Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống biện pháp phòng chống ruồi, mu...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống biện pháp phòng chống ruồi, muỗi và gián ở các vùng nông thôn

.DOC
7
953
146

Mô tả:

Bµi dù thi liªn m«n Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o hµ néi Phßng gi¸o dôc Vµ ®µo t¹o thanh oai TÊN TÌNH HUỐNG: “BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG RUỒI, MUỖI VÀ GIÁN Ở CÁC VÙNG NÔNG THÔN” - Trường THCS Thanh Thùy - Địa chỉ: Thanh Thùy - Thanh Oai – Hà Nội - Điện thoại: 0984 130225 - Email: [email protected] - Môn học chính được vận dụng: Sinh học 9 - Các môn tích hợp: Ngữ Văn, Vật lý, Hóa học, Giáo dục công dân, Công nghệ. Nhóm học sinh: 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Diệu Linh Ngày sinh: 9/11/2000 Lớp: 9A 2. Họ và tên: Nguyễn Quang Hướng Ngày sinh: 26/7/2000 Lớp: 9A N¨m häc: 2014 - 2015 N¨m häc: 2014 - 2015 0 Bµi dù thi liªn m«n 1.Tên tình huống: “Biện pháp phòng chống ruồi, muỗi và gián ở các vùng nông thôn” 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: - Vận dụng các kiến thức liên môn để giải quyết các biện pháp phòng chống ruồi, muỗi và gián. Giúp cho môi trường sống không bị ô nhiễm và hạn chế sự lây lan của bệnh tật. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: - Để sức khoẻ con người được đảm bảo, môi trường sống trong sạch, không còn các tác nhân gây hại, ta cần vận dụng vào nhiều môn học khác nhau: * Môn học chính: - Sinh học (lớp 9 nghiên cứu bài 61: Luật bảo vệ môi trường và bài 54 Ô nhiễm môi trường) và các tư liệu của môn Sinh học. + Hiểu được nguồn gốc, điều kiện phát sinh, nơi ẩn nấp của ruồi, muỗi và gián + Biết được tác hại của ruồi, muỗi và gián đối với con người. * Các môn học tích hợp: - Môn Ngữ văn: Chúng ta có thể thu nhập một số thông tin trong bài “ Đồng chí” của Chính Hữu (NV9-T1) và bài “Tây tiến” của Quang Dũng (lớp 12) và qua các tư liệu đã học ở bậc tiểu học. - Môn Vật lí: Bài “Dòng điện- nguồn điện” (lớp 7) biết được cách xử lí nguồn điện để sản xuất ra các thiết bị diệt trừ ruồi, muỗi và gián. - Môn Hoá học: (lớp 8), ta có thể biết được những thành phần của hoá chất, biết cách sử dụng hoá chất để diệt ngừa ruồi, muỗi và gián phát sinh. - Môn Giáo dục công dân: Bài “Môi trường và tài nguyên thiên nhiên (lớp 7). - Môn Công nghệ: Bài 10 “Giữ gìn nhà cửa ngăn nắp sach sẽ, gọn gàng” (lớp 6) 4. Giải pháp giải quyết tình huống: - Trên cơ sở nghiên cứu đã được nêu trên thì giải pháp chủ yếu để giả quyết vấn đề là căn cứ vào môn Sinh học, qua đó chúng ta có thể lập luận, thuyết minh để giải quyết tình huống đã được nêu ra. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: - Với tình huống “ Biện pháp phòng chống ruồi, muỗi và gián ở các vùng nông thôn” ta có thể hiểu như sau: 1 Bµi dù thi liªn m«n Theo kiến thức môn Sinh Học thì ruồi, muỗi và gián là các loại véc- tơ truyền nhiễm lây lan các dich bệnh nguy hiểm cho con người như sốt rét, sốt xuất huyết, sốt vàng, bạch huyết, viêm nào Nhật Bản. Ruồi xuất hiện ở nhiều nơi, nơi hôi thối, rác rưởi sau đó bậu vào da người và thức ăn sẽ làm mất vệ sinh, làm viêm loét da người. Muỗi mang theo vi- rút và kí sinh trùng truyền bệnh cho động vật vào cơ thể con người , sống ở những nơi ẩm ướt như ao, chum, vại gây ra bệnh sốt rét, sốt xuất huyết. Còn gián có mùi hôi và khó chịu, thường ẩn nấp ở trong tủ, chạm bát là loài véc-tơ truyền bệnh đường ruột như tiêu chảy, kiết lị, thương hàn…Chúng là nguyên nhân gây ra bệnh ở người và ở động vật, làm chết trâu chết gà ở vùng nông thôn. VD: Làng Gia Vĩnh (xã Thanh Thuỳ - Thanh Oai - Hà Nội) chuyên mua da trâu về làm trống, nước tẩy rửa da trâu, bò chảy ra cống rãnh, mùi hôi thối bốc lên kéo theo hàng nghìn con ruồi, muỗi. Đặc biệt các cống rãnh chứa đầy các rác thải là nơi sinh sản của ruồi, muỗi và gián. - Ruồi, muỗi, gián là tác nhân có hại cho con người cũng như có tác động rất lớn đến sự ô nhiễm môi trường. Trung tâm Công nghệ Môi trường cho biết để giảm thiểu ruồi, muỗi và gián phát sinh thì ta cần đẩy mạnh tuyên truyền việc vệ sinh nhà cửa, đường làng ngõ xóm sạch sẽ; hạn chế xả rác bừa bãi; khuyến khích các gia đình sử dụng những loại hóa chất diệt ngừa. - Nhận thức được tác hại của ruồi, muỗi và gián đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng, trong thời gian qua, các cơ quan quản lí Nhà nước đã có nhiều giải pháp giải quyết vấn đề này. Để thực hiện hoá chủ trương kiểm soát ô nhiễm môi trường do con người hay đổ rác bừa bãi gây ra sự phát sinh của ruồi, muỗi và gián. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai thực hiện dự án “ Bôi vôi ở khắp ngõ ngách trên đất nước”. Đồng thời đề xuất những giải pháp cần thiết, 2 Bµi dù thi liªn m«n hiệu quả trong đề án quốc gia về: “Khắc phục triệt để ô nhiễm môi trường do phát sinh của ruồi, muỗi và gián”. - Việc hạn chế, phòng ngừa, diệt sự phát sinh của ruồi, muỗi , gián trong thời gian qua ở thành phố và nông thôn thông qua hoạt động của việc tổ chức quét, dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm là rất có lợi. - Áp dụng môn Vật Lí ta có thể biết được, để có thể diệt trừ ruồi, muỗi người ta dùng điện sản xuất ra những vật liệu như là vợt muỗi, lưới điện, hay có thể sử dụng thiết bị điện làm xua đuổi gián gắn ở trong nhà, trong tủ quần áo, trong chạm bát đũa. - Về môn Hoá Học chế biến ra nhiều loại hoá chất có sức diệt trừ lớn; có những nghiên cứu cụ thể, xác thực; đưa ra nhiều loại thuốc xịt, thuốc diệt ruồi, muỗi và gián. 3 Bµi dù thi liªn m«n - Áp dụng môn Sinh học, chúng ta có thể trồng thêm các loài cây thảo dược và một số loài cây ăn thịt côn trùng để diệt ngừa ruồi, muỗi và gián. + Cây gọng vó, tên khoa học là Drosera burmannii Vahl. Chúng sống trong các đầm lầy hay các bãi than bùn. Những chiếc lá của chúng có rất nhiều lông tuyến, ở đầu những lông tuyến này có một chất lỏng dính trông giống như một giọt nước giúp thu hút các loài côn trùng. Đó chính là cái bẫy. Nếu côn trùng sa bẫy và cố gắng kháng cự thì sẽ chết trong vòng 15 phút do kiệt sức và do các chất nhầy bao quanh khiến chúng bị ngạt thở. Những chiếc lông tuyến của cây bắt đầu tiết ra chất tiêu hoá và con mồi sẽ bị “ăn” hoàn toàn trong vòng một đến hai ngày. + Cây nắp ấm có tên khoa học là Nepenthes. Một số lá của chúng tạo thành hình ấm để bắt côn trùng. Bên trong lá hình ấm có lông răng. Đó là vòng tròn chứa các gai nhỏ hướng xuống dưới và bao quanh lối vào ấm. Nắp có vô số tế bào trong và mờ nên côn trùng dễ lầm tưởng đó là một mảng của bầu trời. Khi con mồi rơi vào lá, nắp sẽ nhanh chóng úp xuống để nó không thể thoát ra. Sau đó con mồi sẽ trượt xuống phần cuống lá, nơi có rất nhiều enzyme tiêu hóa đang chờ sẵn. + Bẫy ruồi Venus flytrap có tên khoa học là Dionaea muscipula. Cây bắt ruồi Venus có những chiếc lá kỳ lạ với hai mảnh có khớp nối với nhau. Mỗi lá đều có mép gai nhọn. Nó bắt và tiêu hoá con mồi bằng cái bẫy được tạo nên từ chiếc lá. Hệ thống hoạt động của cái bẫy là sự kết hợp giữa sức đàn hồi, sức phồng và sự phát triển. Bên trong lá cây là hai sợi tóc rất nhạy cảm. Chỉ cần côn trùng đậu và chạm vào hai sợi tóc này, lá cây lập tức ụp lại khiến cho côn trùng 4 Bµi dù thi liªn m«n không thể thoát ra. Chất phân hủy sẽ trào ra giết chết nạn nhân và biến chúng thành chất dinh dưỡng cho cây. Vì thế chúng ta cần tìm hiểu và trồng các loài cây này xung quanh để chúng diệt trừ ruồi, muỗi, gián cho chúng ta. - Qua môn Giáo dục công dân ta cũng biết: + Để giảm thiểu số lượng ruồi, muỗi và gián thì trong mỗi gia đình cần thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, sử dụng các dụng cụ như là than muỗi, keo dính ruồi, băng phiến và các loại hoá chất khác. + Không để nước mưa quá một năm, rửa và thay nước thường xuyên. Phải thả cá rô để cá ăn bọ gậy. + Ở làng, xóm, xã cần xây dựng cống rãnh, ống thoát nước hợp lí; biết cách sử lí nước thải đúng cách, khoa học; thường xuyên cử người đi dọn dẹp và rắc vôi trên các con đường. + Học sinh là các tuyên truyền viên nhỏ tuổi, sẽ là thành viên tham gia tích cực vào việc phòng chống, diệt trừ ruồi, muỗi, gián phát sinh để bảo vệ sức khoẻ cho con người vì thế cần tác động mạnh đến tư tưởng và nhận thức của chúng. + Cha mẹ và nhà trường phải hợp tác để cho con em mình thấy được tác hại và có cách phòng ngừa *Thực trạng xã hội ngày nay: Những người sống thiếu trách nhiệm chỉ biết xả rác bừa bãi, làm giàu cho bản thân mà quên đi nhiệm vụ , trách nhiệm của mình - bảo vệ môi trường. Vậy hiểu thêm về các biện pháp phòng chống ruồi, muỗi gián sẽ giúp họ nhận ra việc mà mình cần phải làm ngay bây giờ. - Hiện nay ruồi, muỗi và gián xuất hiện rất nhiều trong môi trường sống hằng ngày. Vì thế, đưa ra các biện pháp phòng ngừa sẽ làm cho môi trường sống trong sách không bị ô nhiễm, bệnh tật. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: - Mục tiêu giáo dục hiện nay nhằm tạo ra những con người toàn diện có đầy đủ kiến thức về nhiều lĩnh vực trong đời sống nhằm đáp ứng thoả mãn nhu cầu của xã hội. Việc giải quyết tình huống có ý nghĩa giúp ta rèn luyện vận dụng kiến thức của nhiều môn học để giải quyết một hiện tượng, một vấn đề nào đó trong đời sống. Đồng thời việc giải quyết thành công tình huống “ Biện pháp phòng chống ruồi, muỗi và gián ở các vùng nông thôn”. Một lần nữa, khẳng định lợi thế về việc hiểu biết kiến thức của người học. Trong thực tế chúng ta gặp rất nhiều tình huống khác nhau từ tình huống đơn giản đến tình huống phức 5 Bµi dù thi liªn m«n tạp buộc chúng ta phải giải quyết, mà muốn giải quyết được tình huống đó chúng ta phải vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau. Tóm lại ý nghĩa của việc vận dụng kiến thức liên môn là vận dụng kiến thức của nhiều môn học để có thể giải quyết vấn đề thực tiễn trong đời sống, mà mình thường gặp như ông cha ta đã nói “Học đi đôi với hành”. Nhóm học sinh thực hiện. Nguyễn Thị Diệu Linh Nguyễn Quang Hướng 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan