Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn tìm hiểu về tự nhiên, kinh tế xã hội, lịch sử và c...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn tìm hiểu về tự nhiên, kinh tế xã hội, lịch sử và con người vùng bắc trung bộ

.DOC
40
1096
147

Mô tả:

Së Gi¸o dôc vµ §µo t¹o Hµ Néi Bµi dù thi vËn dông kiÕn thøc liªn m«n 0 HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 1. Tên chủ đề dạy học: “VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TÌM HIỂU VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - Xà HỘI, LỊCH SỬ VÀ CON NGƯỜI VÙNG BẮC TRUNG BỘ”. 2. Môn học chính của chủ đề: Địa lí 3. Các môn được tích hợp: Văn học, GDCD, Lịch sử, Tin học, Toán học, Âm nhạc . . . PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phòng Giáo dục và Đào tạo Nam Từ Liêm Trường: THCS Đoàn Thị Điểm Địa chỉ: Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội. Điện thoại: 0466744699 Email: [email protected] Họ và tên giáo viên: 1. Ths. Bùi Quốc Hoàn – Ngày sinh 12 /08/1981 Giáo viên môn: Địa lí - Điện thoại: 0985.712.880 Email: [email protected] Trêng THCS §oµn ThÞ §iÓm 1 Gi¸o viªn: Bïi Quèc Hoµn Së Gi¸o dôc vµ §µo t¹o Hµ Néi Bµi dù thi vËn dông kiÕn thøc liªn m«n PHIẾU MÔ TẢ VỀ DỰ ÁN DỰ THI I. TÊN DỰ ÁN DẠY HỌC: “VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TÌM HIỂU VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - Xà HỘI, LỊCH SỬ VÀ CON NGƯỜI VÙNG BẮC TRUNG BỘ”. II. MỤC TIÊU DẠY HỌC. 1. Về kiến thức Thông qua việc dạy học liên môn, giúp học sinh: - Môn Địa lí: Nắm được đặc điểm vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, dân cư xã hội của vùng Bắc Trung Bộ. Trên cơ sở đó đánh giá những thế mạnh và hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng. - Môn Văn học: Tìm hiểu những nét đẹp của vùng qua những những bài thơ, bài văn. - Môn Lịch sử: Nắm được Lịch sử, vai trò của nhân dân Miền Trung trong lịch sử đấu tranh trong bảo vệ nền độc lập dân tộc. - Môn Giáo dục Công dân: Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước và trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế và bảo vệ tổ Quốc. - Môn Toán: Biết được phương pháp tính toán và thống kê về số liệu dân số, diện tích, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế, xã hội... Trêng THCS §oµn ThÞ §iÓm 2 Gi¸o viªn: Bïi Quèc Hoµn Së Gi¸o dôc vµ §µo t¹o Hµ Néi Bµi dù thi vËn dông kiÕn thøc liªn m«n - Môn Tin học: Học sinh nắm được một số kĩ năng tìm kiếm các thông từ từ Internet, biết sử dụng các phần mềm phục vụ cho việc học tập của mình. - Môn Âm nhạc: Nắm được những nét đẹp, hiểu biết về cảnh quan thiên nhiên, con người và lịch sử của vùng qua những bài hát, các làn điệu dân ca … 2. Kĩ năng - Vận dụng các kiến thức đã học, có hiểu biết tổng quát đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. - Giải thích và giải quyết được các hiện tượng và tình huống cụ thể trong cuộc sống. - Phát triển kĩ năng phân tích bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê, tìm kiếm và xử lí thông tin; Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ việc học tập. - Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, cũng như năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong học tập và đời sống. 3. Thái độ - Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam. - Có ý thức tôn trọng, gìn giữ và bảo vệ danh lam thắng cảnh, bảo vệ tài nguyên môi trường. - Ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của một công dân. Từ đó hình thành nhân cách của các em, để các em hiểu mình phải sống sao cho xứng đáng với truyền thống, sự hy sinh của Ông cha trong hành trình đấu tranh bảo vệ tổ quốc. - Nâng cao trách nhiệm với cộng đồng, tình yêu thiên nhiên, đất nước, ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tô ôc. 4. Năng lực vận dụng của học sinh. - Học sinh vận dụng các kiến thức đã học của các môn học để tiếp nhận và xử lý các thông tin mà giáo viên đưa ra. Trêng THCS §oµn ThÞ §iÓm 3 Gi¸o viªn: Bïi Quèc Hoµn Së Gi¸o dôc vµ §µo t¹o Hµ Néi Bµi dù thi vËn dông kiÕn thøc liªn m«n - Giúp các con học sinh vận dụng các kiến thức đã học giải quyết các vấn đề liên quan trong cuộc sống hành ngày, ví dụ: + Biết xác định vị trí của vùng trên bản đồ Việt Nam + Học sinh biết cách tìm đường hoặc chỉ đường cho khách du lịch đến tham quan các địa điểm du lịch, khám phá các vùng đất mới. + Học sinh tiếp nhận nhanh có thể đóng vai trò là một hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về các điểm du lịch hấp dẫn của vùng với bạn bè và người thân của mình. III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA DỰ ÁN 1. Số lượng : 202 học sinh THCS 2. Khối lớp: Gồm 8 lớp khối lớp 9: - Lớp 9A1: 29 học sinh - Lớp 9A2: 28 học sinh - Lớp 9A3: 27 học sinh - Lớp 9C2: 29 học sinh - Lớp 9C3: 25 học sinh - Lớp 9S3: 29 học sinh - Lớp 9S4: 27 học sinh - Lớp 9S5: 24 học sinh 3. Đặc điểm của học sinh tham gia dự án - Về kiến thức các môn học: Khối lớp tôi thực hiện dự án là học sinh lớp 9. Các em đã được học và nắm vững mục tiêu, kiến thức các môn học về Địa lí, Văn học, Lịch sử, Giáo dục công dân, Tin học… - Về tâm lý và kĩ năng nhận thức: Các em là những học sinh cuối cấp, đã có những nhận thức về cuộc sống và xã hội. Bởi vậy những kiến thức mà tôi truyền đạt cho các em, các em sẽ tiếp nhận nhanh và có những vận dụng thành thạo. IV. Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN: Trêng THCS §oµn ThÞ §iÓm 4 Gi¸o viªn: Bïi Quèc Hoµn Së Gi¸o dôc vµ §µo t¹o Hµ Néi Bµi dù thi vËn dông kiÕn thøc liªn m«n 1. Ý nghĩa của việc dạy học liên môn Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này. Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh. Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo. Địa lí là là một môn học tổng hợp kiến thức vừa tự nhiên, vừa xã hội. Bởi vậy việc dạy học địa lí đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức tổng hợp tốt cả về tất cả các lĩnh vực. Địa lí nói riêng và các môn học nói chung ngoài việc dạy kiến thức môn học của mình còn phải lồng ghép những kiến thức của nhiều môn học khác nhau, giúp học sinh có cái nhìn tổng quan, có đầu óc tư duy, phân tích tổng hợp các kiến thức trên cơ sở đó để giải quyết và vận dụng các tình huống trong thực tiễn đời sống. Quan trọng hơn từ việc dạy học và vận dụng những kiến thức liên môn sẽ giúp học sinh hình thành và hoàn thiện Trêng THCS §oµn ThÞ §iÓm 5 Gi¸o viªn: Bïi Quèc Hoµn Së Gi¸o dôc vµ §µo t¹o Hµ Néi Bµi dù thi vËn dông kiÕn thøc liªn m«n nhân cách của mình, kết hợp việc dạy chữ lồng ghép với việc dạy người để các em xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước. 2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học. Với giáo viên qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy việc kết hợp kiến thức liên môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Với học sinh việc kết hợp kiến thức các môn học Địa lý, Văn học, Lịch sử, Âm nhạc, Giáo dục công dân, Toán học, Tin học vào việc dạy học địa lý giúp học sinh hứng thú, động não để vận dụng tổng hợp các kiến thức các môn học để tìm hiểu và nắm bắt được một cách dễ dàng các đặc điểm về địa lí, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên của vùng. 2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tế. - Học sinh có hành động cụ thể, thiết thực để xây dựng và bảo vệ quê hương thông qua các hành động hàng ngày. - Giúp học sinh có ý thức và hành động trong việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường sống xung quanh mình như trong lớp học, sân trường và cả người xã hội. - Có định hướng nghề nghiệp phù hợp. - Tuyên truyền gia đình, người thân và nhân dân có thói quen tốt và hành động phù hợp, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử cách mạng. Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương bồi dưỡng lòng tự hào và yêu quê hương đất nước mình hơn đồng thời giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống và ứng dụng vào thực tế đời sống. Trêng THCS §oµn ThÞ §iÓm 6 Gi¸o viªn: Bïi Quèc Hoµn Së Gi¸o dôc vµ §µo t¹o Hµ Néi Bµi dù thi vËn dông kiÕn thøc liªn m«n V. TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1. Tài liệu dạy học. - SGK, Atlat Địa lí Việt Nam, bản đồ Hành chính, tự nhiên, lãnh thổ Việt Nam, bản đồ vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ. - Các hình ảnh, đoạn phim về văn hóa, lịch sử, , di tích, ẩm thực, danh lam thắng cảnh du lịch, các hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường của vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ. - Ngoài ra giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm kiếm các thông tin, hình ảnh và đoạn phim liên quan đến bài học thông qua mạng internet như các trang web: + https://www.google.com.vn/ + http://giaoducphothong.edu.vn/ + www.wipikedia + http://dangcongsan.vn + http://violet.vn/ + Trang web của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. 2. Phương tiện thực hiện. - Bảng lớn, bảng nhỏ giấy trắng A4, A0, bút dạ để dùng cho các cho hoạt động các nhóm trong các phần thi. - Các bản đồ, hình ảnh, đoạn phim và tư liệu về tự nhiên, lịch sử của vùng. - Máy tính, máy chiếu, màn chiếu, hoặc ti vi màn hình cỡ lớn để trình chiếu các mục đích, nội dung các phần của bài học, giúp cho học sinh học tập một cách hứng thú theo tính tương tác cả phần chữ và phần hình, giúp học sinh tiếp thu nhanh các nội dung của bài học. - Mạng Internet: Giúp cho học sinh có thể tìm kiếm các thông tin, hình ảnh và các đoạn phim liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên. Trêng THCS §oµn ThÞ §iÓm 7 Gi¸o viªn: Bïi Quèc Hoµn Së Gi¸o dôc vµ §µo t¹o Hµ Néi Bµi dù thi vËn dông kiÕn thøc liªn m«n - Máy ảnh, máy quay phim: Để chụp và quay lại tiến trình hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh. Trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để những bào học sau đạt hiệu quả cao hơn. VI. HOẠT ĐỘNG VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Thời gian và nội dung dự án - Dự án được thực hiện trong thời gian 3 tiết học. - Nội dung dự án: “VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TÌM HIỂU VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - Xà HỘI, LỊCH SỬ VÀ CON NGƯỜI VÙNG BẮC TRUNG BỘ”. 2. Công tác chuẩn bị: A. TUẦN 1 - Thời gian là 1 tiết học. - Lớp triển khai dự án thí điểm là 9A2 gồm 28 học sinh, trong đó có 12 học sinh nữ, 16 học sinh nam. * Hoạt động 1: - Giáo viên giới thiệu về mục đích và nội dung của dự án (theo các nội dung đã được trình bày ở mục II). - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, chú ý chia nhóm làm sao phân bổ đều giữa nam và nữ các nhóm. Mỗi nhóm giáo viên chia thành 7 học sinh (trong đó có 4 nam và 3 nữ). Sau đó các nhóm bầu ra nhóm trưởng cho nhóm mình. - Học sinh tập trung theo nhóm của mình. * Hoạt động 2 Giáo viên nêu các bước để chuẩn bị dự án theo hình thức tổ chức một cuộc thi tìm hiểu về “Đất và người vùng Bắc Trung Bộ” giữa các nhóm với nhau vào tuần sau theo các nội dung như sau: 1. Xem phim tư liệu: Mở đầu phần thi giáo viên sẽ dựng một đoạn phim giới thiệu khái quát về vùng Bắc Trung Bộ trong vòng 5 phút để học sinh hiểu biết và định hướng vào bài học cũng như tạo hứng thú cho học sinh. 2. Phần đặt tên và giới thiệu các nhóm: Trêng THCS §oµn ThÞ §iÓm 8 Gi¸o viªn: Bïi Quèc Hoµn Së Gi¸o dôc vµ §µo t¹o Hµ Néi Bµi dù thi vËn dông kiÕn thøc liªn m«n Giáo viên đưa ra thể lệ: - Các nhóm tự đặt tên và nêu ý nghĩa tên của nhóm mình và giới thiệu về các thành viên trong nhóm mình. Mỗi đội giới thiệu không quá 3 phút - Hình thức giới thiệu bằng các loại hình nghệ thuật như thơ, kịch, hát, hò vè… - Ban giám khảo sẽ chấm điểm theo thang điểm 10 dựa trên các tiêu chí: chọn tên hay, dí dỏm, và ý nghĩa. - Điểm của phần thi là tổng điểm của Ban giám khảo. 3. Phần thi văn nghệ Giáo viên đưa ra thể lệ: Phần thi văn nghệ sẽ xen kẽ giữa các phần thi. Phần này các nhóm tự biên tự diễn phần thi của mình: Các loại hình biểu diễn có thể đọc thơ, ngâm thơ, hát, múa, đóng kịch, hoặc trình diễn thời trang theo chủ đề dự án. Mỗi phần thi của các nhóm không quá 5 phút. Ban giám khảo sẽ chấm theo thang điểm 10. Điểm phần thi là tổng của Ban giám khảo. 4. Phần thi trắc nghiệm Giáo viên đưa ra thể lệ: - Dự kiến thời gian là 25 phút - Mỗi nhóm cử 4 học sinh lên tham gia phần thi này. - Sẽ có 15 câu hỏi trắc nghiệm theo đáp án A,B,C,D về các lĩnh vực địa lí, lịch sử, văn học, nghệ thuật, văn hóa, giáo dục công dân và các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ. - Các nhóm có 10s để lựa chọn đáp án của mình bằng cách giơ đáp án A,B,C,D. - Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm. 5. Phần thi giải ô chữ Giáo viên đưa ra thể lệ: - Dự kiến thời gian là 20 phút Trêng THCS §oµn ThÞ §iÓm 9 Gi¸o viªn: Bïi Quèc Hoµn Së Gi¸o dôc vµ §µo t¹o Hµ Néi Bµi dù thi vËn dông kiÕn thøc liªn m«n - Có một ô chữ gồm 9 hàng ngang có liên quan đến các lĩnh vực địa lí, lịch sử, văn học, nghệ thuật, văn hóa, giáo dục công dân và các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ. - Các nhóm lần lượt được lựa chọn hàng ngang của mình. Sau đó các nhóm cùng ghi câu trả lời ra bảng. Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm. Nhóm chọn câu trả lời được 8 điểm. - Nếu đội nào tìm được từ chìa khoá ở 3 câu đầu tiên được 15 điểm, 3 câu tiếp theo được 12 điểm, từ câu 7,8,9 được 9 điểm. Nếu trả lời sau khi gợi ý chỉ được 6 điểm. 6. Phần thi thuyết trình: Giáo viên đưa ra thể lệ: - Dự kiến thời gian là 25 phút - Giáo viên cho các đội về nhà chuẩn bị nội theo chủ đề mà giáo viên đã đặt ra: Nhóm 1: Phân tích những thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội? Nhóm 2: Trình bày những thiên tai mà vùng Bắc Trung Bộ phải gánh chịu? Theo em cần những giải pháp nào nhằm phòng chống thiên tai và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra? Nhóm 3: Bằng các kiến thức đã học, sưu tầm trên các phương tiện truyền thông em hãy nêu vai trò của nhân dân miền Trung trong các cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử ? Nhóm 4: Vận dụng kiến thức địa lý hãy trình bày về vai trò của đường mòn Hồ Chí Minh và dãy Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước? - Ban giám khảo sẽ chấm theo thang điểm 10, điểm của phần thi là tổng điểm của các giám khảo. - Chú ý : Phần này giáo viên hướng dẫn cho nhóm tìm hiểu thêm những kiến thức theo chủ đề qua mạng internet, các phương tiện thông tin đại chúng, Trêng THCS §oµn ThÞ §iÓm 10 Gi¸o viªn: Bïi Quèc Hoµn Së Gi¸o dôc vµ §µo t¹o Hµ Néi Bµi dù thi vËn dông kiÕn thøc liªn m«n hoặc đi thực tế để viết bài hùng biện của mình. Yêu cầu các nhóm phải sưu tầm các hình ảnh, hoặc các đoạn phim về chủ đề của mình. Sau đó phải dùng phần mềm Microsoft Powerpoint trình diễn hình ảnh theo chủ đề của nhóm mình ; Hoặc dùng phần mềm dựng phim để dựng thành các đoạn phim phù hợp với chủ đề và thời gian của bài thuyết trình. Điều đó sẽ rèn luyện cho các em khả năng tìm tòi, khám phá, kĩ năng về công nghệ thông tin để làm cho bài hùng biện của mình trở nên sinh động, lôi cuốn và dễ hiểu. Nếu các nhóm chưa biết cách giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh sử dụng phần trình diễn ảnh qua phần mềm Microsoft Powerpoint, hoặc hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm dựng phim từ các hình ảnh thông qua phần mềm chuyên dụng Proshow producer. Do không có thời gian hướng dẫn trực tiếp trên lớp nên giáo viên sẽ cung cấp cho các nhóm một đoạn phim quay lại các bước chi tiết hướng dẫn sử dụng chèn ảnh, chèn phim vào phần mềm Microsoft Powerpoint và phần mềm thông qua phần mềm quay màn hình Camtasia studio. Điều đó sẽ giúp học sinh cũng cố và hiểu biết thêm về kiến thức tin học. - Học sinh : Các nhóm sẽ về chuần bị các chủ đề của mình theo sự hướng dẫn của giáo viên. 7. Phần tổng kết, đánh giá và trao giải thưởng - Điểm của các nhóm là tổng điểm các phần thi cộng lại. - Giáo viên sẽ trao giải thưởng nhất, nhì, ba cho các nhóm. * Hoạt động 3 : - Giáo viên công bố thành lập ban tổ chức cuộc thi, ban giám khảo và thành phần khách mời đến dự buổi học. - Giáo viên phân công cho các nhóm chuẩn bị các trang thiết bị và đồ dùng học tập phục vụ cho dự án như : Bảng nhỏ, các đáp án (A,B,C,D), bút dạ, các bảng điểm của Ban giám khảo… B. TUẦN 2 - Giáo viên và học sinh thực hiện dự án Trêng THCS §oµn ThÞ §iÓm 11 Gi¸o viªn: Bïi Quèc Hoµn Së Gi¸o dôc vµ §µo t¹o Hµ Néi Bµi dù thi vËn dông kiÕn thøc liªn m«n - Thời gian : Diễn ra trong 3 tiết * Hoạt động 1: Phần giới thiệu dự án - Giáo viên ổn định tổ chức lớp, kiểm tra lại các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học dự án. - Giáo viên giới thiệu Ban tổ chức, đại biểu, Ban giám khảo, Thư kí: + Ban tổ chức : Trưởng ban là Bùi Quốc Hoàn - Giáo viên trực tiếp đứng lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp, ban chỉ huy Liên đội trường và ban cán sự lớp. + Đại biểu : Đại diện Ban giám hiệu nhà trường, đại diện công đoàn, Liên đội, đại diện các tổ chuyên môn cùng các thầy cô giáo trong tổ chuyên môn. + Ban giám khảo : Là các thầy cô trong tổ chuyên môn và các thầy cô có liên quan đến kiến thức tích hợp môn học trong dự án. + Thư kí : Là học sinh Nguyễn Trang Anh + Dẫn chương trình : Giáo viên giảng dạy Bùi Quốc Hoàn. - Giáo viên đưa các bảng điểm cho Ban giám khảo, và cho thư kí. * Hoạt động 2: - Giáo viên trình bày nội dung, mục đích, ý nghĩa của dự án. * Nội dung dự án: : “VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TÌM HIỂU VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - Xà HỘI, LỊCH SỬ VÀ CON NGƯỜI VÙNG BẮC TRUNG BỘ”. Trêng THCS §oµn ThÞ §iÓm 12 Gi¸o viªn: Bïi Quèc Hoµn Së Gi¸o dôc vµ §µo t¹o Hµ Néi Bµi dù thi vËn dông kiÕn thøc liªn m«n * Mục đích của dự án (Phần này giáo viên thông qua và trình chiếu trên màn hình) * Hoạt động 3: - Vào bài giáo viên đặt câu hỏi : Bằng những kiến thức và thực tiễn của mình em hãy nêu khái quát những hiểu biết của mình về vùng Bắc Trung Bộ. - Học sinh xung phong trả lời. - Giáo viên cho học sinh xem đoạn phim giới thiệu khải quát về vùng Bắc Trung Bộ trong vòng 5 phút. - Kết thúc đoạn phim giáo viên tổng kết lại và chuyển vào nội dung bài dạy Trêng THCS §oµn ThÞ §iÓm 13 Gi¸o viªn: Bïi Quèc Hoµn Së Gi¸o dôc vµ §µo t¹o Hµ Néi Bµi dù thi vËn dông kiÕn thøc liªn m«n * Hoạt động 4: Phần giới thiệu của các nhóm - Giáo viên mời từng nhóm lên giới thiệu về tên và ý nghĩa tên gọi của mình cùng các thành viên trong nhóm. Trêng THCS §oµn ThÞ §iÓm 14 Gi¸o viªn: Bïi Quèc Hoµn Së Gi¸o dôc vµ §µo t¹o Hµ Néi Bµi dù thi vËn dông kiÕn thøc liªn m«n - Từng nhóm học sinh lên giới thiệu : + Nhóm 1 : Lấy tên là “Trường Sơn”, đây là dãy núi nằm ở phía Tây của vùng, có vai trò lớn trong phân hóa tự nhiên và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Đây cũng chính là tên nghĩa trang liệt sĩ lớn nhất nước ta, nơi yên nghỉ của các anh hùng dân tộc Việt Nam. + Nhóm 2: Lấy tên là “Phong Nha – Kẻ Bàng”, đây là quần thể di sản thiên nhiên thê giới được UNESCO công nhận năm 1999 tại tỉnh Quảng Bình. + Nhóm 3: Lấy tên là “Làng Sen”, đây là quê hương của vị lãnh tụ kính yêu, anh hùng dân tộc và là danh nhân văn hóa thế giới của toàn dân tộc Việt Nam. + Nhóm 4: Lấy tên là “Cố Đô Huế”, đây là di sản Văn hóa Thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1999; Đồng thời đây cũng là cố của nước Việt Nam chúng ta. - Giáo viên nhận xét đánh giá tổng quan về phần giới thiệu của các nhóm. - Ban giám khảo cho điểm bằng cách giơ các điểm số lên để tạo không khí hào hứng cho học sinh. - Giáo viên tổng kết điểm của 4 nhóm sau phần thi thứ nhất. * Hoạt động 5: Phần thi văn nghệ - Giáo viên giới thiệu thể lệ của phần thi văn nghệ. - Giáo viên giới thiệu phần trình diễn của nhóm “Trường Sơn”. - Nhóm “Trường Sơn” trình bày phần thi văn nghệ của mình với song ca bài hát “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”, thơ Phạm Tiến Duật, phổ nhạc: Hoàng Hiệp - Các nhóm khác và các thầy cô giáo cổ vũ cho nhóm “Trường Sơn”. * Hoạt động 6 : Phần thi trắc nghiệm - Giáo viên thông qua thể lệ của phần thi. - Mỗi nhóm cử 3 học sinh lên đề tham gia phần thi này. Chuẩn bị sẵn máy tính để tính toán. Trêng THCS §oµn ThÞ §iÓm 15 Gi¸o viªn: Bïi Quèc Hoµn Së Gi¸o dôc vµ §µo t¹o Hµ Néi Bµi dù thi vËn dông kiÕn thøc liªn m«n - Giáo viên trình chiếu các câu hỏi lên màn hình. - Sau 10s các nhóm giơ đáp án của mình lên. Câu 1: Vùng Bắc Trung Bộ có diện tích khoảng? A. 40 nghìn km2 C. 51,5 nghìn km2 Đáp án: C B. 50 nghìn km2 D. 55,5 nghìn km2 Vùng Bắc Trung Bộ có diện tích là 51,5 nghìn km2, là vùng có diện tích đứng thứ 4 và chiếm 15,5% diện tích tự nhiên cả nước. Câu 2: Dãy núi nào nào sau đây được xem là ranh giới khí hậu 2 miền Bắc Nam? A. Trường Sơn Bắc C. Hoàng Liên Sơn Trêng THCS §oµn ThÞ §iÓm B. Hoành Sơn D. Bạch Mã 16 Gi¸o viªn: Bïi Quèc Hoµn Së Gi¸o dôc vµ §µo t¹o Hµ Néi Bµi dù thi vËn dông kiÕn thøc liªn m«n Đáp án: D Dãy núi Bạch Mã nằm giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Đã Nẵng được xem là ranh giới khí hậu hai miền Bắc à Nam. Phía Bắc của dãy núi là khí hậu Nhiệt đới ấm gió mùa có mùa đông lạnh, phía nam là khí hậu cận xích đạo gió mùa có một mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Câu 3: Nghĩa trang Trường Sơn là nghĩa trang Liệt sĩ lớn nhất nước ta nằm ở tỉnh nào sau đây? A. Quảng Bình C. Nghệ An Đáp án: B B. Quảng Trị D. Hà Tĩnh Câu 4: Hãy cho biết bài hát sau nói về ai? (giáo viên mở bài hát cho học sinh nghe một đoạn trong bài hát “Trông cây lại nhớ đến người ” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận) A. Tố Hữu C. Hồ Chí Minh Đáp án: C B. Phan Bội Châu D. Võ Nguyên Giáp Bài hát nói về hình tượng Bác Hồ kính yêu, được nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác dưa trên âm hưởng và giai điệu của dân ca Nghệ Tĩnh. Câu 5: Vùng Bắc Trung Bộ có mấy tỉnh? A. 6 C. 8 Đáp án: A B. 7 D. 9 Vùng Bắc Trung Bộ có 6 tỉnh là: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Câu 6: Em hãy cho biết những câu thơ sau là của nhà thơ nào? Bước tới đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen lá, đá chen hoa Lom khom dưới núi, tiều vài chú Trêng THCS §oµn ThÞ §iÓm 17 Gi¸o viªn: Bïi Quèc Hoµn Së Gi¸o dôc vµ §µo t¹o Hµ Néi Bµi dù thi vËn dông kiÕn thøc liªn m«n Lác đác bên sông, chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại, trời non nước Một mảnh tình riêng, ta với ta A. Xuân Diệu C. Tố Hữu Đáp án: D B. Xuân Quỳnh D. Bà Huyện Thanh Quan Đây là bài thơ Qua Đèo Ngang. Trên đường vào Phú Xuân (Huế), bước tới dèo ngang lúc chiều tà, cảm xúc dâng trào lòng người, Bà Huyện Thanh Quan sáng tác bài "Qua đèo Ngang". Bài thơ tả cảnh Đèo Ngang lúc xế tà và nói lên nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà của người lữ khách - nữ sĩ. Câu 7: Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thế của thế giới vào năm nào? A. 2003 C. 2006 Đáp án: A B. 2004 D. 2008 Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam. Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003. Theo đánh giá của UNESCO, "trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia" . "Nhã nhạc đã được phát triển từ thế kỷ 13 ở Việt Nam đến thời nhà Nguyễn thì Nhã nhạc cung đình Huế đạt độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất" Câu 8: Huyện đảo nào sau đây nằm ở vùng Bắc Trung Bộ? Trêng THCS §oµn ThÞ §iÓm 18 Gi¸o viªn: Bïi Quèc Hoµn Së Gi¸o dôc vµ §µo t¹o Hµ Néi A. Côn Đảo C. Lý Sơn Đáp án: D Bµi dù thi vËn dông kiÕn thøc liªn m«n B. Cô Tô D. Cồn Cỏ Huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị, còn có tên gọi khác là đảo Con Hổ, đảo Hòn Mệ. Đảo Cồn Cỏ cách bờ biển Vĩnh Linh khoảng 30km. Đảo như một tiền đồn giữa vĩ tuyến 17 trấn giữ phía đông Tổ quốc. Không chỉ là hòn đảo nổi tiếng kiên cường trong chiến tranh chống Mỹ, Cồn Cỏ còn là một trong những hòn đảo đẹp hiếm có của miền Trung. Câu 9: Quê hương của Đại thi Hào Nguyễn Du ở đâu? A. Thanh Hóa C. Nghệ An Đáp án: D B. Huế D. Hà Tĩnh Quê hương của Nguyễn Du là huyện Nghi Xuân – Hà Tĩnh. Câu 10: Vườn quốc gia nào sau đây nằm ở tỉnh Nghệ An? A. Bến En C. Vũ Quang Đáp án: B B. Pù Mát D. Bạch Mã Vườn quốc gia Pù Mát (VQG) có diện tích 94.804,4 ha nằm trên địa giới hành chính của ba huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương (Nghệ An), cách thành phố Vinh khoảng 130 Km về phía Tây, giáp biên giới Việt - Lào. Với giới khoa học, nơi đây không còn gì xa lạ bởi tính đa dạng sinh học và là nơi đầu tiên trên thế giới phát hiện ra loài thú quý hiếm: Sao la. Pù Mát có 2.494 loài thực vật, 132 loài thú, 361 loài chim, 53 loài bò sát, 33 loài lưỡng cư, 83 loài cá, 39 loài dơi, và 1.080 loài côn trùng. Đây là một trong 6 khu dự trữ sinh quyển của thế giới ở Việt Nam Câu 11: Di tích nào sau đây đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới? A. Đền Bà Triệu C. Cầu Hàm Rồng Đáp án: B Trêng THCS §oµn ThÞ §iÓm B. Thành nhà Hồ D. Địa đạo Vĩnh Mốc 19 Gi¸o viªn: Bïi Quèc Hoµn Së Gi¸o dôc vµ §µo t¹o Hµ Néi Bµi dù thi vËn dông kiÕn thøc liªn m«n Thành nhà Hồ là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ), nằm trên địa phận nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới. Thành được xây dựng trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397) và cho đến nay, dù đã tồn tại hơn 6 thế kỷ nhưng một số đoạn của tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn. Ngày 27 tháng 6 năm 2011, sau 6 năm đệ trình hồ sơ, Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Câu 12: Hãy cho biết tên bài hát sau? (giáo viên mở bài hát cho học sinh nghe một đoạn) A. Bước chân trên dãy Trường Sơn C. Đêm Trường Sơn nhớ Bác Đáp án: C B. Chiếc gậy Trường Sơn D. Chào em cô gái Lam Hồng Bài hát “Đêm Trường Sơn nhớ Bác” của nhạc sĩ Trần Chung, phổ thơ của Nguyễn Trung Thu. Bài hát có cái gì đó rất gần gũi, phù hợp với phong cách của Bác: ung dung, tự tại, giản dị, sâu sắc, mặn mà và luôn lạc quan, bay bổng, trẻ trung, tự nhiên. Chủ thể cảm xúc trong bài hát là những người lính Trường Sơn đang hành quân ra mặt trận. Họ suy nghĩ và cảm xúc thật hồn nhiên và đầy lãng mạn. Câu 13: Cùng với việc tham gia cách mạng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã dạy học bộ môn nào? A. Lịch sử C. Văn Học Đáp án: A B. Địa lý D. Toán học Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường. Đại tướng cho rằng, sự gặp nhau giữa quân sự và sử học là phải tôn trọng lịch sử, phải nhìn nhận đúng sự thật dù cho là sự thật cay đắng, đau xót, là Trêng THCS §oµn ThÞ §iÓm 20 Gi¸o viªn: Bïi Quèc Hoµn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan