Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài dự thi tìm hiểu 70 năm lực lượng vũ trang thủ đô hà nội m...

Tài liệu Bài dự thi tìm hiểu 70 năm lực lượng vũ trang thủ đô hà nội m

.DOC
118
7345
127

Mô tả:

BÀI DỰ THI 70 NĂM LỰC LƯỢNG VŨ TRANG THỦ ĐÔ HÀ NỘI
LỜI MỞ ĐẦU Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ; nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại của cả nước. Đồng thời, đây là địa bàn trọng điểm chống phá của các thế lực thù địch. Vì vậy, thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện để Hà Nội phát triển toàn diện, tương xứng với tầm vóc của Thủ đô nghìn năm văn hiến có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Theo đó, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang Thủ đô cũng đặt ra những yêu cầu cao hơn, đòi hỏi công tác quốc phòng, quân sựu phải tạo sự chuyển biến về chiều sâu trên tất cả các nội dung; nhất là, việc phối hợp với lực lượng công an và các lực lượng khác thực hiện tốt phương án, kế hoạch bảo vệ các mục tiêu trọng yếu về chính trị, quân sự và kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, đó nhiệm vụ hết sức quan trọng nhưng cũng vô cùng vinh quang. Lực lượng vũ trang Thủ đô ra đời trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp là Quân ủy Trung ương, Thành ủy Hà Nội, qua các thời kỳ lịch sử, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã kế thừa, phát huy truyền thống anh hùng bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc; truyền thống văn hóa “1000 năm Thăng Long - Hà Nội” cùng các tầng lớp nhân dân Thủ đô viết nên trang sử hào hùng trong thời đại mới, góp phần làm rạng danh non sông đất nước Việt Nam. Trước và trong Cách mạng Tháng Tám, các đội tiền thân của Lực lượng vũ trang Thủ đô như: “Đội danh dự Việt Minh”, “Đoàn thanh niên tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu”, “Đội tự vệ chiến đấu cứu quốc Hoàng Diệu”, “Đội công 1 nhân cứu quốc”... đã ra đời và luôn xung kích đi đầu làm nòng cốt cho các tầng lớp nhân dân Hà Nội đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, chủ động, tích cực chuẩn bị mọi điều kiện, khi thời cơ đến đã vùng dậy khởi nghĩa, giành chính quyền ở Hà Nội. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị hơn 80 năm của chủ nghĩa thực dân, lật nhào chế độ phong kiến ngự trị mấy nghìn năm, giành độc lập, tự do cho dân tộc, mang lại quyền làm chủ cho nhân dân Việt Nam. Từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, tổ chức hành chính quân sự của Thủ đô được thành lập và qua nhiều lần thay đổi quy mô tổ chức và tên gọi từ Khu đặc biệt Hà Nội, Chiến khu XI, Thành đội Bộ dân quân Hà Nội, Mặt trận Hà Nội, Thành đội Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Quân khu Thủ đô, nay là Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội. Mỗi bước thay đổi phản ánh quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của lực lượng vũ trang Thủ đô, góp phần vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong chiến tranh giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ bảo vệ vững chắc sự bình yên của Thủ đô Hà Nội cũng như cả đất nước. 2 Quán triệt quan điểm, đường lối quốc phòng, quân sự của Đảng và yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Thủ đô Hà Nội trong tình hình mới, thời gian qua, lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân trên địa bàn vững mạnh. Để Thủ đô Hà Nội luôn tự hào về danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. Trong quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội lập nên những chiến công oanh liệt, viết nên những trang sử hào hùng, góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Sự hy sinh, cống hiến cùng những chiến công của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ đã hun đúc nên giá trị tiêu biểu, đặc sắc như lời Bác Hồ khen “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự thương yêu đùm bọc giúp đỡ của nhân dân, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Thủ đô đã không ngại gian khổ hy sinh ra sức phấn đấu xây dựng và vun đắp nên truyền thống Anh hùng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ cấp trên giao. Kế thừa, phát huy truyền thống vẻ vang của lực lượng vũ trang Thủ đô là vinh dự và trách nhiệm của mỗi cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Thủ đô hôm nay. Để thể hiện tình cảm của mình và nhằm tuyên truyền về truyền thống vẻ vang của lực lượng vũ trang Thủ đô “Quyết tử để tổ quốc quyết sinh”, phát huy truyền thống Thủ đô ngàn năm văn hiến, Thủ đô Anh hùng, Thành phố vì hòa bình. Với lòng tự hào, tự sự tự tôn sâu sắc, tôi nhiệt tình tham gia vào cuộc thi này. Sau đây là bài dự thi của tôi: 3 Câu 1: Ngày truyền thống của Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội là ngày, tháng, năm nào? Vì sao ngày đó được công nhận là ngày truyền thống của Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội? Trả lời Ngày 19 tháng 10 năm 1946 được công nhận là ngày truyền thống của Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội, theo quyết định 1850/QĐ-QP ngày 31/05/2010 của Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Ngày 19 tháng 10 năm 1946 có ý nghĩa rất to lớn đối với quá trình xây dựng, phát triển, chiến đấu, trưởng thành của Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội, vì đó là một mốc sơn lịch sử đối với lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội, là ngày thành lập Chiến khu XI – Tổ chức hành chính quân sự thống nhất đầu tiên của Lực lượng vũ trang Thủ đô. Sự kiện đánh dấu bước phát triển lớn mạnh của Lực lượng vũ trang Thủ đô. Năm 1944, thời cơ Cách mạng Việt Nam xuất hiện và phát triển dần đến chín muồi. Trước tình hình đó, các đội tiền thân của lực lượng vũ trang Thủ đô lần lượt ra đời tích cực chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa. Đội Tự vệ chiến đấu được thành lập trong các đoàn thể cứu quốc, biên chế tổ chức tư theo nguyên tắc mỗi tổ có từ 3 đến 5 người, ba tổ thành một tiểu đội, ba tiểu đội thành một liên đội, ba liên đội họp lại thành một Đoàn. Tháng 11 năm 1944, Đội thanh niên xung phong tuyên truyền thành Hoàng Diệu ra đời, sau đổi tên là “Đoàn Thanh niên tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu”. 4 Cuối năm 1944, Đội Tự vệ xung phong ngoại thành được thành lập. Đội gồm 21 người có nhiệm vụ tuyên truyền xung phong, bảo vệ cơ sở, bảo vệ những cuộc đấu tranh, đi đầu trong các hoạt động cách mạng. Ngày 01 tháng 4 năm 1945, Đội Danh dự Việt Minh được tổ chức, với nhiệm vụ trấn áp các tên phản động tay sai. Đội do Thành ủy trực tiếp tổ chức, lãnh đạo. Tháng 5 năm 1945, Đội Công nhân xung phong được thành lập với nhiệm vụ vũ trang tuyên truyền ở nội, ngoại thành. Các thành viên ban đầu của Đội lấy tên theo bí danh để giữ bí mật và tỏ rõ chí hướng của mình: Vì Nước, Vì Dân, Vì Giống, Vì Nòi. Ngày 25 tháng 8 năm 1945, Đội Tự vệ chiến đấu cứu quốc Hoàng Diệu ra đời, với nhiệm vụ xung kích tuyên truyền cho nhân dân, huấn luyện quân sự, chính trị cho Tự vệ Thành, tiêu diệt Việt gian, phản động chống phá cách mạng; khi có tác chiến thì chiến đấu như một đơn vị quân đội thực sự. Đoàn Thanh niên xung phong thành Hoàng Diệu đã tổ chức diễn thuyết và mít tinh ở nhiều nơi trong nội thành và ngoại thành. Đội Danh dự và Tự vệ chiến đấu đẩy mạnh hoạt động diệt trừ những tên Việt gian tay sai của Nhật. Tất cả các đoàn thể cứu quốc, các đơn vị tự vệ chiến đấu, tuyên truyền xung phong đều tích cực tìm kiếm vũ khí để tự trang bị và tổ chức huấn luyện quân sự chuẩn bị sẵn sàng cho khởi nghĩa vũ trang cách mạng. Đêm 13 tháng 8, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc đã hạ lệnh Tổng khởi nghĩa. Ngày 17 tháng 8, Ủy ban Quân sự cách mạng Hà Nội họp nhất trí đánh giá: Thời cơ khởi nghĩa thực sự đã chín muồi và quyết định phương thức và kế hoạch khởi nghĩa. Sáng ngày 19 tháng 8, Đội Tự vệ xung phong ngoại thành và Thanh niên cứu quốc, cùng đông đảo quần chúng nhân dân nổi dậy giành chính quyền ở một số địa phương, sau đó cùng với các lực lượng hợp lực tiến về Nhà Hát Lớn giành chính quyền toàn Thành phố. 5 Tại Quảng trường Nhà Hát Lớn, cuộc mít tinh hàng chục vạn người diễn ra, đồng chí Nguyễn Huy Khôi, thay mặt ủy ban Quân sự cách mạng, đọc lời hiệu triệu của Việt Minh, hô hào quần chúng vùng lên khởi nghĩa, lập Chính phủ cộng hòa dân chủ Việt Nam, giành độc lập, tự do và hạnh phúc cho dân tộc. Đến tối 19 tháng 8, các cơ quan quan trọng của chính quyền Bảo Đại tại Hà Nội đã về tay cách mạng. Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội thúc đẩy cuộc Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Đây là chiến công lớn đầu tiên hết sức quan trọng của lực lượng vũ trang Thủ đô. Nhà nước cách mạng ra đời, Hà Nội được gọi là Khu đặc biệt Hà Nội. Bộ Chỉ huy Bộ đội Hà Nội được củng cố và chuyển thành Bộ Chỉ huy Khu đặc biệt Hà Nội đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu làm nhiệm vụ bảo vệ các cơ quan trọng yếu của Trung ương và bảo vệ Thủ đô. Các đơn vị tự vệ rộng rãi ở các cơ quan, nhà máy, khu phố được hình thành trước và trong Cách mạng Tháng Tám được củng cố lại và gọi tên chung là Tự vệ Thành. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, các lực lượng vũ trang Thủ đô cùng với hàng chục vạn nhân dân Hà Nội và các tỉnh lân cận đã tham dự lễ Độc lập đầu tiên, đón chào Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân, và nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc Lập, mở đầu một kỷ nguyên mới kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền dân chủ nhân dân ra đời. Song thực dân Pháp không từ giã xâm lược nước ta, đã câu kết với thế lực phản động trong và ngoài nước, tìm mọi cách tiêu diệt chính quyền cách mạng non trẻ.Cách mạng Việt Nam rơi vào tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”. Trước tình hình mới, yêu cầu mới của cách mạng, Đảng bộ đã tăng cường củng cố hệ thống Đảng, chính quyền Mặt trận dân tộc thống nhất từ thành phố đến 6 các khu phố, làng xã, phát triển sâu rộng lực lượng chính trị hơn nữa. Trên cơ sở đó, củng cố kiện toàn lực lượng vũ trang Thủ đô gồm ba thứ quân: Vệ quốc đoàn, Tự vệ chiến đấu thành Hoàng Diệu, tự vệ rộng rãi các nhà máy, xí nghiệp, khu phố, làng xã. Ngày 25 tháng 11 năm 1945, Trung ương Đảng đã ra chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”, xác định nhiệm vụ trọng tâm là: “Bảo vệ, củng cố và giữ vững chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, lực lượng vũ trang Thủ đô vừa xây dựng phát triển lực lượng, tích cực tham gia và làm nòng cốt trong các phong trào “Diệt giặc dốt”, diệt giặc đói” và “Diệt giặc ngoại xâm”. Các đơn vị kiên quyết, mưu trí đấu tranh trấn áp bọn phản cách mạng, đập tan các âm mưu và hành động chống phá của các thế lực phản động, phản cách mạng trong và ngoài nước. Ngày 19 tháng 10 năm 1946, Hội nghị quân sự toàn quốc của Đảng họp đã nhận định “Không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp”. Chiến sĩ Vệ quốc đoàn Thủ đô 7 Để tạo điều kiện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, sâu sát công tác chuẩn bị kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược, cả nước được chia thành 12 chiến khu. Khu đặc biệt Hà Nội được đổi tên là Chiến khu XI. Bộ Chỉ huy Chiến khu XI quản lý, chỉ huy cả lực lượng Vệ quốc đoàn và dân quân tự vệ tại Thủ đô. Chiến khu XI ra đời đáp ứng yêu cầu thống nhất chỉ huy các lực lượng vũ trang bảo vệ Thủ đô. Bộ Chỉ huy Chiến khu XI được kiện toàn. Đồng chí Nguyễn Văn Trân là Bí thư Khu ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban bảo vệ Khu XI, đồng chí Vương Thừa Vũ làm Chỉ huy trưởng mặt trận Khu XI, đồng chí Trần Quốc Hoàn là phái viên Trung ương tại mặt trận Hà Nội... Lực lượng chủ lực bao gồm 5 tiểu đoàn Vệ quốc đoàn, 1 đại đội cảnh vệ, 4 trung đội pháo cao xạ ở các pháo đài Láng, Xuân Canh, Thổ Khối, Xuân Tảo, với tổng quân số là 2.516 người, được trang bị 1.516 súng trường, 3 trung liên, 1 đại liên, 1 ba-dô-ka 60 ly, 1.000 lựu đạn, 80 bom ba càng, 200 chai xăng cơ-rếp, 7 khẩu pháo cao xạ, 1 khẩu sơn pháo 75 ly, 1 khẩu pháo 25 ly, 2 khẩu cối 60 ly. Lực lượng địa phương gần 10.000 người, với Đội tự vệ chiến đấu làm nòng cốt, vũ khí có khoảng 500 - 600 súng trường, 2 trung liên, một số súng ngắn, một số mìn, lựu đạn và giáo mác. Chiến khu tổ chức 13 đội quyết tử đánh xe tăng và 36 tổ du kích đặc biệt. Sự kiện này chính là tiền đề cho những chiến công oanh liệt của quân dân Hà Nội trong 60 ngày đêm chiến đấu giam chân địch trong thành phố và trong suốt quá trình xây dựng, phát triển, chiến đấu, trưởng thành của Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội sau này. 8 Câu 2: Đồng chí hãy nêu những mốc son thể hiện chiến công tiêu biểu của Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội trong 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành? Trả lời Trải qua 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Lực lượng vũ trang Thủ đô với bao chiến công oanh liệt trong công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền 19 tháng 8 năm 1945 Vào những ngày đầu tháng 8 năm 1945, tình hình chính sự Hà Nội ngày càng trở nên nóng bỏng hơn do những biến động của Thế chiến thứ hai. Quân đội Nhật liên tiếp chịu hết thất bại này tới thất bại khác trên các mặt trận trước quân đội Đồng Minh. Chiều ngày 15 tháng 8, khi quân Nhật chính thức đầu hàng Đồng Minh, nhưng chúng vẫn tiến hành canh gác, tuần tra. Tuy vậy, bọn bù nhìn và các đảng phái thân Nhật lúc ấy rất hoang mang. Căn cứ vào đường lối của Trung ương Đảng, quyết định thành lập uỷ ban quân sự cách mạng Hà Nội, hai đồng chí Trần Tử Bình và Nguyễn Khang đại diện của Xứ uỷ Bắc Kỳ được giao nhiệm vụ ở lại Hà Nội, đã cấp tốc bàn bạc và đI tới quyết định thành lập Uỷ ban Quân sự Cách mạng Hà Nội (Uỷ ban khởi nghĩa) của Mặt trận Việt Minh do đồng chí Nguyễn Khang làm chủ tịch và bốn uỷ viên: Trần Quang Huy, Nguyễn Duy Thân, Lê Trọng Nghĩa và Nguyễn Quyết cùng cố vấn Trần Đình Long để gấp rút chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền. Uỷ ban khởi nghĩa sẽ trực tiếp tổ chức các cuộc mít tinh, tuần hành, biểu dương lực lượng gây hoang mang cho chính phủ Trần Trọng Kim trước khi đi tới việc giành chính quyền. Đồng thời, gia tăng vần động để ông Phan 9 Kế Toại – Khâm sai đại diện cho chính quyền nhà Nguyễn ở miền Bắc, nhanh chóng có quyết định từ chức và giao chính quyền cho Việt Minh, qua đó hạn chế được những sự cố gây đổ máu cho lực lượng cách mạng. Tối ngày 15/8/1945, Thành uỷ triệu tập Hội nghị bất thường ở chùa Hà (Dịch Vọng) để rà soát lực lượng và bàn những công việc cấp bách cho cuộc khởi nghĩa. Ngày 17 tháng 8, cuộc mít tinh của Tổng hội công chức chính quyền Trần Trọng Kim tại quảng trường Nhà hát Lớn thành phố để ủng hộ chính phủ thu hồi chủ quyền, với mục đích ủng hộ chính quyền bù nhìn (Trong tổ chức này có những nhân mối của Việt Minh, họ cũng muốn tương kế tựu kế để chiếm diễn đàn). Ủy ban quân sự cách mạng quyết định phá cuộc mít tinh, chiếm diễn đàn để tuyên truyền cách mạng. Sự việc diễn ra đúng như dự kiến. Sau khi chiếm diễn đàn, đại biểu Việt Minh kêu gọi nhân dân vùng lên giành chính quyền. Hàng vạn người đứng đầy đường Paulbert (nay là phố Tràng Tiền), người đi xem rất đông, trên bao lơn nhà hát lớn, cờ quẻ ly được kéo lên, mọi người hát vang bài Tiếng Gọi Thanh Niên và hoan hô chính phủ Trần Trọng Kim thu hồi độc lập, họ hô to "Việt Nam độc lập muôn năm", nhưng sau đó đã biến thành cuộc tuần hành thị uy của quần chúng cách mạng do Việt Minh điều khiển. Nhiều lính bảo an cũng khoát súng đi theo. Sau cuộc biểu tình Việt Minh phân phát cờ đỏ cho dân chúng để đón quân giải phóng sắp ở chiến khu về. Hàng trăm, hàng ngàn người vào Bắc bộ phủ hô đả đảo phát xít, hoan hô giải phóng, hô hào dân chúng đi chiếm các công sở. Chiều ngày 17 tháng 8, tại làng Vạn Phúc - An toàn khu của Xứ uỷ tại Hà Đông, ông Nguyễn Khang sau khi trực tiếp khảo sát tình hình Hà Nội trở về đã trao đổi với ông Trần Tử Bình và đi tới quyết định: Dựa trên chỉ thị "Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" tiến hành cho Hà Nội khởi nghĩa mà không cần chờ tới lệnh của Trung ương. Quyết định quan trọng này được đưa ra chỉ 2 ngày 10 sau khi có tin Nhật đầu hàng Đồng Minh và Pháp còn đang lúng túng trong chính sách cụ thể đối với Việt Nam và Đông Dương. Việc chớp thời cơ này thật táo bạo vì lúc đó Ủy ban khởi nghĩa chỉ dựa hoàn toàn vào sức mạnh của chính nhân dân thủ đô, với các tổ tự vệ chiến đấu mà chưa có sự hỗ trợ của đội quân giải phóng từ Trung ương và các chiến khu. Tối 17 tháng 8, tại nhà bà Hai Nhã, thôn Dịch Vọng Tiền, Thành uỷ và Ủy ban Khởi nghĩa đã họp hội nghị mở rộng, quyết định cần phải nhanh chóng chớp thời cơ để giành chính quyền. Hội nghị cũng quyết định phương thức và kế hoạch khởi nghĩa vào sáng 19 tháng 8. Sáng ngày 18 tháng 8, Uỷ ban khởi nghĩa Hà Nội chuyển trụ sở làm việc về số nhà 101 Gambetta (nay là phố Trần Hưng Đạo). Các uỷ viên tích cực chuẩn bị cho công việc sáng hôm sau. Các Đội thanh niên đi kgawps nơi cắm cờ đỏ sao vàng, phân phát truyền đơn, dán áp phích, gọi loa hô hào nhân dân khởi nghĩa. Mọi người gấp rút may cờ đỏ sao vàng, làm biểu ngữ, tập hát “ Tiến quân ca”, “ Diết phát xít”. Chiều cùng ngày, công nhân đấu tranh trực diện với Nhật trước Bộ Tổng Tham mưu (33 Phạm Ngũ Lão), đòi trả người và vũ khí diễn ra thắng lợi. Không khí khắp Hà Nội bừng bừng, sôi sục trong đêm trước cuộc khởi nghĩa. Tinh mơ sáng ngày 19 tháng 8, thành phố Hà Nội đỏ rực cờ cách, hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả đường kéo về quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội. Khoảng 10 giờ rưỡi, cuộc mít tinh lớn chưa từng có của gần 20 vạn quần chúng cách mạng được sự bảo vệ của Thanh niên tự vệ, của tổ chức Việt Minh Hoàng Diệu Hà Nội đã diễn ra. Đồng chí Nguyễn Huy Khôi (Trần Quang Huy) đại diện cho Ủy ban Khởi nghĩa đọc lời hiệu triệu của Việt Minh, hô hào nhân dân vùng lên khởi nghĩa, lập chính phủ Cộng hoà Dân chủ Việt : Tổng khởi nghĩa! Sau đó một cánh tiến thẳng tới Phủ Khâm Sai, cơ quan đầu não của chính phủ, và nhanh chóng làm chủ toàn bộ khu vực này. Lính bảo vệ Phủ đã hạ vũ 11 khí mà không có bất kỳ hành động kháng cự nào trước sức mạnh của nhân dân Hà thành. Khâm sai Bắc kỳ Nguyễn Xuân Chữ (người mới đứng ra thay thế ông Phan Kế Toại) bị bắt giữ và đưa về An toàn khu tại Hà Đông. Nhân dân Hà Nội chiếm Phủ Khâm Sai (Bắc Bộ Phủ) 19/8/1945 Cùng thời gian đó, đồng chí Nguyễn Quyết đã chỉ huy nhân dân chiếm Trại Bảo an binh. Nhưng quân đội Nhật đã can thiệp, đưa xe tăng cùng binh lính bao vây quanh trại, đòi tước vũ khí của lực lượng cách mạng. Đồng chí Nguyễn Khang và đồng chí Trần Tử Bình đã quyết định tiến hành đàm phán với quân đội Nhật vì theo phân tích thì quân Nhật đã rất rệu rã, không còn tinh thần chiến đấu cao và muốn bảo toàn lực lượng khi rút về nước. Hơn nữa nếu quân đội Nhật cố ngăn cản thì cũng không được lợi ích gì vì bản thân chính quyền do họ dựng lên quá yếu ớt, không thể đối trọng với sức mạnh của Việt Minh. Đúng như dự đoán, sau khi tiếp nhận đề nghị của Ủy ban Khởi nghĩa, Nhật đã đồng ý rút quân nhưng yêu cầu phải có một cuộc đàm phán chính thức với cấp chỉ huy tối cao của họ. 12 Biểu tình giành chính quyền tại Phủ Khâm sai Chiều tối 19 tháng 8, phái đoàn của đàm phán của Việt Minh do ông Lê Trọng Nghĩa và cố vấn Trần Đình Long dẫn đầu đã trực tiếp gặp gỡ và đàm phán với tướng Tsuchihashi - Tổng tư lệnh kiêm Toàn quyền Nhật - ngay tại Tổng hành dinh quân đội Nhật. Cuộc đàm phán diễn ra khá gay go nhưng cuối cùng phía Nhật, đúng như đã được dự đoán, đã chấp nhận án binh bất động, không can thiệp vào công việc của Việt Minh; đổi lại binh lính của họ sẽ được bảo đảm an toàn, không bị Việt Minh tấn công. Họ đã chấp nhận chính quyền cách mạng. Kết quả đàm phán với Nhật mang ý nghĩa quyết định cho thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa Hà Nội bởi phe Việt Minh đã không chỉ tránh được cuộc đối đầu trực tiếp với lực lượng vũ trang của Nhật mà còn loại trừ mọi hy vọng của các lực lượng chính trị khác vào khả năng đảo ngược tình thế tại thủ đô vào thời điểm đó. 13 Mít tinh trước Nhà Hát Lớn Hà Nội 19/8/1945 Cũng trong đêm 19 tháng 8, Xứ ủy quyết định thành lập Uỷ ban Nhân dân cách mạng Bắc bộ và Uỷ ban Nhân dân cách mạng Hà Nội, chính thức hoá vai trò của chính quyền cách mạng với nhân dân và cộng đồng quốc tế. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết, là kết quả của cả một quá trình đấu tranh anh dũng, gian khổ của nhân dân từ nhiều thập kỷ và đến lúc đó đã nắm bắt đúng thời cơ. Sau Hà Nội, các thành phố và tỉnh, thành lần lượt nổi dậy và chỉ tromg vòng 10 ngày, chế độ cũ đã bị lật đổ, chính quyền cách mạng được thiết lập trong toàn quốc. Ngày 21 tháng 8, Hà Nội được đón Trung ương Đảng trở về. Ngày 25 tháng 8, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Phú Gia (Phú Thượng) vào nội thành, ở nhà số 48 Hàng Ngang. 14 Ngày 2 tháng 9 năm 1945, hàng chục vạn nhân dân Hà Nội và các tỉnh đổ về Quảng trường Ba Đình dự lễ Tuyên ngôn độc lập. Hà Nội trở thành Thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Cuộc cách mạng Tháng Tám 1945 đã nêu tấm gương tiêu biểu cho các địa phương khác trong cuộc Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc, nó góp phần bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa, truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Cuộc khởi nghĩa có tiếng vang lớn không chỉ riêng đối với Hà Nội mà thắng lợi của nó còn ảnh hưởng tích cực tới cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền của nhiều 15 địa phương trong cả nước, qua cuộc đấu tranh chúng ta đã rút ra những bài học lịch sử quý báu. Lực lượng vũ trang Thủ đô đi qua chặng đường đầu tiên trong lịch sử vẻ vang của mình. Từ trong bóng tối của chế độ thực dân, phong kiến, xuất phát từ nhu cầu phát triển của phong trào cách mạng ở Hà Nội, lực lượng vũ trang Thủ đô hình thành, với các tổ chức tiền thân: Đoàn Thanh niên tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu, Đội Danh dự Việt Minh, Đội Công nhân xung phong và các lực lượng tự vệ tại từng cơ sở. Lực lượng vũ trang Thủ đô đã thực hiện tốt sứ mệnh ẻ vang của mình, tuyên truyền giác ngộ quần chúng chuẩn bị khởi nghĩa, trấn áp bon phản động, gây thanh thế vang dội cho Mặt trận Việt Minh, góp phần thúc đẩy điều kiện khởi nghĩa ở hà Nội tới chín mồi. Khi thời cơ đến, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã làm nòng cốt, xung kích và bảo vệ cho quần chúng khởi nghĩa Tháng Tám trong cả nước đến thắng lợi. Lực lượng vũ trang Thủ đô đã trưởng thành trong cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa và làm nòng cốt cho nhân dân hà nội tiến hành Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi vẻ vang, sẵn sàng bước vào thời kỳ mới, chiến đấu bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ Thủ đô. Chiến khu XI được thành lập trên cơ sở Khu đặc biệt Hà Nội Chính quyền cách mạng non trẻ vừa mới thành lập đứng trước những thử thách khốc liệt trong bối cảnh thù trong giặc ngoài đe dọa. Để đối phó với những âm mưu xâm lược của thực dân đế quốc và các hoạt động chống phá của các thế lực phản động, phản cách mạng. Đảng ta chủ trương tạm thời hòa hoãn với quân Tưởng để tập trung mũi nhọn đấu tranh vào thực dân Pháp xâm lược. Trước tình hình đó, Thành ủy , quân và dân Thủ đô chấp hành nghiêm các sách lược của Đảng. Lực lượng vũ trang Thủ đô luôn được quán triệt nâng cao cảnh giác, hết sức tránh tình thế bất lợi cùng một lúc phải đối phó với hai kẻ thù là Pháp và Tưởng. 16 Giữa tháng 9 năm 1945, để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang địa phương, cấp trên chủ trương cần thống nhất các lực lượng Tự vệ chiến đấu và Tự vệ Thành do Thành ủy trực tiếp lãnh đạo. Trước hết, Thành ủy quyết định thành lập Đội Tự vệ Hoàng Diệu để giúp Tự ệ Thành huấn luyện về quân sự, chính trị và xây dựng, củng cố về tổ chức tự vệ các khu phố. Đây là diều kiện thuận lợi để Tự vệ chiến đấu tiếp tục tỏa xuống các khu phố tiến hành huấn luyện quân sự, chính trị cho thanh niên tự vệ các khu phố và hội viên các đoàn thể cứu quốc. Để hậu thuẫn cho Chính phủ trong cuộc đấu tranh với Mỹ - Tưởng và tay sai, bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước, Đảng bộ Hà Nội được cấp trên giao nhiệm vụ huy động hàng chục vạn nhân dân xuống đường tham gia các cuộc mít tinh, biểu tình để biểu dương lực lượng cách mạng, làm cho Mỹ - Tưởng tận mắt thấy được nhân dân ta đoàn kết một lòng quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do, thấy được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Mặt trận Việt Minh, Chính phủ lâm thời có uy tín lớn, được tuyệt đại đa số nhân dân ủng hộ. Tuy vậy, Mỹ - Tưởng vẫn không nhừng xúc tiến thực hiện âm mưu “diệt Cộng, cầm Hồ”. Ngày 4 tháng 10 năm 1945 theo chỉ thị của Trung ương, Xứ ủy, Thành ủy Hà Nội, ta huy động hàng vạn người biểu tình tuần hành và hô vang khẩu hiệu: “ Nước Việt Nam của người Việt Nam” , “ Ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh” , “ Ủng hộ Chính phủ lâm thời nước Việt Nam”. Để đấu tranh với các thế lực phản động âm mưu xóa bỏ chính quyền nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng ta quyết định sớm tổ chức Tổng tuyển cử, bầu Quốc hội và thành lập Chính phủ chính thức, làm cho Nhà nước ta thực sự trở thành Nhà nước có đầy đủ tính chất hợp pháp. Ngay sau khi tuyên bố 17 độc lập, Chính phủ ra sắc lệnh về việc tổ chức Tổng tuyển cử trên cả nước, ấn định ngày bầu cử là ngày 23 tháng 12 năm 1945. Trước tình hình đó, quân Tưởng và bọn phản động tay sai càng điên cuồng chống phá, nhưng chúng càng chống phá thì càng bị nhân dân Thủ đô cùng với lực lượng xung kích và các tổ chức Tự vệ đáp trả kịch liệt. Trong lúc chính quyền cách mạng mới được thành lập, thù trong giặc ngoài đe dọa, việc đập tan các cuộc biểu tình phản cách mạng của bọn phản cách mạng cho thấy lực lượng vũ trang Thủ đô đã trưởng thành, dũng cảm, khôn khéo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao. Ngày 2 tháng 3 năm 1946, sau Tổng tuyển cử thắng lợi, Quốc hội họp lần thứ nhất và Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chủ tịch đứng đầu được thành lập. Ngày 6 tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Hiệp định sơ bộ với Pháp. Ta chủ trương hòa để tiến. Pháp muốn lấy ngoại giao mở đường cho quân sự. Ta kiên trì củng cố lực lượng để đề phòng bất trắc. Pháp triển khai 15.000 quân trên khắp miền Bắc. Ngày 18 tháng 3 năm 1946, 1.200 quân Pháp vào Hà Nội, đóng ở những vị trí được phép. Bọn thực dân hy vọng một “màn đảo chính” nhanh chóng diễn ra ở Hà Nội. Từ đó, quân Pháp liên tiếp vi phạm Hiệp định sơ bộ, chiếm đóng thêm nhiều địa điểm, bí mật lập các ổ tác chiến. Kiều dân Pháp được phát vũ khí. Lính Pháp tăng cường khiêu khích xung quanh nơi chiếm đóng. Ngày 14 tháng 9 năm 1946, tạm ước giữa ta và Pháp được ký chưa ráo mực, Pháp đã vi phạm, chúng vẫn tiếp tục lấn tới, bọn chúng tăng thêm quân số, vũ khí vào hà Nội, tăng cường các hoạt động khiêu khích và lấn chiếm, bắn giết và cướp bóc nhân dân Thủ đô, làm cho tình hình ở Hà Nội cực kỳ căng thẳng. 18 Trước tình hình diễn biến ngày càng căng thẳng, ngày 19 tháng 10 năm 1946, Hội nghị quân sự toàn quốc của Đảng họp và nhận định: “Không sớm thì muộn Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp”. Tháng 11 năm 1946, trong văn kiện “Công việc khẩn cấp bây giờ” Hồ Chủ tịch viết: “... phải hiểu, phải làm cho dân hiểu rằng: Cuộc kháng chiến sẽ rất gay go cực khổ” nhưng: “Cố ráng sức ra khỏi mùa đông lạnh lẽo, ta sẽ gặp mùa xuân”. Văn kiện còn nhấn mạnh, muốn thắng địch phải: “Trường kỳ kháng chiến – kháng chiến và kiến quốc. Một mặt phá hoại, một mặt kiến thiết. Phá hoại để ngăn địch, kiến thiết để đánh địch...”. Những thành viên đầu tiên của đội Vệ quốc quân bảo vệ Thủ đô Từ sau Hội nghị quân sự toàn quốc của Đảng, Thủ đô Hà Nội chuẩn bị kháng chiến, Trung ương Đảng chia cả nước thành 12 chiến khu, Hà Nội là chiến khu XI . 19 Đồng chí Nguyễn Văn Trân là Bí thư Thành ủy được cử làm Bí thư Đảng ủy Mặt trận kiêm Chủ tịch Ủy ban bảo vệ Khu XI, chỉ huy trưởng mặt trận Khu XI là đồng chí Vương Thừa Vũ. Tổng Tham mưu trưởng là đồng chí Hoàng Văn Thái. Đồng chí Trần Quốc Hoàn là phái viên Trung ương tại mặt trận Hà Nội. Căn cứ vào ý định tác chiến, để bố trí lực lượng sẵn sàng chiến đấu với địch, nội thành Hà Nội được chia thành 3 liên khu. Liên khu 1 Đông Bắc thành phố, tương đương với quận Hoàn Kiếm ngày nay. Liên khu 2 ở phía Nam, bao gồm toàn bộ quận Hai Bà Trưng ngày nay. Liên khu 3 ở phía Tây, bao gồm quận Đống Đa, một phần quận Ba Đình ngày nay. Để tăng cường lực lượng cho Thủ đô chiến đấu, Bộ Tổng chỉ huy cũng quyết định bổ sung 2 đại đội của Tiểu đoàn 56, Trung đoàn 13 Hà Đông cho Hà Nội. Chiến khu XI ra đời đáp ứng yêu cầu thống nhất chỉ huy các lực lượng vũ trang bạo vệ Thủ đo trên địa bàn. Ciệc tổ chức xây dựng phưuơng án chiến đấu tại Thủ đô có điều kiện nghiên cứu thực hiện bài bản hơn. Lực lượng vũ trang bảo vệ Thủ đo bao gồm cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ đặt dưới sự lãnh đạo của Khu ủy XI, có điều kiện phát huy vai trò nòng cốt trong cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện và lâu dài. Với ý chí quyết tâm “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, quân dân Thủ đô chủ động mọi mặt, sẵn sàng cùng quân dân cả nước bước vào cuộc kháng chiến. Khi thực dân Pháp ra “Tối hậu thư”. Chiều 19 tháng 12, Bộ Chỉ huy Chiến khu XI trả lời bằng Mệnh lệnh tấn công. Quân và dân Thủ đô Hà Nội nổ súng mở đầu toàn quốc kháng chiến. Nổ súng mở đầu toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946 và chiến đấu giam chân địch trong Thành phố 60 ngày đêm 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan