ đo góc độ và phương giác dựa vào các vì sao để tìm phương hướng ở thời kỳ mà các nhà hàng hải chưa sáng chế ra địa bàn. Mỗi thuyền đều có một người cầm lái đầu đội mũ lông chim, tay lái có trang sức lông chim. Trên sàn thuyền có một người bắn cung, không đội mũ lông chim mà búi tóc, đó là những thủy binh đánh xa. Họa tiết này chứng minh cho ta thấy cuộc sống sông nước của cha ông ta.” Theo ông Trần Phú cũng đã viết rằng: “Trong những hình trang trí trống đồng Đông Sơn, nổi trội lên là những hình sinh hoạt của con người, hầu hết là những hoạt động tập thể.”; “Tính chủ đạo cho ta thấy con người hòa với thiên nhiên lao động sản xuất, đánh bắt cá, săn bắn thú rừng, nhảy múa và thổi kèn. Con người cầm vũ khí bảo vệ đất đai.” Giống ông Trần Phú, bà Nguyễn Thị Bích Viên cũng cho rằng: “Trong nghệ thuật trang trí văn hóa Đông Sơn, nổi trội lên là những hình sinh hoạt của con người.”; “Tính chủ đạo cho ta thấy con người hòa với thiên nhiên lao động sản xuất, đánh bắt cá, săn bắn thú rừng, nhảy múa và thổi kèn.”. 14 lOMoARcPSD|15547689 Hình 2.3: Thuyền chiến với binh lính là chim, cá, rùa dưới nước và thuyền chiến với người lính cầm đao, giáo (Nguồn: Viện Việt Học, giáo sư Trần Văn Đạt, website: viethocjournal.com ) Khi xưa đã phát hiện ra những lưỡi cày đồng và những hình bò được khắc trên thân trống như minh chứng cho thời kì này đã biết chăn nuôi gia súc sử dụng sức kéo động vật vào trong canh tác nông nghiệp. Họ biết nuôi và thuần dưỡng động vật để dùng làm sức kéo cho nghề nông nghiệp, dùng để xới đất canh tác, giúp tăng năng suất lao động, tăng sản lượng lương thực, thực phẩm được thể hiện qua các hoa văn như trâu bò, gà, chó, chim trên thân và tang trống. Như ông Trần Văn Đạt đã nghiên cứu rằng: “Các hoa văn hình động vật như chim bay, chim đậu (trĩ, công, chàng bè, trích…), trâu bò,… trên mặt, tang, thân hoặc chân trống đồng cho thấy nông dân biết thuần dưỡng thú rừng, biết nuôi gia cầm để có thêm thức ăn, nhứt là nghề nông nghiệp dựa vào sức kéo của trâu bò.” Qua các hoa văn chúng tôi thấy được một nền văn hóa vô cùng đa dạng sống động của người dân Đông Sơn thời bấy giờ, với sự phát triển phồn vinh của ngành nghề nông, lâm, ngư, nghiệp. Các hoa văn, họa tiết trên trống đồng đã lưu 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan