Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hoá đảo quan lạn huyện vân đồn tỉnh quảng ninh trong lịch sử...

Tài liệu Văn hoá đảo quan lạn huyện vân đồn tỉnh quảng ninh trong lịch sử

.PDF
103
33
63

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ───────────── NGUYỄN THANH THUỶ VĂN HOÁ ĐẢO QUAN LẠN HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH TRONG LỊCH SỬ LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM Thái Nguyên - năm 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ───────────── NGUYỄN THANH THUỶ VĂN HOÁ ĐẢO QUAN LẠN HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH TRONG LỊCH SỬ Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐÀM THỊ UYÊN Thái Nguyên - năm 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐẢO QUAN LẠN HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH .................................................................................... 8 1.1. Vị trí địa lý - Điều kiện tự nhiên ...................................................... 8 1.2. Quan Lạn trong lịch sử ................................................................... 10 1.3. Thành phần dân cư, dân tộc ........................................................... 13 Chương 2: VĂN HOÁ VẬT CHẤT CỦA CƯ DÂN ĐẢO QUAN LẠN HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH ................................................. 15 2.1. Ăn- ở- mặc- đi lại ........................................................................... 15 2.2. Hoạt động kinh tế ........................................................................... 20 2.2.1. Kinh tế ngư nghiệp ................................................................... 20 2.2.2. Kinh tế thương nghiệp .............................................................. 24 2.2.3. Kinh tế nông nghiệp ................................................................. 29 2.2.4. Kinh tế lâm nghiệp ................................................................... 30 2.2.5. Nghề vận tải biển ...................................................................... 31 Chương 3: VĂN HOÁ TINH THẦN CỦA CƯ DÂN ĐẢO QUAN LẠN ... 34 HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH ................................................. 34 3.1 Các tục lệ chủ yếu trong đời sống ................................................... 34 3.1.1. Sinh đẻ ..................................................................................... 34 3.1.2. Cưới xin ................................................................................... 37 3.1.3. Tang ma ................................................................................... 45 3.1.4. Một số lễ tết và lễ hội trong năm ............................................. 48 3.1.5. Những biến đổi ngày nay.......................................................... 54 3.2. Tín ngưỡng- tôn giáo ..................................................................... 56 3.2.1 Tín ngưỡng dân gian ................................................................. 57 3.2.2. Những ảnh hưởng của tam giáo trong đời sống ngư dân Quan Lạn ....................................................................................................... 69 3.3. Văn học dân gian ........................................................................... 72 3.4. Mối quan hệ và ảnh hưởng giữa văn hoá tinh thần của ngư dân Quan Lạn với ngư dân và cư dân Quảng Ninh. .................................................. 85 KẾT LUẬN ................................................................................................. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Nếu văn hoá vật chất cung cấp cho con người mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội thì văn hoá tinh thần lại thực hiện chức năng gắn kết cộng đồng, điều chỉnh xã hội, định hướng các chuẩn mực làm động lực cho sự phát triển. Văn hoá Việt Nam là thành quả kết tinh những tinh hoa có phong cách riêng biệt của nhiều cộng đồng dân cư. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, trong lao động sản xuất, mỗi cộng đồng dân cư trên các vùng lãnh thổ khác nhau vừa sáng tạo ra truyền thống văn hoá riêng cho mình, vừa giao lưu tác động lẫn nhau làm cho nền văn hoá vật chất, tinh thần Việt Nam phong phú đa dạng. Bản sắc văn hoá Việt Nam có ý nghĩa thiêng liêng cao quý là linh hồn của núi sông là biểu hiện sự trường tồn của giống nòi, là sợi dây kết nối giữa các thế hệ. Mỗi giá trị văn hóa đều được biểu hiện trong cuộc sống thường nhật, được lưu giữ trong trí nhớ, chữ viết, tồn tại trong lối sống, kí ức, tâm thức của mỗi con người. Những giá trị văn hoá đặc biệt là văn hoá tinh thần với những sinh hoạt cộng đồng có tính bền vững lâu dài song đang đứng trước nguy cơ thất truyền mai một rất cao, nhất là khi các điều kiện của đời sống đang từng bước được cải thiện cùng với sự hấp dẫn của những loại hình giải trí hiện đại. Do đó cần hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống không chỉ là bảo tồn mô hình mà phải làm cho những giá trị văn hoá đó đi vào đời sống cộng đồng một cách tự nhiên, trở thành lối sinh hoạt có văn hóa của mỗi người dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn Vị trí cách biệt với đất liền, sự giao lưu với các khu vực xung quanh cũng như trình độ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội còn nhiều hạn chế đã làm cho những giá trị văn hoá truyền thống của ngư dân đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trở nên vô cùng quan trọng trong đời sống của cư dân nơi đây. Những giá trị văn hoá được vun đắp trong hàng ngàn năm lịch sử vừa là kết quả của sự giao lưu tình cảm văn hoá giữa các cộng đồng ngư dân, vừa là sản phẩm của sự hòa nhập trong truyền thống của ngư dân Quan Lạnhoà nhập để cùng nhau kiên cường đứng trước biển nơi đầu sóng ngọn gió, hoà nhập để tạo nên sức mạnh đập tan âm mưu xâm lược của các thế lực ngoại xâm, gìn gữi từng tấc đất biên cương của tổ quốc, hoà nhập để cùng “chung lưng đấu cật” cần cù làm ăn và phát triển. Hơn nữa được quy định bởi tính chất ngư nghiệp, quan niệm tâm linh cũng như những tục lệ trong đời sống văn hoá tinh thần của ngư dân nơi đây có nhiều nét đặc trưng riêng và tiến bộ đơn giản mà ý nghĩa, đa dạng mà thống nhất. Đặc biệt hơn, những hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội ở Quan Lạn đã và đang trở thành một trong những tiềm năng quan trọng để phát triển loại hình kinh tế du lịch văn hoá - lịch sử - sinh thái trên đảo. Dựa trên nghị quyết hội nghị lần thứ X Ban chấp hành trung ương Đảng khoá 9 đã xác định “tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng đạo đức lối sống và đời sống văn hoá lành mạnh trong xã hội ", với mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc trong văn hoá của ngư dân đảo Quan Lạn, được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của PGS TS. Đàm Thị Uyên, cùng các thầy cô giáo trong tổ bộ môn lịch sử Việt Nam và Ban chủ nhiệm khoa lịch sử ĐHSP - ĐHTN, nên em chọn “Văn hoá đảo Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh trong lịch sử” làm đề tài luận văn. Đề tài góp phần làm rõ một số nội dung và hình thức biểu hiện, chỉ ra những nét đặc sắc mang tính truyền thống trong văn hoá của ngư dân đảo Quan Lạn. Qua đó góp phần giáo dục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn thế hệ trẻ trên đảo có ý thức trách nhiệm giữ gìn bảo vệ những giá trị văn hoá truyền thống. Từ việc phát huy bảo tồn các yếu tố văn hoá sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Văn hoá với hai bộ phận là văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần đã được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau trong các tác phẩm mang tính lý luận như: - Cuốn “Nguồn gốc của văn hoá và tôn giáo” của FREUD do Lương Văn Kế dịch (NXB Đại học Quốc gia năm 2000). - Cuốn “Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đăng Duy do NXB Văn hoá thông tin xuất bản năm 2001 đã trình bày khá đầy đủ về khái luận về tín ngưỡng tôn giáo, nguồn gốc, nội dung của các hình thái tín ngưỡng dân gian, đặc trưng riêng ở một số vùng miền, một số dân tộc ít người, trình bày nguồn gốc và những giáo lý cơ bản của các loại hình tôn giáo trong đời sống hiện nay. - Cuốn “Lí luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam” của Đặng Nghiêm Vạn do NXB Chính trị quốc gia xuất bản năm 2001 đã nêu lên những khái niệm chung về tôn giáo, xu thế của tôn giáo, đời sống tôn giáo trong nhân dân. - Cuốn “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam” (cách nhìn hệ thống và loại hình) của Trần Ngọc Thêm do NXB thành phố Hồ Chí Minh xuất bản (1997) đã tiến hành phân loại các hình thái tín ngưỡng, những nét đặc trưng trong phong tục được quy định bởi văn hoá truyền thống, phân tích sự giao lưu ảnh hưởng giữa các nền văn hoá Đông- Tây được biểu hiện trong văn hoá Việt Nam. - Cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm do NXB Giáo dục xuất bản năm 2000 đã trình bày khái niệm văn hoá, tiến trình văn hoá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn Việt Nam và những nét nổi bật trong văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, sự giao lưu văn hoá giữa Việt Nam với các khu vực văn hoá khác. Vân Đồn với hoạt động kinh tế thương nghiệp đã được phản ánh trong nhiều tác phẩm nghiên cứu lịch sử. Nhiều tác phẩm như “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, “Đại Việt sử kí toàn thư” của Ngô Sĩ Liên, “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú, “Đại Nam thực lực” của Quốc sử quán triều Nguyễn... đã ghi chép tóm tắt về thời gian thành lập và vị trí thuận lợi của thương cảng Vân Đồn. Cuốn “Thương cảng Vân Đồn” của Đỗ Văn Ninh với nguồn tư liệu khảo cổ phong phú đã cho chúng ta có cái nhìn đầy đủ về đô thị cổ Vân Đồn với một hệ thống các bến thuyền cổ, hoạt động buôn bán và phương thức buôn bán tại thương cảng xưa. Bên cạnh đó, các tài liệu chuyên khảo về hoạt động kinh tế và phong tục, tín ngưỡng tôn giáo của cư dân ở Quảng Ninh nói chung trong cuốn “Địa chí Quảng Ninh” đề cập đến một số phong tục tiêu biểu như cưới xin, ma chay, lễ tết trong năm, đặc trưng tín ngưỡng dân gian và tình hình sinh hoạt tôn giáo của cư dân trên địa bàn tỉnh. Trong đó có đề cập đến một số đặc trưng của cư dân biển song rất sơ lược. Hiện nay chưa có tài liệu nào đi sâu nghiên cứu tổng thể văn hoá của cư dân đảo Quan Lạn dưới sự tác động của hoạt động ngư nghiệp. Song qua những tài liệu trên, chúng tôi có cái nhìn khái quát về văn hoá với những nội dung của nó, hình dung được vị trí của Quan Lạn trong thương cảng Vân Đồn xưa cũng như hoạt động kinh tế thương nghiệp của cư dân nơi đây, đồng thời cung cấp những tư liệu chính xác, đáng tin cậy gợi mở những nội dung cụ thể giúp chúng tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài - Mục đích đề tài: Nghiên cứu văn hoá của cư dân đảo Quan Lạn, đề tài nhằm hệ thống hoá những phương thức ứng xử với tự nhiên và xã hội của cư Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 4 http://www.lrc-tnu.edu.vn dân trên đảo Quan Lạn, từ đó góp phần nhận thức rõ hơn về văn hoá ngư dân ở Quảng Ninh nói chung và Quan Lạn nói riêng. - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là những thành tố trong văn hoá vật chất và tinh thần như cách thức sinh hoạt, hoạt động kinh tế, một số tục lệ, tín ngưỡng tôn giáo và văn học dân gian của cư dân đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. - Phạm vi nghiên cứu: Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Song do khả năng và thời gian có hạn, đề tài luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu ở góc độ hẹp bao gồm các nét nổi bật trong ăn, ở, mặc, đi lại, hoạt động kinh tế cũng như tục lệ và tín ngưỡng tôn giáo, văn học dân gian của cư dân đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh nhằm làm rõ những đặc trưng trong văn hoá truyền thống mang tính địa phương. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Luận văn của chúng tôi dựa trên cơ sở tham khảo các nguồn tài liệu sau: + Nguồn tài liệu thành văn - Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. - Các tác phẩm mang tính lí luận chung và chuyên khảo về văn hoá như “Văn hoá một số vấn đề lý luận” của Trương Lưu, “Tín ngưỡng Việt Nam” của Toan Ánh, “Cơ sở văn hoá Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm, và một số bản dịch sắc phong còn lưu trong đình Quan Lạn. + Nguồn tư liệu khảo sát, điền dã Thông qua việc tiếp xúc với các nhân chứng của lịch sử, quan sát đời sống sinh hoạt cũng như của các hoạt động văn hoá tinh thần của ngư dân địa phương, chúng tôi được nghe những điệu hò biển khỏe khoắn, chứng kiến lễ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn hội Vân Đồn, lễ cầu bình, lễ tháp ấn, các phong tục và kinh nghiệm trong lao động sản xuất của ngư dân. Qua đó chúng tôi có được những tư liệu cần thiết mang tính thực tiễn về văn hoá đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh để hoàn thành tốt đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic Phương pháp điền dã Phương pháp miêu thuật Phương pháp hồi cố Phương pháp văn hoá học Phương pháp phân tích, so sánh đối chiếu các nguồn tài liệu. Bên cạnh đó, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu của đề tài trong mối quan hệ chung với sinh hoạt văn hoá của cộng đồng dân cư tỉnh Quảng Ninh để thấy nét tương đồng giao thoa và những nét đặc trưng riêng có do hoạt động ngư nghiệp quy định trong văn hoá truyền thống của ngư dân Quan Lạn. 5. Đóng góp của luận văn - Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện về những đặc trưng trong văn hoá vật chất cũng như văn hoá tinh thần của ngư dân đảo Quan Lạn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong lịch sử chỉ ra và đề cao những nét đặc thù, những tinh hoa dưới góc độ di sản văn hoá. Từ đó giúp cơ quan chức năng đánh giá toàn diện có kế hoạch trong công tác bảo tồn và phát triển những giá trị trong văn hoá truyền thống của ngư dân Quan Lạn. - Từ nội dung đó, luận văn góp phần vào việc hình thành ý thức tôn trọng phát huy và xây dựng “một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” không chỉ cho ngư dân trên đảo nói riêng mà còn cho cả thế hệ trẻ nói chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 6 http://www.lrc-tnu.edu.vn 6. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 94 trang, ngoài phần mở đầu phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục. Nội dung chính chia làm 3 chương: Chương I: Khái quát về đảo Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh. Chương II: Văn hoá vật chất của cư dân đảo Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh. Chương III: Văn hoá tinh thần của cư dân đảo Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 7 http://www.lrc-tnu.edu.vn Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐẢO QUAN LẠN HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH 1.1. Vị trí địa lý - Điều kiện tự nhiên Vân Đồn là một huyện đảo có toạ độ từ 20 040‟ đến 21012‟ vĩ độ bắc và từ 107019‟ đến 107042‟ kinh độ đông. Huyện lỵ là thị trấn Cái Rồng trên đảo Cái Bầu cách thành phố Hạ Long gần 50 km, cách Cửa Ông 7 km. Phía bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà. Phía tây giáp thị xã Cẩm Phả, ranh giới là lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn. Phía đông giáp vùng biển huyện Cô Tô. Phía nam giáp vịnh Hạ Long và vùng biển Cát Bà thuộc Hải Phòng. Huyện Vân Đồn có diện tích đất tự nhiên là 59.676 ha, gồm 600 hòn đảo lớn nhỏ trong đó có hơn 20 hòn đảo có người ở lớn nhất là đảo Cái Bầu. Đảo Vân Đồn xưa thuộc huyện Nghiêu Phong cách trung tâm huyện 125 dặm về phía đông, “ở giữa biển cả đứng sững ở không trung hai ngọn đối nhau, một dòng nước thông ở giữa, dựng sách gỗ, đặt cửa quan, nhân dân ở dăng hai bên bờ đời Lý, đời Trần, thuyền buôn các nước phần nhiều đậu ở đây”.[ 12; 11]. Đảo Quan Lạn (đúng là Quang Lạn có nghĩa là quang đãng, sáng đẹp) ngày nay nằm trong quần đảo Vân Hải thuộc huyện Vân Đồn cách trung tâm huyện 40 km. Đảo có diện tích là 11 km2 gồm dân cư của 2 xã Quan Lạn và Minh Châu cư trú trong 8 xóm (5 xóm chính và 3 xóm lẻ). Đảo Quan Lạn thuộc vùng vịnh Bái Tử Long, đây là tuyến đảo phía ngoài cùng của vịnh Bắc Bộ. Đảo Quan Lạn tương đối cách biệt với đất liền, nằm ở vị trí tiền tiêu đối mặt với biển Đông, trở thành bức bình phong vững vàng ngăn sóng biển che chắn cho Vân Đồn biến Vân Đồn thành nơi neo đậu thuận tiện an toàn. Kể từ đại dương đi vào bến đầu tiên của thương cảng Vân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 8 http://www.lrc-tnu.edu.vn Đồn là Cái Làng nằm sát dưới chân núi Man thuộc đảo Quan Lạn. Quan Lạn nằm trên tuyến đường giao thông hàng hải quan trọng nối liền từ Trung Quốc, Nhât Bản, Thái Lan, Philipin... với Việt Nam, do vậy nó đã từng là trung tâm thương cảng Vân Đồn sầm uất và thịnh vượng. Quan Lạn là một dải đất đẹp, trải dài theo hướng Đông Bắc- Tây Nam, từ chân dãy núi Vân Đồn tới núi Gót, với những dãy núi cao ở phía Đông, phía trước có 3 đỉnh núi, phía sau có 5 đỉnh núi tạo ra sự yên bình cho mảnh đất này trước bão tố đại dương. Đảo Quan Lạn có hình củ lạc cùng với đảo Ngọc Vừng có hình lưỡi kiếm, đảo Thừa Cống có hình ngôi sao bao quanh đảo Cái Bàn trung tâm của thương cảng Vân Đồn xưa có hình chiếc thuyền rộng lòng. Do địa hình đảo, nên đất có thể canh tác được rất ít (khoảng 43 mẫu) chủ yếu là đất cát thiếu nước. Tuy nhiên, Quan Lạn có nguồn tài nguyên khá phong phú: Trước hết là một ngư trường kín gió, nước sâu, ít lắng đọng. Trong “Đại Nam nhất thống chí” về vùng đất Quảng Yên mục thổ sản có ghi lại những tư liệu cho biết vùng Vân Đồn có nhiều hải sản phong phú về loài, số lượng [18, tr47 - 49] như: Tôm he, mực, sá sùng, bào ngư, tôm rồng, hải sâm. Quan Lạn nói riêng và Vân Đồn còn nổi tiếng với nguồn ngọc trai phong phú “ Trong biển Vân Đồn, châu Tĩnh Yên có hạt châu... năm nào đêm trung thu có trăng thì năm ấy có hạt châu”. [18, tr.20] Bên cạnh đó đảo có nguồn tài nguyên rừng và đất rất lớn: rừng có nhiều loại gỗ quý như lim, táu, nghiến đặc biệt là gỗ mần lái làm đình Quan Lạn là thứ lâm sản đặc hữu ở đây mà không nơi nào khác có được và nhiều loại thú quý như khỉ lông vàng, tắc kè, công… Ngoài ra đảo Quan Lạn còn có nhiều bãi sú vẹt, có mỏ cát Vân Hải với hàm lượng silíc cao 95%. Mỏ cát Vân Hải nằm ở đảo Cái Bàn giữa hai xã Minh Châu và Quan Lạn trên diện tích 28 km2, có trữ lượng lớn trên 13 triệu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 9 http://www.lrc-tnu.edu.vn tấn, sản lượng khai thác hàng năm khoảng 20 ngàn tấn/ năm. “Cát Quan Lạn có nhiều tầng trong đó có 2 tầng có giá trị công nghiệp lớn là tầng cát trắng và tầng cát trắng sữa. Hai tầng này nằm lộ ngay trên mặt đất và phân bố khá rộng. Cát Quan Lạn phần lớn là tinh thể thạch anh, có độ cứng vạch được thép...”. [21, tr46] Quan Lạn có hai bãi tắm thiên nhiên rất đẹp: bãi Sơn Hào dài 3km được coi là đệ nhất bãi tắm và bãi Sau Làng (hay còn gọi là bãi Đầu Núi) dài 2km. Những bãi tắm đẹp với cát trắng trải dài còn giữ nguyên được vẻ hoang sơ, môi trường sinh thái chưa bị ô nhiễm là những địa điểm lý tưởng cho hoạt động du lịch và nghỉ dưỡng. Với những tiềm năng trên Quan Lạn có thể trở thành hòn đảo kết hợp các loại hình kinh tế với du lịch văn hoá - lịch sử, sinh thái với quần thể vịnh Hạ Long - Bái Tử Long. 1.2. Quan Lạn trong lịch sử Theo kết quả nghiên cứu khảo cổ học - lịch sử thì đảo Quan Lạn nói trên và quần đảo Vân Hải nói chung đã có con người cư trú từ rất sớm. Di tích Hang Soi Nhụ với bộ xương hoá thạch của người Việt cổ cách đây 2.500 năm đến 3000 năm đã chứng minh điều này. Dưới sự thống trị của phong kiến phương Bắc, vùng đất Yên Quảng có nhiều tên gọi khác nhau mà Quan Lạn là một bộ phận của vùng đất này. Dưới thời Hán, Yên Quảng là huyện Yên Định. Đến thời Lương (552-557) là quận Ninh Hải, Hoàng Châu. Đời Tuỳ (581-618) gọi là quận Ninh Việt. Đời Đường (618-907) gọi là quận Ngọc Sơn, Lục Châu. Bước vào thời kì tự chủ, thời Đinh, Tiền Lê, Yên Quảng được gọi là trấn Triều Dương. Năm 980, ở đây có đồn Vân trấn giữ vùng biển Đông Bắc của nhà Lê. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 10 http://www.lrc-tnu.edu.vn Quan Lạn xưa vào đời nhà Lý được gọi là đảo Cảnh Cước với hai xã Minh Châu và Quan Lạn. Trong quần đảo Cảnh Cước- Cái Bầu- Vân Hải có tới 300 hòn đảo, đảo Bản Sen là đảo lớn nhất sau đó đến đảo Quan Lạn. Đảo Quan Lạn rộng 115 km2 với chiều dài 25 km. Năm Thuận Thiên thứ 4 (1023), nhà Lý đổi trấn Triều Dương thành châu Vĩnh An. Năm 1149, Lý Anh Tông đời vua thứ 6 của vương triều Lý, sau nhiều lần cho người khảo sát vùng biển Đông Bắc đã quyết định thành lập trang Vân Đồn - thương cảng đầu tiên của nước Việt. Sách Đại Việt sử kí toàn thư có chép “Kỷ tỵ (Đại Định) năm thứ 10 mùa xuân tháng 2 thuyền buôn ba nước Trảo Oa, Lộ Lạc, Xiêm La vào cảng Hải Đông xin cư trú buôn bán, bèn cho lập trang ở nơi hải đảo gọi là Vân Đồn để mua bán hàng hoá quý, dâng tiến sản vật địa phương”. Sở dĩ, vua Lý Anh Tông chọn Vân Đồn là nơi xây dựng cảng vì Vân Đồn là vùng có nhiều đảo đất, đảo đá ngang dọc chia cắt biển thành nhiều vũng, luồng lạch sâu kín gió, thuyền bè neo đậu an toàn. Vân Đồn là của ngõ vào vùng đồng bằng Bắc Bộ thuận tiện cho việc chuyên chở hàng hóa từ đất liền ra. Vân Đồn cách đất liền 40km do đó tầu ngoại quốc chỉ được phép đỗ ở Vân Đồn không thể vào đất liền dò xét tình hình quốc gia Đại Việt. Năm 1226, nhà Trần đổi châu Vĩnh An thành lộ Hải Đông gồm 8 huyện trong đó có Vân Đồn. Năm Thiệu Phong thứ 9 (1349), đổi trang Vân Đồn thành trấn Vân Đồn, đặt các chức quan trấn, quan lộ và Sát hải sứ (quan kiểm soát trên mặt biển) để quản lý trấn Vân Đồn và thương cảng Vân Đồn. Đồng thời tổ chức bố phòng chặt chẽ hơn với nhiều đồn bốt như đồn thuyền Giấy, đồn cụ Phó Nhòm, đồn Con Quy... Ngoài ra còn đặt một đội quân đóng giữ ở Vân Đồn gọi là Bình Hải quân. Cũng từ đây việc buôn bán và giao lưu văn hoá trở nên sầm uất hơn trước rất nhiều. Trong thời kỳ này người dân người dân nơi đây đã anh dũng tham gia cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông làm nên chiến thắng Vân Đồn lẫy lừng trên dòng sông Mang - dòng nước chảy giữa 2 đảo Vân Hải và Cái Bàn năm 1288. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 11 http://www.lrc-tnu.edu.vn Từ 1407- 1427, dưới thời thuộc Minh, Quan Lạn là đất thuộc huyện Vân Đồn, châu Tĩnh Yên, phủ Tân An. Dưới thời Lê, Quan Lạn thuộc châu Vân Đồn, Thừa tuyên AnnBang. Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi: Vân Đồn có 10 trang, 1 phường. Lê Thánh Tông cho rằng, Vân Đồn là vùng đất xa xăm, mỗi khi biên cảnh có động, quan quản tiếp ứng không kịp, cần đặt vệ quân riêng. Triều đình lập ra An phủ ty khám xét nguời, Sát hải sứ kiểm soát thuyền bè và Đề Bạc ty kiểm soát sụ buôn bán đi lại ở Vân Đồn. Cùng với chính sách ức thương của nhà Lê sơ, hoạt động buôn bán ở Quan Lạn không còn nhộn nhịp như trước nữa. Đến thời nhà Nguyễn, do biển lùi cát bồi không còn phù hợp cho tàu biển ra vào nữa nên thương cảng được chuyển vào trong nội địa với phố Hiến và Hội An thì vai trò của Vân Đồn sa sút hẳn. Đầu thời Tự Đức (1848-1883) Quan Lạn thuộc huyện Nghiêu Phong, tỉnh Quảng Yên. Đời Duy Tân (1907- 1916) thuộc tổng Vân Hải huyện Hoành Bồ. Đến gần cách mạng tháng Tám, Quan Lạn thuộc tổng Vân Hải, châu Cẩm Phả, tỉnh Quảng Yên, phạm vi của xã xưa kia rất rộng, ngoài Quan Lạn còn có các đảo Ngọc Vừng, Vạn Cảnh, Phượng Mao, Phượng Hoàng - trong đó Quan Lạn được coi là trung tâm. Năm 1948, huyện Cẩm Phả được thành lập tách khỏi thị xã Cẩm Phả, trực thuộc đặc khu Hòn Gai. Năm 1994 đến nay, huyện Vân Đồn được thành lập. Quan Lạn là một xã thuộc tuyến đảo của huyện Vân Đồn. Cư dân đảo Quan Lạn hay còn gọi là Làng Cả hay Cái Làng trước đây sống tại 5 xóm chính: Đông, Nam, Đoài, Bắc và xóm Ruộng. 1940 một bộ phận xóm Đoài tách ra lập xóm mới gọi là xóm ngoài (xóm Đầu Mái). Ngoài ra còn 3 xóm lẻ là Hải Yến, Sơn Hào, Tân Lập. Hiện nay đảo Quan Lạn có hơn 650 hộ dân cư trú trên diện tích rộng 11 km2 trong 8 thôn làng. Trong đó người Kinh chiếm 99,5%, người Hoa chiếm 0,5% dân số trên đảo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 12 http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.3. Thành phần dân cư, dân tộc Con người có mặt ở vùng biển Vân Đồn hơn một vạn năm trước. Vào thời đại đá mới, đầu thời đại kim khí, Vân Đồn nằm trong khu vực phân bố của văn hoá Soi Nhụ và văn hoá Hạ Long. Chủ nhân của những nền văn hoá này là những bộ lạc trồng trọt, săn bắn, đánh cá, sống ở vùng ven biển và hải đảo. Bước vào thời kì lịch sử, Quan Lạn tiếp tục là địa bàn cư trú của con người. Ngoài cư dân bản địa sinh sống ở đây từ trước, người dân ở nhiều nơi cũng tìm đến vùng đảo này để sinh cơ lập nghiệp. Trong phạm vi nhỏ hẹp của đảo, thành phần các dân tộc cùng sinh sống không có nhiều. Trong đó người Kinh chiếm số lượng đông nhất, người Hoa chỉ chiếm 0,5% dân số trên đảo. Người Kinh cư trú trên đảo Quan Lạn từ rất sớm. Họ thành lập các làng sơ khai. Làng là đơn vị tụ cư đồng thời cũng là đơn vị tổ chức xã hội cơ sở của người Việt. Mỗi làng có kiểu kiến trúc riêng, hầu hết dựa theo nguyên tắc chung là có các thiết chế tập hợp người theo quan hệ huyết thống và quan hệ láng giềng. Cùng với việc cư trú ổn định thành làng mạc, người Kinh cũng xây dựng những mối quan hệ gia đình, dòng họ. Gia đình người Kinh là đơn vị tụ cư nhỏ nhất và chặt chẽ nhất, là đơn vị sản xuất và tái sản xuất sức lao động, duy trì giống nòi. Gia đình người Việt là gia đình nhỏ phụ quyền mà biểu hiện chính là uy quyền của người cha với con cái, của người chồng đối với vợ, đối với quyền thừa kế của con trai, nhất là con trai trưởng; là đơn vị di truyền văn hoá, giáo dục đạo đức, đề cao chữ hiếu. Dòng họ là sự mở rộng của gia đình, là hình thức tập hợp người theo quan hệ huyết thống, trong đó trưởng họ có vai trò to lớn đối với dòng họ của mình. Người Hoa vào Quan Lạn sinh sống một số ít là những quan lại cai trị giàu sang từ thời nhà Hán, còn đa phần là khách buôn đến đây sinh cơ lập nghiệp. Người Hoa sống trong những thôn xóm riêng. Trong thôn xóm đều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 13 http://www.lrc-tnu.edu.vn có đền, chùa, đình, miếu thờ thành hoàng, miếu thờ thần đá núi.... Hình thức gia đình phổ biến của người Hoa là gia đình phụ hệ, có nhiều thế hệ cùng chung sống. Chủ hộ là đàn ông giữ vai trò gần như độc tôn trong các hoạt động của gia đình. Bên cạnh những bản sắc văn hoá riêng của dân tộc, trong quá trình sinh sống người Hoa đã tiếp nhận nhiều nét văn hoá của cư dân bản địa và hoà nhập vào những sinh hoạt văn hoá cộng động trên đảo Quan Lạn, hướng về những thế lực tự nhiên che chở và những nguời có công đối với mảnh đất này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 14 http://www.lrc-tnu.edu.vn Chương 2 VĂN HOÁ VẬT CHẤT CỦA CƯ DÂN ĐẢO QUAN LẠN HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH Thập niên bốn mươi của thế kỉ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày một khái niệm về văn hoá “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá”. [13; ]. Con người sống trong mối quan hệ chặt chẽ với tự nhiên. Cách thức ứng xử với môi trường tự nhiên là một thành tố quan trọng hệ thống văn hoá. Việc con người tận dụng và ứng phó với môi trường tự nhiên đã tạo nên những giá trị văn hoá vật chất và biến nó trở thành phương tiện để thể hiện những giá trị tinh thần trong đời sống. 2.1. Ăn- ở- mặc- đi lại Ăn uống là văn hoá, chính xác hơn đó là văn hoá tận dụng môi trường tự nhiên. Nếu như cơ cấu bữa ăn của người dân trong nội đồng thể hiện dấu ấn của truyền thống nông nghiệp lúa nước. Thì ở Quan Lạn cơ cấu bữa ăn có nhiều khác biệt do điều kiện tự nhiên và đặc trưng nghề nghiệp quy định. Cơm là món ăn phổ biến thường nhật của nguời dân Quan Lạn. Cư dân ở đây thường ăn ba bữa chính trong ngày: sáng, trưa và tối. Các bữa ăn thường ngày trong mỗi nhà xoay quanh các món ăn cơ bản là cá, thịt, trứng, rau... Trong điều kiện kinh tế khó khăn, nếu người dân ở các vùng nông thôn thường nấu cơm khoai, cơm sắn thì người dân ở đây lại thường ăn cháo, gần như thành một tập quán. Các món cháo trong đời sống của người dân nơi đây phổ biến là các loại cháo nấu từ đặc sản biển như cháo cá, cháo ngán, cháo hà... Các loại cháo nấu từ hải sản không cầu kì lắm. Cần nhất là nguyên liệu phải tươi, đảm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 15 http://www.lrc-tnu.edu.vn bảo độ ngọt mát của cháo. Cách nấu cháo ở vùng hải đảo cũng rất riêng biệt. Thường bữa tối, người ta cho gạo vào nước, đun sôi kĩ. Khi hạt gạo chín tới thì vớt ra ủ vào lò, thành cơm, chủ yếu dành cho người già, trẻ nhỏ, người ốm đau và trẻ mới sinh còn nhỏ. Số còn lại nấu thành cháo bình thường. Cháo được ăn như cơm, nghĩa là có thức ăn kèm theo có thể là thịt, cá hoặc chỉ là rau, dưa muối. Ngoài gạo tẻ dùng làm nguyên liệu nấu ăn hàng ngày còn có gạo nếp. Gạo nếp dùng để đồ xôi như xôi trắng, xôi gấc, xôi đậu xanh... Xôi còn là món không thể thiếu khi sắp lễ cúng và trong mâm cỗ ngày giỗ, ngày tết và tiệc cưới. Phổ biến trong bữa ăn của người dân Quan Lạn là các món ăn chế biến từ hải sản. Hình thức phơi khô được áp dụng rộng rãi cho nhiều loại hải sản. Chế biến cá khô: người dân thường mổ phanh lưng, đem phơi khô để dành ăn dần. Cá khô cũng như các loại hải sản khô khác có thể bảo quản dài ngày, vận chuyển được đi xa phục vụ trao đổi, buôn bán. Gặp nắng to, ngư dân thường phơi cá ngay trên mui thuyền. Cá tươi được nắng không cần ướp muối nhiều là một mặt hàng đắt giá. Mực khô: Các loại mực nang, mực ống muốn chế biến thành các loại mực khô phải chế biến ngay khi mực còn tươi nguyên. Mực được mổ phanh, phơi trên mui thuyền. Cứ 5 kg mực tươi chế biến được 1 kg mực khô. Người dân thường đem mực thị trường bán hoặc cất giữ trong chum, ang để ăn dần hoặc bán dần cho tới mùa mực năm sau. Mực Quan Lạn được coi là một loại đặc sản có giá trị, tuy con mực không to nhưng hàm lượng đạm cao, có vị ngọt không đâu bằng. Sá sùng khô: Sá sùng bắt về có thể xào ăn tươi, khi đem phơi khô sẽ trở thành một loại đặc sản. Người dân dùng một đầu đũa vót nhọn xiên từ đầu lộn ngược lại, rửa sạch ruột, chỉ lấy mình rồi đem phơi khô. Được nắng sá sùng trắng bóng, hơi ngả vàng. Sá sùng khô có độ đạm cao. Khi ăn, rang khô, xoa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 16 http://www.lrc-tnu.edu.vn cho bụng sạch cát. Cũng có thể rán giòn trong dầu mỡ. Không phải chỉ ở Quan Lạn mới có nghề khai thác sá sùng và sử dụng nó trong đời sống song sá sùng được coi như một sản phẩm đặc hữu của Quan Lạn. Cà ghim (cầu gai) là một đặc sản có nhiều ở vùng đảo Vân Hải. Người dân trong quần đảo Vân Hải nói chung và Quan Lạn nói riêng thường chế biến thành các món ăn như mắn cà ghim và chả cà ghim. Việc chế biến mắm cà ghim rất công phu. Ngư dân thường dùng hai que cứng cùng xâu vào một chỗ trên thân cà ghim, tách que về hai phía làm cho hai mảnh vỏ cà ghim rời ra. Thịt cà ghim cho vào nước ngọt từ 30- 40 phút để ruột cà ghim tách khỏi thân. Vớt cà ghim sang một chậu nước sạch, dùng que nứa nạo sạch màng ruột còn bẩn, đồng thời tách riêng từng mảng thân cà ghim, vớt ra rổ để thật ráo nước, cho muối vào. Muối từ 3- 5 tháng là ăn được. Nếu ăn ngay thì giảm nửa lượng muối, trộn thật đều cho muối tan. Để sau 3-4 ngày đem ăn. Mắm cà ghim thường sệt, quánh. Màu vàng nâu nhạt. Mùi vị chua, ngậy béo. Người dân tuyến đảo Vân Đồn trong đó có Quan Lạn sử dụng nhiều món ăn chế biến từ ốc. Ốc luộc lá bưởi, ốc xào.. là những món ăn dân dã được ưa dùng. Do có nhiều rạn đá, bãi cát nên các loài nhuyễn thể rất phong phú. Loài trai ngọc là loại thực phẩm quý để nấu cháo. Ngoài ra trong bữa cơm thường ngày của ngư dân rất phổ biến món canh nấu từ những loài nhuyễn thể đánh bắt được từ biển như con điệp, móng tay, méo mồm, phi phi, mỏ quạ, con quéo... có thể nấu với một loại rau củ nào đó hoặc nấu riêu chua. Trong ngày tết, đám cưới, đám giỗ, khi ma chay các gia đình ở Quan Lạn đều sắp cỗ. Mâm cỗ to hay nhỏ, nhiều hay ít món, món đơn giản hay cầu kì, không chỉ phụ thuộc vào khả năng của thân chủ hay vị thế của thực khách mà còn phụ thuộc tính chất của lễ tiết. Mâm cỗ Tết thường có rất nhiều món, mâm cỗ đám cưới cần thể hiện đầy đủ sự sang trọng, mâm cỗ đám ma thường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 17 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan