Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo mô dule th 15 một số phương pháp dạy h...

Tài liệu Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo mô dule th 15 một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu

.DOC
26
44388
87

Mô tả:

PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG HỶ TRƯỜNG TH HÒA BÌNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –Tự do – Hạnh phúc Hòa Bình, ngày … tháng 01 năm 2015 BÀI THU HOẠCH Công tác bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên năm học 2014-2015 MODULE TH15: “Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học.” Căn cứ vào sự chỉ đạo kế hoạch BDTX số …../KH-TH ngày 15 tháng 9 năm 2014 của trường TH Hòa Bình về Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên CBQL, giáo viên của trường TH Hòa Bình năm học 2014-2015; Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân năm học 2014-2015. Qua nghiên cứu học tập tôi xin viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo Mô dule TH 15: “Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học” như sau: A. MỤC TIÊU: - Nâng cao nhận thức về một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học. - Nâng cao kĩ năng thực hành và áp dụng các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân, của trường, lớp. B. NỘI DUNG: 1. Phương pháp dạy học tích cực là gì? - Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. 2. Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực. a. Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. b. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. c. Tăng cường học tập cá nhân, phối hợp với học tập hợp tác. d. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. 3. Một số phương pháp dạy học tích cực ở Tiểu học. - Phương pháp dạy học gợi mở - vấn đáp: là quá trình tương tác giữa GV và HS được thực hiện thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định được GV đặt ra. - Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề: Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. - Phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ: Trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. 4. Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học các môn học ở tiểu học. 4.1. Phương pháp dạy học gợi mở - vấn đáp: Gồm ba giai đoạn: - Trước giờ học: Xác định mục tiêu bài học và đối tượng học. + Dự kiến nội dung các câu hỏi, hình thức hỏi và thời điểm đặt câu hỏi và trình tự các câu hỏi. + Dự kiến những câu hỏi phụ. - Trong giờ học: Sử dụng hệ thống câu hỏi dự kiến và chú ý thu thập thông tin phản hồi từ HS. - Sau giờ học: GV chú ý rút kinh nghiệm về tính rõ ràng, chính xác và logic của hệ thống câu hỏi. 4.2. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề: Gồm các bước - Bước 1: Phát hiện hoặc thâm nhập vấn đề - Bước 2: Tìm giải pháp. - Bước 3: Trình bày giải pháp - Bước 4: Nghiên cứu sâu giải pháp + Tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả + Đề xuất vấn đề mới có liên quan 4.3. Phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ: Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần. Trong nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết hay năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp. Qua bồi dưỡng học tập Mô dule này tôi nhận thấy: muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trong đó đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và phương pháp dạy học nói riêng theo hướng phát huy tích cực, tự giác, chủ động của người học được xác định là một nhiệm vụ quan trọng mang tính đột phá của cả nhà trường, các giáo viên. Mô dule này giúp cho tôi trang bị những kiến thức và kĩ năng cơ bản về một số phương pháp dạy học tích cực ở Tiểu học góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ năm học mà Nhà trường cũng như Ngành đã đề ra./. Hòa Bình, ngày ... tháng 01 năm 2015. XÁC NHẬN CỦA CHUYÊN MÔN .............................................................................. .............................................................................. .............................................................................. .............................................................................. ............................................................................... ............................................................................... ............................................................................... NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH Trần Thị Cúc PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG HỶ TRƯỜNG TH HÒA BÌNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –Tự do – Hạnh phúc Hòa Bình, ngày … tháng 12 năm 2014. BÀI THU HOẠCH Công tác bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên năm học 2014-2015 MODULE TH7: “Xây dựng môi trường học tập thân thiện”. Căn cứ vào sự chỉ đạo kế hoạch BDTX số …../KH-TH ngày 15 tháng 9 năm 2014 của trường TH Hòa Bình về Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên CBQL, giáo viên của trường TH Hòa Bình năm học 2014-2015; Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân năm học 2014-2015. Qua nghiên cứu học tập tôi xin viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo Mô dule TH7: “Xây dựng môi trường học tập thân thiện” như sau: A. Mục tiêu: - Nâng cao nhận thức về môi trường học tập thân thiện môi trường vật chất và môi trường tinh thần. Nhận thức được ý nghĩa của môi trường học tập thân thiện đối với quá trình dạy học và giáo dục. - Nâng cao kĩ năng thực hành và áp dụng vào việc xây dựng môi trường học tập thân thiện về vật chất và tinh thần ở trường, lớp. - Nâng cao thái độ, sự yêu thương để giáo dục học sinh trong môi trường trách nhiệm, khoan dung và độ lượng. Tích cực vận dụng các biện pháp để xây dựng môi trường học tập phù hợp với thực tiễn dạy học của bản thân. B. Nội dung: 1. Thế nào là trường học thân thiện? - Trường học thân thiện, trước hết là nơi tiếp nhận tất cả trẻ em trong độ tuổi quy định, đến trường. Nhà trường phải tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng về quyền học tập cho thanh, thiếu niên. - Trường học thân thiện là trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Các thầy, cô giáo phải thân thiện trong dạy học, thân thiện trong đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh, đánh giá công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo. - Trường học thân thiện là trường học có cơ sở vật chất đảm bảo các quyền tự nhiên thiết yếu con người: đủ nước sạch, ánh sáng, phòng y tế, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập v.v… Trường học thân thiện là trường tạo lập sự bình đẳng giới, xây dựng thái độ và giáo dục hành vi ứng xử tôn trọng bình đẳng nam nữ. - Trường học thân thiện là nơi huy động có hiệu quả sự tham gia của học sinh, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, của chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị kinh tế và nhân dân địa phương nơi trường đóng cùng đồng lòng, đồng sức xây dựng nhà trường. 2. Nội dung phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” - Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. - Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. - Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. - Tổ chức các hoạt động tập thể, vui tươi, lành mạnh. - Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. 3. Biện pháp xây dựng môi trường trường học thân thiện: a. Mét sè biÖn ph¸p x©y dùng m«i trêng trêng häc th©n thiÖn vÒ mÆt vËt chÊt. - Tæ chøc tèt c«ng t¸c tuyªn truyÒn tíi GV, HS, phô huynh vµ c¸c tæ chøc x· héi. - Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp là một trong những tiêu chí cần xây dựng, trước hết phải xác định mục tiêu rõ ràng để giáo viên và học sinh thực hiện: - Tổ chức cho học sinh giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan ngôi trường. - Tổ chức cho HS tham gia trang trí lớp học thân thiện, tạo cảnh quan lớp học sạch, đẹp, gây hứng thú học tập cho HS. - Khai thác và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, đồ dùng dạy học ở từng khối lớp. Phát động Hội thi tự làm ĐDDH. Thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm về việc sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học, nhất là những giờ dạy có ứng dụng công nghệ thông tin. - Tạo sân chơi lành mạnh cho các em: tổ chức các hội thi, các phong trào thi đua, các hoạt động ngoại khoá,... b. Mét sè biÖn ph¸p x©y dùng m«i trêng trêng häc th©n thiÖn vÒ mÆt tinh thÇn. - Tổ chức tốt công tác tuyên truyền: - Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học. - Tổ chức các hoạt động tập thể lành mạnh: - Tăng cường công tác giáo dục truyền thống: Từ phong trào xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng một môi trường sư phạm thực sự lành mạnh, trong đó, học sinh biết bảo vệ danh dự của nhà trường, của tập thể lớp và của chính bản thân mình; biết bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai. Và để làm được điều này, cần phải có sự chung tay của cả gia đình và cộng đồng. Tóm lại: Để có một môi trường học tập thân thiện thì người giáo viên đóng vai trò quan trọng vì phải luôn tìm những biện pháp, giải pháp có hiệu quả nhất để tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, các trò chơi dân gian, tìm hiểu và chăm sóc di tích lịch sử hay các hoạt động ngoại khoá khác. Mặt khác, môi trường học tập thân thiện, phương pháp học tập và phương pháp giảng dạy thân thiện, các mối quan hệ thân thiện và sự phục vụ thân thiện của nhà trường chính là điều mà HS cần. Có như vậy các em mới thấy thật sự thoải mái và yêu mến trường như chính ngôi nhà của mình, các em là những mầm non của đất nước và là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Hòa Bình, ngày ... tháng 12 năm 2014. XÁC NHẬN CỦA CHUYÊN MÔN .............................................................................. .............................................................................. .............................................................................. .............................................................................. ............................................................................... ............................................................................... ............................................................................... NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH Trần Thị Cúc PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG HỶ TRƯỜNG TH HÒA BÌNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –Tự do – Hạnh phúc Hòa Bình, ngày … tháng 09 năm 2014 BÀI THU HOẠCH Công tác bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên năm học 2014-2015 ND1: “Đổi mới cơ bản toàn diện giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới.” Căn cứ vào sự chỉ đạo kế hoạch BDTX số …../KH-TH ngày 15 tháng 9 năm 2014 của trường TH Hòa Bình về Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên CBQL, giáo viên của trường TH Hòa Bình năm học 2014-2015; Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân năm học 2014-2015. Qua nghiên cứu học tập tôi xin viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo nội dung: “Đổi mới cơ bản toàn diện giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới” như sau: Thực hiện Chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Ban cán sự đảng Chính phủ đã xây dựng Đề án “Đổi mới cơ bản toàn diện giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới” và được thông qua tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 9 (khóa XI). Đề án gồm 5 phần: (1) Sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; (2) Thực trạng giáo dục và đào tạo Việt Nam; (3) Định hướng đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; (4) Tổ chức thực hiện; (5) Những vấn đề xin ý kiến Trung ương. Bản thân tôi đã nghiên cứu và đặc biệt quan tâm tới nội dung phẩn 3 như sau: * Quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ tư duy, quan điểm đến mục tiêu, hê ê thống, chương trình giáo dục, các chính sách, cơ chế và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; đổi mới ở tất cả các cấp học và trình đô ê đào tạo, ở cả Trung ương và địa phương, ở mối quan hê ê giữa nhà trường, gia đình và xã hô êi. Đổi mới để tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiê êp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhu cầu học tập của nhân dân. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, có tầm nhìn dài hạn, các giải pháp đồng bộ, khả thi, có cơ sở khoa học. Đổi mới căn bản và toàn diện không có nghĩa là làm lại tất cả, từ đầu mà cần vừa củng cố, phát huy các thành tựu và điển hình đổi mới, vừa kiên quyết chấn chỉnh những lệch lạc, những việc làm trái quy luật, phát triển những nhân tố tích cực mới; đổi mới có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình phù hợp với thực tế đất nước, địa phương. Những hạn chế, thách thức của giáo dục phải được nhận thức sâu sắc, có giải pháp hữu hiệu và lộ trình để khắc phục, vượt qua để đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới. * Nhiệm vụ và giải pháp 1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với quá trình đổi mới giáo dục, trước hết là đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc tư duy giáo dục 2. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục (mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục) theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học 3. Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp kiểm tra, thi và đánh giá chất lượng giáo dục, bảo đảm trung thực, khách quan, chính xác, theo yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất người học 4. Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. 5. Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục; coi trọng quản lý chất lượng. Quản lý tốt là tiền đề căn bản để dạy tốt và học tốt 6. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo 7. Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, tăng cường cơ sở vật chất, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hô êi, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục 8. Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý 9. Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo Với các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên, nền giáo dục Việt Nam sẽ được đổi mới căn bản, toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế: 1. Chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục (chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; chuẩn hóa cơ sở vật chất;...); xây dựng chuẩn đầu ra và chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và đào tạo, chương trình đào tạo. 2. Hiện đại hóa mục tiêu, nô iê dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, phương pháp đánh giá giáo dục, cơ sở vật chất và hệ thống quản lý giáo dục. 3. Xã hội hóa: đa dạng chủ thể đầu tư, tham gia và giám sát các hoạt động giáo dục; xây dựng xã hội học tập, đảm bảo điều kiện học tập suốt đời cho mọi người dân; thực hiện tốt phương châm phối hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. 4. Dân chủ hóa giáo dục: tạo bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục của các đối tượng vùng khó khăn và các đối tượng chính sách xã hội; đồng thời với viê êc đánh giá của cấp trên, thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá hoạt động giáo dục; cấp dưới tham gia đánh giá cấp trên. Công khai kết quả đo lường mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và các cơ sở giáo dục; công khai chính sách giáo dục, công khai tài chính, các điều kiện bảo đảm và kết quả giáo dục; tăng cường vai trò của Hội đồng trường. 5. Hội nhập quốc tế: mở rộng quan hệ song phương và đa phương trong hợp tác quốc tế về giáo dục; khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, tài trợ, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ và xây dựng một số cơ sở giáo dục. Hòa Bình, ngày ... tháng 09 năm 2014. XÁC NHẬN CỦA CHUYÊN MÔN ................................................................... .................................................................... ................................................................... NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH Trần Thị Cúc PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG HỶ TRƯỜNG TH HÒA BÌNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –Tự do – Hạnh phúc Hòa Bình, ngày … tháng 09 năm 2014. BÀI THU HOẠCH Công tác bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên năm học 2014-2015 ND1: “Nghị quyết TW9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.” Căn cứ vào sự chỉ đạo kế hoạch BDTX số …../KH-TH ngày 15 tháng 9 năm 2014 của trường TH Hòa Bình về Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên CBQL, giáo viên của trường TH Hòa Bình năm học 2014-2015; Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân năm học 2014-2015. Qua nghiên cứu học tập tôi xin viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo nội dung: “Nghị quyết TW9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” như sau: Ngày 9-6-2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (số 33NQ/TW) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước bao gồm các nô iê dung sau: 1. Tình hình và nguyên nhân. 2. Định hướng xây dựng và phát triển văn hóa, con người. a) Mục tiêu: b) Quan điểm - Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. - Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. - Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cô êng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế. - Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. c) Nhiệm vụ: -Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện - Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh - Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế - Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa - Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa - Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại d) Giải pháp: 1-Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa 2- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa 3- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa 4- Tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa 3. Tổ chức thực hiện. - Các cấp ủy, tổ chức đảng tổ chức việc học tập và triển khai thực hiện Nghị quyết. - Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hệ thống pháp luật về văn hóa, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện Nghị quyết và giám sát việc thực hiện. - Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản dưới luật; chỉ đạo tổ chức tốt việc thi hành pháp luật; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện và kịp thời điều chỉnh các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp với yêu cầu thực tế, bảo đảm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết. Hòa Bình, ngày ... tháng 09 năm 2014. XÁC NHẬN CỦA CHUYÊN MÔN .............................................................................. .............................................................................. .............................................................................. ............................................................................... NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH Trần Thị Cúc PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG HỶ TRƯỜNG TH HÒA BÌNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –Tự do – Hạnh phúc Hòa Bình, ngày … tháng 09 năm 2014. BÀI THU HOẠCH Công tác bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên năm học 2014-2105 ND1: “Nhiệm vụ năm học 2014 - 2015.” Căn cứ vào sự chỉ đạo kế hoạch BDTX số …../KH-TH ngày 15 tháng 9 năm 2014 của trường TH Hòa Bình về Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên CBQL, giáo viên của trường TH Hòa Bình năm học 2014-2015; Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân năm học 2014-2015. Qua nghiên cứu học tập tôi xin viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo nội dung: “Nhiệm vụ năm học 2014 - 2015” như sau: 1. Nhiệm vụ chung: - Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Tiếp tục các chỉ đạo định hướng phát triển năng lực toàn diện HS. - Tiếp tục các cuộc vận động và phong trào thi đua… + Mỗi Thầy cô là một tấm gương đạo đức về tự học và sáng tạo. + Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực…. 2. Nhiệm vụ cụ thể: - NV1: Phát huy hiệu quả, tiếp tục đẩy mạnh các cuộc thi đua. - NV2: Thực hiện chương trình giáo dục. + Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông theo Quyết định số 16/ 2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trên cơ sở đảm bảo mục tiêu của giáo dục tiểu học, các sở/phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh : + Đối với các trường, lớp dạy học 1 buổi/ngày: Thời lượng tối đa 5 tiết/buổi, tối thiểu 5 buổi/tuần. + Đối với các trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày: Thời lượng tối đa 7 tiết/ngày. Hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu. + Quản lý và thực hiê nê Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam (GPE VNEN) + Tiếp tục thực hiện Đề án "Triển khai phương pháp Bàn tay nặn bột ở trường phổ thông giai đoạn 2011-2015" theo Quyết định số 6120/QĐ-BGDĐT ngày 01/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, và Công văn số 3535 /BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 về việc Hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác. Các sở cần xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án "Triển khai phương pháp Bàn tay nặn bột” tại địa phương. Tiếp tục củng cố, nâng cao số lượng tiết dạy, bài dạy, chủ đề áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong các trường tiểu học đã triển khai phương pháp Bàn tay nặn bột. Tổ chức tốt các hội thảo chuyên đề, dự giờ (cấp trường, huyện, tỉnh) về phương pháp Bàn tay nặn bột để rút bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai nhân rộng….. - NV3: Sách, thiết bị: Đối với giáo viên: ngoài SGK, SGV, hướng dẫn thực hiện Chuẩn KT-KN cần tự sưu tầm: + Hỏi đáp về mô hình trường Tiểu học mới VNEN. + Giáo dục Kĩ năng sống. + Một số kĩ thuật giáo dục tích cực ở tiểu học. + Thông tin tham khảo về tiểu học. + Tuyển tập Toán – Tiếng Việt tuổi thơ. + Sổ tay nghiệp vụ. - NV4: Công tác chỉ đạo dạy và học - NV5: Thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phổ cập GDTH. - NV 6. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục - NV 7: Một số nhiệm vụ khác…… Hòa Bình, ngày ... tháng 09 năm 2014. XÁC NHẬN CỦA CHUYÊN MÔN .............................................................................. .............................................................................. .............................................................................. .............................................................................. ............................................................................... ............................................................................... NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH Trần Thị Cúc PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG HỶ TRƯỜNG TH HÒA BÌNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –Tự do – Hạnh phúc Hòa Bình, ngày … tháng 01 năm 2015 BÀI THU HOẠCH Công tác bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên năm học 2014-2015 ND2: “Đổi mới đánh giá học sinh tiểu học” Căn cứ vào sự chỉ đạo kế hoạch BDTX số …../KH-TH ngày 15 tháng 9 năm 2014 của trường TH Hòa Bình về Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên CBQL, giáo viên của trường TH Hòa Bình năm học 2014-2015; Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân năm học 2014-2015. Qua nghiên cứu học tập tôi xin viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo nội dung: “Đổi mới đánh giá học sinh tiểu học” như sau: Ngày 28 tháng 8 năm 2014, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 30/2014/TT-BDG ĐT về quy định đánh giá học sinh tiểu học thay thế Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học gồm có 4 chương với 20 điều sau: Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng. Điều 2. Đánh giá học sinh tiểu học Điều 3. Mục đích đánh giá Điều 4. Nguyên tắc đánh giá. Chương II: NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Điều 5. Nội dung đánh giá Điều 6. Đánh giá thường xuyên Điều 7. Đánh giá thường xuyên hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học, hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học Điều 8. Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh Điều 9. Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh Điều 10. Đánh giá định kì kết quả học tập Điều 11. Tổng hợp đánh giá Điều 12. Đánh giá học sinh khuyết tật và học sinh học ở các lớp học linh hoạt Điều 13. Hồ sơ đánh giá Chương III: SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ Điều 14. Xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình tiểu học Điều 15. Nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh Điều 16. Khen thưởng Chương IV: TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 17. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo Điều 18. Trách nhiệm của hiệu trưởng Điều 19. Trách nhiệm của giáo viên Điều 20. Trách nhiệm và quyền của học sinh Thay đổi cách đánh giá học sinh tiểu học: Không đánh giá bằng cách chấm điểm từng môn học hàng ngày, không đánh giá trên 2 tiêu chí học lực và hạnh kiểm nữa. Nội dung đánh giá mới: a. Đánh giá thường xuyên: đánh giá dựa trên 3 nội dung sau: Hoạt động học tập: đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. Năng lực: đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh như: Tự phục vụ, tự quản; Giao tiếp, hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề Phẩm chất: đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh như: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục; Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; Trung thực, kỉ luật, đoàn kết; Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước Phương pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá bằng cách quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học. Ngoài ra, GVCN còn thu thập kết quả đánh giá của Học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn + Cha mẹ học sinh tham gia đánh giá. b. Đánh giá định kỳ: Đánh giá định kỳ kết quả học tập, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học vào cuối học kì I và cuối năm học đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc bằng bài kiểm tra định kỳ. Phương pháp đánh giá: Ra đề bài kiểm tra định kỳ và cho điểm theo thang điểm 10 (mười), không cho điểm 0 (không) và điểm thập phân. Hòa Bình, ngày ... tháng 01 năm 2015. XÁC NHẬN CỦA CHUYÊN MÔN .............................................................................. .............................................................................. .............................................................................. .............................................................................. ............................................................................... ............................................................................... NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH Trần Thị Cúc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan