Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống chủ đề làm thế nào để xây dựng...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống chủ đề làm thế nào để xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân

.DOC
9
1109
144

Mô tả:

Bµi dù thi liªn m«n Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o hµ néi Phßng gi¸o dôc Vµ ®µo t¹o thanh oai TÊN TÌNH HUỐNG: “LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÂY DỰNG MỘT THẾ GIỚI KHÔNG CÓ VŨ KHÍ HẠT NHÂN?” - Trường THCS Thanh Thùy - Địa chỉ: Thanh Thùy - Thanh Oai – Hà Nội - Điện thoại: 0984 130225 - Email: [email protected] - Môn học chính được vận dụng: Ngữ văn 9 - Các môn tích hợp: Vật lý, Lịch sử, Sinh học, Tiếng Anh, Giáo dục công dân. Nhóm học sinh: 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hà Ngày sinh: 14/10/2000 Lớp: 9A 2. Họ và tên: Hoàng Trà My Ngày sinh: 6/2/200 0 Lớp: 9A N¨m häc: 2014 - 2015 N¨m häc: 2014 - 2015 0 Bµi dù thi liªn m«n I. Tên tình huống: “Làm thế nào để xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân?”. II. Mục tiêu giải quyết tình huống: - Vận dụng kiến thức liên môn và thực tế đời sống để giải quyết vấn đề : “Làm thế nào để xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân”. - Giúp mọi người hiểu rõ hơn về tác nhân của bom nguyên tử, đầu đạn hạt nhân, đồng thời giúp nhân loại biết rằng thứ vũ khí tàn ác ấy sẽ cướp đi tất cả nếu chúng ta không ngăn chặn các cường quốc có ý định sử dụng bom hạt nhân để giải quyết các mâu thuẫn. Không chỉ vậy, việc giải quyết tình huống còn thể hiện niềm mong mỏi của cả nhân loại, hướng tới cuộc sống hòa bình, không có vũ khí hạt nhân . III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: Để giải quyết tình huống: “Làm thế nào để xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân?” không phải là điều đơn giản, ta phải vận dụng từ cuộc sống thực tiễn đến nhiều môn học khác nhau: * Môn học chính: - Môn Ngữ văn (văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” trong SGK Ngữ văn 9 tập I): Hiểu được sự tốn kém của việc chạy đua vũ trang, sự hao tổn về cả tài sản lẫn tinh thần, sức khỏe con người do vũ khí hạt nhân gây ra. * Các môn học tích hợp: - Môn Vật lí nâng cao lớp 12: Vũ khí hạt nhân: (tiếng Anh: nuclear weapon) là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mà năng lượng của nó do các phản ứng phân hạch hạt nhân hoặc phản ứng hợp hạch gây ra. - Môn lịch sử: Bài 21 “ Chiến tranh thế giới thứ 2” (lớp 8): Trên thực tế đã có hai quả bom nguyên tử được kích hoạt và nhận lại một thảm họa đáng thương. Ngày 6/8/1945 quả bom thứ nhất mang tên “Little Boy” được thả xuống thành phố Hioshima và tiếp đó ngày 9/8/1945 quả bom thứ hai mang tên “FatMan”đã hạ cánh trên nền trời của Nagaragi. Hai quả bom đã cướp đi tính mạng của 210.000 người và hơn 60.000 người bị thương, nhiễm phóng xạ từ hai quả bom. 1 Bµi dù thi liªn m«n 2 Bµi dù thi liªn m«n - Môn Sinh học: Chương V “Di truyền học ở người”, “Bệnh tật và di truyền ở người”, “Đột biến” (lớp 9) và một số thông tin từ môn Sinh học lớp 6 về thực vật và môi trường. - Môn Tiếng Anh: “Làm thế nào để xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân?” là một vấn đề cấp bách được toàn nhân loại phải đề tâm tới. - Môn GDCD: Bài 17 “Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc” (lớp 9)chúng ta cần phải biết, hiểu được nghĩa vụ của mình với Tổ quốc và với toàn thế giới. IV. Giải pháp giải quyết tình huống: - Trên cơ sở nghiên cứu thì giải pháp chủ yếu chúng ta cần phải dựa vào văn bản “Đấu trah cho một thế giới hòa bình” (Ngữ văn 9 tập I) để lập luận , thuyết minh giải quyết tình huống. - Tác hại của bom nguyên tử cần đưa lên truyền thông và sách vở để toàn nhân loại được biết đến và ngăn chặn nguy cơ khủng khiếp này. - Tuyên truyền về tác hại của bom nguyên tử, hậu quả to lớn mà nó đem lại cho môi trường, động vật, thực vật, con người, Trái Đất và những hành tinh đang xoay quanh mặt trời, không chỉ vậy nó còn làm ảnh hưởng lớn tới thế thăng bằng của mặt trời là một hậu quả hết sức tai hại và khó lường. Vậy nên chúng ta cần phải loại bỏ chúng để giữ cho một Thế giới hòa bình không có chiến tranh, không phải sống trong sự sợ hãi, lo lắng thứ vũ khí đó sẽ nổ và giết mình bất cứ lúc nào. - Các nước trên Thế giới phải đoàn kết, tạo sự tin tưởng, một mối quan hệ về chính trị và kinh tế tốt đẹp. - Sáng lập ra những Liên hiệp lớn có tầm ảnh hưởng cả Thế giới, kiểm soát và ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang, bảo vệ hòa bình Thế giới phải chịu sự đe dọa của bom nguyên tử. - Lên án và phản đối những cường quốc sử dụng vũ khí hạt nhân (bom nguyên tử) không đúng, phục vụ cho chiến tranh. V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Với tình huống: “Làm thế nào để xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân?” ta có thể giải thích như sau: - Một quốc gia có thể sử dụng thiết bị đó để phá huỷ hoàn toàn kho vũ khí hạt nhân của kẻ thù bằng cách bắn một chùm neutrino xuyên qua trái đất. Tuy nhiên, máy sẽ phải mạnh hơn 100 lần so với máy gia tốc hạt hiện tại và rộng trên 1.000km. John Cobb, một nhà nghiên cứu thuộc đại học Oxford, khuyến cáo: "Máy tạo neutrino siêu mạnh có thể khả thi về mặt kỹ thuật song vẫn còn những 3 Bµi dù thi liªn m«n vấn đề cần giải quyết". Neutrino là những hạt cơ bản không có điện tích và không khối lượng (hạt ma). Chúng được tạo ra trong các phản ứng hạt nhân bên trong các ngôi sao và xuyên qua trái đất với số lượng hàng nghìn hạt mỗi ngày. Khi đi qua vật chất thông thường, neutrino làm phân tán các hạt nhân nguyên tử. Bằng cách phân tán neutron trong uranium hoặc plutonium, một chùm neutrino đủ mạnh sẽ làm mất ổn định một quả bom nguyên tử. Theo Hiroyuki Hagura và Toshiya Sanami thuộc Tổ chức nghiên cứu máy gia tốc năng lượng cao KEK của Nhật Bản, chùm neutrino sẽ làm cho bom vô hiệu hóa.Tuy nhiên, chi phí xây dựng máy tạo neutrino lên tới 100 tỷ USD và phải cần 50 gigaWatts điện để vận hành - tương ứng với lượng điện được sử dụng bởi toàn Vương quốc Anh. Giai đoạn đầu tiên chế tạo máy có thể khả thi trong vòng 10 đến 20 năm tới.Vậy, vấn đề chính là chùm neutrino được tạo ra sẽ chỉ rộng vài mét. Điều đó có nghĩa là cần phải định vị rất chính xác một mục tiêu trước khi bắn. Chùm neutrino sẽ tạo ra bức xạ alpha và neutron gây nguy hiểm cho bất kỳ sinh vật sống nào trong đường đi của nó nên việc này không thật sự là cách giải quyết tốt. - Ta có thể thấy, sinh vật cũng giống như con người. Chúng cũng là những sinh linh bé bỏng mà thượng đế tạo ra .Vì vậy, làm hại đến chúng cũng là có tội. Ấy vậy, khi con người sử dụng vũ khí hạt nhân đã là hủy diệt đến sự sống của muôn vật cũng như con người . Động, thực vật đều phải phụ thuộc vào môi trường sống, một khi môi trường sống bị thay đổi chúng cũng phải thay đổi theo (Áp dụng môn Sinh học 6 ), chẳng những vậy con người tự phá hủy cuộc sống của chính mình bằng bom nguyên tử hạt nhân là đang từng ngày ngăn chặn sự sống của cây cối, muôn loài. (Ảnh minh họa sự sống bị hủy diệt do chiến tranh hạt nhân) 4 Bµi dù thi liªn m«n -Áp dụng môn lịch sử: Bài 21"Chiến tranh thế giới thứ 2" (lớp 8): "Gieo gió gặp bão"- chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của Nhật Bản. Gánh chịu hai quả bom nguyên tử giáng xuống, Nhật Bản thiệt hại nặng nề làm trên 10 vạn người thiệt mạng, hàng chục vạn người bị tàn phế. Ngày 15 tháng 8 năm 1945 Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Đó là bài học của toàn nhân loại về bom nguyên tử đàu đạn hạt nhân. - Áp dụng môn Ngữ văn: Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” (Ngữ văn 9 tập I) và thông tin từ thực tế ta thấy: - Ngày nay hội nghị Quốc tế chống chiến tranh hạt nhân đề được tổ chức thường niên tại Nhật Bản vào đầu tháng 8. Các quốc gia đã đi đến một hiệp định chống phổ biến và sử dụng vũ khí hạt nhân, hai cường quốc hạt nhân la Nga và Mĩ đã có những hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược. Thế nhưng liệu chúng ta có thể xây dựng được một “Thế giới không có vũ khí hạt nhân” trong khi mà vũ khí hạt nhân của một số quốc gia vẫn đầy ắp loại bom hủy diệt đó, khi mà vũ khí hạt nhân đã và đang là con bài chiến lược của một số quốc gia khi đang giải quyết một số vấn đề với nhau đặc biệt là khi gặp những mâu thuẫn. - Hội nghị cấp cao liên hiệp quốc cho biết để hạn chế những tác nhân có hại của bom nguyên tử trước hết mỗi chúng ta cần phải có ý thức, trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và nhân loại. Tác hại của bom nguyên tử sẽ không dừng ở việc phá hoại hai thành phố Hiroshima và Nagasaki mà có khi nó sẽ làm nổ tung cả cái Trái Đất này như một quả bong bị châm kim, nổ toang và biến mất khỏi vũ trụ. Đầu tiên các giới truyền thông và giáo dục cần đưa đề tài “tác hại của bom nguyên tử” để phổ biến cho nhân loại được biết sức công phá mãnh liệt của nó, sau đó con người sẽ nhận thức rõ ràng và cùng nhau ngăn chặn nó. - Tuyên truyền luôn là một biện pháp hữu hiệu để tăng cường những nhận thức của con người. Một Thế giới không có chiến tranh là một Thế giới hòa bình. - Nhận thức được tác hại của bom nguyên tử và đầu đạn hạt nhân, các nước anh em dân tộc, các cường quốc năm châu phải đoàn kết, tạo sự tin tưởng lẫn nhau, tạo mối quan hệ chặt chẽ khăng khít về nhiều lĩnh vực như: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nếu có những chính sách bất hòa nên tạo dựng những chính sách tốt, những cuộc bàn thảo ngoại giao, hay cần tới sự can thiệp của Liên hiệp bảo vệ hòa bình Thế Giới chứ không manh động mà làm ảnh hưởng tới những người dân vô tội. Chiến tranh không đem lại lợi ích mà còn đem lại những đau thương cho con người, cho xã hội, ảnh hưởng tới tài sản của cải vật chất, sức khỏe và nòi giống con người không thể phát sinh nếu như chiến tranh vẫn còn tái 5 Bµi dù thi liªn m«n diễn, có khi con người sẽ biến mất hoàn toàn chỉ để lại một vài vết tích cho con cháu mình sau này biết được rằng loài người đã từng tồn tại và sinh sống tại đây, con người sẽ biến mất cũng giống như sự tuyệt chủng của loài khủng long vậy. Rồi có lẽ những chất phóng xạ hóa chất được nổ tung ra từ những lại vũ khí hạt nhân (bom nguyên tử) sẽ làm mất đi sự sống trên Trái Đất, lúc này đây mọi thứ tàn cuộc còn lại sẽ chỉ là một “hành tinh chết” không hơn không kém, và rồi nó không thể sống dậy hồi sinh được nữa, mẹ đất và ta sẽ mãi mãi không thể gặp lại nhau được nữa. - Thế giới cần cùng nhau lập ra những tổ chức về “hòa bình Thế Giới” để có những biện pháp ngăn chặn các nước có nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân (bom nguyên tử) để đưa ra những chính sách, quy luật cho toàn thế giới. Tất cả đề phải được sự cho phép, chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt của pháp luật Thế Giới. - Chúng ta phải lên án và phản đối những cường quốc sử dụng vũ khí hạt nhân ( bom nguyên tử) không đúng, phục vụ cho chiến tranh phi nghĩa. - Áp dụng môn Sinh học lớp 9: Như chúng ta đã biết, được học và đọc về sự di truyền của con người, di truyền không chỉ là từ thế trước cho thế hệ sau mà một phần lớn là do tầm ảnh hưởng và sự tác động to lớn từ môi trường bên ngoài. Chiến tranh qua đi, nhưng hậu quả tàn khốc của cuộc chiến tranh vẫn còn tồn động lại đó, nó không chỉ in sâu dấu ấn của bước chân tàn khốc của mình vào trong từng tấc đất mà nó còn như ăn sâu, bào mòn trong từng thớ thịt của con người. Nó hiện diện ngay trong chính những nạn nhân chất độc màu da cam. Họ mang trên mình giọt máu của mầm bệnh- một mầm bệnh có lẽ rất nhiều những thế hệ sau cũng không thể nào biến mất. Ngày nay, mặc dù cuộc sống của con người không còn trong cảnh “mưa bom bão đạn”, đời sống con người được cải thiện rất nhiều, nhưng đâu đây, cùng chung một bầu trời xanh hòa bình này, vẫn còn những mảnh đời bất hạnh đang côi cút ngoài kia mang trong mình những vết thương tật nguyền. Một số hình ảnh minh họa về nạn nhân chất độc màu da cam: 6 Bµi dù thi liªn m«n Cùng những người bị hại, lên án tố cáo đến tòa án Thế Giới để được hưởng sử công bằng, trừng phạt những kẻ đã làm cho họ trở thành di dạng. thành dị nhân khiến cho cuộc sống muôn màu của họ bỗng chốc tan biến, phía trước họ chỉ còn lại một màu đen u ám, cuộc đời họ rồi sẽ ra sao khi mà họ phải mang trên cơ thể của mình những chất phóng xạ độc hại do chiến tranh gây ra hoặc do vũ khí hạt nhân tạo thành, rồi cả những thế hệ mai sau, con cháu của họ nữa không ít thì nhiều cũng phải sống trong con đường không mấy sáng lạng mà cha ông họ đã trải qua chỉ vì tội lỗi của người khác chỉ vì những kẻ ngu ngốc muốn làm bá chủ hành tinh mà đã tạo ra thứ vũ khí chết tiệt giết người không ghê tay đó. Có khi chính những người thân của những kẻ ngu ngốc đó cũng phải gánh chịu cái hậu quả nặng nề này. *Thực tế nước ta: - Đất nước Việt Nam xinh đẹp của chúng ta giờ đây cũng phải chịu sự đau khổ tột cùng mà chiến tranh, một thứ vũ khí hóa học để lại cho đời sau, chất độc màu da cam đã cướp đi không biết bao nhiêu những cuộc đời tươi đẹp. Chúng ta phải chung tay để thế giới hòa bình và không chiến tranh, hãy cùng nhau hô vang: World Peace (Thế giới hòa bình). VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: 7 Bµi dù thi liªn m«n Để có thể tạo ra những con người toàn diện, trước hết đó là nhờ vào nhận thức cuộc sống của mỗi người sau đó là nhờ đến giáo dục. Giáo dục hiện nay hướng cho con người tới kiến thức từ sách vở đến thực tế “Học đi đôi với hành” để đáp ứng những nhu cầu của xã hội. Việc giải quyết các tình huống giúp chúng ta tự rèn luyện các vấn đề trong cuộc sống từ chính trong sách vở. Nó không chỉ giúp ta có thêm kiến thức, mở mang trí tuệ mà còn cho ta thêm hiểu và biết quý trọng cuộc sống, những vấn đề nhức nhối trong xã hội. Đồng thời, giải quyết tình huống : “Làm thế nào để xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân?” một lần nữa khẳng định lợi thế về việc hiểu biết kiến thức liên môn của người học. - Trong cuộc sống để giải quyết một vấn đề không hề đơn giản. Để giải quyết được nó ta phải biết vận dụng nhiều môn học khác nhau. Phối hợp và biết nâng cao kiến thức từ sách vở ra ngoài thực tế như: Văn – Toán - Lý – Hóa – Sinh - GDCD – hay Tiếng Anh để giao tiếp với bạn bè quốc tế. Tóm lại, ý nghĩa thật sự của việc hiểu biết kiến thức liên môn là vận dụng kiến thức của nhiều môn học để có thể giải quyết những vấn đề mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống và cụ thể ở đây là việc phải làm thế nào cho thế giới này không tồn tại vũ khí hạt nhân, đồng thời hạn chế triệt để những cuộc chạy đua vũ trang của các quốc gia trên thế giới để bảo vệ nền hòa bình cho toàn nhân loại. Trong thực tế ngày nay, chúng ta còn gặp nhiều tình huống khác nhau từ đơn giản đến phức tạp cần giải quyết. Để giải quyết vấn đề đó thì phải vận dụng nhiều môn học khác nhau. Chính vì thế cần vận dụng kiến thức liên môn vào đời sống là hết sức quan trọng. Nhóm học sinh thực hiện Hoàng Trà My Nguyễn Thị Thu Hà 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan